Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI TẬP MÔN ỨNG DỤNG CẢI TIẾN SẢN XUẤT NGÀNH MAY PHẦN 2 BÀI TẬP : Áp dụng kiến thức đã học, tìm hiểu các lãng phí và đề xuất các biện pháp tiết kiệm điện nước trong không gian sống của bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.97 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MAY- THỜI TRANG
CẢI TIẾN SẢN XUẤT NGÀNH MAY
GVHD : TRẦN THANH HƯƠNG
Họ và tên : Trần Thị Ngọc Duyên
MSSV : 12709043
LỚP: 127092
BÀI TẬP : Áp dụng kiến thức đã học, tìm hiểu các lãng phí và đề xuất các biện pháp tiết kiệm
điện nước trong không gian sống của bạn.
Tiết kiệm điện, nước trong gia đình
TIẾT KIỆM ĐIỆN
Máy điều hòa không khí
- Ánh nắng chiếu vào trực tiếp
- Vách tường sơn màu tối( hấp thụ nhiệt lớn)
- Đặt máy gần với trần nhà
- Xung quanh nhà không có cây xanh
- Nhiệt độ máy <25
0
- Ít lau chùi máy
- Khi ra ngoài lâu máy vẫn hoạt động
- Ủi đồ khi trong phòng khi máy hoạt động
- Khi máy hoạt động mở cửa sổ và cửa chính nhiều lần
*biện pháp:
- tránh ánh nắng mặt trời chiếu nắng trực tiếp vào các cửa kính nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính.
- tránh mở cửa sổ trực diện hướng đông và đặc biệt là hướng tây. Diện tích cửa sổ cần ở mức vừa
phải, tỷ lệ diện tích cửa sổ so với diện tích vách phải bé hơn 25% đối với hướng đông và tây, và
tỷ lệ này nhỏ hơn 30% đối với hướng nam và bắc.
- trong trường hợp mở cửa sổ ở hướng đông và tây thì cần có biện pháp chống nắng như: sử dụng
các dạng ô-văng, các lam che nắng; sử dụng các màn che (màn che có thể đặt phía trong hay
ngoài nhưng đặt bên ngoài sẽ đạt hiệu quả tốt hơn); nên sử dụng màn che có màu sáng.
- đối với các vách hướng đông và tây nên sử dụng vật liệu xây dựng có hệ số truyền nhiệt thấp


hoặc có một lớp cách nhiệt cho vách; các tòa nhà với kiểu xây dựng có hành lang bên ngoài sẽ
giúp tránh việc xâm nhập nhiệt này.
- các vách tường cần được sơn màu sáng.
- khoảng không gian giữa trần và mái cần được thông thoáng, đặc biệt đối với loại mái tole.
- xung quanh tòa nhà cần có nhiều cây xanh.
- cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý: ban ngày 24-250c, ban đêm (phòng ngủ) 25-270c.(ưu tiên tăng tốc
độ quạt). Cần đóng kín của đừng để các khe cửa gây thoát nhiệt ra ngoài Khi không sử dụng
điều hoà nhớ tắt nguồn điện.
-để nhiệt độ ở mức trên 20oc. Vì cao hơn 10oc thì tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu thường
xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng; đặt máy xa tường sẽ tiết
kiệm 20 - 25% điện năng. Chú ý tắt máy điều hòa nếu chủ nhà vắng 1 giờ trở lên.
* một vài lưu ý trong quá trình mua và sử dụng máy điều hòa không khí:
- nên mua loại tốt, không nên mua loại quá cũ đã qua sửa chữa.
- nên chọn loại máy điều hòa có công nghệ inverter tiết kiệm điện.
- nên sử dụng loại máy có công suất tương thích với phòng. (ví dụ phòng có diện tịch 20-25 m
2

thì công suất sử dụng thường là 1 hp).
- không để thất thoát gió lạnh: làm kín các khe cửa sổ, cửa ra vào; hạn chế số lần mở cửa ra vào
(lắp bộ lò xo đóng cửa tự động).
- không để các nguồn nhiệt trong phòng.
-tắt máy lạnh khi không sử dụng và chỉ sử dụng máy lạnh khi thật cần thiết.
- làm vệ sinh định kỳ máy (3-6 tháng/lần).
- dàn nóng đặt nơi thoáng gió, không bị nắng chiếu trực tiếp.
- dùng quạt thay cho máy lạnh.
Tủ lạnh
- Mở tủ nhiều lần khi không cần thiết
- Đặt gần nồi cơm điện
- Cho nước còn nóng vào tủ
- Nhiệt độ ngăn mát >8

