Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc PCV2 (porcine circovirus type 2) và áp dụng phương pháp hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 69 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



MẠC THỊ YẾN



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA LỢN
MẮC PCV2 (PORCINE CIRCOVIRUS TYPE 2) VÀ ÁP DỤNG
PHƯƠNG PHÁP HÓA MÔ MIỄN DỊCH TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH




CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN HỮU NAM



HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn


Mạc Thị Yến






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS.
Nguyễn Hữu Nam đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể các thầy giáo, cô giáo, Ban
chủ nhiệm Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi giúp tôi hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn các trại chăn nuôi lợn ở địa phương và đội ngũ thú y viên
cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện giúp tôi được thực tập

và có được số liệu thực tế để xây dựng luận văn.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn ban Lãnh đạo Cơ quan Thú y Vùng II,
các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.


Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn


Mạc Thị Yến


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
MỞ ĐẦU i
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh do PCV2 (Porcine Circovirus type 2)
gây ra trên lợn 3

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3
1.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 6
1.2 Virus PCV2 (Porcine Circovirus Type 2) 8
1.2.1 Lịch sử căn bệnh 8
1.2.2 Đặc điểm phân loại của PCV2 8
1.2.3 Đặc điểm cấu trúc của PCV2 9
1.2.4 Sức đề kháng của PCV2 10
1.2.5 Cơ chế sinh bệnh 10
1.3 Bệnh do PCV2 gây ra 11
1.3.1 Đặc điểm chung về bệnh do PCV2 gây ra 11
1.3.2 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích 14
1.3.3 Chẩn đoán bệnh 15
1.3.4 Biện pháp phòng bệnh 17
1.4 Một số hiểu biết cơ bản về hóa mô miễn dịch 19
1.4.1 Lịch sử phát triển của kỹ thuật hoá mô miễn dịch 19
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.4.2 Nội dung của kỹ thuật hoá mô miễn dịch 19
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng và nguyên liệu nghiên cứu 22
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.2 Nguyên liệu nghiên cứu 22
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 22
2.2 Nội dung nghiên cứu 22
2.3 Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1 Phương pháp điều tra và xác định bệnh 23
2.3.2 Nghiên cứu các chỉ tiêu huyết học 23
2.3.3 Phương pháp mổ khám 24
2.3.4 Phương pháp làm tiêu bản vi thể 24

2.3.5 Phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry – IHC) 27
2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 28
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 Kết quả nghiên cứu tỷ lệ mắc PMWS 29
3.2 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu huyết học ở lợn bệnh 31
3.2.1 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu lợn bệnh 32
3.2.2 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu bạch cầu ở lợn bệnh 34
3.3 Kết quả xác định một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu 36
3.4 Kết quả bệnh tích đại thể trên một số cơ quan của lợn mắc PMWS 39
3.5 Tổn thương vi thể 42
3.6 Kết quả phản ứng hóa mô miễn dịch 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
1 Kết luận 53
2 Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ab-ELISA : Antibody Enzym Linked Immunosorbent Assay
APP : Actinobacillus pleuropneumoniae
CSFV : Classical Swine Fever Virus
DNA : Deoxyribonucleic acid
ELISA : Enzym Linked Immunosorbent Assay
IFA : Indirect Immunofluorescense Assay
IPMA : Immuno Peroxidae Monolayer Assay
ISH : In Situ Hybridization

MH : Mycoplasma hyopneumoniae
nPCR : Nested Polymerase Chain Reaction
ORF : Open Reading Frame
PCR : Polymerase Chain Reaction
PCV : Porcine Circovirus
PCV1 : Porcine Circovirus type 1
PCV2 : Porcine Circovirus type 2
PCVAD : Porcine Circovirus Associated Disease
PDNS : Porcine Dermatitis and Nephropathy Syndrome
PK15 : Pig Kidney 15
PMWS : Postweaning multisystemic wasting syndrome
PNP : Proliferating Necrotizing Pneumonia
PPV : Porcine parvovirus
PRDC : Porcine Respiratory Disease Complex
PRRS : Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
RFLP : Restriction Fragment Length Polymorphism
RNA : Ribonucleic Acid
ssDNA : Single-stranded DNA
TGEV : Transmissible Gastro Enteritis Virus
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Các vắc xin tiêm phòng PCV2 được sử dụng trên thế giới hiện nay 17
3.1 Tỷ lệ mắc PMWS của một số trại ở Hải Phòng 29
3.2 Kết quả xác định nguyên nhân bệnh bằng phản ứng PCR 30
3.3 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu ở lợn bệnh 32

3.4 Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của lợn mắc PMWS 35
3.5 Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc PMWS 37
3.6 Biến đổi bệnh tích đại thể của lợn mắc PMWS 39
3.7 Biến đổi bệnh tích vi thể ở lợn mắc PMWS 43
3.8 Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch xác định sự phân bố của virus ở
các cơ quan 50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Phân loại thành viên của họ Circoviridae 9
1.2 Cấu trúc của PCV2 theo Hamel và cs. (1998) 9
1.3 Tình hình nhiễm PMWS trên thế giới (Allan và Ellis, 2000) 13
3.1 Lợn còi cọc, xù lông 38
3.2 Lợn bị viêm da 38
3.3 Lợn ủ rũ, mệt mỏi, lười vận động 38
3.4 Hạch dưới hàm, hạch màng treo ruột sưng, xuất huyết 41
3.5 Gan sưng, tụ máu 41
3.6 Phổi xuất huyết 41
3.7 Hạch màng treo ruột sưng, xuất huyết; Thành ruột mỏng 41
3.8 Thận sưng, xuất huyết 42
3.9 Lách sưng, nhồi huyết 42
3.10 Thâm nhiễm tế bào viêm ở gan (H.E 10X) 47
3.11 Thâm nhiễm tế bào viêm ở gan (H.E 40X) 47
3.12 Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở lợn nhiễm Circovirus (H.E 20X) 47
3.13 Thâm nhiễm bạch cầu ái toan ở lợn nhiễm Circovirus(H.E 40X) 47

