Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ vetiver trên mô hình wetland

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.2 KB, 27 trang )

Đồ án Tổng hợp 1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, kinh tế nâng cao kéo, đời sống sinh
hoạt của người dân ngày càng phong phú hơn. Bên cạnh đó các vấn đề về ô nhiễm
môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn. Có thể nói ô nhiễm môi trường hiện nay
đang là vấn nạn không chỉ của riêng Việt Nam mà là của cả thế giới.
Ở Việt Nam, ô nhiễm nước đang là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết,
nguồn nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, khu đô thị có chứa rất lớn một lượng
chất hữu cơ gây ô nhiễm chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra sông, hồ, kênh,
rạch làm ô nhiễm môi trường nước.
Trong công nghệ xử lý nước thải hiện nay, thì việc sử dụng công nghệ xử lý
sinh học để thay thế cho công nghệ xử lý hóa học là một giải pháp thiết thực góp
phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong đó, việc sử dụng cỏ Vetiver để xử
lý ô nhiễm là một giải pháp mang lại hiệu quả cao đang được mọi người quan tâm.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt
của cỏ vetiver trên mô hình Wetland”. Các đề tài trước đây chỉ nghiên cứu khả năng
xử lý của cỏ Vetiver với một chất ô nhiễm chỉ định cụ thể. Đề tài này nhằm đánh giá
khả năng xử lý hỗn hợp các chất ô nhiễm của loại cỏ Vetiver. Từ đó đưa ra các biện
pháp xử lý thích hợp để giảm thiếu ô nhiễm môi trường.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 2
Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC [7, 11, 13]
1.1.1. Hiện trạng ô nhiễm nước trên thế giới
Nước là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá nhưng không phải ai cũng
nhận thức được điều này. Có tới hơn 1 tỷ người đang bị thiếu khoảng 20-50 lít nước
sạch mỗi ngày để phục các nhu cầu căn bản như ăn uống và tắm giặt. Tuy nhiên,
bên cạnh đó cũng có nhiều người đang lãng phí nước.
Từ năm 1960, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng
lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ.
Ở Anh Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Đến giữa thế kỷ 20 nó trở thành


ống cống lộ thiên. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa
ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Ở Hoa Kỳ tình trạng ô nhiễm nước cũng xảy ra ở bờ phía đông, cũng như
nhiều vùng khác. Vùng Ðại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario ô nhiễm
đặc biệt nghiêm trọng.
Ở Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải ra ở
các thành phố và thị trấn của Trung Quốc tăng từ 23,9 tỷ m
3
trong năm 1980 lên
73,1 tỷ m
3
trong năm 2006. Một lượng lớn nước thải chưa qua xử lí vẫn được thải
vào các sông. Hậu quả là, hầu hết nước ở các sông, hồ ngày càng trở nên ô nhiễm.
Dựa trên việc đánh giá 140.000 km sông dọc đất nước Trung Quốc trong năm 2006,
chất lượng nước của 41,7% chiều dài sông xếp ở loại 4 hoặc thậm chí thấp hơn và
21,8% dưới loại 5.
Hình 1.1: Nước bị ô nhiễm từ dòng sông Jianhe ở Luoyang, tỉnh Henan Trung
Quốc [13]
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 3
Hình 1.2: Nước tại vịnh Manila, Philippines ngập đầy rác. [13]
1.1.2. Hiện trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam
Nước ta hiện có nền công nghiệp chưa thực sự phát triển, mặc dù chịu ảnh
hưởng bởi xu thế đô thị hóa mạnh mẽ nhưng các khu công nghiệp và các đô thị vẫn
chưa nhiều, tuy vậy tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở rất nhiều nơi, trên biển, ở
các sông suối, trong cả tầng nước ngầm với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu,
chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật và phân bón hóa học không đúng cách làm cho nguồn nước bị ô nhiễm
nặng nề.

Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại
nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành
màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt
Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu,
giấy, dệt xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệûp
Biên Hòa và TP HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm
nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng
dân số và sự phát triển ở các khu đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với
nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng cho ô
nhiễm nước của các đô thị ở nước ta.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 4
1.2. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT [1, 12]
1.2.1. Nguồn phát sinh
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt như:
tắm, giặt giũ, tẩy rửa, nấu nướng từ các khu chung cư, cơ quan, trường học, bệnh
viện, trung tâm thương mại
1.2.2. Đặc trưng nước thải sinh hoạt
Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng của nước thải sinh hoạt là BOD
5
,
COD, Nito, Photpho. Ngoài ra còn có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh như virus, vi
khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.
Nước thải sinh hoạt có nồng độ chất hữu cơ cao, dao động trong khoảng 150
– 450mg/L trọng lượng khô. Trong đó có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó bị phân
hủy sinh học.
1.3. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI [1]
1.3.1. Các chỉ tiêu lí học
1.3.1.1. Chất rắn, cặn lơ lững

