Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 101 trang )



PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp khu vực đô thị hóa 4
1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp, nông nghiệp đô thị sinh thái 4
1.1.2 Đặc điểm nông nghiệp khu vực đô thị hóa 6
1.1.3 Nông nghiệp đô thị sinh thái và nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
nông nghiệp đô thị sinh thái 8
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sử dụng đất theo hƣớng nông
nghiệp đô thị sinh thái 12
1.2.1. Sử dụng bền vững đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái nói
chung 12
1.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp khu vực đô thị theo hướng phát triển nông nghiệp đô
thị sinh thái – kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và thực tiễn ở nước ta
14
1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đô thị sinh thái 21
1.3.1 Các tiêu chí kinh tế đánh giá hiệu quả sử dụng đất 21
1.3.2 Các tiêu chí xã hội đánh giá hiệu quả sử dụng đất 22
1.3.3 Các tiêu chí về môi trường trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất 22
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 24
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 24


2.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28
2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 và biến động sử dụng đất
nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2013 43
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu 43
2.2.2 Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu giai đoạn 2005
– 2013 44
2.2.3 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu 44
2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các loại hình sử dụng
đất nông nghiệp chính tại khu vực nghiên cứu 49
2.3.1 Hệ thống cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến
trên địa bàn và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 49


2.3.2. Đánh giá chung về hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 59
2.4 Đánh giá tổng hợp hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp khu vực
nghiên cứu đối với yêu cầu sử dụng đất nông nghiệp đô thị bền vững 60
2.4.1 Các tiêu chí cơ bản để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất theo hướng nông
nghiệp đô thị sinh thái 60
2.4.2 Đánh giá tính bền vững các LUT 62
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP KHU VỰC NGHIÊN CỨU ĐẾN 2020 THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ SINH THÁI 70
3.1 Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai
đến năm 2020 70
3.1.1 Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 70
3.1.2 Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế 70
3.2 Phân tích quy hoạch và định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp khu vực
nghiên cứu đến 2020 74
3.2.1 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp 74

3.2.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu đến 2020 74
3.3 Đề xuất định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu theo
hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái đến 2020 75
3.4 Đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp đô thị theo hƣớng nông
nghiệp đô thị sinh thái 85




DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH

Bảng 2. 1:Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm (theo giá hiện hành) 28
Bảng 2. 2:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm 29
Bảng 2. 3: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 30
Bảng 2. 4: Thống kê diện tích một số cây trồng chính 31
Bảng 2. 5: Tình hình phát triển ngành công nghiệp - xây dựng 32
Bảng 2. 6: Hiện trạng diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Thanh Oai 35
Bảng 2. 7: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 huyện Thanh Oai- Tp Hà Nội 43
Bảng 2. 8: Biến động diện tích đất nông nghiệp 2005-2013 44
Bảng 2. 9: Tổng hợp các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất phổ biến 46
Bảng 2. 10: Năng suất một số cây trồng, vật nuôi chính năm 2010 50
Bảng 2. 11: Hiệu quả kinh tế một số cây trồng, vật nuôi chính các huyện Thanh Oai, Hà Nội 50
Bảng 2. 12: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính huyện Thanh Oai, Hà Nội 52
Bảng 2. 13: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất chính huyện Thanh Oai, Hà Nội 53
Bảng 2. 14: Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng chính 57
Bảng 2. 15: Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số cây trồng 58
Bảng 2. 16: Tiêu chí kinh tế - xã hội - môi trƣờng 60
Bảng 2. 17: Xác định các chỉ tiêu phân cấp và thang điểm đánh giá sử dụng đất bền vững 63
Bảng 2. 18: Kết quả đánh giá tính bền vững về kinh tế và thang điểm đối với các LUT 66
Bảng 2. 19: Kết quả đánh giá bền vững về xã hội và thang điểm đối với các LUT 67

Bảng 2. 20: Kết quả đánh giá bền vững về môi trƣờng và thang điểmđối với các LUT 68
Bảng 2. 21: Tổng hợp kết quả thang điểm đánh giá tính bền vững về 68

Biểu đồ 2. 1: Tình hình phát triển KT – XH huyện Thanh Oai 29

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cƣ, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… là nguồn
vốn, nguồn nội lực trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay.
Nhƣng đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, việc sử dụng nguồn tài nguyên này vào việc
phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng và cả nƣớc một cách khoa học và đạt
hiệu quả cao là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn.
Trong những năm gần đây, việc khai thác sử dụng đất đai tại nhiều địa phƣơng
ở nƣớc ta ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên tại nhiều khu vực, nhất là các khu vực
ngoại thành đang trong quá trình đô thị hóa khá nhanh, thực trạng sử dụng đất đang đặt
ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Do yêu cầu của quá trình đô thị hóa, phát triển công
nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, một diện tích lớn đất nông nghiệp đã và đang
chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Mặt khác, với vai trò là khu vực ngoại
thành, diện tích đất nông nghiệp cần đƣợc quy hoạch sử dụng có hiệu quả cao nhằm
cung cấp lƣơng thực, rau quả cho nội thành và cải thiện môi trƣờng sinh thái đô thị.
Thanh Oai là một huyện ven đô thuộc khu vực ngoại thành phía Tây Nam Hà
Nội có quỹ đất nông nghiệp khá lớn với 8.571,93 ha (Năm 2010, toàn huyện có
8.571,93 ha đất nông nghiệp, bình quân 473,17 m
2
/ngƣời). Trƣớc đây, ngƣời dân

trong huyện chủ yếu sinh sống bằng việc sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, giá trị sản
xuất nông nghiệp của huyện là 508,5 tỷ đồng, đạt 59,3 triệu đồng/ha/năm. Nhờ các
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp nhƣ đầu tƣ giống mới, xây dựng các
mô hình trình diễn, hỗ trợ vốn vay chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nên giá trị
sản xuất nông nghiệp của khu vực năm 2013 tăng lên 571 tỷ đồng, đạt 67,9 triệu
đồng/ha/năm, tăng 8,6 triệu đồng/ha so với năm 2010.
Theo quy hoạch phát triển không gian của thành phố đến 2030 khu vực huyện
Thanh Oai của Hà Nội sẽ phát triển theo hƣớng đô thị sinh thái, trong đó đất nông
nghiệp cần đƣợc sử dụng có hiệu quả cao gắn với bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy cần có
những nghiên cứu cụ thể về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đƣa ra
định hƣớng, giải pháp cho sử dụng bền vững đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu.

2

Xuất phát từ những vấn đề trên, học viên chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh
thái ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Làm rõ thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã
hội, môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tại huyện Thanh Oai,
Hà Nội.
- Đề xuất một số định hƣớng, giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp theo
hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái tại khu vực nghiên cứu đến 2020.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu, nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận sử dụng bền vững đất nông
nghiệp khu vực đô thị, lý luận về nông nghiệp đô thị sinh thái.
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Oai, Hà Nội năm 2013 và
biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2005 – 2013.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi

trƣờng của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính) khu vực nghiên cứu.
- Điều tra khảo sát các mô hình sử dụng đất theo hƣớng nông nghiệp đô thị sinh
thái trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất định hƣớng, giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội đến 2020 theo hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị sinh
thái.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin:
Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; các số liệu
thống kê về diện tích đất nông nghiệp để phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng và biến
động sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học:
Điều tra phỏng vấn nông hộ về hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
chính trên địa bàn nghiên cứu thông qua các phiếu điều tra.
3. Phƣơng pháp thống kê, so sánh:
Để phân tích đƣa ra kết luận, đề tài có tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua

3

các năm để thấy đƣợc sự biến động, thay đổi sử dụng đất nông nghiệp.
4. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích:
Từ số liệu thu thập đƣợc và hiện trạng, hiệu quả sử dụng đất tiến hành tổng hợp,
phân tích làm rõ những tồn tại, những điểm chƣa hợp lý trong sử dụng đất nông nghiệp
khu vực nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp chuyên gia:
Tham khảo, lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn, cán bộ địa phƣơng về định
hƣớng sử dụng đất nông nghiệp.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
- Phần I: Mở đầu: nêu lên tính cấp thiết, mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Phần II: Nội dung nghiên cứu

Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Đề xuất định hướng, giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp
khu vực nghiên cứu theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái.
Kết luận
Cuối cùng là tài liệu tham khảo, phần phụ lục.

