Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TIỂU LUẬN ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ CHO TÒA NHÀ TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN – SỐ 195 ĐIỆN BÊN PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.24 KB, 36 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT

TIỂU LUẬN ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
VÀ THÔNG GIÓ CHO TÒA NHÀ TỔNG CÔNG TY NÔNG
NGHIỆP SÀI GÒN – SỐ 195 ĐIỆN BÊN PHỦ
Giảng viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Tiến Cảnh
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐÌNH THƯ
Lớp : ĐH NL8ALT
Khoá : 2012-2014
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2013
MỞ ĐẦU
Điều hòa không khí là một trong những lĩnh vực quan trọng trong đời
sống cũng như trong các ngành công nghiệp khác. Kinh tế và xã hội càng phát
triển thì nhu cầu về điều kiện sinh hoạt và làm việc của con người ngày càng
cao.
Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta phát triển với tỉ lệ tăng trưởng
đáng kể, bước đầu thực hiện có hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu về thiết bị lạnh cũng tăng theo nhanh
chóng. Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng của rất nhiều hãng sản xuất,
kinh doanh máy và thiết bị dùng cho hệ thống điều hòa không khí.
Điều hòa không khí có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người và
sản xuất. Hệ thống điều hoà không khí tạo ra môi trường tiện nghi, đảm bảo chất
lượng cuộc sống cao hơn, đặc biệt với nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm và độ ẩm tương đối cao. Đối với các
ngành kinh tế sản xuất, ngày nay người ta không thể tách rời kỹ thuật điều hoà
không khí với các ngành khác như cơ khí chính xác, kỹ thuật điện tử và vi điện
tử, kỹ thuật phim ảnh, máy tính điện tử, kỹ thuật quang học Để đảm bảo chất


lượng của sản phẩm, để đảm bảo máy móc, thiết bị làm việc bình thường cần có
những yêu cầu nghiêm ngặt về các điều kiện và thông số của không khí như
thành phần độ ẩm, nhiệt độ, độ chứa bụi và các loại hoá chất độc hại khác.
Đối với sinh viên ngành công nghệ nhiệt - lạnh, ngoài việc nắm vững các
kiến thức cơ bản, các phương pháp tính toán thiết kế thì việc tìm hiểu các công
việc liên quan đến lắp đặt, vận hành, sửa chữa… là rất cần thiết.
Dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Tiến Cảnh – Trường Đại Học Công
Nghiệp TP. HCM, chúng em thực hiện tiểu luận môn học điều hòa không khí:
“Thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho tòa nhà văn phòng
Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn”. Tiểu luận gồm những nội dung chính
sau:
Chương 1:
Chương 2:
Chương 3:
Chương 4:
Chương 5:
Chương 6:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài song không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô cùng
bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn.
TP. HCM tháng 01 năm 2013
Nhóm sinh viên thực hiện
3
THUYẾT MINH THIẾT KẾ
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ
CÔNG TRÌNH:
CAO ỐC VĂP PHÒNG TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN
ĐỊA CHỈ: 195 ĐIỆN BIÊN PHỦ
4

TP HCM - 2013
5
I- YÊU CẦU CHUNG:
Công trình xây dựng Văn phòng làm việc tổng công ty Nông Nghiệp Sài
Gòn là công trình xây mới sử dụng làm văn phòng làm việc và các phòng chức năng.
Việc đầu tư lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trung tâm cho công trình là rất cần
thiết nhằm mục đích đạt được môi trường vi khí hậu thích hợp với chức năng hoạt
động của công trình trong điều kiện khí hậu đặc thù của nước ta là nóng, ẩm, mưa
nhiều.
Công trình xây dựng Văn phòng làm việc tổng công ty Nông Nghiệp Sài
Gòn phải được thực hiện trên những cơ sở sau :
- Khảo sát kỹ càng các đặc điểm về định tính và định lượng và hình thái chi tiết
về vỏ bao che: mái trần, tường, sàn, nội thất trên thực địa cũng như trên cơ sở hồ sơ
thiết kế kiến trúc, kết cấu, nội thất.
- Nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật hoạt động và sơ đồ phân bổ chức năng của các
khu vực.
- Đánh giá đúng khả năng cung ứng (hiện tại và trong tương lai) của nguồn
điện, nước cho hệ thống điều hòa của công trình.
- Nghiên cứu kỹ chiến lược phát triển Công trình xây dựng Văn phòng làm
việc tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn và ý đồ quy hoạch tổng thể trong tương lai.
Trên những căn bản nêu trên, đồ án thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu
sau :
1. Tính toán chính xác nhu cầu về năng suất lạnh của các khu vực cần điều hòa,
bảo đảm việc đạt được các thông số kỹ thuật, lại vừa giảm tới mức tối thiểu chi phí
đầu tư ban đầu cũng như cho chi phí sử dụng khi hệ thống hoạt động.
2. Phương án thiết kế phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật ( như độ ồn, tốc độ
gió ) trong các giới hạn cho phép thích hợp cho công việc đặc thù của Công trình
xây dựng Văn phòng làm việc tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn
3. Phương án kỹ thuật lựa chọn phải tối ưu trên cả 2 góc độ kỹ thuật và kinh tế,
đảm bảo tính hiện đại, tiện nghi, độ tin cậy và tuổi thọ cao, vận hành, theo dõi, bảo trì

