Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

báo cáo thực tập khoa vật lý -đại học vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.22 KB, 15 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nhiệm vụ thực tập, thực hiện quan sát, thu thập thông
tin và viết báo cáo, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy cô
giáo khoa Vật lý trường đại học Vinh, sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị
Tuyết Hạnh- giảng viên khoa Quản lý Học viện quản lý Giáo dục. Chúng em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tời các Thầy các Cô.
Chúng em cũng xin gửi tới các thầy cô giáo của Học viện Quản lý giáo dục
lời cảm ơn chân thành về sự nhiệt tình trong giảng dạy, đã cung cấp cho chúng
em những kiến thức cơ bản về quản lý và quản lý giáo dục, làm cơ sở cho chúng
em trong hoạt động thực tập tại cơ sở.
Vì thời gian thực tập ngắn, vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn
chưa nhiều nên mặc dù các thành viên trong nhóm đã có nhiều cố gắng nhưng
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong muốn nhận được
từ các Thầy Cô và các bạn những chỉ dẫn và góp ý để định hướng cho chúng em
trong thời gian học tập tiếp theo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội,
Nhóm thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập cơ sở là hoạt động giúp SV bước đầu quan sát, tìm hiểu hoạt
động quản lý của một CV ở một vị trí công tác cụ thể, sử dụng kiến thức KHQL
đã được trang bị để phân tích, đánh giá về các hoạt động đó, từ đó rút ra bài học
cho nghề nghiệp của SV trong tương lai
Đối với những sinh viên theo học hệ đào tạo cử nhân chuyên ngành Cử
nhân Quản lý giáo dục, qua đợt thực tập sẽ giúp sinh viên tìm hiểu các hoạt
động quản lý giáo dục trong thực tế, hoạt động của một cơ quan quản lý giáo
dục, của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác, hoạt động của một cá nhân cụ
thể trong hệ thống quản lý. Từ đó, sinh viên có điều kiện được khẳng định và bổ
sung thêm những kiến thức cơ bản về quản lý và quản lý giáo dục cũng như ý
thức nghề nghiệp trong tương lai. Sinh viên biết vận dụng các kiến thức về quản
lý và quản lý giáo dục để tìm hiểu, phát triển và đánh giá các hoạt động của một


công việc tác nghiệp cụ thể cũng như các hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo
dục và các cơ quan quản lý giáo dục. Đồng thời đợt thực tập cũng giúp sinh viên
có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thực tiễn, có ý thức học tập, rèn luyện
để chuẩn bị kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp trong tương lai.
Trường Đại học Vinh là một trường đại học đa ngành lớn của Việt
Nam, là trung tâm đào tạo nhân lực và nhân tài cho khu vực Bắc Trung Bộ cũng
như cả nước, có bề dày lịch sử phát triển hơn 50 năm. Đồng hành cùng với nhà
trường từ khi mới thành lập, khoa Vật lý là một trong những khoa có thành tích
nổi bật trong công tác quản lý và hoạt động giảng dạy, học tập, với đội ngũ cán
bộ giảng viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, có trình độ quản lý, chuyên môn
cao; cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, khang trang…Đây là những điều kiện vô
cùng thuận lợi để những sinh viên chuyên ngành Quản lý giáo dục như chúng tôi
có thể tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, bổ xung thêm kiến thức, kĩ
năng cho bản thân. Mặt khác, khi lựa chọn chuyên ngành Quản lý giáo dục để
học tập, chúng em mong muốn được đào tạo trang bị những kiến thức kĩ năng
quản lý để có thể làm việc một cách chuyên nghiệp trong các vị trí chuyên viên
tham gia quản lý đào tạo ở một cơ sở giáo dục.
Với lý do đó, nhóm chúng em đã chọn khoa Vật lý – Đại học Vinh là địa
điểm thực tập để trực tiếp quan sát, tìm hiểu hoạt động tác nghiệp của thầy giáo
trợ lý đào tạo, nhằm làm rõ các yếu tố quản lý trong hoạt động nghiệp vụ ở vị trí
này, xác định các kiến thức kĩ năng cần trang bị để đáp ứng yêu cầu công tác và
rút ra những bài học kinh nghiệp cho nghề nghiệp của bản thân trong tương lai
Báo cáo của nhóm được chia thành ba phần chính:
Phần 1: Giới thiệu chung về trường Đại học Vinh và khoa Vật lý
Phần 2: Phân tich hoạt động của Trợ lý đào tạo khoa vật lý
Phần 3: Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm
Phần 1: Giới thiệu chung về khoa vật lý
I.Quá trình hình thành và phát triển
1.Trường Đại học Vinh
a. .Giới thiệu chung:

 Năm thành lập:1959
 Thể loại:Đại học công lập
 Hiệu trưởng:PGS,TS Nguyễn Ngọc Hợi
 Sinh viên đại học:khoảng 20.000
 Học viên sau đại học:khoảng 280 học viên cao học và 47 nghiên
cứu sinh
 Khoa:17 khoa đào tạo
 Địa chỉ:182 đường Lê Duẩn,thành phố Vinh,Nghệ An
 Điện thoại:038.866452
 Website:
b. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngày 16/07/1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị Định số 375/NĐ
thành lập Phân hiệu Đại học sư phạm Vinh, đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ
trong nền Giáo dục Việt Nam hiện đại. Ba năm sau đó, ngày 28/08/1962, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục ký quyết định số 637/QĐ chuyển Phân hiệu Đại học sư
phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh. Ngày 25/04/2001, Thủ tướng Chính
phủ ký quyết định số 621/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học sư phạm Vinh
thành Trường Đại học Vinh, khẳng định sự trưởng thành của nhà trường trong
xu thế hội nhập và phát triển nền Giáo dục đại học nước nhà.
Quá trình xây dựng và phát triển từ Đại học sư phạm Vinh đến trường Đại
học Vinh luôn là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, công chức, học sinh, sinh
viên và học viên của trường. Năm học 2009 – 2010 khắc ghi dấu ấn sâu đậm
đối với lịch sử trường – là năm học nhà trường tròn nửa thế kỷ xây dựng và
trưởng thành. Qua 50 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trải qua bốn chặng
đường cơ bản sau:
- Từ Phân hiệu Đại học sư phạm Vinh đến Trường Đại học sư phạm Vinh,
chặng đương đầu tiên (1959 – 1965)
- Trường Đại học sư phạm Vinh trong những năm sơ tán (1965 – 1973
- Trường Đại học sư phạm Vinh vượt qua khó khăn, từng bước mở rộng
theo hướng đa ngành (1973 – 2001)

