Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.84 KB, 46 trang )

CHƯƠNG 1: NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1 Vị trí địa lí
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, lại nằm trong địa bàn
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với tổng diện tích tự nhiên là 1651 km
2
. Hải Dương có
tọa độ địa lí từ 20
0
36’B đến 21
0
33’B và từ 106
0
30’Đ đến 106
0
36’Đ. Với vị trí này,
Hải Dương là điểm chung chuyển giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, tạo
mối giao lưu giữa các vùng kinh tế khác trong nước cũng như các nước trong khu
vực và trên thế giới. Đây cũng là những đô thị có dân số đông, là thị trường tiêu
thụ rộng rãi các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Đồng thời cũng là nơi cung cấp
máy móc, trang thiết bị kĩ thuật để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh.
Hải Dương nằm trên trục giao thông đường sắt, đường bộ, đường sông thuận
lợi thuận tiện như quốc lộ 5, 18, 37… tạo thế mạnh để giao lưu, vận chuyển sản
phẩm nông nghiệp từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ, rút ngắn quá trình vận chuyển,
nâng cao chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.
Với những thuận lợi đặc biệt về vị trí địa lí như trên, Hải Dương đã và dang
phát huy lợi thế đó trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong phát triển nông nghiệp
của tỉnh, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn, phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá
trị sản xuất của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần nâng


cao thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
1.2 Các nguồn lực tự nhiên
1.2.1 Địa hình
Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên diện tích chủ
yếu là đồng bằng (chiếm 89%), miền núi (chiếm 11%) chỉ tập trung ở 2 huyện Chí
Linh và huyện Kinh Môn.
Địa hình tỉnh nghiêng và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Phía đông
của tỉnh có địa hình thấp trũng, thường chịu ảnh hưởng của thủy triều và bị ngập
nước vào mùa mưa.
Địa hình có sự phân hóa theo chiều Bắc Nam,có thể chia ra làm 2 vùng
chính: vùng phía bắc Hải Dương (vùng bán sơn địa), vùng phía nam Hải Dương
(vùng đông bằng).
1.2.2 Khí hậu
Hải Dương nằm ở gần trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng nên khí
hậu Hải Dương mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm có một mùa đông lạnh.
Trong năm Hải Dương chịu sự thống trị của hai hoàn lưu gió mùa: gió mùa
mùa hè và gió mùa mùa đông đã phân hóa khí hậu Hải Dương thành hai mùa rõ rệt.
Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây nóng bức mưa nhiều. Mùa
đông chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông bắc nên Hải Dương có một mùa đông
lạnh với 3 – 4 tháng nhiệt độ trung bính tháng dưới 18
0
C. Vào đầu mùa đông thời
tiết khá lạnh, khô, lượng mưa thấp, sương muối xuất hiện trên diện rộng thuộc các
huyện miền núi: huyện Chí Linh, huyện Kinh Môn.
Chính nhân tố hoàn lưu gió mùa này đã làm nên tính thất thường của khí hậu
Hải Dương mà biểu hiện của nó thể hiện qua chế độ nhiệt và chế độ mưa, ở sự dao
động nhiệt độ tháng, sự dao động nhiệt độ ngày bắt đầu và kết thúc của mùa nóng
lạnh.
Sự hoạt động thất thường của gió mùa đông bắc vào mùa đông làm cho có
năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm rét đậm, kéo dài nhưng có năm gió mùa