3.14 Tế bào khổng lồ nhiều nhân ở gan lợn nhiễm Circovirus
(H.E 40X) 47
3.15 Tế bào khổng lồ nhiều nhân ở lách lợn nhiễm Circovirus
(H.E 40X) 47
3.16 Tăng sinh bạch cầu ái toan ở hạ niêm mạc ruột (H.E 20X) 48
3.17 Tăng sinh bạch cầu ái toan ở ruột (H.E 20X) 48
3.18 Phối sung huyết, xuất huyết, vách phế nang dày (H.E 10X) 48
3.19 Tim thâm nhiễm tế bào viêm, sung huyết (H.E 10X) 48
3.20 Ruột sung huyết, xuất huyết (H.E 10X) 48
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.21 Hạch lâm ba sung huyết, xuất huyết (H.E 10X) 48
3.22 Virus phân bố ở lách (IHC 10X) 52
3.23 Virus phân bố ở lách (IHC 40X) 52
3.24 Virus phân bố ở phổi (IHC 10X) 52
3.25 Virus phân bố ở gan (IHC 40X) 52
3.26 Virus phân bố ở hạch (IHC 10X) 52
3.27 Virus phân bố ở hạch (IHC 40X) 52




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi giữ một vai trò rất quan trọng trong nền sản xuất nông

nghiệp ở nước ta, chiếm 27% – 28% tổng giá trị toàn ngành. Để đáp ứng tốt hơn
nhu cầu ngày càng cao của xã hội về các sản phẩm chăn nuôi, xu hướng chăn nuôi
đã chuyển từ nhỏ lẻ, phân tán sang tập trung, trang trại. Trong đó, chăn nuôi lợn
cũng không phải là một ngoại lệ với sản lượng đáp ứng khoảng 75% – 80% nhu cầu
của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những bất ổn về giá cả, nguồn gốc thức ăn sử dụng
trong chăn nuôi, các chất tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi thì dịch bệnh bùng phát
cũng khiến cho ngành chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Một trong
các bệnh đang gây thiệt hại lớn và lưu hành với tỷ lệ cao trên đàn lợn ở Việt Nam
và nhiều nơi trên thế giới đó là bệnh do Porcine Circovirus type 2 (PCV2) gây ra.
PCV2 có cấu tạo DNA (single-stranded DNA) (với khoảng 1,76 – 1,77 kilobase)
(Meehan và cs., 1998). PCV2 gây suy giảm hệ thống miễn dịch (suy giảm tế bào
lympho), cùng với các tác nhân gây bệnh kế phát khác gây nên hội chứng bệnh liên
quan với PCV2 (PCVAD) gồm có: Hội chứng suy đa tạng ở lợn sau cai sữa
(PMWS), hội chứng Viêm da sưng thận (PDNS), rối loạn sinh sản ở lợn, phức hợp
bệnh hô hấp trên lợn (PRDC), viêm phổi hoại tử và tăng sinh (PNP).
Hội chứng suy đa tạng ở lợn sau cai sữa (PMWS) được phát hiện lần đầu tiên
ở miền Tây Canada vào năm 1991, sau đó cũng được tìm thấy ở Bắc Mỹ, châu Âu,
châu Á (Harding và cs., 1998) với các đặc điểm như: giảm khối lượng cơ thể, còi
cọc, chậm lớn, suy hô hấp, khó thở, hoàng đản, hạch lympho sưng to, tiêu chảy trên
lợn trong giai đoạn 5 – 12 tuần tuổi. Hiện nay, PMWS đang trở nên rất phổ biến và
gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn lợn chăn nuôi quy
mô công nghiệp của thế giới. PCV2 đã được phân lập từ lợn mắc PMWS ở nhiều
nơi trên toàn thế giới có mức độ tương đồng về trình tự nucleotide là 94,6% –
99,0% (Fenaux và cs., 2000).
Ở nước ta các năm gần đây, hội chứng bệnh liên quan tới PCV2 trong đó hội
chứng suy đa tạng ở lợn sau cai sữa đang được coi là vấn đề gây thiệt hại đáng kể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

cho ngành chăn nuôi lợn như: giảm khối lượng tăng trọng của lợn, lợn còi cọc, sinh

trưởng phát triển kém, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, có thể gây chết lợn khi mắc
các tác nhân gây bệnh kế phát khác do PCV2 đã làm suy giảm sức đề kháng của con
vật. Bên cạnh đó các nghiên cứu ở trong nước về PCV2 nói chung và về những đặc
điểm bệnh lý của bệnh nói riêng chỉ đạt được những nền tảng ban đầu và cần những
nghiên cứu tiếp theo. Từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, được sự đồng ý của khoa
Thú y – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc PCV2 (Porcine Circovirus
type 2) và áp dụng phương pháp hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán bệnh”.
2. Mục tiêu đề tài
- Làm rõ những triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lý đại thể và vi thể của
lợn mắc Porcine circovirus type 2 (PCV2).
- Xác định được sự có mặt của PCV2 trong một số mô bào của lợn bệnh.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh do PCV2 (Porcine Circovirus type 2) gây ra
trên lợn
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hội chứng suy đa tạng ở lợn sau cai sữa (Postweaning multisystemic wasting
syndrome - PMWS) xuất hiện lần đầu tiên ở Saskatchewan (Canada) vào năm 1990
(Harding, 1996), và sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới (Allan và Ellis, 2000).
PMWS gồm các triệu chứng như: hao mòn, da xanh xao, nhợt nhạt và đôi khi thấy
hoàng đản ở lợn cai sữa; bệnh tích ở nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở hạch lympho
(Harding và cs., 1998). Bên cạnh PMWS, PCV2 cũng liên kết với một vài bệnh

