Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

I.Tổng quan về người Hoa và vai trò của họ đối với nền kinh tế Singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.65 KB, 17 trang )


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Đàm phán trong kinh doanh là cả một nghệ thuật tinh vi, phức tạp và đòi hỏi người
tham gia đàm phán phải tỉnh táo trong từng từ ngữ, hành động của mình, bởi ở đó hầu
như không cho phép xảy ra những sai sót dù nhỏ vì có thể dẫn đến thiệt hại to lớn về
danh tiếng và tài chính.
Đàm phán trong một quốc gia đã khó khăn, khi tiếp cận với thị trường nước ngoài, rủi
ro lại càng tăng. Rủi ro trong đàm phán có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể
dẫn chứng một nguyên nhân cơ bản nhất đó là sự khác biệt về văn hóa. Với người Mỹ
hay Âu châu, họ rất thẳng thắn, không rườm rà, câu nệ trong cuộc sống cũng như kinh
doanh. Họ luôn cố gắng giải quyết công việc thật nhanh chóng và gọn gàng. Ngược lại,
với phần lớn người châu Á, văn hóa lại hoàn toàn khác biệt, họ coi trọng mối quan hệ
và các nghi thức, giải quyết công việc thường theo cảm tính và hay kéo dài thời gian.
Chính vì vậy, khi đàm phán kinh doanh trên thị trường châu Á, các doanh nhân Âu Mỹ
thường băn khoăn, lúng túng với những khác biệt này. Nói về ví dụ này, tôi muốn nhấn
mạnh rằng, các quốc gia châu Á mang đậm bản sắc dân tộc và họ có văn hóa đàm phán
rất riêng. Nếu không nắm được các yếu tố cơ bản trong văn hóa của họ thì việc đàm
phán hay ký kết hợp đồng sẽ trở nên cực kỳ khó khăn.
Trong giới hạn bài nghiên cứu chuyên đề của mình, tôi chỉ xin đề cập đến một phần
nhỏ trong văn hóa đàm phán của người Hoa trên đất nước Singapore. Chúng ta phải
thừa nhận rằng người Hoa có mặt khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là người Hoa tập
trung rất đông cở các nước Đông Nam Á. Và cũng không thể nào phủ nhận được vai trò
của người Hoa trong sự phát triển của nước mà họ đang sống. Họ tham gia hầu hết các
lĩnh vực, ngay cả lĩnh vực chính trị. Họ là các ông chủ ở các công ty xuyên Á. Họ là
vua của các ngành nghề như vua điện ảnh, vua sắt thép, vua giao thông vận tải, ... Họ
đã xem đất nước mà họ sống là quê hương, thế hệ trẻ năng động, có trí tuệ, là nguồn
lực phát triển ở Đông Nam Á. Và khi đề cập đến đất nước Singapore thì không ai
không biết đến sự phát triển vượt bậc của “con rồng Châu Á” này. Với một đất nước có
tỷ lệ người Hoa vào loại đông nhất Đông Nam Á như thế thì có thể nói người Hoa là
lực lượng chính xây dựng và phát triển đất nước Singapore. Đóng góp của người Hoa


rất lớn, trên tất cả mọi lĩnh vực. Và họ, với những nét đặc trưng độc đáo trong văn hóa
đàm phán đang dần trở thành một ông chủ thật sự trong nền kinh tế nhiều biến động
hiện nay.
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách hệ thống tác động của văn hoá nói
chung, cụ thể là văn hoá Trung Hoa nói riêng đến phong cách đàm phán kinh doanh
quốc tế, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp tạo điều kiện
cho doanh nghiệp Việt Nam có thể giành được thế chủ động hơn khi tiến hành đàm
phán với doanh nghiệp Singapore.
Để đạt được mục đích này, luận văn thực hiện hệ thống hoá các vấn đề lý luận trong đó
chú trọng việc nghiên cứu văn hoá, phong cách đàm phán của các doanh nghiệp
Singapore, xem xét ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đến quá trình tổ chức đàm phán.
Để hoàn thành bài viết này, tôi sử dụng phương pháp phân tích lịch sử, tổng hợp và suy
luận. Ngoài ra, tôi cũng kết hợp so sánh để bài viết được phong phú hơn.
Bố cục của bài viết được chia thành 3 phần:
I. Tổng quan về người Hoa và vai trò của họ đối với nền kinh tế
Singapore
II. Văn hóa đàm phán của người Hoa ở Singapore
III. Kết luận
I. TỒNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA VÀ VAI TRÒ CỦA HỌ
TRONG NỀN KINH TẾ Ở SINGAPORE
1. Người Hoa
Người Hoa ở Singapore không phải là người có quốc tịch Trung Hoa đến để giao
thương, du lịch hay làm việc mà là những công dân Singapore có gốc là người Trung
Hoa. Họ định cư lâu đời ở Singapore nhưng vẫn giữ những nét truyền thống ở Trung
Hoa và tự nguyện gia nhập thành công dân ở đất nước Singapore.
Chiếm 74,2 % dân số, người Hoa ở Singapore có đến 10 nhóm dân tộc khác nhau, hầu
hết có nguồn gốc từ các vùng phía Nam Trung Quốc, chủ yếu tỉnh Phúc Kiến và tỉnh
Quảng Đông. Ba phần tư cộng đồng người Hoa ở Singapore là người Phúc Kiến, Triều
Châu và Hải Nam; còn lại là Quảng Đông, Khách Gia và các nhóm khác.
2. Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Singapore