đông bắc hoạt động yếu làm cho thời tiết nóng lên sớm, bất thường. CÒn về mùa
hạ tùy theo nhịp điệu và sự xuất hiện của hội tụ front bãi biển Đông mà gây nên sự
khác biệt về cường độ, thời gian, lượng mưa giữa các năm. Đồng thời sự hoạt động
xen kẽ của tín phong bắc bán cầu, gió phơn tây nam, gió mùa đông bắc tạo nên sự
gián đoạn thay đổi thất thường mưa – khô, nóng lạnh trong những ngày mùa hè.
Tóm lại, với đặc điểm khí hậu này cùng với công tác thủy lợi được quan
tâm, chú trọng xây dựng cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu
của tỉnh và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí… thì trên địa bàn tỉnh có khả năng
xen canh, gối vụ, thâm canh, tăng diện tích gieo trồng… làm tăng năng suất, sản
lượng, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển nông nghieepjj của tỉnh.
1.2.3 Tài nguyên nước
Hải Dương có mạng lưới sông ngòi tự nhiên và sông nội đồng dày đặc cùng
với hàng nghìn ao hồ nhỏ.
Các sông ở Hải Dương có hai nguồn cung cấp là nước mưa trong tỉnh và
lượng nước từ các nơi khác đổ vào. Trong đó, đối với các sông lớn thì lượng nước
từ các nơi khác đổ vào (nước từ thượng nguồn và thủy triều) là chủ yếu. Còn các
song trong nội đồng, ngoài việc lấy nước qua các cống, các trạm bơm thì nước mưa
cũng là một phần quan trọng. Lượng mưa trung bình năm từ 1400 – 1700 mm, do
đó, tổng lượng nước mặt khoảng 20 – 30 tỉ m
3
/năm. Tổng chiều dài sông lớn đạt
5000 km và trên 2000 km sông nhỏ, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp phát triển.
Nguồn tài nguyên nước ngầm của tỉnh Hải Dương khá phong phú tuy nhiên
chưa được nghiên cứu kĩ, khai thác và đưa vào phục vụ nhiều cho mục đích sản
xuất nông nghiệp.
Như vậy, tỉnh Hải Dương có nguồn tài nguyên nước phong phú tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ… Nhưng mực nước
của các sông trong tỉnh có sự khác nhau rõ rệt giữa các mùa: mùa mưa các sông có
nhiều nước thường gây ngập úng, còn mùa khô các sông ít nước và thường thiếu

nước cho sản xuất. Bên cạnh đó, hiện tượng ô nhiễm môi trường nước ngày càng
nghiêm trọng làm cho nguồn tài nguyên nước của tỉnh bị cạn kiệt, lãng phí.
1.2.4 Tài nguyên đất
Đất đai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và phân bố ngành nông
nghiệp, là tư liệu sản xuất trực tiếp của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Tài nguyên đất của tỉnh Hải Dương khá phong phú, đa dạng, bao gồm đất
phù sa, đất feralit.
- Đất phù sa: có khoảng 148.929 ha đất phù sa do sông Thái Bình và một
phần nhỏ do sông Hồng bồi đắp. Đất phù sa của tỉnh được chia làm 2 loại chính:
đất phù sa được bồi hàng năm (huyện Thanh Hà, Kinh Môn), đất phù sa không
được bồi đắp hàng năm (Cẩm Giàng, Gia Lộc, Nam Sách…). Đây là nhóm đất có
độ màu mỡ cao nên thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây rau
màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất feralit: có tổng diện tích là 16.548 ha và được chia thành các loại đất
sau:
+ Đất feralit phát triển trên đá sa thách chiếm 7,9% diện tích đất tự nhiên của
tỉnh. Nhóm đất này thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Đất feralit xói mòn mạnh trơ sỏi đá: nhóm đất này là hậu quả của việc phá
rừng bừa bãi gây nên hiện tượng xói mòn. Đất rất nghèo dinh dưỡng nên không
thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, cần phải phủ xanh đất trống đồi trọc.
Như vậy, tỉnh Hải Dương có tài nguyên đất khá phong phú, diện tích đất
xấu, nghèo chất dinh dưỡng chiếm tỉ trọng thấp còn diện tích đất tôt thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp thì chiếm tỉ trọng cao trong tổng diện tích đất tự nhiên của
tỉnh, là cơ sở để phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng, đạt
năng suất và hiệu quả lao động cao.
1.3 Nguồn lực kinh tế - xã hội
1.3.1 Dân cư và nguồn lao động
Năm 2009, Hải Dương có 1.732.347 người, chiếm khoảng 2% dân số của cả
nước, trong đó có 1.097.976 người trong độ tuổi lao động (59,7% lao động tham
gia vào lĩnh vực nông nghiệp). Lao động Hải Dương có truyền thống cần cù, giàu

kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy, dân số đông và tăng nhanh tạo
ra một lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, một thị trường tiêu thụ các sản
phẩm nông nghiệp rộng lớn. Do đó tạo điều kiện cho việc phát triển một số cây
trồng cần nhiều lao động như: cây lương thực, các loại rau đậu… và phát triển một
nền nông nghiệp với trình độ thâm canh cao.
1.3.2 Cơ sở vật chất, kĩ thuật
- Hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, nhìn chung hầu hết các xã trong
huyện, tỉnh đều có một trạm bơm khá kiên cố, hệ thống kênh dẫn được bê tong
hóa, mở rộng, hệ thống mương nội đồng thường xuyên được nạo vét… tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác tười tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhiều máy móc đã được sử dụng
vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất: máy cày và cơ giới hóa làm đất, máy
tuốt lúa, máy bơm, máy gieo xạ, máy cấy.
- Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, chất lượng tốt như:
giống lúa P6, AC5…., cây thực phẩm như dưa lai, bí lai, măng tây.. Việc đưa vào
sản xuất nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới đã góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng và giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Công tác bảo vệ thực vật đã được thực
hiện có hiệu quả, xác định được các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng, đề ra
được các giải pháp phòng trừ sâu bệnh theo hướng tích cực, hạn chế sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật hợp lí nhằm tăng giá trị và chất lượng của nông sản, bảo vệ môi
trường.
1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông vận tải của Hải Dương khá hoàn chỉnh với đầy đủ các
loại hình giao thông, bao gồm cả đường ô tô, đường sắt, đường sông… Mạng lưới
giao thông vận tải phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các sản
phẩm nông sản, máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu… tốt hơn, là tiền đề để xây
dựng một nền nông nghiệp hàng hóa.
Như vậy, mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh khá phát triển tạo điều kiện
cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các xã, các huyện trong tỉnh và với các
tỉnh khác trong vùng. Đặc biệt là việc vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp đến

thị trường tiêu thụ đảm bảo chất lượng và vận chuyển máy móc, phân bón kịp mùa
để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Giao thông vận tải phát triển là cơ
sở, tiền đề cho tỉnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Các cơ sở công nghiệp chế biến: năm 2009 ngành công nghiệp chế biến
nông sản chiếm trên 9% trong cơ cấu ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng của
ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp là 22,7%. Các công ty chế biến
sản phẩm nông sản của tỉnh có quy mô lớn, mức tăng trưởng cao, thu hút được
nhiều vốn đầu tư nước ngoài như: công ty Vạn Đắc Phúc, công ty thực phẩm
Nghĩa Mỹ….Bên cạnh công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản, thì công nghiệp
chế biến thức ăn gia súc cũng phát triển. Ngày càng có nhiều nhà máy, cơ sở sản
xuất thức ăn cho chăn nuôi. Sản lượng và chủng loại thức ăn chăn nuôi rất phong
phú từ thức ăn đậm đặc đến thức ăn dạng viên phù hợp với từng đối tượng vật
nuôi: lợn tập ăn, lợn nái, lợn tăng trưởng…
Hệ thống khuyến nông được tăng cường và hoàn thiện để giúp các hộ nông
dân nâng cao trình độ kĩ thuật, ứng dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản
xuất. Các chi cục bảo vệ thực vật, chi cục thú y, trung tâm giống cây trồng… đã
hoạt động tích cực góp phần đáng kể giúp cho phong trào sản xuất hàng hóa trong
nông nghiệp phát triển.
1.2.4 Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ
Hiện nay, ngành nông nghiệp của tỉnh Hải Dương đang thu hút được nhiều
nguồn vốn đầu tư từ trong nước và ngoài nước. Năm 2009, tổng số vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của ngành nông nghiệp là 623.383 triệu đồng. Tuy nhiên, số vốn đầu
tư cho xây dựng cơ bản của ngành nông nghiệp vẫn rất thấp chiếm 8,3%. Số dự án
đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành nông nghiệp ngày càng tăng, năm 2009
là 1,5 triệu USD.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh rộng lớn, bao gồm thị
trường trong tỉnh và thị trường ngoài tỉnh:
+ Thị trường trong tỉnh: Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và
nâng cao, cơ sở hạ tầng khá phát triển, nền nông nghiệp đang phát triển theo hướng
sản xuất hàng hóa nên việc trao đổi hàng hóa trong tỉnh diễn ra khá sôi động. Do