khác gồm hội chứng viêm da sưng thận (PDNS), rối loạn sinh sản và phức hợp bệnh
đường hô hấp (PRDC), run bẩm sinh (Congenital tremor - CT) (Hines và Lukert,
1994), u hạt ruột (Chae, 2005), viêm biểu bì tiết dịch (Kim và Chae, 2004) và viêm
hạch lympho hoại tử (Chae, 2005). Năm 2002, Allan và cs. đã dùng khái niệm
“bệnh do Circovirus gây ra trên lợn - PCVD” để nhóm tất cả các bệnh và hội chứng
liên quan đến PCV2. Sau đó, tháng 3 năm 2006, Tổ chức thú y Hoa Kỳ (AASV)
đưa ra thuật ngữ “bệnh liên quan tới Circovirus trên lợn – PCVAD (Porcine
Circovirus Associated Disease)” với mục đích như trên. Và hiện nay, PCVD và
PCVAD được sử dụng lần lượt ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả sau thời gian dài đã chỉ ra các
nhân tố thường kế phát với PCV2 như:
Virus: Parvovirus gây bệnh trên lợn (PPV), Virus gây hội chứng rối loạn hô
hấp và sinh sản (PRRSV), Torque teno sus virus (TTSuV), Virus gây bệnh tiêu chảy
thành dịch ở lợn (PEDV), Virus cúm lợn (SIV), Porcine endogenous retrovirus
(PERV), Porcine circovirus type 1 (PCV1), Virus giả dại (PRV), Virus dịch tả lợn
cổ điển (CSFV) (Opriessnig và Halbur, 2012).
Vi khuẩn: Mycoplasma hyopneumoniae, Lawsonia intracellularis,
Salmonella spp, Streptococcus suis, Escherichia coli, Actinobacillus
pleuropneumoniae, Haemophilus parasuis.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Động vật nguyên sinh, đa bào và nấm: Pneumocystis spp, Cryptosporidium
parvum, Metastrongylus elongatus (Marruchella và cs., 2011).
Ở Canada: Harding và cs. (1998) đã xác định dịch tễ học và triệu chứng lâm
sàng của lợn mắc PMWS: Ở lợn sau cai sữa tỷ lệ tử vong đạt mức cao nhất vào
tháng thứ 9 của dịch (7,67%), sau đó trở lại vào tháng thứ 16 với tỷ lệ 2,1% – 2,5%.
Các nguyên nhân gây tử vong chủ yếu là còi cọc (giảm cân, hốc hác), hoàng đản
(bệnh gan) và khó thở (bệnh đường hô hấp) (Ronald và cs., 2000). Qua phân tích
các chủng PCV2 thu thập trong các năm 2005, 2006, 2007 ở Canada chủ yếu là

PCV2b (Carl, 2007).
Tại Hoa Kỳ: Pallares (2002) phân tích hồi cứu các trường hợp mắc PMWS
tại Mỹ cho thấy chỉ 1,9% nhiễm đơn PCV2 trong tổng số các ca khảo sát ở lợn còi
cọc sau cai sữa. Các trường hợp khác phát hiện có 35,5% PCV2 đồng nhiễm với
Mycoplasma hyopneumoniae, 51,9% trường hợp PCV2 đồng nhiễm với PRRSV.
Opriessnig và cs. (2006) đã nghiên cứu so sánh trình tự và sự gây nhiễm của
các chủng PCV2. Kết quả hai chủng PCV2-4838 và PCV2-40895 có sự tương đồng
khoảng 98,9% về trình tự nucleotide (Chủng PCV2-4838 phân lập từ một con lợn
mắc PCV2 nhưng không có tổn thương ở hạch lympho và chủng PCV2-40895 phân
lập từ một con lợn mắc PCV2 với các tổn thương ở hạch lympho).
Ở Hungary: Năm 2003, tỷ lệ mắc PMWS và PDNS được báo cáo đầu tiên ở
Hungary. Bằng phương pháp PCR cho thấy có 80% lợn có virus PCV2 trong các
lợn nghi mắc hội chứng PMWS và PNDS. Tại Hungary đang lưu hành chủng PCV2
có nhiều biến đổi so với các chủng Châu Âu khác (Harrach, 2003).
Tây Ban Nha: Rodríguez-Arrioja và cs. (2003) đã tiến hành khảo sát hồi
cứu từ các mô bảo quản trong formalin và vùi trong paraffin của 189 con lợn và
huyết thanh của 388 con lợn được nuôi từ năm 1985 đến 1997. DNA của PCV2
được phát hiện bằng phương pháp lai tạo tại chỗ (ISH) cho kết quả dương tính là
41,3%. Qua phương pháp miễn dịch peroxidase trên một lớp tế bào đã cho thấy
72,7% các mẫu huyết thanh là dương tính với PCV2.
Đức: Sebastian và cs. (2005) dùng phương pháp PCR chẩn đoán PCV2 từ
các mẫu lách của 238 con lợn rừng ở 10 vùng săn bắn trong 4 miền của Rhineland -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Palatinate và Hesse thu thập từ 10/2003 đến 3/2004 cho kết quả dương tính là
18,1% với sự tương đồng về trình tự nucleotide của giữa các chủng dao động từ
95,5% đến 97,8%.
Thổ Nhĩ Kỳ: Taner (2011) sử dụng phương pháp one-step PCR để xác định
sự có mặt của PCV trong 86 mẫu dịch swab ở mũi thu từ 2 trại lợn và 12 mẫu phổi

