Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI TRƯỜNG TÌNH THƯƠNG BÀ MƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA/BỘ MÔN: KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM 2015.
TÊN CÔNG TRÌNH: VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI
TRƯỜNG TÌNH THƯƠNG BÀ MƯỜI.
KE-45 phường Tân Thuận Tây, Q7.Thành phố Hồ Chí Minh
.
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
CHỦ NHIỆM : LÊ THỊ ÁNH Lớp k06 khoa Công Tác Xã Hội
THÀNH VIÊN: HOÀNG THỊ HÀNH Lớp k06 khoa Công Tác Xã Hội
LÂM HÙNG THANH Lớp k06 khoa Công Tác Xã
Hội
LÝ THỊ NÉN Lớp k06 khoa Công Tác Xã Hội
Người hướng dẫn:
THS. TẠ THỊ THANH THỦY, GIẢNG VIÊN KHOA: CÔNG TÁC
XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.
TP.HCM. NGÀY 03/03/2015
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
Tên đầy đủ Viết tắt
1 Bộ Lao động thương binh và Xã hội BLĐTB&XH
2 Bảo trợ trẻ em Việt Nam BTTE VN
3 Uỷ ban Nhân Dân UBND
4 Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM
5 Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNP
6 Tổ chức Bảo vệ quyền trẻ em UNICEF
7 Giáo sư.Tiến sĩ GS.TS
8 Nhà xuất bản NXB



1
PHẦN MỞ ĐẦU
Tóm tắt công trình
Công trình nghiên cứu được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và
khuyến nghị.
Phần 1:
Mở đầu, phần này tác giả nêu lên tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục
đích và nhiệm vụ của đề tài, cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu, giới hạn, đóng
góp mới và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Phần 2:
Trong chương này, dựa vào những thông tin mà tác giả đã thu thập đượctrong quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã nên lên lịch sử hình thành và phát triển của
lớp học tình thương này. Phần thực trạng giáo dục nêu lên những khó khăn về điều
kiện học tập của trẻ nhập cư tại cơ sở trường tình thương bà Mười kèm những phân
tích và dẫn chứng cụ thể. Trong phần này tác giả đã tập trung mô tả kết quả nghiên
cứu về điều kiện học tập và những khó khăn trong học tập của trẻ em nghèo, trong đó
tác gải chia ra nhiều phương diện khác nhau về mặt chủ quan và khách quan trong
trường học, gia đình, và bản thân trẻ em nghèo. Tác giả đã thu thập và đưa ra những
dẫn chứng khách quan, đêt làm rõ hơn về thuận lợi và khó khăn cơ bản nhất của trẻ có
hoàn cảnh khó khăn đang gặp phải tại trường tình thương Bà Mười.
Từ đó trình bày những điểm mới và sự khác biệt trong phương pháp dạy và học tại
trường tình thương Bà Mười giúp chúng ta có những hướng phân tích vấn đề phù hợp
nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ tình trạng khó khăn mà cơ sở cũng như những học
sinh nghèo của lớp tình thương bà Mười đang gặp phải.
Phần 3:
Trong phần này tác giả đã thu thập một loạt ý kiến đóng góp của các đối tượng nghiên
cứu, các đối tượng được lựa chọn trong quá trình phỏng vấn, để từ đó tổng hợp lại
thành những hướng giải pháp thiết thực. Mỗi hướng giải pháp được nên lên đều có
những thế mạnh, những nét riêng. Tuy nhiên việc lựa chọn hướng giải pháp nào, ai là

người thực hiện, còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, thời điểm cụ thể riêng của trường
tình thương bà Mười. Trong phần này tác giả đã tổng kết những kết quả của cuộc
nghiên cứu và đưa ra đề xuất của mình để góp phần giảm những khó khăn, nâng cao
chất lượng dạy và học cho trẻ em nghèo đang theo học tại trường tình thương bà Mười
tại phường Tân Thuận Tây, Q7.Tp Hồ Chí Minh.
2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Một trong vấn đề khá quan trọng của xã hội hiện nay là việc các trẻ theo cha mẹ đến
thành phố kiếm sống ngày càng phổ biến và với số lượng lớn ngày càng tăng. Vậy khi
các em lên thành phố với cha mẹ cuộc sống các em sẽ như thế nào? các em có được
học hành theo trường, theo lớp hay phải phụ giúp gia đình, như các em đi bán vé số,
đánh giầy, lượm ve chai, lang thang trên các nẻo đường

thay vì được ngồi trên ghế
nhà trường như khi còn ở thôn quê.? Với những câu hỏi đó đã có rất hiều các nhà hoạt
động xã hội, hoạch định chính sách giáo dục trong đó vấn đề giáo dục được quan tâm
nghiên cứu nhất là giáo dục đối với các trẻ em nghèo, một vấn đề nổi cộm trong xã hội
hiện nay. Tuy nhiên trên thực tiễn lại có rất ít đề tài nghiên cứu cụ thể về vấn đề giáo
dục trẻ em nghèo tại các trường tình thương, nhưng đa phần các lớp học tình thương
chỉ được phản ánh nhiều thông qua các bài báo nhất là báo giáo dục và tuổi trẻ như
các bài báo : Lớp học tình thương của mẹ Năm Tốt, lớp học tình thương Vạn Đò,
trường tình thương Hòa Hảo
Và các đề tài trên chỉ nghiên cứu một hiên trạng khá chung chung hoặc tập trung vào
một vấn đề và làm rõ vấn đề đó, chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh,
những ảnh hưởng, hay phương pháp giáo dục mà hiện nay các trường tình thương
đang áp dụng.
Việc nghiên cứu chưa thể tổng quát được thực trạng những vấn đề mà trẻ có hoàn
cảnh khó khăn gặp phải trong giáo dục ở các trường tình thương cũng như những
phương pháp dạy học các em sao cho đạt hiệu quả?. Nhận thấy được những mặt hạn
chế của các đề tài nói trên, nhóm chúng tôi đã tập trung nghiên cứu


Vấn đề giáo dục
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương Bà Mười

Trong đó chúng tôi sẽ
tập trung làm rõ về phương pháp dạy và học, điều kiện học tập của trẻ tại trường tình
thương và những yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của các em. Để từ đó
đưa ra cái nhìn toàn diện hơn vấn đề chính yếu mà trẻ gặp phải ở đây là gì. Đồng thời
tìm ra các giải pháp mới nhằm giải quyết, cải thiện vấn đề đó.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
Tổng quan về tình hình trẻ trẻ em nghèo của cả nước (2005-2013) và tại thành phố Hồ
Chí Minh.