đó, dân số đông trong tỉnh đã trở thành một nguồn lực thực sự cho việc phát triển
nông nghiệp
+ Thị trường ngoài tỉnh: Hải Dương giáp với 3 đô thị lớn Hà Nội, Hải
Phòng, Hạ Long… đây là một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, những thị
trường này cũng đòi hỏi cao về sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm nông
nghiệp; đó là động lực giúp cho nông nghiệp của tỉnh Hải Dương phát triển với cơ
cấu đa dạng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Như vậy, sản phẩm nông nghiệp bảo tỉnh có thị trường tiêu thụ rộng lớn, tạo
điều kiện cho nông nghiệp của tỉnh phát triển đa dạng, quy mô sản xuất được mở
rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân.
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1 Khái quát chung
2.1.1 Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Hải Dương
Ngành nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng, năm 2009 chiếm 89,9% trong
cơ cấu giá trị sản xuất cảu khu vực nông – lâm – thủy sản. Quy mô giá trị sản xuất
nông nghiệp cao gấp 197 lần so với ngành lâm nghiệp và 9,3 lần so với nghành
thủy sản.
Bảng 1: Giá trị sản xuất, cơ cấu sản xuất nông – lâm – thủy sản giai đoạn
2005 – 2009
Năm 2005 2007 2009
Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng %
Tổng số 5988,1 100 7353,0 100 10244,8 100
Nông nghiệp 5493,8 91,7 6610,0 89,9 9208,0 89,9
Lâm nghiệp 21,7 0,4 22,7 0,3 46,7 0,4
Thủy sản 472,6 7,9 719,3 9,8 990,1 9,7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
Với vị trí đó, nông nghiệp đóng góp một phần cơ bản vào GDP khu vực
nông – lâm - ngư nghiệp đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỉ trọng ngành

nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần , tuy nhiên vẫn ở mức cao (chiếm 89,9%
năm 2009, giảm 1,8% so với năm 2005), sự chuyển dịch còn chậm tức là lực cản
lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông
thôn.
Cùng với sự chuyển dịch trong nội bộ khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ
trọng của khu vực I cũng có xu hướng giảm dần trong cơ cấu GDP toàn tỉnh, phù
hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.
Bảng 2: Cơ cấu GDP tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009
Ngành 2005 2007 2009
Nông – lâm - thủy sản 27,1 25,5 24,3
Công nghiệp – xây dựng 43,6 44,0 44,7
Dịch vụ 29,3 30,5 31,0
Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản không cao do ảnh
hưởng liên tiếp của thiên tai, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và kéo dài, sản xuất
của khu vực này còn bị tác động bởi diễn biến bất lợi về thị trường và giá cả, mặt
khác do lao động giản đơn, tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất chưa được tăng
cường, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp; việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng chưa đạt được kết quả theo mong muốn…
2.1.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng trưởng
khá cao, đạt bình quân 1,4%/năm (giai đoạn 2000 – 2009) (theo giá thực tế năm
1994). Trong đó, tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi cao nhất, đạt 3,7%/năm,
tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt chỉ đạt 1,3%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng
trưởng của ngành nông nghiệp còn thấp hơn so với tốc độ của ngành lâm nghiệp
(2,4%/năm) và ngành thủy sản (7,5%/năm); mức độ đóng góp vào nhịp độ tăng
trưởng GDP hàng năm thấp, bình quân hàng năm dưới 10% cho tốc độ tăng trưởng
chung của nền kinh tế.
Quá trình công nghiệp hóa đang có những tác động rõ nét vào sản xuất nông
nghiệp với sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. Cơ cấu ngành nông nghiệp
đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỉ

trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn diễn
ra chậm và chưa ổn định.
Bảng 3: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp
giai đoạn 2000 – 2009 (Giá thực tế)
2000 2005 2008 2009
Tỉ
đồng
% Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng %
Tổng số 2.943,2 100 3753,2 100 4105,1 100 4031,1 100
Trồng trọt 2.139,6 72,7 2363,7 63,0 2550,3 62,1 2418,5 60,0
Chăn nuôi 740,9 25,2 1195,0 31,8 1335,1 32,5 1381,1 34,3
Dịch vụ 62,6 2,1 194,5 5,2 219,6 5,4 231,5 5,7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009.
Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp, đạt 60% năm 2009.
Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng khá, có tăng lên nhưng tốc độ còn chậm, đạt
34,3% năm 2009.
Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp còn thấp và tốc độ tăng chậm, năm
2009 chỉ đạt 5,7%.
Sản xuất trồng trọt và chăn nuôi đang từng bước chuyển dần từ sản xuất tự
cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa và nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.
2.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp theo ngành
2.2.1 Trồng trọt
Trồng trọt là ngành có nhiều lợi thế nhất trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Hải Dương. Ngành trồng trọt hiện chiếm 60% giá trị sản xuất nông nghiệp của
tỉnh. Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt tuy co giảm trong giai đoạn 2000 –
2009 tuy nhiển tỷ trọng của ngành vẫn chiếm 60% trong cơ cấu giá trị sản xuất
nông nghiệp của ngành nông nghiệp. Trồng trọt vẫn giữ vai trò quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Giá trị sản phẩm thực tế thu hoạch trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng

thủy sản (gọi tắt là đất nông nghiệp) thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 4: Giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp tỉnh Hải Dương.
(Đơn vị: triệu đồng/ha)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Toàn tỉnh 38,25 42,74 48,83 67,23 69,41 72,51
Trong đó:
- Trồng trọt
- Thủy sản
37,38
47,57
41,96
50,92
7,84
58,75
66,46
74,80
67,10
96,32
71,17
96,32
Nguồn: Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 – 2010)
Kết quả trên cho thấy, giá trị sản phẩm trên một ha đất nông nghiệp năm
2010 tăng 35,3 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong
5 năm là 13,9/năm (giai đoạn 2000 – 2005 là 8,8%/năm); trong đó giá trị sản phẩm
trồng trọt tăng bình quân 13,7%/năm (giai đoạn 2000 – 2005 là 20,1%/năm). Trong
ngành trồng trọt, cây hàng năm tăng bình quân 13,0% (giai đoạn 2000 – 2005 là
9,5%/năm); cây lâu năm tăng bình quân 23,7%/năm.
Điều đáng chú ý là, năm 2008 có sự tăng đột biến, từ 48,8 triệu đồng năm
2007 lên 67,2 triệu (37%), một phần do sản lượng lúa trong năm tăng 6.877 tấn,
sản lượng rau tăng 7.701 tấn và sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 6.210 tấn

