Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

ứng dụng phần mềm microstation vào việc thành lập bản đồ địa chính ở thị trấn nghèn, huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.58 KB, 55 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4
1.1.1. Khái niệm về địa chính 4
1.1.2. Khái niệm bản đồ địa chính cơ sở 5
1.1.4. Khái niệm bản trích đo 6
1.1.5. Khái niệm về thửa đất 6
1.1.6. Các khái niệm liên quan 6
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 7
1.2.1. Các yếu tố cần đo vẽ trên thực địa 7
1.2.4. Hệ thống tỷ lệ bản đồ được áp dụng hiện nay 8
1.3. HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH HIỆN HÀNH 10
1.3.1. Bản đồ địa chính 10
1.3.2. Sổ địa chính 11
1.3.3. Sổ theo dõi biến động đất đai qua các thời kỳ 11
1.3.4. Sổ mục kê 11
1.4. PHẦN MỀM MICROSTATION 12
1.4.1. Giới thiệu về phần mềm MicroStation 12
1.4.2. Các phần mềm bổ trợ liên quan 12
1.4.3. Cơ sở pháp lý của Bộ Tài nguyên & Môi trường 14
Chương 2 15
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI THỊ TRẤN NGHÈN 15
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 15
2.1.1. Vị trí địa lý 15
2.1.2. Khí hậu 16
2.1.3. Thủy văn 18
2.1.5. Thổ nhưỡng 18
2.1.6. Tài nguyên thiên nhiên 19
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 20


2.2.1. Đặc điểm dân số, dân cư, dân tộc 20
2.2.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội 21
2.2.3. Lao động – việc làm 22
2.2.4. Y tế - Giáo dục 23
2.2.5. Đặc điểm và cơ cấu các ngành kinh tế 23
2.2.6. Thực trạng phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng 25
Chương 3: 26
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀO THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Ở THỊ TRẤN NGHÈN, HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH 26
3.1. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ 26
3.1.1. Thu thập số liệu, thông tin, tài liệu 26
3.1.3. Làm quen với các công cụ trong MicroStation 29
3.1.4. Cách sử dụng công cụ Place Text để đặt chữ 32
3.1.5. Các cách đặt chữ khác 33
3.2. TIẾN HÀNH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 34
3.2.1. Làm việc với các Design File 34
3.2.2. Trút số liệu từ Excel sang MicroStation 35
3.3. Biên tập bản đồ 40
3.3.1. Tạo khung bản đồ 40
3.3.2. Gán thông tin thửa đất 41
3.3.3. Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất 42
3.3.4. Cấp trích lục sơ đồ thửa đất 43
3.3.5. Ghép các mảnh bản đồ thành bản đồ tổng thể 44
3.2.6. Kiểm tra và hoàn thiện 47
3.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BẢN
ĐỒ ĐỊA CHÍNH 48
3.4.1. Thuận lợi 48
3.4.2. Khó khăn 49
3.5. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM MICROSTATION 49
3.5.1. Ưu điểm 49

3.4.2 Nhược điểm 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
1. KẾT LUẬN 51
2. KIẾN NGHỊ 52
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Đất đai có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của
mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Đất đai là tài nguyên vô cùng
quý giá, vừa là tư liệu sản xuất trong các nghành nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư
nghiệp, vừa là thành phần quan trọng trong môi trường sống tự nhiên, vừa là địa
bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh,
quốc phòng.
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, kinh tế -
xã hội phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây nên đòi hỏi quỹ đất để đáp ứng
cho nhu cầu phát triển là rất lớn. Quá trình gia tăng dân số, canh tác, trồng trọt và
các hoạt động của con người trên đất đã ảnh hưởng rất nhiều đến hình thể của đất,
làm cho chúng bị thay đổi so với ban đầu trên bản đồ. Do đó, cán bộ quản lý đất đai
cần phải nắm rõ tình hình, thực trạng và xác định lại hình thể của đất đai để dễ dàng
quản lý.
Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước
mắt mà còn cả về lâu dài. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, phương hướng nhiệm vụ
và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ để định hướng cho các
cấp, các nghành trên địa bàn quy hoạch để có kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu
quả, bảo vệ môi trường sống và đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước
về đất đai. Do đó, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là yêu cầu ngày càng
cấp thiết đối với các cấp lãnh thổ trên cả nước.
Hiện nay, sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật tiến bộ đang góp phần quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Việc áp dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ vào quản lý đất đai cũng đã và đang đem lại những hiệu quả thiết
thực.

Thị trấn Nghèn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Can
Lộc và đang ngày một phát triển. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý
đất đai còn non trẻ, chưa đáp ứng được so với yêu cầu đặt ra, cơ sở vật chất còn sơ
sài, việc quản lý quy hoạch sử dụng các loại tài nguyên còn mang tính chất thô sơ,
thủ công, nhiều bất cập và thiếu khoa học. Chính vì vậy, trên còn đường phát triển,
địa phương cần phải xác định các loại tài nguyên hiện có của Thị trấn là nguồn lực
cho sự phát triển và cần tìm cho mình một hướng quản lý, quy hoạch, sử dụng hợp
lý cho tất các loại tài nguyên, trong đó tài nguyên đất là một trong những tài nguyên
cần được ưu tiên hàng đầu.
Qua thực tế quản lý tài nguyên tại thị trấn Nghèn, chúng tôi nhận thấy việc
ứng dụng các phần mềm chuyên dụng vào việc xây dựng và quản lý đất đai còn có
những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và trách nhiệm được
giao. Đây cũng là vấn đề không chỉ riêng ở thị trấn Nghèn mà còn gặp phải ở nhiều
địa phương cấp xã, phường, thị trấn khác ở nước ta.
Trước những hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý đất đai ở địa phương và nhận
thấy những ưu điểm, hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm MicroStation trong
công tác xây dựng bản đồ địa chính vào vào quản lý đất đai nên chúng tôi quyết
định chọn đề tài: “ Ứng dụng phần mềm MicroStation vào việc thành lập bản
đồ địa chính ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” để xây dựng tờ
bản địa chính các mảnh của thị trấn Nghèn, qua đó từng bước đưa tin học vào trong
quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng được yêu cầu trong quá trình phát triển của
địa phương và phát triển chung của cả nước.
2. MỤC TIÊU VÀ NHỊÊM VỤ
a. Mục tiêu:
Xem xét và đánh giá được tình hình sử dụng đất ở thị trấn Nghèn trong thời
gian qua. Thành lập được bản đồ địa chính khu vực thị trấn Nghèn đúng với hiện
trạng thực tế dựa trên phần mềm MicroStation và các phần mềm tích hợp liên quan.
Qua đó góp phần giúp cho cán bộ quản lý đất đai ở địa phương làm việc một cách
hiệu quả hơn và công tác quản lý thêm phần dễ dàng hơn.
b. Nhiệm vụ:

Thu thập và xử lý các số liệu về tình hình sử dụng đất tại địa phương trong
thời gian qua từ đó ứng dụng phần mềm MicroStation và các phần mềm tích hợp
liên quan để xây dựng được tờ bản đồ địa chính các mảnh, nghiên cứu các tính
năng, nắm vững các kiến thức của phần mềm MicroStation. Đánh giá được khả
năng chuyên môn trong trong việc ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý đất
đai tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
a. Giới hạn về không gian:
Phạm vi nghiên cứu đề tài tại thị trấn Nghèn thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh. Đây là địa bàn có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đặc biệt là các
loại hình sử dụng đất nhưng công tác quản lý đất đai lại chưa đáp ứng đúng theo
yêu cầu. Bên cạnh đó, địa phương còn gặp khó khăn, lãnh thổ chưa được nghiên
cứu nhiều nên còn ít tài liệu cho đề tài.
b. Giới hạn về nội dung:
Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Đi sâu vào
tìm hiểu những ứng dụng thực tế của phần mềm MicroStation và các phần mềm tích
hợp liên quan vào việc quản lý đất đai. Ngoài ra, đề tài còn nêu ra những bất cập
còn vướng mắc, qua đó có những nhận xét và kiến nghị về công tác quản lý đất đai
cho các cấp lãnh đạo ở địa phương.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để hoàn thành đề tài này, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây đã
được sử dụng:
a. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
Thu thập các tài liệu liên quan và tiến hành xử lý theo mục đích và yêu cầu
của đề tài đặt ra. Do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như điều kiện cơ sở
vật chất kỹ thuật chưa cho phép nên phương pháp thu thập số liệu được sử dụng là
chủ yếu. Phương pháp này dựa trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả
đi trước, công tác đo đạc và các số liệu thu thập được từ các cơ quan ban nghành tại
thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và các số liệu liên quan khác.
b. Phương pháp nghiên cứu thực địa:

Đây là phương pháp không thể thiếu trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Phương pháp nhằm khảo sát và tiến hành đo đạc ở thực địa để lấy số liệu về độ dài
và tọa độ các thửa đất, góp phần xác minh lại số liệu thông tin để có thể bổ sung,
chỉnh sửa sao cho hợp lý và đúng với thực tế, đồng thời bổ sung thông tin cho địa
phương cũng như bản thân trong quá trình nghiên cứu.
c. Phương pháp bản đồ:
Đây là phương pháp nghiên cứu đặc trưng trong Địa lý cũng như đề tài nêu
trên. Phương pháp bản đồ giúp ta nhận biết được các đối tượng địa lý, giao thông,
thủy lợi, thủy văn, ranh giới địa chính, sự phân bố các đối tượng kinh tế - xã hội
trên địa bàn và các đặc điểm, tính chất của khu vực cần nghiên cứu.
d. Phương pháp thống kê:
Là phương pháp thống kê các số liệu, dữ liệu có liên quan đến việc thành lập
bản đồ địa chính ở đia bàn nghiên cứu.
e. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp:
Đây là phương pháp nhằm chọn lọc, phân tích và tổng hợp lại các số liệu,
thông tin thu thập được để tìm ra những số liệu, thông tin cần thiết và chính xác cho
đề tài đồng thời loại bỏ các số liệu dư thừa và bổ sung các số liệu còn thiếu sót.
Phương pháp này còn tổng hợp các phương pháp kể trên để đưa ra nhận xét và đánh
giá tổng quát chung cho đề tài.
f. Phương pháp so sánh:
Phương pháp này được ứng dụng để so sánh bản đồ vừa mới lập xong với bản
đồ hiện có trước đó, từ đây ta có thể đưa ra những thay đổi về hình dạng ban đầu so
với thực tế hiện tại là như thế nào, qua đó đưa ra đánh giá, nhận xét chung.
5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Sau khi xác định được mục đích và các nhiệm vụ cần giải quyết, chúng tôi đã
tiến hành thu thập số liệu kết hợp với điều tra thực tế rồi tiến hành thực hiện đề tài
này. Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của đề tài được đề
cập qua 3 chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị Trấn Nghèn.

