Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu bệnh nấm hại một số cây rau họ bầu bí (cucurbitaceae) tại hà nội và vùng phụ cận năm 2013 - 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 97 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*************************





PHẠM LÊ HÀ


NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI MỘT SỐ CÂY RAU
HỌ BẦU BÍ (CUCURBITACEAE) TẠI HÀ NỘI
VÀ VÙNG PHỤ CẬN NĂM 2013 - 2014




CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 60.62.01.12


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS ĐỖ TẤN DŨNG






HÀ NỘI – 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng công trình này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được sử
dụng cho một báo cáo luận văn nào và chưa được sử dụng bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho tôi thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn




Phạm Lê Hà









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng - Bộ
môn Bệnh cây - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Nông học - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn




Phạm Lê Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
Danh mục đồ thị x
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình sản xuất cây rau họ bầu bí trên thế giới và ở Việt Nam 3
2.1.1 Tình hình sản xuất cây rau họ bầu bí trên thế giới 3
2.1.2 Tình hình sản xuất cây rau họ bầu bí tại Việt Nam 5
2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh nấm hại cây rau họ bầu bí trên thế giới
và Việt Nam 6
2.2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh nấm hại cây rau họ bầu bí trên thế giới 6
2.2.2 Tình hình nghiên cứu bệnh nấm hại bầu bí tại Việt Nam 15
3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đối tượng nghiên cứu 22
3.2 Vật liệu nghiên cứu 22
3.2 Địa điểm nghiên cứu 22
3.3 Thời gian nghiên cứu 22
3.4 Nội dung nghiên cứu 22
3.5 Phương pháp nghiên cứu 23
3.5.1 Phương pháp điều tra ngoài đồng ruộng 23
3.5.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng 25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3.5.3 Nghiên cứu, xác định phạm vi ký chủ của nấm Erysiphe
cichoracearum hại một số cây rau họ bầu bí 27
3.5.4 Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh phấn trắng và bệnh giả sương mai
hại dưa chuột bằng sử dụng thuốc hóa học 28

3.6 Xử lý số liệu 29
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Điều tra thành phần bệnh nấm hại một số cây rau họ bầu bí tại Hà
Nội năm 2013 - 2014 30
4.1.1 Bệnh phấn trắng hại dưa chuột, bí đỏ 32
4.1.2 Bệnh giả sương mai hại dưa chuột 33
4.1.3 Bệnh thán thư hại dưa chuột, bí đỏ 35
4.1.4 Bệnh đốm vòng hại mướp đắng, bí đỏ 36
4.1.5 Bệnh đốm lá hại mướp đắng 38
4.1.6 Bệnh lở cổ rễ hại dưa chuột 38
4.2 Điều tra diễn biến một số bệnh nấm hại cây rau họ bầu bí tại Hà
Nội và vùng phụ cận vụ xuân hè năm 2014 39
4.2.1 Điều tra diễn biến bệnh giả sương mai Pseudoperonospora
cubensis hại cây dưa chuột tại xã Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè
năm 2014 39
4.2.2 Điều tra diễn biến bệnh giả sương mai Pseudoperonospora
cubensis hại dưa chuột tại xã Nam Hồng, Đông Anh vụ xuân hè
năm 2014 41
4.2.3 Điều tra diễn biến bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum hại dưa
chuột tại xã Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè năm 2014 43
4.2.4 Điều tra diễn biến bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum hại dưa
chuột tại xã Nam Hồng, Đông Anh vụ xuân hè năm 2014 45
4.2.5 Điều tra diễn biến bệnh đốm lá Cercospora citrullina hại mướp
đắng tại xã Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè năm 2014 46
4.2.6 Điều tra diễn biến bệnh đốm lá Cercospora citrullina hại mướp
đắng tại xã Vân Côn, Hoài Đức năm 2014 48
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.2.7 Điều tra diễn biến bệnh thán thư Colletotrichum lagenarium và

bệnh đốm vòng Alternaria alternata hại bí đỏ tại xã Yên Mỹ,
Thanh Trì vụ xuân hè năm 2014 49
4.2.8 Điều tra diễn biến bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani hại dưa chuột
tại xã Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè năm 2014 51
4.3 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các nấm hại cây rau họ
bầu bí 52
4.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển
của nấm Alternaria alternata 52
4.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển
của nấm Rhizoctonia solani 54
4.3.3 Nghiên cứu xác định phổ ký chủ của nấm gây bệnh phấn trắng hại
cây rau họ bầu bí 55
4.4 Khảo sát hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng trừ bệnh phấn
trắng và giả sương mai hại dưa chuột ngoài đồng ruộng 59
4.4.1 Khảo sát hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng trừ bệnh phấn
trắng hại dưa chuột ngoài đồng ruộng 59
4.4.2 Khảo sát hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng trừ bệnh giả
sương mai hại dưa chuột ngoài đồng ruộng 60
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
5.1 Kết luận 62
5.2 Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


HLPH (%): Hiệu lực phòng trừ
BVTV: Bảo vệ thực vật

E. cichoracearum: Erysiphe cichoracearum
P. cichoracearum: Pseudoperonospora cubensis
C. lagenarium : Colletotrichum lagenarium
C. citrullina: Cercospora citrullina
R. solani: Rhizoctonia solani
A. alternata: Alternaria alternata


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

4.1 Thành phần bệnh nấm hại một số cây rau bầu bí tại Hà Nội vụ hè
thu và thu đông năm 2013 30
4.2 Thành phần bệnh nấm hại một số cây rau bầu bí tại Hà Nội vụ xuân
hè năm 2014 31
4.3 Diễn biến bệnh giả sương mai Pseudoperonospora cubensis hại cây
dưa chuột tại xã Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè năm 2014 40
4.4 Diễn biến bệnh giả sương mai Pseudoperonospora cubensis hại dưa
chuột tại xã Nam Hồng, Đông Anh vụ xuân hè năm 2014 41
4.5 Diễn biến bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum hại dưa chuột
tại xã Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè năm 2014 44
4.6 Diễn biến bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum hại dưa chuột
tại xã Nam Hồng, Đông Anh vụ xuân hè năm 2014 45
4.7 Diễn biến bệnh đốm lá Cercospora citrullina hại mướp đắng tại xã
Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè năm 2014 47
4.8 Diễn biến bệnh đốm lá Cercospora citrullina hại mướp đắng tại xã

