Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít bắt mồi eocanthecona furcellata (wolff) trên rau cải bắp vụ đông xuân 2013 - 2014 tại quảng yên, quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 92 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




TRỊNH THỊ NGA



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
HỌC CỦA LOÀI BỌ XÍT BẮT MỒI Eocanthecona furcellata
(Wolff) TRÊN RAU CẢI BẮP VỤ ĐÔNG XUÂN 2013-2014
TẠI QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, NĂM 2014

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




TRỊNH THỊ NGA


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
HỌC CỦA LOÀI BỌ XÍT BẮT MỒI Eocanthecona furcellata
(Wolff) TRÊN RAU CẢI BẮP VỤ ĐÔNG XUÂN 2013-2014
TẠI QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số : 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐẶNG THỊ DUNG


HÀ NỘI, NĂM 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một luận văn nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên


Trịnh Thị Nga
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Đặng
Thị Dung đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết
báo cáo tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ công
nhân viên trường ĐHNN Hà Nội, những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ phòng kỹ thuật ứng dụng khoa học
công nghệ, chi cục bảo vệ thực vật Quảng Ninh; Phòng, Côn trùng học Thực
nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, và nhiều bạn đồng nghiệp khác đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp những người đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian hoàn
thành báo cáo.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và yêu cầu đề tài 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Yêu cầu 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài bọ xít bắt mồi và loài bọ xít bắt mồi
Eocanthecona furcellata (Wolff) 4

1.1.2. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái BXBM 5
1.1.3. Các nghiên cứu về loài Eocanthecona furcellata (Wolff) 6
1.1.4. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài Eocanthecona furcellata
(Wolff) 8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 9
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài BXBM 9
1.2.2. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học BXBM 10
1.2.3. Các nghiên cứu về loài Eocanthecona furcellata (Wolff) 14
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 16
2.1.3. Dụng cụ nghiên cứu 16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
2.3. Nội dung nghiên cứu 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu 17
2.4.1. Điều tra thành phần thiên địch (bọ xít bắt mồi) trên rau cải bắp vụ đông
xuân 2013-2014 tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 17
2.4.2. Điều tra diễn biến mật độ loài bọ xít bắt mồi E. furcellata và mật độ sâu tơ trên
ruộng rau cải bắp vụ đông xuân 2013-2014 tại Quảng Ninh 17
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của BXBM E. furcellata 18
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ xít bắt mồi E. furcellata 19
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của bọ xít bắt mồi E.
furcellata 20
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp tính toán 22
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 23
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

3.1. Mức độ phổ biến của các loài bọ xít bắt mồi trên cây cải bắp vụ đông xuân
năm 2013-2014 tại Quảng Yên, Quảng Ninh 24
3.2. Diễn biến mật độ của tập hợp các loài BXBM và loài E. furcellata trên rau
cải bắp vụ đông xuân năm 2013-2014 25
3.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài bọ xít bắt mồi E. furcellata trên sâu
tơ hại cải bắp 34
3.4. Một số đặc điểm sinh học của loài bọ xít bắt mồi E. furcellata trên sâu tơ
hại cải bắp 37
3.4.1. Vòng đời của loài bọ xít bắt mồi E. furcellata 37
3.4.2. Sức đẻ trứng của trưởng thành E. furcellata 38
3.4.3. Tỷ lệ nở của trứng 39
3.4.4. Thời gian sống của trưởng thành và tỷ lệ giới tính của loài E. furcellata 40
3.4.5. Tỷ lệ sống sót của của thiếu trùng BXBM E. furcellata 41
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.5. Một số đặc điểm sinh thái học của loài bọ xít hoa bắt mồi E. furcellata trên
sâu tơ hại cải bắp 42
3.5.1. Nghiên cứu khả năng ăn mồi của bọ xít hoa bắt mồi E. furcellata 42
3.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng ăn mồi của bọ xít
E. furcellata 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
Kết luận 50
Kiến nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 56








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Mức độ phổ biến của các loài bọ xít bắt mồi trên cây cải bắp vụ đông
xuân năm 2013-2014 tại Quảng Yên, Quảng Ninh 24
3.2 Diễn biến mật độ của tập hợp các loài BXBM trên rau cải bắp vụ
đông xuân 2013-2014 tại Quảng Yên, Quảng Ninh 26
3.3 Diễn biến mật độ loài bọ xít bắt mồi E. furcellata trên rau cải bắp vụ
đông xuân 2013-2014 tại Quảng Yên, Quảng Ninh 27
3.4 Biến động số lượng của bọ xít bắt mồi E. furcellata và loài sâu tơ trên
rau cải bắp vụ đông xuân 2013-2014 tại Quảng Yên, Quảng Ninh 30
3.5 Ảnh hưởng của phun thuốc trừ sâu 2 lần đến mật độ BXBM E.
furcellata trên rau cải bắp vụ đông 2013 tại Quảng Yên, Quảng Ninh 33
3.6 Kích thước các pha phát dục của loài E. furcellata 35
3.7 Vòng đời của loài BXBM E. furcellata trong điều kiện phòng thí
nghiệm (nhiệt độ 15.9- 21.7
o
C và ẩm độ 75-97 %) 37
3.8 Sức đẻ trứng của trưởng thành loài bọ xít hoa bắt mồi E. furcellata
(nhiệt độ 15.9 – 21.7
o
C và ẩm độ 75-97 %) 39
3.9 Tỷ lệ nở của trứng của loài bọ xít hoa bắt mồi E. furcellata 40

3.10 Thời gian sống của trưởng thành và tỷ lệ giới tính của loài bọ xít hoa
bắt mồi E. furcellata trong phòng thí nghiệm 40
3.11 Tỷ lệ sống sót của bọ xít bắt mồi E. furcellata 41
3.12 Phổ vật mồi của loài bọ xít bắt mồi E. furcellata trên cây rau vụ Đông
xuân năm 2013-2014 tại Quảng Ninh 43
3.13 Ảnh hưởng tuổi của vật mồi (sâu tơ P. xylostella) đến khả năng ăn
mồi của bọ xít hoa E. furcellata trong phòng thí nghiệm (nhiệt độ
15.9- 21.7
o
C và ẩm độ 75-97 %) 43
3.14 Khả năng ăn mồi của thiếu trùng loài bọ xít E. furcellata đối với sâu
tơ P. xylostella trong phòng thí nghiệm (nhiệt độ 15.9- 21.7
o
C và ẩm
độ 75-97 %) 44
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