0
- Ít lau chùi tủ
Ngắt điện tủ lạnh hoàn toàn vào mùa đông để tiết kiệm(nếu thời gian ngừng sử dụng quá lâu,
giàn nóng và giàn lạnh bên trong tủ lạnh do không được làm việc thường xuyên, không được sấy
sẽ dẫn đến bị oxi hóa. Hậu quả là tủ lạnh mất lạnh, thủng giàn )
*biện pháp
- Chọn tủ lạnh có kích thước vừa phải (gia đình 4 người chọn loại 150-200 lít).
- đặt tủ nơi thoáng mát, cách tường ít nhất 10cm, tránh ánh nắng hoặc gần các nguồn
nhiệt.
- lau sạch bụi bám trên dàn nóng phía sau (loại cũ) và mặt ngoài vỏ.
- gioăng cửa phải luôn kín, không bong ra.
- cài nhiệt độ các ngăn vừa phải, thường không cần mức lạnh nhất.
- không cho thức ăn còn nóng vào tủ.
- hợp lý hoá thao tác để giảm thiểu số lần mở tủ và thời gian mở cửa tủ.
- nên mua loại tủ có nhiều cửa.
- không nên mua tủ quá cũ, đã sửa lại.
- Khi không sử dụng vào mùa đông để tiết kiệm thì nên barp quản tủ bằng cách vệ sinh
sạch sẽ.cách chừng 15 -30 ngày, cắm điện để vận hành tủ lạnh trong vài tiếng đồng hồ
Quạt
- Mở ở tốc độ cao
- Ít vệ sinh cánh quạt và lồng quạt
*biện pháp
- Cho chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện.
Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng sử dụng quạt chỉnh số
càng nhanh thì tiêu thụ càng nhiều. Thường xuyên vệ sinh quạt định kỳ.
Máy tính
- Mở màn hình có độ sáng cao
- Máy vẫn hoạt động khi không sử dụng tới
- Vừa sạc pin vừa cho máy hoạt động
- Kê laptop lên chăn gối

*biện pháp
- Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút.
- hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (screen save) để vừa bảo vệ được
máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử
dụng máy (down-time)
- Tắt máy và rút phích cắm khi không sử dụng.
- Nên sử dụng máy laptop hoặc sử dụng máy vi tính màn hình lcd.
- Sạc đầy pin, rút nguồn điện, rồi mới sử dụng máy. Nếu nguồn điện ổn định có thể tháo
pin và dùng điện trực tiếp. Trong trường hợp đó, cần lưu ý sạc, sử dụng pin ít nhất 1
lần/tháng
- Kê laptop trên một chiếc bàn nhỏ. Sử dụng thêm đế tản nhiệt.
Bàn ủi
- Ủi đồ khi đang còn ướt
- Ủi đồ trong phòng có bật máy điều hòa
- Một lần ủi ít đồ
- Nhiệt độ ủi cao so với quy định cho loại vải
*biện pháp
- không ủi đồ vào những giờ cao điểm.
- tập trung nhiều đồ để ủi một lần (có thể ủi một lúc vào đầu tuần hoặc cuối tuần)
- khi ủi nên thực hiện ủi theo thứ tự: ủi đồ mỏng rồi ủi đồ dày sau đó rút phích cắm và tận dụng
sức nóng còn lại để ủi đồ mỏng.
- khi ủi nên kiểm tra cài đặt nhiệt độ của bàn ủi thích hợp cho loại vải cần ủi.
- không dùng bàn ủi trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt.
- lau sạch bề mặt kim loại của bàn ủi sẽ giúp hoạt động có hiệu quả hơn.
- Máy giặt
- Giặt nhiều đồ hơn mức quy định
- Không vệ sinh lồng giặt, và bên ngoài
- Không tra dầu vào các bộ phận máy
- Giặt lúc khuya rồi đi ngủ
*biện pháp