bảo dưỡng đơn giản thuận tiện, phù hợp với các điều kiện cụ thể của Công trình xây
dựng Văn phòng làm việc tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn
4. Máy móc thiết bị phải đồng bộ, chất lượng cao, chế tạo tại các cơ sở sản xuất
đạt tiêu chuẩn chất lượng, trên cơ sở những thành tựu mới nhất về kỹ thuật lạnh và
điều hoà không khí.
5. Việc lắp đặt điều hòa không khí phải không ảnh hưởng tới tổng quan kiến
trúc, nội ngoại thất của công trình, ngược lại, trong phạm vi có thể, hoàn thiện chúng.
6
6. Việc thiết kế ĐHKK cũng như sự lựa chọn phương án thiết bị phải được tiến
hành trên cơ sở tính đến tương lai phát triển của công trình để có thể dễ dàng cải tạo
cho phù hợp với điều kiện mới với mức chi phí tối thiểu.
7. Phân tích một cách khoa học để đề xuất những thay đổi cần thiết và hợp lý
trong phần vỏ bao che cũng như nội thất để phù hợp với điều kiện công trình có điều
tiết không khí.
8. Công nghệ phân phối không khí và mô hình khí động trong không gian điều
hòa phải đảm bảo một môi trường vi khí hậu ổn định và đồng nhất. Các thông số về
nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ CO
2
, tốc độ gió tại vùng có người phải đảm bảo các tiêu
chuẩn vệ sinh môi trường.
II- HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT :
Hồ sơ thiết kế bao gồm các bản vẽ thiết kế và thuyết minh kỹ thuật. Việc mô tả
thiết kế gồm hệ thống và chi tiết được trình bày ở các bản vẽ và thuyết minh.
a- Các bản vẽ thiết kế :
- Bản vẽ thể hiện sơ đồ nguyên lý của hệ thống ( hệ thống ống gas,, )
- Bản vẽ thể hiện sơ đồ bố trí mặt bằng hệ thống phân phối gió, hệ thống
các đường ống dẫn gas.
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống điện điều khiển ĐHKK và điều khiển hệ
thống điều hòa không khí
b- Thuyết minh kỹ thuật :

Thuyết minh kỹ thuật là một phần không thể thiếu được của hồ sơ thiết kế.
Thuyết minh kỹ thuật là cơ sở để triển khai bản vẽ thiết kế. Các vấn đề và chi tiết
không thể hiện được trên bản vẽ được trình bày trong thuyết minh kỹ thuật.
- Thuyết minh thể hiện nhiệm vụ và yêu cầu thiết kế.
- Thuyết minh thể hiện các cơ sở thiết kế
- Thuyết minh thể hiện các điều kiện tính toán thiết kế và chỉ tiêu cụ thể
cho công trình.
- Thuyết minh thể hiện các phương pháp và kết quả tính toán thết kế và đề
ra các giải pháp thiết kế.
- Thuyết minh kỹ thuật thể hiện quy tắc, tiêu chuẩn thiết kế đồng thời là
tiêu chuẩn, quy tắc để lựa chọn thiết bị, vật tư và gia công lắp đặt hệ
thống.
7
c- Một số điểm cần lưu ý khi triển khai thi công lắp đặt :
Các nhà thầu phải thực hiện bản vẽ thi công trên cơ sở bản vẽ thiết kế kỹ thuật.
Nếu có những thay đổi thiết kế từ các nhà thầu cung cấp thiết bị, vật tư và lắp đặt, cần
được đệ trình đến nhà thiết kế để xem xét phối hợp và điều chỉnh tổng thể nhằm đảm
bảo kỹ thuật và chất lượng công trình tránh trường hợp ảnh hưởng đến các hệ thống
khác do máy quá to, quá nặng, độ ồn lớn, tiêu thụ điện nhiều Ngoài ra các nhà thầu
thiết bị và lắp đặt phải đệ trình mẫu thiết bị và vật tư lên chủ đầu tư và tư vấn giám sát
để được phê duyệt trước khi đưa vào lắp đặt trong công trình.
- Các thiết bị phải có đầy đủ Catalogue kỹ thuật và lắp đặt, chứng chỉ
nguồn gốc và chất lượng.
- Các vật tư phải có đầy đủ catalogue kỹ thuật và lắp đặt, chứng chỉ chất
lượng. Các vật tư nhập ngoại phải có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ.
- Bản vẽ thi công và bản vẽ hoàn công do nhà thầu lắp đặt thực hiện trên cơ
sở điều kiện cụ thể của công trình và đệ trình tư vấn giám sát. Các bản vẽ
này phải được lưu lại để phụ vụ cho các công tác bảo hành, bảo trì sau
này.
- Tất các các yêu cầu khác không giới hạn trên đây, phải được xem xét

trược khi đưa vào sử dụng và lắp đặt
III- CÁC TIÊU CHUẨN, QUY TẮC VÀ TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ THIẾT KẾ
a- Các tiêu chuẩn về điều hòa không khí và thông gió :
+ Các thông số tính toán cho điều kiện khí hậu ngoài trời khu vực TP Hồ
Chí Minh theo TCVN - 4088 – 85
+ Kỹ thuật nhiệt xây dựng – Kết cấu ngăn che : Tiêu chuẩn thiết kế TCVN
4065-88
+ Các quy phạm về bảo vệ môi trường của Việt Nam.
+ Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống lạnh điều hòa không khí.
+ Tiêu chuẩn 232/BXD về thiết kế, thi công và nghiệm thu hệ thống lạnh
điều hòa không khí.
+ HVAC Systems Duct Design SMACNA. 1981 Edition. (Sheet Metal and
Air Conditioning Contactors National Association Inc.)
+ System design Manual CARRIER air conditioning Company.
8
+ ASHRAE Handbook Fundamental 1989 (The American Society of
Heating Refrigerating and Air Conditioning Engineers Standard)
+ ASHRAE Handbook HVAC Systems and application 1987.
b- Các tiêu chuẩn về vật liệu :
+ BS ( British Standard – Part Material )
+ IEC ( International Electric Code )
+ AS/NZS ( Australian Standard / Newzealand Standard )
+ ASTM ( American Standard Material )
+ JIS ( Japanese Industrial Standard - Part Material )
+ KS, SS ( Korean Standard )
+ ARI ( Air Conditionoing and Refrigeration Institut - Part Material )
c- Các tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy chữa cháy :
+ NFPA ( national Fire Protection Association Standard )
+ TCVN về PCCC.
+ TCVN 6160: 1996 Phòng cháy chữa cháy. Nhà cao tầng. Yêu cầu thiết

