1
GIAI ĐOẠN
KIỂM THỬ CHẤP NHẬN
ThS. Nguyễn Khắc Quốc
IT Department – Tra Vinh University
2
Tổng quan
Mục đích
- Nhằm có được một xác nhận bằng văn bản từ phía người
sử dụng rằng ê kíp dự án đã giao nộp sản phẩm như đã giao
kèo.
Các công việc chính
- Trình diễn cho khách hàng, người sử dụng các chức năng
cơ bản của hệ thống.
- Ký nhận của người sử dụng
- Thực hiện các kiểm thử đã đưa ra trong kế hoạch kiểm thử
chấp nhận đã xây dựng trong giai đoạn kiểm thử hệ thống
Các tài liệu cần hoàn thành:
- Biên bản xác nhận của người sử dụng về các chức năng
của hệ thống và chấp nhận là đã đáp ứng những yêu cầu đặt
ra trong hợp đồng.
3
7.1 Nhập đề
- Một trong những vấn đề khó giải trong các dự án cỡ vừa,
nhỏ là người sử dụng, khách hàng thường chần chừ trả tiền
không phải vì lý do họ không đáp ứng các yêu cầu, mà bởi lẽ
họ sợ mất quyền chủ động điều khiển ê kíp dự án khi đã trả
xong tiền.
- Để tránh vấn đề này nên đưa ra kế hoạch kiểm thử chấp
nhận, được người sử dụng/khách hàng phê chuẩn trước khi
tiến hành kiểm thử chấp nhận.
- Khi kiểm thử chấp nhận, các thử nghiệm được đưa ra trong
kế hoạch ở phiên trình diễn hình thức phải tuân theo thứ tự
sao cho trình bày được mốc quan trọng là chữ ký chấp nhận
của người sử dụng.
4
7.2 Người chấp nhận sản phẩm
- Người đánh giá và chấp nhận sản phẩm đóng vai trò quan
trọng và then chốt,
- Đây là lần trình diễn sản phẩm với người sử dụng để họ
đánh giá xem đã đạt yêu cầu chưa.
- Một trong những tiêu chuẩn để mời tìm người tham gia
đánh giá chấp nhận sản phẩm là có đủ kinh nghiệm để thấy
được hệ thống có làm việc tốt hay không.
- Ngoài ra, đó là người có đủ thẩm quyền để ký nhận khi hệ
thống đã được những kết quả mong muốn như ghi trong hợp
đồng.
5
7.3 Vai trò quản lý dự án trong giai đoạn kiểm thử
chấp nhận
- Sắp xếp lịch trình, thời gian và địa điểm để tiến hành kiểm
thử chấp nhận.
- Phải kiểm tra, đôn đốc đảm bảo hệ thống đã được cài đặt
ổn thoả tại một địa điểm và thời gian thích hợp.
- Thông báo cho người sử dụng khi nào, ở đâu và thời gian
đánh giá kiểm thử.
- Không nên quên việc tiếp cận được và chọn đúng người có
thể tham gia đánh giá chấp nhận.
- Chạy thử các ví dụ kiểm thử, sau đó đề nghị người sử dụng
tìm cách tạo ra các tình huống trục trặc! lỗi gõ bàn phím, lỗi
chọn sai chức năng
6
7.3 Vai trò quản lý dự án trong giai đoạn kiểm thử
chấp nhận (tt)
- Ghi lại tất cả những gì chưa ổn.
- Tổ chức sửa càng nhanh càng tốt các khiếm khuyết tìm
được.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để buộc nghiệm thu được trôi
chảy
- Hệ thống phần cứng/phần mềm
- Căn bản kiểm thử
- Ký nhận các chức năng hệ thống
- Cung cấp các tài liệu cần thiết.
- Cần chú ý rằng chưa nên photocopy ra nhiều bản vì có thể
có những thay đổi từ phía người sử dụng và dự án.
7
7.3 Vai trò quản lý dự án trong giai đoạn kiểm thử
chấp nhận (tt)
Điều quan trọng
- Phải làm thế nào để người sử dụng biết rằng hệ thống đã
ổn
- Vấn đề còn lại là ký nhận vào văn bản một cách chính thức
- Rất có thể là sẽ phát hiện được những vấn đề có liên quan
tới các chức năng có thể phát hiện ra khi lần đầu sử dụng hệ
thống.
- Cần thuyết phục người sử dụng hệ sẽ giải quyết tốt sau một
thời khoản nào đó, càng sớm càng tốt.
8
7.4 Danh sách các bước kiểm tra chấp nhận
-Một số hạng mục công việc cần phải làm trước khi bàn giao:
+ Kế hoạch kiểm thử chấp nhận phải được biên soạn
đúng tiến độ, được người sử dụng ký nhận hoặc chỉnh lý khi
cần thiết.
+ Nếu ấn định một thời điểm thích hợp và phải được
người có trách nhiệm từ phía khách hàng chấp nhận, phù
hợp cho việc chạy các kiểm thử chấp nhận.
+ Cần bố trí chu đáo nhân sự trong êkíp dự án để
thực hiện tốt việc kiểm thử chấp nhận.