của lợn đực rừng. Trong 38 mẫu dương tính với PCV có 31 mẫu dương tính với
PCV2, còn lại 7 mẫu dương tính với PCV1.
Thái Lan: Năm 1998 những ca bệnh đầu tiên mắc PMWS xuất hiện ở Thái
Lan nhưng có nghiên cứu đã chỉ ra việc phát hiện PMWS trên lợn là từ năm 1993.
Bằng phương pháp PCR đã chỉ ra tỷ lệ nhiễm PCV2 ở Thái Lan là 10%. Phân loại
các chủng PCV2 dựa trên nucleotide 262 – 267 của các trình tự ORF2 phát hiện tại
Thái Lan, PCV2 đang tồn tại một subtype mới là PCV2e. Trong hai subtype PCV2b
và PCV2e, dường như PCV2b chiếm ưu thế (Tippawan, 2011).
Trung Quốc: Sự xuất hiện của PCV2 và PCVAD đã trở thành một trong số
các nguyên nhân làm suy giảm nền kinh tế Trung Quốc khi dịch PMWS bùng phát
đầu tiên ở nhiều trang trại lợn với cường độ cao vào năm 2002 (Wang và cs., 2002).
Lang và cs. (2000) đã kiểm tra 559 mẫu huyết thanh từ 22 đàn lợn ở Bắc
Kinh, Hà Bắc, Sơn Đông, Thiên Tân, Giang Tây, Sơn Tây, Cát Lâm, Hà Nam bằng
phương pháp ELISA cho tỷ lệ dương tính với kháng thể PCV2 là 42,9%, và tỷ lệ
dương tính ở lợn cai sữa là 16,5%, 43,3% ở lợn nái hậu bị, 85,6% ở lợn nái, 51,0%
ở lợn vỗ béo. Sau đó, các vụ dịch PMWS ở Thượng Hải cũng đã được báo cáo (Li
và cs., 2003).
Qua nghiên cứu của Wang và cs. (2009) đã cho thấy những chủng PCV2 phân
lập được giống nhau và giống với những chủng khác (tỷ lệ thấp nhất là 94,6%) và
khác với chủng PCV2 từ châu Âu và Bắc Mỹ (tỷ lệ tương đồng thấp nhất là 93,4%).
Một số chủng PCV2 với gen ORF2 mã hóa 234 axit amin đã được tìm thấy ở Trung
Quốc, không phải ở Bắc Mỹ và Châu Âu (Wang và cs., 2005).
Nghiên cứu giải trình tự gen PCV2 được báo cáo vào năm 2005 bằng việc sử
dụng PCR và phương pháp phân tích RFLP (Wen và cs., 2005). Kiểu gen PCV2 ở
Trung Quốc nằm trong nhánh có kiểu gen 2a và 2b, một số chủng có kiểu gen 2d
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

(chỉ phát hiện ở Trung Quốc), nhưng không có chủng nào có kiểu gen 2c (được phát
hiện ở Đan Mạch) (Dupont và cs., 2008). Kiểu gen PCV-2b chiếm ưu thế hơn hẳn ở

Trung Quốc trong nhiều năm gần đây (Li và cs., 2009).
Hàn Quốc: PMWS được coi là căn bệnh tàn phá nghiêm trọng nhất trong lịch
sử chăn nuôi từ khi dịch bùng phát đầu tiên năm 1999 (Choi và cs., 2000). PMWS
và bệnh phức hợp hô hấp ở lợn (PRDC) là biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất trong
số các căn bệnh liên quan Circovirus lợn (PCVAD).
Nhật Bản: Shibahara và cs. (2000) đã chứng minh sự suy giảm tế bào
lympho với cơ chế apoptosis tế bào lympho B là do PCV2. Họ cho rằng một số cơ
quan dung giải tế bào là do cơ chế này. Như vậy, PCV2 kích thích sự phát triển của
hội chứng suy đa tạng ở lợn sau cai sữa (PMWS) bằng cơ chế gây suy giảm hệ
thống miễn dịch. Từ năm 2000 – 2003, Kenji và cộng sự đã nghiên cứu trên 629
con lợn tại 129 trại có dấu hiệu lâm sàng còi cọc, chậm lớn. Dựa vào triệu chứng
tổn thương và phát hiện kháng nguyên trong mô lympho, nghiên cứu đã chỉ ra có
23,4% (162/629) lợn, 50,4 % (65/129) trại dương tính với PCV2. Trong đó, tỷ lệ
chết của lợn 30 – 120 ngày tuổi mắc PMWS là 0,1% – 30%.
Anh: Các trường hợp mắc PMWS được tìm thấy trong các mô thu thập được
trước khi dịch PMWS xảy ra vào năm 1990. Axit nucleic của PCV2 được tìm thấy
là 41% (9/22) trong các mẫu xét nghiệm vào năm 1990, và 31% (4/13) trong các
mẫu sưu tập từ năm 1980, và 32% (8/25) trong các mẫu xét ngiệm năm 1970.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Theo kết quả khảo sát của Lâm Thị Thu Hương và Đường Chí Mai (2006) tại
một số trại lợn công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận cho biết tỷ
lệ nhiễm PCV2 trên lợn khá cao: 7/9 trại khảo sát nhiễm bệnh và tỷ lệ nhiễm ở các
trại rất biến động, từ 12,5% – 83,88%.
Nguyễn Thị Thu Hồng và cs. (2006) đã sử dụng kỹ thuật miễn dịch
peroxidase trên tế bào một lớp (Immunoperoxidase monolayer assay - IPMA) khảo
sát 988 mẫu huyết thanh của lợn nái và lợn đực ở một số tỉnh thành phía Nam cho
biết PCV2 xuất hiện ở Việt Nam ít nhất từ năm 2000 và tỷ lệ nhiễm tăng dần:
38,97% năm 2000; 84,99% năm 2003 và 90,26% năm 2005.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


Lê Tiến Dũng (2006) sử dụng kỹ thuật PCR khảo sát trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh cho kết quả 50,77% (33/65) lợn còi dương tính với PCV2 tại 17/22
trại khác nhau của 5/6 địa bàn lấy mẫu.
Nguyễn Tiến Hà (2008) đã kiểm tra 1073 mẫu huyết thanh lợn đực giống và
lợn nái ở 8 tỉnh thành phía Nam trong các năm 2000 – 2006 cho biết tỷ lệ dương
tính huyết thanh học chiếm 38,9% (năm 2000) và 96,47% (năm 2006).
Nguyễn Thị Thu Hồng và cs. (2008) đã khảo sát 17 mẫu bệnh phẩm thu thập
từ năm 2002 – 2007 trên lợn nghi nhiễm bệnh do PCV2 và cho kết quả 6/17
(35,29%) mẫu dương tính với PCV2 ở 5/6 tỉnh thành phía Nam. Qua phân tích trình
tự nucleotide toàn bộ bộ gen virus cho thấy mức độ tương đồng rất cao giữa các
chủng virus tại Việt Nam.
Năm 2009, PCV2 cũng được phát hiện ở 60% mẫu thu thập từ lợn trong dịch
bệnh sốt cao liên quan PRRS (Trần Thị Dân và cs., 2010).
Hội chứng suy đa tạng ở lợn sau cai sữa (PMWS) đã được xác định ở 110/170
(64,71%) lợn còi và loại thải có nguồn gốc từ 2 tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ dựa
trên khảo sát bệnh tích đại thể và vi thể. Trên lợn mắc PMWS, tỉ lệ nhiễm kèm vi
khuẩn E.coli cao nhất (55%), kế là Streptococcus (42,5%), Salmonella (32,5%),
Pasteurella multocida (22,5%) và thấp nhất là Haemophilus parasuis (17,5%).
Nhiễm đồng thời 3 loại vi khuẩn chỉ gặp trên lợn mắc PMWS (20%) (Lâm Thị Thu
Hương, 2012).
Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs. (2012) đã xác định được genotype của PCV2 đang
lưu hành trên đàn lợn nuôi tại 4 tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Giang và Hải Dương
bằng kỹ thuật nested PCR với 583 mẫu bệnh phẩm thu thập trong năm 2011 – 2012
đều thuộc genotype 2b.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và Trần Thị Ánh (2012) đã chỉ ra lợn mắc
PCV2 thường nhiễm kèm với một số bệnh khác như PRRS, PPV, và dịch tả lợn với
tỷ lệ nhiễm khá cao với tỷ lệ lần lượt là 32,3%, 3,2%, 6,5%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8