kế.
+ Tiêu chuẩn Anh BS5588-1985: Phòng cháy chữa cháy cho công trình (áp
dụng để thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm hệ thống thông gió phòng cháy tăng áp
cầu thang bộ).
d- Các Catalogue thiết bị
+ Máy và thiết bị lạnh : CARRIER, DAIKIN, TRANE, FUJITSU,
HITACHI, TOSHIBA có xuất xứ Mỹ, Nhật, Pháp.
e- Các ấn phẩm kỹ thuật khác
+ Các ấn phẩm kỹ thuật về điều hòa không khí và thông gió.
IV- CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ :
1. Các thông số tính toán bên ngoài nhà :
Thông số tính toán bên ngoài cho nhóm công trình điều hoà cấp II tính theo hệ
số đảm bảo (Bảng 4.11 – Giáo trình Điều hoà không khí của GS.TS Trần Ngọc Chấn)
- Thời gian không đảm bảo với công trình cấp II là : 200 giờ
9
- Hệ số bảo đảm cả năm là : K

= 0,977
- Nhiệt độ trung bình : t
N
= 34,4
O
C
- Độ ẩm trung bình : ϕ
N
= 62%
2. Thông số tính toán bên trong :
- Nhiệt độ : Chọn theo tiện nghi nhiệt của con người và theo tính chất công trình
(TCVN5687-1992), đồng thời trên cơ sở nhu cầu trang bị điều hòa và vốn của chủ đầu
tư, hệ thống điều hòa cho tòa nhà được thiết kế với chức năng điều chỉnh độ lạnh

không khí trong phòng (cooling only) và thay đổi độ ẩm tương ứng không trang bị hệ
thống sưởi ấm và điều chỉnh độ ẩm.
- Độ ồn cho phép đối với các phòng làm việc : 40 – 50 dB.
- Số lượng người tính toán trong từng loại phòng dựa theo bản số 3 tiêu chuẩn
ASHRAE 62-1981.
- Lượng không khí sạch được cấp vào qua hệ thống điều hòa không khí đảm bảo
mức tiêu chuẩn 20-60 m3/hngười theo mục 6.2 tiêu chuẩn ASHRAE 62-1981.
Bảng tổng hợp các thông số tính toán :
Thông số t (
O
C)
ϕ (%)
Bên trong nhà
25 ± 1 65 ± 5
Bên ngoài nhà 34,4 61,7
Nhiệt độ tính toán bên trong thấp hơn bên ngoài là: 34,4 – 25 = 9,4
O
C là phù
hợp tiêu chuẩn vệ sinh của người Việt nam.
Dựa trên cơ sở tính toán nhiệt độ tính toán trong nhà, độ ẩm trong nhà và vận
tốc không khí tại vùng làm việc là 0,2 – 0,3 m/s, tra biểu đồ nhiệt độ hiệu quả tương
đương được nhiệt độ hiệu quả tương đương t
hqtđ
= 24,3
O
C nằm trong vùng tiện nghi
cho phép.
V- PHÂN BỐ MẶT BẰNG CHỨC NĂNG:
Công trình xây dựng Văn phòng làm việc tổng công ty Nông Nghiệp Sài
Gòn là công trình 12 tầng (không kể tầng mái). Kết cấu của toàn bộ công trình là

khung, sàn bê tông cốt thép, tường xây gạch, cửa sổ kính.
Công trình xây dựng Văn phòng làm việc tổng công ty Nông Nghiệp Sài
Gòn được phân bố chức năng như sau:
+ Tầng hầm 1: Khu vực để xe
10
+ Tầng hầm 2: Khu vực để xe
Tầng 1 : Khu vực tiếp tân , phòng họp lớn
Tầng 2 : Khu các phòng chức năng, các phòng Giám đốc, Phó Giám đốc
Tầng 3 : Khu các phòng chức năng, phòng làm việc
Tầng 4-12 : Khu văn phòng làm việc
b.Các thông số cơ bản của các tầng:
11
STT Chức năng Diện tích(m2) Chiều cao
I Tầng 1
1 Khu vực sảnh 190 4
2 Phòng họp lớn 260 4
II Tầng 2
1 Khu văn phòng 228 2.8
2 Phòng họp 2 53 2.8
3 Phòng họp 1 60 2.8
4 Khu vực kế toán trưởng, tài vụ 110 2.8
II Tầng 2
1 Khu văn phòng 228 2.8
2 Phòng Chủ tịch hội đồng quản trị 40 2.8
3 Phòng Tổng Giám Đốc 40 2.8
4 Phòng P. Tổng Giám Đốc 1 25 2.8
5 Phòng P. Tổng Giám Đốc 2 25 2.8
6 Phòng P. Tổng Giám Đốc 3 25 2.8
7 Phòng P. Tổng Giám Đốc 4 25 2.8
III Tầng 3

