Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN âm nhạc lop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.01 KB, 18 trang )

Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày từ thuë xa xưa khi con người vẫn còn ăn lông ở lỗ thì âm nhạc đã
luôn gắn chặt với mọi hoạt động thực tiễn của con người và được nảy sinh
trong quá trình lao động, đấu tranh để tồn tại, trong việc tìm hiểu để thích
ứng với thiên nhiên, trong những tín hiệu thông tin liên lạc và cả những cử
chỉ bộc lộ tâm tư, tình cảm trong giao tiếp cộng đồng… Âm điệu trầm bổng,
cao thấp khác nhau trong ngôn ngữ và tiết tấu phong phú trong lao động tập
thể… là hai nhân tố khởi đầu của Âm nhạc. Đó là những tiếng hô, hò trong
lao động, sinh hoạt, là những câu ca khác nhau biểu hiện niềm vui nỗi nhớ,
những xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, hoặc gửi gắm tâm tình… Âm
nhạc đã gắn liền với mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã
từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru thưở ban đầu, những bài đồng dao của
tuổi thơ, những bài hát giao duyên khi trưởng thành và tiếp đến là những
khúc hát tiễn đưa con người về cõi vĩnh hằng. Những bài ca ấy là niềm vui,
nỗi khổ đau, những ước mơ khát vọng về hạnh phúc, những suy tư, những
trăn trở thầm kín của con người do vậy Âm nhạc tạo cho con người những
xúc cảm mãnh liệt những cảm xúc tinh tế nhiều màu vẻ… Từ một tâm trạng
này sang một tâm trạng khác.
Cũng như những loại hình nghệ thuật khác: Nếu như Hội họa sử dụng
đường nét, hình khối, màu sắc, nếu nhu văn thơ sử dụng sức mạnh của ngôn
từ thì Âm nhạc sử dụng sức mạnh của âm thanh.
Từ âm thanh phong phú của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và ngày
càng hoàn thiện nghệ thuật Âm nhạc để phản ánh mọi hoạt động của con
người bằng ngôn ngữ riêng dựa trên ba yếu tố cơ bản đó là giai điệu, tiết tấu.
1
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
PhÇn A: §Æt vÊn ®Ò
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Các nhà bình luận Âm nhạc thường nói đến tác động mạnh mẽ nhất mà
Âm nhạc mang đến cho con người đó là việc tạo ra cảm xúc (Sự vui sướng,


thoải mái hay dồn nén suy tư…) Vì thế XoKhor – Nhà lý luận phê bình Âm
nhạc nổi tiếng người Nga đã gọi Âm nhạc là “Nhà giáo dục thông minh và
tinh tế” còn Trai – Cốp – Xki nhạc sỹ thiên tài người Nga thì lại nói “Khi
nào mà lời nói bất lực thì ở đó xuất hiện một tiếng nói hùng hồn đó là Âm
nhạc, hay Âm nhạc bắt đầu từ chỗ ngôn ngữ kết thúc”.
Trong trường Tiểu học, môn Âm nhạc đóng vai trò rất cần thiết và quan
trọng cùng với các môn học khác trong nhà trường nhằm hình thành nhân
cách, giáo dục Đức – Trí – Thể - Mĩ cho học sinh.
Khác với cách dạy và học Âm nhạc trong các trường chuyên nghiệp,
câu lạc bộ, cung thiếu nhi… Dạy và học Âm nhạc trong trường Tiểu học phải
phục vụ mục tiêu giáo dục chung của bậc học, cấp học. Dạy hát trong trường
Tiểu học không chỉ dạy riêng cho những em có năng khiếu mà dạy cho tất cả
học sinh theo mặt bằng chung để cung cấp cho các em kiến thức Văn hóa Âm
nhạc. Xong trong thực tế, mặt bằng chung không phải học sinh nào cũng có
năng khiếu nhất là những em thuộc khối lớp 1, vì các em còn nhỏ, mới chập
chững bước vào môi trường mới, việc tiếp thi kiến thức hoàn toàn theo cảm
tính lại chưa đánh vần nhanh các chữ cái hơn nữa không phải học sinh nào
cũng có năng khiếu vì vậy việc giảng dạy cho tất cả học sinh đều hiểu, đều có
thể hát được và cảm thấy thoải mái là một việc không dễ. Điều này cho thấy
người giáo viên khi bước vào lớp, để gây ấn tượng, tạo hứng thú cho học sinh
là một điều mà bất kỳ người giáo viên nào cũng cần phải trăn trở.
2
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chính thức về việc
giảm tải dạy và học. Vì vậy đội ngũ giáo viên đã và đang có những cố gắng
đổi mới phương pháp dạy học để đảm bảo và nâng cao chất lượng một giờ lên
lớp nhưng vẫn không làm các em quá sức. Các em vừa lĩnh hội được tri thức
đồng thời vẫn hoạt động, vui chơi.
Để làm được như vậy, người giáo viên phải say mê Âm nhạc, yêu mến
trẻ, có những kiến thức Âm nhạc cần thiết và có phương pháp giáo dục Âm