3.15 Khả năng ăn mồi của trưởng thành loài bọ xít hoa bắt mồi E.
furcellata đối với sâu tơ P. xylostella trong phòng thí nghiệm 45
3.16 Ảnh hưởng của mật độ vật mồi đến khả năng ăn mồi của bọ xít E.
furcellata đối với sâu tơ P. xylostella trong phòng thí nghiệm 46
3.17 Khả năng chích hút một số vật mồi của loài E. furcellata trong phòng
thí nghiệm (nhiệt độ 15.9- 21.7
o
C và ẩm độ 75-97 %) 48















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên bảng Trang

3.1 Các loài bọ xít bắt mồi phổ biến trên cây cải bắp vụ đông xuân năm
2013-2014 tại Quảng Yên, Quảng Ninh 25
3.2 Diễn biến mật độ của tập hợp các loài BXBM và loài E. furcellata
trên rau cải bắp vụ đông xuân 2013-2014 tại Quảng Yên, Quảng Ninh 28
3.3 Mối quan hệ số lượng giữa loài bọ xít bắt mồi E. furcellata và loài
sâu tơ P. xylostella trên rau cải bắp vụ đông xuân 2013-2014 tại
Quảng Yên, Quảng Ninh 31
3.4 Tương quan mật độ giữa loài bọ xít bắt mồi E.furcellata (Wolff) và
loài sâu tơ P.xylostella trên cây cải bắp . 32
3.5 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu phun 2 lần đến mật độ BXBM
E. furcellata trên rau cải bắp vụ đông 2013 tại Quảng Yên, Quảng Ninh 34
3.6 Hình thái các pha của loài Eocanthecona furcellata Wolff,1801 36
3.7 Tỷ lệ sống sót của bọ xít hoa bắt mồi E.furcellata 42







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, sự tăng nhanh dịch hại trên cây rau cải bắp cả về mức độ và
phạm vi gây hại có liên quan với việc áp dụng các khoa học kỹ thuật tiến bộ như sử
dụng giống mới, mở rộng canh tác, sử dụng phân vô cơ và đặc biệt là lạm dụng
thuốc hóa học trừ sâu. Kiểm soát sâu hại nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng, sản
lượng cây trồng đồng thời bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm chất độc hóa học là
mục tiêu của mọi quốc gia. Chiến lược bảo vệ cây trồng không những cần phải đạt
được lợi ích kinh tế mà còn phải kết hợp hài hòa giữa sự an toàn về sinh thái, môi
trường, sức khỏe con người và vật nuôi.
Ngày nay, việc phòng trừ sâu hại trên cây rau cải bắp bằng biện pháp phun
thuốc hóa học rất phổ biến do có tác dụng nhanh, có thể nhìn thấy sâu hại chết ngay.
Tuy nhiên biện pháp này đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi
trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, hiện nay xu hướng chính trong việc phòng
trừ sâu hại trên cây rau cải bắp là tăng cường sử dụng biện pháp sinh học thay thế
biện pháp sử dụng thuốc hoá học trừ sâu. Đã có những nghiên cứu về biện pháp
sinh học trên rau cải bắp nhưng tập trung chủ yếu vào việc đánh giá hiệu lực của các
chế phẩm sinh học (biotrol, Entobacterin, V-BT) để trừ sâu tơ. Xu hướng đang được
ưu tiên, quan tâm và ứng dụng rộng rãi là bảo vệ, duy trì và lợi dụng các loài thiên
địch, đồng thời nghiên cứu các biện pháp nhân nuôi, lây thả chúng ra ngoài đồng

ruộng để kiểm soát sâu hại. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số thành công
trong nghiên cứu bảo vệ, duy trì, lợi dụng và nhân thả một số loài côn trùng bắt
mồi trong việc phòng trừ sâu hại cây rau cải bắp như loài bọ xít cổ ngỗng Sycanus
falleni, Sycanus croceovittatus, loài bọ xít nâu Coranus fucipennis, loài bọ xít 2
viền trắng Andrallus spinidens vv ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam (Vũ Quang
Côn và Trương Xuân Lam , 2004).
Cây cải bắp (Brassica oleracea L var. capitata.) thuộc rau họ hoa thập tự là
một loại rau có nhiều giá trị dinh dưỡng, chiếm một tỷ trọng cao nhất trong rau vụ
đông xuân ở nước ta. Đây cũng là loại cây trồng thường bị nhiều loại sâu bệnh gây
hại mà nông dân thường phải phun nhiều thuốc BVTV nhất, làm cho sản phẩm rau
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng (Nguyễn Trường Thành, 2004). Cây
rau cải bắp có thời gian sinh trưởng ngắn, được trồng gối vụ và thu hoạch rải rác
thành từng đợt không tập trung, cùng với các đặc điểm của nhóm rau này có thân, lá
mềm yếu và chứa nhiều chất dinh dưỡng, kết hợp với khí hậu nóng ẩm của nước ta
nên bị nhiều loài sâu phá hại như sâu xanh bướm trắng Pieris rapae, sâu tơ Plutella
xylostella, sâu khoang Spodoptera litura, rệp xám Brevicoryne brassicae, bọ nhảy
Phylotreta striolata,… Các loài sâu này gây hại từ đầu vụ đến cuối vụ làm tổn thất
nặng nề cho nghề trồng rau ở đây, một số nơi năng suất chỉ còn đạt 8 - 10 tạ/ha. Hầu
hết nhóm thiên địch bắt mồi ăn thịt chúng có kiểu sống bắt mồi ở cả pha trưởng
thành và thiếu trùng, do đó mỗi một cá thể của loài bắt mồi trong cả đời có thể tiêu
diệt được một lượng lớn các thể thể sâu hại. Trong các loài thiên địch bắt mồi thì
loài bọ xít bắt mồi Eocanthecona furcellata là loại côn trùng đa thực, cả thiếu trùng
và trưởng thành đều là loài rất phàm ăn, thức ăn của bọ xít E. furcellata thường là các
loài sâu hại nguy hiểm cho cây trồng như: Sâu tơ Plutella xylostella, sâu đo xanh
(Anomis flava), sâu khoang (S. litura) (Phạm Văn Lầm, 2004). Để góp phần giảm thiểu
ảnh hưởng của việc phun thuốc hóa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển các
vùng trồng rau an toàn cho Quảng Yên nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung và có

các dẫn liệu về những kẻ thù tự nhiên của sâu hại, vai trò của các loài bắt mồi trong
việc hạn chế tối đa số lượng của các loài sâu hại, các đặc điểm sinh học sinh thái của
những loài côn trùng bắt mồi nói chung và loài bọ xít bắt mồi Eocanthecona furcellata
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái
học của loài bọ xít bắt mồi Eocanthecona furcellata (Wolff) trên rau cải bắp vụ đông
xuân 2013-2014 tại Quảng Yên, Quảng Ninh”.
2. Mục đích và yêu cầu đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở điều tra nắm được thành phần bọ xít bắt mồi trên rau cải bắp;
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò điều hòa số lượng của bọ xít
bắt mồi Eocanthecona furcellata (Wolff) đối với sâu tơ Plutella xylostella vụ đông
xuân 2013-2014 tại Quảng Yên, Quảng Ninh; Từ đó đề xuất biện pháp phòng chống
sâu tơ trên rau cải bắp theo hướng thân thiện với môi trường, nhằm mang lại hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

