iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ẢNH viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Những kết quả chính đã đạt được và ý nghĩa khoa học, thực tiễn 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THU
GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1. Một số khái niệm 5
1.1.1.1. Khái niệm chất thải rắn 5
1.1.1.2. Khái niệm rác thải sinh hoạt 5
1.1.1.3. Thu gom rác thải sinh hoạt 5
1.1.1.4. Lưu giữ rác thải sinh hoạt 5
1.1.1.5. Vận chuyển rác thải sinh hoạt 5
1.1.1.6. Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 6
1.1.2. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới môi trường và sức khỏe cộng
đồng 8
1.2. Cơ sở thực tiễn 10
1.2.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên Thế giới và Việt Nam 10
1.2.1.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên Thế giới 10
1.2.1.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam 15
iv
1.2.2. Kinh nghiệm thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác
thải sinh hoạt tại một số nước trên Thế giới và Việt Nam 20
1.2.2.1. Trên thế giới 20
1.2.2.2. Ở Việt Nam 21
1.3. Quy trình và các phương pháp nghiên cứu 26
1.3.1. Quy trình nghiên cứu 26
1.3.2. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu 29
1.3.4. Phương pháp khảo sát thực địa 31
1.3.5. Phương pháp SWOT 31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂNRÁC THẢI SINH
HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH 32
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Bắc Ninh 32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 32
2.1.1.1. Vị trí địa lý 32
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo 33
2.1.1.3. Địa chất 33
2.1.1.4. Khí hậu, thủy văn 34
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35
2.2. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 38
2.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt 38
2.2.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt: 38
2.2.1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt 42
2.2.2. Đánh giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
46
2.2.2.1. Hiện trạng mô hình tham gia thực hiện công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt tại thành phố Bắc Ninh 46
2.2.2.2. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý 50
2.2.2.3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt tại thành phố Bắc Ninh 56
v
2.3. Đánh giá tình hình công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt theo
hướng xã hội hóa 59
2.3.1. Đánh giá tình hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải
sinh hoạt 59
2.3.1.1. Xã hội hóa trong công tác truyền thông về thu gom, vận chuyển rác
thải sinh hoạt 61
2.3.1.2. Xã hội hóa trong huy động nguồn lực phục vụ công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt 64
2.3.1.3. Thành lập các tổ đội vệ sinh môi trường tự quản ở thôn, khu phố
(mô hình XHH) 66
2.3.1.4. Kiểm tra, giám sát thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 68
2.3.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hoá công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt 69
2.3.2.1. Nhận thức của cộng đồng và cán bộ quản lý về xã hội hoá công tác
thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 69
2.3.2.2. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường 71
2.3.2.3. Vấn đề nguồn lực con người tham gia công tác bảo vệ môi trường 73
2.3.2.4. Vấn đề nguồn lực tài chính đầu tư cho xã hội hóa công tác thu gom,
vận chuyển rác thải sinh hoạt 74
2.3.2.5. Vấn đề chính sách, thể chế, luật pháp liên quan đến xã hội hóa công
tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 75
2.3.2.6. Vấn đề gia tăng dân số 76
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC
THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢISINH HOẠT THEO HƢỚNG
XÃ HỘI HÓA TẠITHÀNH PHỐ BẮC NINH 77
3.1. Định hướng 77
3.1.1. Các căn cứ pháp lý 77
3.1.2. Lộ trình thực hiện 79
3.2. Giải pháp chủ yếu để tăng cường xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt 80
vi
3.2.1. Giải pháp về tăng cường công tác truyền thông 81
3.2.2. Giải pháp về tăng cường công tác tổ chức và quản lý nhà nước 83
3.2.3. Giải pháp tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia xã hội hoá để tăng
cường hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 85
3.3. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển rác
thải sinh hoạt 87
3.3.1. Giải pháp tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho công tác vệ sinh môi trường
87
3.3.2. Giải pháp về tăng cường khoa học công nghệ 89
3.3.3. Giải pháp xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin môi trường 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước Châu Á 12
Bảng 1.2. Thành phần CTSH đặc trưng của một số nước trên Thế giới 13
Bảng 1.3. Thành phần và tỷ lệ rác thải ở Mỹ 14
Bảng 1.4. Hoạt động thu gom rác tại một số thành phố ở Châu Á 15
Bảng 1.5. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 16
Bảng 1.6. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam năm 2007 17
Bảng 1.7. Thành phần của RTSH ở một số đô thị miền Bắc 18
Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng 34
Bảng 2.2. Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng 34
Bảng 2.3. Đặc trưng độ ẩm không khí thành phố Bắc Ninh 35
