Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết cây mò hoa trắng (clerodendrum fragrans vent ) đối với vi khuẩn e coli và salmonella spp phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị tiêu chảy và thử nghiệm điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 64 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



PHẠM THANH XUÂN



NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DIỆT KHUẨN IN VITRO CỦA DỊCH
CHIẾT CÂY MÒ HOA TRẮNG (Clerodendrum Fragrans Vent.)
ĐỐI VỚI VI KHUẨN E. coli và Salmonella spp. PHÂN LẬP TỪ PHÂN
LỢN CON THEO MẸ BỊ TIÊU CHẢY VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ




CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. NGUYỄN THANH HẢI
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH



HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn


Phạm Thanh Xuân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo
điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên bộ môn
Ngoại Sản Khoa Thú Y; tập thể Ban Lãnh đạo Khoa Thú y, Khoa Công nghệ Sinh
học; cán bộ các phòng, ban chức năng Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, tôi xin bày
tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Hải, PGS.TS.
Nguyễn Văn Thanh – những thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho Tôi hoàn
thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện,
động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập cũng như trong
quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này.

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn


Phạm Thanh Xuân





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii


MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình vi
Danh mục các từ viết tắt vii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và tồn dư kháng sinh trong sản
phẩm chăn nuôi 4
1.1.1 Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn 4
1.1.2 Vấn đề tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi 5

1.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới và
Việt Nam 6
1.2.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng dược liệu trên thế giới 7
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng dược liệu ở Việt Nam 10
1.3 Cây Mò hoa trắng (Clerodendrum Fragrans Vent.) 11
1.3.1 Mô tả thực vật, phân bố, bộ phận dùng 12
1.3.2 Tác dụng dược lý 12
1.3.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn, nấm, virus,
kí sinh trùng của một số loài thuộc chi Clerodendrum L. 14
1.4 Bệnh viêm ruột tiêu chảy trên lợn con theo mẹ 16
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng và thời gian nghiên cứu 19
2.1.1 Cây Mò hoa trắng 19
2.1.2 Vi khuẩn thử nghiệm 19
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.1.3 Lợn con theo mẹ bị mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy 19
2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.1.5 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất, môi trường 20
2.2 Nội dung nghiên cứu 21
2.3 Phương pháp nghiên cứu 21
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 24
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
3.1 Kết quả kháng sinh đồ kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn với các kháng
sinh thông dụng 26
3.3 Thu dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong các dung môi khác nhau và
đánh giá hiệu suất chiết xuất 31
3.4 Đánh giá tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng
chiết trong các dung môi khác nhau 34

3.4.1 Tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng đối
với vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. phân lập được từ phân lợn con
theo mẹ bị viêm ruột tiêu chảy. 34
3.4.2 Tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng
trong dung môi ethanol 35% trên E. coli chứa plasmid có gen kháng
kháng sinh. 37
3.5 Đánh giá tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng
trong dung môi ethanol 35% khi pha loãng. 39
3.6 Đánh giá tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng
trong dung môi ethanol 35% theo thời gian bảo quản. 41
3.7 Kết quả thử nghiệm điều trị trên lợn con theo mẹ bị viêm ruột tiêu chảy. 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
1 Kết luận 49
2 Đề nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

2.1 Thành phân môi trường LB (Luria Bertani) lỏng 20
2.2 Thành phần môi trường LB (Luria Bertani) đặc 20
2.3 Bảng tiêu chuẩn đánh giá khả năng mẫn cảm và kháng thuốc của vi khuẩn 23
3.1 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 02 chủng vi khuẩn thử nghiệm với
14 kháng sinh thông dụng 27

3.2 Tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết rễ, thân, lá cây Mò hoa
trắng sử dụng dung môi ethanol 70% 31
3.3 Hiệu suất tách chiết của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng 33
3.4 Tác dụng diệt khuẩn của các dịch chiết thân cây Mò hoa trắng in vitro 35
3.5 Khả năng diệt khuẩn in vitro dịch chiết thân cây Mò hoa trắng khi
pha loãng 40
3.6 Tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong dung
môi ethanol 35% theo thời gian bảo quản ở 4
0
C 42
3.7 Kết quả thử nghiệm điều trị lợn con theo mẹ bị viêm ruột tiêu chảy 46


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Cây mò hoa trắng 12
2.1 Hệ nồng độ pha loãng cao đặc để xác định nồng độ tối thiểu tác dụng
trên vi khuẩn thử nghiệm 24
2.2 Sơ đồ tiến hành thí nghiệm 25
3.1 Kết quả kháng sinh đồ với kháng sinh chuẩn trên vi khuẩn thử nghiệm 29
3.2 Dịch chiết rễ, thân, lá cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 70% 30
3.3 Dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong các dung môi khác nhau 32
3.4 Hiệu suất chiết xuất thân cây Mò hoa trắng sử dụng các dung môi
khác nhau 33

3.5 Đường kính vòng vô khuẩn của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng
trong các dung môi khác nhau 36
3.6 Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết thân cây Mò hoa trắng
trong các dung môi khác nhau 36
3.7 Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các dịch chiết thân cây Mò hoa trắng 38
3.8 Khả năng diệt khuẩn in vitro dịch chiết thân cây Mò hoa trắng khi pha loãng 40
3.9 Đường kính vòng vô khuẩn của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng đối
với vi khuẩn theo thời gian bảo quản ở 4
0
C 43
3.10 Khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết thân cây Mò hoa trắng
trong dung môi ethanol 35% sau 30 ngày bảo quản ở 4
0
C 43
3.11 Hình ảnh lơn con theo mẹ mắc bệnh tiêu chảy do E.coli và Salmonella SPP 45
3.12 Tỷ lệ khỏi bệnh của lợn con theo thời gian điều trị 47





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Các chữ được viết tắt
Ax Amoxicillin
Am Ampicillin
Ci Ciprofloxacin

Kn Kanamycin
Pn Penicillin
E.coli Escherichia coli
Sal Samonella
Sta Staphylococus
LB Luria Bertani
Đk Đường kính
Kq Kết quả
mm Millimet
ml Millilit
µl Microlit
g Gam
mg Milligam
Gr Gram

