Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

HỆ CHUYÊN GIA CẢNH BÁO ĐỘT QUỴ VÀ CÁC NGUY CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.51 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÙI THỊ THANH BÌNH
HỆ CHUYÊN GIA CẢNH BÁO ĐỘT QUỴ
VÀ CÁC NGUY CƠ
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: 60 48 01.01
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
TP.HỒ CHÍ MINH – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÙI THỊ THANH BÌNH
HỆ CHUYÊN GIA CẢNH BÁO ĐỘT QUỴ
VÀ CÁC NGUY CƠ
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: 60 48 01.01
GVHD: GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM
TP.HỒ CHÍ MINH – 2013
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô đã giảng dạy chúng em trong
suốt thời gian qua, đặc biệt, trân trọng cảm ơn Thầy GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm đã
tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, hướng dẫn nghiên cứu, tạo cơ sở cho việc
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn quý thầy cô thuộc trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin
bằng những tâm huyết của người thầy đã truyền đạt cho em có được những kiến thức
cần thiết thể thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, đồng thời cảm ơn thầy
cô Phòng sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lớp CHK6 trong điều kiện cơ
sở vật chất còn khó khăn.
Bên cạnh đó, để hoàn thành khóa luận này, em cũng đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, những lời động viên quý báu của các bạn bè, các anh chị, xin hết lòng ghi ơn.
Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận chắc chắn sẽ không


tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
các bạn.
Trân trọng cảm ơn.
Tp.HCM, ngày 28 tháng 10 năm 2013.
HVTH: Bùi Thị Thanh Bình
MỤC LỤC
1. Phát biểu vấn đề nghiên cứu 7
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8
3. Tổng lược các kết quả đã có về hệ chuyên gia trong lĩnh vực y học 8
Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ CHUYÊN GIA 9
1.1 Khái niệm Hệ chuyên gia 9
1.2 Hoạt động của Hệ chuyên gia 9
1.3 Kiến trúc tổng quát của Hệ chuyên gia 11
1.3.1 Những thành phần cơ bản của Hệ chuyên gia 11
1.3.2 Biểu diễn tri thức trong Hệ chuyên gia 12
1.3.3 Kỹ thuật suy luận trong Hệ chuyên gia 13
Chương 2. THU THẬP TRI THỨC 17
2.1 Bệnh Đột quỵ 17
2.1.1 Sơ lược về Đột quỵ 17
2.1.2 Nguyên nhân gây ra Đột quỵ 17
2.1.3 Triệu chứng Đột quỵ 18
2.1.4 Cách làm giảm nguy cơ Đột quỵ 19
2.2 Các Nguy cơ dẫn đến Đột quỵ 22
2.2.1 Bệnh Tiểu đường 22
2.2.2 Bệnh Cao huyết áp 24
2.2.3 Bệnh Suy tim 26
CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIA 30
3.1 Xây dựng các luật và sự kiện 30
3.1.1 Xây dựng các sự kiện 30
3.1.2 Xây dựng tập kết luận 30

3.1.3 Xây dựng các luật 31
3.2 Cài đặt chương trình 31
3.2.1 Xây dựng chương trình 31
3.2.2 Giao diện chương trình 33
33
36
Chương 4. KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hoạt động của Hệ chuyên gia 10
Hình 2: Những thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia 11
Hình 3: Diagram của Class Node 31
Hình 4: Diagram của Class Rule 32
Hình 5: Diagram của Class Road 32
Hình 6: Màn hình chính 33
Hình 7: Kết quả chẩn đoán nguy cơ đột quỵ 34
Hình 8: Kết quả chẩn đoán bệnh tiểu đường 34
Hình 9: Kết quả chẩn đoán bệnh cao huyết áp 35
Hình 10: Kết quả chẩn đoán bệnh suy tim 35
Hình 11:Kết quả chẩn đoán bệnh tiểu đường và cao huyết áp 36
Hình 12: Giải thích kết quả 36
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tập các sự kiện 30
Bảng 2: Tập các kết luật 31
MỞ ĐẦU
1. Phát biểu vấn đề nghiên cứu
Với sự phát triển của khoa học máy tính ngày nay, ngoài việc lưu trữ các thông
tin, người ta còn muốn có một hệ xử lý thông tin có khả năng suy luận để rút ra những
kết luận từ các dữ liệu, các sự kiện có sẵn. Hệ thống này được gọi là “hệ chuyên gia”.
Hệ chuyên gia, còn gọi là hệ thống dựa trên tri trức, là một chương trình máy tính chứa