4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp khu vực đô thị hóa
1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp, nông nghiệp đô thị sinh thái
Khái niệm về Đất:
Đất theo nghĩa thổ nhƣỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình,
thời gian. Giá trị tài nguyên đất đƣợc đánh giá bằng số lƣợng diện tích (ha, km
2
)
và độ phì nhiêu, màu mỡ.
Đất đai đƣợc nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai
bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh
hƣởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai
bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhƣỡng, thủy văn, thảm
thực vật tự nhiên, động vật và những biết đổi của đất do các hoạt động của con
ngƣời.
Về mặt đời sống – xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tƣ liệu sản xuất không gì thay thế đƣợc của ngành sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn

phân bổ khu dân cƣ, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng [Luật
đất đai 1993]. Nhƣng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí
cố định trong không gian.
Khái niệm về đất nông nghiệp
Theo Luật Đất Đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, đất đai của Việt Nam
chia ra làm ba nhóm đất là nhóm đất Nông nghiệp, nhóm đất Phi nông nghiệp và nhóm
đất chƣa sử dụng. Trong đó, nhóm đất Nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
+ Đất trồng cây lâu năm.
+ Đất rừng sản xuất.
+ Đất rừng phòng hộ.
+ Đất rừng đặc dụng.
+ Đất nuôi trồng thủy sản.

5

+ Đất làm muối.
+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên
đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác đƣợc
pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập,
nghiên cứu thí nghiệm; đất ƣơm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Theo đó, Đất Nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái.
Theo (Lê Quý Đôn 2005) sản xuất nông nghiệp vốn đã mang trong nó bản chất
sinh thái, sản xuất nông nghiệp muốn phát triển có hiệu quả và ổn định đƣơng nhiên
phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn, môi trƣờng và quần thể

sinh vật tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chính sự phù hợp đó làm cho cây trồng vật
nuôi phát huy mọi ƣu thế và tác động lẫn nhau để tồn tại và phát triển, đó là một nền
nông nghiệp sinh thái. Nhiều học giả cho rằng nông nghiệp sinh thái cũng chính là
nông nghiệp bền vững, một nền nông nghiệp sinh thái hay bền vững đều mang lại hiệu
quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Nhƣng ngƣợc lại, một nền sản xuất nông nghiệp mang
lại hiệu quả kinh tế cao, chƣa chắc đã là một nền nông nghiệp sinh thái và bền vững
nếu nhƣ nó không có tác động đến bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
“ Nông nghiệp đô thị: nông nghiệp đô thị là một ngành công nghiệp mà sản
xuất, chế biến và buôn bán thực phẩm và chất đốt thực hiện trên các vùng đất và mặt
nƣớc xen kẽ, rải rác trong các đô thị và vùng ngoại ô” (UNDP). Nông nghiệp đô thị nói
một cách đơn giản bao gồm toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp từ sản xuất
nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nằm xen kẽ trong đô thị và các
vùng ven đô. Khái niệm này có thể gói gọn trong phạm vi lãnh thổ và phi lãnh thổ của
một đô thị.
Sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản) diễn ra trong các quận gọi là nông nghiệp nội đô, diễn ra ở ngoại thành thì gọi là
nông nghiệp ngoại đô. Điều này dẫn đến đặc điểm sự khác biệt giữa nông nghiệp nội
đô, nông nghiệp giáp ranh, nông nghiệp ngoại đô hay ngoại thành.

6

Nông nghiêp đô thị sẽ đƣợc phân chia theo các vành đại khác nhau do tính chất
và đặc thù của nó. Có thể phân chia theo khu vực dƣới đây:
+ Nông nghiệp nội đô.
+ Nông nghiệp vùng vành đai nhạy cảm.
+ Nông nghiệp ngoại đô (ngoại thành).
Do đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội và môi trƣờng của mỗi vùng khác nhau,
cho nên sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng cũng khác nhau, chính điều đó hình thành
tính đa dạng của nông nghiệp đô thị. Kế thừa các công trình nghiên cứu của học giả Lê
Quý Đôn nêu ra khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái nhƣ sau: “ Nông nghiệp đô thị

sinh thái là một quá trình sản xuất đƣợc bố trí phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng
đô thị nhằm khai thác triệt để các tiềm năng với công nghệ sản xuất sạch tạo ra sản
phẩm chất lƣợng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng, cảnh quan
tạo ra hệ sinh thái bền vững”.
Khái niệm nêu ra các nội dung chủ yếu:
+ Sản xuất nông nghiệp đƣợc bố trí và sản xuất phù hợp với điều kiện của mỗi
vùng, tạo ra sự tác động hữu cơ, đảm bảo cân bằng sinh thái, đạt hiệu quả sản xuất cao.
+ Quá trình sản xuất nông nghiệp trên diễn ra ở vùng xen kẽ, hay tập trung các
vùng đô thị bao gồm nội đô, giáp ranh và ngoại ô.
+ Sản xuất nông nghiệp trên tạo ra mối quan hệ hữu cơ trong ngành và đảm bảo
sự cân bằng sinh thái, tính hiệu quả và bền vững. Đồng thời tác động tich cực đến cải
tạo môi trƣờng sinh thái của vùng đô thị.
+ Sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao, đảm bảo an toàn thực
phẩm, giữ gìn sức khỏe và nhu cầu cho ngƣời tiêu dùng.
1.1.2 Đặc điểm nông nghiệp khu vực đô thị hóa
Đất nông nghiệp khu vực đô thị hóa ngày càng giảm thay vào đó là khu vực đất
phi nông nghiệp, đất dịch vụ tăng với tốc độ lớn. Quá trình đô thị hóa hiện nay gắn liền
với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phản ánh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển
mạnh công nghiệp, dịch vụ, thu hẹp nông nghiệp. Sự hình thành trên địa bàn ven đô thị
những khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới, khu
tái định cƣ,…đã nâng cao giá trị sử dụng đất đai, làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới,
tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao giá trị lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển với tốc độ khá cao theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất,

7

chất lƣợng, hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, nhiều khu công nghiệp, dịch vụ đƣợc xây
dựng trên địa bàn ven đô, nhƣng chỉ có một số ít các doanh nghiệp phục vụ trực tiếp
cho sản xuất nông nghiệp. Phần lớn nông sản đƣợc sản xuất ra ở khu vực ven đô có giá
trị tăng gia thấp, lợi ích từ các sản phẩm nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Một vấn đề