1.2. Virus PCV2 (Porcine Circovirus Type 2)
1.2.1. Lịch sử căn bệnh
Năm 1974, Tischer và cs. đã tìm ra PCV1 gây bệnh trên dòng tế bào thận lợn
PK-15 (ATTC-CCL33), có kích thước và hình dạng giống với Picornavirus hay nó
cùng họ với virus gây bệnh lở mồm long móng. Sau đó, nó đã được chỉ ra là tác
nhân virus gây bệnh với một vòng DNA đơn và được đặt tên là Porcine circovirus
(PCV) (Tischer và cs., 1982).
Năm 1991, PMWS đã được báo cáo ở miền Tây Canada. Các triệu chứng lâm
sàng của lợn mắc PMWS: lợn giảm cân, rối loạn hô hấp và da xanh xao. Bệnh tích
chủ yếu ở lợn mắc bệnh biểu hiện ở nhiều cơ quan như: hạch lympho, viêm kẽ phổi,
viêm gan, phì đại lách và loét dạ dày (Clark, 1997). Một năm sau đó, một tác nhân
gây bệnh giống như PCV đã được phân lập từ mô của lợn mắc PMWS ở Bắc Mỹ và
Châu Âu (Allan và cs., 1998). So sánh về nguồn gốc giữa Circovirus không gây
bệnh và Circovirus mới tìm thấy liên quan với dịch PMWS đã chỉ ra rằng các virus
gây bệnh là khác nhau về di truyền và kháng nguyên (Meehan và cs., 1998). Vì vậy,
Circovirus đã được chia ra làm 2 type: virus không gây bệnh trên dòng tế bào PK-
15 được coi là Circovirus type 1 (PCV1) và Circovirus phân lập từ lợn ốm là
Circovirus type 2 (PCV2) (Hamel và cs., 1998). So sánh trình tự cho thấy sự khác
nhau đáng kể giữa hai chủng PCV1 và PCV2, với sự tương đồng DNA tổng thể là
76%. Qua phương pháp PCR và lai tại chỗ (ISH) đã chứng minh có nhiều DNA
virus tập trung ở nhiều cơ quan khác nhau khi lợn mắc PMWS.
PCV2 có thể đã xuất hiện từ năm 1969 ở Bỉ, năm 1970 ở Anh, năm 1973 ở
Ireland, năm 1985 ở Canada, năm 1995 ở Tây Ban Nha thông qua các nghiên cứu
hồi quy trên các mẫu đã sưu tầm được bảo quản trong các phòng thí nghiệm.
1.2.2. Đặc điểm phân loại của PCV2
PCV2 là thành viên của họ Circoviridae và theo ủy ban phân loại virus quốc
tế (ICTV) (www.ictvonline.org), họ virus này được chia ra dựa trên kích thước
virion và cấu tạo bộ gen.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Họ Circoviridae

Giống Circovirus Giống Gyrovirus
Porcine circovirus-1 Chicken anemia virus (CAV)
Porcine circovirus-2
Beak and feather disease virus
Pigeon circovirus
Canary circovirus
Duck circovirus
Finch circovirus
Goose circovirus
Hình 1.1. Phân loại thành viên của họ Circoviridae
1.2.3. Đặc điểm cấu trúc của PCV2
PCV2 là virus nhỏ nhất, gồm 20 mặt, hạt virion không có vỏ bọc với đường
kính dài 17 ± 1.3 nm (Tischer và cs., 1982). Bộ gen của PCV2 gồm có ssDNA với
khoảng 1,76 – 1,77 kilobase (Meehan và cs., 1998).


Hình 1.2. Cấu trúc của PCV2 theo Hamel và cs. (1998)
Gen của PCV2 gồm 11 khung đọc mở giả định (ORFs) (Hamel và cs., 1998),
trong đó 3 protein được mã hóa từ 3 khung đọc mở được quan tâm là:
ORF1 (gen Rep) nằm ở sợi dương theo chiều kim đồng hồ, mã hóa cho 2
protein không tham gia vào cấu trúc là Rep (dài 314 axit amin và có trọng lượng
phân tử là 35,8 kDa) và Rep’ (dài 178 axit amin).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10