nhạc phù hợp với học sinh tiểu học nói chung và khối lớp 1 nói riêng.
Là một giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc, tôi muốn nghiên cứu một số
phương pháp “Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc ở khối lớp 1” nhằm
nâng cao hiệu quả và chất lượng trong việc giảng dạy phân môn Âm nhạc của
khối lớp 1. Đây là một đề tài hết sức gần gũi quen thuộc và cần thiết đối với
học sinh lớp 1 cũng như phân môn tôi được đào tạo.
Vì thế nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn về
thực trạng phân môn Âm nhạc khối lớp 1, giúp những giáo viên chuyên ngành
như tôi tìm ra phương pháp hữu hiệu và tích cực giúp cho quá trình dạy và học
đạt kết quả cao hơn nữa.
Vì tất cả những lí do trên, tôi đã chọn cho mình một sáng kiến kinh
nghiệm đó là “Đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc ở khối lớp 1”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC ÂM NHẠC Ở KHỐI LỚP 1”.
1. Khái quát về môn Âm nhạc trong trường Tiểu học.
a. Khái niệm
Âm nhạc là một ngành nghệ thuật trong số nhiều ngành nghệ thuật
như sân khấu, điện ảnh… Một tác phẩm Âm nhạc có chức năng phản
ánh hiện thực, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mĩ.
3
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
Nói đến Âm nhạc là người ta nghĩ ngay đến chức năng giải trí nhưng
thực ra tác dụng của nó còn to lớn hơn nhiều, ngày nay ngoài ba chức năng
trên nghệ thuật nói chung và Âm nhạc nói riêng về phương diện lí luận nhận
thức người ta còn bổ sung thêm chức năng dự báo và chức năng thông tin.
b. Nội dung
Nội dung chủ yếu của môn Âm nhạc ở khối lớp 1 đề cập đến một số
vấn đề như sau:
Trình tự dạy một bài hát mới:
+ Giới thiệu bài hát, tác giả và hát mẫu.

+ Đọc lời ca.
+ Luyện thanh (Hay khởi động giọng)
+ Dạy hát từng câu.
+ Hát hoàn chỉnh cả bài.
+ Kiểm tra đánh giá kết quả (Tư thế hát, hát chính xác, đồng đều, phát
âm nhả chữ rõ lời).
+ Luyện tập, củng cố, biểu diễn bài hát.
2. Ý nghĩa vai trò của môn Âm nhạc.
Một trong những mặt giáo dục của nhà trường Phổ thông Việt Nam là
giáo dục thẩm mĩ (Đức – Trí – Thể - Mĩ). Giáo dục thẩm mĩ có nội dung khá
rộng trong đó giáo dục nghệ thuật là mũi nhọn mà Âm nhạc là một trong
những môn học có vai trò tích cực thực hiện nhiệm vụ này.
Âm nhạc trong giáo dục Phổ thông dành cho mọi đối tượng, mọi lứa
tuổi học sinh, vì vậy không nên hiểu đó là giáo dục đặc biệt dành cho những
học sinh có năng khiếu.
Dạy học Âm nhạc có tác dụng nhẹ nhàng và hấp dẫn, những nội dung
phong phú với nhiều cung bậc tình cảm của bài hát sẽ bổ sung cho vốn sống
và đời sống tinh thần của các em. Những lời ca hay, những từ ngữ đẹp sẽ cung
4
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
cấp vốn từ cho các em, những giai điệu đẹp, những tiết tấu phong phú, những
sắc thái đa dạng của bài hát sẽ làm rung động xúc cảm trong các em giúp các
em sống gần gũi hơn, hòa đồng hơn.
3. Nhiệm vụ và yêu cầu của việc dạy học Âm nhạc khối lớp 1.
a. Nhiệm vụ và yêu cầu của người dạy
Phải hình thành cho học sinh các kĩ năng cần thiết về ca hát để thể hiện
bài hát với sự truyền cảm.
Phải phát triển tai nghe Âm nhạc và nhạc cảm cho học sinh trên cơ sở
rèn luyện các kĩ năng ca hát ở mức độ Phổ thông qua từng bài hát, từng kiểu
hát.

