SỞ GD&ĐT THANH HOA
TRƯỜNG THPT TRIEU SON 4
ĐỀ THAM KHẢO
THI TỐT NGHIỆP THPT 2011
Môn thi: ĐỊA LÍ – Giáo dục trung học phổ thông
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao
đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I. (3 điểm)
1. Trình bày các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua sông ngòi
của nước ta.
2. Trình bày các đặc điểm của nguồn lao động của nước ta.
Câu II. (2 điểm)
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta:
(Đơn vị: %)
Thành phần kinh tế 1996 2005
Nhà nước 49,6 25,1
Ngoài Nhà nước 23,9 31,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 26,5 43,7
1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế của nước ta các năm 1996 và 2005
2. Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 1996 – 2005.
Câu III: (3 điểm)
1. Trình bày hiện trạng sản xuất các cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su và
chè ở Tây Nguyên.
2. So sánh thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học:
1. Nêu tên các trung tâm du lịch quốc gia của nước ta. Các trung tâm nói trên
thuộc vùng du lịch nào?
2. Tình hình phát triển ngành du lịch biển trong những năm gần đây.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học:
1. Nêu tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đánh giá
vai trò của cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân đối với sự phát triển kinh tế của vùng kinh
tế trọng điểm này.
2. Trình bày phương hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ ở vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
H Ế T
(Thí sinh được phép mang Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi)
SỞ GD&ĐT THANH HOA
TRƯỜNG THPT TRIEU SON 4
ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO
THI TỐT NGHIỆP THPT 2011
Môn thi: ĐỊA LÍ – Giáo dục trung học phổ thông
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao
đề
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
(8,0 điểm)
Câu I
(3 điểm)
1. Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua sông ngòi của
nước ta:
- Mạng lưói sông ngòi dày đặc (dẫn chứng)
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa (dẫn chứng)
- Chế độ nước theo mùa (dẫn chứng)
(0.5)
(0.5)
(0.5)
2. Đặc điểm nguồn lao động nước ta:
- Nguồn lao động nước ta đông và tăng nhanh (dẫn chứng)
- Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất
phong phú; chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
- Tuy nhiên so với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao
vẫn ít…
(0.5)
(0.5)
(0.5)
Câu II
(2 điểm) 1. Vẽ biểu đồ:
- Loại hình: biểu đồ hình tròn, không chấm các dạng khác.
- Yêu cầu vẽ: đảm bảo mĩ thuật, tỉ lệ % các nội dung, có tên biểu đồ và
bảng chú giải…
(Lưu ý: nếu vẽ bán kính năm 1996 lớn hơn bán kính năm 2005: điểm
tối đa 1.25 điểm. Thiếu 1 nội dung, trừ 0.25 điểm)
(1.5)
Nhà nước Ngoài Nhà nước
Đầu tư nước ngoài
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 1996 VÀ 2005
26.5%
49.6%
23.9%
43.7%
25.1%
31.2%
1996
2005
2. Nhận xét :
- Tỉ trọng của khu vực Nhà nước giảm
- Tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tăng
(0.25)
(0.25)
Câu III
(3 điểm)
1. Hiện trạng sản xuất các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
- Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một. Diện tích cà phê năm
2006 khoảng 450 nghìn ha, trong đó Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà
phê lớn nhất.
- Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như ở Lâm
Đồng và Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn
nhất cả nước.
- Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao
su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.
(0.5)
(0.5)
(0.5)
2. So sánh thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản của vùng Bắc Trung Bộ,
Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long:
- Giống nhau: Cả ba vùng đều có thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã
hội để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.
- Khác nhau:
+ Ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu là nuôi
trồng các loại thuỷ sản nước mặn, nước lợ trên các vụng, đầm phá…
+ Ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài nuôi trồng thuỷ sản nước
mặn, nước lợ trên các vùng bãi triều, rừng ngập mặn… còn nuôi trồng
nhiều thuỷ sản nước ngọt trên hệ thống sông ngòi, kênh rạch…
(0.25)
(0.5)
(0.75)
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN
(2,0 điểm)
Câu IVa.
(2 điểm)
THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
1. Các trung tâm du lịch quốc gia của nước ta:
Trung tâm du lịch quốc gia Vùng du lịch
Hà Nội Bắc Bộ
Huế
Bắc Trung Bộ
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh Nam Trung Bộ và Nam Bộ
(Nêu đúng 4 trung tâm: 0,75 điểm, đúng 3 trung tâm: 0,5 điểm, 1- 2
trung tâm: 0,25 điểm.
Đúng 3 vùng: 0,5 điểm, 1 – 2 vùng: 0,25 điểm)
(1.25)
2. Tình hình phát triển ngành du lịch biển trong những năm gần đây:
- Phát triển mạnh cùng với sự phát triển của ngành du lịch nói chung.
- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều vùng biển, đảo
mới được đưa vào khai thác.
- Có các khu du lịch nổi tiếng: Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn, Nha
(0.25)
(0.25)
(0.25)
Trang, Vũng Tàu…
Câu IVb.
(2 điểm)
THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:
a. Tên các tỉnh:
Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh.
(Nêu đúng từ 6 tỉnh trở lên: 0,5 điểm – trừ Hà Tây)
(0.5)
b. Đánh giá vai trò:
Thông qua cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân, các yếu tố đầu vào và đầu
ra của các hoạt động sản xuất của vùng được đảm bảo:
- Nhập khẩu các thiết bị máy móc, nguyên vật liệu… từ bên ngoài để
phục vụ các hoạt động sản xuất của vùng.
- Xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại vùng ra bên ngoài.
(0.25)
(0.25)
2. Phương hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam:
- Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm,
công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung.
- Đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch…
(0.5)
(0.5)
Tổ Sử - Địa THPT trieu son 4 - Năm học 2010 – 2011
Chịu trách nhiệm đề và đáp án: GV Phạm Ngoc Phuong