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Hiện tượng kháng thuốc và sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật
đang là mối quan tâm lớn trên toàn thế giới. Kháng sinh tích lũy trong sản phẩm
động vật không những gây độc tính mà có thể gây dị ứng cho người tiêu dùng. Tại
một số nước phát triển, việc sử dụng kháng sinh như chất tăng trưởng hay mục đích
phòng bệnh đã bị cấm. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và tác dụng phụ của
kháng sinh trong điều trị đang là những thách thức trong y học (WHO 2014). Tổ
chức y tế thế giới năm 1997 đã nhận định rằng nhiều hợp chất có nguồn gốc thực
vật bản địa có khả năng thay thế thuốc kháng sinh. Những nghiên cứu và trao đổi
thông tin về thảo dược ngày càng được chú trọng (Amadou, 1998). So với các loại

kháng sinh tân dược, kháng sinh có nguồn gốc thực vật (gọi là các phytocide) có
nhiều ưu điểm như chưa phát hiện có hiện tượng kháng thuốc, không tồn dư trong
thực phẩm, rất ít độc, dễ hòa tan trong nước, dễ sử dụng, bào chế giản đơn
(Seyyednejad et al., 2010). Thảo dược đang ngày càng chứng minh được vai trò
quan trọng của nó trong nền công nghiệp dược phẩm như là một giải pháp an toàn
sinh học thay thế cho các thuốc hóa học tổng hợp (Mahesh et al., 2008; Nguyễn
Thanh Hải, Bùi Thị Tho, 2013).
Khuynh hướng chung của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là quay
về với thiên nhiên, tìm cách giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia
cầm, động vật thủy sinh và dần dần thay thế bằng thảo dược thân thiện. Việt Nam
là một nước nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú và đa dạng, đang sở hữu
cả “kho vàng” dược liệu với gần 3.000 cây thuốc có thể dùng trực tiếp làm thuốc
hay để tách chiết một số hoạt chất bào chế thuốc thành phẩm (Viện dược liệu quốc
gia, 2013). Tuy nhiên nhiều cây thuốc đã có hiệu quả điều trị rõ rệt, nhưng cơ chế
tác dụng vẫn chưa được giải thích và chứng minh. Xu hướng chung hiện nay là kết
hợp Đông y và Tây y với phương châm vừa áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh
dân gian bằng thuốc nam, vừa nghiên cứu khảo sát các tính năng tác dụng của cây
thuốc bằng cơ sở khoa học hiện đại (Đỗ Tất Lợi, 1999). Trong số đó, cây Mò hoa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

trắng trong dân gian được sử dụng để trị vết thương ngoài da bị nhiễm trùng, kể cả
là bị nhiễm trùng bởi trực khuẩn mủ xanh cũng cho hiệu quả chữa bệnh tốt, vết
thương mau lành (Đỗ Tất Lợi, 1999; Bùi Thị Tho và Nguyễn Thanh Hà, 2009).
Nhiều nghiên cứu ngoài nước đã khẳng định cây Mò hoa trắng và các cây trong chi
Clerodendrum có tính kháng sinh, có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây
bệnh (Aleykytty et al., 2010; Jeenu et al., 2011;Venkatarismam et al., 2012; Leena
and Aleykutty, 2012; Anandhi and Ushadevi., 2013).
Bệnh viêm ruột tiêu chảy là một bệnh khá phổ biến ở lợn con theo mẹ, một
trong những nguyên nhân gây bệnh chính là vi khuẩn E. coli và Salmonella

spp.(Bùi Thị Tho, 1996; Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú, 1999; Phạm Thế Sơn, Phạm
Khắc Hiếu, 2008; Phạm Ngọc Thạch, 2009). Theo nhiều tác giả thì hiện nay nhiều
chủng vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. gây bệnh tiêu chảy đã kháng lại nhiều
loại kháng sinh thường dùng trong thú y (Cù Hữu Phú và cs, 2004; Trương Quang
và cs, 2005; Nguyễn Thanh Hải, Bùi Thị Tho, 2013)
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro
của dịch chiết cây Mò hoa trắng (Clerodendrum Fragrans Vent.) đối với vi khuẩn
E. coli và Salmonella spp. phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị tiêu chảy và thử
nghiệm điều trị” được thực hiện với mục tiêu:
Lựa chọn bộ phận cũng như dung môi tốt nhất để thu dịch chiết cây Mò hoa
trắng có tác dụng diệt khuẩn in vitro đối với E. coli và Salmonella spp., ngoài ra còn
nghiên cứu khả năng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết đối với E. coli Top 10 có
chứa plasmid kháng đơn thuốc (ampicillin và kanamycin). Dựa trên kết quả nghiên
cứu khả năng diệt khuẩn in vitro tiến hành sử dụng dịch chiết cây Mò hoa trắng
trong điều trị lợn con theo mẹ bị mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Chứng minh một cách khoa học về khả năng kháng khuẩn của cây Mò hoa
trắng. Xác định được phổ kháng khuẩn của kháng sinh thực vật có trong cây. Góp
phần bổ sung cơ sở lý luận về tác dụng dược lý và ứng dụng trong dân gian của
dược liệu Mò hoa trắng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

b Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thành công của nghiên cứu này giúp ta hiểu rõ hơn về khả năng ứng dụng
của cây Mò hoa trắng trong điều trị bệnh do vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. gây
bệnh viêm ruột tiêu chảy của lợn con theo mẹ. Trên cơ sở đó có thể ứng dụng rộng
trong phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ bị mắc bệnh viêm ruột tiêu
chảy nói riêng và vật nuôi nói chung nhằm góp phần hạn chế sự kháng thuốc kháng