đang diễn ra, đó là diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở vùng ven đô ngày càng giảm
để dành quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới.
Nông nghiệp khu vực đô thị hóa góp phần giảm chi phí đóng gói, lƣu trữ và vận
chuyển sản phẩm để cung ứng cho khu vực đô thị hóa và khu vực nội thành. Sản xuất
nông nghiệp đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu về lƣơng thực, rau quả và các loại
sản phẩm nông nghiệp khác một cách trực tiếp cho dân cƣ tại khu vực đô thị hóa thay
vì phải vận chuyển từ nơi khác đến. Các chi phí đóng gói, lƣu trữ và vận chuyển nông
sản phẩm nhờ đó giảm chi phí đáng kể, tạo điều kiện tiết kiệm trong tiêu dùng ở khu
vực đô thị hóa.
Sản phẩm nông nghiệp khu vực đô thị hóa khi cung cấp cho khu vực nội đô sẽ
chênh lệch khá nhiều so với bán ngay tại khu vực trồng vì sẽ chịu nhiều loại phí tăng
thêm nhƣ phí vận chuyển, công sức lao động, và tiền lãi tăng thêm do bán trong khu
vực đô thị. Ngƣợc lại, khi bán tại khu vực nuôi trồng, giá cả sẽ đƣợc giảm đi đáng kể
do sản phẩm không gánh nhiều loại chi phí tăng thêm. Nhờ vậy, ngƣời nghèo có nhiều
cơ hội để có thể sử dụng các sản phẩm nông nghiệp khu vực đô thị hóa.
Nông nghiệp khu vực đô thị hóa có khả năng cung ứng các sản phẩm tƣơi sống
cho khu vực ven đô và đô thị. Khoảng cách từ khu vực nội đô với khu vực đô thị hóa
không lớn nên ngƣời dân đô thị có khả năng tiếp cận với nguồn thực phẩm tƣơi sống,
an toàn, góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ đô thị. Trong
quá trình đó, do việc phải vận chuyển mà không đóng gói làm cho sản phẩm dễ bị ảnh
hƣởng, hƣ hỏng. Ngƣời tiêu thụ sản phẩm nên xem xét kỹ trƣớc khi sử dụng sản phẩm.
Trồng trọt và chăn nuôi trong khu vực đô thị hóa ảnh hƣởng lớn tới môi trƣờng
và sức khỏe của con ngƣời do các quá trình thực hiện không đúng quy trình, kỹ thuật
và không đảm bảo an toàn về các tiêu chuẩn nuôi trồng. Quá trình tích trữ thuốc bảo vệ
thực vật tăng dần qua mỗi năm trên cùng đơn vị diện tích làm nồng độ chất hóa học
gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng, nguy hại tới sức khỏe con ngƣời. Trong chăn nuôi, phân
và nƣớc thải của gia súc, gia cầm, thủy sản gây ô nhiễm không khí và môi trƣờng sống
dân cƣ khu vực đô thị hóa.

8


Mặt khác, trồng trọt trong nông nghiệp lại có vai trò rất lớn trong việc điều hòa
không khí, cải tạo môi trƣờng, làm giảm khả năng hấp thụ ô nhiễm của môi trƣờng.
Trồng trọt tạo ra một thảm thực vật có độ che phủ tốt ngăn chặn các quá trình ảnh
hƣởng tới tài nguyên đất do điều kiện tự nhiên gây ra. Việc trồng trọt đảm bảo cân
bằng sinh thái cho khu vực đô thị hóa, làm giảm nhẹ ảnh hƣởng của các chất thải, khí
độc gây nên ô nhiễm, làm trong sạch môi trƣờng.
Nông nghiệp khu vực ven đô, đô thị hóa dễ tiếp cận với các dịch vụ đô thị: trong
điều kiện quỹ đất đô thị và vùng ven bị hạn chế, việc áp dụng công nghệ mới vào sản
xuất nông nghiệp để tăng sản lƣợng cây trồng mang tính tất yếu và cấp bách. Trong khi
một bộ phận khá lớn nông dân khu vực nông thôn chƣa có điều kiện tiếp cận với các
dịch vụ khoa học và công nghệ, còn tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lối quang canh,
truyển thống thì nông nghiệp đô thị còn rất nhiều thuận lợi trong việc vận dụng những
dịch vụ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó, nông nghiệp khu vực đô thị
hóa còn khả năng phát triển theo các mô hình chuyên biệt để cung ứng nhiều dịch vụ
đô thị nhƣ cung cấp cây xanh, hoa tƣơi và thực phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ
du lịch, dịch vụ an dƣỡng…
Một thực trạng xảy ra ở nhiều khu vực đô thị hóa đó là ngƣời sử dụng đất nông
nghiệp chỉ để giữ đất, chiếm đất đón đầu dự án, quy hoạch. Những ngƣời sử dụng đất
kiểu này thƣờng là những hộ có khả năng về kinh tế, họ không muốn sản xuất nông
nghiệp do thu nhập từ nông nghiệp không cao, đôi khi phải bù lỗ cho những thửa đất
nuôi trồng nông nghiệp. Những thửa đất nông nghiệp này chỉ đƣợc đầu tƣ vừa phải, do
chủ sử dụng thửa đất không quan tâm nhiều tới sản phẩm từ những thửa đất này. Họ
chờ khi có dự án đầu tƣ, hoặc quy hoạch khu vực để bán lại với giá cao hơn gấp nhiều
lần so với việc thu lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp.
1.1.3 Nông nghiệp đô thị sinh thái và nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
nông nghiệp đô thị sinh thái
a. Những đặc điểm của nông nghiệp đô thị sinh thái
Sản phẩm của nông nghiệp sinh thái là sản phẩm sạch trong đó sản phẩm phi
ăn uống (cảnh quan, môi trường) rất được coi trọng: nông nghiệp thuần túy thƣờng coi

trọng sản phẩm ăn uống nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, nhƣng nông nghiệp sinh thái với
mục tiêu duy trì sự phát triển bền vững của hệ thống lại nhấn mạnh cả cảnh quan môi
trƣờng tƣơi đẹp và không khí trong lành. Tất cả các sản phẩm này phải đảm bảo sạch,

9

trong đó các sản phẩm ăn uống phải an toàn, không bị nhiễm độc tố, phải có đầy đủ
hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể
lực của ocn ngƣời. Sản phẩm phi ăn uống bao gồm môi trƣờng tự nhiên hài hòa, trong
sạch, những khu vui chơi giải trí trong lành, tƣơi đẹp để đáp ứng nhu cầu tinh thần cho
con ngƣời (Đào Thế Tuấn 2003). Khu vực vành đai xanh quanh thành phố hay đô thi
sinh thái có nhiều khu vƣờn sinh thái, hồ câu sinh thái… nên có nhiều tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái, thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi của dân cƣ đô thị sau một tuần làm
việc mệt mỏi. Đồng thời, khu vực này tạo ra hệ thống hồ và cây xanh nhằm điều hòa
khí hậu và bảo vệ các nguồn lực sản xuất.
Công nghệ sản xuất của nông nghiệp sinh thái là sự thống nhất giữa kinh
nghiệm truyền thống với công nghệ hiện đại: để bảo vệ môi trƣờng trong khi vẫn đảm
bảo an ninh lƣơng thực, nông nghiệp sinh thái có xu hƣớng giảm sử dụng các yếu tố
hóa học, tăng cƣờng áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học kết
hợp với kinh nghiệm truyền thống, tái tạo nguồn lực. Công nghệ sinh học (sự lai ghép,
nuôi cấy mô tế bào, công nghệ gen) ngày nay đƣợc coi là động lực của sự phát triển.
Các giống mới sẽ cho phép cây trồng, vật nuôi tự chống chịu sâu bệnh, từ đó loại trừ
việc sử dụng các hóa chất. Công nghệ sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh),
phân vi sinh, các loại cây họ đậu hay kỹ thuật trồng cây che phủ đất, chống xói mòn
vẫn đang là những phƣơng pháp thích hợp trên thế giới (chiếm 5 – 10% diện tích đất
canh tác của châu Âu) (Đào Thế Tuấn 2003). Nhƣ vậy, nông nghiệp đô thị sinh thái sử
dụng những hạn chế về quỹ đất eo hẹp để phát triển chăn nuôi và trồng trọt theo hƣớng
tự nhiên, giảm tối thiểu sự tác động từ con ngƣời về sử dụng các loại hóa chất giúp
tăng trƣởng nhanh. Áp dụng các công nghệ sinh học, nhằm thay tăng cƣờng khả năng
thích nghi của cây trồng, vật nuôi…với điều kiện khu vực và phát triển tốt trong những

hoàn cảnh đó.
Mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái và các mô hình nông nghiệp kết hợp:
mô hình sinh thái nông nghiệp kết hợp nhằm tạo lập đa dạng sinh học bằng cách bố trí
các hệ thống cây trồng, vật nuôi xen kẽ hoặc sử dụng các phƣơng thức sản xuất đa
canh, luân canh và trồng xen có thể bổ sung cho nhau trong việc cung cấp dinh dƣỡng,
bảo vệ đất, điều hòa khí hậu tạo cảnh quan môi trƣờng. Bằng phƣơng pháp thực
nghiệm, so sánh các công thức trồng trọt khác nhau để chọn các công thức kết hợp cây
trồng trên một mảnh đất thích hợp với từng vùng sinh thái, các mô hình này cho kết