1 Khu văn phòng 228 2.8
2 Phòng họp 2 53 2.8
3 Phòng họp 1 60 2.8
4 Khu vực kế toán trưởng, tài vụ 110 2.8
IV Tầng 4 -10
1 Văn phòng làm việc (phía trước) 225 2.8
2 Văn phòng làm việc (phía sau) 287 2.8
V Tầng 11-12
1 Văn phòng làm việc 287 2.8
VI- CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT LẠNH CHO CÔNG
TRÌNH :
Để tính toán nhiệt cho công trình ta phải dựa vào đặc điểm kết cấu, các thông số
nhiệt độ, độ ẩm cần duy trì của công trình.
Từ kết cấu bao che (tường bao, tường ngăn chia giữa các phòng, trần, sàn, cửa
kính, rèm che, ) ta tính được hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che.
Từ các nguồn toả nhiệt trong phòng (máy tính, máy in, đèn, số lượng người
trong phòng, ) cùng với nhiệt độ, độ ẩm ngoài trời và nhiệt độ, độ ẩm cần duy trì
trong phòng ta tính được nhiệt lượng toả ra trong không gian cần điều hoà từ đó tính
được năng suất lạnh cần thiết cho không gian điều hoà.
Phương pháp tính toán nhiệt thừa như sau :
Phương trình cân bằng nhiệt tổng quát :
Qt = Qtoả + Qtt
Qtoả = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6 + Q7+ Q8
Qtt = Q9 + Q10 + Q11 + Qbs
Trong đó :
Qt - Nhiệt thừa trong phòng (W).
Qtoả - Nhiệt lượng toả ra trong phòng (W).
Qtt - Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che do chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm (W)
Q1 - Nhiệt toả ra từ máy móc thiết bị (W).
Q2 - Nhiệt toả ra từ các đèn chiếu sáng (W).

Q3 – Nhiệt toả ra từ người (W).
Q4 – Nhiệt toả ra từ bán thành phẩm (W).
Q5 – Nhiệt toả ra từ bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt (W).
Q6 – Nhiệt truyền vào phòng do bức xạ mặt trời qua cửa kính (W).
Q7 – Nhiệt truyền vào phòng do bức xạ mặt trời qua mái (W).
Q8 – Nhiệt truyền vào phòng do rò gió (W).
Q9 – Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che (W).
Q10 – Tổn thất nhiệt qua mái (W).
Q11 – Tổn thất nhiệt qua nền (W).
12
Qbs – Tổn thất nhiệt bổ sung do gió và hướng gió (W).
1. Nhiệt toả ra từ máy móc thiết bị :
Q1 = ∑Nđc Kft Kđt (1/η - 1 + Kt)
Nđc - Công suất động cơ lắp đặt của máy (W)
Kft – hệ số phụ tải là tỷ số giữa công suất thực (hiệu dụng) của máy và công
suất động cơ lắp đặt, Kft = Nlv/Nđc
Kđt – Hệ số đồng thời, Kđt =

Ni
τ
i
/

Ni
τ
trong đó Ni là công suất động cơ thứ
i làm việcỉtong thời gian
τ
i
,

τ
là tổng thời gian hoạt động của hệ thống ĐHKK
này

η
- Hiệu suất làm việc thực tế của động cơ.
Kt – Hiệu số thải nhiệt
2. Nhiệt toả ra từ các đèn chiếu sáng :
Q2 = Ncs
Ncs – Tổng công suất của các đèn chiếu sáng
3. Nhiệt toả ra từ người :
Q3 = n.q
q – Nhiệt toả ra từ một người (W/người)
n – Số người
4. Nhiệt toả ra từ bán thành phẩm :
Do không gian điều hoà là phòng làm việc, không tham gia vào quá trình sản
xuất nên nhiệt toả ra từ bán thành phẩm Q4 = 0.
5. Nhiệt toả ra từ thiết bị trao đổi nhiệt :
Do không gian điều hoà là phòng làm việc, không có thiết bị trao đổi nhiệt nên
nhiệt toả ra từ từ thiết bị trao đổi nhiệt Q5 = 0.
6. Nhiệt truyền vào phòng do bức xạ mặt trời qua cửa kính :
Q6 = Is Fk τ
1
τ
2
τ
3
τ
4
Is – Cường độ bức mặt trờilên mặt đứng phụ thuộcvào hướng địa lý (W/m

2
).
Fk – Diện tích cửa kính chịu bức xạ tại thời điểm tính toán (m2)
τ
1
– Hệ số trong suốt của kính
13
τ
2
– Hệ số bám bẩn
τ
1
– Hệ số khúc xạ
τ
1
– Hệ số tán xạ do che chắn
7. Nhiệt truyền vào phòng do bức xạ mặt trời qua mái :
Q7 = 0.055 k Is F ε
S
(W)
F – Diện tích bề mặt nhận bức xạ theo phương ngang (m
2
).
Is – Cường độ bức xạ mặt trời theo phương nằm ngang (W/m
2
)
ε
S
- Hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời của bề mặt bao che.
k – Hệ số truyền nhiệt (W/m

2
K)
8. Nhiệt truyền vào phòng do rò gió :
Q8 = G8 (In - It) (W)
G8 – Lượng không khí rò vào phòng qua khe cửa hoặc do mở cửa (kg/s)
In – Entalpy của không khí ngoài nhà (J/kg)
In – Entalpy của không khí ngoài nhà (J/kg)
It – Entalpy của không khí trong nhà (J/kg)
9. Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che :
Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che xảy ra do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong
và bên ngoài nhà, công thức tính toán như sau :
Q9 = Σ Ki Fi ∆ti (W)
Ki – Hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che
Fi – Diện tích bề mặt kết cấu bao che thứ i (m2).

