Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.91 KB, 71 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Mọi chiến lược phát triển của các quốc gia đều hướng vào con người, lấy
con người làm trung tâm. Thực tế đã chứng minh rằng ở các nước phát triển
và các nước công nghiệp mới ( NIC ) chính sách đầu tư phát triển con người
đã mang lợi hiệu quả kinh tế xã hội cao. Vì thế giáo dục đã trở thành chìa
khóa cho sự giàu có thịnh vượng của mỗi quốc gia . Ở Việt Nam giáo dục
được coi là quốc sách hàng đầu, là lĩnh vực ưu tiên số một. Mục tiêu của
chính sách giáo dục cho mọi người của chính phủ Việt Nam là đến năm 2010
tất cả trẻ em trong độ tuổi tiểu học đều đến trường. Dù Việt Nam đã đạt được
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trên phạm vi toàn quốc vào tháng 7 năm
2000, nhưng không phải tất cả trẻ em đều được đến trường nhất là trẻ em
nghèo. Nước ta hiện nay có khoảng 23 triệu trẻ em trong đó trẻ em nghèo
chiếm 1/3. Trong 5 năm gần đây có hơn 3,5 triệu học sinh các cấp bỏ học và
còn rất nhiều em không được đến trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng này nhưng nguyên nhân cơ bản là gia đình các em quá nghèo, không có
tiền cho con mình đi học. Chỉ 5 - 10 năm nữa hàng triệu học sinh thôi học này
sẽ là nguồn lao động trẻ, lao động phổ thông, không đáp ứng được những yêu
cầu nghề nghiệp của xã hội.
Để trẻ em nghèo được đi học đầy đủ ở tất cả các cấp, đề tài : ''Cải thiện
khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam'' nhằm mục đích
làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp cho trẻ em nghèo được tham gia vào hệ
thống giáo dục nhiều hơn.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Đối tượng nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu mối liên hệ giữa nghèo đói và giáo dục để thấy
được tầm quan trọng của giáo dục trong giải quyết vấn đề nghèo đói, từ đó đề
tài đi vào phân tích việc tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo ở các cấp học, từ
mẫu giáo đến trung học phổ thông.


3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê đã được công bố
- Phương pháp hồi cứu: tham khảo các kết quả phân tích của một số cuộc
điều tra có liên quan đến đề tài
- Phương pháp khảo sát : phân tích sâu các nhóm đối tượng
Trong quá trình làm đề tài với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng
dẫn Th.s Nguyễn thị Hoa và cán bộ Viện Lao động - Xã hội thuộc bộ Lao
động - Thương bình và Xã hội đã giúp tôi hoàn thành đề tài này
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba phần :
Chương 1 : Sự cần thiết phải cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em
nghèo Việt Nam
Chương 2 : Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo Việt Nam
Chương 3 : Giải pháp cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo
Việt Nam.
Dưới đây em xin trình bày chuyên đề thực tập tốt nghiệp!
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM
1.Vấn đề nghèo đói và nhận diện trẻ em nghèo
1.1. Nghèo
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu và đang thu hút nỗ lực
chung của cả cộng đồng quốc tế nhằm từng bước xóa bỏ đói nghèo và nâng
cao phúc lợi cho người dân. Tuy nhiên, rất khó có thể đưa ra một khái niệm
chung, thống nhất về đói nghèo. Rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này đã cố gắng đưa ra khái niệm khác nhau về đói nghèo, nhưng tựu chung lại
đều coi đói nghèo là tình trạng một nhóm người trong xã hội không có khả
năng được hưởng ''một cái gì đó'' ở mức tối thiểu cần thiết. Sự khác nhau về

việc xác định ''cái gì đó'' đã tạm chia thành ba trường phái chính trong quan
niệm về đói nghèo.
Trường phái thứ nhất, được gọi là trường phái phúc lợi, coi xã hội có hiện
tượng đói nghèo khi một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó không có được
một mức phúc lợi kinh tế được coi là cần thiết để đảm bảo một cuộc sống tối
thiểu cần thiết hợp lý theo tiêu chuẩn xã hội đó. Cách hiểu này coi ''cái gì đó''
là phúc lợi kinh tế của cá nhân, hay độ thỏa dụng cá nhân ( mức sống ). Khi
đó, tăng thu nhập được xem là điều quan trọng nhất để nâng cao mức sống
hay độ thỏa dụng cá nhân.
Trường phái thứ hai, trường phái nhu cầu cơ bản, coi cái gì đó mà người
nghèo thiếu là một tập hợp những hàng hóa và dịch vụ được xác định cụ thể
mà việc thỏa mãn chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng cuộc
sống. Những nhu cầu cơ bản đó bao gồm LTTP, nước, điều kiện vệ sinh, nhà
ở, quần áo, giáo dục, y tế cơ sở và giao thông công cộng.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trường phái thứ ba, trường phái năng lực, coi giá trị của cuộc sống con
người không chỉ phụ thuộc duy nhất vào độ thỏa dụng hay thỏa mãn nhu cầu
cơ bản, mà đó là khả năng mà một con người có được, là quyền tự do đáng kể
mà họ được hưởng, để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn.
Từ định nghĩa của các trường phái trên có thể thấy, tuy chúng ta không thể
tìm được một khái niệm duy nhất đầy đủ về đói nghèo, nhưng có thể chỉ ra
những biểu hiện cơ bản hay bản chất đa chiều của đói nghèo. Bản chất đa
chiều của đói nghèo như sau :
 Trước hết là sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí
thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.
 Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo
dục và y tế.
 Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp dủi do, tức là khả năng một hộ gia
đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập hoặc sức khỏe.

 Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo.
Các khía cạnh trên đã cho thấy bản chất đa chiều của đói nghèo đó là: vật
chất, tinh thần và tình cảm. Xuất phát đầu tiên là sự thiếu thốn về vật chất,
mức thu nhập thấp không đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày. Vì thế mà đời
sống tình thần của họ không được đáp ứng: tiếp cận kém với giáo dục và y tế,
dễ bị tổn thương và gặp dủi do. Cuối cùng là không có tiếng nói và quyền lực
dẫn đến sự mặc cảm tự ti với một tâm trạng cho rằng mình bị gạt ra bên lề và
không thuộc về xã hội.
Cũng từ các khía cạnh trên ta thấy giáo dục là một nhân tố quan trọng
phản ánh bản chất của nghèo đói, sự thiếu thốn về giáo dục đi kèm với sự
khốn cùng về
vật chất. Vì thế mà nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cũng là một mắt xích
quan trọng trong giải quyết vấn đề nghèo đói.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2. Nhận diện trẻ em nghèo.
1.2.1. Trẻ em và các quyền cơ bản của trẻ em.
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: Trẻ em là công dân
Việt Nam dưới 16 tuổi.
Đồng thời trong luật cũng quy định các quyền cơ bản của trẻ em với nội
dung như sau:
- Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
- Trẻ em có quyền được chǎm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ
và đạo đức.
- Trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng cao, hải đảo, vùng xa xôi hẻo
lánh, được Nhà nước tạo điều kiện trong việc bảo vệ, chǎm sóc và giáo dục.
- Trẻ em tàn tật, trẻ em có khuyết tật, được Nhà nước và xã hội giúp đỡ
trong việc điều trị, phục hồi chức nǎng để hoà nhập vào cuộc sống xã hội;
được thu nhận vào các trường, lớp đặc biệt.
- Trẻ em không nơi nương tựa, được Nhà nước và xã hội tổ chức chǎm

sóc, nuôi dạy.
- Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể,
nhân phẩm và danh dự; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những
vấn đề có liên quan.
- Trẻ em có quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo
dục phổ cập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường, lớp quốc lập không
phải trả học phí.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học
tập.
- Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền học tập của trẻ em, khuyến
khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển nǎng khiếu.
- Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động vǎn hoá,
vǎn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
Như vậy học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em. Để đảm
bảo quyền lợi này trong điều 28 chương III luật đã quy định rõ trách nhiệm
của gia đình và nhà trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em:
- Gia đình nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền
học tập học hết chương trình giáo dục phổ cập, tạo điều kiện cho trẻ em theo
học ở trình độ cao hơn.
- Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo
dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động
hướng nghiệp cho trẻ em. Chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội
trong việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện
cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất
lượng giáo dục.
- Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, chính sách miễn giảm học phí cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực

hiện công bằng xã hội.
Các quy định trên đã thấy rõ được sự quan tâm của nhà nước với trẻ em,
ngoài ra Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê
chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em. Hệ thống pháp luật đã giúp nước ta
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đạt được những thành tựu đáng kể trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Hiểu biết về các quyền này giúp mỗi người thấy được trách nhiệm của mình
với trẻ em thế hệ tương lai của đất nước.
1.2.2. Trẻ em nghèo
Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF là tổ chức tiên phong trong các
vấn đề về trẻ em với những hoạt động quy mô trên toàn thế giới. Nghiên cứu
về trẻ em nghèo là một lĩnh vực mà tổ chức đặc biệt quan tâm. Năm 2007
UNICEF đã có một nghiên cứu toàn cầu về trẻ em nghèo và bất bình đẳng.
Nghiên cứu đã chỉ ra: ''Trẻ em gái cũng như trẻ em trai, trải qua mọi hình thức
của đói nghèo một cách trầm trọng hơn so với những người đàn ông đàn bà
trưởng thành bởi vì trẻ em dễ bị tổn thương do tuổi còn nhỏ và sự phụ thuộc
và bởi vì những cơ hội mất đi trong giai đoạn trẻ thơ thường không thể lấy lại
được trong giai đoạn trưởng thành sau này''.
Còn trong báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2005 của UNICEF đã
đưa ra một định nghĩa về trẻ em nghèo như sau :
'' Trẻ em sống trong nghèo đói trải qua sự thiếu thốn các nguồn lực vật chất và
tinh thần và tình cảm cần thiết để tồn tại phát triển và vươn lên, điều đó khiến
cho trẻ em không được hưởng những quyền của mình cũng như không phát
huy hết tiềm năng của bản thân hoặc không thể tham gia xã hội như một thành
viên đầy đủ và bình đẳng''.
Đối với một con người thì các nguồn lực vật chất, tinh thần và tình cảm
luôn gắn bó, bổ trợ cho nhau vì thế mà trẻ em cũng như người lớn nếu thiếu
những nguồn lực đó thì họ trở thành người nghèo. Tuy nhiên với trẻ em do
độ tuổi nhỏ nên các đặc điểm tâm sinh lý, các nhu cầu cũng khác người lớn

nên cũng có nhiều điểm khác nhau về các nguồn lực với người lớn. Định
nghĩa trên được giải thích như sau: Nguồn lực vật chất bao gồm gồm thu
nhập, lương thực, sự tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục, sự bảo vệ trước những
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
rủi ro về sức khỏe chẳng hạn những rủi ro liên quan tới công việc chân tay
nặng nhọc, các công việc khác. Các nguồn lực tinh thần bao gồm sự động
viên khuyến khích, ý nghĩa trong cuộc sống, kỳ vọng, các tấm gương và mối
quan hệ đồng đẳng, còn các nguồn lực tình cảm bao gồm tình yêu, sự tin cậy,
sự hòa nhập và việc không có các tình huống lạm dụng.
Dựa vào định nghĩa về trẻ em nghèo, có 3 cách tiếp cận nghiên cứu như
sau:
- Trẻ em nghèo = Nghèo đói chung ( Mô hình A )
- Trẻ em nghèo = Sự nghèo đói của các gia đình nuôi trẻ ( Mô hình B )
- Trẻ em nghèo = Mặt đối lập của phúc lợi trẻ em ( Mô hình C )
Nghiên cứu mới nhất của bộ Lao Động - Thương Binh Xã Hội và quỹ nhi
đồng liên hợp quốc về trẻ em nghèo Việt Nam đã sử dụng hai khía cạnh
nghèo tiền tệ và nghèo đa chiều.
Về khía cạnh tiền tệ: Dựa vào mức thu nhập chi tiêu của các hộ gia đình.
Trẻ em nghèo là các em sống trong hộ gia đình nghèo. Quy định trong chuẩn
nghèo của nước ta như sau : Ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập
bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng ( dưới 2.400.000 đồng/người/ năm )
trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ
260.000 đồng/ người/ tháng ( dưới 3.120.000 đồng/ người/ năm ) trở xuống là
hộ nghèo.
Về khía cạnh nghèo đa chiều: Trẻ em nghèo được xem xét bằng sử dụng
mô hình có nhiều điểm tương đồng nhất với mô hình B. Các khía cạnh và chỉ
số sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
 Nơi ở: Trẻ em sống trong một nơi ở có từ 5 người trở lên một phòng
hoặc với nền nhà không lát, ốp.