(15,4%), nhưng chủ yếu là do sự đột biến tưng về giá nông sản (chỉ số giá nông sản
phẩm tăng 34,9%, riêng giá lúa tăng 54%)
Bảng 5: Giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp phân theo huyện, thành
phố năm 2006 – 2010. (Tính theo giá bình quân chung của tỉnh Hải Dương). Đơn
vị: triệu đồng/ha,%
2005 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ số
tăng BQ
năm (%)
Toàn tỉnh 38,3 42,7 43,8 67,2 69,4 73,5 13,9
Hải Dương 30,7 31,7 27,8 61,4 67,2 71,4 18,4
Chí Linh 19,2 23,8 31,3 41,8 42,5 46,2 19,2
Nam Sách 40,5 42,9 49,8 65,5 74,2 78,4 14,1
Kinh Môn 35,6 39,1 46,3 64,2 67,4 71,7 15,0
Kim Thành 44,1 53,2 57,9 79,1 89,0 93,2 16,1
Thanh Hà 29,4 36,1 38,9 52,3 54,0 57,5 14,4
Cẩm Giàng 46,0 48,9 55,3 77,9 78,9 83,1 12,6
Bình Giang 37,2 41,3 45,7 66,3 66,7 71,0 13,8
Gia Lộc 64,8 71,3 85,3 111,1 110,8 115,1 12,2
Tứ Kì 42,8 42,8 53,9 72,4 77,1 81,38 13,7
Nam Giang 37,6 38,6 42,0 63,6 65,7 70,0 13,2
Thanh Miện 38,5 41,8 46,2 66,8 64,6 68,8 12,3
Nguồn: Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 – 2010)
Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ở các huyện, thị xã, thành
phố nhìn chung đều tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Dẫn đầu trogn
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quay vòng đất để đạt được hiệu quả
kinh tế cao nhất là huyện Gia Lộc; với lợi thế của huyện là quỹ đất phong phú, tỷ
lệ diện tích đất loại I cao, nguồn nhân lực dồi dào, kinh nghiệm, trình độ kĩ thuật
thâm canh cây, con cao nên kết quả sản xuất đạt cao nhất trong tỉnh, năm 2005 đạt
64,8 triệu đồng/1ha, năm 2010 đạt 115,1 triệu dồng/ha.
Thị xã Chí Linh, do đặc điểm của miền đồi núi, đất bạc màu, độ dinh dưỡng

của đất thấp, nhiều vùng thường xuyên bị hạn hán, ngập úng nhiều, năng suất cây
trồng thấp, vì thế, giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp năm 2005 đạt 19,2
triệu đồng, năm 2010 đạt 46,2 triệu đồng. Những huyện có tốc độ tăng bình quân
hàng năm giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích cao nhất là thị xã Chí Linh
tăng 19,2%, thành phố Hải Dương 18,4%, huyện Kim Thành 16,1%, Kinh Môn
tăng 15% (của toàn tỉnh tăng bình quân 13,9%/năm).
a) Sản xuất cây lươ ng th ực
Nhu cầu lương thực là nhu cầu thiết yếu thường xuyên của đời sống con
người. Muốn tồn tại thì con người phải sản xuất lương thực. Khi giải quyết các vấn
đề lương thực sẽ thúc đẩy được chăn nuôi phát triển, thúc đẩy công nghiệp phát
triển tạo nên một thể tổng hợp phát triển kinh tế tạo ra bước đi vững chắc cho tỉnh.
Nghìn ha
Nghìn tấn
Biểu đồ 1: Diện tích và sản lượng lương thực tỉnh Hải Dương
trong giai đoạn 2000 – 2009
Nhìn chung, trong giai đoạn 2000 – 2009, diện tích gieo trồng cây lương
thực của tỉnh có xu hướng giảm, từ 152,6 nghìn ha (năm 2000), xuống còn 130,9
nghìn ha năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu khiến diện tích gieo trồng cây lương
thực của tỉnh giảm là do diện tích đất được chuyển đổi sang các mục đích sử dụng
khác nhau. Đó là kết quả của việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất. Những vùng trồng lúa năng suất thấp được chuyển sang trồng cây ăn quả, rau
đậu hoặ nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Cùng với việc giảm
nhanh diện tích gieo trồng, sản lượng lương thực của tỉnh cũng giảm, từ 842,8
nghìn tấn năm 2000 xuống còn 792,8 nghìn tấn năm 2005. Tuy nhiên, từ năm 2007
trở lại đây, sản lượng lương thực tuy thấp hơn giai đoạn 2000 – 2006 nhưng đã có
xu hướng tăng, do việc thực hiện các chính sách khuyến nông , áp dụng khoa học
kĩ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, sử dụng các giống cao sản có thời gian
tăng trưởng nhanh, cho năng suất và chất lượng cao hơn
Do sự phân hóa tương đối đều về điều kiện tự nhiên nên cũng có một vài sự
khác biệt trong phân bố diện tích và sản lượng cây lương thực giữa các địa phương