Bảng 2.4. Tốc độ gió trung bình tháng 35
Bảng 2.5. Dân số thành phố Bắc Ninh trong các năm 36
Bảng 2.6. Các nguồn phát sinh chất thải rắn 39
Bảng 2.7. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các nguồn 40
Bảng 2.8. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại thành phố Bắc Ninh 41
Bảng 2.9.Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ năm 2009-2017 42
Bảng 2.10. Thành phần rác thải sinh hoạt 43
Bảng 2.11. Thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Bắc Ninh 43
Bảng 2.12. Thành phần RTSH của các hộ gia đình tại các điểm nghiên cứu 44
Bảng 2.13. Khối lượng phát sinh, hiệu suất thu gom và vận chuyển rác thải sinh
hoạt tại thành phố Bắc Ninh 52
Bảng 2.14. Tình hình xã hội hóa công tác truyền thông 63
Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá về công tác truyền thông 64
Bảng 2.16. Tình hình huy động kinh phí để thực hiện công tác thu gom rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 66
Bảng 2.17. Tình hình xã hội hóa trong tăng cường thành lập các tổ đội vệ sinh môi
trường tự quản ở thôn, xã (mô hình xã hội hoá) 68
viii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ẢNH
Sơ đồ 1.1. Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe con người 10
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ phát sinh RTSH ở các loại đô thị Việt Nam năm 2007 18
Sơ đồ 1.2. Quy trình các bước nghiên cứu 28
Hình 2.1. Sơ đồ hành chính thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 32
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt 44
Sơ đồ 2.1. Công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn thành phố 47
Sơ đồ 2.2. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt của Tổ vệ sinh môi trường trên địa
bàn thành phố 48
Ảnh 2.1 Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt tại một số tuyến đường trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh 51
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom và
vận chuyển qua các năm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 52
Ảnh 2.2. Bãi rác Đồng Ngo – Thành phố Bắc Ninh 54
Hình 2.2. Bản đồ các tuyến thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh 55
Biểu đồ 2.3. Ý kiến của người dân về việc tham gia phân loại rác thải sinh hoạt tại
nguồn 57
Biểu đồ 2.4. Ý kiến của người dân về công tác thu gom và vận chuyển RTSH 57
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của cộng đồng dân cư về hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt
tại địa phương 58
Biểu đồ 2.6. Ý kiến của người dân về việc tiếp tục tham gia xã hội hóa công tác thu
gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 70
Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường tại thành phố Bắc Ninh 72
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trƣờng
CTĐT Công trình đô thị
MTV Một thành viên
RTSH Rác thải sinh hoạt
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trƣờng
XHH Xã hội hóa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trƣờng có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống nhân loại nói chung
và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi đất nƣớc nói riêng. Những năm gần
đây, ở nƣớc ta đã có nhiều chính sách liên quan đến công tác bảo vệ môi trƣờng
nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng.Cùng với nhiều
giải pháp nhƣ khoa học công nghệ, chính sách…thì xã hội hóa công tác vệ sinh môi
trƣờng cũng là một giải pháp quan trọng trong chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng và phát
triển bền vững.
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc
Ninh; đã và đang từng bƣớc chuyển mình phát triển kinh tế tập trung, điều chỉnh cơ
cấu vì vậy đã thu hút nhiều lao động từ các vùng lân cận và các địa phƣơng khác
khiến cho mật độ dân số ngày càng cao. Tính đến 31/12/2013 dân số toàn thành phố
Bắc Ninh là 183.828 ngƣời, mật độ bình quân khoảng 2.225 ngƣời/km
2
, đã phát
sinh ra lƣợng rác thải sinh hoạt lớn. Công tác xã hội hóa trong thu gom rác thải
đƣợc thực hiện song hành với công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt do
Công ty TNHH MTV Môi trƣờng và Công trình đô thị Bắc Ninh đảm nhận từ năm
2008. Quá trình triển khai công tác xã hội hoá vệ sinh môi trƣờng trong thời gian
qua tại thành phố Bắc Ninh chỉ tập trung chủ yếu trong việc thu gom rác thải. Qua 5
năm triển khai tại thành phố, thực tế cho thấy còn nhiều tồn tại, khó khăn cần khắc
phục, một số địa phƣơng dù rất muốn nhƣng chƣa đủ điều kiện có thể tham gia xã
hội hoá công tác vệ sinh môi trƣờng. Tại các khu vực tiến hành xã hội hoá còn gặp
nhiều khó khăn trong cơ chế quản lý, kinh phí hoạt động, phƣơng tiện, dụng cụ và
điều kiện làm việc cho ngƣời lao động; đồng thời công tác vận chuyển và xử lý rác
thải sinh hoạt trong thời gian qua cũng gặp không ít khó khăn. Việc tổ chức triển
khai công tác xã hội hoá thu gom, vận chuyển rác thải trong thời gian qua, bƣớc đầu
đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do thiếu các văn bản hƣớng dẫn,
phân công, phân cấp nên quá trình tổ chức triển khai còn nhiều bất cập, thiếu đồng
bộ, thực trạng này đã làm cho hiệu quả công tác xã hội hoá vệ sinh môi trƣờng chƣa
đƣợc nhƣ mong muốn, ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ và sinh hoạt của
nhân dân.
