Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Thi Rung Chuông Vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.93 KB, 11 trang )

Liên đội Tiểu học Thị trấn Châu Thành
Đề tài:
TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
THI RUNG CHUÔNG VÀNG
Người viết : Trần Quốc Thiện
Chức vụ : Giáo viên Tổng phụ trách
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào tạo
một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa học, một
nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi
đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể
và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng ”.
Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương pháp
giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người khẳng định
giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế Người luôn mong
muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt
đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh:
“Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu
niên và nhi đồng”.
Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự
nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để phát
triển về trí, đức, thể, mỹ.Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự
tin và làm chủ cuộc sống
Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà trường,
tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động như tuyên truyền, đóng tiểu
phẩm, văn nghệ, thi thể thao… trong đó việc tổ chức cho các em tham gia chương
trình thi rung chuộng vàng, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp đã mang lại cho các em
niềm ham thích tìm hiểu, học hỏi.
Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra “Kinh nghiệm tổ chức
chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp bằng hình thức thông qua các trò chơi


Tổng phụ trách : Trần Quốc Thiện
1
Liên đội Tiểu học Thị trấn Châu Thành
tập thể” nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại cơ sở nói riêng, đồng thời
góp thêm một chút kinh nghiệm để giúp cho hoạt động Đội ngày một phát triển cả
về bề rộng và chiều sâu.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích nghiên cứu:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam,
là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu
phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động và vui chơi.
Chính vì vậy việc tạo ra một sân chơi mới lạ, thu hút đông đảo học sinh
tham gia tìm hiểu là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường giáo dục
không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển
toàn diện. Vì vậy việc tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp là vô cùng quan trọng và
cần thiết.
Đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
thi rung chuông vàng trong trường tiểu học” giúp:
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu
quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa
phương.
- Thông qua việc tìm hiểu những trò chơi như runh chuông vàng, ô chữ kỳ
diệu về các chủ đề mừng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc,
quân đội, tấm gương anh hùng tiêu biểu, truyền thống Đoàn, Đội… Từ đó giúp các
em có thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê
hương, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hy sinh thân mình
vì Tổ quốc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đây là đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên
lớp thi rung chuông vàng trong trường tiểu học” nên tôi tập trung nghiên cứu
toàn thể học sinh trong trường, chủ yếu là học sinh khối 3,4,5 cùng tham gia tìm
Tổng phụ trách : Trần Quốc Thiện
2
Liên đội Tiểu học Thị trấn Châu Thành
hiểu trong các giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần hay trong buổi tổ chức các ngày lễ kỷ
niệm, sự kiện lớn trong năm theo chủ điểm tháng với các nội dung, hình thức phù
hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
B – NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Sau thời gian làm tổng phụ trách Đội, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu
cầu về nội dung phưuơng pháp giáo dục, nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa
tuổi của các em: Hiếu động, dễ nhớ, dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng
chóng nhàm chán, tâm lý thích: “Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra
những nội dung phù hợp trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em
tham gia đồng thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên.
Thông qua cuộc thi Rung chuông vàng, các em phát huy được tính sáng tạo,
tính năng động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học
tập, được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới
những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm
công tác giáo dục mong muốn.
- Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là một việc làm khoa học và sáng
tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên trau dồi kinh
nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội.
- Vậy một liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do cách tổ chức hoạt
động các trò chơi tập thể thường xuyên có tính sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi và có
hiệu quả.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trường tiểu học Thị Trấn Châu Thành, Huyện Châu Thành – Trà Vinh nằm

