Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ VETIVER và lục bình bằng mô hình đất ngập nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.26 MB, 106 trang )

Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHÊ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
o0o
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA CỎ
VETIVER VÀ LỤC BÌNH BẰNG MÔ HÌNH ĐẤT NGẬP NƯỚC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã Ngành: 105
GVHD: TH.S NGUYỄN VĂN ĐỆ
SVTH: TRẦN NGỌC NAM
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
1
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2009
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khi nhắc đến “Đất ngập nước” là người ta nghó ngay đến những vùng đất
không có năng suất và thậm chí bẩn thỉu chứa đầy bệnh tật, côn trùng,… Sự phát
triển ngày một cao của nền kinh tế đi đôi với quá trình đô thò hóa đã làm cho diện
tích đất ngày càng thu hẹp, trong đó có quá trình chuyển hóa Đất ngập nước sang
sản xuất nông nghiệp thâm canh hoặc nuôi trồng thuỷ sản hay san lấp để tạo ra
các vùng đất cho phát triển công nghiệp, đô thò.
Trong khi đó, Đất ngập nước lại có một vai trò hết sức quan trọng đối với
cuộc sống con người, nhất là đối với những người dân sống trong và gần những
vùng Đất ngập nước như là: lương thực, thực phẩm, vật liệu làm nhà cửa, đồng
thời cũng là đòa bàn sinh sống và sản xuất của con người. Đất ngập nước bảo vệ


sự đa dạng sinh học, duy trì các quá trình sinh thái, lọc sạch nước thải, điều hòa
khí hậu, bảo vệ các giá trò văn hóa lòch sử, đồng thời cũng là nơi tham quan, giải
trí, du lòch và nghiên cứu khoa học. Cuộc sống hằng ngày của những người dân
trong vùng Đất ngập nước hầu như dựa vào tài nguyên của Đất ngập nước.
Một vai trò hết sức quan trọng của Đất ngập nước đó là khả năng xử lý ô
nhiễm mà đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ. Với tình hình như hiện nay, mỗi ngày
Thành phố Hồ Chí Minh đã thải ra một lượng nước thải khổng lồ, trong đó nước
thải sinh hoạt cũng chiếm một lượng khá lớn. Và thử hình dung, mỗi ngày với
lượng nước thải lớn như vậy nếu không xử lý, tình trang môi trường sẽ ô nhiễm
nghiêm trọng như thế nào, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân khu vực xung
quanh ra sao.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
2
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
Đa phần, nguồn nước thải sinh hoạt đều qua các hệ thống cống rãnh song
các hệ thống này thường dùng chung với hệ thống thoát nước mưa thải trực tiếp ra
môi trường tự nhiên, ao hồ, sông suối hoặc thải ra biển. Hầu như không có hệ
thống thu gom và trạm xử lý nước thải sinh hoạt riêng biệt nào.
Trước tình hình đó, việc sử dụng Đất ngập nước nói chung hay sử dụng
thực vật Đất ngập nước nói riêng để xử lý nước thải sinh hoạt vừa có thể thay thế
và bổ sung những công nghệ hóa học tuy mang tính công nghệ cao nhưng lại tốn
kém.
Để phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay thì việc lựa chọn giải pháp áp
dụng thực vật Đất ngập nước, đặc biệt là những loài thực vật có khả năng xử lý
nước thải cao như cỏ Vetiver, và một số loài thực vật bản đòa như Lục bình cho
việc xử lý nước thải là cần thiết. Vì lẽ đó hướng nghiên cứu trong đề tài này là “
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver, Lục bình bằng mô hình Đất
ngập nước”. Hệ thống vừa có khả năng xử lý ô nhiễm cao, vừa ít chi phí lại thân
thiện với môi trường.

1.2. Tên đề tài
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô
hình Đất ngập nước.
1.3. Cơ quan quản lý
Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học của Trường Đại học Kỹ thuật
Cộng nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. Giáo viên hướng dẫn
Thạc só khoa học Nguyễn Văn Đệ
Trưởng phòng Đất – Nước – Môi trường
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
3
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
Viện Đòa lý Tài nguyên TP. Hồ Chí Minh.
1.5. Người thực hiện
Sinh viên Trần Ngọc Nam – lớp 05DSH1
Mã số sinh viên: 105111043
Khoa Môi trường – Công nghệ Sinh học
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.
1.6. Lý do chọn đề tài
Ô nhiễm môi trường từ các nguồn nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư đô
thò, các nguồn từ những con kênh, cống… đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sống sức khoẻ cuả con người, song nhà nước đã bỏ ra một số chi phí không
ít cho việc xử lý nước thải nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để, mặt khác lượng ô
nhiễm lại ngày càng gia tăng.
Khác với những công nghệ hóa lý thì công nghệ sinh học sử dụng hệ thống
Đất ngập nước để xử lý nước thải sinh hoạt là điều khá khả thi. Đất ngập nước có
vai trò xử lý chất ô nhiễm cao mà đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ, vừa mang tính hiệu
quả mà chi phí lại ít tốn kém, rất thích hơp cho tình hình kinh tế hiện nay.
Trên thế giới, việc sử dụng hệ thống Đất ngập nước để xử lý nước thải đã