sinh của vi khuẩn đồng thời giảm thiểu sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn
nuôi, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và tồn dư kháng sinh trong sản
phẩm chăn nuôi
1.1.1. Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 30-4 ra cảnh báo kháng thuốc kháng sinh
là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Sau khi thu thập dữ liệu tại
114 quốc gia trên toàn cầu về tình trạng kháng thuốc, trong đó đặc biệt là kháng
sinh, báo cáo của WHO nêu rõ mối đe dọa nghiêm trọng này không còn là dự báo
cho tương lai mà đang diễn ra ở mọi khu vực trên thế giới, có nguy cơ ảnh hưởng
tới mọi người dân ở mọi lứa tuổi và các quốc gia khác nhau. Theo Trợ lý Tổng
Giám đốc WHO, Keiji Fukuda, nếu không phối hợp hành động tức thời, thế giới sẽ
đối mặt với một kỷ nguyên “hậu thuốc kháng sinh”, khi đó các bệnh truyền nhiễm
thông thường hoặc những vết thương nhỏ trước đó có thể chữa trị được thì nay có
thể gây chết người do kháng thuốc kháng sinh (WHO, 2014).
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của vi
sinh vât, như sự sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi, không đúng cách,
không tôn trọng liều lượng và thời gian trị liệu, cũng như không chịu uống cho thật
hết số thuốc như bác sĩ đã kê toa. Ngoài ra việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong
chăn nuôi thú y, canh nông và ngư nghiệp cũng dự phần không nhỏ trong sự hình
thành của hiện tượng kháng kháng sinh. Cuối cùng là vấn đề dùng các chất diệt
khuẩn để chùi rửa quá thường xuyên, không đúng chỉ dẫn cũng có thể giúp sản sinh
ra những dòng vi khuẩn có tính kháng thuốc (A report from the American academy

of Microbiology, 2009)
Thuốc kháng sinh dược dùng để phòng và trị bệnh gia súc, nhưng phần lớn
trên 90% thuốc được sử dụng như những chất kích thích tăng trưởng trong chăn
nuôi và ngư nghiệp. Thuốc kháng sinh được trộn vào thức ăn hỗn hợp với những
nồng độ thật thấp để giúp động vật mau lớn và tăng trọng nhanh. Việc sử dụng quá
bừa bãi thuốc kháng sinh từ nhiều năm nay đã làm phát sinh ra rất nhiều chủng vi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

khuẩn mang tính kháng thuốc. Vi khuẩn Salmonella đã đề kháng cùng một lúc với
thuốc Ampicilline, Chloramphenicol, Streptomycine, và Tétracycline. Vào cuối
thập niên 90, tại Anh quốc vi khuẩn Salmonella typhimurium DT 104 đã hoành
hành dữ dội trong chăn nuôi. Một thời gian sau đó, người ta đã phát hiện những vi
khuẩn này ở người và điều tai hại nhất là chúng đã đề kháng với nhiều loại thuốc kể
cả với thuốc Trimethoprim sulfa và Fluoroquinolone. Năm 1985, tại California trên
1000 người đã ngã bệnh vì ăn phải hamburger có nhiễm khuẩn Salmonella
newport đề kháng với nhiều loại thuốc. Ngày nay các vi khuẩn thông thường của
đường ruột như Entérobacter, Campylobacter, và E. coli 0157 : H7 (bệnh
Hamburger ) cũng đã đề kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh.
Theo nghiên cứu của Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1999) đã tìm thấy
chủng vi khuẩn kháng lại 11 loại kháng sinh, đồng thời cũng chứng minh khả năng
di truyền tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn thông qua plasmid.
Theo nghiên cứu của Cù Hữu Phú và cs (1999), 80 - 90% vi khuẩn
Salmonella phân lập được kháng mạnh với Penicillin và Ampicillin.
Nguyễn Ngọc Nhiên và cs (2000) khi nghiên cứu các chủng E. coli phân lập
từ động vật bị tiêu chảy cho thấy hầu hết các chủng phân lập được đều kháng lại
nhiều loại kháng sinh như Chloramphenicol, Sulfadimethoxine, Tetracycline
Các chủng vi khuẩn Salmonella có độ mẫn cảm cao với Furazolidon (100%),
Chloramphenicol (87,5%), ít mẫn cảm với Penicillin (25%) và hoàn toàn kháng lại
Tetracyclin (Đỗ Trung Cứ và cs, 2001)

Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của 106 chủng vi khuẩn phân lập được từ
lợn con theo mẹ bị tiêu chảy ở một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam, Đỗ Ngọc Thúy và
cs (2002) đã thu được kết quả các chủng có xu hướng kháng mạnh với các loại
kháng sinh thông thường dùng để điều trị đặc biệt với Streptomycin lên tới 88,68%.
Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn với trên 3 loại kháng sinh là khá phổ biến
(chiếm 90,57%).
1.1.2. Vấn đề tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi
Ngày nay, chất kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp
như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, có tác dụng rất lớn là giúp cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

vật nuôi trồng chống lại bệnh tật từ vi sinh vật. Tuy vậy, chất kháng sinh như một
con dao hai lưỡi. Một mặt giúp sinh vật chông lại bệnh tật, mặt khác, có thể làm cho
sinh vật xuất hiện phản ứng phụ, và đặc biệt là lượng chất kháng sinh tồn dư sinh
vật có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, nhất là sức khỏe người tiêu dùng.
Với một lượng thực phẩm khổng lồ từ động vật đang được tiêu thụ trên thị
trường, song ít ai nghĩ đến việc mỗi ngày trong cơ thể chúng ta đang phải tích lũy…
dần dần dư lượng chất kích thích tăng trọng và thuốc kháng sinh trong từng miếng
thịt động vật của các loại sản phẩm này. Bởi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện
nay, người dân sử dụng rất tùy tiện các loại thức ăn tăng trọng và thuốc kháng sinh
nhằm ngăn ngừa, trị bệnh và giúp vật nuôi mau ăn chóng lớn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, trong đợt kiểm tra an
toàn thực phẩm những tháng đầu năm 2014, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều
mẫu thịt có tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng. Cụ thể, khi lấy ngẫu nhiên 60 mẫu thịt
(30 mẫu thịt heo, 30 mẫu thịt gia cầm) từ TP HCM và các tỉnh đem về giết mổ tại 2
cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn thành phố, cơ quan chức năng phát hiện 13/30 mẫu thịt
heo (tỉ lệ 43,33%) có nguồn gốc từ Bình Dương, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu và 1/30 mẫu thịt gia cầm (3,33%) có hàm lượng kháng sinh
sulfadimidin vượt giới hạn cho phép (Báo người Lao Động, 2014).