2.2. Yêu cầu
+ Điều tra nắm được thành phần bọ xít bắt mồi trên rau cải bắp Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh vụ Đông xuân 2013-2014.
+ Nghiên cứu xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít bắt
Eocanthecona furcellata (Wolff) ăn sâu tơ hại cải bắp vụ đông xuân 2013-2014 tại
Quảng Yên, Quảng Ninh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung các dẫn liệu khoa học về thành phần thiên địch bọ xít bắt mồi trên
rau cải bắp tại Quảng Ninh; Đặc điểm sinh học, sinh thái học và khả năng sử dụng
loài bọ xít bắt mồi Eocanthecona furcellata (Wolff) trong hệ sinh thái ruộng rau cải
bắp giúp người trồng rau có nhận thức về chúng một cách hợp lý.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua điều tra thành phần thiên địch bắt mồi trên rau cải bắp và nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ xít bắt mồi E. furcellata tiến
hành đề xuất biện pháp kiểm soát và phòng chống sâu tơ trên rau cải bắp một cách
hiệu quả theo hướng tổng hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Cung cấp dẫn liệu giúp người dân cũng như cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý
ở địa phương nhận biết, bảo vệ và sử dụng các loài côn trùng bắt mồi phòng trừ sâu
hại trong quá trình sản xuất rau an toàn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài bọ xít bắt mồi và loài bọ xít bắt mồi Eocanthecona
furcellata (Wolff)
Các kết quả nghiên cứu về loài bọ xít bắt mồi (BXBM) phải kể đến những
công trình nghiên cứu về thành phần loài có liên quan tới khu hệ BXBM ở vùng
Đông Phương - Ấn Độ và các nước lân cận với Việt Nam mà điển hình là những
nghiên cứu của các tác giả Ấn Độ như Distant (1904, 1910) đã phân loại và mô tả
hình thái 422 loài bọ xít bắt mồi. Ở Đông Dương, Vitalis (1919) đã công bố 14 loài
BXBM bao gồm họ Reduviidae có 11 loài thuộc 9 giống, họ Nabidae có 1 loài, họ
Pentatomidae có 2 loài thuộc giống Cazira và Dalpada.
Yonglin Han et al., (2005) cho rằng các loài thuộc giống Duriocoris
Miller ở Trung Quốc được nghiên cứu, trong đó 2 loài được ghi nhận, mô tả,
minh họa và xây dựng khoá định loại cho 2 loài của giống này. Loài Duriocoris
geniculatus đã được mô tả lại như một loài mới. Ishikawa and Tomokuni.,
(2004) nghiên cứu mô tả chi tiết và công bố cho khoa học giống mới
Cosmosycanus. Yu Jin yong et al., (2004) đã mô tả và ghi nhân 1 giống mới
Duriocoris Miller thu thập ở Trung Quốc và mô tả một loài mới cho khoa học. Ping

Zhao et al., (2006) đã phát hiện loài Maldonadocoris annulipes Zhao, Yuan &
Cai là loài mới thuộc phân họ Harpactorinae ở Trung Quốc và mô tả, minh họa
với mẫu chuẩn được lưu giữ ở bảo tàng côn trùng học của trường Đại Học Nông
Nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc. Ping Zhao et al., (2006) loài Platerus pilcheri
Distant được công bố lần đầu tiên ở Trung Quốc năm 1903 và mô tả, minh họa
với một khoá định loại xây dựng cho giống này.
Dựa trên nghiên cứu trước đây (Khin, 2001) tìm thấy trong sinh thái nông
nghiệp của Myanmar một số côn trùng ăn thịt quan trọng, trong số đó, các loài bọ
xít ăn thịt E. furcellata, có thể được coi là một loài ăn thịt ấu trùng tiềm năng cho
cả vụ trồng bông ở Myanmar. Loài bọ xít E. furcellata được phân bố rộng rãi trong
khu vực phương Đông, đặc biệt là Đông Nam Á Quốc gia bao gồm Ấn Độ, Thái
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Lan, Indonexia, Đài Loan và các bộ phận của nhật Bản.
1.1.2. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái BXBM
Ở Ấn Độ, Vennison et al., (1990) đã nghiên cứu biến động số lượng trưởng
thành và thiếu trùng của 7 loài bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae bao gồm:
Acanthaspis pedestris, Edocla slateri, Catamiarus brevipennis, Haematorrhophus
nigroviolaceous, Neohaematorrhophus therasii, Rhinocoris fuscipes và loài R.
marginatus trên cánh đồng ở Tamil. Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm
1984 đến tháng 7 năm 1986 tác giả nhận thấy rằng biến động số lượng của các loài
bọ xít bắt mồi này có mối quan hệ với số lượng của vật mồi và phụ thuộc vào nhiệt
độ, lượng mưa, gió. Số lượng của loài bọ xít Acanthaspis pedestris thường đạt mật
độ cao trong khoảng từ tháng 9/1984 đến tháng 3/1985. Số lượng của loài bọ xít
Edocla slateri đạt mật độ cao từ tháng 11/1984 đến tháng 3/1985. Đối với loài
Catamiarus brevipennis đạt mật độ cao vào tháng 4 hàng năm. Loài
Haematorrhophus nigroviolaceous đạt mật độ cao từ tháng 10/1984 đến tháng
2/1985. Loài Neohaematorrhophus therasii đạt mật độ cao từ tháng 3/1985 đến
tháng 8/1986. Loài Rhinocoris fuscipes đạt mật độ cao từ tháng 7/1984 đến tháng