Tình hình trẻ em nghèo của cả nước:
Nghèo ở trẻ em là một vấn đề đáng quan ngại. Mặc dù chưa có số liệu chính xác về
tỷ lệ trẻ em sống trong đói nghèo do chưa có một phương pháp đánh giá nghèo ở trẻ
3
em được thống nhất ở cấp quốc gia, song theo các tính toán sơ bộ của UNICEF và Bộ
Lao động-Thương binh-Xã hội, năm 2008 ở Việt Nam cứ ba trẻ em thì có một em
nghèo. Thống kê này được tính theo bộ các chỉ số đa ngành chuẩn quốc tế với định
nghĩa nghèo ở trẻ em bao gồm việc các em không được tiếp cận với y tế, giáo dục,
điều kiện vệ sinh, không được khai sinh và các yếu tố khác. Phát triển kinh tế xã hội
nhanh cũng đặt ra các các thách thức mới. Ví dụ, cấu trúc gia đình Việt Nam đang thay
đổi nhanh chóng. Tỷ lệ ly hôn tăng và di cư vì động cơ kinh tế về cơ bản đã làm thay
đổi cấu trúc gia đình truyền thống. Gánh nặng buộc phải kiếm đủ tiền để nuôi gia đình
dẫn đến hệ quả là năm 2006 có 7% các bà mẹ và 22% các ông bố không có thời gian
chăm sóc con cái hàng ngày.
Theo giáo sư- tiến sĩ khoa học Đào Trọng Nhi, chủ nhiệm ủy ban văn hóa gióa dục
thanh niên cho biết: Theo báo cáo của dịa phương hiện cả nước có khoảng 3,2 triệu trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em nghèo. Trong đó có khoảng 1,4 triệu trẻ em khuyết

tật, 147 nghìn trẻ mồ côi, 12 nghìn trẻ em lang thang, 12,5 nghìn trẻ bị nhiễm HIV ,27
nghìn trẻ em lao động sớm, 5,7 nghìn trẻ em nghiện ma túy và 247nghìn trẻ em bị
xâm hại tình dục.
Với sự hỗ trợ của UNICEF, Việt Nam gần đây đã xây dựng một cách tiếp cận về
nghèo dành riêng cho trẻ em. Đó là cách tiếp cận đa chiều, dựa trên quyền của trẻ em,
tổng hợp 8 lĩnh vực: giáo dục, dinh dưỡng, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động
trẻ em, giải trí, tham gia và bảo trợ xã hội. Nếu không được đáp ứng 2 trong 8 nhu cầu
ấy được coi là nghèo, thì nước ta có khoảng 1/3 số lượng trẻ em (tương đương gần 7
triệu) nghèo dưới 16 tuổi vào năm 2006.
Chính vì vậy, sự bất bình đẳng ở trẻ em các gia đình nghèo và không nghèo ngày càng
gia tăng. Chỉ tính riêng về vấn đề dinh dưỡng, theo số liệu mới nhất, Việt Nam có
khoảng 31,9% trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi (Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 2/2009).
Khoảng 1/3 số trẻ em dưới năm tuổi bị còi cọc do suy dinh dưỡng kéo dài. Cứ ba trẻ
em dưới 5 tuổi thì có hơn một em chưa được tiêm chủng đầy đủ. Gần 1/2 tổng số trẻ
em không được tiếp cận với thiết bị vệ sinh hợp vệ sinh ngay tại gia đình và 2/3 trẻ em
không có được một quyển truyện tranh hay một quyển sách dành cho thiếu nhi để đọc,
khoảng 20% trẻ em bị thiếu cân và suy dinh dưỡng.Tai nạn thương tích trẻ em là một
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ từ 1 tuổi trở lên đại dịch HIV
ở trẻ em tỷ lệ tương đối thấp, nằm trong nhóm có nguy cơ cao như trẻ mại dâm và trẻ
có sử dụng ma túy. Nhưng đến năm 2012, số người nhiễm HIV ước tính tăng lên
khoảng 280.000 người trong đó có khoảng 5.500 trẻ em (xấp xỉ 2%).
4
Với tỷ lệ di cư và tình trạng gia đình tan vỡ tăng lên, trẻ em Việt Nam đang đứng trước
nguy cơ cao hơn bị lạm dụng, bóc lột, bạo lực và xao nhãng. Năm 2006, có 40% trẻ
em nghèo sống ở các vùng nông thôn trong khi đó tỷ lệ trẻ em nghèo sống ở các thành
phố là khoảng 10%. Tỷ lệ nghèo trẻ em cao nhất là ở các vùng núi phía Bắc, tới 78% ở
Tây Bắc và Đông Bắc và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 60% trẻ em được xác
định là nghèo. Tình trạng chênh lệch về giáo dục vẫn còn tồn tại với khoảng 75% trẻ
em thành phố được học mẫu giáo trong khi chỉ có 51% trẻ em nông thôn được học
mẫu giáo.

Tỷ lệ nghèo ở các cộng đồng dân tộc thiểu số năm 2008 dù đã giảm xuống vẫn ở mức
49,8% trong khi tỷ lệ nghèo ở người Kinh chiếm đa số chỉ có 8,5%. Thực tế là trẻ em
là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 60% tổng số trẻ em nghèo ở Việt Nam. Do gặp
phải khó khăn về ngôn ngữ và đường đi học xa và khó khăn nên năm 2006, chỉ có hơn
60% trẻ em dân tộc thiểu số hoàn thành tiểu học trong khi đó tỷ lệ này ở trẻ em người
Kinh là 86%. Tỷ lệ trẻ em đi học trung học ở dân tộc thiểu số là 65% và ở trẻ em
người Kinh là gần 82%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy do chi phí giáo dục cao
nên gần 1/3 số hộ gia đình dân tộc thiểu số có một con bỏ học trước khi học hết một
lớp trong khi tỷ lệ này ở các gia đình người Kinh là 16%.Năm 2006, tỷ lệ tử vong ở trẻ
dưới một tuổi ở khu vực Tây Bắc là 30/1.000 ca sinh sống, cao hơn ba lần so với tỷ lệ
của người Kinh chiếm đa số ở khu vực Đông Nam (8/1.000 ca sinh sống). Nguy cơ trẻ
em nghèo dưới 5 tuổi tử vong trước khi tròn 5 tuổi cao gấp hai lần so với trẻ em ở các
gia đình khá giả.
Báo cáo về dự thảo kết quả giám sát của việc thực hiện chính sách pháp luật về
giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 cho biết, theo chuẩn nghèo quốc tế, tính theo mức 2
USD/người/ngày, số người nghèo năm 1993 khoảng 62,1 triệu người, thì đến năm
2004 mới giảm xuống còn khoảng 49,3 triệu người. Đến năm 2012, chỉ còn 11,5 triệu
người - so với năm 1993 đã giảm 81,5% tương ứng 50,6 triệu người thoát nghèo.
Tuy nhiên, tính theo chuẩn do Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê đang áp
dụng thì số người nghèo năm 1993 khoảng 40,5 triệu; và đến năm 2012 còn 15,3 triệu
người. Còn tính theo chuẩn nghèo quốc gia, tỷ lệ nghèo còn thấp hơn, năm 2005 là
22,3%; năm 2010 là 14,2%; và 9,6% vào cuối năm 2012, tương ứng với khoảng 2,1
triệu hộ nghèo.Về quy mô, kết quả giảm nghèo diễn ra ở tất cả các vùng, miền, thành
thị và nông thôn trong các nhóm đối tượng. Năm 2005 có sáu vùng tỷ lệ nghèo ở mới
hơn 20%, năm 2010 có bốn vùng tỷ lệ nghèo hơn 20%, đến năm 2012 chỉ còn miền
núi Tây Bắc chiếm tỉ lệ hộ nghèo 28,8%. Qua kênh của Ngân hàng Chính sách xã hội,
từ năm 2005- 2012 có gần 19 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
vay vốn, giúp 2,4 triệu hộ thoát nghèo. Tổng doanh số cho vay đạt 199.036 tỷ đồng,
trung bình mỗi năm có hơn 28,4000 tỉ đồng. Đến năm 2011, 100% người nghèo và
5