Trong nước thải có chứa hàm lượng chất rắn, cặn lơ lững rất lơn. Trong đó
bao gồm chất rắn, cặn lơ lững vô cơ ( huyền phù, keo, các muối hòa tan, đất cát )
và các chất rắn, cặn lơ lững không tan (tảo, xác động thực vật phân hủy, bùn )
Các khải niệm:
- Tổng chất rắn (TS – Total Solid).
Là tổng lượng chất rắn hòa tan và không tan có trong một đơn vị thể tích
nước. Đơn vị mg/L.
TS được xác định bằng cách cho một lượng mẫu nước đã biết trước thể tích
vào cốc thủy tinh hoặc chén sứ rồi sấy khô ở nhiệt độ 105 ± 2 cho đến khi nước bốc
hơi hoàn toàn. Xác định khối lượng trước và sau khi sấy của cốc thủy tinh hoặc
chén sứ để tính nồng độ tổng chất rắn có trong nước mẫu cần xác định.
- Chất rắn lơ lững (SS – Suspended Solid).
Là tổng lượng chất rắn không tan, tồn tại trong nước dưới dạng keo hoặc
huyền phù lơ lửng trong nước. Đơn vị mg/L
SS được xác định băng cách lọc một lượng mẫu nước đã biết trước thể tích
qua giấy lọc rồi sấy khô giấy lọc ở nhiệt độ 105 ± 2 cho đến khi nước bốc hơi hoàn
toàn. Xác định khối lượng trước và sau khi sấy của giấy lọc để tính nồng độ chất rắn
lơ lửng.
- Chất rắn hòa tan (DS – Diisolved Solid).
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 5
Là tổng lượng chất rắn hòa tan hoàn toàn vào trong nước chủ yếu là các
muối vô cơ, hữu cơ hòa tan. Đơn vị mg/L.
DS được xác định bằng hiệu số của TS – SS.
- Chất rắn bay hơi (VS – Volatile Solid).
Là lượng chất rắn hữu cơ mất đi khi nung ở nhiệt độ 550
o
C sau khi đã xác
định TS. Đơn vị mg/L.
1.3.1.2. Mùi

Việc xác định mùi của nước thải cũng rất quan trọng vị chúng là một yếu tố
có thể nhận biết bằng cảm trực tiếp gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sử dụng.
Các hợp chất gây mùi như NH
3
, H
2
S, các hợp chất vòng
1.3.1.3. Độ màu
Độ màu là một thông số mang tính chất định tính, được sử dụng để đánh giá
trạng thái chung của nước. Đơn vị đo độ màu là Platin – Coban (Pt – Co).
1.3.1.4. Độ đục
Độ đục của nước thải là do các tạp chất dạng keo, huyền phù, cặn lơ lửng
trong nước thải gây ra. Phương pháp đo độ đục phổ biến là phương pháp
Nephelometric. Đơn vị là NTU (Nephelometric Turbiclity Unit).
1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học và sinh học
1.3.2.1. pH
Là thông số đặc trưng cho nồng độ ion H
+
trong nước thải. pH là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến các quá trình xử lý nước thải. Đo pH ta có thể xác định
được tính chất axit hoặc bazo của nước từ đó đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.
- pH < 7: nước có tính axit.
- pH = 7: nước có tính trung tính.
- pH > 7: nước có tính bazo.
1.3.2.2. Hàm lượng oxy hòa tan (DO – Dissolved Oxygen)
Là lượng oxy hòa tan trong nước do sự hòa tan từ khí quyển hay sự quang
hợp củả các loại thực vật trong nước.Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong
khoảng 8 – 10 ppm.
Các vi sinh vật trong nước sử dụng oxy để phân hủy các chất ô nhiễm có
trong nước. Khi nồng độ DO thấp chứng tỏ vi sinh vật sử dụng nhiều oxy để phân

hủy các chất gây ô nhiễm. Ngược lại, khi nồng độ DO cao, các vi sinh vật không
cần sử dụng oxy để phân hủy chất ô nhiễm, nước không bị ô nhiễm.
1.3.2.3. Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD – Biochemical Oxygen Demand)
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 6
Là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ
trong một thời gian nhất định được tính bằng mg/L. Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ
ô nhiễm hữu cơ của nước thải. Nồng độ BOD càng cao thì nước càng ô nhiễm và
ngược lại.
BOD
5
là nhu cầu oxy cần thiết để vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong 5
ngày
BOD
20
là nhu cầu oxy cần thiết để vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong 20
ngày.
Việc sử dụng phép đo BOD
5
hay BOD
20
phụ thuộc vào tính chất của nước
thải.
1.3.2.4. Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand)
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn các chất vô cơ và hữu cơ có
trong nước. COD là một thông số quan trọng thường được sử dụng đẻ đánh giá chất
lượng nước.
1.3.2.5. Hàm lượng chất dinh dưỡng
Trong nước thải, các chất dinh dưỡng thường tồn tại dưới dạng các hợp chất
của Nito và Photpho. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước cao làm cho rong, tảo

phát triển gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa trong nước (thường là nồng độ nito >
500µg/L và nồng độ photpho > 20 µg/L)
Nito tồn tại trong nước dưới dạng amoniac (NH
3
), nitrite (NO
2
-
), nitrate
(NO
3
-
) và ion ammonium (NH
4
+
). Trong tự nhiên, các hợp chất nito sinh ra do quá
trình phân hủy các chất hữu cơ chứa nitrogen.
Photpho tồn tại trong nước dưới dạng photphat (PO
4
2-
). Photpho tồn tại trong
nước chủ yếu là do sự phân hủy xác động thực vật trong nước, từ các chất tẩy rửa
tổng hợp, phân bón hóa học
1.3.2.6. Kim loại nặng
Các kim loại năng trong nước thải bao gồm: niken (Ni), đồng (Cu), kẽm
(Zn), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Crom (Cr), Cadimi (Cd) tồn tại chủ yếu dưới dạng
cation. Chúng mặt trong nước do nhiều nguyên nhân: trong quá trình hoà tan các
khoáng sản, các thành phần kim loại có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong các
công trình xây dựng, các chất thải công nghiệp. Nước có chưa kim loại thường có vị
tanh và rất độc, là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người và sinh
vật sống.

SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 7
1.3.2.7. Coliform
Vi khuẩn nhóm Coliform (Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococci,
Escherichia coli ) có mặt trong ruột non và phân của động vật máu nóng, qua con
đường tiêu hoá mà chúng xâm nhập vào môi trường nước và phát triển mạnh nếu có
điều kiện nhiệt độ thuận lợi.
Thông qua việc đánh giá chỉ tiêu Coliform giúp ta có thể xác định được hàm
lượng các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 8
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU [2, 3, 4, 6, 8, 9, 10, 14]
2.1.1. Đât ngập nước (Wetland)
2.1.1.1. Định nghĩa
Thuật ngữ “Đất ngập nưóc” được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau. Hiện
nay có trên 50 định nghĩa khác nhau về đất ngập nước đang được sử dụng trên thế
giới. Tuy nhiên, có thể chia thành 2 nhóm, một nhóm theo nghĩa rộng và nhóm thứ
2 theo nghĩa hẹp:
Theo nghĩa rộng như Công ước Ramsar (năm 1971), đất ngập nước được
định nghĩa như sau:
“ĐNN là những vùng đầm lầy, dù là tự nhiên họăc nhân tạo, ngập nưóc
thường xuyên họặc từng thời kỳ, là nưóc tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, nưóc lợ
hay nưóc mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nưóc khi thủy triều ở
mức thấp nhất không vượt quá 6 mét”.
Những định nghĩa theo nghĩa hẹp nhìn chung đều xem ĐNN là đới chuyển
tiếp sinh thái (Ecotone), những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên cạn và
môi trường nưóc, những nơi mà quá trình ngập nước của đất gây ra sự phát triển
của một hệ thực vật đặc trưng.
Ngoài ra còn có các định nghĩa sau:

- Theo Chương trình quốc gia về điều tra đất ngập nước của Mỹ: “Về vị trí phân bố,
đất ngập nước là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ sinh thái trên cạn và hệ
sinh thái thủy vực. Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc
thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nông”.
- Theo các nhà khoa học Canađa : “Đất ngập nước là đất bão hòa nước trong thời
gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát
nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích học với môi trường ẩm
ướt”.
- Theo các nhà khoa học Ôxtrâylia : “Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, bãi lầy
than bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kỳ, nước
tĩnh hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả nững bãi lầy
và những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thủy triều xuống thấp”.
- Định nghĩa do các kỹ sư quân đội Mỹ đề xuất và định nghĩa chính thức tại Mỹ :
“Đất ngập nước là những vùng đất bị ngập hoặc bão hòa bởi nước bề mặt hoặc nước
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 9
ngầm một cách thường xuyên và thời gian ngập đủ đủ để hỗ trợ cho tính ưu việt của
thảm thực vật thích nghi điển hình trong những điều kiện bão hòa nước”.
2.1.1.2. Giá trị của đât ngập nước.
- Cung cấp nước cho sinh hoạt: Đất ngập nước là những dòng sông, suối, các hồ chứa
nước và các thủy vực nước ngọt chính là nguồn lưu trữ, cung cấp nước cho nhu cầu
sinh hoạt của con người.
- Vùng sản xuất thủy sản: với nguồn nước dồi dào đất ngập nước là nơi lưu trữ sinh
sống cung cấp thức ăn cho nhiều loại thủy sản.
- Chắn sóng, chống xói lở, ổn định bờ biển: Nhờ lớp phủ thực vật, đặc biệt là rừng
ngập mặn ven biển, thảm cỏ…có tác dụng làm giảm sức gió của bão và bào mòn đất
của dòng chảy bề mặt. Có thể nói rằng không có công trình nào bảo vệ bờ biển
chống xói lở tốt bằng đai rừng ngập mặn.
- Đa dạng sinh hoc: Với hệ sinh thái đa dạng đất ngập nước là nơi sinh sống, cư trú
lâu đời của nhiều loại động thực vật.

- Giá trị kinh tế: Với sự đa dạng về tài nguyên đất ngập nước là khu vực thích hợp
cho các ngành nông – lâm – ngư nghiệp phát triển nếu được quản lý hợp lý. Bên
cạnh đó với cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất ngập nước là khu vực phát triển du lịch
sinh thái thích hợp.
2.1.1.3. Phân loại hệ thống đât ngập nước
Tùy vào vị trí địa lí, đặc điểm sinh thái và mục đích sử dụng mà người ta có
rất nhiều cách phân loại đất ngập nước. Trong bài này phân loại đất ngập nước
thành 2 nhóm chính theo nguyên nhân tạo thành, đó là đất ngập nước tự nhiên và
đất ngập nước nhân tạo.
- Đất ngập nước tự nhiên: là các khu vực hình thành một cách tự nhiên không có sự
tác động của con người. Khả năng xử lý ô nhiễm của đất ngập nước tự nhiên phụ
thuộc vào thảm thực vật và chế độ dòng chảy. Gồm có:
+ Đất ngập nước ven biển (Coastal Wetland):
1. Những vùng nước cạn có độ ngập dưới 6 mét lúc thuỷ triều cạn, bao gồm cả
vùng vịnh và eo biển.
2. Những vùng đất ngập nước dưới triều, bao gồm cả những bãi cỏ biển nhiệt
đới.
3. Rạn san hô.
4. Vùng bờ biển núi đá, bao gồm cả vách đá và bờ đá ở biển.
5. Bờ biển có đá cuội, sỏi hoặc cát, bao gồm các dải cát, cồn cát, đất mũi cồn cát,
bao gồm cả hệ thống đụn cát.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 10
6. Vùng nước ở cửa sông, những vùng ngập nước thường xuyên ở cửa sông và
châu thổ, các hệ thống cửa sông châu thổ.
7. Bãi bùn ngập triều, những đầm muối hoặc cát.
8. Đầm lầy ngập triều, bao gồm đầm nước mặn, dải đất mặn, những gò đất mặn,
những đầm lầy nước ngọt và nước lợ ảnh hưởng của thuỷ triều.
9. Đất ngập nước có rừng ngập triều, bao gồm cả những rừng ngập mặn, những
khu rừng nước ngọt bị ảnh hưởng của thuỷ triều.

