Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu phương pháp thành lập bản đồ địa chính ở khu vực miền núi với sự tham gia của cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 80 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ CÁC PHƢƠNG
PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 4
1.1. Khái niệm về bản đồ địa chính 4
1.2. Mục đích thành lập bản đồ địa chính 5
1.3. Yêu cầu đối với bản đồ địa chính 6
1.4. Nội dung của bản đồ địa chính 6
1.4.1. Cơ sở địa lý 6
1.4.2. Các yếu tố nội dung địa chính 11
1.5. Nguyên tắc thể hiện nội dung bản đồ địa chính 12
1.6. Các phƣơng pháp thành lập bản đồ địa chính 14
1.7. Khả năng ứng dụng của PM trong thành lập bản đồ địa chính 19
1.7.1. Khái niệm 19
1.7.2. Khả năng ứng dụng PM trong thành lập bản đồ địa chính 20
1.7.3. Tình hình ứng dụng PM trong thu thập dữ liệu đất đai ở Việt Nam và trên
thế giới 22
CHƢƠNG 2. QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỪ ẢNH HÀNG
KHÔNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG 28
2.1. Quy trình công nghệ và các bƣớc thực hiện 28
2.1.1. Thu thập tài liệu lên kế hoạch 29
2.1.2. Dự báo các vấn đề nảy sinh và hướng giải quyết 30
2.1.3. Giải đoán và điều vẽ sơ bộ các đối tượng đặc trưng 32
2.1.4. Giới thiệu PM đến người dân 32
2.1.5. Người dân thảo luận, xác định ranh giới thửa đất và các đối tượng đặc
trưng còn lại 33
2.1.6. Số hóa bản đồ do người dân vẽ 34
2.1.7. Đối chiếu so sánh kết quả 35
2.1.8. Biên tập bản đồ 35
2.2. Phƣơng pháp đánh giá kết quả 36
CHƢƠNG 3. THỬ NGHIỆM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VỚI SỰ


THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG 38
3.1. Khái quát về các khu vực nghiên cứu 38
3.1.1. Xã Đình Minh 38
3.1.2. Xã Tứ Xã 41
3.2. Thu thập tài liệu và lên kế hoạch 42
3.2.1. Tài liệu thu thập được 42
3.2.2. Thành lập ảnh trực giao phục vụ thử nghiệm PM 43
3.2.3. Kế hoạch thực hiện 48
3.3. Triển khai thực địa 49
3.3.1. Thử nghiệm tại xã Đình Minh 49
3.3.2. Thử nghiệm tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 54
3.4. Tổng hợp và biên tập dữ liệu 58
3.5. Phân tích kết quả thử nghiệm 58
3.5.1. Đánh giá tương quan hình ảnh giữa sơ đồ do người dân vẽ và bản đồ địa
chính chính quy 58
3.5.2. Đánh giá sai số trung phương 61
3.5.3. Nhận xét 64
3.6. Đánh giá về tính khả thi và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng PM
trong thành lập bản đồ địa chính tại Việt Nam 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Quy trình thành lập bản đồ địa chính theo phƣơng pháp đo đạc
thực địa bằng máy toàn đạc điện tử

15
Hình 1.2. Quy trình thành lập bản đồ địa chính từ ảnh hàng không
18
Hình 1.3. Họp dân để phổ biến phƣơng pháp PM tại Ấn Độ

23
Hình 1.4. Cộng đồng dân cƣ vẽ bản đồ trên đất
24
Hình 1.5. Vẽ trên nền ảnh hàng không
25
Hình 1.6. Phƣơng pháp PM sử dụng mô hình nổi
26
Hình 2.1. Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phƣơng pháp PM …
28
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí xã Đình Minh
39
Hình 3.2. Sơ đồ vị trí xã Tứ Xã
41
Hình 3.3. Xác định điểm mấu khung (khu đo xã Đình Minh)
43
Hình 3.4. Tọa độ các điểm khống chế mặt đất khu vực xã Đình Minh
44
Hình 3.5. Xác định vị trí các điểm khống chế trên ảnh
44
Hình 3.6. Nhập điểm nối giữa các cặp ảnh lập thể
45
Hình 3.7. Kết quả bình sai khối ảnh xã Đình Minh
45
Hình 3.8. Quy trình thành lập mô hình số độ cao
46
Hình 3.9. Ảnh trực giao khu vực xã Đình Minh
47
Hình 3.10. Giới thiệu với ngƣời dân về PM tại xã Đình Minh
49
Hình 3.11. Ngƣời dân tiến hành khoanh vẽ ranh giới thửa đất