Vân Côn, Hoài Đức năm 2014 48
4.9 Diễn biến bệnh thán thư Colletotrichum lagenarium và đốm vòng
Alternaria alternata hại cây bí đỏ tại xã Yên Mỹ, Thanh Trì vụ xuân
hè 2014 50
4.10 Diễn biến bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani hại dưa chuột tại xã Văn
Đức, Gia Lâm vụ xuân hè năm 2014 51
4.11 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Alternaria alternata 53
4.12 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Rhizoctonia solani 54
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

4.13 Kết quả lây nhiễm nhân tạo nấm Erysiphe cichoracearum trên cây
dưa chuột 56
4.14 Kết quả lây nhiễm nhân tạo nấm Erysiphe cichoracearum trên cây bí đỏ 57
4.15 Kết quả lây nhiễm nấm Erysiphe cichoracearum trên cây mướp đắng 58
4.16 Hiệu lực phòng trừ bệnh phấn trắng hại dưa chuột của các thuốc
hóa học ngoài đồng ruộng 60
4.17 Hiệu lực phòng trừ bệnh giả sương mai hại dưa chuột của các thuốc
hóa học ngoài đồng ruộng 61


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang


4. 1 Triệu chứng bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum hại dưa chuột 32
4.2 Triệu chứng bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum hại bí đỏ 32
4.3 Bào tử nấm phấn trắng Erysiphe cichoracearum 33
4.4 Triệu chứng bệnh giả sương mai Pseudoperonospora cubensis trên
lá của cây dưa chuột 34
4.5 Cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh nấm Pseudoperospora
cubensis 34
4.6 Triệu chứng bệnh thán thư Colletotrichum lagenarium trên cây bí đỏ 35
4.7 Đĩa cành nấm Collectotrichum lagenarium 36
4.8 Triệu chứng bệnh đốm vòng Alternaria alternata trên cây mướp đắng 37
4.9 Bào tử phân sinh nấm Alternaria alternata 37
4.10 Triệu chứng bệnh đốm lá Cercospora citrullina hại mướp đắng 38
4.11 Cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh nấm Cercospora citrullina 38
4.12 Triệu chứng bệnh lở cổ rễ 39
4.13 Sợi nấm Rhizoctonia solani 39
4.14 Đặc điểm tản nấm Alternaria alternata trên môi trường PGA 54
4.15 Đặc điểm tản nấm Alternaria alternata trên môi trường PCA 54
4.16 Triệu chứng lây nhiễm nấm Erysiphe cichoracearum trên lá dưa chuột 56
4.17 Lây nhiễm nấm Erysiphe cichoracearum trên lá bí đỏ có sát thương 58
4.18 Lây nhiễm nấm Erysiphe cichoracearum trên lá bí đỏ không sát thương 58



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x

DANH MỤC ĐỒ THỊ

STT Tên đồ thị Trang


4.1 Diễn biến bệnh giả sương mai Pseudoperonospora cubensis hại cây
dưa chuột tại xã Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè năm 2014 40
4.2 Diễn biến bệnh giả sương mai Pseudoperonospora cubensis hại dưa
chuột tại xã Nam Hồng, Đông Anh vụ xuân hè năm 2014 42
4.3 Diễn biến bệnh giả sương mai hại dưa chuột tại xã Nam Hồng,
Đông Anh và xã Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè 2014 42
4.4 Diễn biến bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum hại dưa chuột
tại xã Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè năm 2014 44
4.5 Diễn biến bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum hại dưa chuột
tại xã Nam Hồng, Đông Anh vụ xuân hè năm 2014 46
4.6 Diễn biến bệnh đốm lá Cercospora citrullina hại mướp đắng tại xã
Văn Đức, Gia Lâm vụ xuân hè 2014 47
4.7 Diễn biến bệnh đốm lá Cercospora citrullina hại mướp đắng tại xã
Vân Côn, Hoài Đức vụ xuân hè và vụ hè năm 2014 49
4.8 Diễn biến bệnh thán thư Colletotrichum lagenarium và đốm vòng
Alternaria alternata hại cây bí đỏ tại Yên Mỹ, Thanh Trì vụ xuân hè 2014 50
4.9 Diễn biến bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani hại dưa chuột tại xã Văn
Đức, Gia Lâm vụ xuân hè năm 2014 52
4.10 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Alternaria alternata 53
4.11 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Rhizoctonia solani 55
4.12 Kết quả lây nấm Erysiphe cichoracearum trên cây dưa chuột 56
4.13 Kết quả lây nhiễm nấm Erysiphe cichoracearum trên cây bí đỏ 57
4.14 Kết quả lây nhiễm nấm Erysiphe cichoracearum trên cây mướp đắng 59