một số tri thức đặc thù của một hoặc nhiều chuyên gia con người về một chủ đề cụ thể
nào đó. Các chương trình thuộc loại này đã được phát triển từ các thập kỷ 1960 và
1970, và trở thành ứng dụng thương mại từ thập kỷ 1980. Nhiều hệ chuyên gia đã
được thiết kế và xây dựng để phục vụ các lĩnh vực khác nhau như kế toán, y học, điều
khiển tiến trình, dịch vụ tư vấn tài chính, tài nguyên con người
Trong lĩnh vực y học, Đột quỵ vẫn luôn là một vấn đề thời sự cấp bách của y học
do bệnh thường gặp, tỉ lệ tử vong cao, để lại nhiều dư chứng về tâm thần kinh, là gánh
nặng cho gia đình và toàn xã hội. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, mỗi năm có trên 750.000
trường hợp đột quỵ và có khoảng 175.000 trường hợp tử vong, đột quỵ là nguyên nhân
tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh tim mạch và ung thư và đứng hàng đầu trong
các bệnh thần kinh về tử vong và dư chứng. Nếu tính trên phạm vi toàn cầu thì Đột
quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật
ở người lớn. Tại Việt Nam tuy chưa có thống kê toàn quốc, nhưng trong những năm
qua bệnh đột quỵ nhập viện đã chiếm ½ số bệnh nhân điều trị tại Khoa Thần Kinh
bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Nhân Dân 115. Theo thống kê của Khoa – Bộ môn
Nội Thần Kinh trường Đại học Y Dược – Bệnh viện Chợ Rẫy, tỉ lệ bệnh toàn bộ ở 3
tỉnh phía Nam nước ta là 780/100.000 dân, tỉ lệ mắc trong năm là 170/100.000 dân.
Đột quỵ được chia thành 2 loại chính gồm Đột quỵ xuất huyết trong sọ và Đột quỵ
thiếu máu não cục bộ cấp, trong đó Đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp chiếm khoảng
80% – 85% và là nhóm bệnh gây tàn phế từ nhẹ đến nặng hàng đầu ở nhiều quốc gia,
làm tiêu tốn nhiều công sức, chi phí điều trị và chăm sóc của gia đình và xã hội trong
việc phục hồi chức năng.[3]
Hiện nay, chưa khẳng định được một liệu pháp chuẩn nào có hiệu quả trong điều
trị Đột quỵ, vì vậy giải pháp phòng ngừa Đột quỵ dường như vẫn tiếp tục là chiến lược
hiệu quả nhất để làm giảm hậu quả về sức khỏe và kinh tế cho bệnh nhân. Một khi đột
quỵ xảy ra, vấn đề điều trị càng sớm càng tốt nhằm tăng khả năng sống và phục hồi
chức năng ngày càng được nhiều người ủng hộ.
Trang 7
Xuất phát từ nhu cầu đó, Khoá luận này xây dựng “Hệ chuyên gia cảnh báo Đột
quỵ và các nguy cơ” nhằm có thể cho phép đánh giá sớm và chính xác các yếu tố có