Giúp học sinh học thuộc bài hát, hát đúng và biết trình bày một cách
chủ động sáng tạo bài hát.
b. Nhiệm vụ của người học.
Luôn lắng nghe và chú ý tiếp thu, nắm bắt những bài hát khó, những
câu hát khó khi giáo viên hát mẫu.
Tự giác tập luyện dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên.
Có hứng thú với môn học, hăng hái, nhiệt tình biểu diễn bài hát trước
lớp.
Có hứng thú với môn học, hăng hái, nhiệt tình biểu diễn bài hát trước
lớp.
III. CƠ SỞ thùc tiÔn
Bất kì một ý tưởng giảng dạy nào của một nhà sư phạm cùng đều phải
chú ý sự phát triển tâm lý, sự phát triển trí tuệ của đối tượng học, điều này tác
động lên toàn bộ việc đề ra những cách thức, phương pháp và nguyên tắc dạy
học chính của nhà giáo dục nói chung và giáo viên dạy môn Âm nhạc nói
riêng.
5
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
Khách thể nghiên cứu ở đây là lứa tuổi lớp 1 (6 – 7 tuổi), việc tiếp thu
kiến thức hoàn toàn theo cảm tính, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế, trí
nhớ và sự chú ý cũng hoàn toàn phụ thuộc và tình cảm của đối tượng và hứng
thú của môn học.
Ngày nay trong thời kì đất nước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, mọi
ngành nghề thì giáo dục cũng nằm trong sự ưu đãi đó. Bởi vậy thiết bị dạy học
và học phong phú sẽ hấp dẫn và lôi cuốn học sinh, vì thế những kiểu dạy khô
khan máy móc, phương pháp và nguyên tắc dạy học không xuất phát từ đặc
điểm lứa tuổi sẽ dẫn đến hậu quả tồi, như thế học sinh sẽ sợ học môn Âm
nhạc, giờ dạy sẽ nặng nề, căng thẳng, giáo viên sẽ vất vả với học sinh khi
giảng dạy. Tình trạng này sẽ gây chán nản và ức chế cho học sinh trong giờ
học Âm nhạc.