ORF2 (gen Cap) nằm ở sợi bổ sung theo chiều ngược kim đồng hồ, mã hóa
protein (dài 233 – 234 axit amin và có trọng lượng phân tử là 27,8 kDa) tạo vỏ
capsid của virus với vai trò trong việc gây đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
ORF3 nằm gối lên đoạn ORF1, nằm ở sợi đối diện và ngược chiều kim đồng
hồ. ORF3 mã hóa cho một protein không cấu trúc dài 104 axit amin với trọng lượng
phân tử là 11,9 kDa, đóng vai trò trong việc sao chép và khả năng gây bệnh của
virus (Hamel và cs., 1998).
1.2.4. Sức đề kháng của PCV2
PCV2 có sức đề kháng cao với nhiệt độ cao, formalin, pH thấp. Có thể duy
trì tính gây nhiễm trong điều kiện pH<2 nhưng giảm đi đáng kể ở pH=11, gần như
biến mất tại pH=12. Tính gây nhiễm của virus giảm ở 56
0
C và không còn ở 70
0
C
trong 6 hoặc 24 giờ. Trong điều kiện khô ráo, virus chịu được nhiệt độ 120
0
C trong
30 phút. Trong điều kiện ướt, virus còn sống ở nhiệt độ 75
0
C trong 15 phút và bị
tiêu diệt ở 80
0
C trong 15 phút. Có thể phân lập virus trong mẫu bệnh phẩm bảo
quản ở -70
0
C (Kwang, 2009; Welch và cs., 2006).
PCV2 có khả năng kháng lại các chất khử trùng hòa tan lipid như rượu,
chlorhexidine, iodine và phenol (Royer và cs., 2001). Tuy nhiên, PCV2 có thể bị bất
hoạt bởi các chất khử kiềm (NaOH), các tác nhân oxy hóa (Natri hypochlorite) và

các hợp chất amoni bậc bốn (Martin và cs., 2008).
Do virus có tính đề kháng cao, ngay trong điều kiện khử trùng nghiêm ngặt
mà vẫn có thể tìm thấy virus trong huyết tương lợn sau điều trị, ngay cả với
chloroform. Virus có thể sống sót lâu dài trong môi trường ô nhiễm (Kwang, 2009;
Welch và cs., 2006).
1.2.5. Cơ chế sinh bệnh
PMWS liên quan tới bệnh ức chế miễn dịch hay suy yếu miễn dịch thể hiện
như sự giảm bớt hay suy giảm tế bào lympho B và lympho T, sự gia tăng số lượng
tế bào đại thực bào, và sự suy giảm cục bộ và sự phân phối lại của tế bào trình diện
kháng nguyên ở tất cả các mô dạng lympho (Chianini và cs., 2003). Tế bào đích của
PCV2 là tế bào đơn nhân lớn, tế bào đại thực bào và các tế bào trình diện kháng
nguyên, tế bào đuôi gai (DC); ở mức thấp hơn là các tế bào biểu mô ống thận, tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

bào phế quản và tế bào tiểu phế quản; ngoài ra, các tế bào nội mô, tế bào gan, tế bào
lympho khác cũng là tế bào đích (Krakowka và Ellis, 2002). Chang và cs. (2006) đã
báo cáo rằng sự thực bào và khả năng tiêu diệt vi sinh vật của các tế bào đại thực
bào phế nang (tế bào đích đầu tiên của PCV2) lây nhiễm PCV2 qua đường hô hấp
và đường tiêu hóa đã giảm bớt dẫn tới kế phát các mầm bệnh khác.
PCV2 khi xâm nhập vào cơ thể có khả năng sao chép và nhân lên ở tế bào
đại thực bào và tế bào trình diện kháng nguyên của hạch lympho như hạch amidan
và hạch bạch huyết cục bộ, đồng thời khi con vật bị nhiễm các vi khuẩn kế phát sẽ
kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể làm cho sự sao chép của virus tăng lên. Sau
khi lây nhiễm và sao chép trong các tế bào đại thực bào cư trú ở niêm mạc và các tế
bào trình diện kháng nguyên, PCV2 có thể tồn tại trong tế bào hay tự do trong hệ
bạch huyết và trong máu. Sự lưu thông của các tế bào đích của PCV2 (tế bào đơn
nhân, đại thực bào, tế bào đuôi gai (DC)) góp phần làm lan rộng sự nhiễm của virus
tới nhiều cơ quan trong cơ thể (Rosell và cs., 1999).
Protein ở lớp vỏ capside hoặc DNA của PCV2 đã ngăn cản quá trình tiêu hóa

nội bào (endocytic) trong tế bào võng lưới nội mô (dendritic cell), làm suy yếu khả
năng truyền tín hiệu “nguy hiểm” và do vậy làm suy yếu hệ thống miễn dịch bẩm
sinh. Tế bào võng lưới nội mô đóng vai trò then chốt trong quá trình xâm nhập của
PCV2. PCV2 in vitro xâm nhập tế bào đơn nhân dòng 3D4/31 (từ phế nang lợn)
thông qua quá trình tiêu hóa nội bào (clathrin-mediated Endocytosis) và trong môi
trường axít (McCullough và cs., 2009).
1.3. Bệnh do PCV2 gây ra
1.3.1. Đặc điểm chung về bệnh do PCV2 gây ra
1.3.1.1. Loài mẫn cảm
Trong tự nhiên, PCV2 có mặt trên toàn thế giới gây bệnh cho cả lợn nhà và
lợn rừng (Ellis, 2003).
Tỷ lệ mắc bệnh với PMWS thấp ở những lợn thuần chủng hoặc lợn lai giữa
giống Pietrain với giống lai Large White Duroc. Lợn đực thiến mắc bệnh cao hơn
lợn nái (Meehan và cs., 1998).
Ellis (2001) đã chứng minh ngựa, trâu, bò thịt, bò sữa không cảm nhiễm với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

căn bệnh. Không thấy bệnh tích đại thể và vi thể, không phát hiện kháng nguyên
trong các mô sau khi gây nhiễm vào cừu hoặc bê.
Qua thực nghiệm lây nhiễm ở cừu và thỏ với PCV2 đã không thấy sự biến
đổi về huyết thanh hay các tổn thương (Allan và cs., 2000b).
Chuột nhắt và chuột nhà quanh những trại lợn mắc bệnh dương tính với
PCV2 và kháng thể được tìm thấy trong huyết thanh chuột gây nhiễm. Không phát
hiện thấy kháng thể circovirus ở người, nhưng đây đang là vấn đề cần được quan
tâm trong tương lai cấy ghép các nội tạng ở người từ lợn (Ellis, 2003).
1.3.1.2. Lứa tuổi mắc bệnh
PMWS thường gây bệnh chủ yếu ở lợn từ 4 tới 16 tuần tuổi, từ cuối giai
đoạn theo mẹ và đầu giai đoạn vỗ béo (Harding, 1998; Segalés và Domingo, 2002),
các lợn con có kháng thể từ nguồn sữa mẹ có khả năng chống lại PCV2 và không