10

quả cao về cả năng suất, chất lƣợng cây trồng, vật nuôi, hiệu quả môi trƣờng và duy trì
nguồn lực.
Nông nghiệp đô thị sinh thái, ngoài việc cung cấp lƣơng thực, thực phẩm chất
lƣợng cao còn có cả tác động làm giảm ô nhiễm của quá trình đô thị hóa và hữu ích đến
môi trƣờng nhờ tác động cải thiện vi khí hâu, bảo tồn và làm giàu tính đa dạng sinh
học, cảnh quan, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, nông nghiệp đô thị còn tạo cơ
hội cung cấp công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho một bộ phận dân cƣ đô thị.
Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất đặc biệt là công nghệ sinh học sẽ góp
phần làm tăng năng suất và chất lƣợng nông sản, tạo điều kiện phát triển công nghiệp
chế biến, thƣơng mại dịch vụ các sản phẩm bông sản có chất lƣợng cao, cho hiệu quả
kinh tế cao và bền vững. Do đó phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái là xu hƣớng phát
triển tất yếu của quá trình phát triển các khu đô thị sinh thái trong tƣơng lai (Trần
Trọng Phƣơng 2012).
Nhƣ vậy, nông nghiệp đô thị sinh thái có đặc điểm chủ yếu là sản xuất ra những
sản phẩm sạch, sản phẩm chất lƣợng cao tới ngƣời tiêu dùng dựa trên những điều kiện
tự nhiên sẵn có của khu vực, dựa vào những yếu tố đó để đƣa ra những mô hình nông
nghiệp phù hợp nhất. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao
năng suất, chất lƣợng của sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng để có thể phát triển
đƣợc nền nông nghiệp đô thị sinh thái vốn cần rất nhiều lao động thủ công nhƣ hiện

nay.
b. Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái
- Nhu cầu nông nghiệp đô thị sinh thái góp phần cung ứng nguồn lƣơng thực,
thực phẩm sạch, sản phẩm chất lƣợng cao cho các đô thị.
Quy mô dân số đô thị không ngừng gia tăng trong quá trình đô thị hóa. Chính vì
điều đó cũng đồng thời đẩy các hộ dân nghèo ở ven đô thị, ngoại đô vào tình thế mất tƣ
liệu sản xuất. Trong điều kiện này, khái niệm nghèo đói không chỉ dành riêng cho các
khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa mà có mặt ngay tại các vùng ven đô thị, đây là
vấn đề chung, khách quan trong tiến trình đô thị hóa. Để đảm bảo chất lƣợng cuộc sống
của ngƣời dân trong đô thị về lƣơng thực, thực phẩm thì phát triển đất nông nghiệp
theo hƣớng nông nghiệp đô thị sinh thái là một giải pháp có chiều sâu khắc phục đƣợc
nhiều hạn chế về khu vực đô thị hóa nhƣ hiện nay. Nếu nông nghiệp đô thị sinh thái

11

đƣợc quy hoạch hợp lý, có thể tạo ra nguồn lƣơng thực, thực phẩm sạch và an toàn đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ đô thị.
- Nông nghiệp đô thị sinh thái tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phân dân cƣ
khu vực ven đô thị (Trần Trọng Phƣơng 2012).
Trong tiến trình đô thị hóa, vì các mục tiêu chung của các đô thị mà vấn đề thu
hẹp diện tích đất nông nghiệp của nông dân ven đô thị diễn ra phổ biến. Ngƣời dân mất
tự liệu sản xuất, buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện không có trình độ,
vốn hạn chế, kinh nghiệm thích ứng với lối sống và tác phong công nghiệp rất thấp. Vì
vậy vấn đề việc làm cho ngƣời lao động, nhất là những gia đình ven đô thị càng trở nên
cấp thiết. Những ngƣời đàn ông có thể làm các nghề tạm để kiếm sống nhƣng trong gia
đình phụ nữ, ngƣời già và trẻ em sẽ khó tìm đƣợc một công việc phù hợp. Bên cạnh đó,
làn sóng di chuyển dân cƣ từ nông thôn về thành thị để tìm kiếm việc làm cũng gia
tăng nhanh chóng. Trong vấn đề này với việc quan tâm, phát triển nông nghiệp đô thi
sinh thái theo quy hoạch, chiến lƣợc phù hợp sẽ tận dụng đƣợc những lao động không
có trình độ, không đủ sức khỏe và những ngƣời chƣa tìm kiếm đƣợc công việc phù

hợp. Qua đó giải quyết đƣợc bài toán việc làm và thu nhập cho lao động trong quá trình
đô thị hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
- Nông nghiệp đô thị sinh thái góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên,
giảm ô nhiễm môi trƣờng (Trần Trọng Phƣơng 2012).
Nông nghiệp đô thị có thể tái sử dụng chất thải đô thị để làm phân bón, nƣớc
tƣới cho sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng việc làm giảm ô nhiễm môi
trƣờng. Chất thải đô thị đang thực sự tạo thành áp lực ngày càng tăn cùng với sự gia
tăng dân số ở đô thị. Bằng công nghệ xử lý thích hợp, có thể tận dụng một phần nguồn
chất thải đô thị phục cụ sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất sạch, an toàn và
hiệu quả. Điều này thuật sự có ý nghĩa trong việc cải thiện môi trƣờng, nâng cao chất
lƣợng cuộc sống. Mặt khác, nông nghiệp là ngành sản xuất yêu cầu một lƣợng nƣớc rất
lớn, tuy nhiên với nông nghiệp đô thị bằng cách tái sử dụng nguồn nƣớc thải nó có thể
cải thiện công tác quản lý tài nguyên nƣớc hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững cho
các đô thị.
Một trong những nghiệm vụ quan trọng của nông nghiệp đô thị sinh thái là tái
tạo chất dinh dƣỡng cho đất thông qua tái sử dụng các chất thải hữu cơ từ các hoạt
động của đô thị. Điều này vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trƣờng cho các đô thị vừa