10. Những đầm phá ngập nước mặn hoặc nước lợ ven biển; các đầm phá nước lợ
đến mặn với ít nhất một lạch nước thông ra biển.
11. Những đầm phá nước ngọt ven biển, bao gồm cả những đầm phá vùng cửa
sông.
+ Đất ngập nước nội địa (Inland Wetland)
12. Các châu thổ ngập nước thường xuyên.
13. Các sông hoặc các dòng suối hoặc các lạch đày, nhánh sông nhỏ chảy thường
xuyên; bao gồm cả thác nước.
14. Các sông hoặc các dòng suối các lạch đày, nhánh sông nhỏ chảy theo mùa,
hoặc không liên tục hoặc không theo quy luật.
15. Các hồ nước ngọt thường xuyên (trên 8 ha); bao gồm cả những hồ vòng cung
rộng.
16. Các hồ nước ngọt theo mùa hoặc không liên tục (trên 8 ha); bao gồm cả các hồ
đồng bằng ngập lũ.
17. Các hồ ngập nước chua hoặc mặn, hoặc nước lợ thường xuyên.
18. Các hồ và đầm ngập nước chua hoặc mặn, hoặc nước lợ theo mùa
hoặc không liên tục.
19. Các đầm hoặc ao tù mặn hoặc lợ hoặc chua thường xuyên.
20. Các đầm hoặc ao tù mặn hoặc lợ hoặc chua lợ theo mùa hoặc không liên tục.
21. Các đầm hoặc ao tù; ao (dưới 8 ha), đầm và đầm lầy trên đất vô cơ; với thảm
thực vật nhô lên mặt nước ít nhất là trong mùa sinh trưởng.
22. Các đầm hoặc ao tù trên đất vô cơ; bao gồm các bãi lầy, đồng cỏ ngập lũ theo
mùa, đồng cói.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 11
23. Những vùng đất than bùn không cây; bao gồm các bãi lầy trống hoặc cây bụi,
các đầm lầy.
24. Đất ngập nước trên núi cao; bao gồm các đồng cỏ trên núi cao.
25. Đất ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế, đầm có cây bụi, đầm nước ngọt với
cây bụi chiếm ưu thế trên đất vô cơ.

26. Nước ngọt, đất ngập nước có cây gỗ chiếm ưu thế; bao gồm cả đầm nước ngọt
có rừng, rừng ngập lũ theo mùa, đầm có cây cối rậm rạp; trên đất vô cơ.
27. Các nguồn nước ngọt, ốc đảo.
28. Những vùng đất than bùn có rừng, rừng đầm lầy than bùn.
29. Suối nước nóng.
30. Karxt và hang động ngầm có nước.
- Đất ngập nước nhân tạo (man - made wetland): là hệ thống đất ngập nước do con
người tạo ra để phục vụ cho nhiều mục đich khác nhau. Bao gồm
31. Các đầm ao nuôi trồng thuỷ sản (ví dụ: tôm,cá).
32. Các đầm, bao gồm cả những đầm canh tác, hồ chứa nhỏ (tổng quát trên 8
ha).
33. Đất có nước tưới; bao gồm cả các mương, kênh dẫn nước và ruộng lúa.
34. Đất canh tác ngập nước theo mùa.
35. Vùng khai thác muối; các đầm muối, các hồ nước mặn, v.v…
36. Những vùng trữ nước, các hồ chứa, đập nước, những vùng úng nước (tổng
quát rộng trên 8 ha).
37. Các hố đào; nơi khai thác sỏi, đất sét, làm gạch, các mỏ lấy đá, hầm lấy vật
liệu, các hầm khai quặng v.v…
38. Các vùng xử lý nước thải, nơi thoát nước, các đầm lắng, v.v…
39. Sông đào, kênh mương thoát nước.
Ngoài cách phân loại trên còn có nhiều cách phân loại khác như:
- Theo công ước ramsar chia đất ngập nước thành 3 nhóm chính là đất ngập nước ven
biển và biển (12 loại hình), đất ngập nước nội địa (20 loại hình) và đất ngập nước
nhân tạo (10 loại hình) tổng cộng 42 loại hình.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 12
- Ở Hoa Kỳ đất ngập nước được phân loại dựa trên sự tiếp cận thứ bậc giống nhau
về mặt phân loại học sử dụng để nhận dạng các loại động vật, thực vật. Bao gồm:
+ Biển
+ Cửa sông

+ Ven sông
+ Hồ
+Đầm
+ Các hệ thống phụ bao gồm:
1. Bán thuỷ triều 5. Trên triều
2. Gian triều 6. Gián đoạn
3. Thủy triều 7. Nước ngọt
4. Dưới triều 8. Ven biển
- Ở Canada Đất ngập nước được phân chia theo 2 tiêu chí rộng là: Đất ngập nước trên
nền đất hữu cơ (Organic wetlands) và Đất ngập nước trên nền đất vô cơ (Mineral
wetlands). Hệ thống phân loại đất ngập nước của Canada được phân chia theo thứ
bậc gồm có 3 bậc: Lớp (Class), Dạng (Form) và Kiểu (Type).
2.1.1.4. Cơ chế xử lý của đất ngập nước
Việc xử lý nước thải được thực hiện trên vùng đất ngập nước dựa vào khả
năng giữ các cặn nước ở trên mặt đất, nước thấm qua lớp đất ngập nước như đi qua
lọc, nhờ có oxi trong các lỗ hổng và mao quản của lớp đất mặt, các vi sinh vật hiếu
khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn. Càng xuống sâu, lượng oxi
càng ít và quá trình oxi hóa các chất hữu cơ nhiễm bẩn giảm dần.
Ta có thể thấy được cơ chế xử lý của hệ thống đất ngập nước là sự kết hợp
đồng thời của nhiều phương pháp hóa lí và sinh học bao gồm: lắng, lọc, hấp phụ,
kết tủa, trao đổi chất của vi sinh vật và hấp thụ của thực vật. Do đó mà hiệu quả xử
lý nước thải cao, loại bỏ được nhiều các chất gây ô nhiễm.
2.1.2. Cỏ vetiver
Cỏ Vetiver là một trong số rất ít loại cây rất đa năng vừa độc đáo, vừa giúp
bảo vệ môi trường, vừa hiệu quả và lại đơn giản dễ trồng, ít công chăm sóc. Là loại
cây đã được biết đến từ khá lâu, nhưng với những tính năng độc đáo và vượt trội đó
mà cỏ Vetiver nhanh chóng được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 13
2.1.2.1. Nguồn gốc