- Trường Đại học Vinh – bước phát triển mới từ 2001 đến nay.
* Các mặt hoạt động của Trường Đại học Vinh từ năm 2001 đến nay:
- Về mặt hoạt động đào tạo: Trường Đại học Vinh đã thực hiện nhiệm vụ
đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực, là trường Đại học đầu tiên trong cả
nước được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện mô hình chuyển từ đào
tạo đơn ngành sang đào tạo đa ngành, mở đầu cho xu hướng đổi mới của
Giáo dục Đại học Việt Nam nhắm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực của xã
hội.
- Quy mô đào tạo: cho đến năm học 2009 – 2010, thời điểm chuẩn bị cho kỉ
niệm 50 năm thành lập, quy mô đào tạo của trường như:
+ Hệ đào tạo Đại học: có 18 khoa với 45 ngành đào tạo đại học, gần 34.000
sinh viên.
+ Giáo dục phổ thông: khối Trung học phổ thông(THPT) chuyên ngoài
nhiệm vụ đào tạo học sinh khối chuyên hệ THPT với năm chuên môn: Toán,
Tin, Lý, Hóa,
Tiếng Anh. Trương còn được giao nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức cho hệ dự
bị đại học và cử tuyển, sinh viên nước
ngoài và THPT không chuyên. Tổng số học sinh của khối trê
- Hệ đào tạo sau Đại học: Kể từ năm 1976, khi trường nhận nhiệm vụ bồi
dưỡng sau đại học, đến 2009 đã có 24 khóa. Trường đào tạo cao học cấp
bằng Thạc sĩ cho 28 chuyên ngành.
- Đội ngũ cán bộ, công chức(CB,CC): có 856 CB,CC, trong đó có 583 giảng
viên với chức danh, trình độ đào tạo như sau: 3 Giáo sư, 34 Phó Giáo sư, 4
Giảng viên cao cấp, 133 Giảng viên chính, 108 Tiến sĩ và 327 Thạc sĩ. Có
274 chuyên viên, kĩ thuật viên, cán bộ hành chính phục vụ.
- Quá trình đào tạo bước đầu thực hiện theo hướng tín chỉ, phương pháp
giảng dạy được đổi mới theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và
phương tiện kĩ thuật hiện đại vào quá trình dạy – học, sử dụng bài giảng điện
tử, dạy học trực tiếp, phát huy tính tích cực, chủ động của người học.n là
1.000 em.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học có những tiến bộ vượt bậc. Từ năm 2001
đến năm 2009, Trường Đại học Vinh đã thực hiện 38 đề tài cấp Nhà nước,
164 đề tài cấp Bộ và 1.001 để tài cấp sơ sở(trường).
2 Khoa Vật lý
a.Giới thiệu chung:
 Năm thành lập:1961
 Trưởng khoa:TS Đoàn Hoài Sơn
 Tổng số cán bộ:30
 Địa chỉ:Khoa vật lý,đại học Vinh,182 lê Duẩn,thành phố
Vinh,Nghệ An
 Điện thoại:038.3855777
 Website:
b. Lịch sử hình thành và phát triển:
Khoa Vật lý – Trường Đại học Vinh ngày nay mà tiền thân là bộ
môn Vật lý chỉ gồm 11 cán bộ, được Bộ Giáo dục ra quyết định thành
lập vào tháng 8/1961 và do thầy Võ Văn Thu làm Trưởng bộ môn. Đến
tháng 8/1962 Bộ Giáo dục ra quyết định thành lập ba khoa: khoa Văn,
khoa Toán và khoa Lý – Hóa – Sinh, đồng thời chuyển phân hiệu
Trường Đại học sư phạm Vinh thành Trường Đại học sư phạm Vinh.
Khoa Lý – Hóa – Sinh đầu tiên do thầy Hoàng Quý làm chủ nhiệm khoa.
Năm 1963 Bộ Giáo dục quyết định thành lập khoa Vật lý thuộc Trường
Đại học sư phạm Vinh, do thầy giáo Hoàng Quý làm chủ nhiệm khoa,
Thời kỳ đầu khoa có hai tổ bộ môn:
- Bộ môn Cơ nhiệt – Thiên văn do Thầy Nguyễn Đình Doãn làm tổ
trưởng.
- Bộ môn Điện quang – Vật lý nguyên tử do Thầy Nguyễn Quyên làm tổ
trưởng.
Đến những năm 1969 – 1970, khoa bắt đầu đào tạo hệ sư phạm 4
năm, khóa đào tạo đông nhất năm 1970 của khoa Vật lý đã lên tới 700
sinh viên. Trải qua hơn 8 năm trường kỳ gian khổ, khoa Vật lý đã cùng