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1


1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rau xanh là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao và không thể
thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Diện tích trồng rau ở nước ta đã
không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Năm 1997, diện tích trồng rau ở
nước ta là 297,3 nghìn ha, năm 2000 là 340 nghìn ha, đến năm 2004 diện tích
trồng rau đã lên tới 614,5 nghìn ha, chiếm xấp xỉ 7% đất sản xuất nông nghiệp và
10% đất trồng cây hàng năm (Trần Khắc Thi, 2005).
Trong các loại rau được gieo trồng, cây rau họ bầu bí được trồng phổ biến
ở các địa phương trên cả nước với diện tích lớn như: dưa chuột, bí xanh, bí đỏ,
mướp, mướp đắng Ngoài việc tác dụng làm thực phẩm thì cây họ bầu bí còn
có tác dụng làm thuốc. Đây cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu của
nhiều nước trên thế giới.
Canh tác cây rau họ bầu bí cũng như các cây rau khác ở Việt Nam gặp
phải rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất. Do cây rau họ bầu
bí thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng ẩm nhưng điều kiện này cũng thuận lợi
cho các loại sâu bệnh phát triển. Một số bệnh hại như phấn trắng, giả sương mai,
đốm lá, khảm lá gây hại nặng ở tất cả các vùng trồng cây rau họ bầu bí, làm
giảm năng suất, thậm chí gây thất thu. Việc phòng chống bệnh hại cây họ bầu bí
hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều biện pháp phòng chống đã được đưa ra,
nhưng cho đến nay biện pháp hóa học vẫn là chủ yếu.
Từ nhiều năm qua, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã nghiên
cứu khá kỹ một số bệnh do nấm hại trên một vài cây rau họ bầu bí, tuy nhiên lại
thiếu những nghiên cứu tổng hợp, đầy đủ các bệnh nấm hại các cây rau họ bầu bí.
Xuất phát từ thực tế sản xuất, được sự phân công của Khoa Nông học, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Tấn Dũng chúng tôi
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu bệnh nấm hại một số cây rau họ bầu bí
(Cucurbitaceae) tại Hà Nội và vùng phụ cận năm 2013 - 2014”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu tình hình bệnh nấm gây hại trên cây rau họ bầu bí tại Hà Nội và
vùng phụ cận năm 2013 - 2014. Xác định nguyên nhân gây bệnh, nghiên cứu đặc
điểm sinh học, sinh thái của một số bệnh nấm chính hại cây rau họ bầu bí và biện
pháp phòng trừ.
1.2.2. Yêu cầu
Điều tra xác định thành phần bệnh nấm hại cây rau họ bầu bí tại Hà Nội
và vùng phụ cận năm 2013 - 2014.
Điều tra diễn biến một số bệnh nấm chính hại cây rau họ bầu bí tại Hà Nội
và vùng phụ cận năm 2014.
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của một số loài nấm chính gây hại
cây rau họ bầu bí.
Nghiên cứu, xác định được phạm vi ký chủ của nấm gây bệnh phấn trắng
hại dưa chuột.
Thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng, giả sương mai hại cây
dưa chuột bằng sử dụng thuốc hóa học.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình sản xuất cây rau họ bầu bí trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất cây rau họ bầu bí trên thế giới
Họ bầu bí (Cucurbitaceae) thuộc bộ Cucurbitales gồm khoảng 825 - 845 loài
bao gồm những cây rau rất phổ biến trong sản xuất nông nghiệp hiện nay như: dưa

chuột (Cucumis sativus), bí đỏ (Cucurbita pepo, Cucurbita mixta, Cucurbita
maxima, Cucurbita moschata), bí đao (Benincasa hispida), dưa hấu (Citrullus
lanatus), mướp hương (Luffa aegyptiaca), mướp đắng (Momordica charantia)…
Phần lớn cây trong họ bầu bí đều có dạng thân leo, sống 1 năm (Wikipedia, 2013).
Cây dưa chuột (Cucumis sativus) có nguồn gốc ở Ấn Độ và đã được người
Ấn Độ trồng để sử dụng làm thực phẩm từ cách đây khoảng 3000 năm. Từ Ấn
Độ dưa chuột được đưa đến Hy Lạp và Italia và nó nhanh chóng trở thành cây
trồng chủ lực trong nền nông nghiệp của đế chế La Mã. Từ Rome dưa chuột
được lan truyền sang Trung Quốc và phía nam nước Nga sau đó được đưa ra
khắp thế giới bởi chủ nghĩa thực dân và thương mại bản địa (Wikipedia, 2013).
Theo thống kê của FAO (2013) diện tích trồng dưa chuột trên toàn thế
giới đạt 2,1 triệu ha với sản lượng khoảng 65,3 triệu tấn. Năng suất trung bình
cũng tăng liên tục qua các năm, nếu như năng suất trung bình năm 2000 chỉ là 17
tấn/ha thì đến năm 2011 năng suất trung bình của dưa chuột trên thế giới đã đạt
31,3 tấn/ha.
Cây bí đao (Benincasa hispida) là cây rau trong họ bầu bí được trồng làm
thực phẩm sớm nhất. Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng cây bí đao được
trồng ở Florida khoảng 10.000 năm trước công nguyên, ở nam Mexico khoảng
7000 năm trước công nguyên và cũng lan truyền ra khắp thế giới bằng con đường
thương mại (Kuntal Ghosh et al., 2011). Ngoài tác dụng làm thực phẩm thì bí đao
cũng được dùng như là một vị thuốc trong Đông y. Bí đao có tác dụng kiện tỳ,
ích khí, tiêu thủy. Trường kỳ ăn bí đao có thể tiêu trừ nước thừa trong cơ thể,
giảm cân, chống béo phì. Bí đao thích hợp cho người bị khí hư tỳ yếu, béo bệu,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

phù thũng cục bộ hoặc toàn thân. Bí đao được ghi trong các phương thuốc bí
truyền làm đẹp của các mỹ nhân, cung phi, ngoài ra bí đao có tác dụng giải khát,
thanh tâm hư nhiệt phiền, tiêu úng thủy trướng và lợi thủy (Minh Phúc, 2012).
Cây dưa hấu (Citrullus lanatus) hoang dã phân bố rộng rãi ở châu Phi và