Chương 3: Ứng dụng phần mềm MicroStation vào thành lập bản đồ địa chính
ở thị Trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm về địa chính
Theo nghĩa Hán – Việt , “ Địa” được hiểu là đất hay thửa đất, mảnh đất, lãnh
thổ; “chính” là công việc của nhà nước chủ trì, quản lý về một vấn đề nào đó. Như
vậy, “Địa chính” có nghĩa là công việc của nhà nước về đất đai. Theo Từ điển bách
khoa toàn thư Việt Nam (1996) thì “Địa chính là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ đo
đạc, thống kê đất đai trong cả nước”.
Cho đến nay, ở nước ta cũng chưa có một định nghĩa nào thông dụng và thống
nhất về cụm danh từ địa chính. Do đó, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát là:
“Địa chính là khoa học về quản lý đất đai, ở nước ta nó thể hiện qua 15 điểm trong
nội dung quản lý Nhà nước về đất đai” đã được quy định cụ thể trong Luật đất đai
2013.
Hệ thống địa chính theo nghĩa rộng là hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai
bao gồm công cụ để quản lý và biện pháp để quản lý. Hiểu theo nghĩa hẹp thì hệ địa
chính là hệ thống hồ sơ địa chính.
1.1.2. Khái niệm bản đồ địa chính cơ sở
Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng các
phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sử dụng
hình ảnh chụp từ máy bay kết hợp đo vẽ bổ sung ngoài thực địa hay được thành lập
trên cơ sở biên tập, vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có.
Bản đồ địa chính cơ sở là là tài liệu cơ bản để biên tập, vẽ và đo vẽ bổ sung
thành bản đồ địa chính theo bản đồ địa chính cấp xã, phường, thị trấn được lập phủ
kín một hay một số đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh để thể hiện hiện trạng,
vị trí, diện tích, hình thể của các ô thửa có tính ổn định lâu dài, từ đó xác định ở
thực địa của một hoặc một số thửa đất có loại đất theo chỉ tiêu thống kê khác nhau
hoặc cùng một chỉ tiêu thống kê.

1.1.3. Khái niệm bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ được biên tập từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị
hành chính xã, phường, thị trấn để mô tả các yếu tố tự nhiên của thửa đất và các yếu
tố địa hình có liên quan đến sử dụng đất, được các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xác nhận, hoàn toàn phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính. Bản đồ
địa chính còn được gọi là bản đồ giải thửa.
Bản đồ địa chính được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã, là tài liệu quan
trọng của hồ sơ địa chính. Việc đo đạc và thành lập bản đồ địa chính là cơ sở để
thành lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời còn
là cơ sở để xác định hiện trạng và sự biến động địa giới hành chính cấp xã .
1.1.4. Khái niệm bản trích đo
Bản trích đo là tên gọi cho bản bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản
đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong đó
các ô, thửa có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện các chi tiết theo yêu cầu về lĩnh vực
quản lý đất đai.
1.1.5. Khái niệm về thửa đất
Thửa đất là một phần liên tục trên bề mặt đất thuộc phạm vi quản lý, sử dụng
của một người sử dụng đất hoặc của nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một
người quản lý đất có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở không xác định được ranh giới
từng khu vực sử dụng thì cũng được xác định chung là một thửa đất.
Đối với ruộng bậc thang, thửa đất được xác định gồm các bậc thang liền kề có
cùng mục đích sử dụng đất, của cùng một người sử dụng đất (không phân biệt theo
các bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất).
1.1.6. Các khái niệm liên quan
Loại đất là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ địa chính,
mảnh trích đo địa chính loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích
sử dụng đất.
Trường hợp một thửa đất có mục đích sử dụng chính và các mục đích sử dụng
phụ thì trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính chỉ thể hiện loại đất chính.

Nhãn thửa là dạng ký hiệu dùng để biểu thị thông tin giải thích vị trí và thuộc
tính của thửa đất, gồm: số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất, loại đất.
Số thứ tự thửa đất là số tự nhiên dùng để đánh số thửa đất, được xác định duy
nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính biên tập theo
đơn vị hành chính cấp xã và mảnh trích đo địa chính.
Diện tích thửa đất là diện tích hình chiếu của thửa đất trên mặt phẳng chiếu
bản đồ thể hiện bằng đơn vị tính là mét vuông (m
2
), được làm tròn số đến một (01)
chữ số thập phân.
Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng biệt đối với một
thửa đất phục vụ cho quản lý đất đai ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản
đồ địa chính nhưng không đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai hoặc có biến động
về ranh giới sử dụng đất của thửa đất phải chỉnh lý.
Đối tượng bản đồ là thửa đất và các đối tượng địa hình, địa vật khác trên thực
địa được biểu thị trên bản đồ bằng các yếu tố hình học (điểm, đường, vùng, ký hiệu
hình học) và ghi chú thuyết minh.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.2.1. Các yếu tố cần đo vẽ trên thực địa
Để thành lập bản đồ địa chính, các yếu tố đo vẽ bao gồm:
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao các cấp: Đây là yếu tố rất quan trọng trong
quá trình đo vẽ ngoài thực địa, là điểm mốc cho các trạm máy đo đo vẽ hình thể
thửa đất hoặc là điểm mốc tạo đường chuyền cho để hình thành các mốc phụ khác.
- Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính: Xác định ranh giới
khu vực cần đo vẽ. tránh chồng lấn sang địa phương khác.
- Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao thông:
Phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất.
- Thửa đất đang có tranh chấp về ranh giới sử dụng đất thì cần chú ý trong
công tác đo vẽ và trên bản đồ cần được thể hiện mô tả ranh giới, mốc thửa đất theo
hiện trạng và ý kiến của các bêm liên quan.

- Hình dáng của thửa đất.
- Ranh giới thửa đất, các loại đất và các yếu tố nhân tạo tự nhiên có trên đất
như: công trình dân dụng, xây dựng, hệ thống giao thông, thủy lợi…
1.2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Theo quy định trong “Quy định về thành lập bản đồ địa chính” của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hiện hành thì bản đồ địa chính được thành lập bằng các
phương pháp sau:
- Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa, sử dụng các loại máy kinh vĩ
quang học, kinh vĩ điện tử, máy toàn đạc điện tử để đo vẽ chi tiết bản đồ.
- Phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay kết hợp với phương pháp đo vẽ trực
tiếp ngoài thực địa.
- Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên nền bản đồ địa
chính cùng tỷ lệ. Phương pháp này chỉ được áp dụng để bổ sung các yếu tố ở khu
vực đất lâm nghiệp, khu vực trồng cây công nghiệp, đất chưa sử dụng ở khu vực đồi
núi, duyên hải ở tỷ lệ 1:5000; 1:10 000; 1:25 000.
1.2.3. Quy trình chung thành lập bản đồ địa chính
Xây dựng các phương án đo đạc
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính
1.2.4. Hệ thống tỷ lệ bản đồ được áp dụng hiện nay
- Theo “Quy định về thành lập bản đồ địa chính” của Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành thì bản đồ địa chính được thành lập ở các tỷ lệ 1:500; 1:1000;
1:2000; 1:5000; 1:10 000; 1:25 000, việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính được căn cứ
vào các yếu tố cơ bản sau đây:
+ Loại đất và kinh tế - giá trị sử dụng đất.
+ Mức độ khó khăn của từng khu vực.
+ Mật độ thửa trung bình trên 1 ha.
Thành lập lưới địa chính
các cấp
Chuẩn bị bản vẽ và các tài
liệu liên quan