51
Hình 3.12. Khó khăn trong việc khoanh vẽ ở khu dân cƣ
51
Hình 3.13. Chiếu bản đồ địa chính trên nền ảnh trực giao
52
Hình 3.14. Đánh giá của ngƣời dân xã Đình Minh về mức độ khó/dễ của PM
53
Hình 3.15. Giới thiệu với ngƣời dân xã Tứ Xã về PM và nội dung của đề tài
54
Hình 3.16. Ngƣời dân chỉ ranh giới trên màn hình máy tính
55
Hình 3.17. Đánh giá của ngƣời dân xã Tứ Xã về mức độ khó/dễ của PM
57
Hình 3.18. Tƣơng quan giữa các lớp thửa đất của sơ đồ PM vàbản đồ địa
chính đã có của xóm Khƣa Khảo, xã Đình Minh

59
Hình 3.19. Tƣơng quan giữa các lớp thửa đất của sơ đồ PM vàbản đồ địa
chính đã có của Khu 7, xã Tứ Xã

60
Hình 3.20. Số hóa sơ đồ ngƣời dân vẽ
62
Hình 3.21. Sự thiếu ăn ý giữa ngƣời dân và ngƣời thao tác trên máy
62
DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1. Sai số trung phƣơng của tọa độ đỉnh thửa
61

Bảng 3.2. Sai số trung phƣơng của chiều dài cạnh
61
Bảng 3.3. Sai số trung phƣơng của tọa độ đỉnh thửa do ngƣời dân đo vẽ
63
Bảng 3.4. Sai số trung phƣơng của chiều dài cạnh do ngƣời dân đo vẽ
63
Bảng 3.5. So sánh thuận lợi và khó khăn của xóm Khƣa Khảo và Khu 7
65
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


DGPS:
Phƣơng pháp đo GPSphân sai
ĐGHC:
Địa giới hành chính
GIS:
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)
GPS:
Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)
MHSĐC:
Mô hình số độ cao
PM:
Lập bản đồ với sự tham gia của cộng đồng (Participatory Mapping)
PPK:
Phƣơng pháp đo GPS động xử lý sau
RGSDĐ:
Ranh giới sử dụng đất
RTK:
Phƣơng pháp đo GPS động thời gian thực
TKKT-DT:

Thiết kế kỹ thuật - dự toán
UBND:
Ủy ban nhân dân



1

MỞ ĐẦU


Từ xƣa đến nay, bản đồ địa chính luôn đóng vai trò quan trọng trong việc
quản lý đất đai của một quốc gia. Mà đối với quốc gia nào cũng vậy, đất đai luôn
đƣợc coi là vốn quý của xã hội, luôn đƣợc chú trọng gìn giữ cũng nhƣ phát huy. Do
đó, việc thành lập bản đồ địa chính mang một ý nghĩa đặc biệt cần thiết.
Tuy nhiên, việc đo vẽ bản đồ địa chính lại không hề đơn giản, nhất là đối với
một quốc gia có nhiều đồi núi nhƣ nƣớc ta (có tới 3/4 diện tích là đồi núi). Nếu sử
dụng phƣơng pháp truyền thống ở những vùng đồi núi sẽ mất rất nhiều thời gian,
công sức và tiền bạc,… Vậy, làm thế nào để có thể lập đƣợc bản đồ với độ chính
xác cần thiết nhƣng lại tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí và nhân lực?
Thông qua tìm hiểu về một số phƣơng pháp thành lập bản đồ địa chính cho
những vùng đồi núi trên thế giới, tác giả nhận thấy rằng, sự tham gia của cộng đồng
trong việc thành lập bản đồ nói chung đang là hƣớng đáng đƣợc quan tâm. Hƣớng
đi này có thể tận dụng đƣợc nguồn nhân lực từ ngƣời dân bản địa, khá tiết kiệm về
thời gian và chi phí, đặc biệt là địa hình tại Việt Nam khá phù hợp để áp dụng
phƣơng pháp này.
Do vậy, tác giả đã quyết định lựa chọn phƣơng pháp thành lập bản đồ với sự
tham gia của cộng đồng (PM - Participatory Mapping) để thành lập bản đồ địa
chính và tiến hành thử nghiệm tại xã Đình Minh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng và xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ứng dụng PM trong đo đạc địa chính nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác này ở các khu vực miền núi khó tiếp cận.
2

Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về phƣơng pháp PM trong việc thành lập bản đồ;
- Quy trình công nghệ thành lập và hiệu chỉnh bản đồ địa chính bằng PM trên
nền ảnh hàng không hoặc ảnh vệ tinh;
- Đánh giá sự hợp tác của ngƣời dân trong quá trình thành lập bản đồ;
- Đánh giá khả năng ứng dụng của PM tại Việt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: thu thập, phân tích tài liệu về PM
và làm rõ thực trạng địa bàn thử nghiệm;
- Phƣơng pháp kế thừa: tiếp thu và phát triển các kết quả nghiên cứu đã có
liên quan đến đề tài;
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học: tham khảo ý kiến ngƣời dân và cán bộ địa
phƣơng về các nội dung của đề tài;
- Phƣơng pháp so sánh: so sánh kết quả thành lập bản đồ địa chính thành lập
bằng PM với bản đồ hiện có của địa phƣơng để đánh giá sai số;
Kết quả đạt đƣợc
Đƣa ra những nhận định bƣớc đầu về khả năng ứng dụng PM trong thành lập
bản đồ địa chính tại Việt Nam
Thành lập đƣợc một phần bản đồ địa chính của xóm Khƣa Khảo (xã Đình
Minh) và Khu 7 (xã Tứ Xã).
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn gồm
3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về bản đồ địa chính và các phƣơng pháp thành lập bản
đồ địa chính.

3

Chƣơng 2: Quy trình thành lập bản đồ bản đồ địa chính từ ảnh hàng không
với sự tham gia của cộng đồng.
Chƣơng 3: Thử nghiệm thành lập bản đồ địa chính với sự tham gia của cộng
đồng.
4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ
CÁC PHƢƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH


1.1. Khái niệm về bản đồ địa chính
Theo Luật đất đai 2013, Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và
các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị trấn, đƣợc
cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xác nhận [5].
Thửa đất là phần diện tích đất đƣợc giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực
địa hoặc đƣợc mô tả trên hồ sơ.
Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nƣớc đối với việc sử dụng đất.
Bản đồ địa chính gốc: là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện
trọn và không trọn các thửa đất, các đối tƣợng chiếm đất nhƣng không tạo thành
thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã đƣợc duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập
theo khu vực trong phạm vi một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một
phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một
tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ƣơng, đƣợc cơ quan thực hiện và cơ quan
quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành
chính xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là xã). Các nội dung đã đƣợc cập nhật trên bản
đồ địa chính cấp xã phải đƣợc chuyển lên bản đồ địa chính gốc.
Trích đo địa chính: là đo vẽ lập bản đồ địa chính của một khu đất hoặc thửa

đất tại các khu vực chƣa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhƣng
chƣa đáp ứng một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù,
giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Bản trích đo địa chính, mảnh bản đồ trích đo, bản đồ trích đo (gọi chung là
bản trích đo địa chính): là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa
đất liền kề nhau, các đối tƣợng chiếm đất nhƣng không tạo thành thửa đất, các yếu
5

tố quy hoạch đã đƣợc duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một đơn vị
hành chính cấp xã (trƣờng hợp thửa đất có liên quan đến hai (02) hay nhiều xã thì
trên bản trích đo phải thể hiện đƣờng địa giới hành chính xã để làm căn cứ xác định
diện tích thửa đất trên từng xã), đƣợc cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân xã và cơ
quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên
bản trích đo địa chính đƣợc xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký
quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích,
mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản trích đo địa chính thống
nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.2. Mục đích thành lập bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000,
bản trích đo địa chính (gọi chung là bản đồ địa chính) là tài liệu của Quốc gia, đƣợc
thành lập nhằm mục đích [3]:
- Làm cơ sở để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định
của pháp luật.
- Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính xã, phƣờng, thị trấn; quận,
huyện, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

- Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến động
của từng thửa đất trong từng đơn vị hành chính xã.
- Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng
các khu dân cƣ, đƣờng giao thông, cấp thoát nƣớc, thiết kế các công trình dân dụng
và làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm.
- Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp đất đai.
- Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai.
6

- Là nguồn tài liệu để xây dựng cở sở dữ liệu đất đai các cấp.
1.3. Yêu cầu đối với bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:
- Phản ảnh đầy đủ và trung thực ranh giới sử dụng đất, các tài sản gắn liền
với thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã đƣợc duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan.
- Đạt đƣợc độ chính xác theo các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng.
- Đƣợc xây dựng đƣợc đồng bộ theo đơn vị hành chính cấp xã. Đƣợc cập
nhật đầy đủ và thƣờng xuyên các biến động về sử dụng đất. Thông tin đƣợc đồng bộ
hóa với các tài liệu khác của hệ thống hồ sơ địa chính.
- Đáp ứng có hiệu quả các yêu cấp bách về công tác quản lý đất đai của từng
địa phƣơng, đặc biệt là công tác đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động về
đất đai.
1.4. Nội dung của bản đồ địa chính
1.4.1. Cơ sở địa lý
1.4.1.1. Cơ sở toán học
a) Hệ quy chiếu và hệ tọa độ
Bản đồ địa chính các tỷ lệ đƣợc thành lập trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi
chiếu 3
o

, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, hệ tọa độ
Quốc gia VN-2000 và hệ độ cao Quốc gia hiện hành.
Những đặc trƣng cơ bản của Hệ tọa độ Nhà nƣớc VN-2000 bao gồm:
- Mặt toán học là mặt Ellipsoid WGS-84 có các tham số kích thƣớc:
+ Bán trục lớn: a = 6378137 m
+ Bán trục nhỏ: b = 6356752,31425 m
+ Độ dẹ cực: 1/f = 298,257223563 m
- Định vị Ellipsoid WGS-84 đƣợc thực hiện phù hợp với lãnh thổ Việt Nam.
Điểm gốc N00 đặt trong khuôn viên Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, đƣờng
Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Các số liệu quốc gia đƣợc thiết lập trên cơ sở bình sai
tổng thể lƣới tọa độ Quốc gia cấp “0” và lƣới tọa độ hạng I, II toàn quốc.
7

- Lƣới chiếu bản đồ: Hệ tọa độ phẳng, thiết lập theo phép chiếu hình trụ đồng
góc UTM với sai số biến dạng chiều dài tại kinh tuyến giữa múi 3
0
là 0,9999 tăng
dần về hai phía biên múi đến 1.0 tại kinh tuyến cát tuyến và đến khoảng 1,0001 ở
biên múi 3
0
và 1,0004 ở biên múi 6
0
.
b) Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh
Cách chia mảnh bản đồ địa chính đƣợc thực hiện theo Thông tƣ 55/2013-TT-
BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng [3], cụ thể nhƣ sau:
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000:
Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thƣớc
thực tế là 6 x 6 km tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000. Kích
thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính 1:10.000 định dạng trên

giấy là 60 x 60 cm, tƣơng ứng với diện tích là 3600 ha ngoài thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là
10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn ki lô mét (km) của tọa độ X, 3
chữ số sau là 3 số chẵn ki lô mét (km) của tọa độ Y của điểm góc trái trên khung
trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thƣớc
thực tế là 3 x 3 km tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích
thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 định dạng
trên giấy là 60 x 60 cm, tƣơng ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 6 chữ số: 3 số đầu là số
chẵn ki lô mét (km) của tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn ki lô mét (km) của tọa
độ Y của điểm góc trái trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có
kích thƣớc thực tế 1 x 1 km tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000.
Kích thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 định
dạng trên giấy là 50 x 50 cm, tƣơng ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa.
8

Các ô vuông đƣợc đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên
tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ
tự ô vuông.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có
kích thƣớc thực tế 0,5 x 0,5 km tƣơng ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích
thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 định dạng trên giấy là
50 x 50 cm, tƣơng ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông đƣợc đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái

sang phải, từ trên xuống dƣới, số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu
mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có
kích thƣớc thực tế 0,25 x 0,25 km tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:500. Kích thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500
định dạng trên giấy là 50 x 50 cm, tƣơng ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông đƣợc đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ
tự ô vuông trong ngoặc đơn.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích
thƣớc thực tế 0,10 x 0,10 km, tƣơng ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200.
Kích thƣớc khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 định dạng
trên giấy là 50 x 50 cm, tƣơng ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông đƣợc đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ
9

lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 2000, gạch nối (-) và số thứ
tự ô vuông.
c) Tỷ lệ bản đồ
Theo Thông tƣ 55/2013-TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng [3],
tỷ lệ đo vẽ thành lập bản đồ địa chính đƣợc xác định trên cơ sở loại đất và mật độ
thửa đất trung bình trên 01 hecta (ha). Mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha gọi tắt
là M
t
, đƣợc xác định bằng số lƣợng thửa đất chia cho tổng diện tích (ha) của các
thửa đất.

- Tỷ lệ 1:200
Đƣợc áp dụng đối với đất thuộc nội thị của đô thị loại đặc biệt có M
t
≥ 60.
- Tỷ lệ 1:500
Đƣợc áp dụng đối với khu vực có M
t
≥ 25 thuộc đất đô thị, đất khu đô thị,
đất khu dân cƣ nông thôn có dạng đô thị; M
t
≥ 30 thuộc đất khu dân cƣ nói chung.
- Tỷ lệ 1:1000
Đƣợc áp dụng đối với các trƣờng hợp sau:
+ Khu vực có M
t
≥ 10 thuộc đất khu dân cƣ;
+ Khu vực có M
t
≥ 20 thuộc đất nông nghiệp có dạng thửa hẹp, kéo dài; đất
nông nghiệp trong phƣờng, thị trấn, xã thuộc các huyện tiếp giáp quận và các xã
thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
+ Khu vực đất nông nghiệp tập trung có M
t
≥ 60.
- Tỷ lệ 1:2000
Đƣợc áp dụng đối với các trƣờng hợp sau:
+ Khu vực có M
t
≥ 5 thuộc khu vực đất nông nghiệp;
+ Khu vực có M

t
≤ 4 thuộc khu dân cƣ.
- Tỷ lệ 1:5000
Đƣợc áp dụng đối với các trƣờng hợp sau:
+ Khu vực có M
t
≤ 1 thuộc khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng
thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác;
+ Khu vực có M
t
≥ 0,2 thuộc khu vực đất lâm nghiệp.
10