Kháng sinh tetracycline trong 290 mẫu thịt lợn trên thị trường thuộc các quận
huyện nội, ngoại thành Hà Nội được xác định bằng phương pháp kiểm tra khả năng
ức chế vi khuẩn trên đĩa thạch (agar inhibition test) với chủng Bacillus cereus (ACTT
11778). Các mẫu ghi ngờ được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
(high-performance liquid chromatography; HPLC). 5.5% số mẫu nói trên cho kết quả
dương tính (có tồn dư kháng sinh tetracycline) (Duong Van Nhiem, 2005).
1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới và Việt
Nam
Trên thế giới, 265.000 loài thực vật được phát hiện, trong đó có 150.000 loài
được phân bố ở các vùng nhiệt đới, 35.000 loài có ở các nước ASEAN. Trong số
này có ít nhất 6.000 loài được dùng làm thuốc. Thuốc từ dược liệu được sử dụng
không chỉ các nước Á Đông mà còn được tiêu thụ một lượng khá lớn ở các nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Phương Tây. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển thì một phần tư số thuốc kê
trong các đơn có chứa hoạt chất từ dược liệu. Tại Mỹ năm 1980 giá trị số thuốc đó
lên tới 8 tỉ đô la, tại thị trường Châu Âu lượng thuốc đông dược tiêu thụ cũng lên tới
2,3 tỉ đô la. Nhiều biệt dược đông dược của Trung Quốc được tiêu thụ mạnh ở các
nước phát triển. Việt Nam cũng có một số mặt hàng đông dược xuất khẩu có uy tín
ở thị trường nước ngoài như hoa hòe, quế, sa nhân, dừa cạn, các loại tinh dầu hồi,
quế, tràm…(Hoàng Thị Tuyết Nhung, 2012).Về sử dụng dược liệu, ở khu vực Đông
Á, Trung Quốc, Nhật Bản, cùng với Ấn Độ, là các nước tiêu thụ đông dược nhiều
nhất. Tại Trung Quốc, đông dược chiếm khoảng 30% lượng dược phẩm tiêu thụ,
doanh số đông dược sản xuất tại Trung Quốc để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu năm
2003 ước đạt 20 tỉ đô la. Tại Nhật Bản, đông dược được gọi với tên “Kampo”, cũng
được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, với doanh số khoảng 1 tỉ đô la mỗi năm. Ở khu
vực Đông Nam Á, Indonesia là nước đứng thứ hai trên thế giới sau Brazil về đa
dạng sinh học cây thuốc, có tới 90% số lượng cây thuốc trên thế giới được tìm thấy
ở đây. Theo số liệu năm 1995, có 40% dân số Indonesia sử dụng đông dược, trong

đó có 70% sinh sống ở vùng nông thôn. Các nước Đông Nam Á khác đều có tỉ lệ sử
dụng đông dược đáng kể trong cộng đồng và hệ thống y tế. Về nghiên cứu, cho tới
nay đã có 0,5%, nghĩa là 1.300 cây được nghiên cứu một cách có hệ thống về thành
phần hóa học và giá trị chữa bệnh (Viện Dược Liêu, 2005).
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng dược liệu trên thế giới
Việc tăng năng suất, sản lượng chăn nuôi một cách ồ ạt khiến dịch bệnh ngày
càng trở thành vấn đề nhức nhối cho người chăn nuôi. Để xứ lí vấn đề này, các loại
hóa chất, kháng sinh được xem như là giải pháp đầu tiên được người chăn nuôi sử
dụng để điều trị bệnh.Tuy nhiên, việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh không
đúng quy cách, liều lượng đang dẫn tới hiện tượng kháng thuốc. Bên cạnh đó, việc
tồn dư kháng sinh còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người.Trong những năm
gần đây, xu hướng sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh được sử dụng rộng rãi.
Hơn nữa việc sử dụng thảo dược có biên độ an toàn lớn và không ảnh hưởng tới sức
khỏe con người. Các chiết xuất từ thảo dược như hinokiticol, citral, allylisocyante
được sử dụng rộng rãi trong bảo quản, điều trị bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

(Nguyễn Thị Vân Thái, 2006).
Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng
diệt khuẩn của tỏi.Năm 1944, nhà khoa học Chester J. Cavallito đã phân tích được
hợp chất allicin trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh. Allicin chỉ có trong
tỏi chưa nấu hay chế hóa. Kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin, 1/10
thuốc tetraciline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt nhiều
loại sâu bọ, kí sinh trùng, nấm độc. Năm 1948, Machado cùng cộng sự đã chiết xuất
từ tỏi được garcillin, chất này không có mùi lưu huỳnh, không độc, ứng dụng tốt
trong bệnh nhiễm trùng Shigella, Salmonella hoặc các bệnh kí sinh trùng như giun
kim, giun đũa, giun tóc. Một nghiên cứu khác tại Brazil năm 1982 đã chứng minh
nước tinh chất của tỏi có thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc như bao tử, do thức
ăn có lẫn khuẩn.