Đo vẽ chi tiết ngoài thực địa
Chuyển tiếp từ biên bản vẽ
Lên mục bản đồ chính, đánh
số thửa, tính diện tích
Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất
Giao diện tích đất
cho chủ sử dụng
Biên tập bản đồ địa
chính
In, nhân bản
Đăng ký thống kê cấp
GCNQSDĐ
Hoàn thiện bản đồ và hồ
sơ địa chính, ký xác nhận
Lưu trữ và sử dụng
+ Tính chất quy hoạch của từng khu vực.
+ Đảm bảo độ chính xác của việc đo vẽ các yếu tố nội dung của bản đồ, đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai.
- Quy định chung về chọn tỷ lệ bản đồ như sau:
+ Khu vực đất nông nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000; 1:5000. Đối với miền
núi, núi cao có ruộng bậc thang hoặc đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đô thị,
đất ở có thể chọn tỷ lệ đo vẽ 1:500 hoặc 1:1000.
+ Khu vực đất ở: Các thành phố lớn đông dân cư có các thửa đất nhỏ hẹp xây
dựng chưa có quy hoạch rõ rệt chọn tỷ lệ cơ bản 1:500.
+ Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn xây dựng theo quy hoạch, các khu dân cư
có ý nghĩa kinh tế, văn hóa quan trọng của khu vực chọn tỷ lệ cơ bản 1:1000.
+ Các khu vực dân cư nông thôn, khu vực dân cư của các thị trấn nằm tâp
trung hoặc rải rác trong khu vực đất nông nghiệp chọn tỷ lệ đo vẽ lớn hơn một hoặc
hai bậc so với tỷ lệ đo vẽ đất nông nghiệp cùng khu vực hoặc chọn tỷ lệ đo vẽ cùng
tỷ lệ đo vẽ đất nông nghiệp.

+ Khu vực đất lâm nghiệp đã quy hoạch , khu vực cây trồng có ý nghĩa công
nghiệp chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản 1:1000 hay 1:5000.
+ Khu vực đất chưa sử dụng : đối với khu vực đồi núi , khu duyên hải có diện
tích đất chưa sử dụng lớn chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản 1:10 000 hoặc 1:25 000.
+ Đất chuyên dùng: Thường nằm xen kẽ trong các loại đất nêu trên nên được
đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ đo vẽ của khu vực.
Trong mỗi đơn vị hành chính cấp xã không nhất thiết thành lập bản đồ địa
chính cùng một tỷ lệ nhưng phải xác định một tỷ lệ cơ bản cho đo vẽ bản đồ địa
chính ở mỗi đơn vị hành chính cấp xã.
Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ dùng để thành lập bản đồ địa chính
Đơn vị thành lập bản đồ Tỷ lệ bản đồ Quy mô diện tích đất tự nhiên (ha)
Cấp xã
1:1.000 Dưới 120
1:2.000 Từ 120 đến 500
1:5.000 Từ 500 đến 3000
1:10.000 Trên 3.000
1:5.000 Dưới 3.000
1:10.000 Từ 3.000 đến 12.000
Cấp huyện
1:25.000 Trên 12.000
Cấp tỉnh
1:25.000 Dưới 100.000
1:50.000 Trên 100.000 đến 350.000
1:100.000 Trên 350.000
Cấp vùng 1:250.000
Cả nước 1:1000.000
(Nguồn: Thông tư số 55/2013-TT-BTNMT)
1.3. HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH HIỆN HÀNH
Hệ thống hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách… chứa
đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội, pháp lý của đất

đai, được thiết lập trong quá trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính, đăng ký ban
đầu và đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hợp pháp và xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước
với người sử dụng đất, qua đó, Nhà nước có thể nắm bát và quản lý chặt chẽ toàn bộ
quỹ đất theo pháp luật, giúp cho người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực
hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Hồ sơ địa chính được lập theo mẫu thống
nhất trong cả nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
Nội dung của hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất sau đây:
- Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí.
- Người sử dụng thửa đất.
- Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất.
- Giá đất, tài sản gắn liền với đât, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và
chưa thực hiện.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất, quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất.
- Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin liên quan khác.
1.3.1. Bản đồ địa chính
Bản đồ là sự biểu thị bằng số hoặc trên các vật liệu như giấy, diamat…hệ
thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố địa lý khác được không gian,
thời gian nhất định và theo sự chi phối của pháp luật.
Bản đồ địa chính được chỉnh lý trong các trường hợp sau:
- Có sự thay đổi số hiệu thửa đất, thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Tạo thửa đất mới hoặc do sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa đất.
- Đường giao thông, hệ thống thủy văn tạo mới hoặc thay đổi ranh giới.
- Thay đổi mốc và địa giới hành chính các cấp và các ghi chú trên bản đồ.
- Thay đổi về mốc địa giới hành lang an toàn công trình.
- Bản đồ địa chính được biên tập lại khi có trên 40% số thửa đất của tờ bản đồ
đã được chỉnh lý.
1.3.2. Sổ địa chính

Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người
sử dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó.
Mục đích của sổ địa chính là lưu trữ thông tin về người sử dụng đất trên mảnh
đất họ đang sử dụng và trước đó có sử dụng.
1.3.3. Sổ theo dõi biến động đất đai qua các thời kỳ
- Là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến động đất đai đã được chỉnh lý trên
sổ địa chính.
- Mục đích nhằm để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất, làm
cơ sở để thực hiện thống kê đất đai hằng năm.
- Việc cập nhật vào sổ theo dõi biến động đất đai được thực hiện với tất cả các
trường hợp chỉnh lý.
Ngoài ra, hồ sơ địa chính còn có sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất mà cán bộ quản lý đất đai thường dùng trong quản lý.
1.3.4. Sổ mục kê
- Sổ mục kê đất đai được thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường để
thể hiện tất cả các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa
đất.
- Mục đích lập sổ để: Quản lý thửa đất, tra cứu thông tin thửa đất, thống kê và
kiểm kê đất đai.
- Sổ mục kê được chỉnh lý trong các trường hợp: Có chỉnh lý bản đồ địa chính,
người sử dụng đất chuyển quyền hoặc đổi tên, thay đổi mục đích sử dụng đất.
1.4. PHẦN MỀM MICROSTATION
1.4.1. Giới thiệu về phần mềm MicroStation
MicroStation là phần mềm trợ giúp thiết kế phát triển từ AutoCAD và là môi
trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện
các yếu tố bản đồ. Cho đến nay, các phiên bản đã được sử dụng là : MS95, MS-SE
và MS ver 8.x. MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác
như : GEOVEC, IRAS, MSFC, MGE, MRFELEAN, MRFFAG và các phần mềm
hệ thống tích hợp xử lý ảnh số chạy trên đó.
Các công cụ của MicroStation được sử dụng để vector hóa các đối tượng trên

nền ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation còn
cung cấp các công cụ nhập xuất (Import, Export) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm
khác qua file (*.dxf) hoặc (*.dwg).
Trong các version 4.5 trở về sau của Mapinfo đã có thêm phần giao diện trực
tiếp với các file (*.dgn) của MicroStation. Hiện nay, các phiên bản MS ver 8.x được
phát triển và đổi mới hơn dựa trên các phiên bản cũ, tuy nhiên phần lớn người sử
dụng vẫn chưa nắm bắt hết các ứng dụng của các phiên bản mới này, do đó phiên
bản MicroStation SE vẫn là phiên bản được sử dụng phổ biến nhất.
1.4.2. Các phần mềm bổ trợ liên quan
•Famis
“Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính - Famis” là một phần mềm
nằm trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong nghành địa chính phục vụ
cho việc lập bản đồ và hồ sơ địa chính.
Famis là phần mềm có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử
lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhận công đoạn từ sau khi đo vẽ
ngoại nghiệp cho đến khi hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ
liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ sở
dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất.
Famis là phần mềm thành lập và quản lý các thông tin về hồ sơ địa chính, hỗ
trợ cho công tác tra cứu, thanh tra, quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, thống kê tình hình sử dụng đất…
Mọi hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính đã được lập theo các phần mềm khác
cần được chuyển vào hệ thống phần mềm này để quản lý. Chức năng của phần mềm
Famis được chia làm 2 nhóm lớn là các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo
và các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ.
•IrasB
IrasB là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu ảnh 2bits, chạy trên môi trường
MicroStation và quản lý dữ liệu độc lập với dữ liệu của MicroStation.
Ngoài việc sử dụng để hiển thị các file ảnh raster, IrasB còn được sử dụng để
nắn raster về hệ tọa độ dùng để định vị ảnh hoặc số hóa bản đồ.

•IrasC
IrasC là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu ảnh 8bits, chạy trên môi trường
MicroStation. Dữ liệu của IrasC là các đối tượng về raster, mặc dù hiển thị trên
cùng màn hình với MicroStation nhưng dữ liệu được quản lý hoàn toàn độc lập với
dữ liệu của MicroStation.
Ngoài việc sử dụng để hiển thị các file ảnh raster, IrasC còn được sử dụng để
nắn raster về hệ tọa độ dùng để định vị ảnh hoặc số hóa bản đồ.
•Geovec
Geovec là phần mềm chạy trên nền của MicroStation, cung cấp các công cụ số
hóa bán tự động các đối tượng trên nền ảnh đen trắng với định dạng của InterGraph.
Các đối tượng được số hóa được định nghĩa bằng các thuộc tính của đối
tượng, được gọi là các Feature. Mỗi Feature được gán 1 tên (Name) và một mật mã
số (Code), các đối tượng tập hợp thành một bảng đối tượng được quản lý bởi MFSC
và còn được gọi là Feature table.
•MFSC
MSFC là tên viết tắt của MicroStation Feature Modul, cho phép người sử
dụng khai báo và cài đặt các thuộc tính đồ họa cho đối tượng số hóa. MFSC là
modul của Geovec dùng để :
-Tạo bảng phân lớp và định nghĩa các thuộc tính đồ họa cho đối tượng số hóa
theo phương pháp tự động.
- Quản lý các đối tượng số hóa đã được định nghĩa.
- Lọc và làm trơn các đối tượng dạng đường.
•MRFFLAG
Được thiết kế tương thích với MRFCLEAN dùng để tự động dò lỗi đã được
đánh dấu bằng modul MRFCLEAN và kết hợp với các công cụ đồ họa của
MicroStation để sửa lỗi.
1.4.3. Cơ sở pháp lý của Bộ Tài nguyên & Môi trường
- Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật Đất đai 2013, ngày 29/11/2003 của Quốc hội.
- Quyết định số 235/2000/QĐ-TCĐC ngày 26/06/2000 của Tổng cục trưởng