châu Á, nhưng có nguồn gốc từ tự nhiên ở Nam Phi, Namibia, Botswana,
Zimbabwe, Mozambique, Zambia và Malawi. Dưa hấu được được thuần hóa
cách đây khoảng 4.000 năm. Người dân bản địa Kalahari, chủ yếu sử dụng dưa
hấu để lấy nước. Từ đó dưa hấu lan truyền đến Địa Trung Hải và theo hướng
Đông sang Ấn Độ. Dưa hấu là cây có sản lượng cũng như giá trị kinh tế cao nhất
trong các cây rau họ bầu bí trên thế giới. Theo thống kê của FAO (2013), trong
năm 2011 sản lượng dưa hấu trên thế giới đạt khoảng 104 triệu tấn với giá trị 11
tỷ USD với tổng diện tích gieo trồng khoảng 2,97 triệu ha, Trung Quốc là nước
có sản lượng lớn nhất khoảng 69,5 triệu tấn giá trị 7,5 tỷ USD. Các nước có diện
tích trồng dưa hấu hàng đầu trên thế giới là: Trung Quốc 1,8 triệu ha, Nga
160.000 ha, Thổ Nhĩ Kỳ 154.000 ha, Iran 143.000ha, Braxin 97.000 ha.
Trên thế giới cây mướp đắng (Momordica charantia) được trồng rộng rãi
tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, các
nước Trung Đông và vùng Caribe, các loại giống gieo trồng bao gồm cả các
giống hoang dại và các giống đã được chọn tạo. Tuy được trồng ở nhiều vùng
trên thế giới nhưng mướp đắng được trồng nhiều nhất ở các nước Đông Nam Á
và Ấn Độ. Một số nước sản xuất nhiều mướp đắng với sản lượng cao như
Philippin đạt 18.000 tấn (năm 1992), Malaysia đạt 19.000 tấn (năm 1994), Trung
Quốc cũng là nước sản xuất nhiều mướp đắng tuy nhiên chủ yếu để làm nguyên
liệu cho y học (Trần Khắc Thi, 2007).
Theo trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á AVRDC (2007), diện
tích trồng mướp đắng của một số nước Đông Nam Á như sau: Philippin - 12.000
ha, Thái Lan - 3.000 ha, Indonesia - 8.000 ha. Xu hướng chung trong chọn tạo
giống mướp đắng trên thế giới là việc chọn tạo các giống có chất lượng vượt trội
(quả ít đắng hơn), năng suất cao hơn và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

2.1.2. Tình hình sản xuất cây rau họ bầu bí tại Việt Nam
Cũng như trên thế giới, cây rau họ bầu bí cùng với các cây trồng họ hòa

thảo, họ đậu và họ cà là những cây trồng quan trọng nhất trong sản xuất nông
nghiệp tại Việt Nam. Các cây rau họ bầu bí được trồng phổ biến ở Việt Nam là:
dưa chuột, dưa hấu, mướp hương, mướp đắng, bí ngô, bí xanh…
Dưa chuột là cây rau trong họ bầu bí được trồng với diện tích lớn nhất tại
Việt Nam. Năm 2009 diện tích trồng dưa chuột ở nước ta đạt 31.570 ha với năng
suất trung bình khoảng 182,8 tạ/ha, cao hơn so với năng suất trung bình của toàn
thế giới (Tổng cục thống kê, 2010). Dưa chuột được trồng ở tất cả các tỉnh phía
Bắc và phía Nam, nhưng diện tích dưa chuột được trồng tập trung với diện tích
lớn ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng
trồng dưa chuột tập trung như ở Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hà Nam đạt năng suất
trên 230 tạ/ha cao hơn nhiều so với trung bình cả nước. Hiện nay, ở các vùng
trồng dưa chuột chỉ một phần diện tích được trồng bằng các giống dưa địa
phương, còn lại hầu hết sử dụng các giống dưa chuột lai F
1
được nhập nội, tuy có
năng suất cao hơn nhưng khả năng kháng các loài dịch hại lại kém hơn so với các
giống địa phương.
Diện tích trồng dưa hấu ở Việt Nam tăng khá nhanh qua các năm, nếu như
năm 2000 diện tích canh tác dưa hấu chỉ là 19.000 ha thì đến năm 2011 diện tích
canh tác dưa hấu tại Việt Nam đã đạt 31.000 ha (FAO 2011), năng suất trung
bình cũng tăng từ 10,5 tấn/ha năm 2000 tới 15,4 tấn/ha năm 2011 tuy nhiên năng
suất này cũng chỉ bằng 50% của năng suất trung bình của toàn thế giới.
Diện tích trồng mướp đắng ở Việt Nam theo AVRDC (năm 2007) là
khoảng 12.000 ha. Một số địa phương đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng
từ trồng lúa sang trồng mướp đắng tại những vùng khô hạn không chủ động được
nguồn nước. Một số xã như: Sơn A, Thạch Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái)
nhờ chuyển đổi từ trồng lúa sang mướp đắng đã góp phần cải thiện đáng kể thu
nhập của nông dân. Nếu chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh kịp thời thì 1 ha mướp
đắng có thể cho thu nhập tới 80 triệu đồng (Nguyễn Viết Tôn, 2008).
Hiện nay, ở tỉnh Tiền Giang nông dân đang phát triển mô hình trồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

mướp đắng lấy hạt. Theo người dân, trồng mướp đắng lấy hạt cho thu nhập cao
hơn thu quả mướp đắng xanh (Đài phát thanh và truyền hình Tiền Giang, 2007).
2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh nấm hại cây rau họ bầu bí trên thế giới và
Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh nấm hại cây rau họ bầu bí trên thế giới
Cây rau họ bầu bí hầu hết sinh trưởng trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm nên
thuận lợi cho các bệnh nấm gây hại. Ngày nay trên thế giới, đã xác định được
thành phần bệnh nấm hại cây rau họ bầu bí gồm khoảng 22 bệnh. Các bệnh thường
xuyên xuất hiện và gây hại trong quá trình canh tác các cây rau họ bầu bí là: bệnh
phấn trắng, giả sương mai, đốm lá, đốm vòng, thán thư, lở cổ rễ (Martyn. R. D et
al., 1993).
2.2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh phấn trắng
Trong các bệnh nấm gây hại trên cây rau họ bầu bí thì bệnh phấn trắng là
một trong những bệnh nguy hiểm nhất, thường xuyên xuất hiện, làm giảm năng
suất cũng như phẩm chất cây trồng. Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng trên cây
rau họ bầu bí là do nấm Erysiphe cichoracearum DC. Giai đoạn sinh sản vô tính
Oidium ambrosiae Thiimen. Nấm Erysiphe cichoracearum ngoài khả năng gây
bệnh trên hầu hết các cây rau họ bầu bí như: dưa chuột, bí xanh, bí ngô, bầu…
nấm còn gây hại trên hoa cúc, hoa hướng dương… (Amano K, 1986).
Bệnh phấn trắng gây hại cây rau họ bầu bí ngay từ giai đoạn cây con. Triệu
chứng bệnh trên lá ban đầu là những chòm nhỏ, bao phủ một lớp nấm trắng ở cả hai
bề mặt của lá. Lá nhiễm bệnh bị cong nhẹ, giảm khả năng sinh trưởng, úa vàng và
rụng. Bệnh còn có thể gây hại cả thân, cành và hoa (Koike. S. T and Saenz. G. S, 1996).
Sợi nấm Erysiphe cichoracearum kích thước khoảng 50 - 90 × 2 - 10 µm.
Sợi nấm tạo các vòi hút rộng 1 - 2 µm chọc vào lá để hút chất dinh dưỡng. Cành
bào tử phân sinh thẳng góc với sợi nấm. Bào tử phân sinh hình trứng hoặc bầu
dục. Giai đoạn sinh sản hữu tính của nấm hình thành các quả thể kín hình cầu,