Người Hoa biết đến vùng đảo Singapore từ rất sớm nhưng dường như vùng đảo hoang
vu đầy những tên cướp biển này đối với họ không hấp dẫn bằng các vùng khác ở Đông
Nam Á. Phải đợi đến thế kỷ XIX khi mà người Anh thực hiện chính sách thu hút và sử
dụng thương nhân và thợ thủ công người Hoa để mở rộng buôn bán, phát triển ngành
nghề và thu lợi tức từ những hoạt động của họ. Đế quốc Anh thành lập nơi này các đồn
điền hồ tiêu và các đồn trú buôn bán, người Trung Hoa đã đổ về đây như một dòng thác
lũ. Họ rời bỏ xứ sở đến nơi đây để tìm kiếm một cuộc đời mới, tìm kiếm vận may cho
mình. Họ là những người nghèo khổ sẵn sàng làm lụng cực nhọc. Họ sinh sống thành
thành từng nhóm thổ ngữ riêng biệt ở bờ Nam sông Singapore. Raffles đã hoạch định
khu định cư đầu tiên cho những người Trung Hoa là Khu phố Tàu (China Town).
Các hội đồng hương cũng được thiết lập nhằm giúp đỡ những người không có gia đình
thân thuộc, những người cùng hoàn cảnh, tương trợ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn.
Nhiều hội đồng hương vẫn còn tồn tại đến ngày nay và được phát tiển thành các hội
dạy văn hóa và tập quán, giúp thế hệ trẻ ý thức đầy đủ về văn hóa và tinh thần của họ.
3. Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế Singapore
Được mệnh danh là “Đất nước của người Hoa”, với hơn 70% dân số, người Hoa là lực
lượng nòng cốt xây dựng và phát triển đất nước Singapore. Họ có mặt trên hầu hết các
lĩnh vực, từ các công nhân nhà máy cho đến Thủ tướng chính phủ,…đều có sự hiện
diện của họ.
Các ngành thuộc công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến biến thực phẩm, buôn bán xuất
nhập khẩu và nội thương, một phần ngân hàng – tài chính, giao thông vận tải, bưu điện,
viễn thông, xây dựng, dịch vụ công nghiệp và đời sống dân sinh nằm trong tay người
địa phương (chủ yếu là người Hoa)…Nếu như trước đây, Hồng Kông là thủ đô kinh tế
của người Hoa ở hải ngoại thì những năm gần đây Singapore nổi lên đảm nhiệm chức
năng trung tâm chính của người Hoa ở Đông Nam Á. Các nhà đầu tư người Hoa ở
Hồng kông, Đài Loan và các nước khác trong khu vực liên doanh liên kết với các doanh
gia người Hoa Singapore và người Nhật xây dựng các xí nghiệp hỗn hợp, đồng thời
chuyển vốn vào kinh doanh ngân hàng – tài chính tại quốc gia hải đảo này.
Nói đến người Hoa, ai cũng phải trầm trồ về tài kinh doanh của họ. Singapore là nước
duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không có chính sách bài Hoa. Singapore là nơi

mà người Hoa phát huy cao độ khả năng của mình. Họ đã xem nơi đây là quê hương
của họ. Thế hệ sau này cũng chỉ biết nơi đây là đất nước của họ. Do đó, những thành
tựu người Hoa đạt được là một cống hiến rất lớn cho sự phát triển đất nước này.
Người Hoa ở Singapore vừa có điểm giống với người Hoa ở các nước Đông Nam Á,
vừa có điểm khác biệt. Cách kinh doanh của người Hoa ở các nước giống nhau nên sự
hòa hợp và chặt chẽ trong hệ thống mạng là điều tất yếu. Nhưng người Hoa ở
Singapore được những chính sách ưu đãi của chính quyền nên họ có phần mạnh mẽ
hơn trong hoạt động thương mại của mình. Singapore càng phát triển, người Hoa càng
chiếm ưu thế. Người Hoa càng chiếm ưu thế, Singapore lại càng tiến những bước xa
mang trên con đường phát triển kinh tế của mình.

×