người dân tộc thiểu số đã được mua thẻ bảo hiểm y tế- khoảng hơn 15 triệu người. Có
hơn 1,6 triệu đối tượng cận nghèo có bảo hiểm y tế. Trong hai năm 2011, 2012 có 29
triệu lượt người nghèo, dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Với thực trạng nghèo đáng lo ngại như vậy, nhà nước ta cũng đã có những chính sách
cụ thể trong việc hỗ trợ trẻ em nghèo như Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt
Nam tổ chức họp tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 do Ủy
viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội đồng Bảo
trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam chủ trì cuộc họp tham dự còn có Thứ trưởng Bộ LĐ-
TBXH Doãn Mậu Diệp; Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam Hoàng Văn Tiến
cùng các ủy viên trong Hội đồng tại cuộc họp, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Hoàng Văn Tiến báo cáo về kết quả vận động của Quỹ trong năm 2013. Theo đó,
nguồn vận động vượt mức kế hoạch, tổng nguồn tiền và hiện vật tài trợ đạt trên 62 tỷ,
đạt 125% kế hoạch năm, trong đó nguồn vận động trực tiếp qua Quỹ BTTEVN là 26,3
tỷ đồng. Căn cứ trên nhu cầu của địa phương và nguồn lực vận động, Quỹ
BTTEVN(bảo trợ trẻ em Việt Nam) đã triển khai các hoạt động hỗ trợ cho 37.643 trẻ
em tại 63 tỉnh, thành phố, tương ứng với tổng kinh phí 67 tỷ 756 triệu đồng (trong đó
ngân sách 4,9 tỷ, nguồn vận động 62 tỷ 856 triệu đồng).
Mục tiêu năm 2014 của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là: Vận động đạt 87 tỷ
đồng (tăng 40,3 % so với năm 2013); Hỗ trợ cho 58.000 trẻ em (tăng 16,7% so với
năm 2013) thông qua các chương trình hỗ trợ của Quỹ.
Một trong những nội dung chính của cuộc họp là thảo luận, xin ý kiến các thành viên
Hội đồng Bảo trợ về công tác vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em năm 2014 với Quỹ
Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Các ủy viên của Hội đồng Bảo trợ Quỹ đã có những ý kiến
đóng góp, những gợi ý để xây dựng công tác vận động, huy động nguồn lực cao nhất
hỗ trợ cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng miền khó khăn. Đồng
thời, các đại biểu cùng nhau thảo luận để có những hình thức hỗ trợ hiệu quả nhất cho
trẻ em nghèo.
Tháng Hành động Vì Trẻ em năm 2010 (15/5-15/6) có chủ đề

Tạo cơ hội phát triển

bình đẳng cho trẻ em

, chính là nhắm tới việc tạo điều kiện và cơ hội để mọi trẻ em
được chăm sóc, giáo dục, bảo vệ tốt hơn trong gia đình và được tiếp cận các dịch vụ xã
hội.
Bộ luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em cũng đã đưa ra các tiêu chí cụ thể trong việc giáo
dục bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em, ngoài ra còn có nhiều từ do các tổ chức khác
thực hiện như chương trình phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo phát thẻ bảo
hiểm y tế miến phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em nghèo
6
Trẻ em nghèo sống trong các hộ gia đình nghèo và thường là đông con, ít có cơ hội
hưởng các quyền cơ bản của trẻ em, nên việc quan tâm chăm sóc trẻ em càng được nhà
nước ta chú trọng thực hiện. Trong những năm trở lại đây trẻ em nghèo đứng ở vị trí
cao nhất về tỷ lệ trẻ em trải qua các thiếu thốn nghiêm trọng về nhu cầu nước sạch,
thông tin, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Tình hình trẻ em nghèo tại TP.HCM
Theo kết quả điều tra dân số tổng cục thống kê hiện nay, TP.HCM có khoảng 38.690
hộ nghèo (chiếm 2.1% tổng số hộ dân trên địa bàn). Thực hiện chương trình giảm
nghèo, nhiều quận đưa ra những giải pháp phù hợp với đặc điểm địa bàn dân cư như
quận 5 và quận 6 là hai quận điển hình đưa người dân thoát nghèo bền vững. Cụ thể,
chỉ tính đầu năm 2013, những quận khu trung tâm như quận 1 mới có 1/10 phường
vượt nghèo, quận 3 có 12/14 phường, thì ở quận 6 (xa trung tâm) đã có 14/14 phường
không còn hộ nghèo dưới 12 triệu đồng/năm. Theo Phó Chủ tịch UBND quận 6 Ngô
Thành Luông, biện pháp mà quận áp dụng là hỗ trợ "cần câu" thay vì tặng "con cá",
nghĩa là tập trung hỗ trợ học nghề và nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn cho các
hộ nghèo để họ có thể tự tạo việc làm. Trung bình mỗi năm, quận đã giúp hơn 1.000
hộ dân nâng thu nhập, thoát nghèo và hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 3
(trước 2 năm so với kế hoạch) khi không còn hộ nghèo có thu nhập dưới 12 triệu
đồng/người/năm. Quận 5 là địa phương thứ hai của TP.HCM hoàn thành mục tiêu

giảm nghèo, tăng hộ khá bằng giải pháp khảo sát, phân loại, nắm chắc mức sống, điều
kiện sống, lao động việc làm của hộ nghèo để có biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực
như hỗ trợ vốn tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện các chương
trình an sinh xã hội.
Theo Phó Trưởng ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm TP.HCM. Nguyễn Văn
Xê, các hộ nghèo đều hạn chế về trình độ, tay nghề và thậm chí, một số thành viên
trong gia đình ý thức kỷ luật kém

Bởi vậy, bên cạnh giới thiệu họ tới các doanh
nghiệp làm việc, TP.HCM còn tăng cường giải pháp về cho vay vốn, tự tạo việc làm.
Từ nhiều nguồn lực cho vay vốn ưu đãi và quỹ tín dụng

các hộ nghèo đã vươn lên
thoát nghèo hiệu quả. Năm 2013, TP.HCM giảm 122.000 hộ nghèo so với năm 2009.
Cuối năm 2013, thành phố nỗ lực kéo giảm còn dưới 1% số hộ nghèo và kết thúc sớm
chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 3 trước 2 năm so với kế hoạch trên
toàn thành phố.
Đây là thông tin từ hội thảo

Vấn đề nghèo khu vực đô thị và lấy ý kiến dự thảo đề
cương báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo
giai đoạn 2005-2012

do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, tổ chức ngày 7-3.
7
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ nghèo khu vực thành thị năm 2012 giảm còn khoảng
4,3%. Còn điều tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2013 cho thấy, tỷ lệ
nghèo theo chuẩn quốc gia ở một số tỉnh, thành phố rất thấp: Hà Nội 2,66%; Đà Nẵng
0,83%; TP Hồ Chí Minh 0%; Bình Dương 0%, Đồng Nai 0,66%, Bà Rịa - Vũng Tàu
0,95%. Đây cũng là sáu địa phương nâng chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo quốc gia