trogn tỉnh. Vùng trọng điểm thâm canh cây lương thực nằm ở vùng có đất đai màu
mỡ, khí hậu thuận lợi, hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh và dịch vụ nông nghiệp
như: phân bón, thuốc trừ sâu…. phát triển nên cho năng suất cao, đó là các huyện
Cẩm Giàng, huyện Thanh Miện.
Bình quân lương thực có hạt trong giai đoạn 2000 – 2009 không ổn định.
Giai đoạn 2000 – 2007, bình quân lương thực trên đầu người giảm mạnh do sự
giảm sút của diện tích gieo trồng và giảm mạnh của sản lượng lương thực, từ 508,6
kg/người năm 2000 xuống 449,8 kg/người năm 2007. Từ sau 2007 trở lại đây, bình
quân lương thực có xu hướng tăng lên, đạt 464,4 kg/người. Cho đến nay, trên địa
bàn tỉnh Hải Dương đã đạt mức trugn bình về an ninh lương thực, trên cơ sở đó tạo
điều kiện để khai thác thế mạnh một số cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển các
ngành nghề khác. Tuy nhiên, mức bình quân lương lực của tỉnh còn thấp hơn so
với mức trung bình của cả nước (503,7 kg/người). Cho nên, trong những năm tới,
tỉnh cần chú trọng hơn nữa trong vấn đề an ninh lương thực, nâng cao đời sống
nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn.
* Cây lúa
Từ nhiều đời nay, trong cơ cấu diện tích và sản lượng của tỉnh, cây lúa vẫn
giữ vai trò quan trọng.
Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2000 – 2009
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(Nghìn tấn)
2000 147.4 55.8 823.4
2001 145 54.9 796.5

2002 142.4 57.9 825
2003 139.9 58.5 818.5
2004 135.9 58.7 798.5
2005 133.2 58.1 774.1
2006 130.6 58.8 769.2
2007 128.6 57.6 741.9
2008 126.8 59.0 748.2
2009 127 60.9 773.5
Diện tích canh tác lúa tăng giảm không ổn định qua các năm từ 2000 đến
nay. Sự sụt giảm này nằm trong xu hướng chung của cả nước do chủ trương
chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang
đất chuyên dung và đất thổ cư.
Năng suất cây lúa cũng tăng không ổn định nhưng xu hướng chung là tăng,
đạt 60,9 tạ/ha năm 2009. Chính nhờ sự tăng năng suất lúa mà sản lượng lúa của
tỉnh Hải Dương cũng có xu hướng tăng trong xu thế giảm dần diện tích đất canh
tác.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiến hành canh tác 2 vụ lúa chính:
- Vụ lúa đông xuân:Có xu hướng giảm về diện tích nhưng năng suất lại có
xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm và chưa ổn định. Năm 2009, vụ lúa
đông xuân chiếm 50,4% diện tích và 53,4% sản lượng lúa cả năm.
- Vụ lúa mùa có sự thay đổi: vụ mùa sớm và trung được mở rộng, tạo điều
kiện mở rộng cây vụ đông, trà muộn được thu hẹp chỉ còn 5 – 10%. Vụ đông phát
triển và nay được coi là vụ sản xuất chính, góp phần nâng cao thu nhập trên một
đơn vị diện tích.
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2000 – 2009
Các chỉ tiêu 2000 2005 2007 2008 2009
Lúa
đông
xuân

