Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.35 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
……………………….
NGUYỄN VĂN PHÚC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hải Phòng, tháng năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
……………………….
NGUYỄN VĂN PHÚC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CẢNG CÁ LẠCH BẠNG – TỈNH THANH HÓA
Học viên: Nguyễn Văn Phúc
Chuyên ngành: Khai thác thủy sản. Mã số: 60 62 80.
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Cán bộ hướng dẫn : TS. Trần Đức Phú
Hải Phòng, tháng năm 2011
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành là do quá trình nghiên cứu tài
liệu và thực hiện các chuyến điều tra thực tế tại cảng cá Lạch Bạng – Tỉnh Thanh Hóa.
Số liệu được sử dụng trong luận văn này là toàn bộ kết quả điều tra tại cảng cá
Lạch Bạng và từ các cơ quan quản lý ngành thủy sản, cơ quan nhà nước của tỉnh Thanh
Hóa. Số liệu sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực và được sử lý theo các
phương pháp khoa học để đảm bảo độ tin cậy.
Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu và các tài liệu sử dụng để hoàn thành luận
văn này đã được lãnh đạo các cơ quan quản lý ngành thủy sản cũng như các cơ quan
quản lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa cho phép sử dụng. Phương pháp nghiên cứu và kết
quả nghiên cứu của lận văn này chưa có ai bảo vệ một học vị nào.


Hải Phòng, ngày tháng năm 2011
Tác giả
Nguyễn Văn Phúc
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Đức Phú là người trực tiếp
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này; TS. Phan Trọng
Huyến, TS. Nguyễn Dức Sĩ, TS Hoàng Văn Tính và các thầy cô giáo đã tận tình giảng
dạy tôi trong quá trình học từ năm 2009 - 2011
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Ngọc Tuấn, trưởng Phòng Cơ sở hậu
cần dịch vụ nghề cá, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã tạo mọi điều kiện
cho tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn KS. Nguyễn Duy Phúc, chuyên viên Vụ kế hoạch
– Tổng Cục thủy sản, Giám đốc cảng cá Lạch Bạng KS. Trần Đình Đạo, Kế toán cảng
cá CN. Lê Cao Kích và Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thu thập tài liệu, số liệu điều tra tại cảng cá .
Trân thành cảm ơn Lạnh đạo Cục Khai Thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã
tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Khai thác thủy
sản, Phòng Đào tạo sau Đại học, các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Nha Trang và
các đồng nghiệp đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệp giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2011
Tác giả
Nguyễn Văn Phúc
iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT
TẮT
Ý NGHĨA
IUU Illegal, unreported and unregulated fishing

(Đánh bắt bất hợp pháp không theo quy định, không báo cáo và
không quản lý được)
QĐ-BTS Quyết định Bộ Thủy sản
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
JFP Jakata Fishing Port (Cảng cá Jakata Indonexia)
PFDA Philippine Fisheries Development Authority (Cơ quan phát triển
thủy sản Philippin)
QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
L Chiều dài tàu cá
B Chiều rộng tàu cá
T Mớn nước tàu
D Tải trọng tàu
NĐ-CP Nghị định của Thủ tướng Chính phủ
TS
Tiến sĩ
CN Cử nhân
BTO Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao
PPP Hợp tác nhà nước – tư nhân
MỤC LỤC
iv
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................................iii
1.1.Tổng quan về cảng cá Việt Nam..............................................................................3
1.1.1.Cơ sở hạ tầng:...........................................................................................................3
1.1.2.Tổ chức quản lý cảng cá...........................................................................................3
1.1.3.Kiểm soát nguồn lợi và ô nhiễm môi trường............................................................4
1.1.4.Phối hợp trong công tác quản lý cảng: ....................................................................5
1.1.5.Công tác tổ chức tập huấn về quản lý, sử dụng cảng cá:..........................................6
1.2. Chức năng và vai trò của cảng cá...........................................................................6

1.2.1. Chức năng của cảng cá............................................................................................6
1.2.2. Vai trò của cảng cá..................................................................................................7
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô cảng cá tỉnh Thanh Hóa..................................9
1.3.2. Tàu thuyền khai thác hải sản trong tỉnh.................................................................10
1.3.2.1. Cơ cấu đội tàu khai thác.....................................................................................10
1.3.3. Ngư trường nguồn lợi hải sản biển Thanh Hóa ....................................................12
1.3.3.2. Thành phần loài..................................................................................................13
1.4 . Tình hình quản lý cảng cá của các nước trên thế giới.........................................15
1.5. Nghiên cứu trong nước về quản lý cảng cá..........................................................17
1.6. Đánh giá chung.....................................................................................................19
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................20
2.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................................20
2.1.1. Thực trạng bộ máy tổ chứ cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần và đội tàu sử dụng cảng
cá Lạch Bạng...............................................................................................................20
2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng.......................................21
2.1.2.1. Số liệu điều tra...............................................................................................21
2.1.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động.........................................................................21
2.1.3. Ya kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng và
thảo luận......................................................................................................................21
2.1.3.1. Đề xuất về hoàn thiện bộ máy tổ chức..........................................................21
2.1.3.2. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá...............................................21
2.1.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực.........................................................................21
2.1.3.4. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước........................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................21
2.2.1. Điều tra số liệu thứ cấp......................................................................................21
2.2.2. Điều tra số liệu sơ cấp.......................................................................................21
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................21
2.2.3.1. Phương pháp điều tra theo mẫu......................................................................21
2.2.3.2. Phương pháp khảo sát, do đạc trực tiếp..........................................................21
2.3. Phương pháp sử lý số liệu.....................................................................................22