thể có liên quan đến việc tiên lượng này.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ngày nay, với cuộc sống bận rộn, con người có lúc quên đi việc quan tâm đến
tình trạng sức khoẻ của mình, mà Đột quỵ thì mang nhiều yếu tố tìm ẩn nhưng lại bộc
phát bất ngờ, nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại tàn phế dài lâu. Vì vậy Hệ chuyên
gia cảnh báo Đột quỵ và các nguy cơ nhằm giúp cho người sử dụng nắm bắt nhanh
tình trạng sức khoẻ của mình để kịp thời chữa trị và biết cách phòng tránh hoặc xử lý
khi có tình trạng khẩn cấp xảy ra.
Có rất nhiều yếu tố liên quan tới Đột quỵ, việc nghiên cứu các yếu tố nguy cơ
nhằm giảm tối đa các ảnh hưởng của chúng đối với Đột quỵ là rất quan trọng. Chương
trình “Hệ chuyên cảnh báo Đột quỵ và các nguy cơ” bên cạnh sự cảnh báo còn nhấn
mạnh phòng ngừa tiên phát bệnh Đột quỵ qua việc khảo sát một số yếu tố nguy cơ
thường gặp của bệnh, giúp người dùng có một số kiến thức cơ bản để phòng tránh
những trường hợp xấu nhất.
3. Tổng lược các kết quả đã có về hệ chuyên gia trong lĩnh vực y học
Trong những năm 1970, một nhóm các nhà nghiên cứu khoa học tại trường Đại
học Tổng hợp Stanford, Hoa Kỳ, làm việc dưới sự chủ trì của giáo sư Ed Feigenbaum,
đã xây dựng giả thuyết rằng sự thông minh (intelligence) được căn cứ trên sự lưu trữ
những khối lượng lớn về tri thức. Họ đã tìm ra kỹ thuật “biểu diễn tri thức” và tiến
hành thực hiện dự án lập trình nghiệm suy (HPP: Heuristic Programming Project).
Trong những năm 1970-1973, họ đã xây dựng một hệ thống phân tích dữ liệu từ
bộ phân tích phổ để từ đó, xây dựng hệ chuyên gia DENDRAL. Khi dự án kết thúc đã
tìm ra cách biểu diễn tri thức dưới dạng các luật.
Bắt đầu từ năm 1973, nhóm nghiên cứu về lĩnh vực liệu pháp kháng sinh
(therapy antibiotic) [4] . Kết quả nghiên cứu là hệ chuyên gia MYCIN ra đời trong
khoảng thời gian 1973-1978. Thế hệ tiếp theo là EMYCIN (Essential MYCIN).
Trang 8
Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ CHUYÊN GIA
1.1 Khái niệm Hệ chuyên gia.
Theo E. Feigenbaum : «Hệ chuyên gia (Expert System) là một chương trình

máy tính thông minh sử dụng tri thức (knowledge) và các thủ tục suy luận (inference
procedures) để giải những bài toán tương đối khó khăn đòi hỏi những chuyên gia mới
giải được».
Hệ chuyên gia là một hệ thống tin học có thể mô phỏng (emulates) năng lực
quyết đoán (decision) và hành động (making abilily) của một chuyên gia (con người).
Hệ chuyên gia là một trong những lĩnh vực ứng dụng của trí tuệ nhân tạo
Hệ chuyên gia sử dụng các tri thức của những chuyên gia để giải quyết các vấn
đề (bài toán) khác nhau thuộc mọi lĩnh vực.
Tri thức (knowledge) trong hệ chuyên gia phản ánh sự tinh thông được tích tụ
từ sách vở, tạp chí, từ các chuyên gia hay các nhà bác học. Các thuật ngữ hệ chuyên
gia, hệ thống dựa trên tri thức (knowledge−based system) hay hệ chuyên gia dựa trên
tri thức (knowledge−based expert system) thường có cùng nghĩa.
1.2 Hoạt động của Hệ chuyên gia
Một hệ chuyên gia gồm ba thành phần chính là cơ sở tri thức (knowledge base),
máy suy diễn hay môtơ suy diễn (inference engine), và hệ thống giao tiếp với người sử
dụng (user interface). Cơ sở tri thức chứa các tri thức để từ đó, máy suy diễn tạo ra câu
trả lời cho người sử dụng qua hệ thống giao tiếp. Người sử dụng (user) cung cấp sự
kiện (facts) là những gì đã biết, đã có thật hay những thông tin có ích cho hệ chuyên
gia, và nhận được những câu trả lời là những lời khuyên hay những gợi ý đúng đắn
(expertise) [2].
Mỗi hệ chuyên gia chỉ đặc trưng cho một lĩnh vực vấn đề (problem domain) nào
đó, như y học, tài chính, khoa học hay công nghệ, v.v , mà không phải cho bất cứ một
lĩnh vực vấn đề nào.
Tri thức chuyên gia để giải quyết một vấn đề đặc trưng được gọi là lĩnh vực tri
thức (knowledge domain).
Hoạt động của một hệ chuyên gia dựa trên tri thức được minh họa như sau:
Trang 9
Hình 1: Hoạt động của Hệ chuyên gia
- Giao diện người máy (User interface): Thực hiện giao tiếp giữa hệ chuyên gia và
user, nhận thông tin từ user và đưa ra các câu trả lời, các lời khuyên, các giải thích