Trên thế giới có hai loại cỏ vetiver phổ biến được trồng để bảo vệ đất là
giống Vetiveria Zizanioides L (C.zizanioides) và giống Chrysopogon Nemoralis
(C.nemoralis). Tuy nhiên, loài C. zizanioides phân bố trong vùng ẩm, trong khi loài
C. nemoralis hiện diện ở những vùng khô hơn.
Giống C.zizanioides có nguồn gốc từ Ấn Độ và có 2 dòng của loài này đã và
đang được sử dụng rông rãi.
- Dòng Bắc Ấn Độ : là loài cỏ hoang dại, có ra hoa và kết hạt, không có khả năng
giữu đất.
- Dòng Nam Ấn Độ : là loài không hoặc rất ít ra hoa kết hạt, có khả năng giữ đất và
nước.
Giống C.nemoralis là giống có thể ra hoa kết hạt, có nguồn gốc và mọc rộng
rãi ở ở các vùng núi cao ở Thái Lan, Lào.
Khác biệt chính giữa giống C.zizanioides và giống C.nemoralis là
C.zizanioides mọc cao, to, thân cứng và khỏe hơn; bộ rễ dày hơn và mọc sâu hơn và
có sống màu xanh nhạt ở giữa.
Ở Việt Nam, cỏ Vetiver còn được gọi là cỏ Hương bài hoặc cỏ Hương lau, có
tên khoa học là Vetiveria zizanioides L. Giống cỏ này đã được trồng ở Thái Bình để
sản xuất dầu thơm.
Ngoài ra, dựa vào hình dạng cây, hoa và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng của
bộ rễ, một số nhà khoa học đã đặt tên theo địa phương gồm ba giống như sau:
- Giống Đồng Nai có hoa tím, hạt lép không nảy mầm, rễ có mùi thơm đặc trưng của
cỏ Vetiver.
- Giống Bình Phước có hoa tím, hạt lép không nảy mầm, hình dạng giống như giống
Đồng Nai nhưng rễ không có mùi thơm.
- Giống Daklak có hoa tím, hạt lép không nảy mầm và rễ có mùi thơm đặc trưng như
giống Đồng Nai.
2.1.2.2. Đặc điểm hình thái
Thân: Dạng thân cọng, chắc, đặc, cứng và hoá gỗ. Cỏ Vetiver mọc thành bụi
dày đặc. Từ gốc rễ mọc ra rất nhiều chồi ở các hướng. Thân cỏ mọc thẳng đứng, cao
trung bình 1,5 – 2m. Phần thân trên không phân nhánh, phần dưới đẻ nhánh rất

mạnh.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 14
Mắt: Nhẵn nhụi không lông nằm tiếp giáp giữa các thân cọng cỏ, lồi ra; từ đó
tạo ra rễ khi cỏ Vetiver được chôn vùi vào đất.
Lá: Phiến lá hẹp, dài khoảng 45-100cm, rộng khoảng 6-12mm, dọc theo rìa
lá có răng cưa bén.
Rễ là phần hữu dụng và quan trọng nhất. Đa số cỏ dại có rễ dạng sợi, trãi dài
ra từ phần thân cỏ trên mặt đất và cặm vào đất theo hướng ngang, còn rễ cặm đứng
vào đất không mọc sâu. Ngược lại, cỏ Vetiver không có căn hành, không bò lan,
thân rễ đan xen nhau và có thể phát triển rất nhanh. Do đó, hệ thống rễ cỏ vetiver
không mọc trãi rộng mà lại cắm thẳng đứng sâu vào trong đất, kể cả rễ chính, rễ thứ
cấp hoặc rễ dạng sợi. Rễ có dạng chùm không mọc trải rộng mà lại cắm thẳng đứng
sâu 3 – 4m, rộng đến 2,5m sau hai năm trồng. Rễ của loài Vetiveria zizanioides có
chứa tinh dầu, chất lượng tốt nhất 18 tháng sau khi trồng với lượng tinh dầu 2-2,5%
trọng lượng khô.
2.1.2.3. Đặc điểm sinh lý
Là loại cỏ có phạm vi thích ứng rộng, nhiệt độ dao động từ -22 – 55
o
C , độ
pH từ 3,5 – 12,5, có khả năng chịu được những biến đổi lớn về khí hậu như: hạn
hán, ngập úng. Khả năng phục hồi nhanh sau khi bị tác động bất lợi, chống chịu cao
với thuốc diệt cỏ.
2.1.2.4. Đặc điểm sinh thái
- Phân bố địa lý: Trên thế giới, cỏ Vetiver đã được dùng rộng rãi để chống xói mòn
đất. Cỏ Vetiver hiện được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, như Châu
Phi nhiệt đới (Ethiopia, Nigeria ), Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,
Indonesia, Philippines, Thái Lan ), Châu Úc, Trung và Nam Mỹ (Colombia ).
- Khí hậu: cỏ vetiver phát triển được ở mức nhiệt độ trung bình là 18 – 25
0