được áp dụng và mang lại kết quả tối ưu. Ở Việt Nam cũng đã có những ứng
dụng nhưng chỉ ở qui mô tự phát. Vì vậy, việc đưa ra những thông số cơ bản về
khả năng xử lý nước thải nói chung và nước thải sinh hoạt nói riêng của thực vật
Đất ngấp nước (cỏ Vetiver, Lục bình) là cần thiết. Bên cạnh đó hệ thống Đất
ngập nước còn tạo thêm mảng xanh cho môi trường và tạo mỹ quan cho thiên
nhiên.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
4
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
1.7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Nước thải sinh hoạt
- Đất ngập nước
- Cỏ Vetiver, Lục bình
 Kiểm soát nguồn nước thải ô nhiễm từ đầu vào trước khi qua hệ thống.
 Thiết kế mô hình xử lý đảm bảo nguồn thải đầu ra đạt yêu cầu.
1.8. Mục đích nghiên cứu
Thử nghiệm khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver, Lục bình
bằng mô hình Đất ngập nước
1.9. Nội dung nghiên cứu
 Thu thập tài liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu: nước thải sinh
hoạt, Đất ngập nước, cỏ Vetiver, Lục bình.
 Bố trí thí nghiệm nhằm khảo sát khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ
Vetiver, Lục bình giảm thiểu ô nhiễm môi trường
 Phân tích các thông số đầu vào và đầu ra của nước thải sinh hoạt sau khi
qua hệ thống xử lý: pH, Eh, EC, TDS, DO, COD, BOD
5
, SS.
1.10. Phương pháp nghiên cứu

1.10.1. Phương pháp luận:
Từ những vấn đề bức xúc của môi trường Thành phố nói chung và môi
trường khu dân cư sinh sống nói riêng. Đặc biệt là môi trường nước của các hệ
thống kênh, cống, rạch ở vùng ngoại thành đang đô thò hóa bò ô nhiễm khá nặng;
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
5
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
đến việc tìm hiểu những công nghệ xử lý hóa lý có thể sử dụng để xử lý nước thải
sinh hoạt cho thấy còn nhiều hạn chế, do chi phí cao và vận hành khá phức tạp.
Do đó, việc lưa chọn một công nghệ có khả năng xử lý tốt, chi phí thấp có thể
xem là tối ưu và thích hợp với tình hình kinh tế hiện nay:
 Ứng dụng khả năng xử lý nước thải của hệ thống Đất ngập nước.
 Ứng dụng một số thực vật Đất ngập nước, đặc biệt là thực vật bản đòa có
khả năng xử lý ô nhiễm để xử lý nước thải sinh hoạt.
1.10.2. Phương pháp chứng minh:
1.10.2.1. Phương pháp chứng minh trực tiếp
Đưa ra dẫn chứng gồm các điều đã được công nhận, lý luận, số liệu, tài liệu
thu thập, hình ảnh nhằm chứng minh cho cần điều cần thể hiện.
1.10.2.2. Phương pháp chứng minh gián tiếp
Khi không thể nối trực tiếp với điều cần chứng minh với các điều đã được
công nhận thì đưa ra một điều mâu thuẫn với điều cần chứng minh. Từ cái “sai”
này sẽ đưa đến cái “ đúng” của vấn đề.
Ví dụ:
- Không thể nói trực tiếp thực vật thân thảo, trôi nổi có thích hợp xử lý hơn
thân gỗ cao, to thì đưa ra đặc tính của thực vật thân gỗ, thân cỏ, thân trôi nổi cho
thấy sự mâu thuẫn của thân gỗ với diện tích nhỏ hẹp vùng tiến hành thí nghiệm
dẫn đến việc phải dùng cây thân cỏ, trôi nổi.
- Hay không thể nói nước đi ra cần làm sạch thêm bằng thực vật Đất ngập
nước thì đưa ra mâu thuẫn các thông số không đạt của nước thải và nhu cầu cấp

thiết tái sử dụng nước phục vụ cho những mục đích khác, dẫn đến cần làm sạch
thêm nước đi ra bằng hệ thống thực vật Đất ngập nước.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
6
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
1.10.3. Phương pháp tìm kiếm dữ liệu
Sưu tầm các tài liệu có sẵn, số liệu xảy ra trong quá khứ; khám phá hay
dòch thuật tài liệu mới. Sau đó chọn lọc đánh giá, phân tích tổng hợp dữ liệu.
1.10.4. Phương pháp cụ thể:
1.10.4.1. Tổng hợp các số liệu
Xử lý, phân tích tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập theo mục tiêu đề ra.
1.10.4.2. Phương pháp chuyên gia
Các ý kiến tư vấn, đóng góp xây dựng được sử dụng trong việc lựa chọn các
vấn đề chính, xây dựng khung chiến lược, lựa chọn chiến lược và vạch ra chiến
lược chi tiết.
1.10.4.3. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực hiện khảo sát thực đòa lấy mẫu, thí nghiệm, khảo sát, đo đạc
và quan trắc.
1.10.4.4. Phương pháp thống kê
Hệ thống hóa các chỉ tiêu cần thống kê, tiến hành điều tra thống kê, tổng
hợp thống kê, phân tích và dự đoán.
1.10.4.5. Phương pháp phân tích hóa, lý của nước
Về thành phần hoá học: dựa vào đặc tính nước thải sinh hoạt nên chủ yếu
phân tích các chỉ tiêu về BOD
5
, COD, SS trong nước kết hợp với một số chỉ tiêu
đo tại thực đòa như: pH, Eh, EC, TDS, DO.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043