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh Nguyễn
Văn Xê, địa phương này không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-
2015. Qua năm năm thực hiện giai đoạn 3 (2009-2013) của chương trình giảm nghèo,
tăng hộ khá của thành phố, tổng số hộ nghèo thành phố theo tiêu chí thu nhập 12 triệu
đồng/người/năm, giảm từ 152.328 hộ đầu năm 2009 xuống còn 10.300 hộ vào cuối
năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,4% xuống còn 0,57% trên tổng hộ dân thành phố.
Mặc dù, người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo của TP.HCM được xác định trên tiêu
chí thu nhập, nhưng thành phố đã có các chính sách hỗ trợ chăm lo tới các lĩnh vực
thiết yếu của nhu cầu cuộc sống mà người nghèo đang thiếu hụt hoặc khó khăn. Như:
chính sách về hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, huy động hơn 2.700 tỷ đồng; chính
sách hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo, trong giai đoạn 3 giải
quyết cho hơn 44 nghìn lượt lao động và 322 lao động nghèo xuất khẩu lao động;
chính sách hỗ trợ nhà ở; các chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí và trợ giúp an sinh
xã hội khác.
Còn ông Đặng Văn Bất, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội
cho biết: Thủ đô có khoảng 45.700 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,6% theo chuẩn nghèo quốc
gia giai đoạn 2011-2015. Trong đó, hơn 90% số hộ nghèo sống ở khu vực nông thôn
và chỉ có gần 9% số hộ nghèo sống ở khu vực thành thị. Hộ nghèo ở khu vực thành thị
số lượng không nhiều nhưng phần lớn lại là các hộ khó có khả năng thoát nghèo.
Ngoài chính sách giảm nghèo chung, Hà Nội cũng ban hành một số chính sách có mức
hỗ trợ cao hơn mức Nhà nước quy định, như: hỗ trợ trực tiếp người dân vùng dân tộc,
miền núi (150.000 đồng/người dân khu vực 2, 200.000 đồng/người dân khu vực 3); hỗ
trợ 100 kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo

và một số chính sách hỗ
trợ đặc thu, như: hộ nghèo được vay vốn với phí 0,3%/tháng, hộ cận nghèo
0,4%/tháng; trợ cấp hằng tháng cho người nghèo già yếu không tự phục vụ, người
nghèo bị bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động

Qua hai cuộc khảo sát nghèo đô thị năm 2009 và năm 2012 tại Hà Nội và TP Hồ Chí

Minh của dự án

Hỗ trợ đánh giá sâu về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh

do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, ông Nguyễn
Phong, đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu cho biết: Kết quả điều tra nghèo đô thị
8
với tám chiều đói nghèo, gồm: thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã
hội, chất lượng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an
toàn xã hội đã cho thấy bức tranh đầy đủ hơn về tình trạng nghèo ở hai thành phố này.
Mặc dù có tỷ lệ nghèo thu nhập thấp hơn Hà Nội nhưng TP.HCM lại có tỷ lệ nghèo
cao hơn đối với tất cả các chiều thiếu hụt khía cạnh xã hội. Ở cả hai thành phố, ba lĩnh
vực thiếu hụt nhiều nhất là tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ nhà ở
phù hợp (dịch vụ điện, nước, rác thải) và tiếp cận nhà ở có chất lượng và diện tích phù
hợp. Tại TP.HCM tỷ lệ người không có thẻ bảo hiểm y tế cao (42,8%). Tại hai thành
phố, người dân ở khu vực nông thôn và người dân di cư chịu thiếu hụt ở tất cả các
chiều nhiều hơn người dân thành thị và dân có hộ khẩu

.
Theo cục thống kê về dân số kết quả cuộc điều tra dân số giữa kỳ năm 2004
(1/10/2004) ở TP HCM cho thấy, hiện nay toàn TP có 1.844.548 người đến từ các tỉnh,
thành phố trong cả nước chiếm 30,1% dân số toàn TP (6.117.251 người). Theo số liệu
thống kê năm 2000, số người không có hộ khẩu thường trú chỉ chiếm 15,2% (730.878
người). Tỷ lệ này tăng dần theo thời gian, năm 1998 là 12,9% trên toàn địa bàn TP.
Mặc dù có thể có những sai số nhất định, thực tế cũng cho thấy rõ ràng trong 5 năm trở
lại đây số người không có hộ khẩu thường trú đã tăng đáng kể, ít nhất là từ 700.000
đến 1 triệu người.
Tỷ lệ tăng cơ học của TP. HCM cũng gia tăng rõ rệt, nếu thời kỳ 1979-1989 là 0,02%,
thì thời kỳ 1989-1999 là 0,84% và thời kỳ 1999-2004 là 2,33%. Sự gia tăng này đã kéo

theo sự gia tăng về tỷ lệ tăng chung của Thành phố tương ứng với 3 thời kỳ trên là
1,63%, 2,36% và 3,6%. Điều đó càng làm cho vai trò tăng cơ học rõ nét hơn nếu gắn
nó trong tình hình tỷ lệ tăng tự nhiên của Thành phố liên tục giảm tương ứng với 3
thời kỳ vừa nêu là 1,61%, 1,52% và 1,27%. Hoặc nói cách khác, thời kỳ 1999-2004 có
tốc độ tăng dân số cao hơn hẳn tốc độ dân số của các thời kỳ trước và chủ yếu là do
tăng cơ học nhanh vượt bậc. Theo tính toán sơ bộ xu thế gia tăng của dân nhập cư qua
các thời kỳ như sau:
- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1984-1989 là: 27.154 người
- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1994-1999 là: 86.753 người
- Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1999-2004 là: 126.200 người.
TP.HCM hiện có trên 7.750.000 dân (số liệu thống kê tháng 12 năm 2012 của Cục
Thống kê thành phố); toàn thành phố hiện nay có tổng số 1.135.131 trẻ em (nếu tính cả
trên 300.000 trẻ em số diện tạm trú thì số trẻ em quản lý là trên 1.430.000 em - theo số
liệu của Ngành Công an quản lý), trong đó có gần 70.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
9
và trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó, có 8.499 trẻ em mồ côi không
nơi nương tựa, mồ côi cha mẹ, trẻ bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật là 5.682 em; trẻ em là
nạn nhân chất độc hoá học: 126 em; trẻ em nhiễm và có nguy cơ lây nhiễm
HIV/AIDS: 3.289 em; trẻ em nghèo, cận nghèo 39.343 em

(Đề án chăm sóc trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014

2020).
Trong những năm gần đây có rất nhiều các loại sách báo, các bài viết, các bài nghiên
cứu luận văn, nhất là các nghành khoa học xã hội quan tâm đến vấn đề giáo dục đối
với trẻ em nghèo và là một trong những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội ta hiện nay.
Trẻ em nghèo thường bắt nguồn từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ ly
tán hoặc những gia đình nhập cư từ nông thôn lên thành phố sinh sống, nên họ không
đủ điều kiện cũng như giấy tờ hợp pháp để cho con em mình đến học ở những trường

công lập (trường nhà nước) nên việc các em vào học ở những ngôi trường tình thương
là không tránh khỏi thậm chí còn rất nhiều. Trong nội dung buổi thảo luận nghiên
cứu và vận động chính sách về tác động kinh tế xã hội của di cư tại địa phương đi và
địa phương đến" mà Viện nghiên cứu phát triển xã hội đề cập đến nội dung ở Việt
Nam cản trở lớn nhất tới sự ra đời của bất kì chính sách bảo trợ xã hội cho người di cư
là do quan điểm khá phổ biến coi người dân di cư như là gánh nặng của các dịch vụ
công cộng và là các nhân tố gây mất ổn định xã hội ( ví dụ: người di cư bị xã hội nhìn
nhận là dễ nhiễm các tệ nạn xã hội như là sử dụng ma túy, mại dâm, và các hành động
phạm pháp khác). Trong khi đó những đóng góp tích cực của di dân cho các khu vực
đô thị thì hầu như không được ghi nhận, thậm chí ở các nơi đi có rất ít thông tin về tác
động của người di cư đến gia đình và cộng đồng của họ đến quê hương.
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
Chỉ ra những đóng góp của người di cư tại khu vực đô thị đến thông qua việc hình
thành và tham gia vào thị trường lao động cũng như là tạo ra các hiệu quả kinh tế.
Làm sáng tỏ giả thuyết "Người di cư đồng nghĩa với các gánh nặng về các dịch vụ xã
hội" và "Người di cư có nghĩa là các tệ nạn xã hội" ở điểm đến đô thị. Xem xét tác
động của người di dân đối với cộng đồng nơi đi. Vận động cho các chính sách bảo trợ
xã hội cho người di cư.
Trước những hạn chế về mặt kiến thức nêu trên dự án nghiên cứu và vận động chính
sách có mục đích là để: Cung cấp những hiểu biết về tác động kinh tế xã hội của di dân
nông thôn- đô thị đến địa phương nơi đi và nơi đến thông qua một cuộc điều tra quốc
gia về đi dân; và sử dụng các kết quả nghiên cứu cho việc vận động chính sách bảo trợ
xã hội cho người di cư.
10
Nghiên cứu này hướng tới việc làm thay đổi các quan điểm tiêu cựcvề di dân, khẳng
định những đóng góp tích cực của người di cư cho quá trình phát triển trong khi vấn
lưu ý đến các mặt tiêu cực khác mà di cư có thể gây ra.
Xét thấy các nghiên cứu trên có đề cập tới những mặt tích cực cũng như ảnh hưởng
tiêu cực của việc di cư và nhập cư, từ đó giúp mọi người có cái nhìn mới mẻ hơn về
nhóm đối tượng này, nghiên cứu cũng đã đề xuất những giải pháp cụ thể và các chính

