Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu đăc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu tương đen tại hoài đức hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 100 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ THANH



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐEN
TẠI HOÀI ĐỨC – HÀ NỘI


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ SỐ: 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ĐÌNH CHÍNH
TS. NGUYỄN THIÊN LƯƠNG


HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố. Mọi trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ng
ày tháng năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Thanh














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và các đơn vị.

Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Đình Chính và TS. Nguyễn Thiên
Lương với cương vị người hướng dẫn khoa học, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tác
giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn khoa Nông Học, đặc biệt là Bộ môn Cây
Công Nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác
giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ môn Bảo tồn Insitu và Khai thác nguồn
gen, Trung tâm Tài nguyên thực vật, các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn của mình.
Hà Nội, ng
ày tháng năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Thanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Giá trị sử dụng của đậu tương đen 4
1.2 Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương đen và đậu tương trên thế giới 5
1.2.1 Nghiên cứu đậu tương đen trên thế giới 5
1.2.2 Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương trên thế giới 7
1.3 Một số nghiên cứu đậu tương đen và đậu tương ở Việt Nam 14
1.3.1 Nghiên cứu đậu tương đen ở Việt Nam 14
1.3.2 Một số nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam 17
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.1.1 Vật liệu nghiên cứu 25
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.2 Nội dung nghiên cứu 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1 Thí nghiệm 1: 26
2.3.2 Thí nghiệm 2: 26
2.4 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

2.4.1 Thời vụ và mật độ 28
2.4.2 Phương pháp bón phân 28
2.4.3 Chăm sóc 28
2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 28
2.5.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 28
2.5.2 Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu 29
2.5.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 30
2.5.4 Chỉ tiêu về chất lượng 31
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 31
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của

một số giống đậu tương đen vụ hè thu 2013 32
3.1.1 Tỷ lệ mọc mầm và thời gian từ gieo đến mọc 32
3.1.2 Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương đen 33
3.1.3 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương đen 35
3.1.4 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương đen 36
3.1.5 Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương đen 38
3.1.6 Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương đen 39
3.1.7 Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương đen 41
3.1.8 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tương đen 43
3.1.9 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương đen 45
3.1.10 Năng suất của các giống đậu tương đen 47
3.1.11 Hàm lượng protein, lipid và anthocyanin của các giống đậu tương đen 49
3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo đến sự sinh trưởng,
phát triển và năng suất của 2 giống đậu tương đen thí nghiệm trong
điều kiện vụ hè thu tại huyện Hoài Đức, Hà Nội 51
3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của 2 giống
đậu tương đen 52
3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của 2 giống đậu tương đen 52
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

3.2.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của 2 giống đậu
tương đen 53
3.2.4 Ảnh hưởng mật độ trồng đến khả năng hình thành nốt sần của hai
giống đậu tương đen 55
3.2.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của hai
giống đậu tương đen 58
3.2.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của 2 giống
đậu tương đen 59
3.2.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống chịu của 2 giống

đậu tương đen 61
3.2.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của
hai giống đậu tương 63
3.2.9 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của hai giống đậu tương đen 64
3.2.10 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của hai giống đậu
tương đen 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
1 Kết luận 69
2 Đề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 75




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
ACIAR Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Australian
AICRPS The All India Coordinated Research Project on soybean
AVRDC Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á
CLAI Mạng lưới đậu đỗ và ngũ cốc Châu Á
CS Cộng sự
CTV Cộng tác viên
Đ/c Đối chứng
ĐVT Đơn vị tính
FAO Food and Agriculture Ogranization
ISVEX Thí nghiệm quốc tế về đánh giá giống đậu tương thế giới
INTISOY Chương trình nghiên cứu đậu tương Quốc tế

IITA Viện Quốc tế nông nghiệp nhiệt đới
KLCK Khối lượng chất khô
KL Khối lượng
KLNS Khối lượng nốt sần
NRCS National Research Center for Soybean
M.độ Mật độ
SLNS Số lượng nốt sần
TB Trung bình
Tk Thời kỳ
TT Thứ tự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii


DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Kết quả thu thập một số giống đậu tương đen ở Việt Nam từ năm
2011-2013 15
3.1 Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương đen 32
3.2 Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương đen (ngày) 34
3.3 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu
tương đen 35
3.4 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống 36
3.5 Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương đen 38
3.6 Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương đen 40
3.7 Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương đen 42
3.8 Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống
đậu tương đen 44

3.9 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương đen 46
3.10 Năng suất của các giống đậu tương đen 47
3.11 Hàm lượng protein và lipid của các giống đậu tương đen 49
3.12 Hàm lượng anthocyanin của các giống đậu tương đen 51
3.13 Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của hai giống đậu
tương đen 52
3.14 Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của hai giống đậu tương đen 53
3.15 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của hai giống
đậu tương đen 54
3.16 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lượng và khối lượng nốt sần
của 2 giống đậu tương đen 56
3.17 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô của hai
giống đậu tương đen 58
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii

3.18 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của hai
giống đậu tương đen 60
3.19 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh và khả
năng chống đổ của hai giống đậu tương đen 62
3.20 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
của 2 giống đậu tương đen 64
3.21 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của hai giống đậu tương đen 65
3.22 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của hai giống đậu
tương đen 67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