trên địa bàn Thị Trấn. Do vậy phần đông là con em viên chức, con gia đình kinh
doanh. Các em phần lớn đều dễ bảo, có phần mạnh dạn và nhiệt tình trong hoạt
động Đội.
Trường đạt danh hiệu chuẩn quốc gia. Ban giám hiệu nhà trường, công
Đoàn, hội cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ trợ
quan tâm giúp đỡ hoạt động Đội đạt kết quả.
Trong thời gian làm công tác Tổng phụ trách tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi,
học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu hoạt động ngoài giờ lên
lớp sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn lo lắng phải tổ chức một giờ sinh
hoạt ngoại khoá như thế nào để lôi cuốn, thu hút các em tham gia nhưng vẫn thật
Tổng phụ trách : Trần Quốc Thiện
3
Liên đội Tiểu học Thị trấn Châu Thành
khó. Hết mỗi tuần, giờ chào cờ lại đến, có lúc tôi cảm thấy “sợ”, “mệt” do thiết kế
nội dung chương trình cho các giờ sinh hoạt còn đơn điệu, thiên về kiểm điểm,
giáo huấn, không phù hợp tâm lý học sinh tiểu học.
Do vậy ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch hoạt động theo đợt thi
đua, tháng, tuần có sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Do sự gợi ý của
Ban giám hiệu tổ chức cuộc thi rung chuông vàng vào đầu tuần sinh hoạt. Sau thời
gian tổ chức, thấy được sự ham học hỏi của các em, tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến
Ban giám hiệu tổ chức 2 lần trên tháng. Cho đến bây giờ tôi hoàn toàn tự tin với
nội dung sinh hoạt trong các giờ chào cờ, ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm của mình
và đã đạt kết quả rõ rệt.
III – CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
1. Yêu cầu chung:
Tổ chức cuộc thi rung chuông vàng là một hình thức giáo dục học sinh ngoài
giờ lên lớp đây là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của
người phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của phong trào Đội. Chính
vì vậy để tổ chức tốt cuộc thi rung chuông vàng cần :
- Nội dung các câu hỏi phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của

Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học, rõ
ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em.
- Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh.
- Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ, gây
ấn tượng đối với các em.
- Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, không nên dài quá dễ gây mệt
mỏi cho các em.
2. Xây dựng kế hoạch chương trình:
Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2010 – 2011: Thiết thực chào
mừng kỷ niệm 65 năm Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1.000 năm
Thăng Long - Hà Nội, 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 70 năm
ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tôi đã xây dựng cuộc thi rung chuông vàng theo
chủ điểm tháng, tuần.
Tháng 9 : tập trung tuyên truyền An toàn giao thông, vì vậy sẽ tổ chức cuộc
Thi rung chuông vàng với tên : “ Cuộc thi an toàn giao thông”
Tháng 10 : Chủ điểm “Chăm ngoan-học giỏi” tổ chức Thi rung chuông vàng
với tên : “Đố vui để học”.
Tháng 11 : “Tôn sư trọng đạo” tổ chức cuộc thi rung chuông vàng cho học
sinh tìm hiểu về lịch sử nhà trường, về thầy cô giáo.
Tổng phụ trách : Trần Quốc Thiện
4
Liên đội Tiểu học Thị trấn Châu Thành
Tháng 12 : Kỷ niệm ngày 22/12 tổ chức cuộc thi rung chuông vàng với tên
“Em là chiến sĩ tí hon”.
Tháng 01&02 tổ chức cuộc thi “Chiếc nón kỳ diệu” tìm hiểu về lịch sử địa
phương, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
Tháng 3 tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng với nội dung tìm hiểu Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, tuyên truyền ngày Quốc tế Phụ nữ.