3/1986. Số lượng loài R. marginatus thường đạt mật độ cao trong khoảng từ tháng
9/1984 đến tháng 6/1985. Nghiên cứu về biến động số lượng và ảnh hưởng của các
yếu tố đến mật độ một số loài bọ xít bắt mồi ở Ấn Độ đã quan tâm và ghi nhận có 2
loài ong Psix striaticeps và Trissolcus sp. (họ Scelionidae) ký sinh lên trứng của
loài bọ xít bắt mồi E. furcellata (Thagavelu and Sing , 1992)
Ooi and Shepard (1994) đã nghiên cứu biến động số lượng của loài bọ xít mù
xanh Cyrtorrhinus lividipennis trên lúa. Qua tính toán cho thấy mối tương quan số
lượng giữa loài bọ xít bắt mồi này với vật mồi của nó là loài rầy nâu Nephotettix
lugens chặt chẽ (r = 0,8).
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến thời gian phát dục và đình dục của 2
loài bọ xít bắt mồi Nabis americoferus và Nabis roseipennis tại phòng thí nghiệm
của Mỹ cũng đã được nghiên cứu và cho biết 2 loài bọ xít bắt mồi này là 2 loài phổ
biến trong hệ sinh thái nông nghiệp, chúng thường qua đông ở giai đoạn trưởng
thành. Ở nhiệt độ 24
o
C thì giới hạn chiếu sáng đình dục của 2 loài này là 13,5 - 14
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

giờ chiếu sáng mỗi ngày. Khi chuyển từ trạng thái không đình dục sang trạng thái
đình dục ở lứa thứ 5 thì 87,5% loài Nabis roseipennis và 78,4% loài Nabis
americoferus không sinh sản so với các loài bọ xít khác, quá trình này thường đạt
100% (Yeargan and Barey, 1996).
1.1.3. Các nghiên cứu về loài Eocanthecona furcellata (Wolff)
Theo (Gillham, 1980; Nu and Win , 2000; Khin, 2001) cho thấy loài bọ xít
ăn thịt E. furcellata trên các cây bông, đậu xanh và rau. E. furcellata là một loài
côn trùng ăn thịt đã được xác định là một tác nhân sinh học kiểm soát có hiệu quả
đối với loài Lepidoptera, Coleoptera, được thu thập trên nhiều loại cây trồng như
trên cây bông, cây đậu đỗ, nó hoạt động tích cực nhất ở nhiệt độ 25-30
o

C. Một con
trưởng thành có thể tiêu thụ được 4,5 sâu non của loài Lepidoptera. Khả năng ăn thịt
của nó tăng theo mật độ con mồi.
Nghiên cứu về phổ vật mồi và khả năng ăn mồi của của E. furcellata và
nhóm bọ xít bắt mồi cũng đã được quan tâm. Từ những năm 1989, Pati et al (1986)
đã cho biết trong nhóm côn trùng bắt mồi của 3 loài sâu cắn gié Mythimna spp. hại
lúa ở Ấn Độ có loài Andrallus spinidens. Loài bọ xít bắt mồi này ăn cả ấu trùng,
nhộng của sâu cắn gié, đây là loài có vai trò quan trọng trong việc kìm hãm số
lượng của nhóm sâu hại này trên lúa.
E. furcellata cũng là loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên cây trồng ở phía
Bắc Iran. Sử dụng ấu trùng của 2 loài Galleria mellonella và Ephestia kuehniella ở
dạng tươi sống và đông lạnh để nuôi E. furcellata cho thấy chúng đã sử dụng cả hai
dạng thức ăn và phát triển tốt ở điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 25 ± 1°C, ẩm
độ 70% - 75%). Kết quả này chỉ ra rằng có thể nhân nuôi số lượng lớn loài E.
furcellata bằng thức ăn đông lạnh khi thức ăn tươi không đủ hoặc không có sẵn
(Khin, 2001).
Theo Rao and Rao (2006) thì E. furcellata đã sử dụng ấu trùng của 5 loài sâu
thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera làm thức ăn, bao gồm Pelopidas mathias (Parnara
mathias), Cnaphalocrocis medinalis, Melanitis leda ismene (M. ismene), Scirpophaga
incertulas và Sesamia inferens. Phổ vật mồi của E. furcellata cho biết cả trưởng thành
và thiếu trùng của loài bọ xít này đều bắt ăn ấu trùng của các loài sâu như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Spodoptera litura, Semiothisa pervolgata, Anticarsia irrorata, Eurema hecabe,
Catopsilia pyranthe, Helicoverpa armigera và Pelopidas mathias. Loài E.
furcellata là nhân tố sinh học tiềm năng trên lúa ở Ấn Độ, Malaysia và Iran, cả thiếu
trùng và trưởng thành của loài E. furcellata đều bắt ăn ấu trùng của nhiều loài sâu
bộ cánh vảy như Naranga aenescens, Helicoverpa armigera và Chilo suppressalis
trên nhiều loại cây trồng khác nhau ở phía Bắc Iran. Nghiên cứu khả năng ăn mồi

của E. furcellata. Khi nuôi E. furcellata bằng thức ăn là ấu trùng loài Rivula sp. gây
hại trên đậu tương, thì thiếu trùng tuổi 1 không ăn mồi, tuổi 2 và 3 có sức ăn trung
bình là 1,13 và 1,86 ấu trùng/ngày, tuổi 4 và 5 tương ứng là 2,26 và 7,06 con/ngày,
1 cá thể trưởng thành ăn 4,46 ấu trùng/ngày; 1 cặp trưởng thành trung bình ăn 11,42
ấu trùng/ ngày trong thời gian đẻ trứng.
Rao and Rao (2006) đã nghiên cứu trong ở điều kiện nhà kính, sức ăn trung
bình của thiếu trùng E. furcellata tuổi 2, 3, 4, 5 và trưởng thành tương ứng là 0,43 ±
0,006, 0,77 ± 0,01, 1,28 ± 0,03, 1,40 ± 0,05 và 1,92 ± 0,05 (năm 2001) và 0,41 ±
0,005, 0,76 ± 0,007, 1,20 ± 0,02, 1,23 ± 0,02 và 2,20 ± 0,06 con mồi/ 1 cá thể E.
furcellata/ngày. Nhìn chung, ở điều kiện nhà kính, 1 thiếu trùng tuổi 2 cần 11 đến
13 con mồi để trở thành 1 cá thể trưởng thành trong vòng 12 đến 15 ngày. Sức ăn
trung bình của trưởng thành đực là 4,06 ± 0,05 con mồi/ngày và con cái là 3,55 ±
0,028 con /ngày.
Như vậy các nghiên cứu trước đây đã xác định thức ăn ưa thích của E.
furcellata là các loài sâu thuộc bộ cánh vảy gây hại trên cây trồng nông nghiệp. Song
song với việc nghiên cứu về phổ vật mồi, sức ăn mồi của E. furcellata thì một số loài
bọ xít bắt mồi khác cũng đã được quan tâm như loài bọ xít mù xanh bắt mồi
Cyrtorrhilus lividipennis đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại trường Nông
nghiệp Na Du (Ấn Độ). Kết quả cho thấy khi nuôi loài bọ xít bắt mồi này với thức ăn
là trứng của ngài gạo Corcyra cephalonica và trứng của rầy nâu Nilaparvata lugens,
rầy lưng trắng Sogatella furcifera, rầy xanh đuôi đen Nephotettix sp. thì tỷ lệ sống sót
ở giai đoạn thiếu trùng tương ứng là 62,3%, 66,7%, 53,0% và 31,3%. Thiếu trùng của
loài bọ xít này trải qua 5 tuổi và thời gian phát dục ở giai đoạn thiếu trùng với thức ăn
là trứng của rầy nâu Nilaparvata lugens là 12,3 ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