sách hỗ trợ cho người dân nhập cư, song chư đưa ra những thông tin về tình hình học
tập của trẻ nhập cư, cũng như những khó khăn và hướng giải quyết nó.
Qua tình hình nghiên cứu chúng ta có thể thấy được những bất cập và khó khăn
do nhập cư gây ra ảnh hưởng lớn đến mỗi quốc gia. Đó chính là gánh nặng cản trở quá
trình phát triển trến toàn thế giới. Một trong những vấn đề đó nổi cộm lên là thực trạng
về điều kiện sống, học tập và phát triển cũng như những trở ngại trong cuộc sống của
trẻ em nghèo, sống nhập cư - thế hệ tương lai của đất nước- đây cũng là vấn đề mà
chúng tôi đang quan tâm chuyên sâu làm rõ.
Công tác xã hội học đường đã phát triển từ rất sớm và khá mạnh ở các nước
trên thế giới nhưng đối với Việt Nam chương trình này còn khá mới mẻ và chỉ được
chú trọng trong thời gian gần đây. Tại Anh dịch vụ công tác xã hội học đường được
đưa vào trường học vào năm 1891.Tiếp đó công tác xã hội học đường phát triển ở
Thủy Điển và ngày càng phát triển mạnh ở một sống nước khác chính vì vậy chương
trình công tác xã hội đã chú trọng đào tạo nhân viên xã hội nhằm thiết lập mối quan hệ
giữa gia đình và nhà trường. Nhân viên xã hội học đường còn đảm nhiệm các công
việc với trẻ khuyết tật, các nhóm trẻ dễ bị tổn thương và những học sinh vô gia cư
hoặc đóng vai trò là chuyên gia phòng ngừa.
Một trong số những tài liệu nói về đề tài này có cuốn " Công tác xã hội trường học" do
David Rduppr soạn thảo đã đưa ra cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn nhằm đáp ứng các
nhu cầu cho người học công tác xã hội đồng thời phát triển những hoạt động can thiệp
phù hợp mà xác định được hàng loạt những vấn đề nằm trong môi trường học đường.
Tuy nhiên về vấn đề công tác xã hội tại trường tình thương lại chưa được tác phẩm đề
cập đến.
Tạo hội thảo "phát triển nghề công tác xã hội học đường" do trường đại học mở
thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với tổ chức UNICEP Việt Nam tổ chức ngày mồng
10 tháng 6 tại thành phố Hồ Chí Minh. Thạc sĩ Lê Chí An- trưởng bộ môn công tác xã
hội khoa xã hội học và công tác xã hội (Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh) cho biết:
Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam cho thấy không riêng Việt
Nam mà cả các nước đang phải đối diện với nhiều vấn đề trong trường học. Có thể
11

thấy đó là vấn đề học sinh bỏ học, bạo lực trong học đường, vấn đề sức khỏe. Cần có
những biện pháp thông qua con đường công tác xã hội học đường giúp học sinh thoát
khỏi những tổn thương, thiếu thốn. Điều đó cũng cho thấy hiện nay đã có một số
trường học đã quan tâm và đẩy mạnh mô hình này.
Nhìn nhận ở một góc độ nhà nghiên cứu Thạc sĩ Đỗ Văn Bình cho rằng: "Ở
Việt Nam trong những năm qua các vấn đề xã hội của học sinh ngày càng có xu hướng
gia tăng, vai trò giáo dục của gia đình, cộng đồng cũng như một số hạn chế của cơ chế
chính sách giáo dục đã được nhiều chuyên gia cũng như toàn xã hội quan tâm phân
tích, góp ý và một số thử nghiệm mô hình công tác xã hội học đường đã được triển
khai và đạt kết quả tốt.
Do vậy việc xây dựng và phát triển nghề công tác xã hội nói chung và công tác xã hội
học đường nói riêng là một giải pháp quan trọng nhằm góp phần giải quyết tốt các vấn
đề xã hội liên quan đến công tác trẻ em cũng như các chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ
trong bối cảnh hiện nay ở nước ta.
Nền giáo dục và trẻ em là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nền tảng
của sự phát triển một đất nước và liên quan đến vận mệnh của một quốc gia. Một đất
nước giàu mạnh, có nền kinh tế phát triển là một đất nước có nền giáo dục tốt, luôn ưu
tiên đầu tư cho chất lượng giáo dục và tất cả mọi người đều được hưởng nền giáo dục
ấy

giáo dục cho mọi người

. Do vậy, vấn đề giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là giáo dục
chuyên biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm
hiểu.
Vì sự phát triển toàn diện con người Việt Nam luôn là mục tiêu và động lực cao nhất
của sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước,

Phát triển con người Việt Nam
năm 2011


(2012), GS. TS. Đỗ Hoài Nam đã đề cập một số vấn đề nổi bật về phát
triển con người Việt Nam ở trên nhiều phương diện như kinh tế, môi trường và xã
hội, Trên phương diện xã hội, tác giả cũng đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội như
vấn đề bình đẳng giới đặc biệt là trong giáo dục và đào tạo, chính sách, pháp luật, thực
hiện quyền trẻ em, chất lượng của nền giáo dục Việt Nam. Đặc biệt là tác giả đã phân
tích những kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém và thách thức của hệ thống giáo
dục, nguyên nhân của những yếu kém. Nhưng tác giả chưa đề cập và phân tích nhiều
đến vấn đề giáo dục dành cho các em có hoàn cảnh khó khăn, cũng như các phương
pháp giải quyết nó mà tác giả chỉ đề cập chung chung đến cả hệ thống giáo dục Việt
Nam.
Cũng nói đến vấn đề giáo dục của nước nhà, trong cuốn

Xã hội học giáo dục

nhìn
dưới góc độ của Xã hội học tác giả Lê Ngọc Hùng cũng đã khái quát khá rõ nét về hệ
12
thống giáo dục. Đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội, giáo dục và con
người trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một
số vấn đề thời sự của giáo dục được phân tích một cách có chọn lọc để làm rõ những
giả thuyết khoa học về mối tương tác của các yếu tố xã hội với giáo dục.
Tác giả đã đưa ra những hướng nghiên cứu như sau:
Phân tích vị trí và vai trò của xã hội học giáo dục trong hệ thống các khoa học xã hội
và nhân văn.
Giới thiệu cách tiếp cận hệ thống xã hội và xem xét hệ thống giáo dục trong bối cảnh
lịch sử và những vấn đề của hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Trình bày mối quan hệ giữa cấu trúc xã hội, phân tầng xã hội với giáo dục, qua đó đặt
cơ sở cho việc nghiên cứu thiết chế giáo dục và vấn đề bình đẳng xã hội trong giáo
dục.