3.1 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu tương
đen thí nghiệm 48
3.2 Hàm lượng Protein và Lipit của các giống đậu tương đen thí nghiệm 50
3.3 Ảnh hưởng của các mật độ đến năng suất lý thuyết và năng suất
thực thu của hai giống đậu tương đen 66





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương đen (Glycine max L. Merrill) là cây họ đậu thuộc vào
nhóm cây công nghiệp ngắn ngày và là cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao.
Trong thành phần hạt đậu tương đen có chứa 37 - 52% Protein. Protein trong đậu
tương đen chứa đầy đủ các loại axit amin cơ bản (Isoloxin, loxin, metionin,
phenilanin) và axit không thay thế (lysine, tryptophan). Bên cạnh Protein trong
hạt đậu tương đen còn chứa 11 - 21% lipit, 10-15 % gluxit, các vitamin (A, B1,
B2, B12, D, E), nhựa, sáp, các muối khoáng (Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S). Ngoài ra
trong thành phần vỏ đậu tương đen có chất anthocyanin, đây là một nguồn chất
chống oxy hóa và có thể loại các gốc tự do khỏi cơ thể (Aparicio và cs, 2005).
Trong lĩnh vực y học, đậu tương nói chung và đậu tương đen nói riêng còn
được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng đậu
tương đen làm thực phẩm chức năng và làm thuốc thảo mộc (Liao HF và cs, 2001).
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy đậu tương đen

có khả năng ức chế quá trình oxy hóa tốt hơn đậu tương vàng. Họ cho rằng do hàm
lượng cholesterone trong đậu tương đen thấp nên thường xuyên ăn đậu tương đen sẽ
làm giảm được nguy cơ về bệnh tim mạch (Takahashi R và cs, 2005).
Anthocyanin trong hạt đậu tương đen có hoạt tính sinh học tốt đối với con
người, vì vậy anthocyanin có khả năng giúp cơ thể chống và chữa một số bệnh
như: chống ung thư, chống oxi hóa, chống tia tử ngoại và chống viêm.
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho rằng vỏ đậu tương đen có chứa các
anthocyanin như: Cyanidin-3-glucoside và delphinnidin-3-glucoside…có tác
dụng làm giảm rối loạn tim mạch (Choung MG, 2001).
Đặc biệt hạt đậu tương đen có tác dụng rất tốt cho gan, thận, dạ dày và
ruột. Protein trong đậu tương đen dễ tiêu hóa hơn protein trong thịt và không có
các dạng axit uric nên tốt cho việc chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em và người
già. Trong đậu tương đen còn có chất lixinthin có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

sung sức, tăng trí nhớ, tái sinh các mô, làm cứng xương và tăng sức đề kháng của
cơ thể.
Ngoài các tác dụng như trên vì là cây thuộc bộ đậu nên đậu tương đen còn
có tác dụng cải tạo đất, góp phần tăng năng suất các cây trồng khác. Thân và lá
đậu tương đen được dùng làm thức ăn cho gia súc và làm phân xanh cải tạo đất
rất tốt.
Ở Việt Nam, các giống đậu tương đen được trồng tại một số vùng miền
núi phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, Sơn La, Lai Châu… tuy nhiên diện
tích chưa nhiều. Một vài năm gần đây do nhận thức được giá trị dinh dưỡng của
giống đậu tương đen nên diện tích đậu tương đen ngày càng được mở rộng hơn.
Mặc dù diện tích trồng đậu tương đen được mở rông nhưng trong sản xuất đậu
tương đen còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do các giống đang trồng có năng
suất thấp và các công trình nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh còn rất ít như: mật
độ, phân bón, thời vụ, thuốc bảo vệ thực vật … trong đó mật độ là một trong các
yếu tố thâm canh cơ bản để tăng năng suất cây trồng.

Chính vì vậy để góp phần xây dựng quy trình thâm canh cây đậu tương
đen chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh
hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển và năng suất một số giống đậu
tương đen tại Hoài Đức – Hà Nội”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài trên nhằm xác định được giống và mật độ gieo trồng
thích hợp cho đậu tương đen tại Hoài Đức – Hà Nội.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống
đậu tương đen trong điều kiện vụ hè thu tại Hoài Đức, Hà Nội.
- Đánh giá ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, chống chịu
và năng suất của hai giống đậu tương đen ĐaVN và Đa140.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp một số dẫn liệu khoa học về
đặc điểm nông sinh học của một số giống đậu tương đen và mật độ trồng thích
hợp của 2 giống đậu tương đen ĐaVN và Đa140 tại Hoài Đức, Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học hoặc chỉ đạo sản xuất đậu tương.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần đề xuất giống đậu tương đen có năng
suất cao vào sản xuất.
- Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng đậu tương đen trên đất
Hoài Đức – Hà Nội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giá trị sử dụng của đậu tương đen
Đậu tương đen là một giống cây họ đậu hiếm ở Trung Quốc. Từ thế kỷ thứ
hai trước công nguyên, đậu tương đen đã có trong thành phần của rượu thuốc để
chữa một số bệnh như: loại thải các độc tố ra khỏi cơ thể, chữa cảm lạnh và tăng
cường sức đề kháng cho các bà mẹ sau khi sinh.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc đậu tương đen có chứa một lượng chất
chống oxy hóa cao và có hiệu quả hơn trong việc giảm cholesterol so với đậu tương
vàng. Đậu tương đen chứa nhiều chất xơ, nhiều protein dễ tiêu hơn các loại đậu
khác. Đậu tương đen chứa lượng lớn vitamin B và chất chống oxy hóa, có khả năng
nuôi dưỡng và tăng sự đàn hồi cho làn da. Đậu tương đen cũng rất giàu vitamin E
được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm trắng da và giảm các đốm đồi mồi.
Ngoài ra đậu tương đen còn có hàm lượng sắt để bổ sung máu và năng lượng cần
thiết làm cho da hồng hào và mềm mại.
Trong thành phần đậu tương đen có chứa anthocyanin, có tác dụng phòng
chống ung thư, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ xơ cứng động mạch, giảm
cholesterol.
Isoflavone trong thành phần đậu tương đen được coi là chất chống oxy hóa
và giúp ngăn ngừa một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra Isoflavone giúp chuyển hóa lipit nhiều hơn và tiêu tốn năng lượng hơn làm
giảm cân, rất tốt cho những người bị bệnh béo phì.
Ở Nhật Bản, đậu tương đen được dùng để chế biến một số món ăn truyền
thống vào đầu năm mới.
Đậu tương đen được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Nước sốt
đậu tương đen được sử dụng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Inđonesia và trà
Kuromane (trà đậu tương đen) được sử dụng tại Nhật Bản. Đậu tương đen được lên
men tạo sản phẩm có tính cay, ngọt và hơi đắng dùng để chữa các bệnh như bồn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5