- giặt khối lượng đồ phù hợp với công suất máy.
- không nên chọn chế độ nước nóng, nếu thật sự không cần thiết.
- chọn chế độ “tiết kiệm” nếu máy giặt bạn dùng có chế độ này.
- nên đặt máy ở nơi thông gió, thoáng khí.
- sau khi dùng xong, nên lau sạch các vết bẩn trong và ngoài máy giặt, tránh vi khuẩn sinh sôi.
- không nên đặt máy trong nhà bếp, vì hơi nước, hơi dầu mỡ, hơi mặn Bám vào máy dễ làm
ẩm, gỉ Máy giặt.
- định kỳ một năm một lần tháo bánh sóng làm vệ sinh sạch sẽ những vết bụi bẩn bám lâu ngày.
- đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có biện pháp tra dầu mỡ vào những chi tiết quy định như các ổ
trục của bộ phận chuyển động.
- khi sử dụng máy giặt không nên bỏ đi, hay đi ngủ. Cần chú ý để xử lý những sự cố có thể xảy
ra. Nếu thấy máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ nên ngưng giặt để kiểm tra.
Lò vi sóng
- Đồ nấu làm bằng kim loại, chất liệu dẻo, hộp xốp, bap giấy nâu, gỗ
- Dể trong phòng có máy điều hòa
- Cửa lò không đóng kín
*biện pháp
- trước khi sử dụng lò vi sóng, nên xem kỹ và tuân theo các hướng dẫn của mỗi lò nấu.
- nên dùng đồ đựng thực phẩm an toàn trong lò vi sóng như dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ
gốm, một vài loại plastic, giấy cứng.
- luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.
- không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để
không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.
- không nên dùng đồ sứ có viền kim loại vì sẽ gây ra tia điện. Đồ kim loại hút giữ nhiệt, làm thực
phẩm lâu chín và cũng gây ra tia điện.
- không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì
hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn.
- không dùng đồ đựng bằng gỗ vì khi nóng sẽ nứt. Không dùng đồ đựng bằng nylon hoặc poly-
ester vì có thể chảy mềm. Đừng đậy món ăn quá kín vì áp lực bên trong lên cao sẽ nổ tung. Nên
phủ đồ nấu với miếng khăn giấy áp hoặc miếng plastic mỏng để giữ hơi ẩm cho món ăn.

- để nấu ăn an toàn, chúng ta không nấu khi cửa lò không đóng kín hoặc bị vênh.
- luôn luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò, để ống magnetron không bị hư hao. Khi
món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò.
Máy bơm
- Các ống nước bị rò rỉ
- Bồn chứa nước dung tích nhỏ
- Bơm nước nhiều lần
*biện pháp
- Nhớ vặn chặt các van nước vì để nó rò rỉ sẽ làm máy bơm hoạt động gây tốn điện.
- Mua một cái bồn đựng nước có dung tích lớn để bơm đầy một lần, vừa đỡ tốn công, lại
giảm bớt được hao mòn, gây tổn thất điện năng cho máy
Tivi
- Để chế độ màn hình sáng
- Xem tivi khi đang nối tivi với đầu đĩa
- Kích cỡ tivi lớn
*biện pháp
- Không để chế độ màn hình quá sáng
- Tắt máy bằng nút tắt ấn tay ở máy
- Dùng tivi có kích cỡ phù hợp với nhà của mình
- chỉnh độ sáng và tương phản ở mức vừa phải.
Nồi cơm điện
- Nấu cơm sớm, để cơm trong nồi lâu rồi mới ăn
- Vo gạo trong xoong của nồi cơm điện
*biện pháp
- Vo gạo bằng rổ, rá rồi mới cho vào xoong. Khi nấu, dùng cả 2 tay đăt xoong nhẹ nhàng
vào trong nồi, xoay nửa vòng sang phải hoặc trái để rơ le chính của nồi tiếp xúc đều với
đáy xoong
- Chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 đến 45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng.
- sử dụng nồi cơm điện có dung tích/ công suất phù hợp.
- lau chùi sạch đáy nồi cơm và mâm nhiệt của nồi cơm điện để tiếp xúc tốt hơn.

Bóng đèn
- Sử dụng đèn sợi đốt
- Để đèn vẫn sáng khi trong phòng không có người
*biện pháp
- sử dụng các đèn huỳnh quang, compact thay thế cho đèn sợi đốt.
- luôn tắt đèn khi ra khỏi phòng đây là biện pháp tiết kiệm điện mà không mất chi phí.
Tiết kiệm nước
Trong phòng tắm
- Vòi nước vẫn mở trong khi đang chà xà phòng
- Khi rửa mặt, rửa tay cho nước chảy xuống tự do
- Khoảng cách vòi nước xa
- Tắm bồn
- Gạt tàn thuốc, vứt mẫu tác nhỏ vào trong bồn cầu
- Để nước tiếp tục chảy khi đánh răng, rửa mặt bằng tay
- Giặt máy giặt nhiều lần, 1 lần giặt ít đồ
- Khi giặt tay xong rửa tay bằng cách xả vòi nước ra để rửa, nước xả mang đổ đi
*biện pháp
- Không cho trẻ nghịch nước trong phòng tắm một mình
- Ta cần gắn miếng nút chặn lavabo khi rửa mặt, rửa tay.
- Khi tắm, ta nên rút ngắn khoảng cách vòi nước khi xối, không nên tắm vòi sen quá 4 phút
và tắt nước trong thời gian chà xà phòng.
- Dùng vòi hoa sen thay vì tăm bồn
- Nếu tắm bằng vòi hoa sen, hãy đặt dưới chân một chiếc chậu to và đứng vào đấy. Sau
mỗi lần tắm, có thể tái sử dụng lượng nước này để dội bồn cầu, rửa sàn nhà tắm…
- Cọ rửa phòng tắm nên làm từ cao xuống thấp, cọ rửa gương, lavabo, bồn cầu…trước khi
cọ sàn.
- Tắt vòi nước khi không sử dụng
- Khóa chặt van nước, tránh nhỏ giọt
- lắp đặt hệ thống bồn cầu tiết kiệm năng lượng
- Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu

để giảm lượng nước lãng phí, hãy để một chai nhựa vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu,
cách xa hệ thống vận hành. Để giữ yên chai, nên để một lớp cát hoặc đá cuội dày khoảng
5cm vào trong mỗi chai nhựa, đổ nước đầy chai, và vặn chặt nút. Bạn cũng cần mua loại
phao nổi rẻ tiền và đặt vào ngăn chứa nước xả. Cách này giúp tiết kiệm khoảng 40 lít
nước hàng ngày .
- Không nên sử dụng bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác
- Khóa vòi nước sau khi thấm ướt bàn chải, lấy nước vào 1 cái ly để dùng khi đánh
răng.tránh mở nước nhiều lần
- Dồn nhiều đồ lại và giặt 1 lần để tiết kiệm hơn
- Nếu giặt bằng tay, bột giặt thường rửa lâu sạch vì nhiều ba-zơ. Thì rửa tay luôn khi xả
quần áo hoặc đặt một mẩu phèn chua dưới vòi nước, mang găng cao su để hạn chế rửa
tay nhiều lần
- Khi xả quần áo lần cuối, bạn đừng đổ chậu nước đi. Hãy giữ lại để làm sạch sàn nước
hoặc rửa xe.
Khi nấu ăn
- Sau mỗi lần cắt rau, hành tỏi là rửa tay
- Sử dụng máy rửa chén khi chén it
- Rửa rau qua vòi nước
*biện pháp
- Đặt một chậu nước nhỏ bên cạnh để sau mỗi lần cắt rau, củ, hành, tỏi… trừ khi cần làm
sạch dầu mỡ còn thì bạn chỉ cần nhúng tay vào chậu nước rồi lau khô bằng khăn sạch,
thay vì rửa dưới vòi nhiều lẫn gây lãng phí nước.
- Rửa rau và thức ăn trong chậu nước
- Chờ khi có lượng đủ đồ bẩn lắp đầy máy cho mỗi lần sử dụng
Khi tưới cây, cỏ:
- Sử dụng vòi để tưới cây
- Trồng các cây ưa nước
*biện pháp
- Ta chỉ nên tưới bãi cỏ khi cần thiết. Cách tốt nhất để biết bãi cỏ có cần tưới nước hay
không là đi trên cỏ. Nếu cỏ bật thẳng trở lại khi ta đi khỏi thì lúc này chưa cần phải tưới

nước. Nếu cỏ nằm rạp xuống, thì đã đến lúc phải tưới nước. Cỏ mọc cao hơn cũng giúp
tăng cường giữ nước ở trong đất.
- Tưới nước vào sáng sớm và tránh tưới khi trời gió sẽ giúp giảm lượng nước thất thoát do
bay hơi và ngăn ngừa sự phát triển của nấm, sự phá hoại của các loại ốc sên, sâu, chuột
hại vườn.
- Bón phân hữu cơ vào đất sẽ giúp tăng khả năng thẩm thấu của đất cũng như khả năng giữ
nước. Ta nên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm để tránh lãng phí nước và ngăn chặn
sự giảm sức đề kháng của cây, gây ra bệnh vàng lá do tưới nước quá nhiều.
- trồng các loại cây chịu hạn cũng giúp tiết kiệm lượng nước đáng kể và làm tăng khả
năng kháng các loại sâu bệnh. Có nhiều loại cây bụi và cây cảnh đẹp có thể phát triển tốt
mà lại cần ít nước hơn nhiều so với các loại cây khác.
- Khi tưới cây, nên sử dụng vòi tưới để có thể khóa mở khi cần.
Khi rửa xe, sân hè
- Sử dụng vòi phun nước khi rửa xe, dọn sân hè
*biện pháp
- Sử dụng xô xà bông để rửa xe và chỉ dùng vòi phun nước khi tráng xe. Tốt nhất là sử
dụng hệ thống rửa xe không sử dụng nước. Nên sử dụng chổi, tránh dùng vòi phun nước
để dọn sạch sân hè.
* tận dụng nguồn nước mưa:
- Đây là phương pháp tận dụng nguồn nước tự nhiên một cách hiệu quả, ít tốn kém. Nếu có
điều kiện, ta nên xây bồn chứa hoặc dùng lu, thùng phi để trữ nước mưa. Nước mưa sẽ
được dùng để rửa xe, vệ sinh bồn cầu, trồng cây… còn riêng nước máy chỉ dành cho việc
ăn uống, tắm rửa. Ngoài ra, nước mưa còn được các nước tiên tiến trên thế giới xử lý
thành nước sạch để sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.
-

×