ti – Hiệu nhiệt độ trong nhà và ngoài nhà của kết cấu bao che thứ i (W/m2K)
10 Tổn thất nhiệt qua trần :
Q10 = Σ K
10
F
10
∆t
10
(W)
K
10
– Hệ số truyền nhiệt qua mái
F
10
– Diện tích bề mặt mái (m2).


t
10
– Hiệu nhiệt độ trong nhà và ngoài nhà của kết cấu mái (W/m2K)
11. Tổn thất nhiệt qua nền :
14
Q11 = Σ K
11
F
11
∆t
11
(W)
K
11
– Hệ số truyền nhiệt qua nền
F
11
– Diện tích bề mặt nền (m2).

t
11
– Hiệu nhiệt độ trong nhà và ngoài nhà của nền (W/m2K)
12. Tổn thất nhiệt bổ sung do gió và hướng gió :
Qbs = (1 ÷ 2)% (H-4) Q7 + (5 ÷ 10)% (F
Đ
+ F
T
)/F Q7 (W)
H – Chiều cao không gian cần điều hoà (m).

F
Đ
, F
T
– Diện tích bề mặt vách hướng đông và hướng tây của không gian điều
hoà (m2).
F – Diện tích tổng vách bao của không gian điều hoà (m2)
VII- KẾT QUẢ TÍNH TOÁN :
Tính toán năng suất lạnh và lựa chọn thiết bị :
Những tính toán này được tiến hành theo những phương pháp cơ bản của kỹ
thuật lạnh - điều hòa không khí đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối cho phép tiến hành lựa
chọn công suất thiết bị một cách chính xác và kinh tế (xem phần phụ lục tính toán theo
chương trình tính toán tải lạnh của hãng Daikin).
15
16
STT Chức năng
Diện
tích(m2)
NSL yêu cầu NSL chọn máy NSL 1 máy Số lợng
Chủng
Loại
I Tầng 1
1 48 28800 31.700 31.700 Btu/h 1 Cassettle
2 52 31200 31.700 31.700Btu/h 1 Cassettle
3 53 37100 39.600 39.600 1 Cassettle
4 245 147000 148.500 49.500 (3) 3 Cassettle
5 61 39650 39.600 39.600 Btu/h 1 Cassettle
II
1 108 75600 79.200 39.600(2) 2 Cassettle
2 120 78000 79.200 39.600 Btu/h (2) 2 Cassettle

3 154 107800 129.000 31.700(2)+24.900(2) 4 Cassettle
4 45 31500 31.700 31.700 Btu/h 1 Cassettle
5 155 108500 129.000 31.700(2)+24.900(2) 4 Cassettle
III
1 94 65800 63.400 31.700 Btu/h (2) 2 Cassettle
2 70 49000 49.500 49.500 1 Cassettle
3 29 20300 24.900 24.900 1 Cassettle
4 87 60900 63.400 31.700(2) 2 Cassettle
5 110 77000 79.200 39.600 (2) 2 Cassettle
6 32 22400 24.900 24.900 1 Cassettle
7 190 123500 124.500 24.900(5) 5 Cassettle
IV
1 623 436100 445.500 49.500 (9) 9 Cassettle
2 140 98000 99 49.500(2) 2 Cassettle
V Cassettle
1 623 436100 445.500 39.600 (9) 9
2 140 98000 99 49.500(2) 2 Cassettle
VI Cassettle
1 55 38500 39.6 39.600 1 Cassettle
2 165 107250 118.8 39.600 (3) 3 Cassettle
VII
1 365 401.500 401.25 58.8 KW(2) 2
ĐH 2
mảnh
âm trần
18
VIII. GIẢI PHÁP ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ :
Sau những đánh giá toàn diện về hình thái kiến trúc, nội thất, chức năng và đặc
điểm địa phương của toà nhà và dựa vào kinh nghiệm, sự hiểu biết về các hãng điều hòa
không khí trên thế giới chúng tôi lựa chọn thiết bị điều hoà không khí trung tâm một mẹ

nhiều con của các hãng điều hoà không khí VRVIII - DAIKIN, SETFREE - HITACHI,
DAIYA - MITSUBISHI, VII Series FUJITSU
Hệ thống điều hoà không khí trung tâm có khả năng hoạt động với nhiều chế độ,
tốc độ của máy nén có thể điều chỉnh tương đối mềm nhờ vào thiết bị biến tần, đây là
thiết bị điều chỉnh tần số của nguồn điện cung cấp cho động cơ ở đầu vào. Hiện này, bộ
biến tần trong các hoạt động máy có thể thay đổi tần số nguồn điện trong phạm vi từ 34
Hz đến 116 Hz, bước biến đổi thông thường là 4 Hz, năng suất tương ứng của máy nén
có thể điều chỉnh khá mềm trong khoảng từ 30% đến 100%, ngoài cách biến tần, công
nghệ hiện tại còn có thể điều chỉnh gần như liên lục năng suất lạnh của máy lạnh trong
khoảng 10% đến 100% thông qua máy nén Xoắn ốc Digital của Copeland.
Hệ thống điều khiển máy khá hiện đại. Thông qua hệ thống này, các biến đổi của
phụ tải sẽ được ghi nhận và phản ánh kịp thời đến bộ sử lý trung tâm, từ đó hệ thống sẽ
đề ra các quyết định đối phó thích hợp cho các cơ cấu chấp hành.
Trên cơ sở những đặc điểm vừa nêu, có thể thấy rõ hệ thống này có khá nhiều ưu
điểm, cụ thể như sau:
- Giảm bớt khá nhiều chi tiết lắp đặt, thời gian lắp đặt và thể tích không gian
bị chiếm chỗ.
- Đáp ứng nhanh chóng và hợp lý các biến đổi của phụ tải.
- Tiết kiệm năng lượng vận hành.
- Hiệu quả cao hơn hẳn so với các hệ thống khác khi vận hành non tải, ưu
điểm này sẽ càng thể hiện rõ khi phụ tải thường xuyên bị biến đổi với mức
độ biến đổi cao.
- Dễ bảo dưỡng và điều khiển.
Hiện nay, với các tiến bộ của kỹ thuật điện tử, kỹ thuật vi điện tử và kỹ thuật điều
khiển, các hãng sản xuất thường thiết kế cơ cấu lập trình đi kèm với thiết bị máy lạnh.
Chính vì, vậy có thể lập trình kế hoạch vận hành hệ thống trong ngày, trong tuần và
thậm chí trong cả tháng và năm. Không những thế có thể cài đặt chế độ làm việc cho cả
các khu vực riêng biệt. Các thông số cài đặt chính bao gồm sự thay đổi nhiệt độ và phụ
tải theo thời gian, thời gian khởi động và tắt máy, Chính vì đặc điểm này mà mức độ
tiết kiệm năng lượng càng được gia tăng đáng kể áp dụng cho các toà nhà cao tầng có