Xem xét mối quan hệ giữa thiết chế giáo dục với một số thiết chế cơ bản của xã hội
như kinh tế, pháp luật và văn hóa.
Tập trung nghiên cứu vấn đề phân hóa xã hội và bình đẳng xã hội trong giáo dục.
Phân tích vị trí, vai trò của giáo dục nhà trường trong mối quan hệ với dân số và gia
đình.
Có thể nêu ra một số hướng và công trình nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả
trong nước như sau:
GS.TS. Vũ Dũng (2012)nghiên cứu về sự thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu
thế ở nước ta hiện nay.
Mai Quỳnh Nam và các đồng nghiệp (2004)đã nghiên cứu

về trẻ em, gia đình và xã
hội

. Ở đây các tác giả đã phân tích sự quan tâm của xã hội, vai trò của gia đình đối
với sự chăm sóc và giáo dục trẻ em, những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vấn đề
giúp đỡ các em . . .
Tác giả Vũ Thị Nho (1995)đã nghiên cứu

sự ảnh hưởng của giáo dục mẫu giáo đến
khả năng thích ứng học tập của học sinh đầu tiểu học

.
Tác giả Phạm Tất Dong (2012) đã nghiên cứu về

sự phát triển giáo dục của một số
nước trên thế giới hướng tới xã hội học tập và ở Việt Nam hiện nay trong bước khởi
đầu định hướng xây dựng xã hội học tập

.

Trong đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng công trình nghiên cứu của Phạm Tất Dong và
của GS.TS. Vũ Dũng để làm tài liệu tổng quan của bài nghiên cứu.
13
GS.TS Phạm Tất Dong với tác phẩm"Cấu trúc mô hình xã hội học tập ở Việt Nam"
NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. Tác giả đã tìm hiểu về sự phát triển, cấu trúc, hệ
thống giáo dục và đưa ra một số mô hình xã hội học tập của một số nước trên thế giới
như của Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Anh, Đức
Tìm hiểu về sự phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay trong bước khởi đầu định
hướng xây dựng xã hội học tập. Trong phần này tác giả tìm hiểu sâu về hệ thống giáo
dục ở Việt Nam trong những thập niên 2001- 2010 từ giáo dục ở xã, phường, thị trấn
cho đến giáo dục và đào tạo do cấp trung ương quản lí, trung tâm học tập cộng đồng,
giáo dục từ xa, giáo dục chuyên biệt. . . Và đưa ra một số cấu trúc mô hình xã hội học
tập trên một số địa bàn xã, phường, quận theo giai đoạn.
- GS.TS.Vũ Dũng"Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay"
NXB Từ điển Bách khoa, 2012.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả quan tâm đề cập đến thực trạng thích ứng xã
hội của nhóm người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em lang thang. Trong phần này
chúng tôi chỉ chú trọng tìm hiểu về nhóm trẻ nghèo.
Nhóm trẻ em nghèo, tác giả tìm hiểu về thực trạng đi làm kiếm sống của các em, thực
trạng đi học, đời sống vật chất, tinh thần và tình cảm. Tìm hiểu về những khó khăn chủ
yếu của trẻ em nghèo.
Tìm hiểu về thực trạng thích ứng của trẻ em yếu thế về mặt nhận thức (suy nghĩ của
các em về cuộc sống hiện tại, tương lai và cách thức giải quyết) và về hành vi (thích
ứng của các em qua hoạt động học tập, qua các hoạt động kiếm sống và với sự thiếu
thốn tình cảm).
Nhận xét về các nghiên cứu:
Hai công trình nghiên cứu trên đã bổ sung thêm nguồn tài liệu cho bài nghiên cứu của
chúng tôi cũng như giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về hệ thống giáo dục của Việt Nam, các
trung tâm học tập cộng đồng và giáo dục chuyên biệt. Những vấn đề khó khăn của trẻ
nghèo gặp phải cũng như về đời sống, những suy nghĩ của các em về cuộc sống hiện

tại và tương lai. Đó cũng là những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm và tìm hiểu.
Những nghiên cứu về vấn đề giáo dục trẻ em, giáo dục chuyên biệt và trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn ở trong nước là rất đa dạng và đây là cũng vấn đề xã hội, vấn đề nhân
đạo. Những nghiên cứu này phân tích về những khó khăn, thực trạng của vấn đề và
nhìn nhận vấn đề từ góc độ kinh tế, xã hội và một số khía cạnh tâm lý, song những
nghiên cứu này chưa đi sâu tìm hiểu về hệ thống giáo dục cho trẻ em nghèo tại các
14
trung tâm học tập cộng đồng cũng như những khó khăn và nhu cầu học tập của các
em.
Hầu hết các tác phẩm trên đều đã đi sâu tìm hiểu vấn đề giáo dục theo một hướng
riêng. Các tác phẩm cũng đã nói lên một vấn đề khá nhức nhối hiện nay đó là vấn đề
giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn chưa được quan tâm đúng mức cũng như các mối
nguy hiểm luôn rình rập với các em.Trong giới hạn tìm hiểu của mình, chúng tôi xin
được đề cập đến một số tác phẩm đã kể trên. Tuy nhiên, trong hầu hết các tác phẩm đã
nêu và một số tác phẩm mà chúng tôi đã tham khảo, tìm hiểu, thì chưa có một đề tài
nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề

Giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các
trường tình thương

con em các gia đình nhập cư. Và để hiểu sâu hơn về đối tượng
này chúng tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu

Vấn đề giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn tại các trường tình thương Bà Mười

làm thí điểm cũng như đi nghiên cứu những
giải pháp giáo dục riêng tại một số các trường thương có những điểm gì giống và khác
và sự khác biệt giữa các trường tình thương với biệt hệ thống giáo dục chung của Việt
Nam hiện nay.

3. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Lý do chọn đề tài.
Mọi chiến lược phát triển của quốc gia đều hướng vào con người, lấy con người làm
trung tâm. Thực tế đã chứng minh rằng ở các nước tiên tiến và các nước công nghiệp
mới, chính sách đầu tư và phát triển con người đã mang lại hiêu quả kinh tế cao. Vì thế
giáo dục trở thành chìa khóa giàu có và thịnh vượng cho mỗi quốc gia. Ở Việt Nam
giáo dục được coi là chính sách hàng đầu, là ưu tiên số một. Về vai trò giáo dục đối
với sự phát triển của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành một chân lý
của thời đại mang tên Người. Đó là sự phát triển giáo dục có thể kéo theo sự tăng
trưởng kinh tế và thúc đẩy tiến bộ xã hội; giáo dục có thể biến một nước nghèo nàn lạc
hậu thành một cường quốc tiên tiến trên thế giới, vì vậy cần phải đầu tư phát triển
mạnh giáo dục-đào tạo. Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào tháng 9 /1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
rõ:

Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em

. Kể từ đó đến nay, trong vòng hơn 60 năm,
dân tộc Việt Nam đã ra sức xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ
nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại.
Để mọi người đều được bình đẳng xã hội trong giáo dục, Điều 10 Luật giáo dục (2005)
quy định rõ:
15