về lĩnh vực nào đó. Giao diện người - máy bao gồm: menu, bộ xử lý ngôn ngữ tự
nhiên và các hệ thống tương tác khác.
- Bộ giải thích (Explanation system): giải thích các hoạt động khi có yêu cầu của
user.
- Động cơ suy diễn (Inference Engine): Quá trình hệ chuyên gia cho phép khớp các
sự kiện trong vùng nhớ làm việc với các tri thức về lĩnh vực trong cơ sở tri thức để
rút ra các kết luận về vấn đề đang giải quyết.
Đặc trưng và đặc điểm của Hệ chuyên gia
Có bốn đặc trưng cơ bản của một hệ chuyên gia :
• Hiệu quả cao (high performance). Khả năng trả lời với mức độ tinh thông bằng
hoặc cao hơn so với chuyên gia (người) trong cùng lĩnh vực.
• Thời gian trả lời thoả đáng (adequate response time). Thời gian trả lời hợp lý,
bằng hoặc nhanh hơn so với chuyên gia (người) để đi đến cùng một quyết định.
Hệ chuyên gia là một hệ thống thời gian thực (real time system).
• Độ tin cậy cao (good reliability). Không thể xảy ra sự cố hoặc giảm sút độ tin
cậy khi sử dụng.
• Dễ hiểu (understandable). Hệ chuyên gia giải thích các bước suy luận một cách
dễ hiểu và nhất quán, không giống như cách trả lời bí ẩn của các hộp đen
(black box).
Những ưu điểm của hệ chuyên gia :
• Phổ cập (increased availability). Là sản phẩm chuyên gia, được phát triển
không ngừng với hiệu quả sử dụng không thể phủ nhận.
• Giảm giá thành (reduced cost).
• Giảm rủi ro (reduced dangers). Giúp con người tránh được trong các môi
trường rủi ro, nguy hiểm.
• Tính thường trực (Permanance). Bất kể lúc nào cũng có thể khai thác sử dụng,
trong khi con người có thể mệt mỏi, nghỉ ngơi hay vắng mặt.
• Đa lĩnh vực (multiple expertise). Chuyên gia về nhiều lĩnh vực khác nhau và
được khai thác đồng thời bất kể thời gian sử dụng.
• Độ tin cậy (increased relialility). Luôn đảm bảo độ tin cậy khi khai thác.