Tháng 4 Tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng tìm hiểu về đất nước, chào
mừng ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Tháng 5 tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng với nội dung tìm hiểu về Đội
TNTP Hồ Chí Minh, về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ.
3. Tổ chức thực hiện:
Qua các đợt tập huấn về cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự tìm tòi
học hỏi, kinh nghiệm của bản thân. Đặc biệt là các cuộc thi trên truyền hình như:
“Đường lên đỉnh Olimpia”; “Rung chuông vàng”; “Chiếc nón kỳ diệu”… tôi tham
khảo và tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng cho phù hợp với Liên đội mình.
3.1. Hình thức: “Rung chuông vàng”
* Mục đích:
Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức của các môn học thì việc tổ chức
cho các em tham gia vào “Rung chuông vàng” là điều cần thiết. Hình thức này giúp
các em ôn lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản xạ nhanh, rèn kỹ
năng làm bài tập trắc nghiệm, giúp các em làm quen với công nghệ thông tin.
Thường sử dụng hình thức này hai lần trong tháng. Ngoài những kiến thức các môn
học, tôi còn lồng ghép câu hỏi theo chủ điểm của tháng như : An toàn giao thông,
ngày nhà giáo Việt Nam, các ngày lễ lớn như thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh,
Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thành lập Đảng CSVN, về cuộc đời sự
nghiệp Bác Hồ.
3.1.1. Cách thức tổ chức:
Thí sinh là tất cả các em học sinh các khối lớp 2,3,4,5. Mỗi lần thi sẽ là một
khối, các lớp còn lại là khán giả. Các em ngồi xen kẽ nhau trên sàn thi đấu dùng
bảng con để trả lời câu hỏi được trình chiếu trên màn hình. Mỗi câu hỏi có quy
định thời gian. Hết thời gian đồng loạt các thí sinh đưa bảng con lên. Em nào trả lời
sai tự động bước ra khỏi sàn thi đấu. Những em còn lại tiếp tục phần thi của mình
cho đến em cuối cùng còn lại là em chiến thắng hay là những em trả lời đúng tất cả
các câu hỏi của Ban tổ chức đưa ra. Ban giam khảo là các giáo viên chủ nhiệm khối
lớp không dự thi.
Nội dung thi gồm 3 phần :

Phần 1: Thi kiến thức (Môn Tiếng việt, toán, Tiếng Anh, khoa học,
lịch sử, âm nhạc, Mĩ thuật).
Phần 2 : Cứu trợ.
Phần 3: Dành cho khán giả.
3.1.2. Ví dụ cụ thể:
Tháng 11 với chủ điểm:
“Tôn sư trọng đạo”
Tổng phụ trách : Trần Quốc Thiện
5
Liên đội Tiểu học Thị trấn Châu Thành
Đây là tháng cao điểm thi đua học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
20/11 tôi triển khai cho các em học sinh khối 4 tham gia. Dưới đây tôi xin giới
thiệu chương trình như sau :
CHƯƠNG TRÌNH RUNG CHUÔNG VÀNG
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
1. Giới thiệu đội chơi là học sinh khối 5.
2. Giới thiệu thành phần Ban giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2, Thầy
Thạch Sô Phone, dẫn chương trình thầy Trần Quốc Thiện.
3. Giới thiệu luật chơi:
- Các em lần lượt trả lời 20 câu hỏi của Ban tổ chức đưa ra trên màn chiếu
bằng bảng con. Thời gian cho mỗi câu hỏi là 15 giây, hết thời gian các em đưa
bảng lên, em nào trả lời sai tự giác bước ra khỏi sàn thi đấu. Những em còn lại tiếp
tục thi đấu cho đến câu hỏi cuối cùng thì thắng cuộc, hoặc còn lại duy nhất trên sàn
thi đấu một em thì em đó chiến thắng.
4. Các em thực hiện phần thi :
Kết thúc trò chơi phát thưởng cho các em trả lời đúng các câu hỏi
Nhận xét rút kinh nghiệm để các em tham gia tốt hơn ở những lần thi sau.
5. Kinh nghiệm tổ chức Thi Rung chuông vàng :
- Nội dung câu hỏi nên soạn ở mức độ khó tăng dần, ở những câu hỏi đầu
tiên học sinh trung bình có thể trả lời được. Có thể phân chia thành 4 mức độ : Câu