với các khoa ngành sư phạm trong đại gia đình của Trường Đại học Vinh
trưởng thành trong những năm chống Mỹ cứu nước.
Trong những năm xây dựng trong hòa bình, khoa Vật lý đã cùng với đại
gia đình Đại học sư phạm Vinh bắt tay xây dựng lại sơ sở vật chất từ đầu
và tiếp tục sự nghiệp đào tạo. Năm học 1977 – 1978 khoa Vật lý bắt đầu
mở khóa hệ đào tạo sau đại học. Đây là một sự chuyển biến về chất,
đánh dấu bước phát triển mới nhằm đào tạo cán bộ cho khoa và các
trường đại học khác.
Bước sang thời kỳ đất nước đổi mới, khoa Vật lý đã đi đầu trong việc
thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo, đa dạng hóa các loại
hình đào tạo để từng bước phát triển Trường Đại học sư phạm Vinh
thành Trường Đại học Vinh đa ngành. Mở rộng quy mô đào tạo, nâng
cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học.
Năm 1990 khoa đã mở 2 chuyên ngành đào tạo cao học Thạc sĩ và
nghiên cứu sinh, chiếm 2/7 chuyên ngành đào tạo sau đại học đầu tiên
của nhà trường. Chuyên ngành Quang học và chuyên ngành Phương
pháp giảng dạy vật lý phổ thông.
Năm 1993 khoa liên kết với Trường Đại học Bách khoa Hà nội đào tạo
hệ cử nhân cao đẳng các ngành Điện tử viễn thông, hệ thống điện, quản
trị kinh doanh…
Năm 1994 khoa liên kết với Trường Đại học Kiến trúc Hà nội, đào tạo
kỹ sư xây dựng,
Năm 1999 khoa mở thêm các ngành đào tạo hệ cử nhân khoa học hệ
chính quy và cử nhân khoa học hệ tại chức.
Năm 2007 khoa mở thêm mã ngành đào tạo hệ cử nhân chính quy Vật lý
– Tin học ứng dụng.
Cán bộ khoa Vật lý đã không ngừng học tập và nâng cao trình độ, nhiều
cán bộ của khoa đã được đi đào tạo tiến sĩ ở các nước tiên tiến và nhiều
cán bộ được phong hàm Phó giáo sư…Đến nay khoa đã hợp tác đào tạo,
nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng cán bộ với Viện Vật lý, Viện khoa

học Vật liệu – viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện khoa học kỹ
thuật quân sự và Viện hàn lâm khoa học Ba Lan để tổ chức các hội thảo
khoa học cấp quốc gia và đào tạo sau đại học.
II. Chức năng,nhiệm vụ của khoa vật lý
 Đào tạo hệ đại học: cử nhân sư phạm ngành vật lý,cử nhân khoa
học ngành vật lý và cử nhân vật lý- Tin học ứng dụng.
 Đào tạo thạc sĩ: chuyên ngành quang học và chuyên ngành phương
pháp.
 Đào tạo tiến sĩ: chuyên ngành quang học và chuyên ngành phương
pháp giảng dạy vật lý.
 Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ: các hướng nghiên
cứu chính của khoa là: quang học- quang phổ, vật lý lý thuyết, công
nghê nano, vật lý hạt nhân nguyên tử, nghiên cứu ứng dụng công
nghệ điện tử…
Phần 2:Mô tả,phân tích hoạt động của Trợ lý đào tạo khoa.
I.Đặc điểm tình hình hoạt động của khoa Vật lý_Đại học Vinh
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển,khoa vật lý đã ngày càng lớn
mạnh,khẳng định thương hiệu của mình trên khắp cả nước.Hiện nay,công tác
giảng dạy của khoa bao gồm nhiều bộ phận,trong đó có 5 bộ môn chính đó là:Bộ
môn phương pháp giảng dạy,bộ môn vật lý lý thuyết,bộ môn quang học_quang
phổ,bộ môn vật lý đại cương và bộ môn vật lý kỹ thuật.
Công tác đào tạo của khoa phân thành 3 mảng chính:
Một là:Đào tạo đại học hệ chính quy:Với bề dày 50 năm,khoa vật lý đã đào
tạo hơn 5000 giáo viên vật lý có trình độ đại học cung caaos cho hệ thống giáo
dục nước nhà.Nhiều cán bộ đào tạo từ khoa vật lý đang giữ các vị trí quan trọng
trong bộ máy quản lý các cấp ngành giáo dục và trong toàn xã hội.Thương hiêu
“giáo viên vật lý đào tạo từ đại học sư phạm vinh” đã được khẳng định trên toàn
quốc.
Từ năm 2003 đến nay,khoa vật lý có 2 mã ngành đào tạo chính quy là cử
nhân sư phạm(hệ A)và cử nhân khoa học(hệ B).Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm là