 Công trình vệ sinh: Trẻ em không tiếp cận được với bất kỳ công trình vệ
sinh nào.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Nước uống sạch: Trẻ em sử dụng nước sông, ao, hồ, đầm hoặc phải mất
từ 30 phút trở lên để lấy nước (thời gian đi tới nguồn nước, lấy nước và đi
về ).
 Thông tin: Trẻ em ( trên 2 tuổi ) không tiếp cận với đài phát thanh hoặc
truyền hình hoặc điện thoại hoặc báo chí ( tất cả các hình thức truyền thông).
 Lương thực: Trẻ em có mức độ còi ( chiều cao theo tuổi ) hoặc thấp cân
( cân nặng theo tuổi ) hoặc còm ( chiều cao theo cân nặng ) thấp hơn mức
tham khảo của từ 3 lần độ lệch chuẩn trở lên. Yếu tố này được coi là sự thất
bại nghiêm trọng về nhân trắc học.
 Giáo dục: Trẻ em ( trên 6 tuổi ) ở độ tuổi đi học không bao giờ được tới
trường hoặc hiện đang không đi học.
 Chăm sóc sức khỏe: Trẻ em không được tiêm chủng để chống lại các
bệnh tật hoặc không chữa trị trong lần ốm đau có liên quan tới viêm nhiễm
đường hô hấp cấp hoặc tiêu chảy.
Phiên họp toàn thể của Liên Hiệp Quốc vào tháng 1 năm 2007 đã tổng
hợp các khía cạnh trong nghèo đa chiều trên trong tuyên bố về trẻ em nghèo: ''
Trẻ em sống trong nghèo khổ bị thiếu thốn dinh dưỡng, nước sạch và công
trình vệ sinh, sự tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, nơi ở, giáo dục, sự tham gia
bảo vệ và mặc dù sự thiếu hụt đó đe dọa và gây nguy hiểm nhiều nhất cho trẻ
em, khiến trẻ em không thể hưởng những quyền của mình, không thể phát
huy hết khả năng của bản thân cũng như không thể tham gia xã hội như
những thành viên đầy đủ''.
Qua định nghĩa và các cách tiếp cận về trẻ em nghèo trên chúng ta đã có
một cái nhìn toàn diện về trẻ em nghèo trên mọi khía cạnh vật chất, tinh thần,
tình cảm. Hiểu được các vấn đề cần thiết với trẻ em nhất là về giáo dục, chăm
sóc sức khỏe để mọi trẻ em đều được chăm sóc tốt nhất, phát triển thành

những mầm non tương lai của đất nước.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Mối quan hệ giữa giáo dục với trẻ em nghèo
2.1 Vai trò của giáo dục với sự phát triển kinh tế xã hội và con người
Tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục thể hiện ở vai trò thứ nhất: Là động
lực phát triển kinh tế. Một nền kinh tế muốn có sức mạnh để phát triển cần
phải tạo ra được một trình độ trí tuệ cao và nguồn chất xám cũng như nhân
lực kỹ thuật đủ để luôn đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phát
triển các hoạt động dịch vụ. Điều này phụ thuộc vào giáo dục, đáp ứng nhu
cầu trình độ cao của nền kinh tế. Một nền kinh tế muốn phát triển cần có 3
nguồn lực : nhân lực ( nguồn lực con người), vật lực ( nguồn lực vật chất), tài
lực( nguồn lực tài chính tiền tệ). Song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra
động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác
dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Nguồn lực con người quan
trọng như vậy mà giáo dục là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường
cơ bản để phát huy nguồn lực con người.
Thứ hai giáo dục là một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội, là
tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, quốc phòng, an ninh. Giáo dục là hoạt động có tính vượt lên trước,
căn cứ vào nhu cầu của các hoạt động xã hội khác để đào tạo nhân tài phù
hợp.
Thứ ba giáo dục rèn luyện đạo đức và nhân cách con người, cung cấp kiến
thức kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc văn minh. Con
người được giáo dục tốt mới có khả năng giải quyết một cách sáng tạo và có
hiệu quả tất cả những vấn đề do xã hội đặt ra. Vì thế mỗi người cần có giáo
dục, tham gia vào hệ thống giáo dục rèn luyện đạo đức, trang bị kiến thức,
giống như câu nói '' tiên học lễ hậu học văn ''. Có được hai điều đó mỗi người
sẽ tự tin sống trong xã hội và đóng góp trí tuệ và công sức vào sự phát triển xã
hội.