2
Để tiếp tục duy trì và tăng cƣờng xã hội hóa công tác vệ sinh môi trƣờng trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh nhằm nâng cao chất lƣợng môi trƣờng, thu hút sự tham
gia của các tổ chức, cá nhân, từng bƣớc giảm chi phí đầu tƣ của nhà nƣớc trong
công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tác giả thực hiện Đề tài “Đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt theo
hướng xã hội hóa tại thành phố Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá đƣợc thực trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh
hoạt tại thành phố Bắc Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm
đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại
thành phố Bắc Ninh.
3. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài;
- Đánh giá thực trạng quá trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh;
- Phân tích tình hình thực hiện công tác xã hội hoá trong quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh;
- Đề xuất giải pháp thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt theo hƣớng xã hội
hóa trên địa bàn thành phố Bắc Ninh;
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu là rác thải sinh hoạt và công
tác quản lý chúng.
- Phạm vi nghiên cứu:
* Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của việc thu
gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Về xã hội hóa công tác này, đánh giá các đợt vệ
sinh phong trào và các mô hình cộng đồng tự quản thực hiện trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh.
* Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại các xã, phƣờng trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh đang thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác
3
thải sinh hoạt; gồm 6 xã, phƣờng: Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Vân Dƣơng, Võ
Cƣờng, Nam Sơn. Lý do lựa chọn các xã, phƣờng trên làm điểm nghiên cứu vì:
Tiền An, Ninh Xá, Vệ Anlà các phƣờng trung tâm của thành phố, đã có sự phát
triển lâu dài từ xƣa, mang nét đặc trƣng của đô thị hóa, không sản xuất nông nghiệp;
các phƣờng: Vân Dƣơng, Võ Cƣờng có diện tích lớn, dân số đông, đang trong quá
trình đô thị hóa nhanh chóng; xã Nam Sơn nằm xa trung tâm thành phố, vẫn là xã
thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
* Phạm vi thời gian: Khoảng thời gian thu thập số liệu từ năm 2010 - 2013.
5.Những kết quả chính đã đạt đƣợc và ý nghĩa khoa học, thực tiễn
a) Những kết quả chính đã đạt được:
- Đúc rút cơ sở lý luận về nghiên cứu công tác xã hội hóa việc thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt, áp dụng cho thành phố Bắc Ninh;
- Đánh giá thực trạng nguồn thải, thành phần rác thải và công tác thu gom,
vận chuyển rác thải sinh hoạt;
- Đánh giá thực trạng công tác XHH việc thu gom, vận chuyển RTSH;
- Đề xuất các giải pháp thu gom, vận chuyển RTSH theo hƣớng xã hội hóa;
- Cơ sở dữ liệu điều tra về thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại các xã,
phƣờng nghiên cứu trƣờng hợp.
b) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
- Đề tài luận văn góp phần đánh giá thực trạng và công tác quản lý rác thải
sinh hoạt tại thành phố Bắc Ninh theo quan điểm xã hội hóa;
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng, khả năng thu thập và xử lý thông tin. Củng cố
thêm kiến thức thực tế cho học viên trong quá trình làm việc tại cơ sở.
+ Ý nghĩa trong thực tiễn: Là cơ sở tiếp cận khoa học bƣớc đầu giúp đánh
giá đƣợc toàn diện các vấn đề về công tác quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt, từ đó
đề xuất một số hƣớng xử lý, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng cho thành
phố Bắc Ninh.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
4
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt.
Chƣơng 2: Thực trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại thành phố
Bắc Ninh.
Chƣơng 3: Đềxuất một số giải pháp tăng cƣờng công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt theo hƣớng xã hội hóa tại thành phố Bắc Ninh.
5
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm chất thải rắn
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.[7]
Chất thải rắn đƣợc hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của
con ngƣời và động vật tồn tại ở dạng rắn, đƣợc thải bỏ khi không còn hữu dụng hay
khi không muốn dùng nữa.[9]
1.1.1.2. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con
ngƣời, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học, các
trung tâm dịch vụ, thƣơng mại.[9]
Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch
ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, xƣơng
động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả…[9]
1.1.1.3. Thu gom rác thải sinh hoạt
Thu gom rác thải sinh hoạt là hoạt động quét dọn, tập hợp, phân loại, đóng
gói và lƣu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận.[6]
1.1.1.4. Lưu giữ rác thải sinh hoạt
Lƣu giữ rác thải sinh hoạt là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi đƣợc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trƣớc khi vận chuyển
đến cơ sở xử lý.[6]
1.1.1.5. Vận chuyển rác thải sinh hoạt
Vận chuyển rác thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, thu gom,
lƣu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.[6]
6
1.1.1.6. Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
Xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa
thiết thực để huy động sự đóng góp của cộng động trong công tác bảo vệ môi
trƣờng, điều này đã đƣợc thể hiện rõ trong chỉ thị số 36/CT- TW ngày 25/6/1998.