12

giảm các hóa chất khi đƣa phân bón hóa học vào đất dễ gây ô nhiễm thêm lại vừa giảm
đƣợc chi phí mua phân bón. Sản phẩm nông nghiệp đô thị sinh thái không phải đóng
gói vận chuyển và bảo quản lạnh khi cung cấp cho thị trƣờng nên giá thành giảm đến
mức tối đa. Chất lƣợng sản phẩm đƣợc đảm bảo an toàn không làm ảnh hƣởng đến tâm
lý lo ngại của ngƣời sử dụng (Trần Trọng Phƣơng 2012).
- Nông nghiệp sinh thái đô thị góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức
khỏe cộng đồng.
Phát triển “đô thị sinh thái” hay “đô thị xanh” là những cụm từ đang trở nên phổ
biến tại các diễn đàn về phát triển đô thị hiện nay. Mục tiêu hƣớng tới là quy hoạch và
xây dựng các đô thị có môi trƣờng và cảnh quan thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo

các tiêu chuẩn tốt cho sức khỏe cộng đồng. Đối với mục tiêu này trong tiến trình đô thị
hóa và phát triển của các đô thị, phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái thực sự là một
giải pháp hiệu quả nhất. Ngoài các ý nghĩa nhƣ trên, nông nghiệp đô thị sinh thái sẽ tạo
ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh rất ý nghĩa cho các đô thị. Sản xuất nông
nghiệp đô thị sinh thái một mặt vừa đảm bảo các nhu cầu về dinh dƣỡng, mặt khác nó
cũng chính là một hình thức lao động, giải trí góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho cƣ
dân đô thị (Trần Trọng Phƣơng 2012).
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sử dụng đất theo hƣớng nông
nghiệp đô thị sinh thái
1.2.1. Sử dụng bền vững đất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp đô thị sinh thái
nói chung
Là một hệ sinh thái, một phần do con ngƣời tạo ra nhằm mục đích phục vục con
ngƣời, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ chính con
ngƣời. Các tác động của con ngƣời, nhiều khi, đã làm cho hệ sinh thái biến đổi vƣợt
quá khả năng tự điều chỉnh của đất. Con ngƣời đã không chỉ tác động vào đất đai mà
còn tác động cả vào khí quyển, nguồn nƣớc để tạo ra một lƣợng lƣơng thực, thực phẩm
ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo đất chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và
hậu quả là đất đai cũng nhƣ nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theo chiều hƣớng ngày
một xấu đi. Ngày nay, nhiều vùng đất đai màu mỡ đã bị thoái hóa nghiêm trọng, kéo
theo sự xói mòn đất và suy giảm nguồn nƣớc đi kèm với hạn hán, lũ lụt, …Vì vậy, để
đảm bảo cho cuộc sống của con ngƣời trong hiện tại và tƣơng lai cần phải có những
chiến lƣợc về sử dụng đất để không những duy trì những khả năng hiện có của đất mà

13

còn khôi phục những khả năng đã mất. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” ra đời trên
cơ sở của những mong muốn trên (Bùi Nữ Hoàng Anh 2013).
Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là
mong muốn của con ngƣời trong mọi thời đại. Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc
tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên nhiều vùng của thế

giới, trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng đất bền vững nhằm đạt đƣợc các mục tiêu
sau:
+ Duy trì, nâng cao sản lƣợng (hiệu quả sản xuất);
+ Giảm rủi ro sản xuất (an toàn);
+ Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất và nƣớc (bảo
vệ);
+ Có hiệu quả lâu dài (lâu bền);
+ Đƣợc xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).
Nhƣ vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần túy về mặt tự nhiên mà còn cả
về mặt môi trƣờng, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm mục tiêu mang tính nguyên tắc trên
đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững. Trong thực tiễn, việc sử dụng đất đạt
đƣợc cả năm mục tiêu trên thì sự bền vững sẽ thành công, nếu không sẽ chỉ đạt đƣợc sự
bền vững ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam, việc sử dụng
đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc trên và đƣợc thể hiện trong ba yêu cầu
sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và đƣợc thị trƣờng
chấp nhận. Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình
quân vùng có điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và
phụ. Một hệ thống sử dụng đất bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng,
nếu không sẽ không cạnh tranh đƣợc trong cơ chế thị trƣờng.
Về chất lƣợng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ địa phƣơng, trong nƣớc và
xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng.
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thƣớc đo quan trọng nhất của hiệu
quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả
chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dƣới mức đó thì nguy cơ ngƣời sử dụng
đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tƣ phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.

14

- Bền vững về mặt xã hội: thu hút đƣợc nhiều lao động, đảm bảo đời sống ngƣời

dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều cần
quan tâm trƣớc nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài. Sản phẩm thu đƣợc cần thỏa
mãn cái ăn, cái mặc, và nhu cầu sống hàng ngày của ngƣời nông dân.
Nội lực và nguồn lực địa phƣơng phải đƣợc phát huy. Hệ thống sử dụng đất phải
đƣợc tổ chức trên đất mà nông dân có quyển hƣởng thụ lâu dài, đất đã đƣợc giao và
rừng đã đƣợc khoán với lợi ích các bên cụ thể. Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp
với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phƣơng, nếu ngƣợc lại sẽ không đƣợc cộng
đồng ủng hộ.
- Bền vững về mặt môi trƣờng: loại hình sử dụng đất bảo vệ đƣợc độ màu mỡ của
đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Giữ đất đƣợc thể hiện
bằng giảm thiểu lƣợng đất mất hàng năm dƣới mức cho phép.
+ Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững.
+ Độ che phủ tối thiểu phạt đạt ngƣỡng an toàn sinh thái (>35%)
+ Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài.
Ba yêu cầu bền vững trên là tiêu chuẩn để xem xét là đánh giá các loại hình sử
dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúp cho
việc định hƣớng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái (Bùi Nữ Hoàng Anh 2013).
1.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp khu vực đô thị theo hướng phát triển nông nghiệp
đô thị sinh thái – kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và thực tiễn ở nước ta
1.2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
a. Thái Lan
Thái Lan là nƣớc phát triển mạnh mẽ về nông nghiệp, cách đây 40 năm Thái
Lan có xuất phát điểm tƣơng đối thấp, chỉ gần bằng hoặc thấp hơn miền Nam Việt
Nam. Những năm quá, kinh tế nông nghiệp Thái Lan phát triển mạnh. Tốc độ tăng
trƣởng GDP nông nghiệp tăng bình quân hàng năm là 3,1%/ năm. (Đào Thế Tuấn
2003).
Sự phát triển bùng nổ của kinh tế Thái Lan trong các thập kỷ 70 và 80 đƣợc thể
hiện rõ nét qua quá trình đô thị hóa và phát triển nông nghiệp ven đô thị ở Bangkok.
Quá trình đô thị hóa đã làm dân số Bangkok tăng lên 41% (Đào Thế Tuấn 2003). Các
hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh và tập trung ở vùng bangkok và

ngoại vi của nó. Các hoạt động nông nghiệp bị đẩy ra các vùng xa bên ngòai và hình

15

thành nên những vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa với các sản phẩm chính là
lúa gạo để phục vụ cho chiến lƣợc hƣớng vào xuất khẩu, và các sản phẩm rau quả đa
dạng phục vụ nhu cầu têu dùng cho dân cƣ đô thị.
Giống nhƣ các đô thị khác trên thế giới, đô thị hóa ở Bangkok làm tăng nhu cầu
về lƣơng thực, thực phẩm, dặc biệt là nhu cầu về các loại rau xanh và thực phẩm cao
cấp, an toàn cũng nhƣ nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí cuối tuần ở các ngoại ô. Giá đất
ngoại ô Bangkok tăng và hiện tƣợng đầu cơ ruộng đất phát triển. Đô thị hóa nhanh
cũng kéo theo sự ô nhiễm nặng nề về môi trƣờng càng đòi hỏi nông nghiệp Bangkok
phải làm tốt vai trò của mình để đáp úng nhu cầu cho dân cƣ đô thị và điều tiết môi
trƣờng. Để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa, sau một thế kỉ tập
trung vào thâm canh lúa (1880 – 1980), nông nghiệp ven đô Bangkok chuyển sang đa
dạng hóa sản phẩm từ sau 1980 (Đào Thế Tuấn 2003).
Bên cạnh phát triển rau quả ở ngoại thành, Thái Lan còn rất nổi tiếng trong phát
triển các mô hình nông nghiệp kết hợp nhằm đa dạng hóa sản phẩm và cải tạo đất đai,
nguồn lực. Một trong các mô hình nông nghiệp kết hợp đƣợc phát triển ở tỉnh Sisaket ở
phía Đông Bắc Thái Lan là mô hình lúa – cá (Martin L Van Brakel and Emesto J
Mrales 2001), đƣợc xây dựng theo kiểu đa dạng nhƣ các ao nuôi cá nhỏ định vị bên
trong hoặc bên cạnh các cánh đồng lúa, các lồng nuôi cá đƣợc đặt trong các ao lớn
hoặc kết hợp thả cá vào các vùng trồng lúa nƣớc đƣợc cung cấp đủ nƣớc vào mùa khô.
Mô hình kết hợp giữa trồng trọt (lúa – rau – quả) và chăn nuôi (lợn – gia cầm)
bắt đầu phát triển ở ngoại ô Bangkok từ khi chính phủ giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật về
giống và công nghệ chăn nuôi. Các mô hình chăn nuôi thâm canh cao đƣợc các nông
dân ở ngoại thành phát triển trên cơ sở đầu tƣ mạnh mẽ về vốn và kỹ thuật đã đem lại
lợi nhuận khá lớn cho nông dân. Tuy nhiên, các trang trại chăn nuôi ngoại ô cũng gây
ra nhiều vấn đề môi trƣờng nhƣ ô nhiễm nguồn nƣớc, bệnh dịch. Những chi phí môi
trƣờng đã không đƣợc tính đến trong hợp đồng giữa các hộ chăn nuôi và các công ty