1.1.4. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài Eocanthecona furcellata (Wolff)
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài Eocanthecona furcellata (Wolff)
cũng đã được đề cập phải kể đến Chu (1975) đã cứu về đặc điểm sinh học của loài

Eocanthecona furcellata ở điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ 25 ± 1°C, ẩm độ
70% - 75%, với thức ăn là ấu trùng loài Galleria mellonella và Ephestia kuehniella ở
dạng tươi sống và đông lạnh cho thấy thời gian phát dục của E. furcellata là 36 ngày.
Ở điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ 30 ± 2
o
C, ẩm độ 70%, thời gian phát
dục của trứng E. furcellata là 6,24 ± 0,38 ngày, thiếu trùng từ tuổi 1 đến tuổi 5 tương
ứng như sau: 2,52 ± 0,2; 3,16 ± 0,45; 2,88 ± 0,38; 2,82 ± 0,27 và 3,92 ± 0,27 ngày.
Thời gian phát dục của trưởng thành là 8,80 ± 1,13 ngày, vòng đời của E. furcellata là
24,62 ± 1,40 ngày (Gupta et al., 2004). Ở điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 23,18 ±
1
o
C, ẩm độ 92,57 ± 2%), E. furcellata có thời gian phát dục của trứng: 9 ± 0,5 ngày;
thiếu trùng được nuôi bằng thức ăn là Naranga aenescens có thời gian phát dục là 24 ±
0,46 ngày, với thức ăn là Chilo suppressalis thì thời gian phát dục dài hơn (26,33 ±
0,46 ngày). Như vậy, thời gian phát dục của E. furcellata không chỉ phụ thuộc vào
nhiệt độ nuôi mà còn phụ thuộc vào thức ăn nuôi chúng. Ở Ấn Độ, đã xác định được
thời gian phát dục của trứng E. furcellata ở điều kiện phòng thí nghiệm là 5,8 ngày;
thiếu trùng tuổi 1, 2 là 3,2 ngày; tuổi 3 là 4,4 ngày; tuổi 4 là 4,2 ngày và tuổi 5 là 4,6
ngày, vòng đời của E. furcellata là 24,2 ngày (Rao and Rao, 2006).
Bên cạnh nghiên cứu về loài E. furcellata, cũng có nhiều tác giả quan tâm
đến các loài khác thuộc nhóm bọ xít bắt mồi như Miller (1956) đã đưa ra một số
dẫn liệu về đặc điểm hình thái con trưởng thành của 41 loài bọ xít bắt mồi thuộc họ
Reduviidae, 4 loài thuộc họ Nabidae, 1 loài thuộc họ bọ xít nước Hydrometridae.
Đồng thời qua nghiên cứu về hình thái trứng của các loài này, tác giả đã lập nên
khóa định loại cho 24 loài bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae (theo Trương Xuân
Lam và Vũ Quang côn, 2004). Ở Brazil đã nghiên cứu vòng đời của loài bọ xít bắt
mồi Apiomerus lanipes trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 26,25
o
C, ẩm độ

77,07%). Kết quả nuôi cho thấy, vòng đời của loài bọ xít bắt mồi này trung bình là
294,85 ngày, thời gian phát dục ở giai đoạn thiếu trùng trung bình 260,02 ngày với
thức ăn là trưởng thành của loài ruồi dấm Drosophilla sp. và loài Ceratitis capitata
(Amaral et al., 1995).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài BXBM
Ở Việt Nam việc nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi trên các cây
trồng đã được thực hiện trong nhiều năm qua trên một số cây trồng như ngô, đậu
tương, bông và rau họ thập tự. Nghiên cứu hệ thống đầu tiên phải kể đến Viện bảo
vệ thực vật (1976) đã ghi nhận được 81 loài BXBM thuộc 6 họ trên các cây trồng,
trong đó đã xác định được tên 53 loài còn 28 loài chưa xác định được tên.
Phạm Văn Lầm (1994) cho biết trong 40 loài côn trùng bắt mồi (thuộc 6
họ) của sâu hại cây lúa, rau ở Hà Nội và vùng phụ cận, nhóm BXBM có 9 loài
(chiếm 22,5%). Trong đó họ bọ xít ăn sâu Reduviidae có 3 loài, họ bọ xít
Pentatomidae có 2 loài, họ bọ xít mù Miridae, họ bọ xít giả ăn sâu Nabidae, họ
bọ xít đỏ Pyrrhocoridae và họ bọ xít dài Lygaeidae mỗi họ có 1 loài. Masaaki
Tomokuni et al., (2003) ghi nhận 5 loài thuộc họ Reduviidae thuộc giống Pygolampis
ở Việt Nam, đó là: P. angusta Hsiao, P. foeda Stal, P. rufescens Hsiao, P. simulipes
Hsiao, và một loài chưa được mô tả. Loài cuối được mô tả như một loài mới dưới cái
tên Pygolampis tuberosa. Những sự mô tả về chuẩn loại của 4 loài mới biết và một
khoá định loại cho những loài ở Việt Nam được công bố. Ở đây trưởng thành cái của
loài P. angusta và trưởng thành đực của loài P. rufescens lần đầu tiên được mô tả.
Bốn giống và loài thuộc họ Reduviidae thuộc họ phụ Peiratina ở Việt Nam được công
nhận và định loại. Trong đó những loài: Ectomocoris yunnanensis Ren, Periates
atromaculatus (Stal), Sirthenea flavipes (Stal) và giống Sirthenea Spinola được công
bố lần đầu tiên ở Việt Nam.
Theo Ishikawa Tadashi et al., (2004) Parendochus gracilis là một loài mới