Năm 1880, Davaine đã bắt đầu nghiên cứu tính kháng khuẩn của lá Hồ
Đào đối với Bacillus anthracis.R.Koch (1887), nghiên cứu chứng minh tính
kháng khuẩn của nhiều loại tinh dầu. Cũng trong thời gian này Chamberland
chứng minh nhiều loại tinh dầu có tính kháng khuẩn, các thí nghiệm này được
nhiều người như: Cadeae, Mennic, Bering, Reilling,… tiếp tục nghiên cứu. Năm
1959, Horeak và Santavi chiết xuất từ cannabit sativa – Cannabinacea, được chất
cannabiriolic, dung dịch 10-15 µg/ml có tác dụng diệt khuẩn với vi khuẩn gây
bệnh lao ở người, vi khuẩn Gram (+), đặc biệt vi khuẩn kháng lại penicillin
(Nguyễn Thị Vân Thái, 2006).
Một nghiên cứu khác của Tokin (1928) đã chứng minh nhiều chất bay hơi từ
cây xanh như Phytocid có tác dụng với vi khuẩn, nhiều công trình nghiên cứu đã
xác nhận rằng các chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ thực vật rất phong phú, có
phạm vi ứng dụng rộng rãi (Viện Dược Liệu, 2003; Phan Xuân Thanh và cs, 2003;
Mai Văn Tài, 2004)
Từ củ của cây Stephania cepharantha – Menispermaceae. Năm 1934 Kondo
và cộng sự tách chiết một alkaloid có tên cepharantin, chất này có tác dụng với vi
khuẩn lao ở nông độ 10-20 mg/ml. Năm 1944 Gupta và Kahali đã chiết suất từ cây
berberis vulgaris chất berberin, chất này có ảnh hưởng tốt với các kí sinh trùng do
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Leishmannia tropica, Trypanosomanna equipendum gây ra. Theo Schlederer (1962)
có thể tiêm dung dịch berberin 2% trị khỏi bệnh bouton dorient. Ukita Mizuno và
Tamura (1949) nhận thấy berberincos tác dụng tốt hơn sunfathiazon đối với
Staphylococcus aureus, Shigella, Gonococcus.
Năm 1985, Khuê Lập Trung đã đưa ra 22 loài thảo dược, chủ yếu trong trị
các bệnh về vi khuẩn, ngoại kí sinh trùng, bệnh đường ruột cho tôm, cá và nhuyễn
thể như: Xuyên tâm liên, địa niên thảo, lưu xô tử, quản trọng, ngũ bội tứ, tiền
thảo (Khuê Lập Trung, 1985)
Tại Thái Lan, Sataporn Direkbusarakom và cộng sự (1997) đã thử nghiệm

thành công khả năng kháng khuẩn của các loại thảo dược như: O.sanctum, C.alata,
Tinospora cordifolia, Eclip ta alba, Tinospora cripspa, Psidium guajava,
Clinacanthus nutans, Androgaphic panniculata, Moimonrdica charatina, Phyllanthus
reticulates, P.pulcher, P.acidus, P. debelis, P.amaus, P.debelis và P.urinaria đối với vi
khuẩn vibrio ssp. Tuy nhiên, chỉ có hai cây P.guarava và M.charantina có hiệu quả
ức chế đối với vibrio ssp. Nồng độ ức chế tối thiểu của P.guarava là 0,625 mg/ml và
M.charantina là 1,25 mg/ml (Nguyễn Thị Vân Thái, 2006).
Tại Trung Quốc, đã tách chiết được một loại Alkaloid từ cây xoan rừng có tên
Yanatren hoặc sử dụng hạt với tên kosam, enkosamcos tác dụng điều trị lị amip.
Gần đây các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều đặc tính quý
của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) trong việc chữa các bệnh về gan, mật, ung
thư…. Thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh thế kỷ AIDS (Viện dược
liệu, 2005).
Những hoạt chất có trong lá chè (Thea sinensis) ngoài những tác dụng thông
thường như giải cảm, tiêu độc, lợi tiểu người ta còn phát hiện thêm một giá trị đặc
biệt đó là khả năng làm tăng sức đề kháng của trẻ em đối với vius gây bệnh viêm
não Nhật Bản B.
Các kết quả trên chỉ mới bước đầu thử nghiệm sàng lọc các loại thảo dược
chưa xác định được thành phần nào trong thực vật có tác dụng trên virus và vi
khuẩn.
Hiện nay dược liệu có vai trò sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

+ Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp một số hóa
dược: từ chất diosgenin của củ mài để bán tổng hợp lên thuốc steroid được sử dụng
nhiều trong lâm sàng.
+ Nhiều hoạt chất quan trọng: quinin, morphin, ajmalin, vincaleucoblastin,
emetin, strychnin… đều phải chiết ra từ dược liệu vì chưa tổng hợp được.
+Dược liệu mở đường cho ngành công nghiệp hóa dược phát triển:

 Biết được công thức của ephedrin hoá dược đã ngưng tụ L-1-phenuy-1-
acetyl carbinol với methylamin để có ephedrin tổng hợp
 Dựa vào công thức của quinin trong vỏ canh-ki-na để tổng hợp rất nhiều
dẫn chất trị ký sinh trùng sốt rét.
 Dựa vào artemisinin của cây thanh hao hoa vàng, các dẫn chất artesunat,
arteether, artemether được bán tổng hợp cũng để trị ký sinh trùng sốt rét.
Từ 1950-1980 thế giới đã thử tác dụng chống ung thư như: taxol (paclitaxe)
của cây Taxus brevifolia Nutt, họ Taxaceae có tác dụng chữa ung thư buồng trứng ở
thời kỳ tiến triển. Năm 1992 ở Mỹ, Canada và Pháp đã sử dụng taxol trên lâm sàng.
Hiện nay người ta đang nghiên cứu tổng hợp các dẫn chất mới từ taxol (Kingston et.
al, 1990; Karpagam et. al, 2009).
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng dược liệu ở Việt Nam
Từ xa xưa, dân ta đã biết dùng những cây cỏ quen thuộc trong vườn nhà để
trị các bệnh thông thường như một số bệnh đường ruột, bệnh đường hô hấp, tiết
niệu, trị mụn nhọt, rửa vết thương (Võ Văn Chi, 1996, 2002; Đỗ Tất Lợi, 2011).
Theo y học cổ truyền phần lớn những cây thuốc có tác dụng chữa bệnh nhiễm
khuẩn đã được xếp trong nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, táo thấp, thuốc khử
hàn,…như alicin trong tỏi, odorin trong hẹ… (Võ Văn Chi, 1996; Đỗ Tất Lợi, 2011).
Từ thế kỉ XIV, Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh đã sử dụng nhiều thảo mộc như: tỏi, hẹ,
tô mộc, hạt cài, trầu không… để trị một số bệnh viêm nhiễm (Võ Văn Chi, 1996).
Từ giữa thế kỉ XX, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Ngữ (1956) trên
500 loài thuốc, đã khẳng định rằng nhiều cây thuốc có tác dụng kháng khuẩn rất
lớn. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hường và cộng sự (1959), trên 1000
cây thuốc, chỉ ra rằng kháng sinh thực vật sử dụng rất an toàn, có tác dụng mạnh,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

nhóm nghiên cứu đã đưa ra chế phẩm cây tô mộc trị bệnh tiêu chảy.
Theo Nguyễn Thượng Dong (2001), Việt Nam có 3.830 trên 10.368 loài thực
vật có khả năng sử dụng làm thuốc. Trong đó có khoảng 300 loài đang được khai