màu đen, đường kính khoảng 80 - 160 µm. Bên trong các quả thể chứa 5 - 25 túi,
mỗi túi chứa 2 bào tử túi đơn bào, hình trứng, kích thước khoảng 8 - 30 × 11 - 20
µm (Braun. U, 1987).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Nấm Erysiphe cichoracearum là nấm ký sinh chuyên tính, nấm hình thành
các vòi hút xâm nhập vào tế bào biểu bì của cây để hấp thu chất dinh dưỡng. Bào
tử túi nảy mầm ở nhiệt độ 4° - 34°C, nhiệt độ tối thích 10° - 18°C. Ống mầm được
hình thành sau khi nảy mầm khoảng 2 giờ (Koike. S. T and Saenz. G. S, 1996).
Bào tử phân sinh nấm Erysiphe cichoracearum được hình thành cả ở trong
điều kiện thiếu ánh sáng. Bào tử phân sinh nảy mầm ở nhiệt độ 7º - 32°C, nhiệt độ
tối thích 23° - 25°C, độ ẩm từ 60% - 80%. Bào tử phân sinh nấm Erysiphe
cichoracearum có thể tồn tại ở nhiệt độ -3ºC (Wankhade. S. V and Peshney.
N. L, 1992).
Nấm Erysiphe cichoracearum có thể phát tán nhờ gió, tàn dư thực vật và tồn
tại trong đất. Các bào tử túi của nấm Erysiphe cichoracearum rất hiếm khi có mặt
trong tự nhiên do đó ít có vai trò trong việc phát tán bệnh (Ivancia et al., 1992).
Để phòng trừ bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe cichoracearum hại cây
rau họ bầu bí có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Biện pháp cơ giới: loại
bảo tàn dư cây bệnh, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, luân canh cây trồng, bón phân
cân đối đặc biệt không bón thừa đạm (Ivancia et al., 1992). Biện pháp hóa học: có
thể sử dụng các loại thuốc Flutriafol và carbendazim (Meeus and Wittouck, 1999),
Flutriafol + carbendazim và benalaxyl + mancozeb (Vulsteke et al., 1996). Biện
pháp sinh học: có thể sử dụng một số loại nấm đối kháng như Macroilleis hauseri
(Wu XB and Guo XL, 1987) và Ampelomyces quisqualis (Rankovic B, 1997).
2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giả sương mai
Bệnh giả sương mai trên cây bầu bí được Berkeley và Curtis phát hiện và
nghiên cứu đầu tiên ở Cuba vào năm 1868 (Berkeley MS and Curtis A, 1868). Tác
nhận gây bệnh là nấm Pseudoperonospora cubensis (Berk. & M.A. Curtis)

Rostovtzev 1903. Bệnh có thể được tìm thấy trong các khu vực ôn đới như Mỹ, châu
Âu, Nhật Bản, Australia và Nam Phi, vùng nhiệt đới và một số khu vực bán khô hạn
như Trung Đông.
Nấm Pseudoperonospora cubensis hầu như chỉ gây hại trên cây rau họ
bầu bí. Nấm có thể gây hại trên 40 loài trong 20 chi của cây rau họ bầu bí như:
dưa chuột, bí đao, bí ngô, dưa bở… (Palti and Cohen, 1980).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Celetti. M and Roddy. E (2010) nghiên cứu bệnh giả sương mai trên các
cây rau họ bầu bí tại Ontario, Canada. Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm
Pseudoperonospora cubensis có 6 pathotype. Nấm Pseudoperonospora cubensis
gây bệnh giả sương mai hại dưa chuột bao gồm các pathotype 1 đến pathotype 5,
trên dưa hấu là pathotype 4 và pathotype 5, trên bí đao và bí ngô là pathotype 5,
pathotype 6.
Cappelli. C and Buonaurio. R (2003) đã tiến hành nghiên cứu bệnh giả
sương mai trên cây bí đao tại các vùng trồng tại Italia. Triệu chứng gây bệnh điển
hình là xuất hiện những đốm vàng nằm ở mặt dưới lá. Để xác định được
pathotype của nấm Pseudoperonospora cubensis gây giả bệnh sương mai tại
Italia tác giả đã tiến hành thu thập 10 mẫu nấm, tiến hành phân lập và xác định
khả năng gây bệnh. Qua nghiên cứu, Cappelli. C và Buonaurio. R đã kết luận
pathotype 5 là chủng gây bệnh giả sương mai trên cây bí đao tại Italia.
Khi cây rau họ bầu bí bị nhiễm bệnh giả sương mai thì lá là bộ phận bị hại
chủ yếu. Triệu chứng bệnh trên cây dưa bở là xuất hiện các đốm vàng, có hình
dáng bất định, trung tâm vết bệnh có màu nâu đen; triệu chứng trên cây bí ngô là
những đốm vàng nhạt; trên cây dưa chuột vết bệnh màu nhạt sau đó chuyển vàng.
Lá bị nhiễm bệnh có thể cong lên. Triệu chứng trên dưa hấu và bí ngô không phải
là triệu chứng điển hình như trên cây dưa chuột dưa chuột do đó dễ dàng nhầm lẫn
với các bệnh khác như bệnh thán thư, bệnh đốm vòng (Palti and Cohen, 1980).
Quesada-Ocampo. L. M et al. (2010) tiến hành nghiên cứu về cấu trúc gen