chồn, khó chịu và giúp cải thiện giấc ngủ.
Ở Inđonesia đậu tương đen được lên men tạo thành tempe (nước tương).
Tempe là sản phẩm truyền thống ở Inđonesia, tempe được dùng trong bữa ăn chính
và bữa ăn nhẹ.
Với giá trị sử dụng như trên, cây đậu tương đen xứng đáng là một loại cây
trồng hiện đại và có nhiều triển vọng.
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương đen và đậu tương trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu đậu tương đen trên thế giới
Đậu tương đen là một trong số cây trồng lâu đời tại Trung Quốc, Nhật Bản
và Hàn Quốc. Hiện nay, đậu tương đen cũng đã được trồng ở một số nước khác
như: Inđonesia, Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ, Canada
Ở Nhật Bản, đậu tương đen thường được gọi “Tamba đen”, “Namib đen”.
Đậu tương đen được trồng nhiều ở các tỉnh miền tây của Nhật Bản, đặc biệt là các
tỉnh Kyoto và Hyogo. Hai tỉnh này được coi là hai vùng có nguồn gốc thứ nguyên
của đậu tương đen ở Nhật Bản.
Năm 2007, tại Kinki thuộc Kyoto diện tích trồng đậu tương đen là 2,500 ha
chiếm 30% tổng diện tích trồng đậu trên toàn huyện. Ở tỉnh Hyogo đậu tương đen
được trồng luân canh với cây lúa, diện tích trồng đậu tương đen chiếm 600ha.
Từ năm 2007 đến năm 2009, ở Nhật Bản thực hiện dự án phát triển công
nghệ sản xuất đậu tương đen ổn định tại Kinki. Dự án đã xây dựng được hệ thống
để chuẩn đoán thời điểm cung cấp nước cho cây đậu tương đen dựa vào bức xạ mặt
trời, nhiệt độ không khí và nhu cầu nước của cây.
Ở Ấn Độ, đậu tương đen bắt đầu được nghiên cứu và chúng được trồng tại
các tỉnh miền trung.
Với những kết quả nghiên cứu về thành phần các chất quan trọng và công
dụng của đậu tương đen trên thế giới thì hãng sản xuất Unilever đã có các chương
trình khuyến khích người nông dân trồng đậu tương đen, chương trình được thực
hiện tại Inđonesia. Ban đầu đậu tương đen chỉ được trồng ở tây Java với diện tích
nhỏ. Hiện nay, Unilever đã có dự án trồng đậu tương đen ở nhiều nơi, có sự tham
gia của bảy hợp tác xã với 6.600 nông dân và 1.100 ha được trồng mới. Từ dự án