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn
gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà
nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học

hành

Tuy nhiên, hiện vẫn còn tình trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải
bỏ học vẫn chiếm tỉ lệ rất cao (Con số đáng báo động này được công bố tại "Hội thảo
Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: nghiên cứu của Việt Nam”, do Bộ Giáo dục & Đào
tạo và UNICEF phối hợp tổ chức sáng 11-9/2014, tại Hà Nội; theo đó có tới 1,1 triệu
trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 5-14 tuổi chưa từng được đến trường học hoặc đã bỏ học.)
vì lý do kinh tế, do không nhận được sự hỗ trợ thường xuyên của địa phương hay các
em không có hứng thú học tập do phương pháp giảng dạy cũ rích, nhàm chán nên các
em không có ý chí vượt lên hoàn cảnh. Và trong các hoạt động vui chơi, giải trí tinh
thần các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chưa được hưởng những hoạt động phù hợp
với điều kiện của các em, hoặc thiếu nơi vui chơi, thiếu các trò chơi và ít được tham
gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật vẫn còn phổ biến.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ học ở độ tuổi thiếu nhi
nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do gia đình các em quá nghèo, không có tiền cho
con em mình đi học. Với đặc điểm này, nổi cộm lên với địa bàn Phường Tân Thuận
Tây, quận 7 thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số lượng người dân đông và có nhiều hộ
gia đình làm nghề đánh bắt cá ngoài sông Tân Thuận, sống ngoài ghe hoặc là những
người di dân lên thành phố tìm việc làm, dân chủ yếu là ở trọ, làm những công việc có
mức thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Vì vậy con cái của họ cũng chưa có
đủ điều kiện tham gia học tập tại các trường, lớp trong thành phố. Phần còn do tư
tưởng của họ không muốn cho các em đi học mà muốn các em ở nhà phụ giúp gia
đình, không được đến trường như bao đứa trẻ khác nên bà Mười, một con người tốt
bụng hiếm có đã đem cái chữ, con số đến cho các em, đã thành lập nên ngôi trường
tình thương mang tên bà Mười, nhằm xóa mù chữ cho trẻ, dạy trẻ biết sống, cách làm
người. Hiện nay, trường tình thương bà Mười đang thu hút nhiều trẻ em, con của các
hộ gia đình nghèo, có mức thu nhập thấp đến học vì họ không thể lo đủ cho con em
mình đến học những nơi có điều kiện học tập cao hơn.
Theo thống kê của Viện xã hội học thì công việc hàng ngày, trẻ em lang thang Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống bằng đủ mọi nghề, kết quả khảo sát ở báng 4

cho thấy nghề các em thường làm nhiều nhất là thu lượm phế liệu (31,5% ở thành phố
Hồ Chí Minh, 29,5% ở Hà Nội, tiếp theo là làm thuê như gánh nước, phụ việc, chuyển
hàng (23,1% ở thành phố Hồ Chí Minh, l4,5% ở Hà Nội). Các nghề bán sách báo, ăn
xin cũng được các em hay làm, ngoài ra là các việc khác như bán hàng rong, bán vé số,
16
đánh giầy Trong quá trình lang hang nhiều em còn tham gia vào những nghề kiếm
ăn không lương thiện hoặc bị lôi kéo, ép buộc làm việc xấu như: ăn cắp (34,7% ở
Thành phố Hồ Chí Minh, 4,5 % ở Hà Nội), trấn lột (6,2% ở Thành phố Hồ Chí Minh,
4,5% ở Hà Nội), đánh nhau (42% ở TPHCM, 6,5% ở Hà Nội, canh gác thuê (7,8% ở
TPHCM, 10% ở Hà Nội) Rõ ràng rằng vấn đề trẻ lang thang luôn gắn với các tệ nạn
xã hội, kể cả mại dâm, nghiện hút mà cuộc điều tra chưa có điều kiện để khai thác hết.
Như vậy, việc giải quyết vấn đề trẻ em lang thang còn mang ý nghĩa góp phần tích cực
giải quyết các tệ nạn xã hội trong trẻ em mà hiện nay đang có xu hướng gia tăng.(Viện
xã hội học.).
Để trẻ em nghèo được đi học đầy đủ, thì điều kiện tiên quyết chính là phải biết đọc,
biết viết và được học lên ở những lớp cao hơn. Đó là cái nền tảng cơ bản nhất để theo
học ở các cấp học sau này. Chính vì vậy việc"Tìm hiểu vấn đề giáo dục cho trẻ em
nghèo tại trường tình thương bà Mười" nhằm mục đích làm rõ thực trạng và tìm hiểu
rõ những khó khăn trong đời sống học tập của các em, đồng thời có cái nhìn sâu hơn
về những phương pháp dạy học ở trường tình thương Bà Mười như thế nào? có nét gì
khác biệt so với phương pháp dạy học ở các trường khác, điều này ảnh hưởng như thế
nào đến nhu cầu và chất lượng học tập của các em?
Trẻ không được giáo dục là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trẻ
chưa ngoan và trẻ phạm pháp, dễ sa ngã vào các tệ nạn của xã hội. Nó không chỉ liên
hệ đến sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ mà còn từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến
trật tự và an toàn xã hội. Giáo dục ở đây bao gồm cả sự quan tâm dạy dỗ của gia đình,
nhà trường và của toàn xã hội. Vì vậy, để xã hội không còn tồn tại những đứa trẻ hư,
trẻ phạm pháp, trẻ thất học thì cần nhiều sự nỗ lực, sự quan tâm của mỗi người, mọi
thành phần xã hội, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho mọi trẻ em đều được đến trường học tập, nhất là các bậc cha mẹ hãy dành

nhiều thời gian quan tâm, dạy bảo con em mình.
Với những lý do trên nhóm chúng tôi chọn đề tài

tìm hiểu vấn đề giáo dục trẻ em
nghèo tại trường tình thương bà Mười

(tại Trung tâm học tập cộng đồng KE5 đường
Huỳnh Tấn Phát - phường Tân Thuận Tây - Quận 7-TP. HCM) để ngiên cứu. Thông
qua đề tài nhóm muốn đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm xây dựng một mô
hình góp phần giảm tải các vấn đề giáo dục còn tồn đọng chưa được giải quyết, để
giúp các trẻ em nghèo có cơ hội và điều kiện học tâp tốt hơn.
3.2 Mục tiêu của đề tài và nhiệm vụ:
17
3.1 Mục tiêu chung: Tìm hiểu và làm rõ thực trạng về các vấn đề giáo dục của
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang gặp phải trong học tập tại lớp học tình thương Bà
Mười.
3.2. 2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng về giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình thương bà
Mười
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập (học sinh, nhà trường, giáo viên, gia
đình

.)
- Mong muốn của trẻ, nhu cầu, ước vọng của trẻ khi học tập ở trường tình thương bà
Mười.
- Mô hình giáo dục phù hợp với trẻ tại trường tình thương Bà Mười.
- Những đề xuất và khuyến nghị trong công tác giảng dạy tại trường tình thương Bà
Mười.
3.3.3.Nhiệm vụ của đề tài:
Vớí mục tiêu đã đặt ra cuộc nghiên cứu phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Tìm hiểu về điều kiện học tập của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại trường tình
thương bà Mười và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ.
- Phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến:
+ Nhu cầu học tập:
+ Thái độ học tập của trẻ em nghèo.
- Tìm hiểu về Mô hình giáo dục phù hợp với trẻ tại trường tình thương Bà Mười:
+ Chương trình đào tại trường tình thương so với hệ thống giáo dục chung của Bộ giáo
dục đào tạo Việt Nam.
+ Phương pháp giảng dạy của giáo viên tại trường tình thương so với các mô hình giáo
dục của các trường tình thương khác.
+ Ưu nhược điểm của cách thức giảng dạy và học tập tại trường tình thương
- Mong muốn của trẻ tại trường tình thương Bà Mười.
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghi nhằm giúp trẻ em nghèo có điều kiện học tập tốt
hơn.
18
Hình 1: Trẻ đang tham gia hoạt động vẽ tranh)
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1. Lý thuyết sử dụng trong đề tài.