- Tỷ lệ 1:10.000
+ Đất lâm nghiệp có M
t
< 0,2;
+ Đất chƣa sử dụng, đất mặt nƣớc có diện tích lớn trong trƣờng hợp cần thiết
đo vẽ để khép kín phạm vi địa giới hành chính.
d) Độ chính xác của bản đồ địa chính
Theo các quy định hiện hành [3], các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính
phải đảm bảo độ chính xác nhƣ sau:
- Sai số trung phƣơng vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ so với điểm
khởi tính sau bình sai không quá 0,10 mm tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập.
- Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lƣới kilômét, các
điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa
chính dạng số đƣợc quy định là bằng không (không có sai số).
- Trên bản đồ địa chính dạng giấy sai số độ dài cạnh khung bản đồ không
vƣợt quá 0,2 mm, đƣờng chéo bản đồ không vƣợt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa
điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lƣới kilômét) không

vƣợt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.
- Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa
chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không đƣợc vƣợt
quá:
5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;
7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;
15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;
30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000.
Đối với khu vực nông thôn có độ dốc địa hình trên 10
o
thì các sai số nêu trên
đƣợc phép tăng 1,5 lần.
- Sai số tƣơng hỗ vị trí của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới cùng thửa đất biểu thị
trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa đƣợc đo trực tiếp
11

hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vƣợt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ,
nhƣng không vƣợt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài
dƣới 5m.
Đối với khu vực có độ dốc địa hình trên 10
o
, các điểm chi tiết đƣợc xử lý tiếp
biên thì các sai số tƣơng hỗ vị trí điểm nêu trên đƣợc phép tăng 1,5 lần.
- Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính đƣợc xác định với độ chính xác của
điểm khống chế đo vẽ.
- Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm
khống chế gần nhất và sai số tƣơng hỗ vị trí điểm. Sai số lớn nhất không đƣợc vƣợt
quá sai số lớn nhất cho phép. Số lƣợng sai số có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 70%

đến 100%) sai số lớn nhất cho phép không quá 5% tổng số các trƣờng hợp kiểm tra.
Trong mọi trƣờng hợp các sai số nêu trên không đƣợc mang tính hệ thống.
1.4.1.2. Các yếu tố nền
Nội dung nền cần thể hiện trên bản đồ địa chính gồm những yếu tố sau:
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm
khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định.
- Mốc địa giới hành chính, đƣờng địa giới hành chính các cấp;
- Hệ thống giao thông và hệ thống thủy văn, thủy lợi;
- Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và định hƣớng;
- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao;
- Các ghi chú thuyết minh.
1.4.2. Các yếu tố nội dung địa chính
Theo Thông tƣ 55/2013-TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng [3],
bản đồ địa chính thể hiện các yếu tố nội dung chuyên đề sau:
- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất.
- Nhà ở và công trình xây dựng khác tại khu vực đô thị, các khu đô thị thuộc
khu vực nông thôn và các khu đất của tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất
(chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính nhƣ: nhà ở, nhà làm việc,
nhà xƣởng, nhà kho, bể chứa, , không thể hiện các công trình tạm thời.
12

- Các đối tƣợng chiếm đất nhƣng không tạo thành thửa đất.
- Mốc giới quy hoạch sử dụng đất. Hành lang an toàn giao thông, thủy lợi,
điện và các công trình khác có hành lang an toàn.
1.5. Nguyên tắc thể hiện nội dung bản đồ địa chính
Theo Thông tƣ 55/2013-TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng [3],
khi thể hiện nội dung bản đồ địa chính phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp
- Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ địa
chính phải phù hợp với Hiệp ƣớc, Hiệp định đã đƣợc ký kết với các nƣớc lân cận; ở

khu vực chƣa có Hiệp ƣớc, Hiệp định thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao.
- Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với
hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa
giới hành chính các cấp.
- Đối với các đơn vị hành chính giáp biển thì bản đồ địa chính đƣợc đo đạc,
thể hiện tới đƣờng mép nƣớc biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm.
Trƣờng hợp chƣa xác định đƣợc đƣờng mép nƣớc biển triều kiệt thì trên bản đồ địa
chính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ
địa chính.
- Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trong hồ
sơ địa giới hành chính và đƣờng địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranh
chấp về đƣờng địa giới hành chính thì trên bản đồ phải thể hiện cả đƣờng địa giới
hành chính theo hồ sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và đƣờng địa
giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp.
Trƣờng hợp đƣờng địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đƣờng địa
giới hành chính cấp cao nhất.
b) Mốc giới, chỉ giới hành lang an toàn giao thông, thủy lợi, điện và các
công trình khác có hành lang an toàn
Các loại mốc giới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trƣờng hợp đã cắm mốc
giới trên thực địa hoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vị
13