Xã hội hoá bảo vệ môi trƣờng còn là quan điểm trong chiến lƣợc bảo vệ môi
trƣờng quốc gia “Bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các
ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi ngƣời dân” (Chiến lƣợc bảo vệ môi
trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, Quyết định số
256/2003/QĐ -TTg, ngày 2/12/2003). Quan điểm này đƣợc thể hiện rõ nhất bằng
chƣơng trình xã hội hoá bảo vệ môi trƣờng; đây là 1/36 chƣơng trình, kế hoạch, đề
án, dự án ƣu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trƣờng (Ban hành kèm theo quyết định
số 256/2003/QĐ -TTg, ngày 2/12/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm
2020). Quan điểm xã hội hoá bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc hiểu theo quan điểm phát
triển cộng đồng, phát triển bền vững, tức là phải giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi
trƣờng sống bằng chính nội lực với ngoại lực để đem lại lợi ích thiết thực, thiết yếu,
thiết thân với mỗi ngƣời dân, mỗi cộng đồng tham gia bảo vệ môi trƣờng và toàn xã
hội, không chỉ hiện tại mà cả tƣơng lai.
Trong thực tế, công tác xã hội hóa bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc thực hiện ở
nhiều địa phƣơng, nhiều quốc gia, dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣng cho đến
nay chƣa có một khái niệm chuẩn nào về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng. Xã
hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt là sự kết hợp hài hòa vai trò
của cộng đồng và sự quản lý của nhà nƣớc vào các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng; tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia
góp sức vào thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, chia sẻ gánh nặng với nhà nƣớc
trong lĩnh vực này để nhà nƣớc tập trung và phát triển vào các lĩnh vực khác đòi hỏi
đầu tƣ lớn và kỹ thuật cao hơn nhƣ công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, kết cấu hạ
tầng…Thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt là trách nhiệm và lợi ích của toàn thể
cộng đồng, của các thành phần kinh tế, không phải trách nhiệm của cá nhân hay của
riêng nhà nƣớc. Cho đến nay vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất nào về mô hình xã
7
hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt mặc dù mô hình đã đƣợc thực
hiện khá thành công, đạt hiệu quả cao ở nhiều địa phƣơng. Sau đây là một vài quan
niệm về xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.
Theo Tiến sỹ Trần Thanh Lâm: Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển rác
thải sinh hoạt là quá trình chuyển hóa tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức
quản lý mới trong hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên cơ sở đồng
trách nhiệm, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ cho
công tác bảo vệ môi trƣờng để đạt mục tiêu phát triển bền vững.[5]
Theo Giáo sư Nguyễn Viết Phổ: Xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt là việc huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ
môi trƣờng của đất nƣớc. Hay nói cách khác, xã hội hoá công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt là phải biến chủ trƣơng bảo vệ môi trƣờng thành nghĩa vụ
và quyền lợi của mọi tầng lớp trong xã hội từ những nhà hoạch định chính sách,
những nhà quản lý tới mọi ngƣời dân trong xã hội.[12]
Theo Sở giao thông công chính thành phố Hà Nội năm 2000: Xã hội hoá là
việc vận động tổ chức toàn xã hội và nhân dân tham gia một cách rộng rãi vào công
tác bảo vệ môi trƣờng nhằm cải thiện môi trƣờng và từng bƣớc nâng cao mức
hƣởng thụ vật chất và tinh thần của ngƣời dân.[13]
Qua các quan niệm trên cho thấy mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận
chuyển rác thải sinh hoạt là nhiệm vụ, trách nhiệm, lợi ích của toàn xã hội, của các
cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và mọi ngƣời dân. Thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt đem lại lợi ích cho từng ngƣời nhƣng đòi hỏi mỗi ngƣời phải
tham gia vào công tác bảo vệ môi trƣờng. Chỉ có sự tham gia tích cực của mọi
cấp, mọi ngành, mọi ngƣời dƣới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và sự quản lý
của nhà nƣớc thì công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt mới có hiệu quả
và thành công. Hiệu quả đạt đƣợc thể hiện thông qua các mặt về hiệu quả quản lý,
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trƣờng. Riêng về mặt kinh tế
thì hiệu quả chínhlà việc tiết kiệm các nguồn chi phí cho ngân sách nhà nƣớc
trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng.
8
1.1.2. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới môi trường và sức khỏe cộng đồng
a) Ảnh hƣởng của rác thải sinh hoạt đối với môi trƣờng không khí
Rác thải với hàm lƣợng hữu cơ và đạm cao sau khi phân hủy sẽ tạo nên các
chất trung gian và cuối cùng tạo nên CH
4
, H
2
S, CO
2
CH
3
OH, CH
3
CH
2
NH
3
COOH,
Phenol, các chất này hầu hết đều độc và gây ô nhiễm không khí.