thu mua nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng xảy ra. Trƣớc thực tế này, Chính phủ Thái
Lan đã thực hiện một chƣơng trình có tên gọi: “Quản lý các trang trại chăn nuôi”, trong
đó trập trung vào giải quyết các vấn đề về môi trƣờng nhƣ xử lý chất thải để sản xuất
biogas và phân bón. Trong chƣơng trình này, Chính phủ rất quan tâm đến trợ giúp tài
chính, kỹ thuật cũng nhƣ sự hỗ trợ về thể chế nhằm đảm bảo mức thu nhập tối thiểu
cho những hộ nông dân tham gia chƣơng trình này.

16

Nhƣ vậy sản xuất nông nghiệp Thái Lan nói chung và thủ đô Bangkok nói riêng
đã đạt đƣợc đƣợc những thành quả to lớn không chỉ về tốc độ tăng trƣởng sản xuất
nông nghiệp mà còn về chất lƣợng sản phẩm và mức độ đáp ứng nhu cầu của ngƣời
dân cả về vật chất lẫn cảnh quan môi trƣờng. Thành công của Thái Lan là đã giải quyết
tốt quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng xuất khẩu, kết hợp
với thúc đẩy, đa dạng hóa sản phẩm, nhằm giải quyết những vấn đề của nông nghiệp
ven đô thị. Các yếu tố quan trong nhất góp phần đạt đƣợc các kết quả trên là sự phát
triển của cơ sở hạ tầng, sự tiếp cận dễ dàng về tín dụng đối với các hộ nông dân, chính
sách khuyến nông cho phép dễ dàng tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới và chính sách
phát triển quan hệ cộng đồng giữa các công ty chế biến và nông dân nhằm tạo đầu ra
cho nông sản. Vai trò của Nhà Nƣớc cũng rất quan trọng trong việc xây dựng và thực
hiện chính sánh quy hoạch đất đai, điều tiết giá cả, giải quyết các vấn đề môi trƣờng và
tƣ vấn tạo khung pháp lý cho phát triển nông nghiệp (Đào Thế Tuấn 2003), (Martin L
Van Brakel and Emesto J Mrales 2001).
b. Trung Quốc
Trung Quốc là nƣớc có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp mạnh mẽ gắn
liền với cải cách kinh tế. Trung Quốc thực hiện các chính sách cải cách trong nông
nghiệp nhƣ chính sách khoán hộ, tách quyển sở hữu ruộng đất với quyển kinh doanh,
xóa bỏ chế độ nhà nƣớc độc quyển thu mua nông sản, thực hiện chính sách hai giá,
khuyến khích các doanh nghiệp tăng sản lƣợng bán ra thị trƣờng, cải cách chế độ thuế
chia sẻ thu nhập giữa trung ƣơng và địa phƣơng, cải cách pháp lý để tạo điều kiện cho

kinh tế thị trƣờng phát triển. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp
Trung Quốc; tỷ lệ ngành trồng trọt giảm từ 80% năm 1968 xuống 55% năm 2001, chăn
nuôi tăng từ 15% đến 30%, thủy sản tăng từ 2% đến 11% (Đào Thế Anh 2003).
Trung Quốc thực hiện đô thị hóa mạnh mẽ với những đặc điểm cơ bản là tốc độ
cao, quy mô lớn, mật độ dân số cao và những tác động lớn về môi trƣờng. Chiến lƣợc
đô thị hóa ở Trung Quốc là chiến lƣợc phi tập trung, với nhiều đô thị nhở nằm xen kẽ
trong các vùng nông thôn. Quá trình đô thị hóa mang lại triển vọng kinh tế và sự phát
triển xã hội, cũng nhƣ gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí, tiếng ồn,
chất thải và cạn kiệt tài nguyên. Vì vậy, từ nằm 1980 đến nay, khoảng hơn 80 thành
phố ở Trung Quốc đã thực hiện chƣơng trình xây dựng các thành phố sinh thái (Chen
Shuang 2003). Đây là một đơn vị hành chính có hiệu quả về sinh thái và kinh tế, có

17

trách nhiệm về xã hội và văn hóa cũng nhƣ hài hòa về cảnh quan môi trƣờng. Một phần
của chƣơng trình thành phố sinh thái là thực hiện các nội dung chuyển dịch từ truyền
thống sang sinh thái nhƣ chuyên môn hóa sang đa dạng hóa, từ cây trồng trên mặt đất
sang tạo màu xanh trên không gian.
Gần đây, tại các đô thị Trung Quốc, xu thế chuyển đất canh tác thành vƣờn cây
lâu năm và ao cá khá phát triển, ao chiếm khoảng 3,5% và vƣờn chiếm khoảng 4,5%
diện tích đất nông nghiệp đô thị. Tổng cộng ao, vƣờn chiếm 11% diện tích đất ở các đô
thị cấp I, 1,7% diện tích các đô thị cấp II và 5,4% diện tích trong vùng nông thôn (Đào
Thế Tuấn 2004). Về quy mô nông hộ, trong vùng đô thị trung bình một hộ có 0,27 ha,
vùng nông thôn là 0,4 ha. Trong điều kiện Trung Quốc tham gia WTO thì lợi thế so
sánh của Trung Quốc sẽ là các sản phẩm cần nhiều lao động nhƣ rau xanh, nuôi trồng
thủy sản và các hoạt động trong nhà lƣới. Cây ăn quả cũng đƣợc phát triển mạnh ở các
vùng quanh đô thị, tạo những vành đai xanh cho các thành phố sinh thái.
Ngày nay, hệ thống sản xuất kết hợp chủ yếu đang đƣợc áp dụng ở nhiều vùng
của Trung Quốc là mô hình kết hợp cá – cỏ hoặc cá – cỏ - lợn (Gale F.H 1999). Những
hệ thống kết hợp này phù hợp với điều kiện địa hình thấp nhƣng chủ động về tƣới tiêu

nhƣ lƣu vực sông Changjang, Pearl và Yangtze. Nông dân tận dụng trồng cỏ trên
những mảnh đất nhỏ, ven chân đê, ven hệ thống kênh mƣơng và sử dụng nguồn nƣớc
sẵn có từ ao, hồ, mƣơng.
c. Mỹ
Là một siêu cƣờng quốc trên thế giới về phát triển kinh tế nhƣng Mỹ đang gặp
phải những vấn đề của đô thị hóa. Khoảng 100 năm trƣớc có 50% dân số Mỹ còn sống
ở các trang trại nông thôn nhỏ và sử dụng thức ăn tự sản xuất tại địa phƣơng. Hiện nay,
dân số đô thị ở Mỹ chiếm khoảng 80%. Khi dân số đô thị tăng lên cùng với quá trình
đô thị hóa, sản xuất nông nghiệp gặp phải những thách thức của an ninh lƣơng thực,
chi phí môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng. An ninh lƣơng thực đòi hỏi phải thỏa mãn
đầy đủ kịp thời về số lƣợng lƣơng thực, có chất lƣợng và thành phần dinh dƣỡng cho
nhu cầu của 80% dân số đô thị. Chi phí môi trƣờng bao gồm chi phí của ô nhiễm không
khí, nhiễm độc nguồn nƣớc ngầm và nƣớc bề mặt, xói mòn đất đai, suy giảm đa dạng
sinh học đã ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe cộng động. Một trong các vấn đề nông nghiệp
Mỹ phải giải quyến là đảm bảo cung cấp đủ lƣơng thực để giải quyết nạn đói cho
12,4% dân số vào năm 2020 (Harison. J and P. Grant 1976).