2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động...........................................................22
v
2.4.1. Năng suất bốc dỡ của cảng................................................................................22
2.1.2. Nhu cầu dịch vụ nước đối với các hoạt động của cảng cá.................................24
2.4.3. Nhu cầu của tàu thuyền đối với các dịch vụ hậu cần.............................................24
2.4.4. Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá .....................................................................25
3.2. Kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động của cảng cá Lạch Bạng ..............28
3.2.2. Trình độ cán bộ công nhân viên.........................................................................30
3.3.2. Thực trạng cơ sở hậu cần tại cảng cá Lạch Bạng..................................................33
3.4.1. Thực trạng đội tàu sử dụng cảng cá Lạch Bạng. ..............................................34
3.4.2. Thực trạng neo đậu của tàu thuyền tại cầu cảng................................................36
3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng..........................................38
3.5.1.2. Lưu lượng hàng hóa qua cảng cá Lạch Bạng.....................................................40
3.5.1.5. Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá Lạch Bạng.................................................45
3.5.2. Đánh giá hoạt động của cảng cá Lạch Bạng......................................................46
3.5.2.3.Đối với năng suất bốc dỡ hàng hóa qua cảng Lạch Bạng................................47
3.6. Ý kiến đề xuất ..........................................................................................................49
3.6.1. Đối với cảng cá Lạch Bạng...................................................................................49
3.6.1. 1. Về cơ cấu ban quản lý cảng cá Lạch Bạng........................................................49
3.6.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực..............................................................................52
3.6.1.3. Về cơ sở hạ tầng cảng cá....................................................................................53
3.6.1.4.Về dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu cho tàu thuyền đi khai thác......................54
3.6.1.5. Về hoạt động trong khu vực cảng cá..................................................................55
3.6.1.6. Về phương tiện vận chuyển trong khu vực cảng cá...........................................55
3.6.1.7. Về đối tượng kinh doanh, buôn bán trong khu vực cảng....................................55
3.6.2. Đối với các cơ quan quản lý..................................................................................55
3.6.2.1. Cải cách hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá...................................55
3.6.2.2. Thành lập đơn vị quản lý cảng cá các cấp..........................................................56
3.6.2.3. Tăng cường vai trò quản lý cảng cá của các cơ quan quản lý nhà nước............56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................61

PHỤ LỤC...................................................................................................................63
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tàu cá theo nhóm công suất của tỉnh Thanh Hoá năm 2009.................11
Bảng 1.2: Chiều dài tàu cá của tỉnh Thanh Hóa......................................................12
Bảng 1.3. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2006 – 2009.................................................14
Bảng 3.1 . Trình độ học vấn và độ tuổi của cán bộ cảng cá Lạch Bạng.................30
Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng...........................................................31
Bảng 3.3: Cơ sở hậu cần, dịch vụ cảng cá Lạch Bạng.............................................33
Bảng 3.4: Tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng.........................................................34
Bảng 3.5: Tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng.......................................35
Bảng 3.6: Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng từ năm 2008-1010.................................37
Bảng 3.7. Số lượng tàu thuyền qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại....................38
cảng cá Lạch Bạng năm 2010....................................................................................38
Bảng 3.8. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại
cảng cá Lạch Bạng năm 2010....................................................................................40
Bảng 3.9: Năng suất bốc dỡ của một tàu cá vào cập bến (Pc) ..............................41
vii
Bảng 3.10: Thời gian bốc xếp của một tàu cá tại cảng (Tbx)..................................42
Bảng 3.11: Lượng hàng bốc dỡ của một bến/ngày đêm (Png)................................42
Bảng 3.12: Lượng hàng hóa bốc dỡ của một bến/tháng (Pt)..................................43
Bảng 3.13: Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá (Q)...........43
Bảng 3.14: Nhu cầu dịch vụ dầu đá và nước ngọt của tàu thuyền khai thác.........44
Bảng 3.15: Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá Lạch Bạng................................45
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hinh 3.2: Sơ đồ tổ chức quản lý cảng cá Lạch Bạng – Thanh Hóa 29
Hình 3.3: Phương án cập tàu song song với cầu cảng 36
Hình 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý cảng cá Lạch Bạng đề xuất 51
viii
1

MỞ ĐẦU
Trong những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ 20, cả nước có 29 cảng cá và 75 bến
cá nhân dân, với 1.340m cầu bến, hầu hết đã bị xuống cấp nghiêm trọng ( bình quân
mỗi tàu thuyền gắn máy chỉ có 0,02 m cầu bến để cập đậu [3]. Các dịch vụ hậu cần
nghề cá không được bảo đảm, số tàu thuyền phải nằm bờ nhiều vì không được sửa
chữa, hoặc không được cung cấp ngư lưới cụ, sản phẩm khai thác không được bốc
dỡ và bảo quản kịp thời làm giảm chất lượng và giá trị của sản phẩm. Nhiệm vụ
quản lý cảng cá, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khai thác hải sản trước khi đi biển
cũng chưa được chú trọng. Vấn đề quản lý cảng cá gắn với bảo vệ môi trường,
nguồn lợi thủy sản thời kỳ này chưa được quan tâm đúng mức. Những năm gần đây,
cùng với sự phát triển mạnh về số lượng tàu thuyền tham gia khai thác hải sản thì
yêu cầu về an toàn sản xuất cho tàu thuyền tham gia hoạt động thủy sản, yêu cầu về
cơ sở hạ tầng nghề cá phục vụ cho khai thác hải sản càng trở nên cấp thiết. Nhận
thức rõ được tầm quan trong của việc phát triển cơ sở hậu cần phục vụ nghề cá, ngày
07 tháng 8 năm 1995 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Dự án khôi phục và hoàn
thiện cơ sở hạ tầng nghề cá Việt Nam. Đến nay ngành thủy sản đã hình thành được
66 cảng cá và 137 bến cá [3]. Việc hoạt động của các cảng cá này đang đóng góp
tích cực vào việc lưu thông hàng hóa và thúc đẩy kinh tế khu vực ven biển phát triển.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực hậu cần nghề cá mà trực tiếp là hoạt
động của các cảng cá trong cả nước còn bộc lộ nhiều yếu điểm cần khắc phục, đặc
biệt là trong công tác quản lý cảng cá, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá
hoạt động, công tác kiểm soát môi trường.
Hiện nay, công tác quản lý cảng cá, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của Ban
quản lý cảng, hầu hết cảng cá đều dừng lại ở nhiệm vụ thu phí dịch vụ và quản lý cơ
sở vật chất nên chưa đạt được mục tiêu đặt ra khi đầu tư xây dựng cảng. Đến tháng 6
năm 2009, cả nước có 130.963 tàu thuyền đang tham gia hoạt động khai thác hải sản
[14]. Đây là áp lực tướng đối lớn đối với hậu cần nghề cá, đặc biệt là cảng cá Việt
Nam vốn dĩ có cơ sở vật chất nghèo nàn, chiều dài cầu bến hạn chế và đang trong
tình trạng xuống cấp.
Việc kiểm soát nơi neo đậu của tàu thuyền cũng gặp khó khăn, số lượng tàu