nhiều không gian riêng biệt với chức năng và thời gian hoạt động khác nhau với chất
lượng cao cấp, có thể đáp ứng nhu cầu điều hòa không khí ngày càng tăng của con
người và nhu cầu môi trường tốt trong tương lai. Tuy nhiên có nhiều ưu điểm như vậy
nhưng các loại máy lạnh này vẫn có một yếu điểm cơ bản là giá thành khá đắt.
Các đặc tính của hệ thống điều hoà không khí trung tâm VRVIII - DAIKIN:
• Hệ điều khiển hiện đại, công nghệ biến tần cho phép kết nối tổ hợp
Outdoor với max là 64 indoor unit khác nhau về công suất và chủng loại có thể
nối chung vào một hệ thống ống dẫn tác nhân đơn giản. Hệ thống quản lý thông
minh Interligent Manager III, hệ thống điều khiển trung tâm mang đến khả năng
điều khiển và kiểm soát hiệu quả các chức năng của hệ thống để gia tăng sự điều
chỉnh nhờ máy nén PC và STANDARD nhằm đưa các bước điều chỉnh công suất
xuống cục nhỏ nhất và cung cấp sự điều chỉnh chính xác trong cả khu vực lớn và
nhỏ. Do vậy có thể có được sự điều khiển riêng rẽ tới 64 indoor unit với chủng loại
và công suất khác nhau ở tỷ lệ 50 - 200 % so với công suất của outdoor unit.
- Có thể theo dõi và điều khiển từ xa bằng trình duyệt Wed
- Có thể quản lý dữ liệu điện năng tiêu thụ từ xa bằng trình duyệt Wed
- Có thể gửi nhũng thông báo lỗi bằng thư điện tử qua internet
- Sử dụng tín hiệu đóng mở ngoài thông qua đường DIII-NET, theo dõi
và điều khiển các thiết bị như đèn, quạt hoặc các hệ thống an toàn
của tòa nhà
• Outdoor, indoor unit, các bộ chia gas, bộ điều khiển cục bộ điều khiển
trung tâm được sản xuất đồng bộ cùng một nhà sản xuất với cùng xuất xứ đảm bảo
tính đồng bộ và tương thích cao.
• Độ dài tương đương tối đa ống dẫn gas giữa giàn nóng và dàn lạnh là tối
đa là 165m.
• Chênh lệch cao độ tối đa giữa dàn nóng và dàn lạnh là 40 - 50m.
• Chênh lệch cao độ tối đa giữa các dàn lạnh là 15 m.
• Có thể tổ hợp công suất dàn lạnh/dàn nóng tối đa là 200%. Thuận tiện
cho thiết kế đặc biệt phù hợp cho các khu vực cần điều hòa mà có hệ số hoạt động
không đồng thời cao.

20
• Hoạt động được ở điều kiện nhiệt độ môi trường từ –5
0
C đến + 43
0
C.
• Thiết bị được lắp ráp, căn chỉnh, nạp dầu, nạp gas tại nhà máy.
• Có nhiều kiểu dàn lạnh để lựa chọn (tối đa là 73 model), thuận tiện cho
việc lựa chọn cũng như thiết kế cho các công trình có nhiều tính năng sử dụng
khác nhau.
• Ngoài ra hệ thống được trang bị thêm bộ chia gas và giảm cấp tạo điều
kiện thuận tiện cho việc lắp đặt đường ống và làm tăng độ ổn định cho hệ thống.
- Giàn trao đổi nhiệt ngoài trời:
• Điện áp sử dụng 380-415V/3pha/50HZ.
• Quá trình bắt đầu khởi động hoặc khởi động lại máy nén luôn được khởi
động ở chế độ khởi động mềm, do đó tránh được dòng khởi động cao, tiết kiệm
năng lượng đồng thời tránh xảy ra hiện tượng ngập dịch.
• Trong điều kiện bình thường các máy nén hoạt động hoán đổi tự động để
tăng tuổi thọ.
• Khi có sự cố không cần cài đặt lại chế độ Master/Slave hay Emergency
mà tiếp tục hoạt độngvới modul không trục trặc.
• Quạt độ ồn thấp, thổi hướng lên, truyền động trực tiếp từ động cơ biến
tần DC.
• Có chế độ giảm tốc độ quạt vào ban đêm để giảm tiếng ồn.
• Thiết bị bảo vệ: Sensor nhiệt độ đầu hút, đầu đẩy, quá dòng và bảo vệ áp
suất thấp.
- Các dàn lạnh trong nhà
• Các dàn lạnh trong nhà là loại âm trần nối ống gió với quạt gió 3 tốc độ
• Hoạt động êm, thiết kế phẳng, mỏng đễ dàng lắp đặt nơi không gian trần
hẹp.