50-60 sinh viên hệ A và 100-120 sinh viên hệ B.Đối tượng tuyển sinh la học
sinh có bằng tốt nghiệp THPT trên địa bàn toàn quốc,thi khối A,đạt điểm chuẩn
do trường quy định,được Bộ giáo dục và đào tạo phê duyệt.Hàng năm,tỷ lệ sinh
viên tốt nghiệp ra trường đạt 98%,trong đó sinh viên tốt nghiệp loại giỏi đạt từ
5% trở lên,loại khá đạt từ 35%đến 40%.Sinh viên khoa vật lý được sinh hoạt
trong tổ chức đoàn thanh niên và hội sinh viên của trường.Liên chi đoàn khoa và
liên chi hội sinh viên khoa luôn là đơn vị dẫn đàu trong phong trào
Đoàn,Hội.Các sinh viên ưu tú được xem xét kết nạp vào Đảng cộng sản Việt
Nam.Hàng năm,có 5_10 sinh viên được kết nạp vào Đảng.
Hiện nay,khoa đang đồng thời thực hiên 2 hình thức đào tạo đối với hệ cử
nhân vật lý chính quy:Đào tạo theo niên chế học phần đối với khoa 46,47 và đào
tạo theo học chế tín chỉ đối với khóa 48,49.Mặc dù mới được thực hiện từ năm
học 2007-2008,chương trình,giáo trình đang được bổ sung,hoàn thiện,song tập
thể cán bộ,giảng viên và sinh viên đoàn kết,nhất trí cao và quyết tâm khắc phục
mọi khoa khăn thực hiện tốt công tác giảng dạy,học tập.
Hai là: Đào tạo sau đại học:Với tiềm lực mạnh về đội ngũ cán bộ, cơ sở
vật chất và bề dày truyền thống đào tạo giáo viên, cán bộ nghiên cứu, Khoa Vật
lý là một trong năm khoa đầu tiên của trường Đại học sư phạm Vinh được Bộ
Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo Sau Đại học (từ năm 1976).
Từ năm 1993 đến nay Khoa có hai mã ngành đào tạo Sau đại học cấp bằng
Thạc sĩ và Tiến sĩ là chuyên ngành Quang học và chuyên ngành Lý luận và
Phương pháp dạy học vật lý. Trong hơn 10 năm qua đã đào tạo 20 tiến sĩ và hơn
150 Thạc sĩ, các cán bộ được đào tạo Sau Đại học tại Khoa đã nhanh chóng
trưởng thành và phát huy vai trò đầu đàn trong công tác chuyên môn ở nhiều
trường Đại học, Cao đẳng, THPT và THCS trong cương vị công tác của mình.
Hiện nay, ngoài đào tạo tại Đại học Vinh, các chuyên ngành trên còn được
mở tại: Đại học Đồng Tháp, Đại học Sài Gòn (thành phố Hồ CHí Minh), thị xã
Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn học
thuật của người học trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục ở tất cả các cấp
học bậc học.

Ba là:Đào tạo đại học hệ vừa học vừa làm(hệ tại chức).
Từ năm 1997 đến nay khoa Vật lý phối hợp với khoa Toán trường Đại học
Vinh đào tạo Cử nhân sư phạm Toán Lý hệ vừa học vừa làm; đối tượng tuyển
sinh là giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư
phạm Toán Lý, Lý – Kỹ thuật công nghiệp, Lý – Tin. Các lớp được mở thường
xuyên ở các tỉnh thành trong cả nước, kế hoạch cụ thể do Trung tâm giáo dục
thường xuyên nhà trường thông báo. Hình thức đào tạo linh hoạt đã tạo cơ hội
học tập cho mọi người trong đối tượng tuyển sinh.
Trong 10 năm qua Khoa đã nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn (từ
Cao đẳng sư phạm lên Cử nhân sư phạm) cho hàng ngàn giáo viên Toán, Lý và
cán bộ quản lý giáo dục ở các tỉnh phía Bắc miền Trung, góp phần xây dựng đội
ngũ nhà giáo vững mạnh trong công cuộc chấn hưng giáo dục nước nhà.
Hiện nay (2008) khoa đang đào tạo 20 lớp (khoảng 1400 học viên) hệ vừa học
vừa làm ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình.
II Phân tích hoạt động của trợ lý đào tạo(TLĐT).
1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khoa vật lý



Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của khoa,ta thấy ban chủ nhiệm khoa bao gồm 3
thành viên:
.Trưởng khoa:Ts Đoàn Hoài Sơn_Phụ trách chung.
TRƯỞNG KHOA
Phó trưởng khoa Phó trưởng khoa
I
Hội đồng khoa học
Khoa
Trợ lý khoa
.Phó khoa I:TS Lưu Tiến Hưng_phụ trách công tác đào tại
chức,liên kết.

.Phó khoa II:TS Phạm Thị Phú_phụ trách công tác đào tạo đại
học hệ chính quy.
.Trợ lý đào tạo:ths Nguyễn Tiến Dũng_giúp việc cho Ban chủ
nhiệm khoa,trực tiếp là phó khoa II về công tác đào tạo.
Do điều kiện, thời gian không cho phép cho nên trong khuôn khổ phạm
vi báo cáo, chúng tôi chỉ tập trung sâu vào tìm hiểu mảng hoạt động công việc
chinh của Trợ lý đào tạo_thầy Nguyễn Tiến Dũng. Cô Phú cùng trợ lý đào tạo tổ
chức thực hiện các hoạt động chung về mặt đào tạo của khoa: thời khoá biểu,
lịch thi, phân công cán bộ coi thi, đánh phách, rọc phách, chỉ đạo chấm thi, coi
thi, theo dõi tiến độ thực hiện công tác giảng dạy theo kế hoạch của cán bộ,
giảng viên trong khoa cùng các hoạt dộng bổ trợ khác như: câu lạc bộ học tập,
ngoại khoá, thi olympic Vật lý, thi nghiệp vụ sư phạm…