thuyền neo đậu ở các bãi ngang, thậm chí neo đậu ngay trong vùng nước cảng cá
nhưng không theo quy định vẫn diễn ra gây mất an toàn giao thông, gây khó khăn
2
cho công tác quản lý cảng. Cảng cá hiện nay không có kế hoạch kiểm soát, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, các chất thải lỏng, rắn được xả trực tiếp xuống môi trường
nước thuộc khu vực cảng. Vùng nước cảng được người sử dụng nhìn nhận như là nơi
thải chất bẩn, nước thải.
Năm 2006, Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
ban hành Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01 tháng 12 năm 2006 ban hành Quy
chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão. Tuy nhiên, đây chỉ là quy chế
mẫu, mỗi địa phương lại có Quy chế quản lý cảng cá khác khau. Do đó, vấn đề quản
lý cảng cá, quản lý hoạt động cảng rất còn chồng chéo, phức tạp và gặp nhiều khó
khăn.
Từ thực trạng quản lý cảng cá hiện nay, tôi chọn Đề tài “Đánh giá hiệu quả
hoạt động cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hoá” để nghiên cứu, đánh giá. Tôi
mong rằng kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp
quản lý cảng, xây dựng phương hướng phát triển cảng cá Lạch Bạng nói riêng và
cảng cá trên cả nước nói chung.
Kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3
1.1. Tổng quan về cảng cá Việt Nam
1.1.1. Cơ sở hạ tầng:
Vào những năm 90 của thế kỷ 20 cảng cá, bến cá của nước ta chủ yếu là các
cảng cá nhỏ. Dịch vụ hậu cần nghề cá chủ yếu thuộc các công ty, doanh nghiệp nhà
nước. Các công ty này đặt trạm thu mua ở các bến cá để thu mua sản phẩm khai thác
đồng thời bán nhiên liệu, lưới sợi cho các tàu đánh cá hoặc mua bán trực tiếp với các

tàu thuyền của dân [4]. Đến sau năm 1997, các công ty nhà nước có chủ trưởng giảm
biên chế, và dần giải thể do đó chức năng thu mua hải sản, cung cấp vật tư nhiên liệu
cho ngư dân chuyển dần sang một số nậu vựa. Theo thống kê, đến cuối năm 1998,
ngành thủy sản có 143 bến cá và 52 cảng cá với tổng chiều dài cầu bến là 2.905 m.
Số cầu cảng này được xây dựng khá lâu hoặc chưa hoàn chỉnh bị xuống cấp hoặc bị
tàn phá trong những năm chiến tranh [4]. Có khoảng 4000 m cầu bến được xây dựng
và hoàn thành trong kế hoạch 1996 – 2000. Cơ sở hậu cần cảng cá nhìn chung lạc
hậu và thiếu đồng bộ, vệ sinh công nghiệp kém. Đa số các bến cảng, luồng lạch ra
vào là nới trú đậu của tàu thuyền chưa được nạo vét, tàu thuyền ra vào rất khó khăn.
Số lượng tàu thuyền ra vào nhiều, trong khi đó nơi trú đậu quá thiếu thốn, không
đảm bảo dẫn đến sản phẩm khai thác chậm được tiêu thụ [6]. Đến nay, cả nước có 67
cảng cá và 137 bến cá, các cảng cá này phần lớn là các cảng cá được nâng cấp hoặc
xây mới trên nền của các cảng cá cũ. Tuy nhiên các cảng cá được đầu tư xây dựng
cũng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được các yêu cầu của tàu thuyền cũng như các
khía cạnh khác của hậu cần nghề cá.
1.1.2. Tổ chức quản lý cảng cá.
Bộ Thủy sản (cũ) đã ban hành Quy chế quản lý hoạt động của cảng cá, bến cá,
khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS. Các địa
phương ven biển đã thành lập các Ban quản lý cảng cá với các quy mô khác nhau và
giao cho các đơn vị khác nhau quản lý. Mỗi cảng thành lập một Ban quản lý hoặc mỗi
tỉnh thành lập một Ban quản lý cảng cá để quản lý tất cả các cảng cá [16]. Ví dụ: Ban
quản lý cảng cá Nghệ An, Ban quản lý các công trình thủy sản Ninh Thuận, Xí nghiệp
quản lý cảng cá Kiên Giang, Ban quản lý các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão
Quảng Ngãi. Các Ban quản lý này trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và có trách nhiệm quản lý tất cả các cảng cá trong tỉnh. Ngược lại ở một số tỉnh khác
4
thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại thành lập các Ban quản lý trực tiếp
quản lý cảng như: Ban quản lý cảng cá Hà Tĩnh chỉ quản lý một cảng cá Thạch Kim,
Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng - Thanh Hóa, Ban quản lý cảng cá Ninh Cơ - Nam
Định.v.v.

Hầu hết các Ban quản lý cảng cá là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với các tỉnh Quảng Ninh, Tỉnh Bà Rịa-
Vũng tàu, tỉnh Phú Yên, tất cả các cảng cá, bến cá được giao cho Ủy ban nhân dân
huyện quản lý. Một số cảng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp như cảng cá Cát Lở
trực thuộc Tổng Công ty hải sản Biển Đông, Cảng cá Hạ Long ( Tổng Công ty thủy
sản Hạ Long) v..v. Các bến cá trong toàn quốc nói chung chưa hình thành các Ban
quản lý, các phường xã thường giao khoán cho một vài cá nhân trông coi.
Mặc dù các cảng cá, bến cá giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển khai
thác, nhất là khai thác xa bờ, nhưng trong bộ máy tổ chức từ Bộ cho đến các Sở
NN&PTNT chưa có các phòng chuyên trách theo dõi về lĩnh vực này. Tại các cơ
quan quản lý chuyên ngành tại địa phương, cán bộ làm công tác quản lý cảng được
giao kiêm nhiệm quản lý cảng. Việc thiếu thống nhất trong công tác quản lý cảng cá
và không có bộ máy quản lý chuyên trách từ Trung ương đến địa phương gây khó
khăn rất lớn cho công tác quản lý cảng cá. Vì vậy, các cơ chế chính sách về phát
triển hậu cần nghề cá nói chung và đầu tư phát triển cảng cá nói riêng không được
ban hành kịp thời và không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn nghề cá.
1.1.3. Kiểm soát nguồn lợi và ô nhiễm môi trường.
Việc kiểm soát nguồn lợi hải sản hiện nay chủ yếu dựa vào các tàu kiểm ngư
của các tỉnh. Tuy nhiên, số lượng tàu kiểm ngư rất hạn chế, thêm vào đó là việc thiếu
kinh phí hoạt động do đó các tàu này chỉ hoạt động cầm chừng dẫn đến việc khai thác
hải sản hầu như không được kiểm soát. Kiểm soát nguồn lợi ở cảng cá, bến cá về
thành phần loài, sản lượng, kích cỡ, đặc biệt là các loài hải sản trong danh mục cấm
khai thác và các loài quý hiếm cần được bảo vệ vẫn chưa được thực hiện. Các cảng cá
không kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường, các chất thải lỏng, rắn được xả
trực tiếp xuống môi trường nước thuộc khu vực cảng như nước rửa cá, nilon, dầu thải
và các chất thải khác.
Công tác phối hợp quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực cảng cá, bến
cá giữa Ban quản lý cảng cá, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài
5
nguyên và Môi trường các tỉnh chưa được chặt chẽ. Thêm vào đó là sự thiếu ý thức

bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động cảng cá, bến cá
làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực cảng cá trở nên trầm trọng hơn. Tình
trạng ô nhiễm môi trường ở các cảng đang ở mức báo động. Một số cảng có nhà máy
sử lý nước thải nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế do công suất nhỏ như cảng
Tắc Cậu (Kiên Giang), Cảng cá Cát Bà (Hải Phòng), cảng cá Phan Thiết (Bình Thuận)
[3]
Bố trí cảng cá và cao trình cầu cảng ở một số cảng cá không hợp lý cũng là
nguyên nhân gây khó khăn và kéo dài việc bốc dỡ vận chuyển cá, ở mức độ nào đó
việc này cũng có ảnh hưởng đến yếu tố môi trường. Đối với hệ thống bến cá thì vấn
đề ô nhiễm môi trường là đáng kể, tập trung chủ yếu do hạ tầng kém sinh ra, nhiều
bến cá lầy bùn, thiếu nước sạch.
Suy thoái về môi trường đang làm ảnh hưởng trầm trọng tới môi sinh [18],
cần phải tính đến giải pháp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn
cho phép. Đối với hệ thống đang bị quá tải cần tính đến giải pháp nâng cấp cho phù
hợp với lưu lượng và tải lượng nước thải thực tế tại cảng.
Nhiệm vụ giám sát môi trường khu vực cảng cá trở nên cấp bách, cần phải có
sự phối hợp giữa các Ban, Ngành, các tổ chức môi trường tham gia giám sát và quản
lý để kịp thời xử lý các tình huống cấp bách về môi trường tại khu vực cảng cá .
1.1.4. Phối hợp trong công tác quản lý cảng:
Việc phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý cảng cá, quản lý tàu
thuyền trong khu vực cảng, giám sát nguồn lợi, quản lý môi trường, kiểm tra điều
kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm an ninh, trật tự trong cảng còn
nhiều bất cập. Thiếu quy chế phối hợp và công tác quản lý còn chồng chéo nhau giữa
lực lượng biên phòng và kiểm ngư, cảnh sát biển, các cơ quan Ban ngành của tỉnh.
Các đơn vị như Chi Cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi Cục vệ sinh an
toàn thực phẩm, Sở Tài nguyên và Môi trường vv. muốn vào trong cảng để triển khai
công tác đăng ký, đăng kiểm, giám sát nguồn lợi, kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn
thực phẩm, kiểm tra chất lượng môi trường cũng gặp nhiều khó khăn do việc phối
hợp với Ban quản lý cảng cá, bến cá chưa tốt dẫn đến chậm trễ trong triển khai các
hoạt động này.

6
1.1.5. Công tác tổ chức tập huấn về quản lý, sử dụng cảng cá:
Công tác tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý cảng cá, bến cá và người sử
dụng cảng (thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên, các hộ kinh doanh) chưa được
các cấp, các ngành quan tâm đúng mức. Ngư dân không được tuyên truyền về các cơ
chế chính sách của Nhà nước cũng như các quy định của pháp luật về khai thác và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các quy định về bảo vệ môi trường và an ninh, an toàn tại
cảng cá.
1.2. Chức năng và vai trò của cảng cá
1.2.1. Chức năng của cảng cá
Cho đến nay, khái niệm về chức năng của cảng cá cũng chưa được xác định
một cách rõ ràng [18]. Khi nói đến cảng cá, người ta ngầm hiểu đó là nơi cho tàu
thuyền vào neo đậu bốc dỡ hàng thủy sản. Nhưng về thực chất, cảng cá còn nhiều
các chức năng khác gắn liền với hoạt động của nó. Thực chất, cảng cá mang tính
chất là một cảng chuyên dụng và có thể mở rộng để trở thành một trung tâm nghề cá
hay một trung tâm kinh tế biển. Ở đó có các hoạt động như quản lý tàu thuyền, bốc
dỡ, xử lý, chế biến và mua bán hải sản và cung cấp hậu cần như lương thực, thực
phẩm, ngư cụ, nhiên liệu và các nguyên vật liệu khác cho tàu cá nhằm phục vụ cho
công tác đánh bắt cá trên biển đồng thời thực hiện nhiệm vụ bảo quản vận chuyển cá
và tiến hành sửa chữa, đóng mới tàu thuyền cùng các dịch vụ khác [2]. Do đó, ngoài
chức năng bốc dỡ các sản phẩm khai thác, cảng cá còn có chức năng như:
Chức năng quản lý chung: là nơi thực hiện các chính sách của nhà nước trong
lĩnh vực quản lý cảng cá và bảo vệ nguồn lợi, phát triển kinh tế các vùng ven biển.
Chức năng vận hành: cảng cá thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn giao
thông cho tàu thuyền, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm khai thác và các dịch vụ phụ trợ.
Chức năng tiếp nhận và phân phối: Cảng cá là một mắt xích trong chuỗi lưu
thông của hàng hóa, từ tàu khai thác đến tay người tiêu dùng.
Chức năng kho: Kho bảo quản lạnh tại cảng cá được trang bị đầy đủ và hiện
đại phục vụ lưu kho các sản phẩm khai thác sẽ làm tăng giá trị sản phẩm.
Chức năng phát triển: Tổ chức vận hành cảng cá, trợ giúp các tổ chức cá nhân