Các trạm hoặc bãi trung chuyển rác xen kẽ với khu vực dân cƣ là nguồn gây
ô nhiễm môi trƣờng không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói,
tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn thì mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc
hại từ các chất thải nguy hại gây ô nhiễm không khí.
b) Ảnh hƣởng của rác thải sinh hoạt đối với môi trƣờng nƣớc
Lƣợng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mƣa các chất thải này
sẽ theo dòng nƣớc chảy và hòa lẫn trong nƣớc, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi,
gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt và các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc
chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hƣởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lƣợng
oxy hòa tan trong nƣớc giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nƣớc kém, dẫn
đến ảnh hƣởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh
khối của các thủy vực.
Ở các bãi chôn lấp rác thải chất ô nhiễm trong nƣớc rác là tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nƣớc ngầm trong khu vực và các nguồn nƣớc ao hồ, sông suối lân cận.
Tại các bãi rác, nếu không tạo đƣợc lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nƣớc mƣa thấm
qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt.
c) Ảnh hƣởng của rác thải sinh hoạt đối với môi trƣờng đất
Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không đƣợc thu gom sẽ lƣu giữ lại
trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy nhƣ túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon làm
thay đổi cơ cấu và ảnh hƣởng tới hệ vi sinh vật đất.
Nhiều loại chất thải nhƣ xỉ than, vôi vữa… làm cho đất bị đóng cứng, khả
năng thấm nƣớc, hút nƣớc kém, đất bị thoái hóa.
9
Rác thải gồm các chất hữu cơ khi bị phân hủy trong môi trƣờng đất sẽ giải
phóng CH
4
, CO
2,
H
2
O,…kết hợp với các thành phần hóa chất, chất độc, phóng xạ,
sẵn có trong rác, gây nhiễm độc môi trƣờng đất. Các độc chất này thẩm thấu trong
đất làm ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm. Hậu quả là đất mất dần độ tơi xốp trở nên chai
cứng và thoái hóa dần kèm theo sự gia tăng sâu bệnh. Thoái hóa đất dẫn đến đất bị
cằn cỗi không còn khả năng canh tác, hàm lƣợng Coban, Crom, Chì, Nitơ, Photpho
và các kim loại nặng nhƣ Cd, Cu, Pb, và Zn xấp xỉ và vƣợt ngƣỡng cho phép.
d) Ảnh hƣởng của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe cộng đồng
Ô nhiễm môi trƣờng do rác thải gây ra ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe cộng
đồng.Khí thải từ bãi rác theo con đƣờng hô hấp vào cơ thể, một phần khác nhƣ chất
hữu cơ, kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nƣớc vào cơ thể thông qua đồ ăn, nƣớc
uống làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe con ngƣời(sơ đồ 1.1), là nguyên
nhân của khoảng 22 loại bệnh của con ngƣời trong đó có bệnh ung thƣ và các loại
bệnh về tai mũi họng, sốt rét, viêm phổi, đƣờng ruột…
Theo nghiên cứu của (WHO), tỷ lệ ngƣời mắc bệnh ung thƣ ở khu vực gần
bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc ngoại khoa, bệnh
viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nƣớc ô nhiễm chiếm tới 25%.[9]
e) Ảnh hƣởng của rác thải sinh hoạt đến cảnh quan đô thị
Rác thải sinh hoạt nếu không đƣợc thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý hoặc
thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đƣờng… gây mất vệ sinh môi trƣờng và
làm ảnh hƣởng đến vẻ mỹ quan đƣờng phố, thôn xóm.
Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của ngƣời dân
chƣa cao. Tình trạng ngƣời dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đƣờng và mƣơng rãnh vẫn
còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu
gom vẫn chƣa đƣợc tiến hành chặt chẽ.