7
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
1.11. Giới hạn của đề tài
Kết quả thu được từ mô hình tương đối khả quan, song trong quá trình thực
hiện còn nhiều hạn chế:
- Thời gian: thực hiện gần 3 tháng từ ngày 1/04/2009 đến ngày 24/06/2009
- Số chỉ tiêu khảo sát chất lượng nước thải không nhiều ( COD, BOD
5
, SS,
DO, Eh, pH, EC, TDS) phần nào ảnh hưởng đến đánh giá của thí nghiệm.
- Đối tượng: cỏ Vetiver, Lục bình
- Chưa có điều kiện thực hiện mô hình thực nghiệm ở một diện tích đất và
cây trồng đủ lớn để có thể thấy rõ hơn mức độ xử lý nước thải của cỏ
Vetiver, Lục bình trên thực tế.
1.12. Ý nghóa của đề tài
Thông qua nghiên cứu của đề tài để góp phần làm sáng tỏ thêm việc sử
dụng thực vật của đất ngập nước như là một công cụ xử lý nước thải. Có thể xem
đây là một phương thức xử lý – hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường,
mang tính kinh tế cao và phù hợp với điều kiện nước ta, đặc biệt là vùng ngoại
thành đang đô thò hóa.
Hạn chế đưa vào môi trường các nguồn chất thải gây ô nhiễm, đảm bảo mục
tiêu phát triển bền vững và đảm bảo chất lượng môi trường sống con người.
Đồng thời đưa ra một số thông số cơ bản trong việc thiết kế hệ thống xử lý
nước thải bằng thực vật.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
8
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ THỰC

VẬT ĐẤT NGẬP NƯỚC
2.1. Khái quát về Đất ngập nước và chức năng xử lý nước thải
2.1.1. Các đònh nghóa về Đất ngập nước
Thuật ngữ Đất ngập nước được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo quan
điểm, người ta có thể chấp nhận các đònh nghóa khác nhau. Các đònh nghóa về đất
ngập nước có thể chia làm 2 nhóm chính. Một nhóm theo đònh nhóa rộng, nhóm
thứ hai theo đònh nghóa hẹp.
Các đònh nghóa về Đất ngập nước theo nghóa rộng như đònh nghóa của công
ước Ramsar, đònh nghóa theo chương trình điều tra Đất ngập nước của Mỹ,
Canada, New Zealand và Ôxtrâylia.
Theo công ước Ramsar (năm 1971) Đất ngập nước được đònh nghóa như sau:
"Đất ngập nước được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự
nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tónh,
nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ
sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m."
Theo chương trình quốc gia về điều tra Đất ngập nước của Mỹ : về vò trí phân
bố, Đất ngập nước là những vùng chuyển tiếp giữa những hệ sinh thái trên cạn và
những hệ sinh thái thuỷ vực. Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt
đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nông. Đất ngập nước phải có
một trong ba thuộc tính sau:
+ Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh.
+ Nền đất hầu như không bò khô.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
9
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
+ Nền đất không có cấu trúc rõ rệt hoặc bão hòa nước, bò ngập nước ở mức
cạn tại một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm.
Theo các nhà khoa học Canada : “Đất ngập nước là đất bão hòa nước trong
thời gian dài đủ để hổ trợ các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát

nước, có thực vật thuỷ sinh và các hoạt đông sinh học thích hợp với môi trường
ẩm ướt.”
Theo các nhà khoa học New Zealand : “Đất ngập nước là một khái niệm
chung để chỉ những vùng đất ẩm ướt từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Những
vùng đất ngập nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất và nước.
Nước có thể là nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn. Đất ngập nước ở trạng thái tự
nhiên hoặc đặc trưng bởi các loại thực vật và động vật thích hợp với điều kiện
sống ẩm ướt.”
Theo các nhà khoa học Ôxtrâylia : “Đất ngập nước là những vùng đầm lầy,
bãi lầy than bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu
kỳ, nước tónh hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm những
bãi lầy và những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thuỷ triều xuống thấp.”
Đònh nghóa do các kỹ sư quân đội Mỹ đề xuất và là đònh nghóa chính thức tại
Mỹ : “Đất ngập nước là những vùng đất bò ngập hoặc bão hoà bởi nước bề mặt
hoặc nước ngầm một cách thường xuyên và thời gian ngập đủ để hỗ trợ cho tính
ưu việt của thảm thực vật thích nghi điển hình trong điều kiện đất bão hoà nước.
Đất ngập nước nhìn chung gồm: đầm lầy, đầm phá, đầm lầy cây bụi và những
vùng đất tương tự.”
Những đònh nghóa trên theo nghóa hẹp, nhìn chung đều xem Đất ngập nước
như đới chuyển tiếp sinh thái, những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên
cạn và ngập nước, những nơi mà sự ngập nước của đất gây ra sự phát triển của
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
10
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
một hệ thực vật đặc trưng. Hiện nay đònh nghóa theo công nước Ramsar là đònh
nghóa được nhiều người sử dụng.
2.1.2. Các chức năng của đất ngập nước
2.1.2.1. Chức năng sinh thái của đất ngập nước.
− Nạp nước ngầm : nước được thấm từ các vùng Đất ngập nước xuống các tầng