C, nhiệt
độ tháng lạnh nhất trung bình là 5
o
C và chỉ chết khi nhiệt độ xuống đến – 15
0
C. Khi
mặt đất đóng băng, cỏ sẽ chết. Cỏ vetiver sinh trưởng thông thường ở nhiệt độ hơn
12
0
C và vào mùa hè, khi nhiệt độ lên tới 25
0
C sẽ kích thích cỏ phát triển nhanh.
- Lượng mưa: lượng mưa cần thiết để cỏ phát triển là khoảng 300mm, nhưng trong
thời gian sinh trưởng thì lượng mưa trên 700mm là thích hợp hơn để có thể tồn.
Thông thường cỏ vetiver cần một mùa ẩm ướt ít nhất 3 tháng và lý tưởng nhất là có
mưa hàng tháng.
- Độ ẩm: cỏ vetiver có thể phát triển tốt ở điều kiên ẩm hoặc ngập nước hoàn toàn
trên 3 tháng. Tuy nhiên, ở điều kiện khô hạn cỏ vẫn phát triển được nhờ hệ thống rễ
đâm ăn sâu vào đất để lấy nước có trong đất
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 15
- Ánh sáng: cỏ vetiver là loài cây thích hợp sống trong vùng có lượng ánh sáng cao
và phát triển yếu dưới bóng râm, khi bóng râm được bỏ đi thì cỏ sẽ phục hồi sinh
trưởng rất nhanh.
- Đất: Cỏ Vetiver mọc tốt nhất ở đất cát sâu, tuy nhiên nó cũng phát triển được ở phần
lớn các loại đất, từ đất vertisol nứt - đen đến đất alfisol đỏ. Cỏ còn mọc trên đá vụn,
đất cạn và cả đất trũng ngập nước. Cỏ Vetiver mọc tốt nhất ở chỗ đất trống và thoát
nước tốt, nhất là ở đất non trẻ tạo từ tro núi lửa. Hàm lượng tinh dầu trong rễ cỏ
Vetiver sẽ tăng lên nếu cỏ được trồng ở đất sét.
2.1.2.5. Ứng dụng của cỏ vetiver trong xử lý nước thải

Với các đặc tính trên, cỏ vetiver được sử dụng khá phôt biến trong việc
chống xói mòn, sạt lở ở các khu vực sườn dốc dọc theo các tuyến giao thông, các
cồn các ven biển
Ngoài ra cỏ vetiver còn được ứng dụng để xử lý chất ô nhiễm có trong đất và
nước vì khả năng thích ứng tốt với các biến đổi.
Năm 1996, tại Ôxtrâylia, lần đầu tiên cỏ vetiver được đưa vào sử dụng để xử
lý chất thải từ các nhà vệ sinh. Kết quả cho thấy, khoảng 100 khóm cỏ vetiver trên
một diện tích dưới 50m
2
có thể phân hủy hết lượng nước thải từ một khu vệ sinh ở
một công viên.
Ở Việt Nam, cỏ vetiver đã được trồng để lấy tinh dầu từ rất lâu nhưng các
ứng dụng khoa học của nó thì không được quan tâm. Năm 1999, mạng lưới Vetiver
Việt Nam do ông Ken Crismier (Chuyên gia của Mạng lưới Vetiver quốc tế - TVNI)
làm điều phối viên được chính thức thành lập, cỏ vetiver mới được đưa vào nghiên
cứu và nhân trồng ở các tỉnh, thành: Hà Nội, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh Đến năm
2011 – 2003, sau nhiều thí nghiệm thành công thì Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
Nông Thôn, Bộ Giao Thông Vận Tải mới cho phép sử dụng cỏ vetiver vào mục đích
giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng và chống sạt lở các công trình giao thông.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 16
Một số thử nghiệm khác cũng đã thực hiện như xử lý ô nhiễm đất và nước,
xử lý nước thải, rác thải bảo vệ môi trường ở các tỉnh, thành phố như Bắc Ninh, Bắc
Giang,Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Cần Thơ, An Giang Tuy nhiên, xử
lý nước thải bằng cỏ vetiver vẫn chưa được sử dụng phổ biến mặc dù là biện pháp
xử lý ô nhiễm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Khi thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học thì việc tìm hiểu và thu thập
tài liệu là công việc rất quan trọng. Đây là tiền đề cơ sở để triển khai cũng như định

hướng phát triển đề tài. Việc tìm hiểu và thu thập tài liệu thực hiện chủ yếu qua 2
phương pháp: Thu thập thông tin, số liệu bằng cách tham khảo tài liệu và thu thập
số liệu từ những thực nghiệm (các thí nghiệm trong phòng, thí nghiệm ngoài hiện
trường, …)
Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu: Phương pháp này là dựa
trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu
trước đó, từ các sách, báo, ấn phẩm khoa học… để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng
minh giả thuyết.
- Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm: Các số liệu thu thập được bằng
các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm như phân tích các thông số chất lượng nước,
để làm giảm sai số trong thu thập số liệu người ta thường thực hiện lặp lại để xác
định giá trị trung bình. Thu thập số liệu thực nghiệm bằng cách quan sát, đo đặc
thực địa như trồng cỏ vetiver trên mô hình để kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển
của cỏ bằng cách quan sát cảm quan rồi đưa ra đánh giá, đo chiều cao của thân,
chiều dài của rễ cây sau một thời gian nhất định để biết sự phát triển của cỏ Vetiver
trong điều kiện xác định. Xác định thơi gian lưu nước bằng cách đo thể tích nước và
tốc độ dòng chảy của nước khi ra khỏi mô hình thí nghiệm.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 17
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích.
Stt Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Ghi chú
1 BOD Tài liệu tham khảo [5] Phụ lục A
2 COD Tài liệu tham khảo [5] Phụ lục B
3 TN TCVN 5987 - 1995 Phụ lục C
4 TP TCVN 6202 - 2008 Phụ lục D
2.2.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Các kết quả phân tích từ phòng thí nghiệm sẽ được xử lý, tính toán và thống
kê thành các bảng. Từ đó đưa ra nhận xét, dự đoán về khả năng xử lý của mô hình.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá
Từ các số liệu đã thống kê tiến hành xây dựng các biểu đồ, đồ thị để thuận