10
Sơ đồ 1.1. Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe con người
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXB xây dựng, 2001)
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên Thế giới
a) Sự phát sinh rác thải sinh hoạt ở một số nƣớc trên thế giới
Nhìn chung, lƣợng rác thải sinh hoạt ở mỗi nƣớc trên thế giới là khác nhau,
phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của ngƣời dân
nƣớc đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo
đầu ngƣời. Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu ngƣời ở một số thành phố trên thế giới
nhƣ sau: Băng Cốc (Thái Lan) là 1,6kg/ngƣời/ngày; Singapo là 2kg/ngƣời/ngày;
Hồng Kông là 2,2kg/ngƣời/ngày; NewYork (Mỹ) là 2,65kg/ngƣời/ngày.[11]
11
Tỷ lệ chất thải sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa
các nƣớc. Theo ƣớc tính, tỷ lệ này chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc; chiếm 78% ở
Hồng Kông; 48% ở Philipin, 37% ở Nhật Bản và chiếm 80% ở Việt Nam. Theo
đánh giá của Ngân hàng Thế giới, các nƣớc có thu nhập cao chỉ có khoảng 25-35%
chất thải sinh hoạt trong toàn bộ dòng chất thải rắn đô thị.[11]
+ Các số liệu thống kê gần đây về tổng lƣợng chất thải cho thấy: Tại Anh
lƣợng rác thải phát sinh ra khoảng 307 triệu tấn/năm. Trong đó, 60% số này đƣợc
chôn lấp, 34% đƣợc tái chế và 6% đƣợc thiêu đốt. Cũng theo thống kê ở đây lƣợng
rác thải thực phẩm của hộ gia đình khoảng khoảng 6,7 triệu tấn/năm, nhƣ vậy trung
bình mỗi hộ gia đình thải ra 276 kg/năm hay 5,3 kg/tuần.[11]
+ Theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Môi trƣờng Nhật Bản, hàng năm
nƣớc này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp
(397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đƣa tới
bãi chôn lấp, trên 36% đƣợc đƣa đến các nhà máy để tái chế, số còn lại đƣợc xử lý
bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác thải sinh hoạt của các
gia đình, khoảng 70% đƣợc tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu
cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón.[11]
+ Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác, rác ở Singapore đƣợc
phân loại tại nguồn. Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay
lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% (7.000 tấn) đƣợc đƣa vào bốn nhà máy
thiêu rác để đốt thành tro, nhiệt năng tạo ra đƣợc sử dụng để chạy phát điện cung
cấp điện cho 3% hộ dân.[10]
+ Ở Nga, mỗi ngƣời bình quân thải vào môi trƣờng 300kg rác thải sinh
hoạt/ngƣời/năm. Vì vậy, trung bình một năm nƣớc này thải vào môi trƣờng khoảng
50 triệu tấn rác, riêng thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm.[11]
Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng
760.000 tấn chất thải rắn đô thị.Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng tới 1,8
triệu tấn/ngày.[3]
12
Bảng 1.1. Phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước Châu Á
Quốc gia
Năm
Dân số
(triệu
ngƣời)
GDP/
ngƣời
Lƣợng
phát sinh
CTRĐT
(kilôtấn/
năm)
Tỷ lệ phát
sinh
MSW/
ngƣời/
ngày
Lƣợng
RTSH
(nghìn
tấn/
năm)
Tỷ lệ phát
sinh
RTSH
(kg/ngƣời/
ngày)
Trung Quốc
2000
1267,4
856
130320
1,70
1
78193
3
1,02
3
Hồng Kông
2003
6,8
23800
3440
4
1,39
2700
4
1,09
Ấn Độ
2002
1052,0
471
-
0,2-0,5
5
-
-
Indonesia
1995
194,8
1038
-
0,76
6
-
-
Hàn Quốc
2002
47,6
10013
18189
7
1,05
-
-
Malaysia
2002
24,5
3868
-
0,88-1,44
8
-
-
Philipin
2002
76,5
978
10670
9
0,5-0,7
9
-
-
Đài Loan
2002
22,6
12570
7970
10
0,97
-
-
Thái Lan
2002
62,8
5430
14317
11
0,62
-
-
Thổ Nhĩ Kỳ
2001
68,5
2146
25100
12
1,00
-
0,57
(Nguồn: Waste management and recycling in Asia, IGES, 2005)
b) Thành phần rác thải sinh hoạt của một số nƣớc trên Thế giới
Thành phần rác ở các nƣớc trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu nhập
và mức sống của mỗi nƣớc. Đối với các nƣớc có nền công nghiệp phát triển thì
thành phần các chất vô cơ trong rác thải phát sinh chiếm đa số và lƣợng rác này sẽ
là nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế.
Hàm lƣợng chất thải hữu cơ dao động giảm, chất thải vô cơ thì dao động tăng
theo các nƣớc có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập cao(bảng 1.2). Một
trong những nguyên nhân điển hình là do: Sự phát triển kinh tế theo các hƣớng khác
nhau, mức sống khác nhau tạo nhu cầu khác nhau và do thói quen sinh hoạt của các
nƣớc khác nhau là khác nhau.
13
Bảng 1.2.Thành phần RTSH đặc trưng của một số nước trên Thế giới
Thành phần
Các nƣớc thu
nhập thấp
Các nƣớc thu
nhập TB
Các nƣớc thu
nhập cao
Chất thải thực phẩm
40 – 85
20 – 65
6 – 30
Giấy
1 -10
8 – 30
20 – 45
Catton
5 – 15
Chất dẻo
1 – 5
2 – 6
2 – 8
Sợi, vải
1 – 5
2 – 10
2 – 6
Cao su
1 – 5
1 – 4
0 – 2
Da
0 – 2
Chất thải vƣờn
1 – 5
1 – 10
10 – 20
Gỗ
1 – 4
Thủy tinh
1 – 10
1- 10
4 – 12
Vỏ hộp kim loại
1 – 5
1 – 5
2 – 8
Nhôm
0 – 1
Đất cát, tro bụi,…
1 – 40
1 – 30
0 – 10
(Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 199)
Hàng năm toàn nƣớc Mỹ phát sinh một khối lƣợng rác khổng lồ lên tới 10 tỷ
tấn. Trong đó, rác thải từ quá trình khai thác dầu mỏ và khí chiếm 75%; rác thải từ
quá trình sản xuất nông nghiệp chiếm 13%; rác thải từ hoạt động công nghiệp chiếm
9,5%; rác thải từ cặn cống thoát nƣớc chiếm 1%; rác thải sinh hoạt chiếm 1,5%.