• Khả năng giảng giải (explanation). Câu trả lời với mức độ tinh thông được
giảng giải rõ ràng chi tiết, dễ hiểu.
• Khả năng trả lời (fast reponse). Trả lời theo thời gian thực, khách quan.
• Tính ổn định, suy luận có lý và đầy đủ mọi lúc mọi nơi (steady, une motional,
and complete response at all times).
Trang 10
• Trợ giúp thông minh như một người hướng dẫn (intelligent -tutor).
• Có thể truy cập như là một cơ sở dữ liệu thông minh (intelligent database). [2]
1.3 Kiến trúc tổng quát của Hệ chuyên gia
1.3.1 Những thành phần cơ bản của Hệ chuyên gia
Một hệ chuyên gia kiểu mẫu gồm 7 thành phần cơ bản như sau :[2]
Hình 2: Những thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia.
• Cơ sở tri thức (knowledge base). Gồm các phần tử (hay đơn vị) tri thức, thông
thường được gọi là luật (rule), được tổ chức như một cơ sở dữ liệu.
• Máy duy diễn (inference engine). Công cụ (chương trình, hay bộ xử lý) tạo ra
sự suy luận bằng cách quyết định xem những luật nào sẽ làm thỏa mãn các sự
kiện, các đối tượng , chọn ưu tiên các luật thỏa mãn, thực hiện các luật có tính
ưu tiên cao nhất.
• Lịch công việc (agenda). Danh sách các luật ưu tiên do máy suy diễn tạo ra
thỏa mãn các sự kiện, các đối tượng có mặt trong bộ nhớ làm việc.
• Bộ nhớ làm việc (working memory). Cơ sở dữ liệu toàn cục chứa các sự kiện
phục vụ cho các luật.
• Khả năng giải thích (explanation facility). Giải nghĩa cách lập luận của hệ
thống cho người sử dụng.
• Khả năng thu nhận tri thức (explanation facility). Cho phép người sử dụng bổ
sung các tri thức vào hệ thống một cách tự động thay vì tiếp nhận tri thức bằng
cách mã hoá tri thức một cách tường minh. Khả năng thu nhận tri thức là yếu
tố mặc nhiên của nhiều hệ chuyên gia.
• Giao diện người sử dụng (user interface). Là nơi người sử dụng và hệ chuyên
gia trao đổi với nhau.

Cơ sở tri thức còn được gọi là bộ nhớ sản xuất (production memeory) trong hệ
Trang 11
chuyên gia. Trong một cơ sở tri thức, người ta thường phân biệt hai loại tri thức là tri
thức phán đoán (assertion knowledge) và tri thức thực hành (operating knowledge).
Các tri thức phán đoán mô tả các tình huống đã được thiết lập hoặc sẽ được thiết
lập. Các tri thức thực hành thể hiện những hậu quả rút ra hay những thao tác cần phải
hoàn thiện khi một tình huống đã được thiết lập hoặc sẽ được thiết lập trong lĩnh vực
đang xét. Các tri thức thực hành thường được thể hiện bởi các biểu thức dễ hiểu và dễ
triển khai thao tác đối với người sử dụng.
1.3.2 Biểu diễn tri thức trong Hệ chuyên gia
Tri thức của một hệ chuyên gia có thể được biểu diễn theo nhiều cách khác nhau.
Thông thường người ta sử dụng các cách sau đây :
• Biểu diễn tri thức bởi các luật sản xuất
• Biểu diễn tri thức nhờ mệnh đề logic
• Biểu diễn tri thức nhờ mạng ngữ nghĩa
• Biểu diễn tri thức nhờ ngôn ngữ nhân tạo
Ngoài ra, người ta còn sử dụng cách biểu diễn tri thức nhờ các sự kiện không chắc
chắn, nhờ bộ ba: đối tượng, thuộc tính và giá trị (O-A-V: Object-Attribute-Value),
nhờ khung (frame) Tùy theo từng hệ chuyên gia, người ta có thể sử dụng một cách
hoặc đồng thời cả nhiều cách. Chuyên đề này biểu diễn tri thức bởi các luật sản xuất.
Biểu diễn tri thức bởi các luật sản xuất
Hiện nay, hầu hết các hệ chuyên gia đều là các hệ thống dựa trên luật, bởi lý do như sau:
• Bản chất đơn thể (modular nature). Có thể đóng gói tri thức và mở rộng hệ
chuyên gia một cách dễ dàng.
• Khả năng diễn giải dễ dàng (explanation facilities). Dễ dàng dùng luật để diễn
giải vấn đề nhờ các tiền đề đặc tả chính xác các yếu tố vận dụng luật, từ đó rút
ra được kết quả.
• Tương tự quá trình nhận thức của con người. Dựa trên các công trình của
Newell và Simon, các luật được xây dựng từ cách con người giải quyết vấn đề.
Cách biểu diễn luật nhờ IF THEN đơn giản cho phép giải thích dễ dàng cấu