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

của Unilever, sản lượng đậu tương đen đã cung cấp 20-30% nhu cầu tiêu dùng trên
cả nước (Sinta Kaniawati và cs, 2009)
Từ năm 1918 đến năm 2012, Inddonessia đã công nhận sản xuất bảy giống
đậu tương đen. Hầu hết các giống mới này đều có thời gian sinh trưởng trung bình
(Muchlish Adie va cs, 2013).
Bằng phương pháp lai hữu tính tác giả M. Muchlish Adie, Gatut Wahyu AS,
Suyamto và Arifin đã chọn được giống Detam-1 và Detam-2. Giống Detam-1 được
chọn tạo và phát triển từ tổ hợp lai 9837/Kawi, giống được công nhận năm 2008.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Detam-1 có khả năng thích ứng rộng, chống chịu hạn
khá, hàm lượng protein 45,58%, thời gian sinh trưởng 82 ngày, khối lượng 1000 hạt
đạt 148,4g, năng suất tiềm năng 2,86 tấn/ha. Giống Detam-2 được chọn tạo và phát
triển từ tổ hợp 9837/Wilis, giống được công nhận năm 2008. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy Detam-2 có khả năng thích ứng rộng, hàm lượng protein 45,36 %,
thời gian sinh trưởng 82 ngày, khối lượng 1000 hạt đạt 135,4g , năng suất tiềm năng
2,96 tấn/ha (Muchlish Adie và cs, 2013).
Kết quả nghiên cứu của chương trình khuyến khích nghiên cứu cơ bản tại
Inđonesia đã chọn tạo ra hai giống đậu tương đen là Detam 3 Prida và Detam 4
Prida. Mục đích chọn tạo của hai giống là thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là
hạn hán. Giống Detam 3 Prida là con lai của giống W9837 với giống Cikuray, giống
đã được công nhận năm 2013, giống có tiềm năng năng suất lên đến 3,15 tấn/ha,
giống thuộc nhóm chín sớm, khối lượng 1000 hạt đạt 118g. Giống Detam 4 Prida là
giống lai giữa giống W9837 và 100H-236, thời gian sinh trưởng 76 ngày, khả năng
chống bệnh gỉ sắt khá, khối lượng 1000 hạt 110g, tiềm năng năng suất đạt 2,98
tấn/ha (Muchlish Adie và cs, 2013).
Ngoài những nước ở châu Á thì một số nước ở châu Mỹ cũng bắt đầu tiến
hành nghiên cứu, chọn tạo giống đậu tương đen cho năng suất cao và chất lượng tốt,
phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Sau 14 năm nghiên cứu tác giả Eric Richter
chọn tạo giống đậu tương đen cho Canada từ tập đoàn giống nhập nội. Kết quả

nghiên cứu đã chọn tạo được giống Black Pearl, giống cho năng và chất lượng cao
rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của Canada. Hiện nay giống được công ty
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

PRO Seeds of Canada đưa vào sản xuất với diện tích lớn (Carolyn King, 2012).
Một nghiên cứu động vật của các nhà nghiên cứu tiến hành tại đại học
Shizuoka Nhật Bản và công ty chế biến thực phẩm Fujicco cho thấy đậu tương đen
có hiệu quả hơn so với đậu tương vàng trong việc ngăn ngừa các triệu chứng mãn
kinh. Nghiên cứu cho thấy những con chuột mãn kinh hoặc loại bỏ buồng trứng khi
ăn đậu tương đen đã làm giảm lượng cholesterol trong máu nhiều hơn khi ăn đậu
tương vàng. Sau bốn tuần, những con chuột mãn kinh ăn đậu tương đen giảm 31%
lượng cholesterol và những con chột mãn kinh ăn đậu tương vàng chỉ giảm được
16% lượng cholesterol trong máu.
Theo nghiên cứu của XuB, Chang SK (2008), trong đậu tương đen tổng hàm
lượng phenol, axit phenolic, anthocyanin và isoflavone cao làm giảm quá trình oxy
hóa. Đậu tương đen được sử dụng như thành phần tăng cường sức khỏe.
Kết quả nghiên cứu của Yasumasa Okazaki (2010), về nước giải khát được
làm từ quá trình lên men axit citric của đậu tương đen cho thấy: uống nước giải khát
10ml/1kg khối lượng cơ thể trước khi điều trị 30 phút sẽ duy trì hoạt động của các
enzym chống oxy hóa thận lâu hơn đáng kể so với không uống.
Hoạt tính kháng virus bệnh đường hô hấp ở người được tìm thấy trong dịch
chiết từ đậu tương đen đây là kết quả nghiên cứu của tác giả Yamai M và cs (2003).
Cũng theo nghiên cứu này hoạt tính kháng virus được tìm thấy từ lá mầm của hạt
đậu tương đen.
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương trên thế giới
Hiện nay, các nghiên cứu cây đậu tương trên thế giới được thực hiện bởi các
tổ chức nghiên cứu quốc tế và các chương trình như: chương trình nghiên cứu đậu
tương Quốc tế (INTSOY), Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Australia
(ACIAR), Viện Quốc tế nông nghiệp nhiệt đới (IITA), mạng lưới đậu đỗ và ngũ cốc
Châu Á (CLAI), Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau mầu Châu Á (AVRDC).