trí điểm chi tiết của bản đồ địa chính.
c) Đối tượng thửa đất
- Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đƣờng ranh giới thửa; đối với các
đoạn cong trên đƣờng ranh giới, đỉnh thửa đất đƣợc xác định đảm bảo khoảng cách
từ cạnh nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tƣơng ứng không lớn hơn 0,2
mm theo tỷ lệ bản đồ.
- Cạnh thửa đất trên bản đồ đƣợc xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh
liên tiếp của thửa đất.

- Ranh giới thửa đất là đƣờng gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao
khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó.
Trƣờng hợp ranh giới sử dụng đất nông nghiệp, đất chƣa sử dụng là bờ thửa,
đƣờng rãnh nƣớc dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dƣới 0,5m thì ranh
giới thửa đất đƣợc xác định theo đƣờng tâm của đƣờng bờ thửa, đƣờng rãnh nƣớc;
trƣờng hợp độ rộng đƣờng bờ thửa, đƣờng rãnh nƣớc bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì
ranh giới thửa đất đƣợc xác định theo mép của đƣờng bờ thửa, đƣờng rãnh nƣớc.
d) Loại đất
Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính phải đúng theo hiện trạng sử dụng đất
khi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính và đƣợc chỉnh lý lại theo kết quả đăng ký
quyền sử dụng đất, kết quả chỉnh lý hồ sơ địa chính.
Trƣờng hợp đất có vƣờn, ao gắn liền với nhà ở hoặc đất có nhiều khu vực sử
dụng cho các mục đích khác nhau nhƣng không thể xác định đƣợc ranh giới từng
khu vực sử dụng thì ranh giới thửa đất đƣợc xác định là đƣờng bao của toàn bộ diện
tích đất có vƣờn, ao gắn liền với nhà ở và đất có nhiều khu vực sử dụng cho các
mục đích khác nhau đó; trên bản đồ địa chính phải ghi rõ ký hiệu mục đích đất ở và
các mục đích nông nghiệp hiện đang sử dụng.
e) Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất
- Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các công trình xây dựng trên mặt đất:
đƣợc xác định theo mép ngoài cùng của tƣờng bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép
ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột,
14

các kết cấu không tiếp giáp mặt đất vƣợt ra ngoài phạm vi của tƣờng bao tiếp giáp
mặt đất (không bao gồm phần ban công, các chi tiết phụ trên tƣờng nhà, mái che).
Ranh giới chiếm đất của các công trình ngầm đƣợc xác định theo mép ngoài cùng
của hình chiếu lên mặt đất của công trình đó.
- Hệ thống giao thông: biểu thị phạm vi chiếm đất của tất cả các đƣờng sắt,
đƣờng bộ, đƣờng nội bộ trong khu dân cƣ, đƣờng giao thông nội đồng trong khu
vực đất nông nghiệp, đƣờng lâm nghiệp, đƣờng phân lô trong khu vực đất lâm

nghiệp và các công trình có liên quan đến đƣờng giao thông nhƣ cầu, cống, hè phố,
lề đƣờng, chỉ giới đƣờng, phần đắp cao, xẻ sâu.
- Hệ thống thủy văn: biểu thị đầy đủ hệ thống sông, ngòi, suối, kênh, mƣơng,
máng và hệ thống rãnh nƣớc. Đối với hệ thống thủy văn tự nhiên phải thể hiện
đƣờng bờ ổn định và đƣờng mép nƣớc ở thời điểm đo vẽ hoặc thời điểm điều vẽ
ảnh. Đối với hệ thống thủy văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vi chiếm
đất của công trình.
1.6. Các phƣơng pháp thành lập bản đồ địa chính
Hiện nay có khá nhiều phƣơng pháp thành lập bản đồ địa chính. Tùy vào đặc
điểm khu đo, tỷ lệ bản và độ chính xác của bản đồ cần thành lập mà lựa chọn
phƣơng pháp thích hợp.
a. Phương pháp đo đạc thực địa bằng máy toàn đạc điện tử
Phƣơng pháp này sử dụng các máy toàn đạc điện tử để đo vẽ chi tiết bản đồ.
Đây là phƣơng pháp đạt độ chính xác cao, thƣờng đƣợc áp dụng để thành lập
bản đồ tỷ lệ lớn từ 1:200 đến 1:2000 cho các khu vực có giá trị cao, khu vực đô thị,
khu đo có diện tích nhỏ hoặc kết hợp với phƣơng pháp khác. Phƣơng pháp này
thƣờng kết hợp với sử dụng công nghệ GPS để thành lập lƣới khống chế tọa độ.
- Ưu điểm:
+ Đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn, khu vực
đông dân cƣ, có nhiều địa vật che khuất.
+ Thông tin trên bản đồ hoàn toàn mới, mang tính thời sự cao.
15

+ Sử dụng các loại máy móc hiện đại, và có độ chính xác cao, do đó chất
lƣợng bản đồ tốt và độ tin cậy cao.
+ Phƣơng pháp này áp dụng có hiệu quả cao đối với khu vực đo vẽ có diện
tích không lớn, thửa đất nhỏ.