10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2 Mối quan hệ giữa giáo dục và trẻ em nghèo
Bất cứ trẻ em nào khi sinh ra bắt đầu quá trình trưởng thành đều cần đến
giáo dục, từ giáo dục của gia đình đến nhà trường và cả xã hội. Trẻ em nói
chung và trẻ em nghèo nói riêng đều có nhu cầu được giáo dục như nhau,
nhưng với những đặc điểm đặc thù của mình sự tiếp cận về giáo dục của trẻ
em nghèo lại khác. Mối quan hệ giữa giáo dục với trẻ em nghèo được giải
thích rõ hơn qua vòng luẩn quẩn đói nghèo sau:
Hình 1.1: Vòng luẩn quẩn nghèo đói
Nhìn vào vòng luẩn quẩn thấy ngay giáo dục là một mắt xích quan trọng
giải thích sự '' nghèo '' mà trẻ em là hình ảnh đầy đủ nhất giải thích vòng luẩn
quẩn trên. Nghèo khó mà lại thiếu tri thức trẻ em sẽ gánh chịu nhiều thua thiệt
nhất trong quá trình vận động phát triển của xã hội với những chuyển biến
khôn lường phức tạp.
Trình độ giáo dục của con người đi từ thấp đến cao, phải mất thời gian dài
mới tích lũy được, trải qua từ bậc mẫu giáo đến tiểu học, trung học rồi các
trường đào tạo ở cấp cao hơn và chi phí đóng góp cũng tăng theo từng cấp
học. Như trong vòng luẩn quẩn trên ta thấy thu nhập tỷ lệ thuận với trình độ
giáo dục. Thu nhập của gia đình thấp đồng nghĩa với việc con em họ khó có
11
Thu nhập
thấp
Nghèo Tích lũy
thấp
Thu nhập thấp Trình độ giáo dục
thấp
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thể theo học ở những cấp cao hơn. Cấp 1, cấp 2, cấp 3 mới dừng lại ở việc
giáo dục, trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội. Giai đoạn

sau giáo dục là đào tạo trang bị những kỹ năng để mỗi người đi vào làm ở
từng lĩnh vực cụ thể.
Nếu trẻ em tiếp cận với những bậc học thấp thì chỉ có thể làm những công
việc phổ thông sử dụng chân tay nhiều như vậy không thể có mức thu nhập
cao, chưa kể đến tầm hiểu biết hạn chế ảnh hưởng đến con cái sau này, không
nhận ra được tầm quan trọng của giáo dục và cuối cùng con cái không được
đầu tư học hành. Đó chính là một vòng luẩn quẩn, từ bố mẹ nghèo, thiếu kiến
thức sinh ra con cái không được học tập đầy đủ cuối cùng lại nghèo giống bố
mẹ.
Như vậy mối quan hệ giữa giáo dục và trẻ em nghèo nằm ở tương lai của
các em, có giáo dục thì mới thoát khỏi chữ nghèo và bảo đảm một cuộc sống
đầy đủ sau này.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em
nghèo
Trên phạm vi toàn thế giới, các dịch vụ thường không đến được với người
nghèo. Với Việt Nam cũng vậy, giáo dục là một trong những dịch vụ khó tiếp
cận của người nghèo. Tiến bộ xã hội không chỉ nằm ở sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế mà còn ở các vấn đề xã hội, quan tâm đến cuộc sống của người
nghèo góp gần quan trọng cải thiện xã hội đưa đất nước đi lên. Có rất nhiều
nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục cho trẻ em nghèo, vì
quá trình học tập của các em không chỉ phụ thuộc ở năng lực tiếp thu kiến
thức mà còn nhiều nhân tố của môi trường gia đình, nhà trường, xã hội…
Ảnh hưởng rõ rệt nhất đó là các chính sách về trẻ em nghèo nói chung và về
tiếp cận giáo dục của đối tượng này. Trong hệ thống giáo dục gồm có hai bên
là gia đình và nhà trường. Nói rộng ra đó là nhà cung cấp và người tiếp nhận
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giáo dục. Vì thế mà ảnh hưởng đến sự tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo sẽ
gồm hai nhân tố này. Ngoài ra còn các nhân tố ngoại sinh khác tác động vào
cả hai nhân tố trên.

Vậy có 4 nhóm nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ
em nghèo:
- Nhân tố về chính sách của nhà nước
- Nhân tố thuộc về nhà cung cấp
- Nhân tố thuộc về người tiếp nhận giáo dục
- Nhân tố bên ngoài khác
3.1 Nhân tố thuộc về chính sách
Mục đích cuối cùng của sự phát triển một đất nước là mang lại một cuộc
sống đầy đủ ấm no cho tất cả người dân, vì thế mà luôn cần có các chính sách
quan tâm đến những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, trong đó có trẻ
em nghèo.
Chính phủ thường cam kết quan tâm tới việc đáp ứng nhu cầu và chất
lượng cuộc sống của người nghèo, của trẻ em nghèo tuy nhiên để biến những
cam kết này thành các chương trình, chính sách có hiệu quả thực sự thì cần
nhiều yếu tố và cho dù chính phủ có những chính sách đầu tư trực tiếp cải
thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo thì không phải lúc nào
những dịch vụ và kết quả đầu tư cũng có thể đến được với các em một cách
hiệu quả.Vì thế mà nhìn chung thì những chính sách làm tăng khả năng tiếp
cận giáo dục cho trẻ em nghèo nhưng mà cũng cần phải xem xét hiệu quả
thực sự của nó.
Phân bổ nguồn lực hợp lý là một bước quan trọng để cung cấp các dịch
vụ. Bao gồm chất lượng và số lượng phân bổ. Nếu ngân sách chi cho giáo dục
trong đó có các chính sách liên quan đến tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được phân bổ hợp lý trong cơ cấu chi ngân sách và hiệu quả thì sẽ làm tăng
khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo.
3.2 Nhân tố thuộc về nhà cung cấp
Nhà cung cấp giáo dục bao gồm có nhà nước và tư nhân. Cả hai đều có những
đặc điểm đặc thù ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo.