2.Tiêu chuẩn,chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của TLĐT khoa vật lý
a.Tiêu chuẩn của TLĐT:
-TLĐT khoa là chức danh do nhà trường quy định,trưởng khoa đề nghị và
hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm.
-TLĐT được lựa chọn từ các giảng viên hoặc cán bộ đã tốt nghiệp đại học
và đang làm công tác giảng dạy tại khoa Vật lý.TLĐT phải đáp ứng các tiêu
chuẩn sau:
+Có tinh thần trách nhiệm trong công tác,nhiệt tình đối với nhiệm vụ
được giao.
+ Hiểu biết về đường lối,chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà
nước,các quy định của Bộ giáo dục và đào tạo và của Nhà trường về tổ chức đào
tạo,kiểm tra,thi và công nhận tốt nghiệp,về các chế độ chính sách,quy định về
công tác học sinh,sinh viên .
+Nắm vững quy chế đào tạo hệ chính quy theo học chế tín chỉ ban hành
kèm theo quyết định số 43/2007/QĐBGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ giáo dục
và đào tạo.
+Nắm vững mục tiêu,chương trình đào tạo,các hình thức đào tạo,các quy

trình công tác đào tạo và quản lý sinh viên.
-Yêu cầu về đào tạo,kỹ năng:
+Thành thạo vi tính văn phòng
+Có kỹ năng ,nắm vững cách thức soạn thảo các loại văn bản.
+Có kỹ năng giao tiếp tốt.
+Có khả năng phối hợp làm việc.
b.Chức năng của TLĐT:
Trợ lý khoa là người giúp việc cho ban chủ nhiệm khoa,trực tiếp là phó
khoa phụ trách đào tạo đại học hệ chính quy trong việc quản lý,điều hành khoa
về mặt hành chính.
c.Nhiệm vụ của TLĐT:
-Quản lý các loại văn bản đến và đi có liên quan đến khoa,tổ bộ môn và
giảng viên thuộc hkoa quản lý.
-Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ năm học(hội nghị học tập,thực tập sư
phạm…)
-Nhận đánh,rọc phách và giao bài cho cán bộ chấm thi,chỉ đạo tổ chức chấm
thi…
-Soạn thảo các loại văn bản phục vụ hoạt động đào tạo của khoa.
-Liên lạc,thông báo các công tác cụ thể của khoa đến các tổ trưởng bộ môn
hoặc trực tiếp với các giảng viên đảm nhiệm.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban chủ nhiệm khoa giao.
3.Mô tả,phân tích hoạt động công việc cụ thể của TLĐT
Thầy Nguyễn Tiến Dũng - giảng viên, thạc sĩ thuộc bộ môn Vật lý lý
thuyết được giao trọng trách là trợ lý đào tạo của khoa Vật lý- Đại học Vinh.
Sau 3 tuần thực tập,quan sát,nhóm chúng tôi đã tìm hiểu được 1 số những
công việc,nhiệm vụ cụ thể của TLĐT khoa vật lý_Đại học Vinh như sau:
3.1.Lập kế hoạch đầu năm
3.1.1.Quy trình:
-TLĐT lập kế hoạch năm học(thời khóa biểu dự kiến)cho từng học kỳ và cho
cả năm học.

-Để có thời khóa biểu dự kiến,TLĐT phải làm việc với các tổ trưởng bộ môn
và các giảng viên nhằm tìm hiểu điều kiện,hoàn cảnh của mỗi giảng viên,tìm
hiểu số lượng sinh viên đăng ký từng môn học cụ thể.Từ đó:
+Thống kê số giờ dạy của các hệ.
+Thống kê số giờ lao động của mỗi cán bộ trong khoa tùy điều kiện của
mỗi người.Chú ý những trường hợp miễn tiết,phụ cấp…Sau đó tập hợp lên hội
đồng đào tạo khoa.
+Hội đồng đào tạo khoa xử lý,cân đối,chia trung bình giữa các tổ chuyên
môn.Trường hợp những giảng viên ít giờ,thì có thể xen giờ hoặc bù giờ vào dạy
hệ tại chức.
+TLĐT gửi thời khóa biểu dự kiến đã được khoa xử lý lên phòng đào tạo để
phòng đào tạo bổ sung,hoàn chỉnh.
+TLĐT nhận kế hoạch hoàn chỉnh từ phòng đào tạo,thông báo đén từng cán
bộ giảng viên,triển khai thực hiện các công việc cụ thể theo kế hoạch.
3.1.2.Nhận xét:
Đây là 1 nhiệm vụ quan trọng thể hiện việc thực hiện chức năng kế hoạch của
công tác quản lý đào tạo của 1 trợ lý khoa.Việc thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch
đầu năm học giúp cho trợ lý có sự định hướng thực hiện công việc trong quá
trình quản ly của 1 năm học.Nó đồng thời là cơ sở để huy động các nguồn lực
phục vụ công tác đào tạo của khoa,là căn cứ để triển khai các nhiệm vụ năm học
cụ thể cũng như việc kiểm tra,đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ đó có đạt
được mục tiêu hay không?
Việc xây dựng kế hoạch của các trường nói chung,của khoa nói riêng phải
đảm bảo nguyên tắc SMART,đáp ứng các yêu cầu chung về quy trình xây dựng
kế hoạch.Ngoài ra,nó phải đảm bảo tính dân chủ,cong khai,minh bạch,công bằng
Ở đây,quy trình xây dựng kế hoạch năm học được diễn ra đúng với trình tự
chung của quy trình lập kế hoạch trong quản lý:
+Tìm hiểu thực trạng của khoa:số lượng sinh viên đăng ký môn học,điều
kiện các cán bô,giảng viên…
+Đề ra các mục tiêu,chỉ tiêu cần đạt:Dựa trên căn cứ là chiến lược phát