nhiễm virus cho tới khi những kháng thể này suy yếu. Kháng thể của lợn sau khi
mắc PMWS có thể tồn tại cho đến 28 tuần tuổi nhưng một vài con lợn vẫn liên tục
mắc bệnh (Rodríguez-Arrioja và cs., 2002).
1.3.1.3. Chất chứa virus
PCV2 có thể bài thải ra ở mũi, hạch amidan, phế quản và nước mắt, cũng
như trong phân, nước bọt, nước tiểu, sữa và tinh dịch (Krakowka và cs., 2000).
Ở lợn đực gây nhiễm, virus được tìm thấy sau 5 – 35 ngày trong tinh dịch.
PCV2 xuất hiện trong máu lợn nái mang thai sau thụ tinh nhân tạo 7 – 14 ngày (tinh
nhiễm PCV2), trong lợn con chết lưu, thai bị sảy, và lợn yếu khi sơ sinh, trong tử
cung lợn nái mang thai là nguyên nhân gây ra sảy thai.
Virus có trong cơ tim và nhiều mô bào bị tổn thương khác ở thai lợn bị sảy,
chết lưu và thai gỗ (Allan, 2006).
Kháng nguyên và acid nucleic PCV2 thường được tìm thấy trong các hạch
lympho sưng to (100%), 88% ở lách, 64% tại phổi, 35% tại thận và 15% tại gan
cũng tìm thấy trong các đại thực bào tại trung tâm của các ổ viêm, biểu mô đường
hô hấp, tế bào biểu mô, niêm mạc và hạ niêm mạc ruột non (Kwang, 2009).
1.3.1.4. Vùng phân bố, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết
Trên thế giới, PMWS đã được chẩn đoán là có mặt ở khắp tất cả năm châu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

lục. PCV2 đã được phân lập ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á, trên tất cả các đàn
lợn trên toàn thế giới. Tỷ lệ nhiễm PCV2 trên lợn phổ biến hơn so với PMWS
(Ellis, 2003).
Trong một nghiên cứu ở Nhật năm 2007, có tới 50,4% số đàn bị nhiễm
PCV2 và 23,4% cá thể dương tính với DNA virus PCV2. Ở Canada tỷ lệ lợn chết
sau cai sữa do PMWS là 6,7% ± 5,1% và có thể lên tới 18%. Tỉ lệ tử vong bình
thường ở lợn con là 2% – 3%, có thể tăng lên 14% – 30% ở những đàn nhiễm PCV2
(Harding và cs., 1998). Tỷ lệ mắc bệnh ở trại lưu hành bệnh thường là 4% – 30%
(thỉnh thoảng là 50% – 60%) và tỷ lệ chết dao động từ 4% – 20% (Segalés và

Domingo, 2002).


Hình 1.3. Tình hình nhiễm PMWS trên thế giới (Allan và Ellis, 2000)

Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm PCV2 tăng từ 38,97% năm 2000 đến 90,26% năm
2005 và 60% trong mẫu thu từ lợn trong dịch bệnh sốt cao liên quan đến PRRS. Tỷ
lệ mắc bệnh phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, quản lý và vệ sinh thú y tại trang
trại, con giống, việc xác định và cách ly lợn bệnh (Trần Thị Dân và cs., 2010).
1.3.1.5. Đường truyền lây
Bệnh lây truyền trong bán kính khoảng 2 – 3 km, lây từ lợn rừng sang lợn
nhà và ngược lại (Meehan và cs., 1997). Và có 2 con đường để lây truyền bệnh:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Truyền ngang: Các con lợn tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh thì xuất hiện các
dấu hiệu lâm sàng sau 4 – 5 tuần so với nuôi trong từng chuồng riêng biệt. Sự lây
truyền virus có thể gián tiếp giữa các con lợn nuôi trong các chuồng liền kề
(Kristensen và cs., 2009). Các con đường có thể lây nhiễm như qua miệng, mũi và
qua các thức ăn từ động vật mắc bệnh chưa được nấu chín.
Truyền dọc: Truyền qua nhau thai có thể được chứng minh sau khi gây
nhiễm bằng mũi ở lợn nái mang thai 3 tuần trước khi đẻ (Park và cs., 2005), với
PCV2 hiện diện trong cả lợn con bị sảy thai và lợn con sống sót sau sinh. Lợn nái
được thụ tinh bằng sử dụng tinh dịch có chứa PCV2 đã biểu hiện rối loạn sinh sản
và thai nhi của chúng có thể bị nhiễm (Madson và cs., 2009).
1.3.2. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
1.3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc PCV2
- Ở lợn sau cai sữa và lợn thịt: thường có các dấu hiệu lâm sàng như hao mòn
hay giảm cân, da xanh xao, suy hô hấp, tiêu chảy và thỉnh thoảng hoàng đản
(Harding và Clark, 1997). Hạch lympho dưới da sưng to là các dấu hiệu lâm sàng

phổ biến ở giai đoạn đầu của bệnh (Clark, 1997; Rosell và cs., 1999).
- Thời gian nung bệnh: qua thí nghiệm cho thấy thời gian ủ bệnh ở lợn từ 2
đến 4 tuần (Gillespie và cs., 2009). Bệnh thường mắc ở lợn từ 5 – 10 tuần tuổi, đôi
khi ở 12 – 16 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở các trại là 20% – 60%, và tỷ lệ tử vong dao
động từ 5% – 35%, đa số đàn lợn phải chịu đựng phơi nhiễm với vi khuẩn kế phát,
chủ yếu là Haemophilus parasuis (Wang và cs., 2002). Gần đây, tỷ lệ mắc PMWS ở
đàn lợn là 10% – 20%, và tỷ lệ tử vong ít nhất là 10%; tuy nhiên, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử
vong sẽ tăng khi nhiễm các nhân tố gây bệnh kế phát (H. Yang, quan sát cá nhân).
- Ở lợn nái: PCV2 gây hiện tượng rối loạn sinh sản như sảy thai ở các giai
đoạn mang thai khác nhau, vô sinh, thai gỗ, lợn con sinh ra yếu ớt (Jaret, 2011).
1.3.2.2. Biến đổi bệnh lý ở lợn mắc PCV2
a. Bệnh tích đại thể
Lợn con sau cai sữa và lợn thịt: xác gầy, ngả vàng. Hạch lympho bao gồm
hạch bẹn, hạch màng treo ruột, cuống phổi và hệ ngoại biên sưng to gấp 3 – 4 lần so
với bình thường, đặc biệt là hạch giữa 2 chân sau, hạch màng treo ruột viêm, viêm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