Hình 1.1. Quy trình thành lập bản đồ địa chính
theo phương pháp đo đạc thực địa bằng máy toàn đạc điện tử [7]

- Nhược điểm:
+ Chi phí thành lập bản đồ lớn, sử dụng nhiều công lao động đòi hỏi có trình
độ tay nghề và kinh nghiệm.
+ Thời gian đo đạc chủ yếu ngoài thực địa, do đó kết quả, năng suất lao động
và tiến độ thực hiện phục thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện làm việc.
+ Phƣơng pháp này đã sử dụng các loại máy móc và công nghệ hiện đại
nhƣng hiệu suất vẫn không bằng các phƣơng pháp khác.
b. Thành lập bản đồ bằng công nghệ GPS
Phƣơng pháp này áp dụng cho khu vực đo vẽ không bị che khuất, sử dụng
công nghệ đo GPS động để thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ từ 1:2000 đến
1:10.000 với các phần mềm bình sai, xử lý số liệu tƣơng ứng. Công nghệ đo GPS
16

động có các phƣơng pháp thành lập sau:
+ Phƣơng pháp phân sai GPS (DGPS).
+ Phƣơng pháp GPS động xử lý sau (PPK).
+ Phƣơng pháp GPS động thời gian thực (RTK).
- Ưu điểm:
+ Không cần thông hƣớng giữa các trạm đo.
+ Không phụ thuộc vào thời tiết ngày lẫn đêm.
+ GPS cho phép đo đạc trong không gian 3 chiều.
+ Có tính linh hoạt cao, tiết kiệm thời gian.
- Nhược điểm:
+ Vẫn cần sự di chuyển giữa các trạm đo, vẫn tốn thời gian và công sức do
ngƣời đo và các thiết bị phải đƣợc đƣa vào trạm đo.
+ GPS yêu cầu khoảng không gian trên đỉnh ăngten phải thoáng, không bị
che khuất và không bị ảnh hƣởng bởi các địa vật khác.
+ Kết quả đo GPS nằm trong hệ tọa độ WGS-84, do đó số liệu đo đạc phải
đƣợc chuyển đổi về hệ tọa độ địa phƣơng.
+ Các thiết bị đo GPS có độ chính xác cao còn khá đắt tiền, đòi hỏi nguồn

nhân lực có trình độ cao, đƣợc đào tạo cả về lý thuyết lẫn kỹ năng.
Tất cả các phƣơng pháp trên đều là phƣơng pháp phổ biến trong thành lập
bản đồ địa chính hiện nay trong sản xuất. Mỗi một phƣơng pháp đều có ƣu và
nhƣợc điểm của nó, khả năng áp dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy đề
tài nghiên cứu một phƣơng pháp mới nhằm mở rộng sự lựa chọn cho công tác thành
lập bản đồ địa chính ở nƣớc ta.
c. Thành lập bản đồ địa chính từ ảnh hàng không
Đã từ lâu ảnh hàng không đƣợc sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả trong lĩnh
17

vực thành lập bản đồ nói chung và đƣợc sử dụng để thành lập địa chính cho các khu
vực đất nông nghiệp hoặc ở khu vực ít có độ che phủ.
Ảnh hàng không cho ta khả năng đo đạc tất cả các đối tƣợng đo mà không
nhất thiết phải tiếp xúc hoặc đến gần đối tƣợng, miễn các chúng có hình ảnh trên
ảnh. Sử dụng ảnh hàng không để thành lập bản đồ cho phép giảm nhẹ công tác thực
địa, tránh các ảnh hƣởng của thời tiết đối với kế hoạch và kết quả công tác. Giá
thành sản phẩm thấp hơn phƣơng pháp đo vẽ trực tiếp (nếu không phải bay chụp mà
sử dụng nguồn tƣ liệu ảnh sẵn có), thời gian đo vẽ cũng nhanh hơn rất nhiều và đo
vẽ đƣợc ở mọi địa hình, đặc biệt những vùng con ngƣời không đặt chân tới đƣợc.
Hiện nay các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới nhanh chóng đƣợc ứng dụng
vào ngành đo ảnh, vì thế khả năng tự động hóa việc thành lập bản đồ bằng ảnh rất
lớn, càng nâng cao hiệu xuất công tác và tính kinh tế của phƣơng pháp. Hình 2.2 là
sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát phƣơng pháp đo vẽ bản đồ địa chính từ ảnh
hàng không.
Khi thành lập bản đồ địa chính từ ảnh hàng không, đa số các yếu tố nội dung
của bản đồ có thể đƣợc giải đoán và đo vẽ trên ảnh ở những khu vực thông thoáng,
đó là ranh giới sử dụng đất, ranh giới hành chính, các công trình giao thông, thủy
lợi, các đối tƣợng kinh tế - xã hội, dáng đất, Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố nội
dung không thể đo vẽ đƣợc từ ảnh hàng không nhƣ các điểm khống chế tọa độ, ranh
giới hành lang an toàn giao thông,