Mỗi giờ học Âm nhạc cần phải mang đến cho học sinh niềm vui, hứng
khởi sự cân bằng thoải mái. Giáo viên không nên căng thẳng hay quá khắt khe
trong giờ dạy những cũng không nên quá ưu đãi, dễ dãi, thờ ơ tạo cảm giác
thái quá từ học sinh.
Trong giờ dạy Âm nhạc cũng như các giáo viên bộ môn khác, giáo viên
Âm nhạc cần phải luôn luôn tâm huyết với nghề, thường xuyên đầu tư, suy
nghĩ và thay đổi phương pháp, cách thức lên lớp.
1. Nên sử dụng phương tiện trực quan sinh động để minh họa nhằm
đem đến cho học sinh một món ăn tinh thần không kém phần trí tuệ để hấp
dẫn thu hút học sinh.
2. Giáo viên chuẩn bị giáo án, bài giảng như một người viết kịch bản
mà giáo viên vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên bước lên sân khấu.
Bên cạnh đó, giáo viên không nên đòi hỏi kết quả như nhau ở tất cả học
sinh dù các em có cùng một độ tuổi, cùng một môi trường giáo dục và học tập.
6
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
Điều quan trọng hơn giáo viên nên tạo điều kiện thuận lợi cho những tiềm
năng về Âm nhạc được nảy nở, phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua cơ sở lí luận và thực tiễn, tôi thấy đề tài này mang lại một mục đích
quan trọng, giúp chúng ta hiểu đầy đủ, khách quan và thực tế hơn về thực
trạng phương pháp giảng dạy phân môn Âm nhạc ở khối lớp 1.
Qua đó giúp cho những giáo viên dạy phân môn Âm nhạc trong tương
lai có một chút kinh nghiệm cho bản than, nắm rõ nhiệm vụ giáo dục phù hợp
với cấp học, bậc học. Vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp, hình
thức, nội dung, nguyên tắc… Dạy học cho phù hợp với mục tiêu kiến thức
từng bài, và qua việc nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học,
thường xuyên thay đổi phương pháp trong các giờ lên lớp, sử dụng trực quan
sinh động để minh họa cho bài giảng nhằm thu hút học sinh.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Khi nghiên cứu vấn đề này thì phải làm nhiệm vụ nghiên cứu khái quát
và cụ thể thực trạng dạy và học môn Âm nhạc ở khối lớp 1, cụ thể là:
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về việc dạy và học Âm nhạc ở khối lớp 1.
+ Tìm hiểu thực trạng dạy và học Âm nhạc ở trường Tiểu học.
+ Nêu một số biện pháp “Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc ở
khối lớp 1”
+ Đưa ra một số ý kiến đề xuất của bản thân góp phần và hiệu quả dạy
và học Âm nhạc ngày một tốt hơn.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu là con đường dẫn người nghiên cứu đạt tới
mục đích sáng tạo, có một phương pháp chung nhất được rút ra ở trong quá
trình nghiên cứu. Khi làm sáng kiến kinh nghiệm này, tôi sử dụng những
phương pháp sau:
7
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
1. Phương pháp trình bày tác phẩm.
2. Phương pháp thực hành luyện tập.
3. Phương pháp đàm thoại (Đặt ra câu hỏi, trò chuyện nhằm
thu thập thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu).
4. Phương pháp quan sát khoa học (Quan sát trực tiếp và gián
tiếp)
5. Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa.
VII. ĐỐI TƯỢNG NGHI£N CøU
Một số đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1.
PHẦN B: gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
I. §iÒu tra THỰC TRẠNG
Tôi đã bỏ ra một khoảng thời gian khá dài để khảo sát, theo dõi kết quả
học môn Âm nhạc trên hầu hết khối lớp 1
A. Đây là kết quả khảo thí 1 bài hát được áp dụng ở lớp 1A.
* Ôn tập bài hát: “Hòa Bình Cho Bé” – Nhạc và lời Huy

Trân.
1. Yêu cầu kiến thức: Học sinh học thuộc lời ca và giai điệu bài hát,
nhớ tên tác giả Huy Trân, biết gõ đệm và biểu diễn bài hát trước lớp.
2. Phương pháp: Thuyết trình, diễn giải, trình bày tác phẩm, trực quan,
thực hành luyện tập, kiểm tra đánh giá…
3. Kết quả thực hiện:
- Giáo viên kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên hỏi học sinh tên bài hát và tên tác giả đã học ở bài trước.
- Giáo viên đàn và hát mẫu cho học sinh nghe lại giai điệu bài hát 1 lần.
8
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
- Giáo viên đệm đàn và bắt nhịp cho học sinh hát hoàn chỉnh toàn bài
hát.
- Giáo viên nghe và sửa những câu học sinh hát chưa chuẩn xác.
- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp với gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu
lời ca.
- Chia lớp thành 2 dãy, một dãy hát, một dãy gõ đệm sau đó đổi bên.
- Hướng dẫn học sinh tập hát đối đáp, lĩnh xướng, hòa giọng.
- Tổ chức cho học sinh lên bảng biểu diền bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Giáo viên đặt một vài câu hỏi cuối tiết: (Nội dung bài hát nói gì? Cảm
nhận của em về bài hát?)
4. Yêu cầu và kĩ năng cần đạt: Học sinh thuộc lời ca, giai điệu bài hát,
biết gõ đệm và biểu diễn trước lớp.
5. Kết quả kiểm tra:
Lớp Sĩ số Loại giỏi Loại khá Loại trung bình
SL % SL % SL %
1A 27 11 27 14 68 2 6
Số học sinh hoàn thành khá cao, chiếm (68 %), nhưng số hoàn thành tốt
chưa nhiều chỉ (27%) và vẫn còn học sinh chưa hoàn thành.