thác, trồng và kinh doanh với số lượng lớn.Bên nhân y, công nghiệp dược sản xuất
thuốc từ dược liệu hay hoạt chất từ dược liệu đang được Đảng và Nhà nước quan
tâm và phát triển rất mạnh. Bên cạnh đó còn có các vùng cao như: Sapa, Đà Lạt
thuận lợi cho di nhập một số cây quý như: Actiso, Dương Địa Hoàng… nước ta có
trên 3200 km bờ biển chạy từ Bắc vào Nam nên còn có rất nhiều hải sản quý dùng
làm thuốc (Nguyễn Thượng Dong, 2001).
Hiện nay trên cả nước, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 15.600 tấn
dược liệu (tính cả cây thuốc hoang dại là 27.700 tấn). Trong khi nhu cầu dược liệu
là 59.548 tấn/năm gồm: phục vụ công nghiệp dược 20.110 tấn, hệ thống chữa bệnh
bằng y học cổ truyền 18.452 tấn và xuất khẩu 20.986 tấn. Nhu cầu về dược liệu
ngày càng tăng do hệ thống điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền đã được
WHO công nhận. Nhiều nhà khoa học cho rằng, các hợp chất thiên nhiên do đã tồn
tại trong tế bào sống của cây thuốc, nếu được phân lập thành nguyên liệu làm thuốc,
chúng rất nhanh thích nghi với tế bào sống, có tác dụng chống lão hóa… Do đó khả
năng hấp thu sẽ tốt và ít độc hơn so với các chất tổng hợp hóa học chưa bao giờ tồn
tại trong tế bào sống.
Ngày nay, nhiều cây thuốc đã có hiệu quả điều trị rõ rệt, nhưng cơ chế vẫn
chưa được giải thích và chứng minh. Xu hướng hiện nay là kết hợp giữa Đông Y và
Tây Y với cách vừa áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta bằng
thuốc Nam, vừa nghiên cứu khảo sát các tính năng, tác dụng của cây thuốc bằng cơ
sở khoa học hiện đại (Đỗ Tất Lợi, 2011).
1.3. Cây Mò hoa trắng (Clerodendrum Fragrans Vent.)
Tên khoa học: Clerodendrum Fragrans Vent.
Tên khác: Bạch đồng nữ, bần trắng, vậy trắng, mấn trắng, mò trắng.
Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12


Hình 1.1. Cây mò hoa trắng

1.3.1. Mô tả thực vật, phân bố, bộ phận dùng
Mô tả thực vật: Cây nhỏ cao khoảng 1 - 1,5m, thường rụng lá. Lá mọc đối, lá
rộng hình trứng dài 10 - 20cm, rộng 8 - 18cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim hay
hơi phẳng, mép có răng cưa to, thô. Mặt trên màu sẫm hơn, có lông ngắn, mặt dưới
nhạt màu hơn, gần như bóng, trên các đường gân hơi có lông mềm. Cuống lá dài
khoảng 8cm. Khi vò nát lá có thấy mùi hôi đặc biệt của cây mò.
Hoa màu hồng nhạt hay trắng, có mùi thơm; hoa mọc thành hình mâm xôi
gồm nhiều tán. Đài hoa hình phễu, phía trên có xẻ thành 5 thùy, hình 3 cạnh tròn;
tràng hoa hình ống nhỏ, có 4 nhị đính trên miệng ống tràng cùng với nhuỵ vượt quá
tràng hoa. Vòi nhị thường ngắn hơn chỉ nhị; bầu thượng dạng hình trứng.
Quả hạch gần dạng hình cầu, dính với đài tồn tại bao ở ngoài.
Hoa nở tháng 7, 8 và quả chín tháng 9,10.
Phân bố sinh thái: Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở vùng núi lẫn đồng bằng.
Thu hái, sơ chế: Hái vào lúc cây đang và sắp ra hoa (tháng 8 và tháng 9), sấy
khô phơi âm can, có thể cùng rễ rửa sạch, phơi khô, xắt lát, sắc uống.
Bộ phận dùng: Rễ sắc uống, thân và cuống lá nấu nước dùng để rửa bên
ngoài.
1.3.2. Tác dụng dược lý
Năm 1968, Bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược khoa phối hợp với Viện
YHDT nghiên cứu Bạch đồng nữ thấy có tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch ngoại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

vi, có tác dụng lợi tiểu và có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm do Phenol gây ra
trên tai thỏ.
Bạch đồng nữ có tác dụng chống viêm cấp tính khá tốt, biểu hiện rõ rệt ở
hiện tượng giảm phù trong mô hình gây phù thực nghiệm trên chuột với Kaolin.
Bạch đồng nữ có tác dụng chống viêm mạn tính tương đối yếu trên mô hình gây u
hạt thực nghiệm với Amian ở chuột.
Bạch đồng nữ không có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột non. Tác dụng

gây thu teo tuyến ức là một trong những đặc điểm của các thuốc ức chế miễn dịch.
Nước sắc 3/1 của Cleodendrum philippinum đã được thử kháng sinh đồ trên
các chủng vi khuẩn phân lạp từ các vết thương nhiễm khuẩn, thấy có tác dụng ức
chế sự phát triển các vi khuẩn Pseudononas aeruginosa, Staphylococus aureus,
Escherichia coli và các Proteus.
Theo tài liệu nước ngoài, cuống lá, hoa và rễ Xích đồng nam Clerodendrum
kaempferi có tác dụng chống co thắt hồi tràng cô lập súc vật thí nghiệm gây nên bởi
Acetylcholin hoặc Histamin.
Cả cây Bạch đồng nữ có các tác dụng kháng nguyên sinh vật trong thí
nghiệm của Entamoeba histolitica, chủng STA, hạ đường huyết trên chuột trắng và
gây giảm đau trong thí nghiệm tấm kim loại nóng của Edy và Leimbach. Chất
Clerodin chiết xuất chủ yếu từ cành non và lá Xích đồng nam có tác dụng diệt giun
đất trong dung dịch nước trong vòng 30 phút (Viện Dược Liệu, 1993).
Nước sắc lá tươi của cây Clerodendrum philipinum được dùng rửa trực tiếp
lên vết thương nhiễm trùng rồi phủ gạc ( Không dùng phối hợp với kháng sinh nếu
viêm nhiễm cư trú; có phối hợp với kháng sinh nếu nhiễm trùng toàn thân). Đa số
bệnh nhân đều kháng với hầu hết các kháng sinh thông thường. tác dụng của thuốc
đã làm giảm rõ phù nề quanh vết thương, không gây sốt, bệnh nhân lại thấy mát, dễ
chịu, làm sạch nhanh vết thương, kể cả đối với trực khuẩn mủ xanh là loại nhiễm
trùng dai dẳng, rất khó điều trị với dung dịch thuốc thông thường và làm tổ chức
hạt mọc nhanh, vết thương mau lành, làm sẹo đẹp, không để lại sẹo lồi (Viện Dược
Liệu, 1993).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