- Ưu điểm:
+ Ảnh hàng không có độ phủ rộng, đƣợc tiến hành bay chụp theo các dải cho
một khu vực do đó phƣơng pháp này thích hợp đo vẽ thành lập bản đồ cho một
vùng rộng lớn cho hiệu quả cao về năng xuất, giá thành và thời gian.
+ Khắc phục đƣợc những khó khăn của sản xuất, đo vẽ ngoại nghiệp.
+ Tỷ lệ chụp ảnh hiện nay phù hợp với công nghệ thành lập bản đồ địa chính
đảm bảo độ chính xác ở tỷ lệ trung bình. Thƣờng đƣợc áp dụng thành lập bản đồ địa
18

chính tỷ lệ từ 1:2000 đến 1:10000. Thích hợp thành lập bản đồ đất lâm nghiệp, đất
trồng cây công nghiệp, đất chƣa sử dụng.
+ Thích hợp cho các khu vực ít biến động.

Hình 1.2. Quy trình thành lập bản đồ địa chính từ ảnh hàng không [7]
- Nhược điểm:
+ Độ chính xác không đảm bảo khi thành lập bản đồ ở tỷ lệ lớn (1:200;
1:500; 1:1000).
+ Phƣơng pháp cho hiệu quả thấp đối với khu vực có nhiều địa vật che khuất
ranh giới các thửa đất.
+ Tính thời sự không cao, đòi hỏi phải đo đạc bổ sung, đối soát thực địa.
+ Không áp dụng đƣợc các khu vực nhỏ, các khu vực nằm không liền với
nhau (nếu phải chụp ảnh thì giá thành làm bản đồ sẽ bị đẩy lên cao)
d. Thành lập bản đồ địa chính từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ
Để đáp ứng yêu cầu về bản đồ trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng đã chỉ đạo thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 và tỷ
19

lệ 1:25.000 cho khu vực đất lâm nghiệp, đất đồi núi từ bản đồ đã có, chủ yếu là bản
đồ địa hình có cùng tỷ lệ.
Trong phƣơng pháp này, bản đồ đƣợc sử dụng làm gốc biên vẽ cần đảm bảo

chất lƣợng bản đồ tốt và mới, kết hợp với các tài liệu bổ sung nhƣ ảnh hàng không,
ảnh vệ tinh và bản đồ chuyên ngành. Các yếu tố thửa đất đƣợc nhận biết từ các bản
đồ tài liệu, sau đó đƣợc đối soát, bổ sung, hoàn thiện bằng điều tra, đo đạc ngoài
thực địa.
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm thời gian và kinh phí, vì công việc thành lập đƣợc tiến hành hoàn
toàn trong phòng nên triển khai công việc khá thuận tiện, chỉ cần sử dụng các
phƣơng tiện, dụng cụ truyền thống.
+ Thích hợp thành lập bản đồ đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp, đất
chƣa sử dụng.
+ Thích hợp cho các khu vực ít biến động.
- Nhược điểm:
+ Phƣơng pháp này chỉ thực hiện đƣợc ở khu vực cùng thành lập đã có bản
đồ địa hình cùng tỷ lệ mới đƣợc thành lập hoặc mới hiệu chỉnh.
+ Đòi hỏi nguồn tài liệu (bản đồ địa hình) có chất lƣợng cao và có tính hiện
thời. Độ chính xác của bản đồ thành lập đƣợc phụ thuộc vào độ chính xác của bản
đồ tài liệu và phƣơng pháp chuyển vẽ.
1.7. Khả năng ứng dụng của PM trong thành lập bản đồ địa chính
1.7.1. Khái niệm
PM (Participatory Mapping) còn gọi là lập bản đồ dựa vào cộng đồng - là
thuật ngữ chung đƣợc sử dụng để chỉ phƣơng pháp và kỹ thuật kết hợp các công cụ
của bản đồ học hiện đại với các phƣơng pháp có sự tham gia đại diện cho kiến thức
không gian của cộng đồng địa phƣơng.

×