Các hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung về giống và kỹ thuật canh tác hợp lý để
đậu tương đạt năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu với điều kiện bất lợi của
môi trường (sâu bệnh, hạn hán, ngập úng, chua, mặn, phèn,…).
Nguồn gen đậu tương được lưu giữ chủ yếu ở 15 nước trên thế giới: Đài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Triều
Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Liên Xô (cũ) với tổng số 45.038 mẫu
(Trần Đình Long, 2000).
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC) đã thiết
lập hệ thống đánh giá (Soybean - Evaluation trial - Aset) giai đoạn 1 đã cung cấp
được trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước Nhiệt Đới và Á Nhiệt
Đới. Kết quả đánh giá giống của Aset với các giống đậu tương là đã đưa vào trong
mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 2006). Ví dụ,
giống đậu tương AK 03 có nguồn gốc từ giống nhập nội G2261, giống đã được
công nhận chính thức cho sản xuất từ năm 1998 ở Việt Nam, giống BPT – SyT6
năm 1990 tại Philipines, giống Kaohsung N3 năm 1991 tại Đài Loan, giống KPS
292 năm 1992 tại Thái Lan (Hội thảo Biên Hoà, 1996).
Giống đậu tương không có phản ứng với chu kỳ ánh sáng thường ít được sử
dụng ở các nước trồng nhiều đậu tương trên thế giới, do những giống này thường có
thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao cây thấp. Nhưng nhiều vùng trồng đậu tương
chịu ảnh hưởng của lượng mưa thiếu hụt, phân bố không đều và thiếu nước tưới sử
dụng giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn là phù hợp. Kết quả nghiên cứu
tại vùng không có tưới ở Pakistan, với 4 giống đậu tương có thời gian sinh trưởng từ
97 – 122 ngày cho thấy: ở thời vụ bình thường năng suất của giống đậu tương (Lee,
Williams, Bragg, Wood Worth) Lee là thấp nhất, trong khi ở thời vụ muộn hơn thì
giống Williams đạt cao nhất và giống Bragg thấp nhất. Giống đậu tương đậu tương
Bragg và Lee có TGST trên 120 ngày bị ảnh hưởng của khô hạn trong thời gian
hình thành quả mẩy do nguyên nhân của lượng mưa phân bố không đều. Bởi vậy,
giống đậu tương Williams, Wood Worth có thời gian sinh trưởng từ 97 – 101 ngày

là thích hợp ở vùng khô hạn của Pakistan.
Những tiến bộ về năng suất đậu tương của Mỹ, Brazil, Argentina nhờ có
thành công trong nghiên cứu và sử dụng giống đậu tương mới. Nghiên cứu cho thấy
năng suất của giống đậu tương mới có thể cao hơn 44% so với giống đậu tương cũ
và giống đậu tương mới có tính kháng tuyến trùng có năng suất cao hơn 18% so với
giống đậu tương mới nhạy cảm, thí nghiệm được nghiên cứu tại 3 địa điểm với 6
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

giống đậu tương tại vùng miền đông Iowa của nước Mỹ (Jason L. De Bruin and
Palle Pedersen, 2008).
Đã có nhiều thành công trong việc xác định các dòng giống tốt, có tính ổn
định và khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. Với 5 giống
đậu tương thu được ở 7 địa điểm trong thời gian 6 năm, cho thấy: Các giống có tính
thích ứng rộng về không gian nhưng lại nhạy cảm về thời gian, một số giống được
xác định là thích ứng rộng đối với năm trồng nhưng lại thích ứng hẹp đối với địa
điểm trồng.
Ở Mỹ, đến năm 1893 đã có trên 10.000 mẫu giống đậu tương thu thập được
từ các nơi trên thế giới. Giai đoạn 1928 – 1932 trung bình mỗi năm nước Mỹ nhập
nội trên 1.190 dòng, giống từ các nước khác nhau. Hiện nay đã đưa vào sản xuất
trên 100 dòng, giống đậu tương, đã lai tạo ra một số giống có khả năng chống chịu
tốt và thích ứng rộng như: Amsoy 71, Lee 36, Clark 63, Herkey 63. Hướng chủ yếu
của công tác nghiên cứu chọn giống là sử dụng các tổ hợp lai, giống nhập nội, thuần
hoá trở thành giống thích nghi với từng vùng sinh thái, đặc biệt là nhập nội để bổ
sung vào quỹ gen. Mục tiêu của công tác chọn giống ở Mỹ là chọn ra những giống
có khả năng thâm canh, phản ứng với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện
ngoại cảnh bất thuận, hàm lượng protein cao, dễ bảo quản và chế biến.
Ngoài ra Mỹ cũng là nước có nhiều thành tựu trong nghiên cứu phát triển
đậu tương, với 560 mẫu giống đậu tương hoang dại và 9.861 mẫu giống trồng.
Nguồn vật liệu phong phú này đã giúp Mỹ gặt hái nhiều thành công trong chọn tạo
giống đậu tương mới theo hướng năng suất cao và chống chịu sâu bệnh hại. Đặc

biệt, bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học (chuyển gen, kỹ thuật phân tử, dung
hợp tế bào trần, tái tổ hợp…) và đột biến, các nhà khoa học Mỹ đã chọn tạo thành
công các giống đậu tương mới có năng suất, chất lượng và chống chịu với điều kiện
bất lợi của môi trường. Cụ thể, như giống đậu tương kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate.
Tương tự, tại Úc đã áp dụng kỹ thuật công nghệ tế bào để phân lập được gen chịu
hạn thành công.
Trên thế giới hiện có khoảng 17.000 mẫu giống đậu tương được lưu giữ ở
trên 70 quốc gia. Có rất nhiều mẫu giống trong các tập đoàn này đã được thuần hóa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