của 465 mẫu nấm Pseudoperonospora cubensis được thu thập từ 5 ký chủ phổ
biến của 13 quốc gia thuộc 3 châu lục trên thế giới. Quesada-Ocampo. L. M sử
dụng 6 clusters nhằm kiểm tra sự đa dạng cũng như phân bố của các chủng thu
thập được. Kết quả phân tích cho thấy các chủng nấm phân lập từ dưa chuột có
mức độ đa dạng di truyền thấp hơn so với các chủng nấm phân lập từ các cây họ
bầu bí khác. Kết quả của nghiên cứu này có thể ứng dụng để xây dựng các công
cụ chuẩn đoán, phát triển các loại thuốc BVTV mới cũng như ứng dụng trong sử
dụng và chọn tạo giống kháng.
Salati. M et al. (2008) đã công bố những nghiên cứu về bệnh sương mai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

trên cây mướp khía tại Malaysia. Tác giả đã mô tả triệu chứng bệnh: xuất hiện
vết đốm màu vàng sáng. Kích thước của bào tử: dài 19 µm - 36 µm, chiều rộng
11µm - 23µm, cành bảo tử phân sinh dài 310 µm - 450 µm. Salati. M sử dụng kỹ
thuật PCR với cặp mồi ITS5-P2 và ITS4 để kiểm tra tác nhân gây bệnh, kết quả
100% mẫu kiểm tra là nấm Pseudoperonospora cubensis (mã genbank
EU876603, EU876584 và AY198306).
Sợi nấm Pseudoperonospora cubensis hình ống, đơn bào, đường kính
khoảng 5,5 - 7,0 µm. Sợi nấm được hình thành trong các tế bào vật chủ để hấp
thu các chất dinh dưỡng. Cành bào tử đơn bào, không màu, phân nhánh dạng
cành cây, dài khoảng 80 - 400 µm, rộng 5 - 7 µm. Các bọc bào tử được sinh ra
đơn lẻ trên cành bào tử, hình trứng hoặc elip một đầu hơi nhú ra, kích thước 20 -
40 x 14 - 25 µm. Bọc bào tử chứa 2 - 15 bào tử động, các bào tử động có hai lông
roi, đường kính 10 - 13 µm (Waterhouse GM and Brothers MP, 1981).
Giai đoạn sinh sản hữu tính của nấm Pseudoperonospora cubensis tạo bào
tử trứng hình elip, màu vàng nhạt, đường kính 22 - 42 µm. Tuy nhiên, hình thức
sinh sản hữu tính của nấm ít khi xảy ra trong tự nhiên (Hiura and Kawada, 1933).
Granke. L. L and Hausbeck. M. K (2011) nghiên cứu bệnh giả sương mai
hại dưa chuột tại bang Michigan, Mỹ từ năm 2006 - 2009. Kết quả nghiên cứu

cho thấy bào tử nấm bắt đầu xuất hiện từ tháng 6, và tăng dần mật độ đến tháng
9. Thời gian mật độ bào tử cao nhất trong ngày từ 9h - 13h. Nồng độ bào tử trong
không khí tỷ lệ thuận với nhiệt độ không khí và tỷ lệ nghịch với độ ẩm tương đối
và độ ẩm của lá.
Neufeld. K. N and Ojiambo. P. S (2012) tiến hành nghiên cứu sự ảnh
hưởng của nhiệt độ và độ ẩm tới sự nảy mầm và xâm nhiễm của nấm
Pseudoperonospora cubensis. Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm
Pseudoperonospora cubensis nảy mầm tốt nhất trên cây bí đỏ và thấp nhất trên
cây bí xanh. Ở nhiệt độ 20ºC, 15% số cây thí nghiệm bao gồm dưa chuột, bí
xanh, bí đỏ bị nhiễm bệnh khi thời gian lá bị ướt là 2 h. Trong khi đo ở nhiệt độ
25

ºC thì thời gian lá ướt phải đạt từ 3h trở lên mới khiến 15% thí nghiệm số cây
bị nhiễm bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Để phòng trừ bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis
hại cây rau họ bầu bí có hiệu quả cần sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như:
biện pháp canh tác, sử dụng giống kháng, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học.
Biện pháp canh tác: kiểm soát độ ẩm không khí trên ruộng sản xuất bằng
cách giảm mật độ trồng, giảm hoạt động tưới phun, tăng cường cho không khí
lưu thông, lựa chọn thời gian gieo trồng phù hợp (Cabi, 2013).
Biện pháp sử dụng giống kháng: khả năng kháng bệnh giả sương mai giữa
các cây rau trong họ bầu bí là khác nhau. Các giống dưa bở và dưa hấu có khả
năng kháng bệnh thấp hơn dưa chuột. Để tạo hiệu quả cao, người nông dân có thể
xử lý hạt giống trước khi trồng bằng các loại thuốc trừ nấm (Miller PR, Pollard
HL, 1976).
Biện pháp sinh học: hiện nay không có nhiều nghiên cứu về ứng dụng các
biện pháp sinh học quản lý nấm Pseudoperonospora cubensis trong điều kiện

sản xuất ngoài đồng ruộng, tuy nhiên việc kiểm soát Pseudoperonospora
cubensis bằng nấm đối kháng Trichoderma harzianum đã được thử nghiệm trong
điều kiện nhà kính (Elad Y et al., 2000)
Biện pháp hóa học: để phòng trừ nấm Pseudoperonospora cubensis có thể
sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất metalaxyl (Reuveni et al., 1980).
2.2.1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh thán thư
Theo Thomas A. Zitter (1987), bệnh thán thư hại cây rau họ bầu bí do
nấm Colletotrichum lagenarium (Pass.) Ellis & Halst gây ra. Bệnh gây hại cây
rau họ bầu bí xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Trong quá trình sản xuất
nếu không có biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời thì bệnh sẽ gây hại nặng và có
thể dẫn đến mất mùa cho cây rau họ bầu bí. Bệnh phổ biến nhất ở miền Nam,
miền Tây, và các tiểu bang miền Trung Tây nước Mỹ.
Nấm Colletotrichum lagenarium (Pass.) Ellis & Halst gây hại trên dưa
hấu, dưa thơm, dưa đỏ, bí mùa đông (Cucurbita maxima) và mướp đắng (Bitter
melon) ở Hawaii. Tất cả các bộ phận của cây trên mặt đất đều bị ảnh hưởng. Đầu
tiên xuất hiện đốm lá màu vàng nhạt và mọng nước ở rìa, rồi chuyển sang màu
nâu và trở nên giòn. Trên cây dưa hấu vết đốm trên lá có màu đen. Vết bệnh trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