3.2.1 Các yếu tố vật chất
- Cơ sở hạ tầng như trường lớp học và các công trình phục vụ sinh hoạt như
điện nước.
- Các cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập như đồ đạc, phòng học, bàn
ghế, tủ sách, bảng…
- Đồ dùng dạy học và thư viện.
- Sách giáo khoa và các sách tham khảo khác.
- Văn phòng phẩm cho giáo viên.
- Nguyên vật liệu dùng cho thí nghiệm, thực tập.
Các yếu tố trên chính là đầu vào cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy và
học tập của giáo viên và học sinh. Nếu thiếu những đầu vào này thì ảnh
hưởng đến chất lượng học tập ví dụ như: không có các dụng cụ để thực hành
sau bài giảng thì học sinh chỉ biết kiến thức qua lý thuyết, với giáo viên không
có thước kẻ, bảng và các văn phòng phẩm khác thì cũng khó có thể truyền đạt
kiến thức cho học sinh. Những yếu tố đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập
của tất cả học sinh trong đó có cả học sinh là trẻ em nghèo.
3.2.2 Các yếu tố phi vật chất
- Giáo viên và cán bộ phục vụ giáo dục : bao gồm chất lượng và số lượng.
Về giáo viên mặt chất lượng thể hiện ở năng lực và phương pháp giảng dạy,
số lượng thể hiện ở tỷ lệ giáo viên trên học sinh. Cán bộ phục vụ giáo dục như
ban giám hiệu nhà trường điều hành các công việc của trường lớp… cũng có
vai trò quan trọng. Học sinh nghèo thường tiếp thu kiến thức chậm hơn
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
những học sinh khác vì thế mà khi giảng dạy cần chú ý phương pháp truyền
đạt và quan tâm đến hoàn cảnh gia đình động viên khuyến khích các em học
tập. Cán bộ phục vụ giảng dạy là người điều hành công việc trường lớp đưa ra
các quy định chế độ liên quan đến giảng dạy và học tập, nắm được hoàn cảnh
các em học sinh. Nếu đội ngũ này điều hành có hiệu quả thì mỗi học sinh sẽ
có được cơ hội học tập tốt hơn, nhất là trẻ em nghèo. Yếu tố này thể hiện ở rõ

nhất ở các vùng miền núi nơi mà tập trung nhiều nhất trẻ em nghèo thì lượng
giáo viên thiếu trầm trọng, thiếu giáo viên không chỉ trẻ em nghèo mà những
trẻ em lứa tuổi đi học cũng không thể tiếp cận với giáo dục.
- Các chương trình giảng dạy
Các chương trình giáo dục đó là quy định môn học lượng kiến thức truyền
đạt… đến học sinh ở mỗi cấp học, các chương trình phải phù hợp với sự tiếp
thu từng lứa tuổi của trẻ.
- Chi phí đóng góp khi đi học : bao gồm các khoản như học phí học thêm, xây
dựng, sách giáo khoa, quỹ đoàn…chi phí mà nhà cung cấp giáo dục đưa ra bắt
buộc gia đình đóng góp để con em được đi học. Với các gia đình nghèo chi
phí này là yếu tố quan trọng nhất để cân nhắc có nên cho con em đến trường
không vì các chi phí này cần được tính toán sau những chi tiêu khác trong
cuộc sống.
3.3. Nhân tố thuộc về người tiếp nhận giáo dục
Trẻ em là người trực tiếp hưởng thụ nền giáo dục nhưng gia đình cũng
đóng vai trò quan trọng trong sự tiếp nhận này. Họ quyết định cho con em đi
học và tạo điều kiện cho các em học tập hay không. Vì thế người tiếp nhận
giáo dục là trẻ em nhưng có liên hệ quan trọng với gia đình các em.
- Trình độ tiếp nhận giáo dục của trẻ em: Lượng kiến thức giảng dạy không
phải bất cứ học sinh nào cũng tiếp thu được hết, mỗi em có mức học lực riêng
: giỏi, khá, trung bình, yếu. Vì thế mà có nhiều em không theo được chương
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trình giảng dạy phải bỏ học, trẻ em nghèo thường có học lực kém hơn trẻ em
khác, nên sự tiếp thu của các em là một điều đáng lưu ý.
- Thời gian của trẻ em giành cho học tập : có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
thời gian học tập của các em. Đó là thái độ của các em với học tập, nếu học
sinh thực sự muốn đến lớp thì sẽ đi học đầy đủ và thời gian học bài ngoài giờ
lên lớp cũng nhiều hơn. Ngoài thái độ thái độ với học tập ra còn có ảnh hưởng
của các công việc khác làm thời gian dành cho học tập ít hơn, nhưng nhìn

chung đều làm cho sự tiếp thu kiến thức giảm sút. Như với trẻ em nghèo phải
lao động kiếm sống thì thời gian dành cho học tập của các em chắc chắn
không nhiều do phải tham gia lao động giúp đỡ gia đình cải thiện cuộc sống,
ảnh hưởng lớn đến sự tiếp cận giáo dục.
- Thu nhập của gia đình : Nếu mức thu nhập của gia đình cao thì ngoài học ở
trường con em họ còn có thể đi học thêm, hay tham gia những lớp đào tạo
khác. Ngược lại khi thu nhập của gia đình hạn hẹp chi tiêu cho học tập không
thể nhiều. Đến trường không phải là miễn phí, trừ bậc tiểu học được miễn
giảm học phí ra thì các bậc khác đều phải đóng học phí, nhưng đi học không
phải chỉ có học phí mà nhiều khoản khác như phần trên đã nêu. Trẻ em trong
gia đình nghèo thu nhập thấp, tiếp cận giáo dục kém là điều tất nhiên.
- Tâm lý thái độ của gia đình với giáo dục : thể hiện ở mức độ đánh giá của
gia đình về tầm quan trọng của giáo dục. Có gia đình thì chỉ cần con cái học
lấy cái chữ có gia đình thì muốn con cái học càng lên cao càng tốt. Một khi đã
muốn con cái học hành đến nơi đến chốn thì gia đình sẵn sàng tạo điều kiện
dù khó khăn đến . Trẻ em nghèo thì phần lớn gia đình không quan tâm đến
giáo dục vì đến cả bố mẹ cũng không được học hành đầy đủ họ không thấy
hết được tầm quan trọng của giáo dục, nhưng cũng có trường hợp điển hình
bố mẹ dù nghèo đến mấy cũng cho con cái đi học. Vì thế cải thiện thái độ với
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giáo dục cho người nghèo cũng là một vấn đề ảnh hướng đến khả năng tiếp
cận giáo dục của trẻ em nghèo.
3.4. Các nhân tố khác
3.4.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển làm tăng tổng thu nhập quốc gia,
phát triển mọi lĩnh vực của xã hội. Cùng với đó là sự phát triển con người, thu
nhập của người dân và chất lượng cuộc sống nâng cao. Nó tác động đến khả
năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo qua các mặt sau:
Thứ nhất vì thu nhập của người dân tăng lên làm giảm tỷ lệ nghèo, số trẻ