DT(nghìn ha) 74,1 67,2 64,9 63,6 63,9
NS(tạ/ha) 59,1 63,8 58,4 64,9 64,6
SL(nghìn tấn) 438,3 429,2 379,1 413,3 413,4
Lúa
hè thu
DT(nghìn ha) 73,3 66,0 63,7 63,1 63,0
NS(tạ/ha) 52,5 52,2 56,9 53,0 57,1
SL(nghìn tấn) 385,1 344,8 362,7 335,4 360,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
Về cơ cấu giống: Hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa có tác động rất lớn
đến sản xuất lúa, do đó người nông dân quan tâm nhiều hơn tới nhu cầu của thị
trường. Nông dân đang có xu hướng coi trọng chất lượng, giá trị và lợi nhuận, thị
hiếu người tiêu dung. Các giống lúa chất lượng cao đang được phát triển mạnh mẽ
như Bắc thơm, Nếp thơm, Thiên Hương… Một số giống lúa cho năng suất rất đến
vài tấn/ha mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Về phân bố: Cây lúa được trồng phổ biến trong toàn tỉnh, tuy nhiên cũng có
sự phân hóa về diện tích và sản lượng .
Bảng 8: Diện tích, sản lượng lúa phân theo huyện, thành phố của
tỉnh Hải Dương năm 2009.
Diện tích(nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)
Hải Dương 2,7 16,8
Chí Linh 9,1 48,5
Nam Sách 9,5 60,5
Kinh Môn 12,7 74,7
Kim Thành 9,1 53,4
Thanh Hà 7,8 48,0
Cẩm Giàng 8,9 57,2
Bình Giang 12,6 78,3
Gia Lộc 10,3 66,2
Tứ Kì 15,5 94,8

Ninh Giang 14,2 85,9
Thanh Miện 14,2 88,6
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
Có sự khác nhau về diện tích cấy lúa giữa các huyện là do sự khác nhau về
các điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội giữa các huyện quy định.
Thành phố Hải Dương, huyện Nam Sách, Cầm Giàng có ngành công nghiệp phát
triển mạnh, diện tích không lớn do đó diện tích cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp rất hạn chế. Huyện Chí Linh và huyện Thanh Hà có diện tích đất nông
nghiệp lớn, nhưng lại có diện tích trồng lúa thấp trong tỉnh do huyện có điều kiện
thuận lợi về đất đai, khí hậu để trồng các loại cây ăn quả như cây vải đạt năng suất
cao. Vải ở huyện Thanh Hà đã trở thành đặc sản của tỉnh Hải Dương.
Huyện Chí Linh và huyện Kinh Môn là 2 huyện miền núi của tỉnh nên có
điều kiện về đất đai, nguồn nước… ít thuận lợi cho việc cấy lúa. Do đó huyện Chí
Linh và huyện Kinh Môn là 2 huyện có năng suất lúa thấp nhất trong tỉnh. Huyện
Cẩm Giàng và huyện Thanh Miện có năng suất lúa cao nhất do có nhiều điều kiện
thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước và dịch vụ nông nghiệp như: phân bón,
thuốc trừ sâu… phát triển nên năng suất lúa cao.
* Cây hoa màu lương thực
Những cây hoa màu lương thực chủ yếu của tỉnh Hải Dương là: ngô, khoai
lang, sắn… Cây hoa màu lương thực cũng được đẩy mạnh phát triển để bổ sung
thêm nguồn lương thực cho con người, làm thức ăn chho chăn nuôi. Tuy nhiên, cả
diện tích và sản lượng đều nhỏ hơn rất nhiều so với diện tích và sản lượng của cây
lúa. Trước đây, khi vấn đề an ninh lương thực chưa được đảm bảo thì cây hoa màu
lương thực có vai trò quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân
trong tỉnh. Ngày nay, khi sản xuất đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho nhân dân
thì cây hoa màu lương thực chủ yếu được dung làm thức ăn cho chăn nuôi.
Cây ngô
Ngô là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm cây hoa màu lương thực. Cả về
diện tích và sản lượng luôn đứng đầu trong các cây hoa màu lương thực khác. Từ
năm 2000 – 2009, diện tích gieo trồng và sản lượng của cây ngô không ổn định.

Biểu đồ 2: Tình hình sản xuất ngô giai đoạn 2000 - 2009
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Năm

×