phục vụ trực tiếp cho sản xuất, trong đó có khoảng 30% mẫu giống được sử dụng
trrong nghiên cứu và lai tạo. Chỉ có khoảng 10 mẫu giống dại được xem là mẫu
giống đậu tương có thể dùng được vì đậu tương dại rất khó kết hợp thành công
trong lai tạo giống.
Đài Loan bắt đầu chương trình chọn tạo giống đậu tương từ năm 1961
và đã
đưa vào sản xuất các giống Kaoshing 3, Tai nung 3, Tai nung 4 cho
năng suất cao
hơn giống khởi đầu và vỏ quả không bị nứt. Đặc biệt giống Tai nung 4 được dùng
làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác
nhau như trạm thí nghiệm Major (Thái Lan), Trường Đại học Philipine (Vũ Tuyên
Hoàng và các cs, 1995).
Sự phát triển của kỹ thuật công nghệ sinh học tạo ra những giống đậu tương
mới thông qua kỹ thuật chuyển gen đã góp phần tăng năng suất, giảm chi phí sản
xuất đậu tương ở nhiều quốc gia trên thế giới. Diện tích trồng giống đậu tương
chuyển gen chiếm khoảng 98% ở Argentina, 92% ở Mỹ và 64% ở Brazil, sử dụng
giống đậu tương chuyển gen đã giảm chi phí sử dụng thuốc trừ cỏ là 28% ở Mỹ,
20% ở Argentina và 4% ở Brazil, giảm giá thành sản xuất từ 24 – 88 USD/ha trong
năm 2008 (ICRISAT, 2010).
Trung Quốc trong những năm gần đây đã tạo ra nhiều giống đậu tương mới.

Bằng phương pháp đột biến thực nghiệm đã rạo ra giống Tiefeng 18 do xử lý tia
gamma có khả năng chịu được phèn cao, không đổ, năng suất cao, phẩm chất tốt.
Giống Heinoum N06, Heinoum N016 xử lý tia gamma có hệ rễ tốt, lóng ngắn,
nhiều cành, chịu hạn và khả năng thích ứng rộng.
Kết quả nghiên cứu của L.Z Wang, R.J.Zhao, X.G.Ye, Y.Q.Fu, Q.S.Yan,
Q.Li, 2009). Lai tạo giống đậu tương siêu cao sản tại Trung Quốc đã chọn ra được
những giống có năng suất cao như Xindadou No.11 (5.956,2 kg/ha) tại Tân Cương
1999, Zhong huang 25 (5.577 kg/ha) tại Shihezi, Tân Cương 2007, Zhong huang 13
(4.686 kg/ha) tại Thiểm Tây năm 2005 và (4.835 kg/ha) tại Hà Nam năm 1999.
Phân tích di truyền cho thấy sự tương quan có ý nghĩa (r = 0,56-0,71) giữa khối
lượng hạt và số quả trên cây với năng suất. Các nhà chọn giống đã sử dụng các
giống đậu tương có năng suất cao, số quả và số hạt trên cây nhiều và chống đổ tốt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

để lai tạo giống (trích theo Nguyễn Văn Thắng, 2010)
Nghiên cứu của M.F.A.Malik, A.S. Qureshi, M.R Khan, M.Ahrat, 2009 về da
dạng di truyền của các mẫu giống đậu tương có nguồn gốc khác nhau (từ 5 nước
Pakistan, Mỹ, AVRDC, Nhật Bản và Bắc Triều Tiên) bằng sử dụng chỉ thị RAPD,
nhóm nghiên cứu ở Pakistan kết luận: đa dạng di truyền giữa kiểu gen đỗ tương
Pakistan có thể có ích cho các nhà chọn giống lai tạo trong các trương trình chọn giống
và mở rộng nền tảng di truyền. Dự án hợp tác nghiên cứu giữa Nhật Bản và Trung
Quốc về nguồn gen đậu tương từ năm 2001- 2003 đã đánh giá 3012 nguồn gen đậu
tương, cho thấy nguồn gen đậu tương của vùng Đông Bắc Trung Quốc có sự đa dạng
lớn và tiềm năng lớn làm vật liệu chọn tạo giống (trích theo Nguyễn Văn Thắng, 2010).
Đánh giá khả năng chịu úng giai đoạn làm hạt và nhận biết mẫu giống đậu
tương bản địa và mẫu giống đậu tương sản xuất ở Châu Á, nhóm nghiên cứu ở Đại
học Nông nghiệp Nam Ninh, Trung Quốc đã thực hiện trên tổng số 350 giống đã
được công nhận ở Trung Quốc và 15 nước Châu Á khác cho mục đích chọn giống.
Kết quả cho thấy mức độ chịu úng của quần thể các giống đậu tương đã được công
nhận ở Châu Á tương đương với giống bản địa của Trung Quốc nhưng thấp hơn

quần thể đậu tương hoang dại Trung Quốc. Bốn giống đậu tương chịu úng tốt đã
được sàng lọc và sử dụng để mở rộng nền di truyền trong lai tạo chọn giống chịu
úng của Trung Quốc (trích theo Nguyễn Văn Thắng, 2010).
Sàng lọc trong nhà lưới và kiểm tra trên đồng ruộng 21 kiểu gen đậu tương
có nguồn gốc từ Đông Nam Á về khả năng chịu úng, các nhà nghiên cứu Việt Nam
và Mỹ đã chọn ra được ba kiểu gen đậu tương chịu úng là DVN2, Nam Vang và
ATF15-1. Các dòng đậu tương này cung cấp nguồn di truyền mới để cải tiến di
truyền đậu tương chịu úng.
Trong khoảng 600 giống đậu tương được đưa ra sản xuất ở vùng Đông Bắc
Trung Quốc vào cuối của thế kỷ trước. Mặc dù, 56 năm qua đậu tương có sự thay
đổi hàm lượng protein và hàm lượng dầu nhưng các giống đậu tương hiện đại có
cường độ quang hợp cao hơn, chiều cao cây giảm đi đã tăng sức đề kháng bệnh và
sâu so với giống đậu tương cũ, trung bình năng suất di truyền của đậu tương tăng
0,58%/năm (Jian Jin và cs, 2010).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