cuống lá và thân cây kéo dài và có màu đen với một vết sáng ở giữa (Stephen A.
Ferreira, 1992).
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium có thể hại nhiều cây rau
trong họ bầu bí như: dưa hấu, dưa bở, dưa chuột, bí đao, bí ngồi… Nấm
Colletotrichum lagenarium có thể gây hại trên lá, quả và thân của cây rau họ bầu
bí. Triệu chứng bệnh trên lá xuất hiện những vết đốm (đường kính > 10 mm)
màu vàng, rìa vết bệnh có chấm màu nâu hoặc đen. Triệu chứng bệnh trên quả là
những vết đốm, đường kính 20 - 30 mm, hơi trũng xuống. Đĩa cành nấm
Colletotrichum lagenarium màu nâu sẫm. Bào tử phân sinh hình trụ kích thước
10 - 15 x 4,5 - 6 µm (Sutton BC, 1980).

Thompson. D. C (1985) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm,
tính kháng ký chủ và kích thước vết bệnh đến sự hình thành bào tử của nấm
Colletotrichum lagenarium. Lượng bào tử sinh ra lớn nhất khi nhiệt độ khoảng
16ºC, độ ẩm > 85%. Bào tử thường hình thành vào buổi sáng sớm và giảm dần
theo thời gian trong ngày.
Strobe. N. E (1995) cho rằng acifluorfen (C
14
H
7
ClF
3
NO
5
) , Sodium
chlorate (NaClO
3
) có khả năng làm tăng sức đề kháng của dưa chuột với bệnh
thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium gây ra.
Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium hại
cây rau họ bầu chưa được nghiên cứu sâu trên thế giới. Tuy nhiên các biện pháp
vẫn được khuyến cáo để phòng trừ là giảm mật độ trồng và sử dụng biện pháp
hóa học (Park et al., 1996). Các loại hoạt chất cho khả năng phòng trừ nấm
Colletotrichum lagenarium cao là: benomyl, mancozeb và copper oxychloride
(Madaan and Grover, 1979).
2.2.1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh đốm lá
Bệnh đốm lá gây hại trên cây rau họ bầu bí do nấm Cercospora citrullina
Cooke gây ra. Nấm Cercospora citrullina Cooke còn có tên khoa học khác là
Didymella bryoniae (Auersw.) hoặc Cercospora cucurbitae Ell. & Ev. Bệnh gây
hại ở hầu hết các nước trên thế giới. Nấm C.citrullina có thể gây hại nhiều cây
rau trong họ bầu bí như: dưa chuột, dưa bở, dưa hấu, bí đỏ, bí ngô, bí

xanh…(Cabi, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Bệnh đốm lá hại cây rau họ bầu bí gây hại nhiều nhất cho dưa hấu, dưa
chuột và các loại dưa khác. Bệnh lan truyền nhờ gió hoặc theo nước mưa. Chu kỳ
bệnh bắt đầu khi bào tử tiếp xúc được lá hoặc cuống lá. Bào tử hình thành và bắt
đầu chu kỳ xâm nhiễm mới sau khoảng từ 7 đến 10 ngày trong điều kiện thời tiết
ấm áp, ẩm ướt (Howard F. Schwartz and David H. Gent, 2007).
Bệnh đốm lá hại cây rau họ bầu bí được đặc trưng bởi các vết đốm nâu
nhạt, với các viền vết bệnh màu nâu sẫm trên cả hai mặt của lá. Triệu chứng biểu
hiện chủ yếu trên lá, cuống lá và thân cây. Trên lá già, vết bệnh là những đốm
nhỏ, tròn hoặc hình dạng bất định màu nâu nhạt. Số lượng và kích thước của vết
đốm tăng lên, cuối cùng lan ra toàn bộ lá làm rụng lá.
Trên dưa hấu các đốm lá xảy ra đầu tiên trên lá nhỏ. Vết bệnh ban đầu là
các chấm nhỏ màu xám hoặc trắng, phần tiếp giáp giữa vết bệnh và mô khỏe của
lá có màu đen. Cây bị nhiễm bệnh nặng thì các vết bệnh tăng dần tăng về số
lượng và trải rộng trên bề mặt lá. Vết bệnh hình thành trên lá non nhiều hơn trên
lá già. Bệnh có thể làm giảm kích cỡ quả và chất lượng quả.
Trên dưa chuột, dưa xạ hương và các loại bí, các vết bệnh lớn hơn, đường
kính khoảng 0,5 - 10 mm, màu xám - màu vàng nâu. Trung tâm của vết bệnh
cuối cùng trở nên trong suốt và giòn.
Cành bào tử thẳng hoặc hơi cong kích thước 3 - 5 × 50 - 300 µm, màu
vàng nâu hoặc vàng nhạt. Bào tử là đơn bào, trong pha lê, có 1 - 16 vách ngăn,
kích thước 2,5 - 4 × 20 - 270 µm. Bào tử nảy mầm tốt nhất trong khoảng nhiệt độ
22º - 32ºC với độ ẩm cao. (Howard F. Schwartz et al., 2007).
Nấm C.citrullina có khả năng lan truyền thông qua hạt giống, vì vậy biện
pháp kiểm soát hạt giống có vai trò quan trọng trong kiểm soát sự lan truyền của
bệnh (Lee et al., 1984).
Biện pháp phòng trừ bệnh đốm vòng do nấm C.citrullina hại cây rau họ

bầu bí: vệ sinh đồng ruộng đồng ruộng, tiêu hủy các tàn dư cây bệnh, luân canh
cây trồng, sử dụng các loại giống có khả năng kháng với bệnh (Lee et al., 1984).
2.2.1.5. Tình hình nghiên cứu bệnh đốm vòng
Nấm Alternaria alternata f. sp. cucurbitae gây hại trên bầu bí được mô tả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