triển của nhà trường nói chung và khoa Vật lý nói riêng, xem xét mục tiêu trong
từng giai đoạn và cụ thể trong năm nay phải hoàn thành mục tiêu gì, mặt khác
cũng phải dưạ trên nguồn lực của khoa để đưa ra mục tiêu mang tính khả thi.
( Đảm bảo nguyên tắc smarter).Cụ thể:
Thống kê tổng số giờ dạy của các hệ,số giờ lao động của mỗi cán bộ,giảng viên
cần đạt…
+Trên cơ sở đó lập kế hoạch dự kiến.
+Trình cấp trên phê duyệt:Trình Ban chủ nhiệm khoa xử lý,bổ sung.
+Gửi phòng chức năng hoàn thiện:gửi phòng đào tạo xử lý,hoàn chỉnh.
+Tổ chức triển khai thực hiện công việc cụ thể.
Quy trình này phù hợp với nội dung chuyên môn của cách thức lập kế hoạch.
Đồng thời,trong quá trình lập kế hoạch năm học,TLĐT triển khai tìm hiểu
các điều kiện,hoàn cảnh,nguyện vọng của mỗi cán bộ,giảng viên trong
khoa.Việc này vừa giúp TLĐT xây dựng 1 kế hoạch hợp lý,tránh tình trạng
chồng chéo,giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ của cán bộ,giảng viên được
thuận lợi,thông suốt,vừa thể hiện sự gần gũi,quan tâm tới hoàn cảnh các đồng
nghiệp trong khoa,tạo bầu không khí thoải mái,góp phần nâng cao hiệu quả làm
việc.
Việc lập kế hoạch đầu năm được trình lên Ban chủ nhiệm khoa phê duyệt
thể hiện mối quan hệ tương tác qua lại 2 chiều giữa lãnh đạo khoa và
TLĐT.Điều này thể hiện rõ nét vai trò của TLĐT là người trợ giúp cho ban chủ
nhiệm khoa trong công tác quản lý khoa nói chung về mặt hành chính.
3.2.Phối hợp với phòng đào tạo xây dựng thời khóa biểu cho sinh viên.
3.2.1.Quy trình:
Đối với sinh viên khóa 47_đào tạo theo niên chế_thời khóa biểu được phòng
đào tạo xếp dựa trên số lượng các lớp cố định và các môn học dự kiến.
_Đối với khóa 48,49,50_đào tạo theo tín chỉ,thời khóa biểu được sắp xếp theo
hình thức cho sinh viên đăng ký các môn học.Cụ thể như sau:
+ đầu năm học,phòng đào tạo thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương
trình học trong từng học kỳ,danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến

sẽ được học,điều kiện tiên quyết để được đăng ký cho từng học phần,lịch kiểm
tra và thi,hình thức kiểm tra và thi đối với từng học phần.
+ Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ,tùy theo điều kiện và khả năng học tập của bản
thân,từng sinh viên phải đăng ký các học phần dự định học trong học kỳ với
phòng đào tạo của trường qua phần mềm hỗ trợ hoạt động công tác quản lý.
+ TLĐT dựa trên số lượng sinh viên đăng ký các học phần sẽ phân công lớp
và cán bộ giảng dạy cho từng bộ môn trong toàn khoa mình phụ trách.
3.2.2.Nhận xét:
Đây là nhiệm vụ đặc trưng cho hình thức đào tạo theo tín chỉ được triển khai ở
đại học Vinh bắt đầu từ năm 2007. Hoạt động này thể hiện rõ nét việc thực hiện
chức năng kế hoạch của TLĐT cũng như sự phối kết hợp chặt chẽ với các phòng
ban khác trong nhà trường.
Để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi TLĐT phải hiểu rõ về nội dung
quy định tại điều 10,chương II,quy chế đào tạo đại học, cao đẳng.
Với nhiệm vụ này, cùng với Phòng Đào tạo, TLĐT trực tiếp tìm hiểu,
nắm rõ số lượng sinh viên đăng ký từng môn học cụ thể, tìm hiểu điều kiện,
nguyện vọng của mỗi giảng viên trong khoa, số lượng các lớp học. Từ đó bố trí
cán bộ giảng viên phụ trách từng môn. Điều này có nghĩa là TLĐT đã đi từ việc
tìm hiểu thực trạng, tình hình chung, sau đó lựa chọn cách giải quyết hợp lý, khả
thi nhất, đảm bảo nguyên tắc SMART.
Thực hiện tốt hoạt động này đảm bảo cho trợ lý quản lý một cách chính
xác thời khóa biểu của mỗi sinh viên, làm cơ sở cho việc kiểm tra đột xuất ý
thức học tập sinh viên trong toàn khoa.
Mặt khác, đối chiếu với nội dung quy định tại điều 10, chương II, quy
chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy, có thể thấy trình tự thực hiện như
trên là hoàn toàn phù hợp. Điều đó chứng tỏ Thầy đã tích cực tìm tòi, nghiên
cứu kỹ các văn bản, quy chế có liên quan đến hình thức đào tạo theo học chế tín
chỉ, cụ thể là Quy chế “Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ” và Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua đó, Thầy đã thể hiện tinh thần trách