ngập nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết dần thành dòng
chảy bề mặt ở vùng Đất ngập nước khác cho con người sử dụng.
− Hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt : bằng cách giữ và điều hoà lượng nước mưa như
bồn chứa tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn
chế lũ ở vùng hạ lưu.
− Ổn đònh vi khí hậu : do chu trình trao đổi chất và nước trong các hệ sinh thái,
nhờ lớp phủ thực vật của Đất ngập nước, sự cân bằng giữa O
2
và CO
2
trong khí
quyển làm cho vi khí hậu đòa phương được ổn đònh, đặc biệt là nhiệt độ và
lượng mưa ổn đònh.
− Chống sóng, bão, ổn đònh bờ biển và chống xói mòn : nhờ lớp phủ thực vật,
đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, thảm cỏ… có tác dụng làm giảm sức gió
của bão và bào mòn đất của dòng chảy bề mặt.
− Xử lý, giữ lại chất cặn, chất độc, chất ô nhiễm : vùng Đất ngập nước được coi
như là bể lọc tự nhiên, có tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc
(chất thải sinh hoạt và công nghiệp).
− Giữ lại chất dinh dưỡng : làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn của các sinh
vật sống trong hệ sinh thái đó.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
11
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
− Sản xuất sinh khối : rất nhiều vùng Đất ngập nước là nơi sản xuất và xuất
khẩu sinh khối làm nguồn thức ăn cho các sinh vật thủy sinh, các loài động vật
hoang dã cũng như vật nuôi.
− Giao thông thủy : hầu hết sông, kênh, rạch, các vùng hồ chứa nước lớn, vùng
ngập lụt thường xuyên hay theo mùa,… đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu

Long, vận chuyển thủy đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng
như phát triển kinh tế của các cộng đồng dân cư đòa phương.
− Giải trí, du lich : các khu bảo tồn Đất ngập nước như Tràm Chim ( Tam Nông,
Đồng Tháp), và Xuân Thuỷ (Nam Đònh), nhiều vùng cảnh quan đẹp như Bích
Động và Vân Long, cũng như nhiều đầm phá ven biển miền Trung… thu hút
nhiều du khách đến tham quan giải trí.
2.1.2.2. Chức năng kinh tế
− Tài nguyên rừng : các loài động vật thường rất phong phú ở các vùng Đất
ngập nước, tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có thể khai thác
để phục vụ lợi ích kinh tế. Tài nguyên rừng cung cấp một loạt các sản phẩm
quan trọng như : gỗ, than, củi và các sản phẩm khác như nhựa, tinh dầu, tanin,
dược liệu. Nhiều vùng Đất ngập nước rất giàu động vật hoang dã đặc biệt là
các loài chim nước, cung cấp nhiều loại sản phẩm, trong đó có nhiều loại có
giá trò thương mại cao (da cá sấu, đồi mồi).
− Thuỷ sản : các vùng Đất ngập nước là môi trường sống và là nơi cung cấp thức
ăn cho các loài thủy sinh có giá trò kinh tế cao như cá, tôm, cua, động vật thân
mềm…
− Tài nguyên cỏ và tảo biển : nhiều diện tích Đất ngập nước ven biển có những
loại tảo, cỏ biển là nguồn thức ăn của nhiều loài thủy sinh vật và còn được sử
dụng làm thức ăn cho người và gia súc, làm phân bón và dược liệu…
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
12
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
− Sản phẩm nông nghiệp : các ruộng lúa nước chuyên canh hoặc xen canh với
các cây hoa màu khác đã tạo nên nhiều sản phẩm quan trọng khác của vùng
Đất ngập nước.
− Cung cấp nước ngọt : nhiều vùng Đất ngập nước là nguồn cung cấp nước ngọt
cho sinh hoạt, cho tưới tiêu, cho chăn nuôi gia súc và sản xuất công nghiệp.
− Tiềm năng năng lượng : than bùn là một nguồn nhiên liệu quan trọng, các đập,

thác nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng. Rừng tràm Việt Nam có
khoảng 305 triệu tấn than bùn cung cấp nguồn năng lượng lớn. Lớp than bùn
này được dùng làm phân bón và ngăn cản quá trình xì phèn.
2.1.2.3. Giá trò đa dạng sinh học
− Giá trò đa dạng sinh học là thuộc tính đặc biệt và quan trọng của Đất ngập
nước. Nhiều vùng Đất ngập nước là nơi cư trú rất thích hợp của các loài động
vật hoang dã, đặc biệt là loài chim nước, trong đó có nhiều loài chim di trú.
− Chỉ riêng hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng cửa sông ven biển, một kiểu hệ
sinh thái được tạo thành bởi môi trường trung gian giữa biển và đất liền, là
một hệ sinh thái có năng suất cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế,
bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Đó là nơi cung cấp các lâm sản, nông
sản và hải sản có giá trò kinh tế cao. Bên cạnh vai trò điều hoà khí hậu, hạn
chế xói lở, ổn đònh và mở rộng bãi bồi.
− Giá trò đa dạng sinh học của Đất ngập nước bao gồm cả giá trò văn hóa, nó
liên quan tới cuộc sống tâm linh, các lễ hội truyền thống phản ánh ước vọng
của người dân đòa phương sống trong đó và các hoạt động du lòch sinh thái…
giá trò văn hoá bao gồm cả tri thức bản đòa của người dân trong nuôi trồng,
khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và cách thích ứng của con
người với môi trường tự nhiên( lũ lụt, hiện tượng ngập nước theo mùa hoặc đột
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
13
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
biến của thiên nhiên…). Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ
giữa tự nhiên, xã hội, ngôn ngữ và văn hoá là không thể tách rời, nó thể hiện
lòng tin của con người. Thông thường nơi nào có giá trò đa dạng sinh học cao
thì cũng là nơi cư trú của người dân bản đòa. Người ta chưa thống kê được bao
nhiêu xã hội truyền thống nhưng loại trừ các cư dân thành thò còn khoảng 85%
dân số thế giới sống ở các vùng đòa lý khác nhau : vùng đòa cực, vùng sa mạc,
các vùng rừng nhiệt đới và vùng Đất ngập nước… tất cả các yếu tố tự nhiên