Thành phần rác thải sinh hoạt của Mỹ cũng rất đa dạng, bao gồm các thành
phần nhƣ: Giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh và rác thải hữu cơ (bảng 1.3)…Tuy nhiên
tỷ lệ phần trăm các loại rác có sự khác biệt tùy theo các nguồn khác nhau, nhƣng
theo số liệu thống kê của bảng thì đặc trƣng rác thải sinh hoạt tại Mỹ là rác thải hữu
cơ không chiếm tỷ lệ cao nhƣ Việt Nam và một số nƣớc khác. Tỷ lệ trung bình của
rác thải hữu cơ trong cả nƣớc chỉ dao động từ 18-29%, trong khi đó, giấy luôn
chiếm tỷ lệ cao, tại bãi rác Colombia là 41%, theo EPA là 33% và trung bình cả
nƣớc dao động từ 35-37%.
14
Bảng 1.3. Thành phần và tỷ lệ rác thải ở Mỹ
Thành phần
Tỷ lệ % các loại rác theo các nguồn khác nhau
Tại bãi rác Colombia
Theo EPA
Trung bình
cả nƣớc
Giấy
41
33
35 – 47
Hữu cơ
21
17
18 – 29
Nhựa
16
12
11 – 21
Kim loại
6
6
4 – 8
Thủy tinh
3
6
2 – 6
Các loại khác
13
24
10 – 15
(Nguồn: Tạp chí Waste Management Research, Volum 23 số 1, 2/2005)
c) Mô hình phân loại và thu gom rác thải của một số nƣớc trên Thế giới
California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác
nhau. Kế tiếp rác sẽ đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác đƣợc thu
gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có những phát sinh
khác nhƣ: khối lƣợng rác gia tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các
toà nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng. Phí thu gom rác đƣợc tính
dựa trên khối lƣợng rác, kích thƣớc rác, theo cách này có thể hạn chế đƣợc đáng kể
lƣợng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn đƣợc chuyển đến bãi rác với giá 32,38
USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng
đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác.[21]
Nhật Bản: Về thu gom rác thải sinh hoạt ở Nhật, các hộ gia đình đƣợc yêu
cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhƣng có
thể cháy và rác có thể tái chế.Rác hữu cơ đƣợc thu gom hàng ngày đƣợc đƣa đến
nhà máy sản xuất phân compost; loại rác khó tái chế hoặc hiệu quả tái chế không
cao, nhƣng cháy đƣợc sẽ đƣa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lƣợng; rác có thể tái
chế thì đƣợc đƣa vào các nhà máy tái chế…Đối với các loại rác cồng kềnh nhƣ tivi,
tủ lạnh, máy giặt thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trƣớc cổng đợi ô tô
đến chở đi, không đƣợc tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố. Sau khi thu gom rác vào
nơi quy định, công ty vệ sinh đƣa loại rác cháy đƣợc vào lò đốt để tận dụng nguồn
15
năng lƣợng cho máy phát điện. Rác không cháy đƣợc cho vào máy ép nhỏ rồi đem
chôn sâu trong lòng đất.[25]
Ở Singapore: Việc thu gom rác đƣợc tổ chức đấu thầu công khai cho các
nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ
thể trong thời hạn 7 năm. Tại Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh
hoạt đƣợc đƣa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch
vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế đƣợc thu gom và xử lý theo chƣơng trình tái
chế Quốc gia.[24]
Ở các nƣớc đang phát triển: Công tác thu gom rác thải còn nhiều vấn đề
bất cập. Việc bố trí mạng lƣới thu gom, vận chuyển rác thải chƣa hợp lý, trang thiết
bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả lại thấp. Tại thành
phố Bombay của Ấn Độ việc bố trí phƣơng tiện thu gom, vận chuyển và số trạm
trung chuyển rác rất ít, chỉ có 2 trạm trung chuyển với số lần vận chuyển là 2
lần/ngày so với mức dân số 8,5 triệu ngƣời thì số lƣợng trạm trung chuyển và số lần
vận chuyển trong ngày là rất thấp chƣa đáp ứng đủ nhu cầu, trong khi đó thành phố
Jakarta của Indonexia và thành phố Seoul - Hàn Quốc số trạm trung chuyển là khá
cao với 776 và 630 trạm (bảng 1.4).[3]
Bảng 1.4. Hoạt động thu gom rác tại một số thành phố ở Châu Á
Thành phố
Dân số
(triệu ngƣời)
Số trạm trung
chuyển
Số chuyến vận chuyển
trong ngày
Bombay
8,5
2
2
Bangkok
5,6
-
1,8
Manila
7,6
65
2
Jakarta
7,9
776
3
Seoul
10,3
630
3,4
(Nguồn: Trung tâm quốc gia về phát triển khu vực của Nhật Bản, 2004)
1.2.1.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
a) Sự phát sinh rác thải sinh hoạt ở một số vùng Việt Nam
Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nƣớc ta phát sinh ngày càng
tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10-15%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các
16
đô thị đang mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công
nghiệp, nhƣ các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hƣng Yên
(12,3%), Rạch Giá (12,7%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh chất
thải rắn sinh hoạt tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn 5,0%.