kinh doanh trong cảng, làm cho hàng hóa lưu thông thuận lợi, giải quyết công an
việc làm là góp phần phát triển cảng cá và kinh tế của khu vực xung quanh.
7
1.2.2. Vai trò của cảng cá
Vai trò của cảng cá không chỉ dừng lại ở việc bốc dỡ hàng hóa và cung cấp
nhu yếu phẩm cho tàu thuyền khai thác hải sản mà cảng cá còn có vai trò to lớn trong
việc lưu thông hàng hóa thủy sản, thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực nghèo ven
biển và khai thác xa bờ.vv. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào về vai trò của cảng cá
đối với xã hội. Tuy nhiên, về mặt chủ quan có thể tổng hợp vai trò của cảng cá đối
với các mặt của xã hội như sau:
1.2.2.1. Đối với kinh tế xã hội
Việc xây dựng cảng cá có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội tại các khu vực nghèo ven biển. Ngoài hiệu quả về cung cấp dịch vụ hậu cần
cho tàu thuyền khai thác hải sản, hiệu quả kinh doanh, cảng cá còn mang lại nhiều
lợi ích khác cho xã hội khu vực xung quanh cảng cá. Sự xuất hiện của cảng cá, trước
tiên sẽ thúc đẩy ngành thủy sản của địa phương đó phát triển nhanh, mạnh cả về
đánh bắt và chế biến hải sản cung cấp cho xã hội nguồn thực phẩm phục vụ cho tiêu
dùng và xuất khẩu [2]. Hiệu quả kinh tế xã hội của cảng cá là rất lớn và được thể
hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, đến nay cũng chưa có những
đánh giá đầy đủ và chính xác về các hiệu quả kinh tế xã hội cảng cá mạng lại.
1.2.2.2. Giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng giá trị của hàng hóa
Việc tổ chức sản xuất tại cảng cá, trong đó thời gian bốc dỡ sản phẩm thủy
sản, bảo quản và vận chuyển có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tổn thất sau thu
hoạch và tăng giá trị của sản phẩm khai thác. Theo các nghiên cứu thì trong khoảng
nhiệt đồ từ 0
0
– 10
0
C chỉ cần một sự biến động rất nhỏ về nhiệt độ cũng có sự ảnh
hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn làm giảm chất lượng sản phẩm khai thác. Nếu

thời gian bảo quản sản phẩm duy trì ở nhiệt độ 0
0
C thì thời gian bảo quản sản phẩm
có thể lưu giữ từ 11 đến 12 ngày, ở nhiệt độ 10
0
C thì thời gian bảo quản chỉ còn 20
đến 30 giờ.
Rõ ràng là yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến thời gian bảo quản và chất
lượng của sản phẩm. Ngoài việc chậm trễ trước khi ướp lạnh sản phẩm thì việc các
sản phẩm để ngoài nắng gió càng làm rút ngắn thời gian bảo quản. Trước áp lực tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản, xu hướng thiêu thụ sản phẩm đảm bảo
chất lượng, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường được đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, thực tế bảo quản các sản phẩm khai thác của các tàu đánh cá Việt Nam
8
cũng như việc bảo quản các sản phẩm khai thác sau khi bốc dỡ tại cảng cá còn rất
nhiều yếu kém. Thực tế giá trị thất thoát sau thu hoạch còn rất lớn, khoảng 30% giá
trị hằng năm, tương đương với 250 triệu USD (khoảng 5 nghìn tỉ đồng) chỉ trong
năm 2008, trong đó có các sản phẩm có khai thác có giá trị xuất khẩu cao như cá thu,
cá dưa, cá chim, cá ngừ đại dương, mực và bạch tuộc [1]. Do đó, cảng cá đóng vai
trò cũng là một mắt xích quan trọng, việc giảm thời gian bốc dỡ sản phẩm khai thác,
giải phóng tàu nhanh, cảng có mái che trước cầu cảng để tránh ánh nắng mặt trời, các
thiết bị vận chuyển và bốc dỡ được đầu tư đồng bộ, hệ thống kho lạnh đầy đủ và
hoạt động ổn định là các yếu tố tiên quyết cho việc giảm tổn thất sau thu hoạch.
1.2.2.3. Tạo việc làm
Cảng cá là một bộ phận cơ sở hạ tầng rất cơ bản của hoạt động đánh bắt thủy
sản, nó không chỉ giúp cộng đồng ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt, cải thiện đời
sống xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường
sinh thái biển và cảnh quan môi trường ven biển tại các tụ điểm nghề cá và quản lý
nguồn lợi hải sản một cách lâu bền [2]. Sự hoạt động của cảng cá kéo theo rất nhiều
hoạt động khác liên quan, trong đó có các hoạt động kinh doanh, buôn bán và vận

chuyển các sản phẩm thủy sản. Ở lĩnh vực hoạt động này, cảng cá có sự tham gia của
một số lượng lớn lao động mà chủ yếu là các lao động nghèo. Lao động ở đây có thể
chia làm 3 nhóm: Nhóm thứ nhất là các đầu nậu chuyên thu mua cá trọn gói từ các
tầu khi vừa cập cảng và bán lại cho các hộ buôn bán nhỏ hoặc các doanh nghiệp chế
biến thuỷ hải sản. Nhóm thứ 2 là những người buôn bán nhỏ, vốn liếng ít nên đi mua
lại rồi mang vào các chợ trong thành phố bán kiếm lời. Lực lượng này đông nhất, có
khi lên tới hàng nghìn người và chủ yếu làm ăn theo thời vụ. Và nhóm thứ 3, đó là
những người sống bằng nghề khiêng thuê, vác mướn, đa số là ngư dân ở làng chài.
Với những người này, thu nhập của họ phụ thuộc vào sức khoẻ của chính mình và
vận may của những ngư dân [7]. Số lượng lao động tại cảng cá nêu trên còn chưa
tính đến số lượng lao động hoạt động trong các nhà máy, cơ sở chế biến thủy sản
trong cảng cá. Ví dụ, đối với các cảng cá lớn như cảng cá Tắc Cậu – Kiên Giang số
lượng lao động trong 19 doanh nghiệp đóng trong khu vực cảng sử dụng hơn 1000
người.
Rõ ràng là cảng cá có vai trò quan trọng không những trong việc phục vụ các
đội tàu đánh bắt thủy sản mà còn tạo điều kiện việc làm cho hàng ngàn lao động, đặc
9
biệt là lao động nghèo khu vực ven biển là những vùng mà lực lượng lao động ở đây
vốn đã nghèo về đời sống vật chất, học vấn và không có nghề nghiệp gì khác ngoài
nghề khai thác hải sản.
1.2.2.4. Thúc đẩy phát triển khai thác xa bờ
Với vai trò là một mắt xích trong lĩnh vực hậu cần nghề cá, cảng cá là nơi
cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá như cung cấp ngư cụ, sửa chữa tàu thuyền và
cung cấp các nhu yếu phẩm khác cho tàu thuyền khai thác hải sản. Nhận rõ được
chức năng của cảng cá, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng
cá đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 trong đó nhấn mạnh vai trò của cảng cá,
bến cá, đặc biệt là các cảng cá ven biển và tuyến đảo [15]. Cảng cá sẽ là cơ sở hậu
cần cho các tàu khai thác xa bờ tạo điều kiện thuận lợi để các tàu khai thác bám biển
dài ngày là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
1.2.2.5. Thúc đẩy các hoạt động thương mại nghề cá