+ Những người tham gia trực tiếp bao gồm giám đốc
dự án để hội đàm và ký nhận và ít nhất là trưởng nhóm kỹ
thuật để giải quyết các vấn đề kỹ thuật
9
7.4 Danh sách các bước kiểm tra chấp nhận (tt)
- Mọi nguồn cần huy động cho lần kiểm thử chấp nhận phải
chuẩn bị chu đáo từ trước, bao gồm: Phần cứng, phần mềm,
các văn bản ký, các văn bản sao chép của văn bản chấp
nhận
- Chuẩn bị một tài liệu người sử dụng.
- Nhóm dự án phải chạy thử các mục trong kế hoạch kiểm
thử chấp nhận và thực hiện các chỉnh lý cần thiết.
- Thống nhất thứ tự tiến hành bàn giao và chấp nhận.
- Thủ tục này bao gồm:
+ Thứ tự kiểm thử,
+ Ai đưa vào dữ liệu,
+ Sẽ sử dụng trạm cuối nào trên mạng
10
7.4 Danh sách các bước kiểm tra chấp nhận (tt)
- Từ phía người sử dụng phải thấy các thoả thuận đã được
thực hiện,
- Phải ký nhận vào văn bản mỗi khi 1 kiểm thử nào đó thành
công và ký nhận tất cả sau khi đã thực hiện xong mọi kiểm
thử ổn thoả.
- Cần phải chuẩn bị các kiểm thử chấp nhận thật chu đáo.
- Đây là lần trình diễn chính thức đầu tiên với người sử dụng,
nên một chi tiết nhỏ mà do việc tổ chức và chuẩn bị không
chu đáo thì khách hàng sẽ do dự khi trả tiền cho chúng ta.
11
7.5 Chạy các kiểm thử chấp nhận
Nên tiến hành chạy thử theo phương thức:
+ Một nhân viên của nhóm gõ bàn phím, còn khách
hàng đứng xem.
+ Thông thường khách hàng thích tự đánh số liệu vào
máy tính, còn mọi người khác đứng xem.
- Vấn đề là cần phải xử lý như thế nào khi một kiểm thử nào
đó bị hỏng?
- Nếu không có gì trầm trọng có thể chỉ mất 30’ để sửa và
nhóm dự án sẽ cố gắng sửa.
- Trong trường hợp ngược lại có thể phải dừng bàn giao và
để hôm khác làm tiếp.
12
7.5 Chạy các kiểm thử chấp nhận (tt)
- Trong trường hợp có sự thay đổi, khách hàng có quyền
chạy lại tất cả các kiểm thử đã thực hiện trước đó
- Nên dành thời gian để người sử dụng có thể thử tạo ra vài
tình huống trục trặc đối với hệ thống sau mỗi lần kiểm thử.
- Kế hoạch kiểm thử chấp nhận chỉ quan tâm tới việc thử các
chức năng làm việc của hệ thống.
- Cần phải kiểm thử cả những phần không chạy, tất nhiên là
rất khó làm được, nên động viên người sử dụng đưa các dữ
liệu sai hay sử dụng các thủ tục không chính
13
7.6 Kết luận về giai đoạn chấp nhận
- Nhóm dự án thực hiện các thủ tục kiểm thử chấp nhận
trước đó, nên mỗi vấn đề khúc mắc quá hiển nhiên phải
được sửa trước khi người sử dụng chạy hệ thống.
- Các lỗi nhỏ thường là do tên câu lệnh sai, các thông báo
không đúng, các chữ viết tắt sai.
- Những vấn đề trầm trọng có thể nảy sinh là:
+ Những diễn giải sai về các yêu cầu,
+ Khách hàng có thể bỏ qua một màn hình…
+ Khách hàng không hiểu hoặc đã hiểu và đồng ý với
đặc tả chức năng, nhưng chủ quan lại cho là hệ thống chưa
giải quyết được bài toán đặt ra.
14
7.6 Kết luận về giai đoạn chấp nhận (tt)
- Trong một số trường hợp, bản thân người sử dụng có thể
thay đổi suy nghĩ của mình về một điểm nào đó hoặc bài toán
cũng có thay đổi đôi chút kể từ khi soạn ra các đặc tả chức
năng.
- Những tình huống rắc rối này phần lớn là do giai đoạn xác
định hoặc giai đoạn phân tích làm chưa thật chu đáo.
- Nếu cả hai bên đều chấp nhận rằng các đặc tả chức năng
chưa đúng hoặc gây nhập nhằng, cũng như khó hiểu thì phải
chấp nhận có những thay đổi trong hệ thống cho phù hợp.
15
7.6 Kết luận về giai đoạn chấp nhận (tt)
Các mốc quan trọng
+ Kế hoạch kiểm thử chấp nhận đã hoàn tất.
+ Các chuẩn bị (thời gian, địa điểm, thiết bị, phần
mềm, người tham gia) đã chu đáo.
+ Biên bản bàn giao
16
7.6 Kết luận về giai đoạn chấp nhận (tt)
Bản kê các công việc
17
Câu hỏi thảo luận
1. Liệt kê những người tham gia và những thứ cần chuẩn bị
cho buổi bàn giao chấp nhận?
2. Tại sao các kiểm thử được xác định trong kế hoạch kiểm thử
chấp nhận không thích hợp với các kiểm thử chi tiết, cẩn thận?
3. Nếu một vài trục trặc là do xác định hay phân tích sơ sài và
chỉ phát hiện khi bàn giao chấp nhận.