thuộc họ phụ Harpactorine thuộc giống bọ xít bắt mồi Parendochus được mô tả ở
Việt Nam như thành viên thứ hai của giống này. Bốn loài thuộc giống Epidatus
Stal ở Việt Nam được công nhận và định tên. Loài Epidatus sexspinus Hsiao và
Epidatus longispinus Hsiao được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam. Loài mới
Epidatus bachmanensis Truong, Zhao & Cai được mô tả.
Lam Truong Xuan et al., (2006) cho rằng cấu tạo ngoài của lưng, đầu và
mảnh lưng trước, bộ phận sinh dục đực và những đặc điểm hình thái đặc trưng của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

những loài mới Epidatus bachmanensis Truong, Zhao được minh hoạ bằng hình
ảnh. Mai Phú Quý và ctv. (2008) cho rằng cơ sở dữ liệu (vị trí phân loại, đặc điểm
hình thái, sinh học, sự phân bố và mẫu vật sử dụng trong nghiên cứu) của 7 loài bọ
xít bắt mồi thuộc họ phụ Asopinae được công bố và ghi nhận ở Việt Nam.
Theo Hồ Thị Thu Giang (2002) đã ghi nhận 77 loài thiên địch trên sinh quần
rau họ hoa thập tự, trong đó có 60 loài bắt mồi (48 loài côn trùng, 12 loài nhện lớn
bắt mồi và 17 loài ký sinh). Côn trùng bắt mồi khá đa dạng thuộc nhiều bộ khác
nhau, bộ cánh cứng (Coleoptera) có 36 loài, thuộc 4 họ, họ bọ chân chạy có 19 loài,
họ bọ rùa 11 loài, họ bọ cánh cộc 4 loài. Bộ hai cánh (Diptera) có 3 loài thuộc họ
Syrphidae và bộ cánh nửa (Hemiptera) có 4 loài thuộc 2 họ Reduviidae và
Anthocoridae. Tần xuất bắt gặp của các nhóm bắt mồi này trên đồng ruộng rất thấp,
thức ăn chủ yếu của chúng là sâu non bộ cánh vảy.
Phạm Văn Lầm (2004) những nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu
hại nói chung và trên các cây đậu ăn quả, đậu tương nói riêng ở nước ta còn chưa
nhiều. Trong thời gian từ 2001 – 2006 mới có một số nghiên cứu về thiên địch của
sâu hại trên cây đậu đũa, đậu tương, lạc, mới thu thập và định danh được 7 loài bọ
xít bắt mồi trên cây đậu tương và lạc. Theo Lam Trương Xuan et al., (2006) trong
thành phần loài của nhóm bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae (Heteroptera) ở huyện
Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận 28 loài bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae
thuộc 15 giống. Trong đó ghi nhận mới cho khu hệ côn trùng Việt Nam 4 loài gồm:

Sirthenea dimidiate Horvath, Lestomerus sp., Peirates leturoides Wolff và
Ectomocoris biguttulus Stal. Trương Xuân Lam (2005) cho rằng 12 loài bọ xít ăn
sâu thuộc phân họ Peirarinae (Hemiptera: Reduviidae) được ghi nhận và xây dựng
khoá định loại 3 loài bao gồm Sirthenea dimidiate Horvath, Peirates leturoides
Wolff và Ectomocoris biguttulus Stal được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam.
1.2.2. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học BXBM
Trương Xuân Lam (2002a) cho rằng nuôi sinh học loài bọ xít hai viền trắng
ở điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 28,5 - 30
o
C, ẩm độ 79 - 82%) cho biết số
trứng trung bình của 1 trưởng thành cái đẻ 397,58 ± 12,92 quả, số ổ trứng trung
bình/trưởng thành cái 4,18 ± 0,10 ổ, số trứng trung bình của 1 ổ 96,91 ± 4,63 quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Trương Xuân Lam (2002b) khi nghiên cứu loài bọ xít bắt mồi cổ ngỗng
đen Sycanus croceovittatus Dohrn (Heteroptera, Reduviidae) cho rằng trứng của
loài bọ xít bắt mồi S. croceovittatus phát triển từ 14 - 19 ngày (trung bình 16,13
ngày); thời gian phát triển trung bình của thiếu trùng tuổi 1 là 6,68 ngày; tuổi 2
là 8,24 ngày; tuổi 3 là 10,11 ngày; tuổi 4 là 10,93 ngày; tuổi 5 là 13,27 ngày; tỷ
lệ sống trong quá trình nuôi trung bình đạt được là 69,62 %.
Trương Xuân Lam (2002b) khi nghiên cứu loài bọ xít bắt mồi cổ ngỗng
đỏ S. falleni Stal cho thấy trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 28,5 -
30
o
C, ẩm độ 79 - 82%) sau khi đạt đến tuổi 5 thiếu trùng của loài S. falleni lột
xác thành con trưởng thành, trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng sau đó 8 - 18
ngày. Một trưởng thành cái có thể đẻ từ 71 - 406 quả (trung bình 173,77 ± 10,75
quả) trong suốt thời gian sống. Trứng của loài S. falleni phát triển từ 15 - 21
ngày (trung bình 18,27 ± 0,52 ngày) thì nở và đạt tỷ lệ nở từ 68,38 – 80,51 %

(trung bình 73.,8 ± 1,01%). Thiếu trùng của S. falleni có 5 tuổi. Kích thước trung
bình của thiếu trùng tuổi 1 là 2,79 ± 0,02 mm, tuổi 2 là 3,75 ± 0,01 mm, tuổi 3 là
5,81 ± 0,03 mm, tuổi 4 là 10,55 ± 0,06 mm và tuổi 5 là 14,11 ± 0,18 mm. Thời
gian phát dục trung bình của thiếu trùng tuổi 1 là 6,39 ± 0,44 ngày, tuổi 2 là 8,01 ±
0,42 ngày, tuổi 3 là 9,85 ± 0,41 ngày, tuổi 4 là 10,89 ± 0,56 ngày và tuổi 5 là 13,64 ±
0,62 ngày. Vòng đời của S. falleni từ 61 - 89 ngày (trung bình 79,09 ± 3,05ngày). Khi
nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài S. falleni cho thấy, ở điều kiện
phòng thí nghiệm có nhiệt độ và ẩm độ giao động 28,5 - 30
o
C, 79 - 82%, tỷ lệ nở
trung bình của trứng là 94,31 ± 3,34%, thời gian phát dục trung bình của pha trứng là
6,37 ± 0,24 ngày, thiếu trùng là 18,53 ± 0,75 ngày, trưởng thành tiền đẻ trứng 9,26 ±
0,21 ngày, vòng đời bọ xít nâu C. fuscipennis 34,16 ± 1,20 ngày.
Hà Quang Hùng và Bùi Thanh Hương (2002) chỉ rõ đã nghiên cứu vòng đời
của O. sauteri là 21,58 ± 0,26 ngày trên vật mồi bọ trĩ Thrips palmi và 23,08 ± 0,26
ngày trên vật mồi trứng ngài gạo C. cephalonica.
Hà Thanh Hương và ctv. (2005) cho rằng trong điều kiện phòng thí nghiệm
(nhiệt độ trung bình 27,5
o
C và ẩm độ trung bình 85,5%), vòng đời của bọ xít bắt
mồi X. flavipes nuôi bằng sâu non tuổi 1 - 3 của T. castaneum kéo dài trung bình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