đầu tiên ở Hy Lạp, nơi nó gây ra thiệt hại nghiêm trọng dưa chuột (Cucumis
sativus) trồng trong nhà kính. Nấm cũng tấn công dưa bở (Cucumis melo) và dưa
hấu (Citrullus lanatus). Bệnh hại chủ yếu trên lá và bắt đầu hại trên lá già và sau
đó phát triển trên lá ở phần giữa của tán. Bệnh gây hại cho 3 - 20% diện tích lá
(X. G. Zhou, 2008).
Nấm Alternaria alternata được ghi nhận gây đốm lá và các bệnh khác trên
hơn 380 loài thực vật, nấm có thể gây hại nhiều bộ phận của cây như: lá, thân,
quả, rễ (CABI, 2013).
Trong thời gian từ 1979 - 1980, bệnh đốm lá do nấm Alternaria alternata
gây hại nghiêm trọng trên dưa chuột (Cucumis sativus) trong khu vực Sitia,
Lasithi, Crete, dọc theo dải bờ biển giữa Koutsouras và Goudouras
(Vakalounakis, 1989).
Các vết bệnh do nấm Alternaria alternata gây hại dần dần mở rộng và kết
hợp lại thành lớn, gần như tròn, hoặc hình dạng không đều kích thước có thể lên
đến 3 cm. Trung tâm vết bệnh có màu sáng, bao quanh bởi một vòng màu nâu
sẫm và một quầng vàng, và có xu hướng chia thành các vòng tròn đồng tâm trong
các giai đoạn phát triển sau này (X.G.Zhou, 2008).
Theo nghiên cứu của Vakalounakis (1989), các triệu chứng của bệnh do
nấm Alternaria alternata trên cây bí đỏ xuất hiện vào cuối mùa thu, chủ yếu ở
phần giữa của lá. Đốm hoại tử, bao quanh bởi một quầng vàng, xuất hiện trên lá,
và mở rộng đến các điểm mà có thể hợp lại để tạo thành vết bệnh đường kính 5
cm hoặc lớn hơn. Các vết đốm hình tròn và có màu nâu đen. Lá nặng bị nhiễm
trở thành màu vàng, lão hóa và dần dần chết.

Bào tử phân sinh Alternaria alternata ngắn có mỏ, bào tử đa bào. Bào tử
phân sinh hình quả lựu đạn, màu nâu hoặc nâu nhạt với nhiều vách ngăn ngang,
chiều dài trung bình là 39 µm (khoảng 17 - 80 µm) và chiều rộng 14 µm (từ 7 -
20 µm) (X.G.Zhou, 2008).
Huang. J. S et al. (2011), bào tử phân sinh nấm Alternaria alternata f. sp.
cucurbitae gây hại trên cây dưa bở tại Đài Loan có màu nâu, chiều dài từ 9,4 -
38,5 µm (trung bình 25,9 µm), chiều rộng 6,2 - 11,6 µm (trung bình 9,0 µm).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Bào tử có từ 1 - 4 vách ngăn ngang và 1 - 2 vách ngăn dọc.
Theo Vakalounakis (2008), nấm Alternaria alternata phát triển tốt trên
môi trường PDA ở nhiệt độ từ 5°C - 40°C và bào tử nảy mầm xảy ra trong phạm
vi từ 10°C đến 37°C. Nhiệt độ tối ưu là khoảng 26°C.
Nấm Alternaria alternata có thể lan truyển theo hạt giống, do đó biện
pháp xử lý hạt giống trước khi trồng có ý nghĩa rất quan trọng. Khi xử lý hạt
giống với hỗn hợp thuốc Ekorast và Bordeaux có thể làm giảm sự gây hại của
bệnh tới 33,8% (Seweta Srivastava, 2011); ngoài ra khi xử lý hạt giống với thuốc
Ridomil gold cũng cho hiệu quả phòng trừ tốt (Shakoor et al., 2011).
2.2.1.6. Tình hình nghiên cứu bệnh lở cổ rễ
Nấm Rhizoctonia solani được xác định là tác nhân gây bệnh trên nhiều
loại cây trồng bao gồm cỏ linh lăng, lạc, đậu tương, đậu lima, dưa chuột, đu đủ,
cà tím, ngô, cây họ bầu bí, bệnh gây hại phổ biến ở trên tất cả các đảo của Hawaii
và trên toàn thế giới (Uchida. Janice Y, 1992).
Nấm Rhizoctonia solani thuộc nhóm nấm Mycelia sterilia. Nấm là nguyên
nhân ngăn cản sự nảy mầm và gây bệnh ở cây con. Sợi nấm của Rhizoctonia
solani có màu vàng hoặc vàng nâu, sợi nấm nhiều nhân thường 4 - 8 nhân mỗi tế
bào. Hạch nấm màu nâu với các hình dạng, với các kích cỡ khác nhau. Hạch
thường hình thành trên bề mặt kí chủ, các mô thực vật hay trên các bộ phận của
cây trồng (Uchida. Janice Y, 1992).

Nấm gây hại ở phần cổ rễ sát mặt đất, làm cổ rễ bị teo, khô thắt lại, cây bị
héo và ngã rạp. Đối với cây lớn, cây bị vàng, héo lá và chết. Ở gốc cây, triệu
chứng ban đầu là vết lõm màu nâu hoặc hơi nâu đỏ sát mặt đất, vết bệnh có thể
lan rộng quanh gốc thân và lan xuống rễ, gốc thân bị lở loét. Nấm Rhizoctonia
solani tồn tại trong nhiều loại đất ở dạng sợi, dạng hạch nấm. Nấm có thể xâm
nhập vào tàn dư thực vật. Khi điều kiện thích hợp và thuận lợi, nấm xâm nhập và
gây bệnh hại cây. Nấm hoạt động mạnh khi đất đủ ẩm. Đất quá khô hoặc bão hòa
nước sẽ ức chế sự phát triển của nấm. Nấm dễ dàng xâm nhập qua vết thương,
mặt khác nấm có khả năng trực tiếp xâm nhập vào mô thực vật non, mềm
(Hennis et al., 1978).

×