Gần đây một số nước nông nghiệp tiên tiến đã ứng dụng chỉ thị phân tử
trong chọn tạo giống. Mỹ đã nghiên cứu thành công chuyển gen tạo ra vật liệu chọn
giống ở đậu tương. Úc đã áp dụng công nghệ tế bào để phân lập được gen chịu hạn
thành công.
Kết quả nghiên cứu của Petre M. Gresshoff, công nghệ sinh học và kiểu gen
chức năng đồng hành với sinh lý học, sinh học và chọn tạo giống để nghiên cứu cải
tiến giống đậu tương nhiều hạt, chất lượng hạt cao và giá thành rẻ. Trường đại học
Qeensland, Úc đã cập nhật các công cụ nghiên cứu gen. Nhiều QTLs điều khiển các
cặp tính kháng bệnh, cấu trúc rễ, hàm lượng dầu và Protein đã được phát hiện liên
kết với phân tử chỉ thị đồng trội cho phép chọn tạo giống thông minh. Bản đồ phân
tử đậu tương đã được thiết lập ở tất cả các vị trí của 1110 megabase bộ gen. Có thể
thương mại hóa “Affymetrix genechip” để phân tích 37000 gen đậu tương đồng thời
với dịch vụ tại Trung tâm hội đồng nghiên cứu của Úc của Trường để đo đếm kiểu
gen nhanh của các bộ phận cây khác nhau trong các điều kiện môi trường và giai

đoạn phát triển khác nhau. Tại Trung tâm này đã thành công trong việc nhân vô tính
(cloning) vị trí đầu tiên của bất cứ gen đậu tương nào (Peter M. Gresshoff, 2007).
Những nghiên cứu mới nhất của các nước trên thế giới trong việc chọn tạo
giống chỉ ra rằng không chỉ sử dụng phương pháp truyền thống (lai hữu tính) nhằm
mục đích tăng năng suất mà còn tập trung vào những nghiên cứu hiện đại như công
nghệ sinh học, công nghệ gen nhằm chọn tạo ra giống có chất lượng cao, kháng
bệnh tốt, chống chịu với điều kiện bất thuận (chịu úng, chịu hạn…). Ngoài ra còn
có các nghiên cứu về biện pháp canh tác như luân canh, mật độ, phân bón, thời vụ
gieo trồng … có tác dụng làm tăng năng suất đậu tương đáng kể. Tiềm năng nâng
cao năng suất đậu tương còn rất lớn.
Kỹ thuật đột biến cũng đã được áp dụng rộng rãi để tạo ra các dòng/giống
đậu tương có năng suất cao, có thời gian sinh trưởng ngắn và thích ứng với điều
kiện sinh thái rộng . Còn phương pháp chọn giống truyền thống mất nhiều thời gian
để chọn được các tính trạng mong muốn qua các thế hệ.
Hiện nay, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về phương diện sinh lý, hóa
sinh, di truyền đặc biệt các cơ chế chống chịu (ngoại cảnh bất lợi, sâu bệnh), các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng hạt nhằm phát triển diện tích gieo trồng cũng
như nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng đậu tương.
Các nghiên cứu về cây trồng chuyển gen đã xác định được 1 gen Arabidopsis
1-pyrroline-5-carboxylate synthase gene, P5CR, có khả năng chịu hạn. Với việc xác
định được gen chịu hạn này sẽ hứa hẹn tạo ra được giống đậu tương chịu hạn trong
tương lai. Kết hợp gen chịu hạn với các đặc điểm sinh lý và sinh hóa là xu hướng để
chọn tạo giống đậu tương chịu hạn hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp truyền thống
là xác định và dùng những đặc điểm nông học, hình thái của cây đậu tương liên
quan đến tính chịu hạn, cùng với các kỹ thuật đánh giá khả năng chịu hạn thích hợp
như gây hạn nhân tạo với mái che di động, huấn luyện cây chịu hạn, ô thiếu hụt
nước, hệ thống thẩm kế tự động luân phiên để đo lượng nước bốc hơi và sinh trưởng
của cây, cũng đang được dùng trong chọn tạo giống đậu tương chịu hạn và đánh giá

tính chịu hạn của cây.
Điều chỉnh mật độ trồng đậu tương là một biện pháp tối ưu thông qua mối
quan hệ tương tác giữa kiểu gen và môi trường để đạt năng suất cao. Tuy nhiên,
giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn không bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố
thời vụ và vĩ độ, vì vậy để có tiềm năng năng suất tối đa thì cần được gieo trồng với
mật độ cao hơn.
Kết quả nghiên cứu của Sanders J. L. (1986), mật độ trồng đậu tương 369000
cây/ha, khi tăng liều lượng phân bón lên gấp đôi thì năng suất của đậu tương tăng ở
trường hợp có tưới. Mật độ trồng 533000 cây/ha, năng suất của đậu tương cũng chỉ
tăng ở công thức có tưới và với mật độ 738000 cây/ha hoặc cao hơn thì năng suất
đậu tương giảm.
Theo tác giả Jacson K. Norsworthy and Emerson R. Shipe (2005), mật độ và
khoảng cách hàng trồng đậu tương phụ thuộc vào thời vụ và điều kiện môi trường.
Năng suất của đậu tương có 14 – 57% được tạo ra từ cành, nhưng cũng có thể chiếm
47 – 74% nếu như được trồng trong điều kiện hàng rộng.
Công trình nghiên cứu của Jason L. De Bruin and Palle Pedersen (2008) cho
thấy, khoảng cách hàng trồng không ảnh hưởng đến tính trạng khối lượng 1000 hạt
và thời gian sinh trưởng nhưng ảnh hưởng đến chiều cao cây, phân cành và năng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