21,85 ngày. Khả năng ăn trung bình của một cặp trưởng thành X. flavipes đối với trứng
của T. castaneum ở 30
o
C (16,86 trứng) cao hơn so với ở 25
o
C (12,48 trứng), còn đối

với pha sâu non tuổi 6 -7, nhộng và trưởng thành mới vũ hóa của T. castaneum là như
nhau ở 2 điều kiện nhiệt độ 25
o
C và 30
o
C. Ở cả 2 nhiệt độ (25
o
C và ở 30
o
C) khả năng
khống chế của trưởng thành bọ xít X. flavipes đối với các pha phát dục của T.
castaneum chủ yếu là ở pha trứng và pha sâu non, còn ở pha nhộng và trưởng thành
mới vũ hóa hạn chế hơn. Cả thiếu trùng và trưởng thành bọ xít bắt mồi đều có khả năng
khống chế số lượng trứng của T. castaneum tăng dần theo thời gian phát dục. Khả năng
trung bình của một đời bọ xít bắt mồi X. flavipes đối với pha trứng của mọt bột đỏ T.
castaneum ở 30
o
C (6,86 trứng/ngày, tổng số trung bình 446,20 trứng/đời) cao hơn so
với ở 25
o
C (5,66 trứng/ngày, tổng số trung bình 368,2 trứng/đời).
Theo Dương Minh Tú và Bùi Công Hiển (2005) thời gian phát dục của
bọ xít bắt mồi (Xylocoris flavipes Reuter) nuôi bằng sâu non mọt gạo ở 25
o
C
và 30
o
C, độ ẩm tương đối của không khí 70% ở pha trứng là 4,5 - 5,2 ngày; bọ
xít non 16,1 - 18,9 ngày; thời gian tiền đẻ trứng 3,5 - 4,2 ngày; vòng đời là
24,0 - 28,3 ngày; thời gian sống của trưởng thành là 57,5 - 61,6 ngày và đời là

81,6 - 89,9 ngày. Hiệu quả phòng trừ bằng bọ xít bắt mồi (X. flavipes) đạt cao
nhất ở công thức thả 30 bọ xít trưởng thành với mọt gạo là 42,48%, với mọt
đục hạt nhỏ là 44,57% tại thời điểm 60 ngày sau khi thả bọ xít.
Theo Trương Xuân Lam (2008), trong điều kiện thí nghiệm (nhiệt độ từ
28,5
o
C - 30
o
C và ẩm độ từ 79% - 82%) hai loài bọ xít ăn sâu Sycanus falleni và S.
croceovittatus được nuôi bằng sâu khoang S. litura cho thấy, trung bình 1 ngày loài
S. falleni pha thiếu trùng ăn từ 3 - 8 con, pha trưởng thành ăn từ 8 - 14 con; loài S.
croceovittatus trung bình 1 ngày pha thiếu trùng ăn từ 2 - 9 con, pha trưởng thành
ăn từ 9 - 13 con. Khi nuôi bằng ngài gạo Corcyra cephalonica cho thấy: trung bình
1 ngày loài S. falleni pha thiếu trùng ăn trung bình 7,04 con/ngày, pha trưởng thành
ăn trung bình 16,01 con/ngày; loài S. croceovittatus pha thiếu trùng ăn trung bình
6,67 con/ngày, pha trưởng thành ăn trung bình 15,05 con/ngày. Ở thế hệ thứ nhất
với thức ăn ngài gạo từ 6 cá thể cái của loài S. falleni ban đầu đã sinh sản và phát
triển thành 234 cá thể trưởng thành với tỉ lệ giới tính (cái : đực) là 1 : 1,4 và tỷ lệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

sống sót đạt 53,91%. Ở thế hệ thứ hai với 8 cá thể trưởng thành cái ban đầu, loài S.
falleni đã sinh sản và phát triển thành 211 cá thể trưởng thành và tỷ lệ giới tính (cái
: đực) là 1 : 1,6 với tỷ lệ sống sót đạt 44,51%.
Trương Xuân Lam và ctv (2011) cho thấy tỷ lệ nở của trứng đạt cao nhất
nuôi loài S. croceovittatus bằng sâu non ngài gạo Corcyra cephalonica (trung bình
97,71%), nuôi bằng sâu khoang S. litura có thời gian phát dục của trứng ngắn nhất
(trung bình 12,8 ngày). Tỷ lệ nở của trứng đạt cao nhất nuôi loài S. falleni nuôi bằng
sâu đo, sâu cuốn lá, châu chấu, cào cào và thiếu trùng bọ xít xanh (trung bình
60,81%) và thời gian phát dục của trứng dài nhất (trung bình 18,9 ngày). Cả ba loại

thức ăn đều ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ lệ sống sót của các tuổi thiếu trùng của
hai loài bọ xít bắt mồi (trung bình 60 - 78%). Thời gian phát dục của thiếu trùng dài
nhất nuôi loài S. croceovittatus bằng thức ăn tổng hợp (trung bình 59,07 ngày) và đạt
ngắn nhất nuôi loài S. falleni bằng sâu khoang S. litura (trung bình 49,37 ngày).
Vũ Quang Côn và Trương Xuân Lam (2004, 2007) cho biết sự xuất hiện và
phát triển theo mùa của các loài bọ xít ăn sâu phổ biến trên một số cây trồng tại
vùng Tây Bắc Việt Nam đã xác định được 3 loài: bọ xít bắt mồi cổ ngỗng đen
Sycanus croceovittatus, bọ xít bắt mồi cổ ngỗng đỏ S. falleni và loài bọ xít bắt mồi
đỏ Antilochus conquebertii bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng IV cho đến tháng X trên
cây đậu tương, bông và ngô tại một số điểm miền núi thuộc tỉnh Sơn La với mật độ
trung bình tương ứng là 0,04 – 0,22 con/m
2
, 0,09 – 0,13 con/m
2
và 0,07 – 0,15
con/m
2
. Sự xuất hiện, tương quan số lượng và cạnh tranh vật mồi của 2 loài bọ xít
ăn sâu Sycanus falleni và Sycanus croceovittatus trên cây đậu tương và cây bông ở
một số điểm miền núi phía bắc. Hà Thanh Hương và ctv (2005) cho thấy cả thiếu
trùng và trưởng thành bọ xít bắt mồi đều có khả năng khống chế số lượng trứng của
T. castaneum tăng dần theo thời gian phát dục. Khả năng trung bình của một đời bọ
xít bắt mồi X. flavipes đối với pha trứng của mọt bột đỏ T. castaneum ở 30
o
C (6,86
trứng/ngày, tổng số trung bình 446,20 trứng/đời) cao hơn so với ở 25
o
C (5,66
trứng/ngày, tổng số trung bình 368,2 trứng/đời).
Yorn Try và ctv. (2006) khi nghiên cứu biến động quần thể của loài bọ xít bắt