Tổng cục địa chính về việc công bố hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong
toàn nghành địa chính mà nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về thành lập bản đồ địa chính.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất”.
- Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 Quy định thành lập bản
đồ địa chính tỷ lệ 1 :200, 1 :500, 1 :1000, 1 :5000, 1 :10 000.
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về Hồ sơ địa chính.
- Quyết định số 60 /2012/QĐ-UBND ngày 07/11/2012 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 22/2009/QĐ-
UBND ngày 22/9/2009 của UBND tỉnh về đo đạc địa chính, đăng ký quyền sử dụng
đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Nghị quyết số 54/2013/NQ-HĐND ngày 13/07/2013 của Hội đồng Nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh về Hoàn thành đo vẽ bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và xây dựng bản đồ địa chính trên địa bàn Tỉnh.
Chương 2
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI
THỊ TRẤN NGHÈN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Nghèn được thành lập theo Nghị định số 63/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 02/8/1999, trên cơ sở nhập 2 đơn vị hành chính là thị trấn Can Lộc và xã Đại

Lộc.
Thị trấn Nghèn là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật của
huyện Can Lộc. Nơi cung cấp dịch vụ phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại dịch vụ du lịch, hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển của đô thị. Thị
trấn Nghèn có tọa độ vị trí địa lý từ 18
0
26
'
55
"
đến 18
0
28
'
30
"
vĩ bắc và 105
0
45
'
00
"
đến
105
0
47
'
43
"
kinh đông và tiếp giáp với các vị trí sau:

- Thị trấn Nghèn nằm ở vị trí khá thuận lợi, là trung tâm giữa hai cực phát
triển là thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh.
- Thị trấn Nghèn nằm tại ngã ba giữa đường Quốc lộ 1A và đường Tỉnh lộ 6.
- Phía bắc giáp xã Vượng Lộc, Thiên Lộc.
- Phía tây giáp xã Khánh Lộc.
- Phía nam giáp xã Xuân Lộc, Tiến Lộc.
- Phía đông giáp xã Thuần Thiện, Tùng Lộc.
2.1.2. Khí hậu
Khu vực thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết mùa đông lạnh do ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mùa hè khô, nắng nóng do ảnh hưởng của gió mùa Tây
Nam.
- Nhiệt độ không khí:
+ Nhiệt độ trung bình của không khí: 23,8
0
C
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 41,0
0
C
+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 6.8
0
C
+ Biên nhiệt độ trung bình ngày đêm: 6,2
0
C
+ Số giờ nắng trung bình năm: 1800h/ năm
- Độ ẩm không khí:
+ Độ ẩm không khí trung bình năm tương đối cao, từ (84-86)%. Thời kỳ ẩm
nhất vào các tháng cuối mùa đông (tháng 1- tháng 3) tháng khô nhất là tháng 7 do
có sự xuất hiện của gió mùa Tây và Tây Nam khô nóng (gió Lào).
+ Độ ẩm trung bình năm:86%

+ Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 90%
+ Độ ẩm trung bình thấp nhất: 72%
- Lượng mưa:
Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, mưa tập trung nhất vào tháng 9 và tháng
10, chiếm 45% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Can Lộc ít hơn so với các địa
phương khác trong Tỉnh nhưng có đặc thù dao động xấp xỉ 1000mm/ năm, mùa
mưa hay bị ngập úng.
+ Lượng mưa trung bình năm: (2000- 2700)mm.
+ Lượng mưa năm lớn nhất: 3605 mm.
+ Lượng mưa trung bình tháng cao nhất : 1450mm. (tháng 9)
+ Lượng mưa ngày lớn nhất: (500-600)mm.
+ Số ngày mưa trung bình trong năm: 155 ngày.
Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 8 khô nóng nhất là tháng 7 với gió Lào.
Hiện nay, nhờ đầu tư cho hệ thống thoát nước, thủy lợi, kênh mương nội đồng
nên đã chủ động nguồn nước tưới, một số diện tích sử dụng các trạm bơm tại chỗ
lấy nước ở các hồ đập, số khác lấy nước qua hệ thống thủy lợi của huyện, đáp ứng
đủ nhu cầu cho sản xuất.
- Gió
+ Hướng gió chủ đạo trong mùa Hè là gió mùa Tây và Tây Nam còn về mùa
Đông là gió mùa Đông Bắc.
+ Tốc độ trung bình: (1,5 - 2.5)m/s. Tốc độ gió mạnh nhất khi có bão có thể
đạt từ (30 - 40)m/s.
- Bão: Khu vực nghiên cứu có dãy Hồng Lĩnh che chắn phía Đông Bắc, do đó
sức tàn phá của bão đối với khu vực đã được hạn chế phần nào so với các huyện
khác trong Tỉnh và vùng ven biển.
Theo thống kê, từ năm 1995 đến nay đã có 30 cơn bão và áp thấp nhiệt dới đổ
bộ vào bờ biển khu vực Hà Tĩnh.
Bảng 2.1: Thống kê số cơn bão đổ bộ vào khu vực Hà Tĩnh trong năm:
Tháng trong năm Số cơn bão đổ bộ
Tháng 6 3 cơn bão