em nghèo cũng giảm. Mức thu nhập tăng các gia đình sẽ đầu tư vào giáo dục
và tạo điều kiện cho con em mình đến trường nhiều hơn.
Thứ hai thu nhập quốc dân tăng lên thì nguồn lực dành cho giáo dục cũng
nhiều hơn, sẽ có nhiều khoản đầu tư, giúp trẻ em nghèo tiếp cận với giáo dục
nhiều hơn như hỗ trợ học phí, sách vở…
Tuy nhiên không phải tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với phát triển con
người. Nhiều nước đạt tăng trưởng kinh tế nhưng lại kèm theo lạm phát cao,
bất bình đẳng hơn, thất nghiệp cao và tình trạng đói nghèo trầm trọng. Tỷ lệ
nghèo không giảm, số trẻ em nghèo tăng.
3.4.2. Vị trí địa lý
Yếu tố này ảnh hưởng đến mật độ và bố trí trường lớp. Nếu vị trí thuận lợi
thì việc đầu tư xây dựng trường lớp dễ dàng và cũng dễ tìm một địa điểm hợp
lý để thuận lợi trong việc đến trường của các em. Thể hiện rõ nhất ở vùng
sâu, vùng xa, nơi này đường xá đi lại khó khăn, trường học không có nhiều và
ở những nơi đó không có một chỗ thuận lợi để bố trí cho học sinh đến trường
dễ dàng nhất. Quãng đường từ nhà đến trường quá xa làm các em có thể từ bỏ
việc đi học hoặc đi học nhưng không đầy đủ. Trẻ em nghèo lại càng khó khăn
hơn vì các em thiếu phương tiện đi lại, thời gian đến trường nhiều và có thể
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phải học bán trú, chi phí cơ hội cho việc đi học nhiều như thời gian giúp việc
cho gia đình hay làm thêm, chi phí cho đi lại…Vì thế mà giảm khả năng tiếp
cận giáo dục của các em.
3.4.3. Dân tộc tôn giáo
Các dân tộc sống chung trong địa phương quốc gia, nhưng lại có các nhu
cầu văn hóa, giáo dục khác nhau, tập quán sống và sản xuất khác nhau. Cần
nắm bắt được đặc tính, bản sắc dân tộc để cung cấp dịch vụ phù hợp nhất với
truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa mỗi dân tộc. Yếu tố này ảnh
hưởng đến sự tiếp cận giáo dục chung của trẻ em trong đó có trẻ em nghèo.
4. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục của

trẻ em nghèo.
4.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo.
Đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo có thể dùng các chỉ
tiêu sau :
- Mức chi tiêu cho giáo dục : bao gồm mức chi tiêu theo mỗi khoản đóng
góp, mức chi tiêu cho giáo dục một trẻ em trong mỗi cấp học.
+ Mức chi tiêu theo mỗi khoản đóng góp bao gồm các khoản như học phí,
sách vở , quần áo… Cho thấy được chi phí của từng khoản trong quá trình
học tập của trẻ em, khoản đóng góp nào chiếm tỷ lệ cao nhất là ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo nhất.
+ Mức chi tiêu cho giáo dục một trẻ em trong mỗi cấp thể hiện tổng chi phí
khi trẻ em đi học từng cấp : mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học cơ
sở, trung học phổ thông. So sánh mức chi tiêu này với tỷ lệ trẻ em nghèo đi
học tìm ra mối quan hệ giữa chúng
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ở mỗi cấp.
Được xác định như bảng 1.1 dưới đây.
Các tỷ lệ trong bảng có thể tính riêng cho nam và nữ, tính riêng cho từng
vùng, tính riêng cho nhóm di dân và không di dân, tính riêng cho nhóm nghèo
và nhóm không nghèo… để có thể tiến hành so sánh.
Bảng 1.1 : Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi trẻ em các cấp
Cấp học Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi
Mầm non Số đi học nhà trẻ đúng độ tuổi
Số 6 tháng - 3 tuổi
Số đi học mẫu giáo đúng độ tuổi
Số 4 - 5 tuổi
Tiểu học Số đi học tiểu học đúng độ tuổi
Số 6 - 10 tuổi
Trung học cơ sở Số đi học trung học cơ sở đúng độ tuổi

Số 11- 14 tuổi
Trung học phổ thông Số đi học trung học phổ thông đúng độ tuổi
Số 15- 17 tuổi
.
- Tỷ lệ người đi học thêm : coi việc học thêm đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo đảm chất lượng giáo dục, cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh.
Nếu tỷ lệ đi học thêm của người nghèo thấp có nghĩa là học không nhận được
dịch vụ giáo dục một cách đầy đủ và chất lượng tốt.
- Tỷ lệ hỗ trợ việc học tập của gia đình với các em: Phản ánh sự hỗ trợ của
các thành viên trong gia đình trong quá trình học tập của trẻ. Sự hỗ trợ này thể
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hiện ở mua sách vở học tập cho trẻ, dành thời gian vui chơi dạy bảo trẻ. Sự hỗ
trợ này thấp chứng tỏ các em được ít tiếp cận với giáo dục hơn.
- Tỷ lệ lao động trẻ em bao gồm các tỷ lệ về lao động trẻ em, số lao động trẻ
em đang đi học, tỷ lệ học sinh tham gia lao động, các tỷ lệ này phản ánh chất
lượng học tập của mỗi học sinh do ảnh hưởng của lao động, phản ánh thiếu
thốn vật chất khiến trẻ em phải đi làm mà đang trong độ tuổi lao động.
4.2. Phương pháp đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo
Để đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục, chúng ta có thể sử dụng một số
phương pháp sau :
4.2.1. So sánh trực tiếp giữa nhóm nghèo và nhóm không nghèo
Trong mỗi chỉ tiêu đã trình bày ở phần trên chia ra làm 5 nhóm nghèo
nhất, gần nghèo nhất, trung bình, gần giàu nhất, giàu nhất. Số liệu này bao
gồm từ 1 đến 2 hoặc 3 năm. Với phương pháp so sánh trực tiếp có thể: so
sánh chuỗi có nghĩa là về xu hướng biến động của số liệu về nhóm nghèo nhất
qua các năm, so sánh nhóm nghèo nhất với tỷ lệ chung của cả nước, so sánh
nhóm giàu và nhóm nghèo tìm ra khoảng cách chênh lệch giữa hai nhóm này,
từ đó rút ra các nhận xét.
4.2.2 Phương pháp đường cong Lorenz