mồi Orius sauteri Poppius trên dưa chuột ở Hà Nội và vùng phụ cận. Kết quả cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

thấy tại Văn Đức, Gia Lâm cây dưa chuột được trồng ở ngoài trời, thuốc trừ sâu được
sử dụng 8 lần trong vụ đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến biến động của loài bọ xít này.
Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) khi nghiên cứu ảnh hưởng
của số lần phun thuốc Bassa 50EC, Padan 95 SP lên cây đậu tương với số lần
phun khác nhau. Kết quả thu được khẳng định rằng số lần phun thuốc đã làm ảnh
hưởng tới mật độ của cả tập hợp các loài bọ xít bắt mồi. Công thức phun 1 lần
thuốc Bassa 50EC và 2 lần thuốc Padan 95SP sau 48 ngày vẫn chưa thấy bất kỳ
một loài bọ xít bắt mồi nào xuất hiện trên cánh đồng. Sau phun 54 ngày mới thấy
sự xuất hiện của một vài loài bọ xít bắt mồi với số lượng rất thấp, trung bình
0,04 ± 0,01 con/m
2
. Mật độ này sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng
không phun thuốc (0,16 ± 0,02 con/m
2
). Trong khi ở khu ruộng chỉ phun 1 lần
thuốc Bassa 50EC sau 14 ngày đã thấy bọ xít bắt mồi xuất hiện với mật độ trung
bình là 0,14 ± 0,02 con/m
2
, mật độ này sai khác không có ý nghĩa so với đối
chứng. Điều đó cho thấy thuốc hóa học đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sinh
trưởng, phát triển của các loài bọ xít bắt mồi trên đồng ruộng.
1.2.3. Các nghiên cứu về loài Eocanthecona furcellata (Wolff)
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đặc điểm sinh học
của một số loài bọ xít bắt mồi. Nghiên cứu đầu tiên phải kể đến là nghiên cứu về loài
bọ xít bắt mồi E. furcellata (họ Pentatomidae) đã được một số tác giả quan tâm
nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái trong điều kiện phòng thí nghiệm và đạt được

các kết quả tương đối đầy đủ.
Vũ Quang Côn và ctv. (1994) chỉ rõ khi nuôi loài bọ xít hoa bắt mồi (một
nguồn là loài nhập nội từ Thái Lan và một nguồn là loài nội địa) với thức ăn sâu
khoang kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian phát dục của các pha thay đổi tùy theo
thời gian thí nghiệm trong năm, kéo dài hơn ở mùa đông và ngắn hơn ở mùa hè.
Trứng của loài bọ xít này phát dục từ 4,8 – 20,3 ngày, thiếu trùng có 5 tuổi, thiếu
trùng tuổi 1, 2 chỉ uống nước và bắt đầu từ tuổi 3 mới ăn mồi. Thời gian phát dục của
giai đoạn thiếu trùng từ 14,1 – 33,8 ngày. Thiếu trùng tuổi 5 vũ hóa thành trưởng thành
thường giao phối sau 3,7 – 8,1 ngày. Một bọ xít bắt mồi cái có thể đẻ từ 132,3 – 191,9
quả trứng và tuổi thọ của chúng có thể đạt 56,2 ngày trong mùa đông và 15,4 – 21,3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

ngày ở mùa hè và mùa thu. Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành của loài bọ
xít này trung bình 20,3 – 59,1 ngày.
Phạm Văn Lầm và ctv (1994) cho rằng nuôi loài bọ xít hoa bắt mồi trong điều
kiện nhiệt độ từ 26,1 – 29,4
o
C, ẩm độ từ 72 - 85% cho thấy vòng đời của loài bọ xít này
từ 22 – 31 ngày (giai đoạn trứng 5 -7 ngày, thiếu trùng 11-20 ngày, từ lột xác thành
trưởng thành đến đẻ trứng 5-7 ngày).
Nguyễn Xuân Thành (1996) chỉ rõ bọ xít hoa bắt mồi trưởng thành cái đẻ 1 - 9 ổ
trứng, trung bình đẻ được 175,4 quả trứng. Mỗi cá thể bọ xít bắt mồi ở các tuổi có thể
ăn tới 37,09 con sâu khoang, trung bình ăn hết từ 2 - 3 con/ngày.
Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) khi nghiên cứu ảnh hưởng của
thuốc trừ sâu Sherpa 25EC đến mật độ của loài bọ xít bắt mồi E. furcellata trên cây
bông ở Tô Hiệu, Sơn La cho rằng mặc dù chỉ phun thuốc 1 lần với nồng độ, liều
lượng theo khuyến cáo nhưng thuốc Sherpa 25EC đã ảnh hưởng tới mật độ của cả
loài bọ xít bắt mồi E. furcellata trên đồng ruộng. Ở công thức phun thuốc hóa học,
sau khi phun thuốc hầu như không bắt gặp loài bọ xít bắt mồi này và chúng chỉ xuất

hiện trở lại sau khi phun thuốc 42 ngày. So sánh mật độ trung bình của hai loài bọ
xít này ở công thức phun thuốc và không phun thuốc hóa học cho thấy mật độ của
cả loài E. furcellata là 0,06 ± 0,01 con/m
2
ở công thức phun thuốc sai khác rất có ý
nghĩa so với mật độ của chúng ở công thức không phun thuốc là 0,13 ± 0,01
con/m
2
. Nghiên cứu biến động số lượng của loài bọ xít bắt mồi này cho thấy ở công
thức phun thuốc hóa học mật độ của loài này không đạt được đỉnh cao thứ hai (đỉnh
cao nhất trong năm của chúng trên đồng ruộng). Khi xuất hiện trở lại thì cả hai loài
bọ xít bắt mồi này phát triển với mật độ rất thấp (0,06 con/m
2
).

×