lợi trong quá trình đánh giá hiệu quả xử lý của mô hình.
Tiến hành so sánh với mô hình trồng cỏ vetiver trên nước (Chủ nhiệm đề tài:
Hoàng Thùy Phương Quỳnh).
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm
2.2.4.1. Xây dựng mô hình
Như đã giới thiệu ở trên, cỏ Vetiver được ví như một loài cây đa năng. Nó đã
được nghiên cứu khá nhiều trên các lĩnh vực xử lý nước thải thủy sản, công nghiệp,
chóng xói mòn, hấp thụ các kim loại năng Để xác định khả năng xử lý nước thải
sinh hoạt bằng mô hình Wetland đất ngập nước, cần phải xây dựng một mô hình
nhân tạo. Thiết kế hệ thống quy mô phòng thí nghiệm, tiến hành hệ thống cấp nước
và thu nước cho mô hình thực nghiệm.
a. Mô hình wetland.
Mô hình được xây bằng gạch và xi măng. Gồm 3 lớp theo thứ tự lần lược là
lớp sỏi 20 – 30mm, lớp sỏi 5 – 10mm và lớp cát trên cùng. Ống dẫn nước vào và ra
được thiết kế đặc biệt để phân bố đều nước đầu vào, tránh hiện tượng tắc nghẻn ống
do cát tràn vào ống. Ngoài ra còn có 1 ống thăm bên cạnh ống dẫn nước vào để xác
định mực nước trong bể trong thời gian đầu trồng cỏ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc khống chế mực nước nhử rể phát triển.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 18
Hình 2.1: Bản vẻ mặt cắt mô hình Wetland.
(Nguồn: Tác giả)
Hình 2.2: Mô hình Wetland nghiên cứu.
( Nguồn: Tác giả)
Thông số thiết kế được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Thông số thiết kế bể Wetland.
Stt Thông số Kích thước Đơn vị Ghi chú
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 19
1 Chiều cao 0,5 m

2 Chiều dài 3 m
3 Chiều rộng 0,4 m
4 Lớp sỏi lớn 20 – 30mm 0,3 m
5 Lớp sỏi TB 5 – 10mm 0,05 m
6 Lớp cát 0,05 m
7 Đường kính ống nước 0,034 m
8 Chiều cao mực nước 0,4 m
b. Hệ thống pha nước thải nhân tạo đầu vào
Vì đây là nghiên cứu với quy mô phòng thí nghiệm, để đảm bảo nồng độ và
lưu lượng nước thải đầu vào không có sự dao động lớn về nồng độ và lưu lượng nên
nước thải sinh hoạt được thay thế bằng nước thải nhân tạo có nồng độ tương đương.
Công thực pha chế nước thải phòng thí nghiệm và nước thải sinh hoạt nhân
tạo được thể hiện trong 2 bảng sau:
Bảng 2.3: Công thức pha chế nước thải sinh hoạt
Stt Thành phần Khối lượng trong 1 lít (mg)
1 Rỉ đường 316
2 CH
3
COONa 126
3 Peptone 70
4 MgSO
4
50
5 FeSO
4
26
6 NH
4
Cl 152
7 K

2
HPO
4
52
8 NaOH 50
COD dự tính 600 mg/l
Nước thải nhân tạo chứa trong thùng 20l được pha với nồng độ đậm đắc cao,
được bơm áp suất bơm vào thùng chưa nước đầu vào để pha loãng. Trong thùng
chứa nước đầu vào có 2 máy bơm (1 máy hoạt động, 1 máy nghỉ) có nhiệm vụ bơm
nước vào hệ thống ống dẫn nước vào mô hình wetland để xử lý.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 20
Hình 2.3: Hệ thống chứa nước thải đầu vào.
c. Hệ thống xử lý nước thải đầu ra
Nước thải sau khi được xử lý bằng cỏ Vetiver trên mô hình Wetland được
thải trực tiếp ra môi trường xung quanh. Tại đây nước thải sẽ tiếp tục được xử lý
bằng cỏ vetiver trồng xung quanh hệ thống để đảm bảo không gây ô nhiễm môi
trường.
2.2.4.2. Vận hành hệ thống
Sau khi xây dựng mô hình wetland, cỏ vetiver được trồng vào bể và chăm
sóc trong khoảng thời gian 1 tháng để cỏ phát triển ổn định. Trong khoãng thời gian
này vừa chăm sóc vửa tiền hành khống chế lượng nước trong bể để nhử cho rể phát
triển về chiều sâu. Ngoài các cây cỏ vetiver đã phân bố đều với mục đích sử dụng
để xử lý nước, trồng thêm vào bể 2 cây cỏ vetiver để phục vụ cho mục đích theo dỏi
sự phát triển của bộ rể khi ở cùng một điều kiện như nhau.
Khi bộ rể đã phát triển đến 2/3 chiều sâu của bể thì tiến hành cho nước thải
sinh hoạt nhân tạo với nồng độ COD khoảng 200mg/L chảy qua bể. Theo dỏi và
phân tích thông số đặc trưng COD để xác định độ ổn định của hệ thống.
Sau khi hệ thống hoạt động ổn định, tiến hành cho nước thải sinh hoạt nhân
tạo có nồng độ COD khoảng 500mg/L chảy qua bể. Phân tích các thông số COD,