Theo Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 về Chiến lược phát triển thủy
sản Việt Nam đến năm 2020, phát triển thủy sản trở thành một ngành sản xuất hàng
hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc
tế. Trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo,
lợi thế của nghề cá nhiệt đới, chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại, tạo sự
phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất
nước. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, đưa nước ta trở thành
quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển [17]. Cảng cá có các điều kiện thuận lợi để
thúc đẩy các hoạt động thương mại nghề cá như: Tổ chức quản lý và hỗ trợ các hoạt
động kinh doanh tại cảng, tổ chức bán đấu giá các sản phẩm thủy sản, tìm kiếm thị
trường, cung cấp thông tin giá cá cho tàu thuyền khai thác hải sản. Qua đó thúc đẩy
lưu thông hàng hóa, tăng giá trị các sản phẩm khai thác.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô cảng cá tỉnh Thanh Hóa
1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Hoá thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nằm ở vĩ tuyến 19018`B - 20040`B,
kinh tuyến 104022`Đ - 106
0
05
`
Đ. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và
Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng
10
hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài 102
km [13]. Diện tích tự nhiên tỉnh Thanh Hoá 11.120km
2
bằng 3,37% diện tích cả
nước, diện tích vùng biển khoảng 1,7 vạn km
2

. Dân số 3,673 triệu người bằng 4,5%
dân số cả nước với 27 huyện, thị xã, thành phố [12]. Tỉnh Thanh Hoá nằm trong
vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh
Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với
Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ
Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống
sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế.
1.3.1.2. Địa hình
Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng
rõ rệt: Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037ha, chiếm 75,44% diện
tích toàn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25
o
; vùng trung
du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20
o
.
Vùng ven biển có diện tích 110.655ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với
bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các
cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6m, có những vùng đất đai
rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp,
dịch vụ kinh tế biển. Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn, nhỏ. Trong đó có 5 cửa lạch
chính là: Lạch Sung, lạch Trường, lạch Hới, lạch Bạng và lạch Ghép. Đây không
những là nguồn cung cấp thức ăn hữu cơ, vô cơ rất phong phú và đa dạng cho các
loài cá và đặc hải sản mà còn là nơi thuận tiện cho giao thông đường thuỷ, cho tầu
thuyền đánh cá ra vào, là bến đậu, là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế, đã và đang trở
thành những cụm điểm, những trung tâm nghề cá của tỉnh [12].
1.3.2. Tàu thuyền khai thác hải sản trong tỉnh
1.3.2.1. Cơ cấu đội tàu khai thác
Số lượng tàu thuyền thường xuyên vào cảng, chiều dài tàu cũng như xu
hướng phát triển về số lượng tàu thuyền trong khu vực là một trong những yếu tố

ảnh hưởng đến quy mô và kết cấu cảng cá. Hầu hết các cảng cá Việt Nam được thiết
kế để tàu thuyền cập bến bốc dỡ hàng hóa theo hướng song song với bến cập tàu. Do
đó, chiều dài tàu có ảnh hưởng lớn đến chiều dài cầu cảng. Theo thống kê của Chi
cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá cho thấy tổng số tàu
11
thuyền khai thác thuỷ sản tính đến 31/10/2009 là 9.020 chiếc, với tổng công suất
277.364CV, công suất bình quân là 30,7CV/tàu (Bảng 1.1)
Bảng 1.1. Tàu cá theo nhóm công suất của tỉnh Thanh Hoá năm 2009
Đơn vị tính: Chiếc
Địa phương
Nhóm công suất (CV)
<20 20-<50 50-<90 >=90
H. Nga Sơn 322 36 1 0
H. Hậu Lộc 367 70 302 195
H. Hoằng Hoá 1307 23 17 123
TX. Sầm Sơn 952 45 62 215
H. Quảng Xương 2104 159 25 5
H. Tĩnh Gia 1871 372 215 232
Tổng số 6923 705 622 770
Nguồn: Chi Cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa
Từ kết quả ở bảng (1.1) cho thấy đội tàu cá có công suất máy < 20CV là
6.923 chiếc, chiếm 76,8%; đội tàu cá có công suất máy < 20-<50CV là 705 chiếc,
chiếm 7,8%; đội tàu có công suất máy từ 50CV đến nhỏ hơn 90CV là 622 chiếc,
chiếm 6,9%; đội tàu cá có công suất máy từ 90CV trở lên có 770 chiếc, chiếm
8,5%. Số lượng tàu thuyền có công suất máy từ 20CV trở lên ở Thanh Hoá có 2097
chiếc trong khi số lượng tàu thuyền có công suất máy dưới 20CV là 6923 chiếc lớn
hơn gấp 3.3 lần. Chiếm ưu thế về số lượng là đội tàu có công suất máy từ nhỏ hơn
20CV.
Số lượng tàu cá cũng phân bố không đều ở các địa phương trong tỉnh, số
lượng tàu cá tập trung nhiều nhất ở huyện Tĩnh Gia với 2.690 chiếc, tiếp đến là ở