suất của đậu tương. Nghiên cứu cho thấy đậu tương trồng ở khoảng cách hàng hẹp
(38 cm), năng suất đậu tương đạt 4,64 tấn/ha cao hơn 248 kg/ha so với khoảng cách
hàng rộng (76 cm) và mật độ gieo tốt nhất để khi thu hoạch đạt 462.000 cây/ha.
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả, giống đậu tương G2261 trồng trong
mùa khô với mật độ 300000 cây/ha ở khoảng cách hàng hẹp (25 cm), năng suất đạt
2,65 tấn/ha sai khác so với trồng ở khoảng cách hàng rộng (50 cm) năng suất đạt
2,43 tấn/ha. Nhưng trồng ở khoảng cách hàng hẹp với mật độ 600000 cây/ha, năng
suất cũng chỉ đạt 2,75 tấn/ha.
Ở Đài Loan, trong vụ xuân với giống đậu tương có thời gian sinh trưởng 100
– 120 ngày hoặc phải là giống đậu tương phải chín trước khi trồng lúa mùa, nông

dân ứng dụng kỹ thuật trồng theo hàng với khoảng cách 40 – 50 cm, khối lượng hạt
giống thường sử dụng 100 – 120 kg/ha.
Kết quả nghiên cứu của Cober và các cs (2005) cho biết khi gieo đậu tương ở
mật độ cao, cây đậu tương thường tăng chiều cao cây, dễ bị đổ ngã và chín sớm
hơn. Đây là nguyên nhân chính làm giảm năng suất hạt đậu tương.
Khi nghiên cứu về đặc điểm nông học cây đậu tương trong điều kiện có tưới
và cải tiến giống đậu tương ở miền Nam bang New South Wales và Bắc Victoria cho
thấy: giống cho năng suất cao nhất trong 32 dòng/ giống thí nghiệm năm 2005-2006
là Djakal (4,99 tấn/ha ở điểm Katandra và trung bình ở 4 điểm đạt 4,11 tấn/ha). Thời
gian sinh trưởng của giống Djakal từ 99-129 ngày và của F148-4 từ 100-129 ngày.
Năng suất trung bình từ năm 2001-2006 của Djakal là 4,02 tấn/ha, giống Snowy 3,64
tấn/ha và giống Empyle 3,58 tấn/ha. Về thời vụ và mật độ gieo của 3 giống Djakal,
Bowyer và F148-4 thì giống Djakal cho năng suất cao nhất 3,7-4,1 tấn/ha ở cả hai
thời vụ gieo 24 tháng 11 và 20 tháng 12 năm 2005 với cả 3 mật độ (2,4 dài hàng, 1,83
rộng luống x (30,45 và 60 cây/m
2
)), (Luke Gaynor và cs, 2007).
1.3. Một số nghiên cứu đậu tương đen và đậu tương ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu đậu tương đen ở Việt Nam
Đậu tương đen trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ lâu đời. Tuy
nhiên diện tích trồng chưa nhiều, chỉ rải rác tại các hộ gia đình nên năng suất rất
thấp. Một trong những nguyên nhân của năng suất thấp là công tác chọn giống và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

biện pháp kỹ thuật cho đậu tương đen chưa được nghiên cứu.
Hiện nay Trung tâm Tài nguyên thực vật đã thu thập được nhiều nguồn gen
đậu tương đen tại các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai
Châu, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn ngoài ra còn có nguồn gen đậu tương
đen nhập nội được đánh giá và nghiên cứu.
Bảng 1.1. Kết quả thu thập một số giống đậu tương đen ở Việt Nam

từ năm 2011-2013
TT Địa điểm thu thập Số giống Diện tích (ha) Ghi chú
A Giống đậu tương
1 Sơn La 6 10
Đã đánh giá vụ xuân
2012 và xuân 2013
2 Lai Châu 2 2
Đã đánh giá vụ xuân
2012
3 Lào Cai 3 5
Đã đánh giá vụ xuân
2013 và xuân 2013
4 Cao Bằng 4 5
Đã đánh giá vụ xuân
2012 và xuân 2013
5 Bắc Kạn 3 2
Đã đánh giá vụ xuân
2013
6 Quảng Ninh 10 15
Đã đánh giá vụ xuân
2013
7 Bắc Giang 5 4 Chưa được đánh giá
B Giống nhập nội
1 Hàn Quốc 122 40
Đã đánh giá vụ xuân
2012 và xuân 2013
2 Nhật Bản 50 20
Đã đánh giá vụ xuân
2012 và xuân 2013
3 Liên Xô 8 10

Đã đánh giá vụ xuân
2012 và xuân 2013
Nguồn: Số liệu thu thập, thống kê của Trung tâm Tài nguyên thực vật (2011-2013)

×