1-5 : Trung bình, Câu 6-10 : Khá, Câu 11-18 : Giỏi, Câu 19-20 dành cho những
học sinh thật xuất sắc.
Qua cuộc thi có thể phát hiện ra những em học sinh giỏi để bồi dưỡng thi
học sinh giỏi, phát hiện những em có tính nhanh nhẹn, để chọn lựa bồi dưỡng cho
các cuộc thi khác.
Xen kẽ các câu hỏi có phần câu hỏi dành cho khán giả để cuộc thi thêm phần
sinh động. Và nếu có thời gian nên đưa vào phần cứu trợ để học sinh có thể trở lại
sàn thi đấu bằng các trò chơi vận động. Ở trường tôi cho các em đập bong bóng
trong thời gian quy định. Số bong bóng bể là số học sinh được phép quay trở lại
sàn thi đấu.
Ngoài ra nên có các giải pháp chuẩn bị trước nếu gặp thời tiết không thuận
lợi sẽ ảnh hưởng đến cuộc thi : Nếu tổ chức ngoài trời, gặp trời mưa không tổ chức
được thì phải cho các em vào phòng học, và giảm số lượng học sinh dự thi lại. Nếu
gặp nắng thì sẽ ảnh hưởng đến màn chiếu không nhìn rõ. Vì vậy khi soạn trên
Powerpoint nên chú ý đến màu nền cho phù hợp với Font chữ, kích cỡ chữ phải đủ
lớn để học sinh quan sát rõ. Mỗi Slide nên chèn nhạc đệm vào như “Rung chuông
vàng” để tăng phần hấp dẫn, sôi nổi.
Khi tổ chức thi Ban tổ chức phải sắp xếp chỗ ngồi của các thí sinh phải xen
kẽ nhau để tránh tình trạng copy bài của nhau. Vị trí các thí sinh ngồi thi đấu cách
xa các cổ động viên ra, để tránh tình trạng khán giả gây ồn ào, nhắc thí sinh câu trả
lời.
Ban tổ chức phải hướng dẫn kỹ cách ghi câu trả lời vào bảng con của thí sinh
: khi nào câu hỏi yêu cầu chọn A,B,C tức là hình thức trắc nghiệm thì chỉ được
Tổng phụ trách : Trần Quốc Thiện
6
Liên đội Tiểu học Thị trấn Châu Thành
chọn một chữ và ghi vào bảng con. Khi nào câu hỏi yêu cầu câu trả lời thì ghi câu
trả lời, và câu trả lời phải ngắn gọn, đủ ý và đúng yêu cầu của câu hỏi.
3.2. Hình thức: “Trò chơi ô chữ”:
Đây là hình thức luôn thu hút các em tham gia nhiệt tình nhất. Ở hình thức

này các em học sinh tham gia tìm hiểu những ô chữ kỳ diệu theo từng chủ điểm
giúp các em rèn luyện khả năng tư duy, óc phán đoán khi tìm tiếng, từ. Từ đó các
em được lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức trong học tập.
3.2.1. Cách thức tổ chức:
* Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc.
* Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khoá.
Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần thưởng
là 1 quyển vở, (thước kẻ, bút chì, cục tẩy…) tìm ra chìa khoá (hay từ hàng dọc) sẽ
được nhận phần thưởng là 2 quyển vở.
Có thể cho các em chơi tập thể như Rung chuông vàng hoặc chọn ra một số
đội dự thi.
3.2.2. Ví dụ cụ thể:
TỔ CHỨC CUỘC THI VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG.
a) Mục đích: Giúp các em hiểu biết luật an toàn giao thông và chấp hành tốt
luật an toàn giao thông trong nhà trường, trên đường đi học. Từ đó là các tuyên
truyền viên nhỏ tuổi tuyên truyền phổ biến luật an toàn giao thông trong gia đình
và ngoài xã hội. Giúp các em say mê học hỏi và học tập tích cực bộ môn lồng ghép
an toàn giao thông trong trường học.
b) Hình thức -Chuẩn bị:
- Mỗi đội dùng bảng con trả lời câu hỏi trong thời gian 15 giây qua ba vòng
thi đấu : Vòng 1: Nhận biết biển báo giao thông, Vòng 2 :Kiến thức em biết, Vòng
3 : Trò chơi ô chữ.
Vòng 1 : Gồm 5 câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm, nội dung câu hỏi là
những hình ảnh biển báo giao thông.
Vòng 2 : gồm 4 câu hỏi với hình thức ghi câu trả lời vào bảng con, nội dung
câu hỏi là những việc làm và không nên làm khi tham gia giao thông.
Vòng 3 : phần chơi trả lời 5 ô chữ hàng ngang tìm ra từ chìa khoá. Ô hàng
ngang còn lại danh cho khán giả. Ô chữ gồm có 6 ô chữ ở hàng ngang và một ô
chữ chứa từ khoá. Các ô chữ có nội dung liên quan đến An toàn giao thông. Mỗi ô
chữ trả lời trong vòng 20 giây (bằng cách ghi từ trả lời lên bảng con).