huyện Quảng Xương là với 2.293 chiếc, huyện Hoằng Hoá và Thị Xã Sầm Sơn có
số lượng tàu cá là (1.470 và 1.274 chiếc), huyện Nga Sơn có số lượng tàu thuyền ít
nhất với 359 chiếc, chủ yếu là tàu thuyền có công suất dưới 20 CV. [15].
1.3.2.2. Chiều dài và công suất tàu cá
Đối với cảng cá, yếu tố chiều dài tàu thuyền khai thác hải sản và phương án
cập cầu có ý nghĩa quyết định trong việc đầu tư xây dựng cảng cá, kết cấu của cầu
tàu và cơ sở hạ tầng của cảng cá. Theo thống kê về tàu thuyền trong tỉnh thì, chiều
dài tàu cũng như tải trọng của tàu thuyền được thể hiện trong bảng sau (Bảng 3.2) là
hai yếu tố được xét đến trong tính toán chiều dài cầu cảng.
12
Bảng 1.2: Chiều dài tàu cá của tỉnh Thanh Hóa
TT
Loại tàu
vào cảng
Kích thước tàu
(LxBxT) m
Tải trọng
(D)
1 400 CV 32.5 x 7.0 x 2.8 146.307
2 200 CV 22.0 x 6.0 x 2.0 60.636
3 140 CV 20.0 x 5.0 x 1.6 36.749
4 90 CV 16.7 x 4.2 x 1.2 19.332
5 33CV 15 x 3.8 x 1.0 13.092
6 20 CV 11 x 3.5 x 0.8 7.074
Nguồn: Chi Cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa
Từ Bảng (1.1) và Bảng (1.2) thấy rằng, đội tàu khai thác thủy sản của tỉnh
Thanh Hóa chủ yếu là tàu nhỏ, có chiều dài chủ yếu dưới 20m. Theo kết quả điều tra
tàu thuyền tại cảng, nhóm tàu chụp mực và tàu làm nghề lưới vây chủ yếu khai thác
tại cửa Vịnh Bắc Bộ có khoảng cách 20 hải lý so với bờ. Tàu thuyền làm nghề lưới
kéo chủ yếu khai thác tại ngư trường Bạch Long Vĩ, việc cập bến bán cá của đội tàu

thuyền này chủ yếu tại cảng cá Bạch Long Vĩ và cảng cá Cát Bà. Do đó, tàu thuyền
cập cảng cá trong tỉnh chủ yếu là tàu thuyền có công suất dưới 250 CV khai thác tại
ngư trường thuộc tỉnh và các tàu thu mua hải sản.
1.3.3. Ngư trường nguồn lợi hải sản biển Thanh Hóa
1.3.3.1. Ngư trường khai thác
Qua kết quả điều tra khảo sát và thực tế cho thấy ngư dân Thanh Hoá thường
tập trung khai thác hải sản ở các ngư trường sau:
Ngư trường khai thác cá đáy: Tập trung các loài có giá trị kinh tế như: Cá
Hồng, Nhỡ, Đù, Dưa, Phèn, Mối, Lượng, Tráp.v.v...Các ngư trường khai thác chính:
Ngư trường lộng: Từ Bắc Hòn Nẹ đến lạch Hới, độ sâu từ 10 – 20m. Từ Sầm Sơn
đến Bắc Hòn Mê, độ sâu từ 12 – 25m.
Ngư trường khai thác cá nổi: Tập trung các loài có giá trị kinh tế cao như: Cá
Chim, Thu, Lụ, Đé, Mòi, Dầu, Lầm, Nục, Trích, Bạc má, Chỉ vàng .v.v. Có 3 ngư
trường chính: Từ Đông Bắc lạch Hới đến Đông Nam Hòn Mê, độ sâu khai thác từ 30
– 60m, cách bờ từ 30 – 50 hải lý. Từ Bắc Hòn Nẹ đến Tây Nam Hòn Mê, độ sâu
khai thác từ 15 – 30m. Từ giáp Ninh Bình đến giáp Nghệ An, độ sâu khai thác từ 8 –
12m.
13
Ngư trường khai thác tôm: Tập trung ở 2 bãi tôm lớn là: Bãi tôm phía bắc
(Lạch Bạng – Lạch Quèn) và Bãi tôm phía Nam (Hòn Nẹ – Lạch Ghép). Diện tích
mỗi bãi tôm từ 300 – 350 hải lý vuông. Nguồn lợi chủ yếu là tôm Bộp, tôm He, tôm
Sắt. Độ sâu khai thác tập trung ở khu vực từ 10 – 25m nước. [11]
1.3.3.2. Thành phần loài
Với 102 km bờ biển chạy dài từ cửa Đáy (Ninh Bình) đến Đông Hồi (Tĩnh
Gia), bao trùm một vùng lãnh hải rộng lớn với diện tích khoảng 17.000km
2
, chịu ảnh
hưởng của dòng hải lưu nóng và lạnh nên vùng biển này hình thành những bãi tôm,
cá có trữ lượng lớn [12]. Dọc theo bờ biển có 5 cửa lạch chính là lạch Sung, lạch
Trường, lạch Hới, lạch Bạng và lạch Ghép tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông

đường thủy và tàu thuyền khai thác hải sản ra vào cảng cá, bến cá. Các cửa lạch này
cũng là nơi neo đậu
trú bão tự nhiên cho tàu thuyền khai thác thủy sản và cũng là nơi tập trung những
tụ
điểm giao lưu kinh tế của ngành thủy sản của tỉnh và các tỉnh lân cận.
Theo nghiên cứu, nguồn lợi hải sản của khu vực biển Thanh Hóa như sau:
Nguồn lợi hải sản vùng biển Thanh Hoá có đặc điểm tương đối giống như nguồn
lợi hải sản của các tỉnh ven biển thuộc Vịnh Bắc bộ. Những loài hải sản có giá trị kinh tế
của Vịnh Bắc bộ đều xuất hiện tại vùng biển Thanh Hoá. Nhiều loài hải sản có giá trị
kinh tế cao và nổi tiếng như: Cá Chim, cá Thu, cá Nhụ, cá Đé, tôm He, tôm Bộp, tôm
Sú, mực Nang, mực ống, Cua.v.v. Số liệu điều tra cũng cho thấy: Vùng biển Thanh Hoá
đã bắt gặp 71 họ, 118 giống và 190 loài hải sản. Trong đó: Cá có 60 họ, 102 giống và
155 loài; Mực có 4 họ, 12 loài; Tôm có 4 họ, 15 loài; Ghẹ có 1 họ, 4 loài; Sam có 1 họ, 1
loài.v.
1.3.3.3. Trữ lượng và khả năng khai thác
Các chương trình điều tra, khảo sát nguồn lợi hải sản của Viện Nghiên cứu
Hải sản đã tính toán và đánh giá khả năng khai thác bền vững tối đa ở biển Thanh
Hoá theo 2 phương pháp:
- Phương pháp tính theo năng suất, sản lượng: Khả năng khai thác bền vững
tối đa khoảng 56.000 tấn/năm.
- Phương pháp tính theo cơ sở thức ăn của vùng nước ngiên cứu: Khả năng
khai thác bền vững tối đa khoảng 60.000 tấn/năm.
14
Ngoài ra vùng biển Thanh Hoá còn có nguồn lợi Moi và Sứa: Ước tính mỗi
năm, ngư dân Thanh Hoá đã khai thác được khoảng 4000 – 6000 tấn hai loại sản phẩm
này.
1.3.3.4. Sản lượng
Nghề lưới kéo cá: Bình quân cả năm tỉ lệ sản lượng cá chiếm khoảng 89,8%,
Mực 7,2%, Tôm 1,1% và Ghẹ 1,1%.
Giống cá có tỉ lệ sản lượng cao nhất là giống cá Miễn Sành: 18,5%, sau đó là