18

Nông nghiệp sinh thái đô thị ở Mỹ có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết
vấn đề an ninh lƣơng thực và môi trƣờng. Chính phủ Mỹ rất quan tâm việc khuyến
khích tận dụng các nguồn lực để phát triển nông nghiệp đô thị, nhƣ tận dụng diện tích
đất trống để phát triển sản xuất rau, quả trong từng hộ gia đình, thậm chí sử dụng đất ở
các sân sau trƣờng học, bệnh viện hoặc công viên quốc gia. Theo số liệu của Ủy ban
Nông nghiệp đô thị Bắc Mỹ năm 2003, dự án “vƣờn cho ngƣời nghèo” ở Santa Cruz,
California đã đóng góp 55% sản lƣợng các sản phẩm nông nghiệp đô thị và quản lý
thành công chƣơng trình sản xuất hoa tƣời bằng phƣơng pháp hữu cơ. Chất thải đô thị
đƣợc tái sinh thành phân bón cho các vƣờn đô thị, vùng ven đô và thức ăn cho chăn
nuôi. Các vƣờn cây ăn quả và hệ thống cây xanh tạo thành vành đai xanh điều hòa khí
hậu cho thành phố. Các sản phẩm chính đƣợc sản xuất ở đô thị và ven đô thị các thành

phố bao gồm rau, hoa quả, bơ sữa, trong đó hoa quả chiếm 79%, rau tƣơi chiếm 68%,
bơ sữa chiếm 52% so với tổng sản lƣợng trên toàn quốc (Harison. J and P. Grant 1976).
Một nghiên cứu điển hành ở Bắc mỹ về mô hình phát triển nông nghiệp đô thị
đã gắn kết lợi nhuận sản xuất nông nghiệp với chiến lƣợc sử dụng ruộng đất, phân
vùng nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng là mô hình vành đai xanh – Greebelt của Boal
(Đào Thế Tuấn 2003). Theo Boal, có thể hình thành ba vành đai khác nhau đối với
nông nghiệp đô thị. Vành đai thứ nhất tại trung tâm thành phố, đất đai đã đƣợc quy
hoạch ổn định, nông nghiệp đạt đƣợc mức lợi nhuận ởn định do có nhiều lợi thế về thị
trƣờng. Vành đai thứ hai cận kề ngoại ô, quy hoạch đất đai chƣa ổn định, lợi nhuận sản
xuất nông nghiệp thấp do nông dân không muốn đầu tƣ mà trong chờ sự tăng giá đất do
chuyển đổi mục đích sử dụng. Vành đai thứ ba ở ngoại cùng xa thành phố, nông nghiệp
đạt lợi nhuận rất cao trên đơn vị diện tích, và tác giả của nó cho rằng, công tác quy
hoạch và phân vùng nông nghiệp để sử dụng hợp lý tài nguyên là rất quan trọng cho
nông nghiệp đô thị và ven đô thị trong quá trình đô thị hóa để kết hợp giải quyết vấn đề
an ninh lƣơng thực và bảo vệ môi trƣờng.
Một số khó khăn xuất hiện trong quá trình phát triển nông nghiệp sinh thái ở Mỹ
bao gồm vấn đề sở hữu ruộng đất, thiếu vốn để phát triển sản xuất, khó khăn tiếp cận
thị trƣờng do sự độc quyển phân phối của các nhà bán buôn, thiếu kiến thức và kỹ năng
sản xuất, chế biến, dự trự và marketing, môi trƣờng sản xuất bị ô nhiễm gây mất an
toàn thực phẩm.

19

Để giải quyết những khó khăn trên, Ủy ban Nông nghiệp đô thị Bắc mỹ đã
khuyến nghị một số chính sách bao gồm giải quyết một số vấn đề quyền sử dụng dất,
đảm bảo những cam kết lâu dài cho nông dân yên tâm sản xuất, hỗ trợ phát triển cơ sở
hạ tầng cho quá trình sản xuất, chế biến và marketing, quy hoạch lại đất đai, ƣu tiên
cho phát triển cây ăn quả và cây xanh, triển khai những chƣơng trình đào tạo kỹ thuật
sản xuất cho nông dân, đào tạo nhận thức về môi trƣờng và an ninh lƣơng thực ngay từ
trong trƣờng phổ thông. Đặc biệt khuyến nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt

động nghiên cứu khoa học và giáo dục nhận thức về nông nghiệp đô thị, coi nó nhƣ
một bộ phận quan trọng của kế hoạch phát triển đô vùng đô thị.
1.2.2.2 Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển nông nghiệp theo hƣớng
nông nghiệp đô thị sinh thái của một số nƣớc (Lê Quý Đôn 2005)
- Hầu hết thủ đô và thành phố lớn của các nƣớc nông nghiệp cũng nhƣ các nƣớc
đang phát triển đều hình thành các vùng vành đai phát triển nông nghiệp nằm xen kẽ
hoặc tạo thành vành đai bao quanh vùng đô thị, các vùng này phần lớn bị chia cắt, quy
mô nhỏ, sản xuất ra các sản phẩm tự nuôi mình và cung cấp cho thị trƣờng đô thị. Hình
thành vành đại nông nghiệp, vành đai môi trƣờng sinh thái cho đô thị vùng.
- Vùng nông nghiệp nội đô, hay ngoại vi đều bị ảnh hƣởng ô nhiễm môi trƣờng:
nƣớc, đất, không khí và rác thải từ vùng đô thị. Điều này gây không ít khó khăn cho
vùng nông nghiệp. Áp lực rất lớn đặt ra cho vùng nông nghiệp đô thị là vừa phải tiến
hành sản xuất, vừa phải tạo ra hệ sinh thái và môi trƣờng cảnh quan cho đô thị.
- Các nƣớc công nghiệp đều đầu tƣ rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và đặc biệt
quan tâm đầu tƣ cho nông nghiệp ngoại thành nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông
nghiệp, phát triển nông thôn, khăc phục hậu quả về môi trƣờng vũng chính là làm cho
các đô thị phát triển bền vững hơn.
- Định hƣớng cho vùng nông nghiệp ở đô thị cũng có ý tƣởng rõ ràng.
Đối với vùng đô thị: Diện tích đất nông nghiệp vẫn dùng trồng hoa, cây cảnh,
cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản, nhƣng không chỉ để lấy sản phẩm tiêu dùng mà còn
để tạo cảnh quan, môi trƣờng sinh thái cho đô thị.
Đối với vùng ngoại ô sát đô thị: tiến hành sản xuất nông nghiệp sạch, dựa vào tự
nhiên, tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao nhƣng không yêu cầu phải có năng suất cao vì
Nhà nƣớc sẽ trợ giá để tồn tại. Mục đích của việc này là nhằm tạo ra một vùng đệm về
cảnh quan sinh thái cho khu đô thị.

20

Đối với vùng ngoại ô xa, hoặc các tỉnh lân cận: tiến hành sản xuất nông nghiệp
quy mô lớn để đáp ứng các yêu cầu của đô thị về nông sản và môi trƣờng.