BOD, Nito tổng, Photpho tổng để xác định khả năng xử lý của bể.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆU SUẤT XỬ LÝ CÁC THÔNG SỐ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC
3.1.1. Hiệu suất xử lý COD
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả phân tích COD.
Stt
Ngày phân tích
Kết quả COD (mg/L)
Hiệu suất
xử lý (%)
Ghi chúVị trí
Đầu vào Đầu ra
1 07/10/2014 310,611 146,63 52,79
2 15/10/2014 233,62 107,05 54,18
3 21/10/2014 292,516 38,278 86,98
4 24/10/2014 295,909 134,76 54,46
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ kết quả phân tích COD.
Nhận xét:
Qua biểu đồ 3.1 ta có thể thấy được sự chênh lệnh về nồng độ COD đầu ra
của nước thải sau khi qua hệ thống và nước thải đầu vào là rất lớn. Nhìn chung hiệu
suất xử lý của hệ thống là khoảng 50%. Qua các kết quả phân tích thì hiệu suất xử
lý chung bình tính toán được của hệ thống là 62,1%.
Trong đó hiệu suất xử lý vào ngày 21/10 là rất cao, tới 86,99%. Nguyên
nhân của sự bất thường này là do hệ thống đặt ngoài trời, không có thiết bị che chắn
mà điều kiện thời tiết vào ngày 21/10 có mưa rất to làm tăng lưu lượng nước qua hệ
thống. Điều đó làm cho nồng độ của nước thải bị pha loãng ra nhiều lần nên nồng
độ nước thải đầu ra rất thấp.

3.1.2. Hiệu suất xử lý BOD
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả phân tích BOD.
Stt Ngày phân tích Kết quả BOD (mg/L) Hiệu suất
xử lý (%)
Ghi chú
Vị trí
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 22
Đầu vào Đầu ra
1 08/12/2014 7660 3080 59,79
2 22/12/2014 7920 3280 58,58
Do sự chậm trể về hóa chất phân tích và thiết bị nghiên cứu không đáp ứng
được nhu cầu cần sử dụng nên chỉ có thể phân tích và lấy kết quả 2 lần.
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ kết quả phân tích BOD.
Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy nồng độ đầu ra của nước thải sau xử lý chỉ còn có 1 nữa
so với nồng độ đầu vào. Hiệu suất xử lý của 2 lần đo là 59,79% và 58,58% gần
60%.
3.1.3. Hiệu suất xử lý TN
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp kết quả phân tích nito tổng.
Stt Ngày phân tích
Kết quả TN (mg/L)
Hiệu suất
xử lý (%)
Ghi chúVị trí
Đầu vào Đầu ra
1 15/12/2014 21,86 11,21 48,72
2 21/12/2014 19,61 9,53 51,43
3 30/12/2014 19,05 8,97 52,94
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật

Đồ án Tổng hợp 23
Biểu đồ 3.3: Biều đồ kết quả phân tích nito tổng.
Nhận xét:
Qua biểu đồ kết quả phân tích TN trong 3 ngày 15, 21 và 30/12 ta thấy được
hiệu suất xử lý TN của hệ thống trồng cỏ vetiver trên mô hình wetland là khoảng
50%. Xử lý được 1 nữa nito có trong nước thải.
3.1.4. Hiệu suất xử lý TP
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp kết quả phân tích photpho tổng.
Stt Ngày phân tích
Kết quả TP (mg/L)
Hiệu suất
xử lý (%)
Ghi chúVị trí
Đầu vào Đầu ra
1 13/12/2014 12,908 6,820 47,17
2 15/12/2014 10,340 3,963 61,68
3 16/12/2014 12,415 6,105 50,82
4 23/12/2014 7,670 2,347 69,40
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 24
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ kết quả phân tích photpho tổng.
Nhận xét:
Qua biểu đồ kết quả phân tích ta thấy được hiệu suất xử lý photpho tổng
trung bình là 57,26%. Thấp nhất là 47,17% và cao nhất là tới 69,4% gần 70%.
3.1.5. So sánh hiệu quả xử lý giữa mô hình Wetland cạn và Wetland nước
Bảng 3.5: Bảng so sánh hiệu quả xử lý giữa 2 mô hình Wetland cạn và
Wetland nước.
Stt Thông số
Hiệu suất xử lý trung bình (%)
Ghi chú

Wetland cạn Wetland nước
1 COD 62,10 55,76
2 BOD 59,19 53,38
3 TN 51,03 50,71
4 TP 57,27 43,32
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật
Đồ án Tổng hợp 25
Nhận xét:
Qua bảng 3.5 có thể thấy được hiệu suất xử lý trung bình của hệ thống
Wetland cạn tốt hơn hệ thống Wetland nước từ 0 – 15%. Trong đó hiệu suất xử lý
của hệ thống Wetland cạn so với hệ thống Wetland nước thì cao hơn như COD là
6,35%, BOD là 5,8%.
Hiệu suất xử lý Nito của Wetland cạn so với hiệu suất xử lý của wetland
nước hơn kém nhau không bao nhiêu khoãng 0,32%, có thể nói là gần như là bằng
nhau.
Hiệu suất xử lý Photpho của Wetland cạn so với wetland nước là lớn nhất tới
13,94%.
SVTH: Nguyễn Phúc Nhật

×