Đánh giá mức độ công bằng trong khả năng tiếp cận giáo dục giữa nhóm
trẻ em nghèo và không nghèo. Đường cong này biểu diễn tỷ lệ % tích lũy của
biến giáo dục trên trục tung (y) và tỷ lệ tích lũy của nhóm dân số tương ứng
trên trục hoành (x), được sắp xếp theo nhóm thu nhập, bắt đầu từ nhóm nghèo
nhất cho tới nhóm giàu nhất trong dân số. Ví dụ như đường cong Loren có thể
chỉ ra tỷ lệ % tích lũy của nhóm trẻ nghèo nhất đi học mẫu giáo đúng độ tuổi
tương ứng với tỷ lệ % tích lũy nhóm nghèo nhất từ 3-6 tuổi. Nếu tất cả trẻ em,
không phân biệt mức thu nhập , có tỷ lệ % tích lũy đi học mẫu giáo bằng nhau
ở tất cả các nhóm thì sẽ hình thành nên một đường thẳng 45
0
, chia đôi trục
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hoành thành hai đường bằng nhau, gọi là đường công bằng. Còn nếu tỷ lệ %
tích lũy của biến giáo dục có giá trị thấp hơn ( cao hơn ) trong số những người
nghèo thì đường cong sẽ nằm ở dưới đường công bằng, thể hiện tình trạng
khó ( dễ ) tiếp cận với giáo dục hơn đối với người nghèo. Đường cong nằm
càng xa đường công bằng bao nhiêu, càng thể hiện nhóm người nghèo khó
tiếp cận hơn với giáo dục bấy nhiêu
4.2.3 Chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục của nhóm nghèo và không
nghèo ( EAAI)
Chỉ số này được xây dựng dựa trên nguyên tắc chuyển các tỷ lệ thành chỉ số
rồi tổng hợp thành một chỉ số duy nhất theo các trọng số thể hiện mức độ
quan trọng của từng tỷ lệ.
Các tỷ lệ được chuyển thành chỉ số theo công thức sau :

T
max
- T
th

I=
T
max
- T
min
Trong đó: I là chỉ số, T là tỷ lệ với T
max
là mức cực đại của các tỷ lệ ( 100%);
T
min
là mức cực tiểu của các tỷ lệ ( 0 %) , T
th
là mức thực tế của các tỷ lệ. Giá
trị của các chỉ số I dao động trong khoảng từ 0 - 1. Tùy thuộc vào loại chỉ số
mà giá trị của chỉ số có ý nghĩa khác nhau. Đối với chỉ số nhập học, giá trị chỉ
số càng gần 0 càng cho thấy khả năng tiếp cận giáo dục càng dễ dàng , tuy
nhiên với chỉ số bỏ học thì với giá trị càng gần 1 thì mới phản ánh khả năng
tiếp cận giáo dục hiệu quả hơn. Và vì vậy , đối với chỉ số tổng hợp, giá trị của
nó càng lớn , càng gần 1 bao nhiêu phản ánh khả năng tiếp cận giáo dục càng
dễ dàng và hiệu quả bấy nhiêu. Riêng chỉ số nhập học giáo dục mầm non
được tổng hợp từ hai chỉ số nhập học nhà trẻ và mẫu giáo theo trọng số thể
hiện vai trò quan trọng của giáo dục tiền học đường ( 4 - 5 ) với trẻ em :
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I
dNT
+ 3I
dMG
I
d

= 4
Sau khi có đầy đủ các chỉ số tổng hợp, chúng ta tiến hành tính chỉ số đánh
giá khả năng tiếp cận giáo dục EAAI theo công thức bảng dưới, trong đó các
trọng số C
i
được xác định với giả thiết rằng giáo dục mầm non và giáo dục
tiểu học là các dịch vụ xã hội cơ bản và đóng vai trò quan trọng hơn giáo dục
cấp phổ thông
Bảng 1.2: Hệ thống chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục
Tên chỉ số Chỉ số nhập
học (d)
Chỉ số bỏ học
( b)
Chỉ số tổng hợp = chỉ
số bỏ học - chỉ số nhập
học
Khả năng tiếp
cận giáo dục
mầm non (I
1
)
I
1d
NA
Khả năng tiếp
cận giáo dục
tiểu học (I
2
)
I

2d
I
2b
Khả năng tiếp
cận giáo dục
THCS (I
3
) I
3d
I
3b
Khả năng tiếp
cận dịch vụ giáo
dục (EAAI)
EAAI = ∑ I
id x
C
i
EAAI = EAAI
b
-
EAAI
d
Nguồn: nghiên cứu tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ
em nghèo Hà Nội - Trần Xuân Cầu
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chỉ số đánh giá tổng hợp EAAI phần lớn có giá trị từ 0 - 1, với khoảng
0.0 đến dưới 0.3 biểu thị khả năng tiếp cận giáo dục rất kém, khoảng từ 0.5
đến dưới 0.7 biểu thị khả năng giáo dục trung bình, khoảng từ 0.7 đến dưới