- Các vùng sản xuất nông nghiệp ngoại ô đƣợc CNH – HĐH ở mức độ cao nhằm
kéo giãn bớt lực lƣợng lao động trẻ của khu vực này đi vào đô thị để học tập và làm
việc.
1.2.2.3 Thực tiễn tại Việt Nam
Ở nƣớc ta, năm 2007, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP của TP Hồ Chí Minh
là 0,9%, Hà Nội (cũ) 2,0%, Đà Nẵng 5,6%, Hải Phòng 11,0%, TP Cà Mau 11%, TP
Lạng Sơn 5,2%, TP Quy Nhơn 8,3%, TP Thanh Hoá 4,5%, Hiện tƣợng tỷ trọng thấp
ngành nông nghiệp ở Việt Nam cũng phù hợp với qui luật chung của thế giới: quá trình
đô thị hóa càng phát triển thì tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP càng thấp và giảm
xuống.
Tuy vậy, nông nghiệp vẫn là một nguồn thu nhập quan trọng cho một bộ phận
hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình ở vùng ven đô và các gia đình nghèo có điều
kiện tiếp cận với các nguồn lực để phát triển nông nghiệp tại các đô thị. Theo tính toán,
nông nghiệp đô thị đã đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm của một số đô thị nhƣ
sau: nhu cầu lƣơng thực: Hà Nội 33%, Hải Phòng 85%, Đà Nẵng 23%, TP Hồ Chí
Minh 10% và Cần Thơ 100%; nhu cầu rau, củ, quả thực phầm: Hà Nội 55%, Hải
Phòng 65%, Đà Nẵng 30%, TP Hồ Chí Minh 18% và Cần Thơ 70%; nhu cầu thịt gia
súc, gia cầm: Hà Nội 25%, Hải Phòng 60%, Đà Nẵng 20%, TP Hồ Chí Minh 10% và
Cần Thơ 70%; nhu cầu cá, tôm: Hà Nội tự túc đƣợc 22%, Hải Phòng 70%, Đà Nẵng
100%, TP Hồ Chí Minh 45 % và Cần Thơ 80% (bao gồm cả sản lƣọng cá, tôm nƣớc lợ,
nƣớc ngọt, nƣớc mặn nuôi trồng và đánh bắt đƣợc trên địa bàn).
Nông nghiệp ở một số đô thị cũng đã tạo ra một số nông sản có giá trị xuất
khẩu: nghề nuôi tôm, cá sấu, cây cảnh, cá cảnh ở TP Hồ Chí Minh, nghề trồng hoa ở
TP Đà Lạt; nghề trồng chè ở TP Thái Nguyên, TX Tuyên Quang, TX Bắc Cạn, TX
Sông Công; nghề trồng cà phê, cao su, hồ tiêu ở ngoại ô các đô thị ở Tây Nguyên;
trồng cây ăn quả, nuôi tôm, cá ba sa ở các đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long. So
với khu vực nông thôn, trung bình năng suất cây trồng ở khu vực ven đô có năng suất
cao hơn 30-50% nhờ hệ thống hạ tầng nông nghiệp phát triển.

21


Ngày 13/11/2010, Khoa Sinh - Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng
(Đại học Đà Nẵng) đã phối hợp với Công ty Tầm nhìn Sinh thái tổ chức Hội thảo
“Nông nghiệp sinh thái đô thị - giải pháp của tƣơng lai”.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã đƣa ra các giải pháp cho nông nghiệp sinh
thái đô thị nhƣ: “Kỹ thuật thủy canh tĩnh - ƣu điểm và sự thích hợp với các hộ gia đình
nội thành thành phố Đà Nẵng” của Thạc sĩ Đỗ Thị Trƣờng; “Thủy canh hồi lƣu & Khí
canh - giải pháp của nền nông nghiệp sinh thái đô thị” của Tiến sĩ Võ Văn Minh; “Cây
xanh trong kiến trúc đô thị hiện đại” của Thạc sĩ Nguyễn Văn Khánh; “Cây cảnh thủy
canh - sự lựa chọn của các hộ gia đình, phòng khách và trƣờng học thân thiện”; “Nuôi
cấy mô tế bào thực vật - giải pháp cung ứng giống cho nền nông nghiệp sinh thái đô
thị” của Kỹ sƣ Trần Quang Dần,…
Đây là một trong những kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới do các nhà khoa học
nghiên cứu trong nhiều năm qua để giải quyết những bức xúc của ngành nông nghiệp
bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Ngoài ra, nông nghiệp đô thị không chỉ là
nguồn tạo nên GDP (giá trị kinh tế thuần tuý) mà còn tạo ra nhiều giá trị khác: sinh
thái, môi trƣờng, giáo dục, nghỉ dƣỡng, tận dụng thời gian rỗi
Sự kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch, nghỉ dƣỡng (còn gọi là loại hình nông
nghiệp du lịch và nông nghiệp nghỉ dƣỡng) cũng là một hƣớng phát triển đang đƣợc sử
dụng, tuy nhiên vẫn mang tính cá thể tại các khu vực ven đô.
Theo thực tiễn cho thấy, sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái
ở nƣớc ta cũng đã có những bƣớc đi đầu tiên, phù hợp với điều kiện tự nhiên – xã hội
của một số vùng trong cả nƣớc. Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi nông nghiệp đô thị
sinh thái trên các đô thị ở Việt Nam thì vẫn còn nhiều hạn chế do chƣa nhận đƣợc sự
quan tâm từ các hộ nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và các cơ quan quản lý
chuyên ngành. Hơn nữa, quá trình tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sạch, sản phẩm
chất lƣợng cao cũng gặp phải nhiều vấn đề do chƣa có sự thống nhất quản lý giá các
loại sản phẩm sạch và các sản phẩm nông nghiệp truyền thống.
1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đô thị sinh thái
1.3.1 Các tiêu chí kinh tế đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Các chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả đất nông nghiệp đƣợc sử dụng dựa theo
Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban
hành:

22

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị
của sản phẩm vật chất (thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang) và dịch vụ
sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.
+ Chi phí trung gian (CPTG): toàn bộ chị phí vật chất quy ra tiền sử dụng trực tiếp
cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, nhiên liệu,
nguyên liệu…)
+ Giá trị gia tăng (GTGT): giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất đƣợc xác
định bằng giá trị sản xuất (GTSX) trừ chi phí trung gian: GTGT = GTSX – CPTG
Giá trị này thƣờng đƣợc tính toán ở góc độ hiệu quả: GTGT/1 ha đất; GTGT/1
đơn vị chi phí (1VNĐ); GTGT/1 công lao động.
+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí trung
gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động thuế ngoài:
TNHH = GTGT – T (thuế) – A (khấu hao) – L (chi công lao động)
Thu nhập này thƣờng đƣợc tính toán ở ba góc độ hiệu quả: TNHH/1 ha đất;
TNHH/ 1 đơn vị chi phí (1 VNĐ); TNHH/1 công lao động.
1.3.2 Các tiêu chí xã hội đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã
hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng, đề tài chỉ đề cập tới các
tiêu chí nhƣ sau:
+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng
đất.
+ Giá trị ngày công lao động của các loại hình sử dụng đất.
+ Vấn đề về đảm bảo an ninh lƣơng thực, đồng thời phát triển sản xuất hàng hóa.
+ Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, việc nâng cao trình độ và

áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp
thông qua các loại hình sử dụng đất, cần nghiên cứu và so sánh mức độ đầu tƣ lao dộng
và hiệu quả kinh tế bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên
mỗi vùng đặc trƣng.
1.3.3 Các tiêu chí về môi trường trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại
tới môi trƣờng là một vấn đề lớn, đòi hỏi phải có số liệu phân tích các mẫu đất, nƣớc và

×