Đội nào trả lời đúng từ khoá khi chưa lật ô hàng ngang thì được cộng 40
điểm; nếu trả lời sai thì vẫn tiếp tục tham gia chơi. Mỗi ô chữ ở hàng ngang được
10 điểm, khi đó một số chữ cái của từ khoá xuất hiện (bằng màu vàng ); đội nào
tìm ra được từ khoá trong quá trình chơi thì giơ tay giành quyền trả lời được 20
điểm.
Khi 5 ô hàng ngang đã lật thì các đội có thời gian là 25 giây đếm ngược để
trả lời lúc này số điểm của từ khoá là 10 điểm.
Hàng ngang còn lại dành cho khán giả.
d) Nội dung ô chữ:
Hàng ngang 1 : Luật giao thông
Hàng ngang 2 : Vạch kẻ đường
Tổng phụ trách : Trần Quốc Thiện
7
Liên đội Tiểu học Thị trấn Châu Thành
Hàng ngang 3 : Biển báo
Hàng ngang 4 : Phanh xe
Hàng ngang 5 : Bên phải
Hàng ngang 6 : Bàn đạp (hàng ngang dành cho khán giả)
Từ chìa khoá : ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
Gợi ý từ chìa khoá : Một trong những việc mà học sinh nên làm khi tham gia
giao thông.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Khối
Kết quả khảo sát đầu năm 2009-2010 Kết quả khảo sát cuối năm 2009-2010
Tiếng Việt Toán Tiếng Việt Toán
G K TB Y G K TB Y G K TB Y G K TB Y
1 80 22 17 1 73 24 23
2 57 30 19 24 67 21 21 21 86 25 18 2 11
0
14 7

3 39 24 26 25 40 38 23 13 72 35 6 53 27 33
4 67 39 28 12 56 31 25 34 94 51 2 95 27 25
5 34 27 20 6 37 17 13 2
0
38 32 19 26 23 40
Cộng 197 12
0
93 67 10
0
10
7
82 8
8
37
0
165 62 3 357 115 12
8
Qua bảng kết quả chất lượng đạt được của các khối lớp, chúng ta thấy có sự
tiến bộ rõ rệt kết quả cuối năm học sinh tiến bộ hơn so với kết quả khảo sát đầu
năm. Các em say mê, hứng thú hơn trong học tập. Tích cực tham gia các hoạt động
đội, các phong trào do nhà trường tổ chức.
Tổng phụ trách : Trần Quốc Thiện
B I Ể N B Á O
B À N Đ Ạ P
B Ê N P H Ả I
P H A N H X E
V Ạ C H K Ẻ Đ
Ư