ruột, xuất huyết.
Phổi phù thũng, đặc chắc, không xẹp xuống, các tiểu thùy có màu vàng đến
hồng nhạt hoặc đỏ sẫm. Lách không sưng, tiểu thuỳ gan xuất hiện lốm đốm. Thận
phù, có đốm trắng. Các mô, cơ quan trong xoang ngực, xoang bụng phù nề, ứ dịch
(Kwang, 2009).
Lợn nái nhiễm PCV2 có thể bị sảy thai, thai gỗ, lợn con chết khi sinh ra viêm
cơ tim rất nặng. Có thể tìm thấy virus trong cơ tim và các cơ quan khác của bào thai
(Jaret, 2011).
b. Bệnh tích vi thể
Các tổn thương vi thể tìm thấy trong các cơ quan lympho: hạch lympho, hạch
amidan, mảng peyer ruột và lách. Trong hạch lympho, tổn thương đặc trưng là suy
giảm tế bào lympho, thấy rõ ở các hạch sưng to. Sự xuất hiện của thể vùi và tế bào

khổng lồ đa nhân (thể hợp bào), tế bào đại thực bào đặc biệt là trong các xoang
miền vỏ, thường chứa với số lượng lớn. Sự xuất hiện của thể hợp bào, đuôi gai và ái
toan là nổi bật (Ellis, 2003; Kwang, 2009).
Các tổn thương ngoài cơ quan lympho là: Viêm kẽ phổi, viêm và thâm nhiễm
tế bào đơn nhân ở gan với các mức độ khác nhau, viêm kẽ thận.
Hoại tử biểu mô đường hô hấp, viêm tiểu phế quản với sự xâm nhập của tế
bào bạch cầu đơn nhân lớn và bạch cầu trung tính. Tổn thương phổi đặc trưng bởi
sự hình thành u hạt kẽ phổi, xâm nhập tế bào đại thực bào, tế bào lympho vào các
phế nang. Hoại tử lan rộng ở các tế bào gan, nhu mô gan thường bị phá vỡ.
Thận có xâm nhiễm các tế bào lympho trong tế bào tổ chức u nang thận và
viêm mạch vùng vỏ và tủy thận, rải rác hoặc một vùng rộng.
Trong đường tiêu hóa các u tuyến (villous) từ nhẹ đến nặng. Thường virus
xâm nhập và nhân lên trong tế bào lympho biểu mô tuyến và lớp dưới biểu mô. Sự
bào mòn cả lông nhung từ nhẹ đến nặng (Kwang, 2009).
1.3.3. Chẩn đoán bệnh
1.3.3.1. Dựa vào triệu chứng, bệnh tích
- Triệu chứng: Lợn con sau cai sữa bị còi cọc chậm lớn, lông thô xơ xác, gầy
gò, khó thở, da xanh xao, nhợt nhạt hoặc hoàng đản, tiêu chảy với phân màu nâu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Lợn nái có hiện tượng sảy thai ở các giai đoạn khác nhau, thai gỗ, lợn con sinh ra
yếu ớt (Segalés và cs., 2005).
- Bệnh tích mổ khám: hạch bạch huyết sưng to, viêm kẽ phổi, thoái hóa gan,
viêm loét dạ dày. Bệnh tích vi thể chủ yếu như: suy giảm tế bào lympho, thâm
nhiễm tế bào viêm, xuất hiện thể hợp bào và thể vùi trong nguyên sinh chất của tế
bào. Lợn con chết trong bụng mẹ, khi sinh ra viêm cơ tim rất nặng (Ellis, 1998).
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh liên quan tới PCV2, bệnh truyền nhiễm
khác, bệnh đường ruột, bệnh đường hô hấp và bệnh còi cọc do thiếu dinh dưỡng, rối
loạn sinh sản.

1.3.3.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
a. Chẩn đoán virus học
Tế bào PK-15 được sử dụng để nuôi cấy PCV2 trong phòng thí nghiệm.
PCV2 không gây bệnh tích tế bào nên để xác định sự nhân lên của virus nên dùng
các phương pháp miễn dịch huỳnh quang hay nhuộm miễn dịch peroxidase.
b. Chẩn đoán huyết thanh học
Phát hiện kháng thể kháng PCV2 trên lợn mắc PCV2 bằng các phương pháp như:
- Phương pháp trung hòa virus trong huyết thanh.
- Miễn dịch peroxidase trên một lớp tế bào (Indirect Immunoperoxidase
Monolayer Assay – IPMA).
- Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (Indirect Immunofluorescense Assay – IFA).
- Phương pháp ELISA (Enzym Linked Immunosorbent Assay).
c. Phát hiện axit nucleic của PCV2
- PCR (Polymerase chain reaction): được sử dụng để phát hiện axit nucleic
của PCV2 với độ chính xác và độ nhạy cao (Choi và cs., 2000). Có các biến thể
khác như: multiplex PCR, nested PCR, multiplex-nested PCR, quantitative real time
PCR, reverse transcriptase (RT) PCR.
- Lai tại chỗ (In situ hybridization – ISH): sử dụng một đầu dò DNA phù hợp
với một đoạn đặc biệt của bộ gen PCV2 (Kim và Chae, 2003).
- Restriction Fragment Length Polymorphism (RFLP): RFLP sử dụng
enzyme có khả năng tiêu hóa axit nucleic của virus (một phần hay toàn bộ) mà kết

×