Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Một số đặc điểm sinh học cơ bản của cây ngập mặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 10 trang )

Một số đặc điểm sinh học cơ bản của cây ngập mặn
Cây ngập mặn có hệ thống rễ phát triển. Ngoài những rễ ăn sâu ở dưới đất, các cây
này có nhiều rễ phát triển nổi trên mặt đất giữ cho cây đứng vững trong bùn nhão
không cố định.
1. Hệ rễ
Cây ngập mặn có hệ thống rễ phát triển. Ngoài những rễ ăn sâu ở dưới đất,
các cây này có nhiều rễ phát triển nổi trên mặt đất giữ cho cây đứng vững trong
bùn nhão không cố định. Các rễ nổi trên mặt đất còn có chức năng hô hấp trong
môi trường ngập nước, thiếu không khí. Thường mỗi ngày khi nước triều rút hết để
lộ ra toàn bộ phần rễ của cây.
Rễ thở (Rễ hô hấp): là loại rễ đâm ngược lên mặt đất từ hệ thống rễ cáp
ngầm ở phía dưới. Phần ngoài của rễ xốp và mềm, có nhiều khoang chứa không
khí cho cây sử dụng khi nước ngập cao
Rễ đầu gối: Là phần biến dạng của rễ ngầm, phình lên và trồi trên mặt đất,
sau đó lại đâm xuống dưới. Từ các phần nhô này lại mọc ra các rễ dinh dưỡng đâm
sâu xuống đất, như ở các loài thuộc chi Bruguiera có rễ gập hình đầu gối xuất phát
từ các rễ bên ở quanh gốc thân, từng đoạn một lại nổi lên trên mặt đất, lúc đầu
nhọn sau tù và nhẵn dần.
Rễ chống: Rễ này xuất phát từ thân và đâm xuống đất như ở Rhizophora,
Ceriops, đôi khi cũng gặp ở Kandelia candel. Rễ ngoài tác dụng làm giá đỡ cho
cây còn có chức năng thu nhận và dự trữ không khí.
Rễ không khí: Là loại rễ mọc từ thân hoặc cành thấp rồi đâm xuống phía
dưới nhưng thường không tiếp xúc với đất.
Rễ ốp: Rễ này thường mọc từ thân nhưng tạo nên những bản mỏng sát gốc,
giống như gốc bạnh ra.
Bạnh gốc: ở gốc thân của Kandelia candel và các loài thuộc chi Bruguiera
và Heritiera hình thành những bạnh gốc gần giống bạnh gốc của một số loài trong
rừng mưa nhiệt đới. Bạnh gốc có nhiều lỗ vỏ hoặc vỏ nứt dọc, lớp ngoài mềm có
tác dụng thu nhận không khí. Phía dưới bạnh gốc mọc ra nhiều rễ bên, làm nhiệm
vụ dinh dưỡng.
2. Thân


Các loài cây ngập mặn trưởng thành thường là loài ưa sáng, tán hình nón
khi còn non, phân cành gần sát gốc. Khi mọc riêng lẻ, phân nhánh nhiều nhưng khi
mọc thành quần thể hay quần xã cùng với các loài khác thì có hiện tượng tỉa thưa
tự nhiên mạnh.
Cấu tạo đặc trưng nhất của phần gỗ của hầu hết cây ngập mặn là có số
lượng mạch lớn, kích thước mạch bé và thành mạch dày so với các chi cùng họ
mọc ở các môi trường khác.
3. Lá
Trừ một số loài thuộc chi Sonneratia và Excoecaria có lá rụng nhiều vào
mùa đông ở miền Bắc, hoặc khi thời tiết bất lợi, còn phần lớn là cây thường xanh,
lá dày, nhẵn bóng, có lớp sáp mỏng ở cả 2 mặt. Biểu bì ở hầu hết các loài đều có
lớp cutin dày, các tế bào biểu bì trên thường lớn hơn tế bào biểu bì dưới.
Tuyến muối có ở cả mặt trên và mặt dưới lá, nhưng thường mặt trên nhiều
hơn mặt dưới. Ở hầu hết các loài, tầng hạ bì tập trung ở mặt trên, một số khác thì
có cả ở mặt dưới. Các tế bào của tầng hạ bì có màng mỏng, kích thước lớn hơn các
thành phần khác
Ở hầu hết các loài cây ngập mặn đều có tuyến tiết chất nhầy, tế bào chứa
tannin. Nhiều loài có mô cứng dị hình phát triển. Các tế bào mô cứng thường tập
trung bao bọc các gân lá, làm tăng độ cứng cho lá. Gân cứng thường có mô dày
góc ở sát biểu bì, do đó lá cây ngập mặn dòn hơn lá nhiều loài cây trong nội địa.
4. Các dạng quả và trụ mầm.
Quả và hạt cây ngập mặn có thể chia ra 2 dạng khác nhau:
-Dạng thứ nhất gồm các cây có quả và hạt thông thường như giá, ô rô, bần, quả
chín rụng xuống đất, hạt nảy mầm ngay thành cây con.
-Dạng thứ hai như các cây đước, vẹt, trang, dà thì hạt nảy mầm ngay khi
quả còn ở trên cây mẹ thành một bộ phận dài dính liền với quả gọi là trụ mầm. Khi
trụ mầm chín, tự tách ra khỏi quả rồi rụng xuống, cắm vào bùn mọc thành cây con.
-Các loài cây mắm, sú hạt cũng nảy mầm khi quả còn ở trên cây mẹ, nhưng
trụ và lá mầm được bao kín trong vỏ quả nên gọi là hiện tượng “nửa sinh con trên
cây mẹ”. Sinh con và nửa sinh con trên cây mẹ là các hiện tượng sinh sản đặc biệt

của rừng ngập mặn mà thường ở các rừng khác không có.
Hình 1: Rễ đầu gối của Vẹt dù
Hình 2: Rễ chống của Đước
Hình 3: Rễ thở của Bần chua
Hình 4: Tuyến muối trên lá Mắm biển

×