- Hệ thống điều khiển đơn giản, hiện đại, nhiều tính năng:
• Điều khiển nối dây hai lõi. Một bộ điều khiển có thể điều khiển tối đa 8
dàn lạnh trong một nhóm.
• Các dàn lạnh có thể cài đặt chế độ hoạt động theo linh tuần nếu sử dụng
bộ điề khiển có “Weekly timer”.
21
• Có thể vận hành hoạt động của các dàn lạnh từ bộ điều khiển trung tâm.
• Có thể kết nối điều khiển qua mạng : NETWORK control,
LONWORKS, BACnet.
• Hệ thống có thể kết nối với hệ điều khiển trung tâm sử dụng màn hình
cảm biến thuận tiện cho người sử dụng.
Đặc điểm chung của phương án :
- Phương án điều hòa là hợp lý đối với một công trình bao gồm nhiều khu vực có
các chức năng và thời gian hoạt động khác nhau.
- Các thiết bị được sử dụng là các thiết bị đồng bộ, hoạt động tin cậy, có hiệu
suất cao, tiết kiệm năng lượng.
- Dễ sử dụng, vận hành và dễ bảo hành bảo dưỡng.
- Đường ống và miệng phân phối gió được bố trí gọn gàng phù hợp với nội thất,
đảm bảo kỹ mỹ thuật, đảm bảo phân phối không khí đều trong toàn khu vực cần điều
hoà.
- Đảm bảo độ ồn cho phép trong các khu vực điều hoà.
IX. MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ:
1- Mô tả phương án điều hòa không khí
Hệ thống ĐHKK lựa chọn cho công trình là hệ thống điều hoà không khí trung
tâm một mẹ nhiều con, một chiều lạnh, các outdoor được lắp đặt tại tầng mái của toà
nhà với vị trí lắp đặt đảm bảo điều kiện thông thoáng cần thiết cho thiết bị hoạt động tối
ưu, các outdoor này được lắp đặt trên các bệ đỡ có chống rung nhằm giảm thiểu ồn rung
lan truyền theo kết cấu.
Các indoor unit được lựa chọn lắp đặt cho công trình là loại Cassette và Âm trần
nối ống gió(Duct type).

Các bộ điều khiển từ xa loại nối dây được lắp đặt trong các khu vực cần điều hòa
không khí hoặc là riêng rẽ hoặc theo nhóm để có thể điều khiển các thiết bị điều hòa
không khí theo ý muốn. Việc đấu nối các bộ điều khiển từ xa, cũng như hệ thống dây
điện điều khiển được thực hiện theo cách nối cáp đôi theo hướng dẫn của hãng, làm đơn
giản hoá việc nối dây giữa các outdoor unit và indoor unit.
Hệ thống điều hòa không khí này có các ưu diểm sau :
- Các thiết bị quạt gió-dàn lạnh dễ lắp đặt, dễ sử dụng.
22
- Các outdoor unit giải nhiệt bằng không khí được đặt ở ngoài trời (tầng mái) nên
rất thuận tiện cho việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa một cách độc lập và không ảnh
hưởng đến hoạt động chung của toàn khu nhà, cũng như đến công tác hoàn thiện khác.
- Độ tin cậy của thiết bị cao. Hoạt động tốt trong trong điều kiện khí hậu rất nóng
và ẩm của Việt Nam.
- Tiết kiệm năng lượng. Rất linh hoạt về mặt năng suất lạnh.
- Phù hợp cho công trình có nhiều khu vực cần điều hoà cách biệt với các chức
năng và thời gian hoạt động khác nhau.
- Hệ thống đường ống dẫn ga đi trong hộp kỹ thuật, không ảnh hưởng tới kiến
trúc của công trình.
- Phân bố không khí đều trong toàn bộ không gian cần điều hòa.
- Đảm bảo các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn theo tiêu chuẩn.
- Dễ sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.
Hệ thống thông gió :
Ngoài hệ thống điều hoà không khí cần thiết phải thiết kế hệ thống cấp không khí
tươi, hệ thống thông gió hút khu vệ sinh .
- Hệ thống cấp không khí tươi: Được bố trí quạt cấp khí tươi thổi vào hầm trần,
quạt này hút không khí sạch bên ngoài thổi thẳng vào khu vực cần điều hoà. Lưu lượng
không khí tươi cấp cho không gian cần điều hoà phụ thuộc vào số lượng người sống và
làm việc và phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh (TCVN), đối với công trình lực chọn cung
cấp lượng gió tươi là 20-30 m3/h.ng. Đường ống dẫn không khí tươi được chế tạo bằng
tôn tráng kẽm đảm bảo tiêu chuẩn tiêu chuẩn TCXD 323 của Bộ Xây dựng ngoài ra hệ