này góp phần không nhỏ tạo nên văn hoá truyền thống của người dân đòa
phương. Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trong đó có các hệ sinh thái Đất
ngập nứơc cũng là bảo vệ cái nôi văn hoá truyền thống.
2.1.3. Các loại hình đất ngập nước và cơ chế các quá trình xử lý trong đất
ngập nước
2.1.3.1. Lòch sử sử dụng đất ngập nước để làm sạch nước.
− Đất ngập nước được sử dụng để cải thiện chất lượng nước đã được biết đến
vào những thập kỷ 20 của thế kỷ trước, nhưng hầu hết là các Đất ngập nước tự
nhiên (U.S. EPA, 1999). Những nghiên cứu xây dựng Đất ngập nước ( Đất
ngập nước nhân tạo) để xử lý nước thải bắt đầu vào những năm 1950 ở Đức
(Seidel, 1976), ở Hoa kỳ vào những năm 1970 đến 1980 và phát triển mạnh
trong những năm 1990, người ta xây dựng nhiều hệ thống xử lý nước thải bằng
Đất ngập nước và áp dụng rộng rải không chỉ để xử lý nước thải đô thò mà còn
để xử lý nước thải cho các khu công nghiệp vùng khai khoáng và nước thải
nông nghiệp.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
14
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
Hình 2.1 : Mẫu mô hình đất ngập nước
2.1.3.2. Các loại hình đất ngập nước
Các hệ thống bãi lọc khác nhau bởi dòng chảy, môi trường và các loài thực
vật trồng trên bãi lọc. Một cách tổng quát ta có thể phân loại bãi lọc trồng cây
(Đất ngập nước) thành ba loại:
a. Đất ngập nước tự nhiên:
Dù ĐNN nhân tạo hiện nay được dùng thường hơn ĐNN tự nhiên, việc sử
dụng ĐNN tự nhiên cho xử lý vẫn nên được cân nhắc kỹ khi phác thảo tổng thể
chi phí xây dựng. Để xác đònh rõ nếu một vùng ĐNN tự nhiên có thể được sử
dụng, cần tính toán đến số lượng kích thước của dự án. Thêm vào đó, cần xử lý sơ
bộ, xác đònh rõ loại ống dẫn nước, điều khiển dòng ngập lũ và rủi ro sinh thái để

đánh giá dài hạn và ngắn hạn có thể được về tiềm năng và ứng dụng môi trường.
(theo EPA, 1996)
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
15
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
Nhìn chung, ĐNN tự nhiên xử lý được vơí nước thải từ đô thò, công nghiệp,
nước mưa và nông nghiệp. Bảng dưới đây giới thiệu tóm tắt các mức xử lý sơ bộ
nước thải đạt tới mức nhỏ nhất đến không đổi trong ĐNN tự nhiên
Bảng 2.1: Các mức xử lý sơ bộ nước thải trong ĐNN tự nhiên
Thành phần Mức xử lý ban đầu đề
xuất
Tác động có hại tiềm tàng
Yêu cầu oxy sinh học
(BOD)
Thứ sinh nhỏ nhất 20-30
mg/l
Cạn kiệt oxy, mùi, muỗi
Tổng chất lơ lửng Thứ sinh nhỏ nhất Cạn kiệt oxy, làm ngạt thở
rễ cây,
Chất rắn 30-50mg/l
NH
4
– N (có thể cao hơn)
Lớn nhất 5mg/l
Cạn oxy, Độ độc amoni
không ion
Tổng Nitơ ít hơn 30mg/l Phú dõng hóa, chọn lọc
loài sinh trưởng nhanh
Tổng phosphorus ít hơn 1.0 mg/l Phú dưỡng hóa, chọn lọc