6. Nguyên nhân:
Phòng học chuyên môn còn hạn chế về các trang thiết bị phục vụ cho
môn học.
Chưa được sự đầu tư nhiều từ phía nhà trường dành cho phân môn này
như các môn học khác, đồ dung dạy học chủ yếu là tự làm.
Mặc dù đây là môn học ít tiết, thời lượng học không nhiều nên năng lực
thực hành tốt chủ yếu chỉ dành cho những em có năng khiếu và say mê thực
sự ham thích môn học.
9
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
Học sinh ở lứa tuổi này tính tình hiếu động, hăng hái tham ra tìm tòi,
khám phá cái mới, dễ bị cuốn hút vào những hoạt động có tính chất sôi nổi,
“hấp dẫn”, hiện nay sự du nhập của một số loại nhạc kém thẩm mĩ, không
mang tính giáo dục xuất hiện lại dễ đi vào tâm hồn của các em hơn là các loại
hình nghệ thuật như Âm nhạc ở trường Tiểu học, thậm chÝ các em còn thuộc
những bài nhạc trẻ hơn những bài hát thiếu nhi.
Do các em nôn nóng mong muốn nhận được kết quả nhanh chóng khi
còn thiếu kinh nghiệm nên quá trình tập trung chú ý quan sát, suy nghĩ, sửa
những câu hát khó, luyến láy, hát đúng trường độ, cao độ lại thường bị học
sinh bỏ qua, không chú ý…
II. BiÖn PH¸P thùc hiÖn
Để khắc phục những hạn chế trên thì nhà trường, giáo viên và học sinh
cần phải đưa ra những giải pháp ưu thế cho thực trạng.
* Về phía nhà trường: Nên tạo điều kiện về cơ sở vật chất đầy đủ hơn:
Nhạc cụ, thiết bị nghe nhìn, băng đĩa nhạc…
Nhà trường có thể kết hợp với hội phụ huynh học sinh với địa bàn dân
cư tổ chức nhiều chương trình bổ ích hơn nữa liên quan tới Âm nhạc.
* Về phía giáo viên: Giáo viên bộ môn phải chia thời gian trong tiết
học hợp lí nhằm tạo một kết quả cao giúp học sinh nắm được những yêu cầu
kĩ năng cần đạt được.

Giáo viên nên thường xuyên sử dụng tranh ảnh minh họa nhằm giúp
học sinh có cái nhìn trực quan, cụ thể nhất. Nên thay đổi phương thức dạy học
thường xuyên phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh…
* Về phía học sinh: Chú ý nghe giảng và sửa những câu hát khó theo
sự hướng dẫn của giáo viên, có hứng thú và ham thích môn học.
III. kh¶o s¸t thùc tr¹ng.
10
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
Để giảng dạy tốt môn Âm nhạc, người giáo viên không những cần phải
có chuyên môn Âm nhạc đủ mức cần thiết mà còn phải nắm vững những
phương pháp giảng dạy, luôn có ý thức tìm tòi, cải tiến, sáng tạo sao cho phù
hợp với từng bài học, từng lứa tuổi, từng đối tượng học sinh.
Ở lớp 1. dạy Âm nhạc cho các em chủ yếu là dạy hát, thông qua dạy hát
để giáo dục âm nhạc. Trong giờ học, các em được tập hát sao cho đúng giai
điệu, tiết tấu, những bài hát phù hợp với lứa tuổi. Đó là 12 bài hát có cấu trúc
ngắn gọn, giai điệu đơn giản, tính chất nhẹ nhàng, vui tươi, nội dung lành
mạnh, được sắp xếp từ dễ đến khó và tầm cữ giọng rất phù hợp với trẻ em lớp
1. Đồng thời, các em được làm quen với hát tập thể, biết hát đồng đều hòa
giọng cùng các bạn.
Bên cạnh đó, các em được nghe và biết cách phân biệt những âm thanh
cao thấp, dài ngắn với tốc độ khác nhau.
Thông qua việc tập hát và các hoạt động kết hợp với âm nhạc giúp các
em phát triển năng lực nghe nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, giáo dục cho
các em những tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ, làm
cho đời sống tinh thần các em phong phú, giúp các em phát triển toàn diện
hơn.
Chính vì những đặc điểm nêu trên, ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên
cứu để tìm ra phương pháp dạy sao cho phù hợp với nội dung từng tiết dạy
đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em được học những tiết học
nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả.