0.9 biểu thị khả năng tiếp cận giáo dục khá, khoảng từ 0.9 đến 1 biểu thị khẳ
năng tiếp cận giáo dục tốt. Nếu chỉ số có giá trị âm, chỉ số nhập học còn lớn
hơn chỉ số bỏ học, chứng tỏ khả năng tiếp cận giáo dục quá kém.
Bảng 1.3: Trọng số các thành tố phản ánh khả năng tiếp cận giáo dục
Các thành tố Trọng số ( C
i
) Các thành tố Trọng số C
i
Mầm non 0.35 Trung học cơ sở 0.2
Tiểu học 0.35 Trung học phổ
thông
0.1
Nguồn: nghiên cứu tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em
nghèo Hà Nội - Trần Xuân Cầu
5. Kinh nghiệm của thế giới về tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục
của trẻ em nghèo
Trên thế giới hiện nay còn khoảng hơn 2 tỷ người sống trong nghèo khổ,
vì thế mà lượng trẻ em nghèo còn rất nhiều. Vấn đề tiếp cận giáo dục của trẻ
em nghèo là một chủ đề được chính phủ nhiều nước trên thế giới quan tâm thể
hiện bằng nhiều chương trình chính sách cụ thể. Dưới đây là kinh nghiệm của
một số nước và những bài học bổ ích cho Việt Nam. Các chương trình của họ
đã được thực hiện rất thành công, có chương trình chỉ tập trung vào đối tượng
trẻ em nghèo như Mêhicô, Brazil. Cũng có chương trình không tập trung hẳn
vào đối tượng trẻ em nghèo nhưng có tác động sâu sắc tới đối tượng này vì có
nhiều vấn đề liên quan đến giáo dục không chỉ liên quan đến trẻ em nghèo đó
là các chương trình của Hàn Quốc…
5.1 Kinh nghiệm của các nước
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5.1.1. Kinh nghiệm của Mêhicô

Vào năm 1995 khi tổng thống mới của Mêhicô lên cầm quyền, 1% dân số
Mêhicô không có khả năng chi trả cho nhu cầu dinh dưỡng của mình, hơn 1,5
triệu trẻ em thất học, tình trạng học sinh bỏ tiết, trốn học ở các vùng nghèo, xa
xôi cao gấp 3 lần so với các nơi khác trong nước. Các chương trình xóa đói
giảm nghèo trước đây rất ít tác dụng. Chính quyền mới đã quyết định cần phải
có một cách tiếp cận mới đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo. Chương trình
giáo dục, y tế, dinh dưỡng của Mêhicô còn gọi là Progresa, đã ban hành một
hệ thống trợ cấp tiền mặt có điều kiện cho các gia đình nghèo - nếu con họ
đến trường. Chương trình này nhằm giải quyết hàng loạt các nhược điểm của
các chương trình trước đây. Thứ nhất nó chống lại xu hướng trong các gia
đình nghèo thiên về tiêu dùng hiện tại bằng cách thúc đẩy cho đầu tư vào vốn
con người. Thứ hai chương trình này đã nhận thức được quan hệ lẫn nhau
giữa giáo dục, y tế và dinh dưỡng. Thứ ba, để dàn rộng nguồn lực có hạn của
mình, chương trình này đã gắn việc trợ cấp tiền mặt với hành vi của hộ gia
đình nhằm mục đích thay đổi thái độ của họ. Theo chương trình này trẻ em
trên 7 tuổi được nhận quyền trợ cấp giáo dục. Lợi ích sẽ tăng theo cấp học và
cao hơn cho các em gái ở trường cấp 2 để khuyến khích các em đi học. Để
tiếp tục được hưởng lợi ích này, trẻ em cần duy trì 85% hồ sơ theo học và
không lưu ban quá một lần.
Tiền trợ cấp được trao cho người mẹ, vì họ được coi là chịu trách nhiệm
chăm sóc con cái. Chương trình này đã ấn định mức trợ cấp hàng tháng với
mức cao nhất là 75 USD một hộ gia đình. Chẳng hạn, năm 1999 mức trợ cấp
trung bình cho một hộ gia đình hàng tháng là 24 USD gần bằng 20% tiêu
dùng trung bình của hộ gia đình trước khi có chương trình. Với tính tập trung
cao, chương trình chỉ có cầu nối duy nhất giữa cán bộ chương trình và người
hưởng thụ. Đến cuối năm 1999 chương trình đã phục vụ được khoảng 2,6
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
triệu gia đình nông thôn và 1/9 số hộ gia đình ở Mehico. Ngân sách cho
chương trình này là 780 triệu USD và 20% ngân sách xóa nghèo liên bang.

Đặc biệt gần 60% các khoản trợ cấp của chương trình được tài trợ cho nhóm
20% dân số nghèo nhất và hơn 80% ngân sách 40% dân số nghèo nhất.
Kết quả của chương trình này được đánh giá rất cao. Tỷ lệ nhập học của
các em gái đã tăng từ 67% lên gần 75% và của các em trai tăng từ 73% lên
78%. Chương trình đã có tác dụng chủ yếu là giữ được học sinh ở trường, chứ
không khuyến khích những học sinh bỏ học quay lại lớp.
Như vậy có thể thấy chương trình trợ cấp bằng tiền có điều kiện có thể là
một cách hữu hiệu để thúc đẩy các kết quả về giáo dục cho người nghèo.
Thành công của chương trình Progresa đã dẫn đến sự ra đời của nhiều chương
trình tương tự ở các nước châu Mỹ La Tinh khác như Côlômbia, Jamaica…
5.1.2 Kinh nghiệm của Brazil
Ở Brazil tình trạng lao động trẻ em là một vấn đề bức xúc nhất là ở vùng
nông thôn. Nhận thức được nguyên nhân của lao động trẻ em là do nghèo đói
và tình trạng này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục, năm 1996
chính phủ Brazil đã đưa ra chương trình ''Xóa bỏ lao động trẻ em''( PETI ).
Chương trình này được khởi xướng tại các vùng nông thôn với mục tiêu tăng
thành tích giáo dục giảm nghèo và xóa bỏ ''các hình thức tồi tệ nhất'' của lao
động trẻ em.
Chương trình cung cấp khoản tiền bồi dưỡng với mức xấp xỉ 25 Ringit
một tháng cho các gia đình nghèo có trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 14 và đang
phải lao động; tiền được trao cho mẹ của những đứa trẻ là đối tượng hưởng
thụ của chương trình. Để đủ tiêu chuẩn nhận tiền tất cả trẻ em trong độ tuổi đi
học trong gia đình phải đi học, tham gia vào các hoạt động sau giờ lên lớp và
phải nhất trí không làm việc. Các hoạt động sau giờ lên lớp là một cách thức
để đảm bảo rằng trẻ em không kết hợp đi học với việc đi làm. Chương trình
25

×