loài sinh trưởng nhanh
Tổng chất rắn hòa tan Đặc trưng vò trí Gây độc tới sự thích nghi
cuả cây và các loài vật
Kim loại và chất độc
khác
dưới mức gây độc clo Tích lũy nồng độ gây độc ,
mở rộng sinh học trong
chuỗi thức ăn
(Nguồn: tài liệu natural wetland treatment)
Nhân tố quan trọng nhất trong quyết đònh nếu một ĐNN sẽ hoạt động như
một cách xử lý thay thế phù hợp là thực vật. Nhiều loại cây thuộc ĐNN tự nhiên
không thể sống lâu trong ĐNN do gia tăng nhiều dòng chảy (theo EPA,1993).
Duy chỉ một số ít trong tổng số các loài vùng ĐNN thích nghi chòu được gia tăng
trong nước tự nhiên. Hầu hết các vùng ĐNN tự nhiên không thích hợp dùng xử lý
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
16
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
nước thải do các loài cây không có khả năng chống đỡ khi có sự tăng cao dòng
chảy, dù vậy có ba loại ĐNN tự nhiên thể hiện được khả năng xử lý nước thải và
nước mưa như: (1) đầm lầy, (2) vùng đất ngập lũ, (3) vùng đất bụi cây rậm. Nhìn
chung, đây là ba loại hình ĐNN cơ bản thích hợp xử lý: (1) dòng chảy ngang cố
đònh trong một hồ, (2) dòng chảy ngang cố đònh trong một con sông và (3) dòng
chảy thẳng đứng hay chéo vận chuyển trong mặt đất nghiêng và cố đònh trong
một vùng nhận nước.
b. Đất ngập nước dòng chảy bề mặt (surface flow wetland) hay bãi lọc trồng
cây ngập nước
Hệ thống này mô phỏng một đầm lầy hay Đất ngập nước tự nhiên. Dưới đáy
bãi lọc là một lớp đất sét tự nhiên hay nhân tạo, hoặc rải một lớp vải nhựa chống
thấm. Trên lớp chống thấm là đất hoặc vật liệu phù hợp cho sự phát triển của

thực vật có thân nhô lên khỏi mặt nước. Dòng nước nước thải chảy ngang trên bề
mặt lớp vật liệu lọc. Hình dạng bãi lọc này thường là kênh dài hẹp, vận tốc dòng
chảy chậm, thân cây trồng nhô lên trong bãi lọc là những điều kiện cần thiết để
tạo nên chế độ thuỷ kiểu dòng chảy đẩy ( plug-flow).
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
17
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
Hình 2.2 : Bãi lọc trồng cây dòng chảy mặt
c. Đất ngập nước dòng chảy dưới bề mặt (subsurface flow wetland) hay bãi
lọc trồng cây dòng chảy ngầm hay bãi lọc ngầm trồng cây
Hệ thống này chỉ mới xuất hiện gần đây và được biết đến với các tên gọi khác
nhau như lọc ngầm trồng cây (Vegetated submerged bed – VBS), hệ thống xử lý
với vùng rễ (Root zone system ), bể lọc với vật liệu sỏi trồng sậy ( Rock reed
filter) hay bể lọc vi sinh và vật liệu ( Microbial rock filter). Cấu tạo của bãi lọc
ngầm trồng cây về cơ bản cũng gồm các thành phần tương tự như bãi lọc trồng
cây ngập nước nhưng nước thải chảy ngầm trong phần lọc của bãi lọc. Lớp lọc,
nơi thực vật phát triển trên đó, thường gồm có đất, cát, sỏi, đá dăm và được xếp
theo thứ tự từ trên xuống dưới, giữ độ xốp của lớp lọc. Dòng chảy có thể có dạng
chảy từ dưới lên, từ trên xuống dưới hoặc chảy theo phương nằm ngang. Dòng
chảy phổ biến nhất ở bãi lọc ngầm là dòng chảy ngang. Hầu hết các hệ thống
được thiết kế với độ dốc 1% hoặc hơn.
Khi chảy qua lớp vật liệu lọc, nước thải được lọc sạch nhờ tiếp xúc với bề mặt
của các hạt vật liệu lọc và vùng rễ của thực vật trồng trong bãi lọc. Vùng ngập
nước thường thiếu oxy, nhưng thực vật của bãi lọc có thể vận chuyển một lượng
oxy đáng kể tới hệ thống rễ tạo nên tiểu vùng hiếu khí cạnh rễ và vùng rễ, cũng
có một vùng hiếu khí trong lớp lọc sát bề mặt tiếp giáp giữa đất và không khí.
Bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang có khả năng xử lý chất hữu cơ và
rắn lơ lửng tốt, nhưng khả năng xử lý các chất dinh dưỡng lại thấp, do điều kiện
thiếu oxy, kò khí trong các bãi lọc không cho phép nitrat hoá amoni nên khả năng

xử lý nitơ bò hạn chế. Xử lý phốtpho cũng bò hạn chế do các vật liệu lọc được sử
dụng ( sỏi, đá dăm) có khả năng hấp phụ kém.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
18
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
Hình 2.3 : Bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm
2.1.3.3. Cơ chế các quá trình xử lý
Để thiết kế, xây dựng, vận hành bãi lọc trồng cây chính xác, đạt hiệu quả cao,
việc nắm rõ cơ chế xử lý nước thải của bãi lọc là hết sức cần thiết. Các cơ chế đó
bao gồm lắng, kết tủa, hấp phụ hoá học, trao đổi chất của vi sinh vật và sự hấp
thụ của thực vật. Các chất ô nhiễm có thể được loại bỏ nhờ nhiều cơ chế đồng
thời trong bãi lọc.
a. Loại bỏ các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học
Trong các bãi lọc, phân huỷ sinh học đóng vai trò lớn nhất trong việc loại bỏ
các chất hữu cơ dạng hoà tan hay dạng keo có khả năng phân huỷ sinh học (BOD)
có trong nước thải. BOD còn lại cùng các chất rắn lắng được sẽ bò loại bỏ nhờ quá
trình lắng. Cả bãi lọc ngầm trồng cây và bãi lọc trồng cây ngập nước về cơ bản
hoạt động như bể lọc sinh học. Tuy nhiên, đối với bãi lọc trồng cây ngập nước,
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
19
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
vai trò của các vi sinh vật lơ lửng dọc theo chiều sâu cột nước của bãi lọc đối với
việc loại bỏ BOD cũng rất quan trọng. Cơ chế loại bỏ BOD trong các màng vi
sinh vật bao bọc xung quanh lớp vật liệu lọc tương tự như trong bể lọc sinh học
nhỏ giọt. Phân hủy sinh học xảy ra khi các chất hữu cơ hoà tan được mang vào
lớp màng vi sinh bám trên phần thân ngập nước của thực vật, hệ thống rễ và
những vùng vật liệu lọc xung quanh, nhờ quá trình khuếch tán. Vai trò của thực
vật trong bãi lọc là:

+ Cung cấp môi trường thích hợp cho vi sinh vật thực hiện quá trình phân
hủy sinh học (hiếu khí) cư trú.
+ Vận chuyển oxy vào vùng rễ để cung cấp cho quá trình phân hủy sinh học
hiếu khí trong lớp vật liệu lọc và bộ rễ.
Hình 2.4 : Đường đi của BOD/Cacbon trong đất ngập nước
b. Loại bỏ chất rắn
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
20
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
− Các chất lắng được loại bỏ dễ dàng nhờ cơ chế lắng trọng lực, vì hệ thống bãi
lọc trồng cây có thời gian lưu nước dài. Chất rắn không lắng được, chất keo có
thể được loại bỏ thông qua cơ chế lọc ( nếu có sử dụng cát lọc), lắng và phân
hủy sinh học (do sự phát triển của vi sinh vật), hút bám, hấp phụ lên các chất
rắn khác ( thực vật, đất, cát, sỏi…) nhờ lực hấp dẫn Van De Waals, chuyển
động Brown. Đối với sự hút bám trên lớp nền, một thành phần quan trọng của
bãi lọc ngầm, Sapkota và Bavor (1994) cho rằng, chất rắn lơ lửng được loại bỏ
trước tiên nhờ quá trình lắng và phân hủy sinh học, tương tự như các quá trình
xảy ra trong bể sinh học nhỏ giọt.
− Các cơ chế xử lý trong hệ thống này phụ thuộc rất nhiều vào kích thước và
tính chất của các chất rắn có trong nước thải và các dạng vật liệu lọc được sử
dụng. Trong mọi trường hợp, thực vật trong bãi lọc không đóng vai trò đáng
kể trong việc loại bỏ các chất rắn.
Hình 2.5 : Đường đi của các hạt rắn trong đất ngập nước
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
21
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
c. Loại bỏ Nitơ
Nitơ được loại bỏ trong các bãi lọc chủ yếu nhờ 3 cơ chế chủ yếu sau:

+ Nitrat hoá/khử nitơ
+ Sự bay hơi của amoniăc(NH
3
)
+ Sự hấp thụ của thực vật
− Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về tầm quan trọng của các
cơ chế khử nitơ như đặc biệt với hai cơ chế nitrat hoá/khử nitrat và sự hấp thụ
của thực vật.
− Trong các bãi lọc, sự chuyển hoá của nitơ xảy ra trong các tầng oxy hoá và
khử của bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất, phần ngập nước của thực vật có thân
nhô lên khỏi mặt nước. Nitơ hữu cơ bò oxy hoá thành NH
4
+
trong cả hai lớp đất
oxy hoá và khử. Lớp oxy hoá và phần ngập của thực vật là những nơi chủ yếu
xảy ra quá trình nitrat hóa, tại đây NH
4
+
chuyển hoá thành NO
2
-
bởi vi khuẩn
Nitrosomonas và cuối cùng thành NO
3
-
bởi vi khuẩn Nitrobacter. Ở môi trường
nhiệt độ cao hơn, một số NH
4
+
chuyển sang dạng NH

3
và bay hơi vào không
khí. Nitrat trong tầng khử sẽ bò hụt đi nhờ quá trình khử nitrat, lọc hay do thực
vật hấp thụ. Tuy nhiên, nitrat được cấp vào từ vùng oxy hoá nhờ hiện tượng
khuếch tán.
− Đối với bề mặt chung giữa đất và rễ, oxy từ khí quyển khuếch tán vào vùng
lá, thân, rễ của các cây trồng trong bãi lọc và tạo nên một lớp giàu oxy tương
tự như lớp bề mặt chung giữa đất và nước. Nhờ quá trình nitrat hoá diễn ra ở
vùng hiếu khí, tại đây NH
4
+
bò oxy hoá thành NO
3
-
. Phần NO
3
-
không bò cây
trồng hấp thụ sẽ bò khuếch tán vào vùng thiếu khí, và bò khử thành N
2
và N
2
O
do quá trình khử nitrat. Lượng NH
4
+
trong vùng rễ được bổ sung nhờ nguồn
NH
4
+