Để cụ thể, tôi xin trình bày một giờ Âm nhạc cụ thể của học sinh lớp 1.
Tiết 27: Ôn tập bài: “Hòa Bình Cho Bé”
A/ Mục tiêu:
11
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
Để dạy tiết này sao cho sinh động, gây hứng thú với học sinh trước hết
tôi xác định mục tiêu của bài.
Đây là bài hát ca ngợi cuộc sống hòa bình. Bài có giai điệu vui tươi,
nhịp nhàng, có những hình tượng đẹp và gợi cảm trong lời ca.
Ở tiết trước các em đã được làm quen với giai điệu và lời ca của bài.
Ở tiết này giáo viên hướng dẫn các em hát đúng theo sắc thái tình cảm
của bài và hướng dẫn các em một số động tác phụ họa đơn giản. Để từ đó, các
em có thể biểu diễn trước đông người và tham gia các trò chơi âm nhạc vui
thích.
Bên cạnh đó, các em còn được giới thiệu về cách đánh nhịp 2/4 để các
em có thể hiểu được tau chỉ huy của giáo viên trong các giờ học hát. Đồng
thời các em cũng được làm quen với việc kết hợp hát với đánh nhịp.
Tóm lại, các nội dung của tiết học này bổ xung, hỗ trợ cho nhau làm
cho các em được luyện tập bài hát dưới nhiều hình thức, dưới nhiều khía cạnh,
làm cho tiết học sinh động nhẹ nhàng và hiệu quả.
B/ Sự chuẩn bị của giáo viên
1/Về phần ôn tập bài hát
Tôi tập bài hát chuẩn xác, có sắc thái biểu cảm bài hát để có thể hát
mẫu cho học sinh. Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị 1 đôi phách, 1 trống nhỏ, 1 song
loan để học sinh biễu diễn kết hợp gõ nhạc cụ trước lớp. (100% học sinh của
trường đã có phách riêng của mình.)
Đàn Organ điện tử là một nhạc cụ cần thiết. Nó được sử dụng trong
suốt cả tiết học. Để đôi tay có thể làm động tác phụ họa, hoặc chỉ huy học sinh
hát, tôi ghi âm giai điệu bài hát vào bộ nhớ của đàn.
2/ Về phần tập phụ họa

Tôi chuẩn bị sẵn 4 động tác phụ họa cho 4 câu hát của bài.
12
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
Động tác 1: 2 tay từ từ đưa thẳng lên cao nghiêng sang trái rồi nghiêng
sang phải (mô phỏng tay phất lá cờ). Động tác này ứng với câu hát 1.
Động tác 2: 2 tay giang rộng sang hai bên làm động tác nhưng cánh
chim đang bay 2 lần. Động tác này ứng với câu hát 2.
Động tác 3: Vỗ tay theo nhịp. Khi vỗ tay hơi nghiêng đầu và tay sáng
trái rồi sang phải theo nhịp. Khi nghiêng về bên nào thì chân đó đưa lên phía
trước rồi lại đưa về (theo phách).
Động tác 4: 2 tay đưa lên cao trên đầu tạo thành vòng tròn (hai đầu bàn
tay chạm vào nhau, 2 bàn tay ngửa lên trên).
3. Để thuận lợi cho việc giới thiệu cách đánh nhịp 2/4, tôi vẽ sơ đồ cách
đánh nhịp vào giấy khổ to. Khi cần thì dung nam châm dính lên bảng như một
chiếc bảng phụ vừa gọn nhẹ vừa cơ động.
Phương pháp dạy môn hát nhạc cho học sinh Tiểu học nói chung và
môn Âm nhạc cho học sinh lớp 1 nói riêng là một môn khoa học sư phạm. Để
giảng dạy tốt bộ môn này, giáo viên cần có những kiến thức âm nhạc vững
vàng và biết vận dụng 1 cách sáng tạo các phương pháp dạy học để đạt được
thành công trong các giờ dạy của mình.
Sau khi xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị chu đáo cho giờ học, tôi cảm
thấy tự tin để bước vào bài giảng.
C/ Vào bài
a/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát.
Tôi cho cả lớp hát theo đàn (2 lần liên tục) để các em nhớ lại giai điệu
và lời ca của bài hát.
Sau đó tôi cho các em hát thi đua theo nhóm (tổ 1, 2 và tổ 3, 4) kết hợp
vỗ tay theo phách. Với hình thức hát thi đua các em hào hứng và cố gắng hơn
vì nhóm nào cũng muốn đội mình giành phần thắng.
13

Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
Sau khi 2 nhóm hát xong, giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm của từng
nhóm và cho điểm đánh giá để các em biết được cái chưa được của mình để
lần sau cố gắng hơn.
Để tránh sự lặp đi lặp lại làm các em nhàm chán, tôi cho các em thay
đồi hình thức hát. Các tổ sẽ hát nối tiếp nhau:
Tổ 1: hát câu hát 1.
Tổ 2: hát câu hát 2.
Tổ 3: hát câu hát 3.
Tổ 4: hát câu hát 4.
Khi các em đã thuộc bài hát rồi, tôi cho các em hát kết hợp gõ phách
theo tiết tấu lời ca. (Mỗi em được mua một đôi phách để sử dụng trong các
giờ học trên lớp và để luyện tập thêm khi ở nhà).
Đây là hình thức để rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất tốt. Nó giúp các
em khắc sâu tiết tấu của bài hát một cách hào hứng và dễ dàng.
Ngoài thanh phách, các nhạc cụ như trống, song loan, tôi cũng dùng với
số lượng ít khi các em lên biểu diễn trước lớp để các em được làm quen với
nhiều âm sắc khác nhau.
Khi các em gõ tiết tấu của bài thành thạo rồi, tôi lại yêu cầu các em phải
lưu ý các mặt biểu diễn: Khi hát các em không chỉ đứng yên mà phải nhún
chân theo nhạc nhịp nhàng, hát câu hát một các em gõ phách, hơi nghiêng
sang trái đầu cũng hơi nghiêng. Sang câu hát 2 lại nghiêng sang phải. Cứ thế
lần lượt cho đến hết bài. Như vậy trông lớp sinh động và đáng yêu hơn.
b/ Hoạt động 2: Tập vận động phụ họa
Sau khi các em đã nắm vững giai điệu, lời ca và tiết tấu của bài hát, tôi
hướng dẫn các em một vài động tác múa phụ họa. Bởi vì đặc điểm của học
sinh tiểu học nói chung và các em lớp 1 nói riêng là các em thích hoạt động.
14
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
Nếu suốt cả tiết học các em phải ngồi nghiêm sẽ gây cho các em một sự

căng thẳng, gò bó, không gây được hứng thú học tập ở các em. Khi hát kết
hợp động tác múa phụ họa tôi thấy các em rất thích và học rất nhanh những
động tác do giáo viên hướng dẫn. Đặc biệt có những em còn sáng tạo thêm
những động tác mới rất đẹp và phù hợp. Do đó, đây còn là hình thức để phát
triển khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh.
c/ Hoạt động 3: Biểu diễn
Sauk hi cho cả lớp hát + múa bài hát (2 lần). Tôi lại thay đổi hình thức
biêur diễn. Các em không hát tại chỗ mà lên biểu diễn trước lớp.
Tôi cho các em thi đua giữa các bạn nam và các bạn nữ.
Đại diện cho các em nam (4 em) lên hát + múa phụ họa.
Đại diện cho các em nữ (4 em) lên hát + múa phụ họa.
Sau đó, tôi cho các em khác nhận xét phần biểu diễn của các bạn. Đa số
các em nhận xét tương đối tốt. Các em đã chỉ ra được bạn hát đúng và múa
đẹp, những bạn còn sai sót.
Sau đó, tôi gọi lên biểu diễn theo tinh thần xung phong. Đa số các em
rất hào hứng và thích được biểu diễn trước lớp. Với hình thức này, các em
được rèn luyện tình bạo dạn, tự tin và khả năng biểu diễn trước đông người.
d/ Hoạt động 4: Giới thiệu cách đánh nhịp 2/4.
Tôi dính bảng phụ có vẽ sơ đồ cách đánh nhịp lên bảng để học sinh
quan sát.
2
1
Sau đó, tôi hướng dẫn các em cách đánh nhịp và được quan sát giáo
viên làm mẫu rồi thì các em sẽ được thực hành dưới sự điều khiển của giáo
viên.
15
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
(Các em đánh nhịp, giáo viên đếm theo phách).
Khi các em đánh nhịp tương đối thành thạo rồi thì giáo viên mới cho
các em ghép vào nhạc và hát.