nhiệm và thái độ cầu tiến trong công việc
3.3.Tham gia vào công tác tổ chức thi kết thúc học phần cho sinh viên
3.3.1.Quy trình:
-Cuối kỳ,nhà trường có lịch thi chung cho các sinh viên trong trường.
_TLĐT có nhiệm vụ tổ chức thi cho các bộ môn trong khoa mình.Các công
việc cụ thể của TLĐT trong công tác tổ chức thi bao gồm như sau:
+Công tác chuẩn bị:
.Đôn đốc các tổ trưởng chuyên môn ở khâu ra đề thi.
.Chuẩn bị phòng thi cùng các điều kiện thiết bị vật chất đảm bảo cho ca
thi diễn ra thuận lợi(bàn ghế,điện…)
.Chuẩn bị giấy thi,giấy nháp…
.Bố trí cán bộ coi thi hợp lý
.Thông báo lịch thi cụ thể cho sinh viên biết trước ít nhất 1 tuần.
.Nhận đề thi từ cán bộ,giảng viên phụ trách mỗi môn thi.
.Giao đề thi cho cán bộ coi thi.
+Trong quá trình thi:TLĐT thường xuyên theo dõi,kiểm tra hoạt động của
giảng viên và sinh viên có nghiêm túc hay không để kịp thời xử lý;Kiểm tra các
điều kiện vật chất có đảm bảo cho hoạt động thi diễn ra bình thường hay
không?
+Sau khi kết thúc buổi thi:
.TLĐT nhận bài thi từ cán bộ coi thi.
.Lên phòng kiểm định đánh số phách,cắt phách.
.Giao bài cho cán bộ chấm thi và phổ biến về quy định,nguyên tắc chấm thi cho cán bộ
chấm thi thực hiện nghiêm túc,đúng quy định và thời gian.
Sau khi cán bộ văn phòng phụ trách về điểm thông báo kết quả thi của sinh
viên,TLĐT lập danh sách sinh viên phải thi lại và tiếp tục quy trình tổ chức thi
lại cho sinh viên như quy trình tổ chức thi két thúc học phần ban đầu.Tuy
nhiên,việc tổ chức thi lại do phòng kiểm định phụ trách.TLĐT có nhiệm vụ phối
hợp với phòng kiểm định phân công cán bộ coi thi,chuẩn bị lịch thi,phòng thi cụ
thể.

3.3.2.Nhận xét:
Hoạt động tổ chức thi kết thúc học phần và thi lại cho sinh viên là hoạt động mang tính
chất thường niên của trường nói chung và của khoa vật lý nói riêng nằm trong chương
trình đào tạo sinh viên.Hoạt động này thể hiện rõ nét việc thực hiện chức năng tổ chức,chỉ
đạo của TLĐT.
Chức năng tổ chức được thể hiện ở các mặt sau:
.Phân công thời gian thi hợp lý.
.Bố trí đúng người,đúng việc:thể hiện qua việc phân công cán bộ coi thi có quan
tâm,chú ý đến điều kiện,hoàn cảnh mỗi người.
.Công tác tổ chức thi được chuẩn bị đầy đủ,xem xét kỹ càng trước khi bắt đầu thi.
Chức năng chỉ đạo được thể hiện trong cả quá trình thi:
+Trước khi thi:TLĐT giao đề thi cho cán bộ coi thi;phổ biến quy tắc thi để cán
bộ coi thi thực hiện đúng vai trò,nhiệm vụ của mình…Đây thực chất là việc thực hiện
quyền chỉ huy,điều hành,hướng dẫn và triển khai nhiệm vụ của TLĐT.
+Trong khi thi:
.TLĐT thực hiện nhiệm vụ thường xuyên đôn đốc,động viên,tham gia,giám
sát,theo dõi hoạt động các phòng thi.
Hoạt động này đảm bảo cho các điều kiện thi diễn ra an toàn,nghiêm túc.Đồng thời,nó
thể hiện sự quan tâm,gần gũi của TLĐT đối với cán bộ giảng viên và sinh viên thi.
.Sau khi thi:TLĐT trực tiếp nhận bài thi từ cán bộ coi thi,giao bài thi cho cán
bộ chấm thi và phổ biến quy định chấm thi cho cán bộ chấm thi để cán bộ chấm thi thực
hiện đúng và nghiêm túc nhiệm vụ.Hoạt động này thể hiện,TLĐT vừa là người thừa
hành,vừa là người chỉ đạo.
Để 1 kỳ thi diễn ra nghiêm túc,an toàn,đòi hỏi TLĐT phải có kiến thức tổng hợp về
khoa học quản lý,về vai trò của mỗi chức năng quản lý,có kỹ năng quản lý nói chung.Ở
đây,TLĐT đã thực hiện đúng với vai trò,nhiệm vụ của mình,nhiệt tình với nhiệm vụ được
giao,thể hiện sự quan tâm tới bạn bè,đồng nghiệp.Nhờ vậy đã tổ chức được các kỳ thi
diễn ra nghiêm túc,đúng tiến độ,thời gian,đảm bảo quy định nói chung.
3.4.Xét thôi học,ngừng học cho sinh viên
3.4.1.Quy trình

-Sau khi điểm của sinh viên đã được hoàn chỉnh,TLĐT sẽ thống kê những sinh
viên thuộc diện ngừng học,thôi học.
_TLĐT tìm hiểu về hoàn cảnh của mỗi đối tượng để xem xet lý do.
_TLĐT trình ban chủ nhiệm khoa xem xét,đối chiếu để xét độ minh bạch của
thông tin.
_Sau khi Ban chủ nhiệm khoa đã phê duyệt,TLĐT gửi phòng đào tạo xem xét tùy
trường hợp mỗi đối tượng.
_Tiếp đó,TLĐT sẽ nhận bản xử lý hoàn chỉnh từ phòng đào tạo và phối hợp với cố
vấn học tập để lập kế hoạch học lại cho những đối tượng thuộc diện ngừng học và thực
hiện chấm dứt việc học với những sinh viên thuộc diện thôi học.
3.4.2.Nhận xét:
Đây là một hoạt động công việc quan trọng của TLĐT bởi nó liên quan đến công tác
đào tạo sinh viên.Để thực hiện tốt nhiệm vụ này,TLĐT phải nắm rõ nội dung Điều 15,16
chương II của quy chế đào tạo Đại học,cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.Mặt
khác,TLĐT phải tìm hiểu,thu thập thông tin,nắm rõ điều kiện từng đối tượng cụ thể giúp
Ban chủ nhiệm khoa,Hiệu trưởng đưa ra các quyết định phù hợp.
Thông qua hoạt động trên của TLĐT cũng như của lãnh đạo khoa,ta thấy việc thực
hiện xét ngừng học,thôi học như trên là đúng quy trình,hợp lý,khoa học.Trước hết,về mặt
chuyên môn,quy trình này đảm bảo việc thực hiện kết hợp nhuần nhuyễn các chức năng
quản lý.Đối chiếu với quy chế đào tạo Đại học,cao đẳng theo học chế tín chỉ,quy trình này
hoàn toàn phù hợp.
Mặt khác,TLĐT là người trực tiếp tìm hiểu điều kiện của mỗi đối tượng,cho thấy tinh
thần trách nhiệm,nhiệt tình với công việc của TLĐT.Nhờ đó đã giúp Ban chủ nhiệm khoa
đưa ra những quyết định đúng dắn,phù hợp.
3.5.Liên lạc,thông báo cụ thể công tác của khoa đến cán bộ,giảng viên trong khoa.
3.5.1.Quy trình:
-TLĐT là người trực tiếp nhận thông tin,thông báo từ các phòng ban khác,từ ban chủ
nhiệm khoa.
_Sau đó,TLĐT chuyển tải thông tin đến từng cán bộ,giảng viên thông qua nhiều kênh
thông tin:

+Gặp gỡ trao đổi trực tiếp.
+Thông qua các đối tượng khác.
+Qua website của khoa.
+Qua bảng tin…
_Ngoài ra,TLĐTN phải thường xuyên theo dõi các vấn đề phát sinh trong tuần để báo
cáo với Ban chủ nhiệm khoa xử lý,phê duyệt.Đồng thời,TLĐT cũng chính là người chịu
trách nhiệm tổ chức thự hiện những nhiệm vụ đó.
3.5.2.Nhận xét:
Thực chất của nhiệm vụ này là việc thực hiện quản lý các thông tin quản lý nhằm
đảm bảo mối liên hệ ngược trong quản lý giáo dục.Thông tin có vai trò hết sức quan trọng
trong công tác tổ chức,quản lý,là huyết mạch của quản lý.Do đó,việc quản lý thông
tin,chuyển tải thông tin kịp thời,nhanh chóng đến cán bộ,giảng viên trong khoa có vai trò
hết sức quan trọng.Nó là điều kiện cần và đủ để công việc được tiến hành thuận lợi ,có
hiệu quả.
Ở đây,việc trao đổi,truyền tải thông tin được thực hiên theo 2 chiều:Đối với thông tin
từ Ban chủ nhiệm khoa,các phòng ban khác(chủ thể quản lý),thường là các mệnh lệnh,chỉ
thị,nghị quyết,công văn…TLĐT có nhiệm vụ thông báo đén từng cán bộ,giảng viên trong
khoa để mọi người nắm rõ nội dung từng công việc,hoạt động cụ thể nhằm thực hiện có
hiệu quả(ví dụ:lịch thi,họp toàn khoa…)
Ngược lại,TLĐT cũng phải thường xuyên tiếp nhận thông tin từ cán bộ,giảng
viên,sinh viên trong toàn khoa(thông tin phản hồi)để tìm hiểu tình hình chung của
khoa.TLĐT chịu trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiên kế hoạch,chỉ thị,quyết định,nghị
quyết và kết quả bước đầu của việc triển khai thực hiện các kế hoạch đó của cán bộ,giảng
viên,sinh viên trong khoa với Hội đồng đào tạo để Hội đồng đào tạo tìm hướng xử lý,giải
quyết. Đây đồng thời là việc thực hiện chức năng kiểm tra trong công tác quản lý giáo
dục.
Như vậy,việc giữ mối liên hệ thường xuyên giữa lãnh đạo khoa với tập thể cán
bộ,giảng viên,sinh viên trong khoa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của một
TLĐT.Ở đây,TLĐT đã thực hiện nhiệm vụ này một cách thường xuyên,liên tục,với tinh
thần trách nhiệm cao,nhiệt tình với công việc.Thầy luôn cập nhật thông tin một cách

nhanh chóng,kịp thời,thực hiện đúng với chức năng,nhiệm vụ của mình cũng như đúng
với quy định của tưng lĩnh vực cụ thể.Ví dụ:Lịch thi kết thúc học phần,lịch thi lại của sinh
viên,phân công cán bộ coi thi,kiểm tra thường xuyên điều kiện cơ sở vật chât,kỹ thuật…
Nhờ đó,công việc đào tạo luôn diễn ra một cách thuận lợi,đúng tiến độ,đảm bảo mục tiêu
đề ra.
Phần 3:Đánh giá chung.
(cơ bản đã biết viết báo cáo, nhưng lưu ý những điểm sau đây để cùng nhau
sửa và hoàn thiện:
- Xem lại kĩ thuật đánh máy văn bản, nhiều lỗi chính tả, cách bỏ dâu
chấm, phẩy, căn dòng, căn lề; một số lỗi diễn đạt và dùng từ chưa chuẩn.
Không dùng số thay cho chữ trong câu văn
- Xem lại cách đánh số thứ tự đề mục phải logic thể hiện các ý nhỏ trong ý
lớn để dễ theo dõi và đảm bảo tính khoa học, chẳng hạn:
1.
1.1.
1.1.1
1.1.1.1.
a)
b)
1.1.1.2

1.1.2.
1.2.
1 2.1
1.2.2
- Phần mô tả các hoạt động của thầy Dũng cũng dùng mô tả ngắn gọn
nhưng rõ các mảng công việc thầy thực hiện trong 3 tuần quan sát được
Để báo cáo tốt thì nhật kí phải tốt
Lựa chọn các phụ lục hợp lý và đánh số thự tự để đóng quyển và lập mục
lục

×