cá úc 13,6%, cá Liệt 8,8%,v.v...Giống Mực ống cũng chiếm tỉ lệ khá cao 6,3%.
Loài cá có tỉ lệ cao nhất là cá Miễn sành hai gai 18,5%, sau đó là cá Úc
thường 13,6%, v.v...Loài Mực ống Ấn Độ chiếm 3,9%.
Nghề lưới kéo tôm: Có 12 giống tôm chiếm >1% tổng sản lượng. Sản lượng
của 12 giống này chiếm 68,3% tổng sản lượng mẻ lưới. Trong đó giống tôm Choán
và tôm Tít chiếm 16,6%, các giống cá chiếm 33,4% và Ghẹ cũng chiếm 18,4%. [12].
Năng suất khai thác (kg/h) các loài tôm trong họ tôm He (đối với loại tàu
45CV) trong vụ Bắc dao động từ 0,2- 3,6 kg/h, năng suất cao nhất đạt được ở cưả
Lạch Ghép là 3,6 kg/h, sau đó là ngang cửa Lạch Bạng 2,9kg/h. Trong vụ Nam dao
động từ 0,8 -3,1 kg/h, cao nhất vẫn là ở cửa Lạch Ghép 3,1 kg/h, cửa Lạch Bạng 1,4
kg/h.
Qua các nghiên cứu, đánh giá về nguồn lợi hải sản của tỉnh Thanh Hóa cho
thấy rằng, nguồn lợi hải sản của Thanh hóa đa đạng và phòng phú, thành phần loài
tương tự của khu vực biển Bắc Bộ. Sản lượng khai thác hải sản biển năm sau luôn cao
hơn năm trước. Chi tiết sản lượng khai thác của tỉnh thể hiện trong Bảng (1.3).
Bảng 1.3. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2006 – 2009
Đơn vị tính: Tấn
TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
1 Cá 40.774 42.678 46.320 49.062
2 Tôm 2.590 2.675 2.846 2.988
3 Mực 6.575 7.050 6.852 7.068
4 Hải sản khác 5.640 5.796 7.132 8.285
5 Tổng sản lượng 55.579 58.199 63.150 67.403
Nguồn: Chi Cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa
15
Qua bảng thống kê sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Thanh Hóa cho thấy sản
lượng liên tục tăng theo các năm từ năm 1996 đến năm 2009. Sản lượng khai thác
hải sản tăng trung bình 6.12%/năm. Sản lượng khai thác gia tăng do những năm gần
đây có sự gia tăng lớn của số lượng tàu thuyền khai thác thêm vào đó là các công
nghệ khai thác tiên tiên phục vụ cho khai thác được áp dụng triệt để như máy dò cá,

sử dụng chà di động, lưới rê hỗn hợp .v.v. Sự gia tăng về số lượng tàu thuyền và sản
lượng khai thác đã và đang là sức ép không nhỏ đến sự hoạt động của các cảng cá,
bến cá trong tỉnh, trong đó có cảng cá Lạch Bạng.
1.4 . Tình hình quản lý cảng cá của các nước trên thế giới
Các nước Châu Á:
Nghiên cứu và đưa ra các biện pháp quản lý cảng cá đã được nhiều nước có
nghề cá phát triển thực hiện như; Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhiệm vụ quản lý cảng cá
của các nước có nghề cá phát triển được gắn chặt với nhiệm vụ quản lý tàu thuyền,
chống đánh bắt bất hợp pháp, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khai thác hải sản trước
khi rời bến cũng như thúc đẩy kinh doanh buôn bán hàng thuỷ sản. Quản lý cảng cá
ở Nhật Bản được gắn với nhiệm vụ xúc tiến thương mại, đầu tư, bán đấu giá các sản
phẩm thuỷ sản nhằm hạn chế đến mức tối đa thiệt thòi của người bán cá và đồng thời
tăng giá trị của các sản phẩm hải sản khai thác. Cảng cá không chỉ là cơ sở cho các
hoạt động sản xuất thủy sản mà còn là nơi phân phối, chế biến hải sản, và ngoài ra
còn đóng một vai trò quan trọng như là một cơ sở cho xã hội làng chài. Nhật Bản có
2.620 cảng cá, Sở cảng cá là cơ quan đảm bảo cho sự an toàn của người tham gia vào
hoạt động của cảng và làm nhiệm vụ bảo tồn các loài thủy sản hoang dã quý hiếm,
bảo vệ môi trường sinh thái. Các nghiên cứu về cảng cá của Nhật Bản đã giúp chính
phủ Nhật đưa ra được những biện pháp quản lý cảng cá phù hợp như: Sở cảng cá có
nhiệm vụ quản lý các doanh nghiệp đánh bắt cá chuẩn bị kế hoạch cảng, đây cũng là
cơ quan phụ trách các chính sách về các cảng cá, chuẩn bị phương tiện cho cảng cá,
lập kế hoạch bảo dưỡng thích hợp, quản lý và quảng bá bảo vệ môi trường [22].
Các nước Châu Âu:
Cảng cá của Đức: Cảng cá hoạt động theo hai cơ quan, tất cả các phương tiện,
cơ sở vật chất của cảng thuộc về các Chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế được
điều hành bởi các công ty tư nhân. Vai trò của công ty thương mại tại các cảng cá
bao gồm:

×