từ vùng thiếu khí khuếch tán vào.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
22
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
Hình 2.6 : Đường đi của Nitơ trong đất ngập nước
d. Loại bỏ Phốtpho
− Cơ chế loại bỏ phốtpho trong bãi lọc trồng cây gồm có sự hấp thụ của thực
vật, các quá trình đồng hoá của vi khuẩn, sự hấp phụ lên đất, vật liệu lọc ( chủ
yếu là lên đất sét) và các chất hữu cơ, kết tủa và lắng các ion Ca
2+
, Mg
2+
, Fe
3+
,
và Mn
2+
. Khi thời gian lưu nước dài và đất sử dụng có cấu trúc mòn thì các quá
trình loại bỏ phốtpho chủ yếu là sự hấp phụ và kết tủa, do điều kiện này tạo
cơ hội tốt cho quá trình hấp phụ phốtpho và các phản ứng trong đất xảy ra
(Reed và Brown, 1992; Reed và nnk, 1998).
− Tương tự như quá trình loại bỏ nitơ, vai trò của thực vật trong vấn đề loại bỏ
phốtpho vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Dù sao, đây cũng là cơ chế duy nhất đưa
hẳn phốtpho ra khỏi hệ thống bãi lọc. Các quá trình hấp phụ, kết tủa và lắng
chỉ đưa được phốtpho vào đất hay vật liệu lọc. Khi lượng phốtpho trong lớp vật
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
23
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước

liệu vượt quá khả năng chứa thì vật liệu phần vật liệu hay lớp trầm tích đó
phải được nạo vét và xả bỏ.
Hình 2.7 : Đường đi của phốtpho trong đất ngập nước
e. Loại bỏ kim loại nặng
− Khi các kim loại nặng hoà tan trong nước thải chảy vào bãi lọc trồng cây, các
cơ chế loại bỏ chúng gồm có:
+ Kết tủa và lắng ở dạng hydrôxit không tan trong vùng hiếu khí, ở dạng
sunfit kim loại trong vùng kò khí của lớp vật liệu.
+ Hấp phụ lên các kết tủa oxyhydrôxit sắt, Mangan trong vùng hiếu khí.
+ Kết hợp, lẫn với thực vật chết và đất.
+ Hấp thụ vào rễ, thân và lá của thực vật trong bãi lọc trồng cây.
− Các nghiên cứu chưa chỉ ra được cơ chế nào trong các cơ chế nói
trên có vai trò lớn nhất, nhưng nhìn chung có thể nói rằng lượng kim loại được
thực vật hấp thụ chỉ chiếm một phần nhất đònh (Gersberg et al, 1984; Reed et
al…, 1988; Wildemann&Laudon, 1989; Dunbabin&Browmer, 1992). Các loại
thực vật khác nhau có khả năng hấp thụ kim loại nặng rất khác nhau. Bên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
24
Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Vetiver và Lục bình bằng mô hình Đất ngập nước
cạnh đó, thực vật đầm lầy cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sự loại bỏ và tích trữ
kim loại nặng khi chúng ảnh hưởng tới chế độ thủy lực, cơ chế hoá học lớp
trầm tích và hoạt động của vi sinh vật. Vật liệu lọc là nơi tích tụ chủ yếu kim
loại nặng. Khi khả năng chứa các kim loại nặng của chúng đạt tới giới hạn thì
cần nạo vét và xả bỏ để loại kim loại nặng ra khỏi bãi lọc.
f. Loại bỏ các hợp chất hữu cơ
− Các hợp chất hữu cơ được loại bỏ trong các bãi lọc trồng cây chủ yếu nhờ cơ
chế bay hơi, hấp phụ, phân hủy bởi các vi sinh vật ( chủ yếu là vi khuẩn và
nấm), và hấp thụ của thực vật.
− Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất loại bỏ các hợp chất hữu cơ nhờ

quá trình bay hơi là hàm số phụ thuộc của trọng lượng phân tử chất ô nhiễm
và áp suất riêng phần giữa hai pha khí-nước xác đònh bởi đònh luật Henry.
− Quá trình phân hủy các chất bẩn hữu cơ chính nhờ các vi khuẩn hiếu khí và kò
khí đã được khẳng đònh (Tabak và nnk, 1981; Bouwer&McCarthy, 1983),
nhưng quá trình hấp phụ các chất bẩn lên màng vi sinh vật phải xảy ra trước
quá trình thích nghi và phân hủy sinh học. Các chất bẩn hữu cơ chính còn có
thể được loại bỏ nhờ quá trình hút bám vật lý lên bề mặt các chất rắn lắng
được và sau đó là quá trình lắng. Quá trình này thường xảy ra ở phần đầu của
bãi lọc. Các hợp chất hữu cơ cũng bò thực vật hấp thụ ( Polprasert và Dan,
1994), tuy nhiên cơ chế này còn chưa được hiểu rõ và phụ thuộc nhiều vào
loài thực vật được trồng, cũng như đặc tính của các chất bẩn
g. Loại bỏ vi khuẩn và virut
− Cơ chế loại vỏ vi khuẩn, virut trong các bãi lọc trồng cây về bản chất cũng
giống như quá trình loại bỏ các vi sinh vật này trong hồ sinh học. Vi khuẩn và
virut có trong nước thải được loại bỏ nhờ:
+ Các quá trình vật lý như dính kết và lắng, lọc, hấp phụ.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Đệ
SVTH: Trần Ngọc Nam – MSSV: 105111043
25

×