Qua hình thức này, các em hiểu được tay chỉ huy của giáo viên trong
quá trình tập hát và khắc sâu thêm bài hát mà các em đã được học.
Để củng cố bài học tôi cho các em chơi 1 trò chơi âm nhạc.
Tôi dùng phách (hoặc trống) gõ theo tiết tấu 1 câu hát trong bài và cho
học sinh nhận xét xem đó là tiết tấu của câu hát nào?
(Hình tiết tấu này được nhắc lại trong cả bài hát).
Đây là một hình thức khắc sâu hơn về tiết tấu của bài hát.
Tôi đánh trên đàn giai điệu của một câu hát và cho học sinh nhận xét đó
là câu hát nào trong bài (Giáo viên làm 2 câu: Câu 1 và câu 3 giống nhau,
câu 4).
Đây là hình thức chẳng những giúp các em ghi sâu giai điệu của bài hát
mà còn rèn luyện và phát triển tai nghe nhạc của các em.
Nếu những trò chơi trong giờ học của các em thể hiện tốt thì sự thành
công trong giờ học càng nâng cao. Các em được tiếp thu bài một cách nhẹ
nhàng, thoải mái và hào hứng.
Kết thúc tiết học tôi cho cả lớp cùng hát múa lại bài hát.
IV. KẾT QUẢ §¹T §¦îC
Với hình thức giảng dạy như trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của học
sinh. Các em rất yêu thích môn học này.
Tuy nhiên, quá trình giảng dạy môn Âm nhạc còn nhiều bổ sung và
phát triển nên tôi nghĩ mình phải thường xuyên rèn luyện và bồi dưỡng để
giảng dạy tốt hơn.
Cho đến giờ, khối 1 trường tôi có kết quả như sau:
- Các em đều thích môn Âm nhạc.
16
Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc khối lớp 1
- Đa số các em hát đúng bài hát và sử dụng nhạc cụ gõ thành thạo.
- 50% loại giỏi.
- 45% loại khá.
- 5% loại trung bình.

- Nhiều em có thể bồi dưỡng làm nòng cốt văn nghệ của trường.
v. bµi häc kinh nghiÖm
Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của mỗi người cũng
phải được nâng cao về mọi mặt. Do đó tôi nghĩ mình cũng phải cố gắng
nhiều hơn nữa để giảng dạy ngày một tốt hơn. Vì những trăn trở đó, tôi
rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ sau:
* Đối với giáo viên:
- Tăng cường dự giờ, học hỏi đồng nghiệp.
- Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên để rút ra
phương pháp dạy tốt nhất.
- Trong các giờ học nên sáng tạo nhiều phương pháp mới để giờ
học thêm hấp dẫn.
- Sử dụng giáo cụ trực quan triệt để.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp.
- Thường xuyên đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến
môn học.
* Đối với học sinh
- Yêu thích môn học, trong lớp chăm chú nghe giảng.
- Biết nhận xét ưu khuyết điêm của bạn trong giờ học.
- Chuẩn bị đầy đủ sách và nhạc cụ gõ.
VI. Ph¹m vi ¸p dông ®Ò tµi
17
i mi phng phỏp dy hc m nhc khi lp 1
Vỡ iu kin thi gian khụng cho phộp v kh nng bn thõn cũn hn
ch nờn gii hn nghiờn cu ca tụi dng li phm vi nghiờn cu i mi
phng phỏp dy v hc m nhc khi lp 1 trong trng Tiu hc.
Mục LC
STT NI DUNG TRANG
1. Li m u 1
2. Phn A: Đặt vấn đề. 2

3. I. Lớ do chn tài. 2
4. II.Cơ sở lí luận. 2
5. III. Cơ sở thực tiễn. 5
6. IV. Mục đích nghiên cứu. 7
7. V.Nhiệm vụ nghiên cứu. 7
8. VI. Phng phỏp nghiên cứu 7
9. VII. Đối tợng nghiên cứu. 8
10. Phn B: Giải quyết vấn đề. 8
11.
I.Điều tra thực trạng.
8
12.
II. Biện pháp thực hiện.
10
13.
III. Khảo sát thực trạng.
10
14.
VI. Kết quả đạt đợc.
16
15.
V. Bài học kinh nghiệm.
17
16. VI. Phạm vi áp dụng đề tài. 17
17.
VII. Mục lục.
18
18

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×