Thuyết nhận thức:
Nội dung chính của thuyết:
Nhận thức là sự hiểu biết của cá nhân về sự vật. Thuyết nhận thức chủ trương mỗi cá
nhân có một suy nghĩ và hiểu biết riêng về sự vật, cách thu nhận và diễn giải các thông
tin, đánh giá các kinh nghiệm, các phán đoán và quyết định cách ứng xử. Tất cả các
khái niệm này được Piaget gọi là cấu trúc nhận thức. Cấu trúc nhận thức là cách người
ta suy diễn sự vật, phân tích các thông tin, tạo ra sự hiểu biết về sự vật, ảnh hưởng đến
cảm xúc và ứng xử. Nói cách khác cảm xúc và cách ứng xử của con người là sản phẩm
của cấu trúc nhận thức khi đánh giá các thông tin đến từ thế giới xung quanh cá nhân
(nhận thức quyết định cảm xúc và hành vi). Cấu trúc nhận thức được hình thành phát
triển bằng học hỏi qua kinh nghiệm sống của bản thân và qua sự quan sát học hỏi từ

ngoại cảnh. Những kinh nghiệm mới phù hợp với nhu cầu nhận thức được sát nhận
vào nó, ngược lại khi gặp những kinh nghiệm mới trái ngược với cấu trúc nhận thức,
người ta sẽ chỉnh sửa lại cấu trúc nhận thức để chứa đựng được kinh nghiệm mới. Áp
dụng lí thuyết nhận thức vào bài nghiên cứu, nhóm muốn thấy được sự khác nhau của
trẻ em nghèo tại trường tình thương bà Mười trong quá trình học tập. Bên cạnh đó việc
ứng dụng chương trình công tác xã hội trong trường học thành công và phát triển như
thế nào là phụ thuộc vào nhận thức của mỗi khách thể trong đề tài nghiên cứu mà
chúng em đưa ra.

Thuyết học tập xã hội
19
Thuyết học tập xã hội được bắt đầu từ nguồn gốc của quan điểm học tập của Tarde.
Trong đó, ông nhấn mạnh ý tưởng về học tập xã hội thông qua ba qui luật bắt trước: sự
tiếp xúc gần gũi, bắt chước người khác và sự kết hợp cả hai. Cá nhân học cách hành
động và ứng xử của người khác qua quan sát hoặc bắt chước.
Thuyết này được sử dụng để giải thích cho hành vi tội phạm liên quan đến việc đột
nhập và phá hoại hệ thống máy tính tại các trường đại học (hacker máy tính). Và có
thể được sử dụng để điều chỉnh hành vi.
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thuyết này vào bài nghiên cứu để điều
chỉnh hành vi đối với một số học sinh có hành vi lệch lạc. Ví dụ: việc bố trí, sắp xếp
một hành vi lệch lạc ngồi cạnh một học sinh có hành vi tốt. Như vậy, cách cư xử của
học sinh tốt sẽ giúp cho học sinh kia nhận thấy hành vi chưa đúng của mình và chỉnh
sửa. Tuy nhiên, học sinh có hành vi tốt cũng có thể sẽ bị nhiễm hành vi lệch lạc của
học sinh kia, đây chính là kết quả trái ngược không mong đợi.

Lý thuyết hệ thống sinh thái. (Ecology systems):
Lý thuyết hệ thống chỉ sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng
và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự
tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi trường. Theo Barker:


Hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và ranh
giới dễ nhận biết

. Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã
hội, hoặc kết hợp những yếu tố này. Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý
thuyết hệ thống. Có thể định nghĩa ba cấp độ hệ thống như sau:
Cấp vi mô: Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống sinh học,
tâm lý và xã hội tác động lên cá nhân ấy.
Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến các nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân như gia
đình, nhóm làm việc, và những nhóm xã hội khác.
Cấp vĩ mô: Hệ thống này nói đến các nhóm và những hệ thống lớn hơn gia đình.
Bốn hệ thống vĩ mô quan trọng tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế cộng
đồng và nền văn hóa.Trẻ em cũng có thể được hiểu trong mối quan hệ gia đình với bố
mẹ (như con trai và con gái ở bất kỳ độ tuổi nào) hoặc, với nghĩa ẩn dụ, hoặc thành
viên nhóm trong một gia tộc, bộ lạc, hay tôn giáo, nó cũng có thể bị ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi một thời gian, địa điểm cụ thể, hoặc hoàn cảnh, như trong "một đứa trẻ vô tư"
hay "một đứa trẻ của những năm sáu mươi".
20

Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow
Trong hệ thống lý thuyết về quản trị và động viên, thuyết cấp bậc nhu cầu của
Abraham Maslow là thuyết có được một sự hiểu biết rộng lớn.
Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của
con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao. Theo tầm quan trọng,
cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc sau:
* Những nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: là những nhu cầu đảm bảo cho con
người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các nhu cầu của cơ
thể khác.
* Những nhu cầu về an ninh và an toàn: là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an toàn,
không bị de đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ


* Những nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: là các nhu cầu về tình yêu
được chấp nhận, bạn bè, xã hội

* Những nhu cầu được tôn trọng: là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác,
được người khác tôn trọng, địa vị

* Những nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động: là các nhu cầu như chân, thiện, mỹ,
tự chủ, sáng tạo, hài hước

Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp
thấp. Nhu cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu
cấp cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa hai
loại này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các
nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người. Maslow cho
rằng làm thỏa mãn các nhu cầu ở cấp thấp là dễ làm hơn so với việc làm thỏa mãn
21
những nhu cầu ở cấp cao vì nhu cầu cấp thấp là có giới hạn và có thể được thỏa mãn từ
bên ngoài. Ông còn cho rằng đầu tiên các nhu cầu ở cấp thấp nhất hoạt động, nó đòi
hỏi được thỏa mãn và như vậy nó là động lực thúc đẩy con người

nó là nhân tố động
cơ. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn thì nó không còn là yếu tố động cơ nữa, lúc đó
các nhu cầu ở cấp độ cao hơn sẽ xuất hiện.
4.2. Thao tác hóa khái niệm
Sau đây là một số khái niệm cơ bản của đề tài, những phân tích về định hướng của các
khái niệm này chính là kim chỉ nam trong quá trình trong quá trình xây dựng các giả
thuyết nghiên cứu.
Khái niệm trẻ em:
Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ là "mọi con

người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được
quy định sớm hơn." hiệp nước này được 192 của 194 nước thành viên phê duyệt. Một
số định nghĩa tiếng Anh của từ trẻ em bao gồm thai nhi.
Về mặt sinh học, một đứa trẻ là bất kỳ ai trong giai đoạn phát triển của tuổi thơ ấu,
giữa sơ sinh và trưởng thành. Trẻ em nhìn chung có ít quyền hơn người lớn và được
xếp vào nhóm không để đưa ra những quyết định quan trọng, và về mặt luật pháp phải
luôn có người giám hộ. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Dưới góc độ xã hội , trẻ em là những người chưa đến tuổi trưởng thành đang trong giai
đoạn phát triển và vẫn lệ thuộc vào gia đình ,sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng lớn từ
môi trường xã hội nhất là giáo dục và nhỏ hơn 18 tuổi.
Khái niệm nghèo và trẻ em nghèo:
Nghèo: diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu
chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến
nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định
nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn
một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI)
của quốc gia.
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia số ra mới nhất vào
ngày 13/02/2015))
Trẻ em nghèo:
Theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004

×