1.3.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn, nấm, virus, kí
sinh trùng của một số loài thuộc chi Clerodendrum L.
Theo George and Pandalai (1949), dịch chiết cồn từ lá và hoa của loài
C.inerme có hoạt tính kháng lại Escheria coli và Staphylococcus. Năm 1997, Mehdi
và cộng sự nghiên cứu dịch chiết cồn phần trên mặt đất sấy khô loài C.inerme L.

cho thấy hoạt tính kháng virus mạnh, chống lại virus viêm gan B với ED
50

16µg/ml. Năm 1979, Sharma và Singh nghiên cứu tinh dầu từ lá của cây C.inerme
L. cho thấy tinh dầu này có hoạt tính kháng nấm.
Năm 1990, Toyota và cộng sự đã phân lập được Mi-saponin-A, một
triterpenoid saponin từ rễ cây C.wildii cho tác dụng kháng nấm mạnh đối với
Clasdosporium cucumerium.
Năm 1995, Roy và cộng sự đã phân lập được pectolinarigenin và chalcone
glucoside từ lá của loài C.phlomidis và cho thấy các chất này có tính kháng nấm.
Năm 1995, Misra và cộng sự nghiên cứu dịch chiết n-hexan của loài
C. colebrookianum với nồng độ 1000 và 2000ppm có hoạt tính kháng sinh mạnh,
chống lại nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương như Staphylococus aureus, E. coli.
Năm 1996, Roy và cộng sự đã phân lập được hai flavonoids (cabruvin và
quercetin) từ rễ của loài C. infortunatum và cho thấy 2 chất này đều có hoạt tính
kháng nấm mạnh.
Năm 1999, Hoàng Thanh Hương và cộng sự đã lựa chọn 11 chủng vi khuẩn
điển hình với 5 đại diện gram âm (Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli,
Shigella flexneri, Protus mirabilis, Samonella typhy), 5 đại diện gram dương
(Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Bacillus pumillus, Staphylococcus aureus,
Sarcina lutea), 1 đại diện nấm (Candida albicans) và nghiên cứu tác dụng kháng
khuẩn in vitro của flavonoid toàn phần dịch chiết xuất từ lá của 3 loài bạch đồng nữ
(Clerodendron fragrans), xích đồng nam (Clerodendron infortunatum), Bọ mẩy
(Clerodendron cyrtophyllum). Tiến hành định tính kháng khuẩn với nồng độ dung
dịch flavonoid toàn phần là 50 mg/ml và đánh giá mức độ kháng khuẩn của
flavonoid thong qua giá trị của đường kính vòng vô khuẩn sau 24 giờ kể từ khi cấy
vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy. Kết quả thu được cho thấy đối với cả 3 loài, hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15


tính kháng khuẩn của flavonoid toàn phần đối với các chủng vi khuẩn gram âm và
gram dương là khá tốt nhưng tác dụng đối với nhóm vi khuẩn gram dương tỏ ra
mạnh hơn so với gram âm. Tác dụng kháng nấm yếu.Tính đặc hiệu cũng như mức
độ kháng khuẩn của các phân đoạn riêng biệt của flavonoid tỏ ra kém hơn so với
flavonoid toàn phần. Flavonoid toàn phần của dịch chiết xuất phát từ loài bọ mẩy có
tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất. Phối hợp flavonoid toàn phần của loài bạch đồng
nữ và xích đồng nam theo tỉ lệ 1:1 làm tăng khả năng kháng khuẩn đối với các vi
khuẩn gram âm. Phối hợp flavonoid toàn phần của 3 loài trên theo tỉ lệ 1:1:1 làm
tăng tác dụng kháng khuẩn đối với các vi khuẩn gram dương.
Năm 2001, Kim và cộng sự phân lập được hai chất phenyl propanoid
glycosides (acteosid và acteosid isomer) từ C. trichotomum, có khả năng ức chế
mạnh enzyme integrase của virus HIV-1 với giá trị IC
50
là 7,8±3,6µM và
13,7±6,0µM. Năm 2004, Dorsaz và cộng sự phân lập được chất hydroquinone
diterpenoid mới từ lá C. uncinatum Schinz, có hoạt tính kháng mạnh bào tử nấm.
Theo kết quả nghiên cứu của Simonsen và cộng sự (2001), dịch chiết cồn của
thân, lá loài C.phlomidis ở Ấn Độ có hoạt tính chống kí sinh trùng sốt rét.
Theo nghiên cứu của Aleykytty và cs (2010) và Leena and Aleykutty (2012)
dịch chiết rễ cây C. Paniculatum Linn và C. Infrtunatum Linn đều có khả năng diệt
khuẩn in vitro đối với các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococus aureus,
E. coli và Klebsiella pneumoniae.
Năm 2011, Leena and Aleykutty đã nghiên cứu dịch chiết lá cây C.
Paniculatum Linn khi sử dụng 05 dung môi khác nhau (ethyl acetate, alcohol, nước,
petroleum ether, chloroform) cho thấy, đối với vi khuẩn Vibrio parahaenolyticus cả
năm dịch chiết đều có tác dụng diệt khuẩn in vitro. Khi thử nghiệm trên vi khuẩn
Salmonella newsport chỉ có 3 loại dịch chiết có tác dụng diệt khuẩn, còn dịch chiết
sử dụng dung môi petroleum ether, chloroform không thấy có tác dụng. Riêng đối
với vi khuẩn E. coli (O78) chỉ có dịch chiết sử dụng dung môi là nước và alcohol
mới có tác dụng diệt khuẩn.