N

G
Đ I X E ẠĐ A N T O P À N Đ I X E ẠĐ A N T O P À N
8
L
U Ậ T G
I A O T
H Ô
N G
Liên đội Tiểu học Thị trấn Châu Thành
C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua một năm thực hiện đưa các trò chơi có ứng dụng công nghệ thông tin
vào nhà trường, đặc biệt là cuộc thi rung chuông vàng, tôi thấy các em học sinh
trang bị cho mình hiểu biết về truyền thống của Đảng, Bác Hồ, về Đoàn,
Đội Chương trình chính là sân chơi lành mạnh cho học sinh. Qua đó các em
phát huy được tính chủ động, sáng tạo, lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức mới.
Đồng thời nhằm nâng cao ý thức kỷ luật và động cơ thúc đẩy học tập cho mình.
Do vậy có thể khẳng định tổ chức đội là không thể thiếu được trong nhà
trường phổ thông. Tổ chức đội không chỉ tổ chức các hoạt động vui chơi mà tổ
chức đội góp phần không nhỏ vào phong trào học tập và phát triển toàn diện cho
học sinh. Qua đó cũng khẳng định vai trò của TPT và tổ chức đội là rất quan trọng
trong nhà trường. Tổ chức đội tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh
lý lứa tuổi của các em. Với kết quả trên cũng đã làm bớt đi những ý nghĩ sai lệch
về TPT và tổ chức đội trong nhà trường phổ thông.
2. Bài học kinh nghiệm:
* Phải luôn khẳng định tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em tham
gia thì vai trò người giáo viên- Tổng phụ trách rất quan trọng.
* Phải biết kết hợp với các tổ chức như: Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm
(Phụ trách chi) , ban chấp hành Công Đoàn, BCH liên chi đội.
* Các hoạt động luôn thay đổi về nội dung, hình thức để các em không nhàm

chán. Các câu hỏi được soạn thảo trên phần mềm Powerpoint. Để tránh sự nhàm
chán đối với học sinh cần thay đổi liên tục hình thức trình bày, âm thanh nhạc nền,
hình thức câu hỏi ( trắc nghiệm, trả lời nhanh, chọn đúng sai, ). Ngoài ra có thể
thay đổi tên cuộc thi thành các cuộc thi tương tự như : Ô chữ kỳ diệu, Đố vui để
học, Học mà chơi, Xem hình đoán nghĩa,…).
* Nếu tổ chức quy mô lớn có thể cho học sinh ngồi theo ô trên sân đã được
kẻ sẵn, lòng vào chương trình thi phần văn nghệ, câu hỏi cho khán giả, phần cứu
trợ các trò chơi vận động.
3. Kiến nghị:
* Nhà trường: cần tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất cho việc tổ
chức các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng và hoạt động đội nói
chung.
* Hội Đồng Đội Thị trấn: Trang bị thêm cho tổ chức Đội cơ sở vật chất, các
tài liệu có liên quan về lịch sử địa phương, xã hội và tự nhiên.
* Tổng phụ trách Đội: Cần tổ chức nhiều hơn nữa các mô hình sinh hoạt
ngoài giờ lên lớp phục vụ mục đích “ Học mà vui - Vui mà học” trong học sinh.
Từ đó giúp cho giáo viên – Tổng phụ trách có điều kiện nghiên cứu, học hỏi tích
lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân cũng như tổ chức hoạt động Đội của
liên đội mình ngày càng đạt hiệu quả cao.
Thị trấn, ngày 22 tháng 4 năm 2011
Người viết
Trần Quốc Thiện
Tổng phụ trách : Trần Quốc Thiện
9
Liên đội Tiểu học Thị trấn Châu Thành
D - TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TẠP TRÍ NGƯỜI PHỤ TRÁCH.
2. TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỊCH SỬ LỚP 4,5.
3. CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN.
4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH RUNG CHUÔNG VÀNG TRÊN TRANG VIOLET.

5. CÁC TRÒ CHƠI TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH : RUNG CHUÔNG VÀNG,
CHIẾC NÓN KỲ DIỆU, ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA
Tổng phụ trách : Trần Quốc Thiện
10
Liên đội Tiểu học Thị trấn Châu Thành
MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3. Cơ sở lý luận 3
4. Cơ sở thực tiễn 3
5. Các hình thức, biện pháp tổ chức chương trình 4
6. Kết luận và khuyến nghị 9
7. Tài liệu tham khảo 10
Tổng phụ trách : Trần Quốc Thiện
11

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×