Theo thống kê năm 2002, lƣợng RTSH trung bình từ 0,6-0,9 kg/ngƣời/ngày
ở các đô thị lớn và 0,4 -0,5 kg/ngƣời/ngày ở các đô thị nhỏ, thị trấn [26]. Đến năm
2009, tỷ lệ này ở các đô thị lớn đã tăng lên tƣơng ứng là 0,9 -1,3 kg/ngƣời/ngày. Kết
quả điều tra cho thấy, đô thị có lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất là
TP. Hồ Chí Minh (5500 tấn/ngày), Hà Nội (2500 tấn/ngày); đô thị có lƣợng chất
thải rắn phát sinh ít nhất là Bắc Kạn 12,3 tấn/ngày; Cao Bằng 20 tấn/ngày. Nhƣ vậy,
lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhƣng tổng lƣợng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng
lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị.
Bảng 1.5. Phát sinh rác thải sinh hoạt ở một số vùng Việt Nam
Khu vực
Lƣợng phát thải
theo đầu ngƣời
(kg/ngƣời/ngày)
Tỷ lệ %
so với
tổng lƣợng
chất thải
Tỷ lệ %
thành phần
hữu cơ
Đô thị ( toàn quốc )
0,7
50
55
- Tp. Hồ Chí Minh
1,3
9
- Hà Nội
1,0
6
- Đà Nẵng
0,9
2
Nông thôn ( toàn quốc )
0,3
50
60 – 65
( Nguồn : Tổng cục Bảo vệ môi trường,2009)
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị
vùng Đông Nam Bộ có lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới 6.713
tấn/ngày hay 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lƣợng phát sinh chất thải rắn
17
sinh hoạt các đô thị loại III trở lên của cả nƣớc), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng
bằng sông Hồng có lƣợng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị là 1.622.060
tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lƣợng phát
sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ),
tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lƣợng phát sinh chất
thải rắn sinh hoạt đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (bảng 1.6).
Bảng 1.6. Lượng RTSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam năm 2007
STT
Đơn vị hành
chính
Lƣợng CTRSH
bình quân
đầu ngƣời
(kg/ngƣời/ngày)
Tổng lƣợng CTR
đô thị phát sinh
(tấn/ngày)
(tấn/năm)
1
Đồng bằng Sông
Hồng
0,81
4.444
1.622.060
2
Đông Bắc
0,76
1.164
424.860
3
Tây Bắc
0,75
190
69.350
4
Bắc Trung Bộ
0,66
755
275.575
5
Duyên hải Nam
Trung Bộ
0,85
1.640
598.600
6
Tây Nguyên
0,59
650
237.250
7
Đông Nam Bộ
0,79
6.713
2.450.245
8
Đồng bằng sông
Cửu Long
0,61
2.136
779.640
Tổng cộng
0,73
17.692
6.457.580
(Nguồn: Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới, Cục Bảo vệ môi trường 2008)
18
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ phát sinh RTSH ở các loại đô thị Việt Nam năm 2007
b) Thành phần rác thải sinh hoạt của một số vùng tại Việt Nam
Thành phần của rác thải rất khác nhau tùy thuộc từng địa phƣơng, tính chất
tiêu dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thƣờng thành phần của
rác thải bao gồm các hợp phần sau: chất thải thực phẩm, giấy, catton, vải vụn, sản
phẩm vƣờn, gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch vụn.
Bảng 1.7. Thành phần RTSH ở một số đô thị miền Bắc
ĐVT: % trọng lượng
STT
Thành phần
Hà Nội
Hải Phòng
Nam Định
Thái Nguyên
Các chất dễ cháy
69,9
52,0
80,5
71,3
1
Các chất hữu cơ
51,9
40,5
65,0
62,0
2
Plastic
7,3
3,1
7,0
6,0
3
Giấy vụn, catton
4,5
6,4
4,0
5,0
4
Giẻ vụn
3,7
1,1
2,3
1,2
5
Cao su
2,5
1,1
2,2
0,5
Các chất không cháy
29,6
46,3
18,3
27,9
6
Kim loại
7,0
5,5
3,0
2,1
7
Thuỷ tinh
5,1
5,6
2,0
2,2
8
Chất trơ
17,6
35,0
13,3
20,7
9
Thành phần nguy hại
0,5
1,7
1,2
0,8
(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát của CEETIA, 2004)
45.24%
10.66%
19.42%
21.14%
3.54%
Đô thị đặc biệt
Đô thị loại I
Đô thị loại II
Đô thị loại III
Đô thị loại IV