Kết quả nghiên cứu của Venkatarismam và cs (2012) cho thấy dịch chiết lá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

cây C.philippinium Schauer có khả năng diệt khuẩn in vitro tốt ở nồng độ
100mg/ml trên cả 4 chủng vi khuẩn thử nghiệm E. coli, S. aureus, Bacillus và
Klebsiella.
Nghiên cứu của tác giả Anandhi và Ushadevi (2013) dịch chiết lá cây C.
Inerne L. trong dung môi ethnol chỉ có tác dụng diệt khuẩn in vitro đối với vi khuẩn
P. solanacearum và Xanthomonas citri, còn đối với vi khuẩn Salmonella typhi,
Bacillus subtilis, K.pneumonia không có tác dụng diệt khuẩn
1.4. Bệnh viêm ruột tiêu chảy trên lợn con theo mẹ
Tiêu chảy là một hội chứng đa nguyên nhân (Trần Văn Huê, 2005; Nguyễn
Thị Kim Lan và cs, 2006; Nguyễn Văn Sửu và Nguyễn Quang Tuyên, 2008;
Nguyễn Văn Nguyên và Nguyễn Văn Sửu, 2011) thường xảy ra ở tất cả các lứa tuổi
của lợn, nhưng tỷ lệ mắc bệnh, mức độ trầm trọng và tỷ lệ chết cao tập trung vào
lợn con từ 4 tuần tuổi đến sau cai sữa 1 tháng. Diễn biến tiêu chảy khá phức tạp
(Nguyễn Văn Sửu và cs, 2008), nguyên nhân gây bệnh có thể do ký sinh trùng, vi
rút (Tô Long Thành và Berbard, 2001; Lâm Thị Thu Hương, 2004; Thân Thị Đang
và cs, 2010) và vi khuẩn. Đôi khi nhầm lẫn tiêu chảy do vi khuẩn với vi rút và ký
sinh trùng do gần đây số vi khuẩn gây bệnh có khả năng kháng kháng sinh ngày
càng gia tăng (Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho,1996; Cù Hữu Phú và cs, 2004).
Trong hội chứng tiêu chảy của lợn con ở Việt Nam, các nghiên cứu đã xác
định có sự tham gia của 02 loại vi khuẩn chính là E. coli, Salmonella (Đặng Xuân
Bình và Trần Thị Hạnh, 2001; Đỗ Trung Cừ và cs, 2003; Nguyễn Cảnh Dũng và Cù
Hữu phú, 2011; Nguyễn Mạnh Phương và cs, 2012).
Một số nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây hội chứng tiêu chảy
Theo nhiều nhà nghiên cứu khoảng 20 – 50% lợn con chết trong những ngày
sơ sinh do E. coli gây nên, đôi khi tỷ lệ chết lên tới 10% (Niconxki. V.V, 1986)
Để xác định vai trò của một E. coli gây ra một bệnh nào đó, cần kiểm tra độc

lực và các yếu tố gây bệnh mà chủng E. coli đó có được. Do vậy, kết quả những
nghiên cứu về độc lực, yếu tố gây bệnh của E. coli chính là đánh giá khả năng gây
bệnh của nó (Lê Văn Tạo và cs, 2002).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

Cù Hữu Phú và cs (2004) đã kết luận, vi khuẩn E. coli là nguyên nhân chính
gây bệnh tiêu chảy của lợn con theo mẹ, các chủng E. coli có thể mang tổ hợp các
yếu tố gây bệnh.
Khi nghiên cứu về vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu
chảy ở lợn 1- 60 ngày tuổi, tác giả Trương Quang (2005) đã kết luận 100% mẫu
phân lợn bị tiêu chảy phân lập được E. coli với số lượng gấp 2,46 -2,73 lần (ở lợn 1-
21 ngày tuổi) và 1,88 -2,1 lần (ở lợn 22 -60 ngày tuổi) so với lợn không tiêu chảy.
Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn bị tiêu chảy có độc lực mạnh và các
yếu tố gây bệnh cao hơn rất nhiều so với lợn không bị tiêu chảy. Cụ thể yếu tố bám
dính 93,33% so với 33,33%; khả năng dung huyết 53,33% so với 25,92%.
Tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy lợn con, kết quả nghiên
cứu của Hồ Soái và cs (2005) cho thấy, 100% mẫu phân lợn tiêu chảy phân lập
được E. coli với số lượng gấp 2,37 lần (ở lợn 1-45 ngày tuổi) và gấp 2,31 lần (ở lợn
45 -60 ngày tuổi) so với lợn bình thường không tiêu chảy. Độc lực của vi khuẩn E.
coli phân lập được gây chết chuột từ 50 – 100% sau 6 – 36 giờ.
Một số nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella gây hội chứng tiêu chảy
Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn con theo mẹ thường ít gặp, nguyên
nhân là do trong máu của lợn có hàm lượng kháng thể cao được cung cấp bởi sữa đầu
của lợn me và có hoạt động bảo hộ cho đến khi lợn con cai sữa. (Bergeland, 1980).
Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella gây ra chủ yếu cho lợn con cai
sữa với các triệu chứng điển hình là nhiễm trùng huyết và viêm ruột ỉa chảy. Vi
khuẩn có thể gây bệnh cho lợn bởi nhiều Serotype có sãn trong tự nhiên, nhưng với
bệnh tiêu chảy của lợn con sau cai sữa thì chỉ phát hiện 2 Serotype là S.choleraesuis
và S. Typhimurim. Trong các chủng vi khuẩn Salmonella thường xuyên gây bệnh

cho lợn thì S.choleraesuis chiếm 95%, S. Typhimurim chiếm 4% và dưới 1% thuộc
về các chủng khác (Wilcock và Schwartz, 1992).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Nội và cs (1989), có tới 82,8% đến 100%
số lợn tiêu chảy phân lập được vi khuẩn Salmonella gây bệnh. Kết quả nghiên cứu
của Lê Văn Tạo và cs (1993) cho thầy từ 50 mẫu bệnh phẩm từ lợn tiêu chảy, đã

×