Tháng 7 5 cơn bão
Tháng 8 8 cơn bão
Tháng 9 7 cơn bão
Tháng 10 7 cơn bão
(Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Can Lộc)
Trong đó một một số cơn bão mạnh đổ bộ trực tiếp và ảnh hưởng hoàn lưu gây
thiệt hại nặng nề về người và của cho nhân dân trên địa bàn.
2.1.3. Thủy văn
Hệ thống thủy văn của Thị trấn khá phát triển, ngoài hệ thống sông Nghèn thì
có các sông đào phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp. Việc tiêu thoát của thị trấn
Nghèn phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Nghèn. Về mùa lũ và thủy triều gây
ra ngập úng tại nội đồng của Thị trấn.
Bảng 2.2: Mưa lũ trên sông Nghèn năm 2013
TT Vị trí Sông suối h(m)
1 Trạm bơm Thuận Lộc Sông Nghèn 3.10
2 Trạm bơm Minh Lộc Sông Nghèn 2.84
3 Trạm Cầu Cao Sông Nghèn 2.90
4 Cầu Hạ Vàng Khe Nhà Đường 3.13
5 Cầu Nghèn Sông Nghèn 2.70
6 Đò Điểm Sông Nghèn 1.90
(Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Can Lộc)
2.1.4. Địa hình - Địa mạo
Thị trấn Nghèn nhìn chung là bằng phẳng nhưng mức độ không đồng đều, địa
hình lòng máng, dốc từ hai phía tây (dãy Trà Sơn), Đông (dãy Hồng Lĩnh) vào dòng
chính sông Nghèn ra cửa biển. Hai bên sườn núi có cao độ từ +(4,0 - 6.0)m.
Diện tích đất canh tác chủ yếu nằm dọc theo con sông Nghèn, trong khu vực
nội đồng có những dải đất nghiêng đổ ra sông là những lạch trồng trọt.
2.1.5. Thổ nhưỡng
Thị trấn Nghèn có tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.159.6 ha, đất đai tương đối
tốt và được phân thành 4 hạng từ hạng 2 đến hạng 5, chủ yếu là đất hạng 2 và 3.

Một số đất ven sông nhiễm mặn, tuy nhiên dự án đập ngăn nước Đò Điểm ở hạ lưu
sông Nghèn nhằm ngọt hóa sông Nghèn phục vụ nuôi trồng thủy sản và sản
xuất nông
nghiệp đã phần nào khắc phục tình trạng nhiễm mặn này.
2.1.6. Tài nguyên thiên nhiên
- Nước:
Can Lộc là một huyện có nhiều hồ đập, sông suối đã tạo ra trữ lượng nước mặt
lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, cũng như thuận lợi cho việc sản xuất của
nhân dân. Đó là đập Cù Lây (Phúc Lộc), đập Nhà đường (Thiên Lộc), hồ cửa thờ -
Trại Tiểu( Đồng Lộc, Mỹ Lộc), sông Nghèn Thị trấn Nghèn chủ yếu là sử dụng
các nguồn nước của các xã lân cận này.
- Khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra thị trấn Nghèn còn chịu ảnh
hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu
nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc nên
thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, địa phương có hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2000 ml đến 2200 ml. Hạ tuần tháng
8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm.
+ Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió
Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn.
- Đất đai:
+ Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị trấn là 1159,6 ha.
+ Diện tích đất xây dựng đô thị: 315,91 ha, chỉ tiêu 253,2 m
2
/ người, trong đó
đất dân dụng: 262,6 ha, chỉ tiêu: 210,5 m
2
/ người.
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất của Thị trấn Nghèn giai đoạn 2012 – 2013
2012 2013 So sánh

SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) 11/12
Đất tự nhiên 1159 100 1159 100 100
I. Đất Nông Nghiệp
1. Đất trồng cây ngắn ngày
- Đất trồng lúa
- Đất rau màu
2. Đất NTTS
645,44 55,68 642 55,39 99,47
456 70,65 450,5 70,17 98,79
430 94,30 424,5 94,23 98,72
26 5,70 26 5,77 100
189,44 29,35 191,5 29,83 101,09
II. Đất Lâm Nghiệp - - - - -
III. Đất chuyên dùng 22,24 1,92 24,24 2,09 108,99
IV. Đất ở 104,26 8,99 110 9,49 105,50
V. Đất đồi núi 2,14 0,18 2,14 0,18 100
VI. Đất sông ngòi 71,89 6,21 69 5,96 95,98
VII. Đất thủy lợi 112,69 9,73 116 10,01 102,94
VIII. Đất khác 200,34 17,29 195.62 16,88 97,64
Một số chỉ tiêu
- Đất NN BQ/hộ NN
- Đất NN BQ/LĐ NN
0,3069 0,3110 101,35
0,0937 0,0954 101,69
(Nguồn: Ban thống kê thị trấn Nghèn 2013)
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Đặc điểm dân số, dân cư, dân tộc
Thị trấn Nghèn là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học
kỹ thuật của huyện Can Lộc. Đây là một đô thị có vị trí thuận lợi nằm trên trục lộ
Quốc lộ xuyên quốc gia, xuyên Việt. Nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn của tỉnh là

thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh, có nhiều tiềm năng phát triển thương mại
dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp. Vì vậy, nhân tố tạo nên chính
là dân số lao động thuộc các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, nông nghiệp -
lâm nghiệp.
Bảng 2.4: Hiên trạng dân số - đất đai theo đơn vị hành chính
STT Đơn vị Số khẩu Số hộ
1 Khối 1A 809 201
2 Khối 1B 739 221
3 Khối 2 573 182
4 Khối 3 1021 281
5 Khối 4 740 202
6 Khối 5 969 239
7 Khối 6A 1012 291
8 Khối 6B 949 233
9 Khối 7 1014 242
10 Khối 8 1201 276
11 Khối 9 1047 238
12 Khối 10 633 169
13 Khối 11 933 203
14 Khối 12 947 210
15 Khối Phúc Sơn 535 168
16 Khối Hồng Vinh 548 161
17 Xóm Xuân Thủy 228 79
18 Xóm xuân thủy 2 714 188
Tổng 14612 3784
( Nguồn : do Công an thị trấn Nghèn cung cấp 2013)
Theo niêm giám thống kê năm 2013. Toàn Thị trấn gồm 18 xóm với tổng số
dân là 14 685 người, với 3784 hộ, tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn Thị trấn là
0,8%, trong đó tăng tự nhiên là 0,5%, tăng cơ học là 0.3%, hộ nghèo theo tiêu chí
mới: 3,47%.