thống phải được thiết kế van điều chỉnh lưu lượng và van dập lửa đảm bảo lưu lượng
không khí tới các máy và tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy.
- Hệ thống thông gió khu vệ sinh: Mỗi khu vực WC được thiết kế 01 hoặc nhiều
miệng hút khí, các khu WC được hút cục bộ qua quạt ốp mái .
2- Mô tả hệ thống
a- Đường ống dẫn không khí và sự phân phối không khí :
Yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với chủng loại, chất lượng vật liệu và các tiêu chuẩn
chế tạo phải áp dụng trong việc sản xuất và cung cấp, lắp đặt ống dẫn kết hợp với các
phụ kiện và các đồ gá lắp.
Vật liệu chế tạo đường ống dẫn không khí :
Các đoạn ống và phụ tùng của đường ống dẫn không khí làm bằng tôn tráng kẽm,
inox do các liên doanh sản xuất trong nước. Vật liệu phải có chứng chỉ đảm bảo chất
23
lượng theo tiêu chuẩn BS 3958 – 1986 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế tương đương khác
và phải được trình mẫu và chấp thuận trước khi đưa vào lắp đặt.
Bảng chiều dày yêu cầu của tôn tráng kẽm
TT Chiều dày của tôn tráng kẽm Cạnh dài của ống gió
1 0.5 mm
100 ÷ 200 mm
2 0.75 mm
220 ÷ 500 mm
3 0.8 mm
530 ÷ 1100 mm
4 1.0 mm
560 ÷ 1120 mm
5
1.2 ÷ 1.5 mm
#1250 mm
Bảng chiều dày yêu cầu của inox
TT Chiều dày của inox Cạnh dài của ống gió

1 0.5 mm
100 ÷ 500 mm
2 0.75 mm
560 ÷ 1120 mm
3 1.0 mm
1250 ÷ 2000 mm
Tất cả các đường ống dẫn không khí khi ghép nối vào các chi tiết chuyển động
(quạt thông gió, indoor) đều phải sử dụng các chi tiết ống mềm chống rung.
Các kích thước
Mọi kích thước của đường ống thể hiện trên bản vẽ có kích thước bên trong nhỏ
nhất để không khí đi qua.
Khi lưu lượng không khí được cấp bằng thiết bị do nhà thầu lắp đặt lớn hơn các
lưu lượng thiết kế thì nhà thầu phải sửa đổi các kích thước của ống dẫn để duy trì tốc độ
của không khí trong ống đã thiết kế và các sửa đổi này phải phù hợp với yêu cầu kỹ
thuật được mô tả dưới đây.
+ Đường ống do nhà thầu thiết kế có công suất không bị giảm và tổng trở lực
không lớn hơn tổng trở lực của đường ống đã qui định.
+ Nhà thầu chịu trách nhiệm đảm bảo rằng kích thước của đường ống khi được
thay đổi sẽ không gây trở ngại cho kết cấu của tòa nhà hoặc bất kỳ công việc lắp đặt
nào khác.
Gia công lắp đặt hệ thống ống dẫn
Yêu cầu chung :
Nhà thầu cần thể hiện biện pháp lắp đặt toàn bộ hệ thống điều hòa có thuyết minh
chi tiết đầy đủ kèm theo. Biện pháp thi công lắp đặt cần đảm bảo tính an toàn của hệ
thống, phù hợp với đặc điểm công trình.
24
Các nhà thầu cần thiết có thể khảo sát kỹ hiện trường để đưa ra được biện pháp thi
công lắp đặt hợp lý phù hợp với đặc điểm kết cấu hiện có của công trình.
Nhà thầu phải có các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường,
phòng chống cháy nổ cho người và công trình trong quá trình thi công theo đúng như

qui định hiện hành.
Các yêu cầu cụ thể:
Đường ống làm bằng kim loại
Mọi đường ống làm bằng tấm tôn tráng kẽm, inox phải được chống đỡ và neo vào
tòa nhà bằng các giá dây neo, giá đỡ bằng thép đã được phê duyệt thiết kế. Các quang
treo giá đỡ này phải được gắn chặt vào kết cấu của tòa nhà bằng các kết cấu có đủ kích
thước và số lượng để đỡ tải trọng tác dụng lên chúng.
Mọi đường ống chi tiết phải được gia công bằng máy, đảm bảo kích thước thực,
không có vết và không gợn sóng, không có các chỗ lồi và cong vênh trên mọi bề mặt.
Phải loại trừ các mép sắc ở mọi bộ phận của ống, không được có các gioăng và các
phần khác của các mối nối trên dòng chảy của không khí. Đường ống phải được chế tạo
và đánh dấu để xác định ở mặt bên ngoài.
Độ dày của tôn tráng kẽm, chủng loại các mối gò ghép mí và quang treo giá đỡ
phải được chế tạo theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế .
Gia công ống dẫn bằng kim loại.
Mọi ống dẫn bằng tôn tráng kẽm, inox phải được gia công đảm bảo không có các
chỗ cong vênh và gợn sóng. Các đoạn uốn ( cút, co ) phải được ghép bằng các chi tiết
chuyển hướng với góc tối đa là 15
0
, trừ khi được thể hiện khác đi. Tại nơi sử dụng các
đoạn uốn vuông góc thì phải kết hợp với các tấm hướng dòng có độ dày gấp đôi. Các
chi tiết này có thể được áp dụng để lắp đặt ống quanh chướng ngại vật, các giới hạn cục
bộ tại các dầm với điều kiện tránh được tiếng ồn và đảm bảo tính năng hoạt động.
Các mối nối gò ghép mí
Các mối nối của các đường ống cần được cấu tạo sao cho đảm bảo không bị tổn
thất nhiệt trong quá trình vận hành, tránh được tình trạng đọng sương. Các mối nối phải
được thực hiện đúng theo thiết kế đã được phê duyệt. Đảm bảo độ kín mối ghép nối
bằng keo và silicon
Các mối nối mềm
Các mối nối mềm khí bao gồm 2 lớp vải bạt sẽ được cung cấp cho đoạn nối của

ống hút và xả của mỗi quạt, indoor và mọi mối nối co giãn trong cấu trúc của tòa nhà.
25

×