2.2.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội
Làm tốt công tác tuyên truyền các ngày lễ lớn, tập trung xây dựng tốt đời sống
văn hóa ở khối, xóm, hoạt động văn hóa - văn nghệ được duy trì thường xuyên, các
hoạt động thể thao đạt giải cao của Huyện như: giải nhì đua thuyền, giải nhì bóng
chuyền thanh niên, giải nhất cờ tường Đại hội Thể dục thể thao toàn Huyện đoạt
giải nhất toàn đoàn.
Thực hiện tốt các Quyết định của Ủy ban Nhân dân Tỉnh về việc thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới tang và lễ hội, xây dựng gia đình văn hóa, khối xóm
văn hóa. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến tận người dân. Tổ chức tốt các hoạt động
văn hóa, thể dục, thể thao trong các ngày lễ lớn của dân tộc, nâng cao chất lượng gia
đình văn hóa, gia đình thể thao, khối phố văn hóa. Chỉ đạo các khối xóm sữa chữa,
nâng cấp, xây mới, mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa.
Do cơ chế thời mở cửa nên một số văn hóa xấu tác động đến giới trẻ làm ảnh
hưởng đến bản sắc văn hóa dân tộc. Thực hiện chỉ thị 27/CT -TƯ và chỉ thị 20 của
Tỉnh ủy về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội chưa
triệt để, chất lượng làng văn hóa, gia đình văn hóa chưa cao, một số tệ nạn lạc hậu
vẫn còn
tồn tại.
2.2.3. Lao động – việc làm
Số lượng lao động trong độ tuổi lao động gần gấp đôi số lượng lao động ngoài
tuổi lao động. Dân số năm 2014 là 14 612 người, trong đó dân số trong tuổi lao
động là 8683 chiếm 59,46% so với dân số toàn Thị trấn. Đây là nguồn lực đông đảo,
có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thị trấn, song cũng đặt ra
nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề về việc làm cho lao động. Qua 3 năm
thì dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng mạnh hơn số lượng ngoài tuổi
lao động: trong độ tuổi lao động tăng lên bình quân là 5.23% và ngoài tuổi lao động
tăng 4.02%.
Bình quân qua 3 năm thì tổng số hộ tăng lên không đáng kể với 1.96%, từ 3
202 hộ (năm 2010) lên 3 329 hộ (năm 2013).

Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 5757 người,
chiếm 69,3% số lao động trong độ tuổi. Lao động nông nghiệp đang có xu hướng
giảm với tốc độ trung bình qua 3 năm trở lại đây là 2,37%, điều này chứng tỏ đang
có sự phân công lại lao động theo hướng giảm giảm trong nông nghiệp, đây có thể
coi là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu bước chuyển dịch kinh tế đúng hướng của Thị
trấn.
Bảng 2.5: Hiện trạng lao động ở Thị trấn Nghèn
TT Hạng mục Năm 2013
Tổng dân số (1000 người) 14,54
1 Dân số trong tuổi lao động (1000 người) 8,68
Tỷ lệ % so với dân số 59,46
2 lao động làm việc trong các ngành kinh tế
(1000 người)
57,57
Tỷ lệ % so với lao động trong độ tuổi 69,3
Phân theo nghành
2.1 Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản 4,4
Tỷ lệ % so với lao động làm việc 70,6
2.2 Lao động CN, TTCN,XD 1,0
Tỷ lệ % so với lao động làm việc 17,9
2.3 Lao động dịch vụ thương mại 0,7
Tỷ lệ % so với lao động làm việc 11,5
(Nguồn: UBND thị trấn Nghèn)
2.2.4. Y tế - Giáo dục
Tỷ số giới tính khi sinh vẫn giữ mức ổn định, tỷ suất sinh 7,3% giảm 1,9% so
với cùng kỳ năm trước. Dân số hiện tại 14612 người, 8683 lao động.
Khám chữa bệnh: Tổng số lượt đến khám chữa bệnh tại trạm y tế là 4.341
lượt, tổng số bệnh nhân điều trị là 1124 lượt. Công suất sử dụng giường bệnh tại
trạm là 100%. Triển khai tốt công tác phòng chống dịch bệnh, các chương trình mục
tiêu triển khai đồng bộ và có hiệu quả, trong năm không có dịch lớn xẩy ra. Tổng số

trẻ được tiêm chủng đạt 98.5%. Triển khai xây dựng 4 mô hình đảm bảo vệ sinh an
toàn đường phố và khu dân cư.
Xác định đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho sự phát triển bền vững như trong
năm 2013. Đảng ủy, chính quyền quan tâm đầu tư cho giáo dục và nâng cao chất
lượng năm sau cao hơn năm trước. Chiến sỹ thi đua và giáo viên giỏi Tỉnh là 7,
chiến sỹ thi đua và giáo viên giỏi cấp Huyện là 31. Năm 2013 có 96 học sinh đỗ đại
học. Thị trấn Nghèn có 11 trường học đóng trên địa bàn trong đó có 6 trường thuộc
địa phương quan lý, có 5/6 trường đạt chuẩn Quốc gia trong đó có 3/6 trường đạt
chuẩn mức độ 2.
Chính sách khuyến học, khuyến tài ngày càng được quan tâm hơn, trong năm
học 2013 hội khuyến học đã trao hàng trăm học bổng với tổng số tiền 48.560.000
đồng cho học sinh các cấp trên địa bàn. Nhìn chung ở các cấp học, số em đi học
đúng độ tuổi đạt tỷ lệ cao. Học sinh THCS tốt nghiệp đạt tỷ lệ cao, học sinh THPT
tốt nghiệp đạt 98%.
2.2.5. Đặc điểm và cơ cấu các ngành kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 16,1%
- Thu nhập bình quân đầu người: 20 triệu đồng/người/năm
- Thu - Chi ngân sách: 13,673/11,998 tỷ đồng
- Tổng giá trị sản xuất: 258,218 tỷ đồng/257,996 tỷ đồng tăng 0,9% so với kế
hoạch đề ra, trong đó:
2.2.5.1. Công nghiệp:
Giá trị sản xuất về công nghiệp, xây dựng: 74,883/69,659 tỷ đồng = 29% tổng
giá trị sản xuất.

×