trúc tri thức cần trích lọc. Luật là một kiểu sản xuất được nghiên cứu từ những
năm 1940. Trong một hệ thống dựa trên luật, công cụ suy luận sẽ xác định
những luật nào là tiên đề thỏa mãn các sự việc.
Các luật sản xuất thường được viết dưới dạng IF THEN. Có hai dạng :
IF < điều kiện > THEN < hành động >
hoặc
IF < điều kiện > THEN < kết luận > DO < hành động >
Tuỳ theo hệ chuyên gia cụ thể mà mỗi luật có thể được đặt tên. Chẳng hạn mỗi
luật có dạng Rule: tên. Sau phần tên là phần IF của luật.
Phần giữa IF và THEN là phần trái luật (LHS: Left - Hand - Side), có nội dung
Trang 12
được gọi theo nhiều tên khác nhau, như tiền đề (antecedent), điều kiện (conditional
part), mẫu so khớp (pattern part),
Phần sau THEN là kết luận hay hậu quả (consequent). Một số hệ chuyên gia có
thêm phần hành động (action) được gọi là phần phải luật (RHS: Right - Hand - Side).
Ví dụ:
IF
Bệnh nhân sốt
THEN
cho uống thuốc Aspirin.
1.3.3 Kỹ thuật suy luận trong Hệ chuyên gia
Có nhiều phương pháp tổng quát để suy luận trong các chiến lược giải quyết vấn đề
của hệ chuyên gia. Những phương pháp hay gặp là suy diễn tiến (foward chaining),
suy diễn lùi (backward chaining) và phối hợp hai phương pháp này (mixed chaining).
Những phương pháp khác là phân tích phương tiện (means-end analysis), rút gọn vấn
đề (problem reduction), quay lui (backtracking), kiểm tra lập kế hoạch (plan-generate-
test), lập kế hoạch phân cấp (hierachical planning)
1.3.3.1 Kỹ thuật Suy diễn tiến
Suy diễn tiến ( forward charning) là lập luận từ các sự kiện, sự việc để rút ra
các kết luận.

Trong phương pháp này, người sử dụng cung cấp các sự kiện cho hệ chuyên
gia để hệ thống (máy suy diễn) tìm cách rút ra các kết luận có thể. Kết luận được xem
là những thuộc tính có thể được gán giá trị. Trong số những kết luận này, có thể có
những kết luận làm người sử dụng quan tâm, một số khác không nói lên điều gì, một
số khác có thể vắng mặt.
Các sự kiện thường có dạng :
Attribute = value
Ví dụ: Giả sử có bệnh nhân đến khám bệnh. Bác sĩ dùng kiến thức Y học và
thông tin do bệnh nhân khai để chẩn đoán bệnh. Mô hình chẩn đoán theo suy luận tiến.
Ví dụ xét bệnh viêm họng.
Luật 1:
IF
Bệnh nhân rát họng AND Nghi viêm nhiễm
THEN
Tin rằng bệnh nhân viêm họng, đi chữa họng.
Luật 2:
IF
Nhiệt độ bệnh nhân quá 37
0
THEN
Bệnh nhân bị sốt
Luật 3:
Trang 13
IF
Bệnh nhân ốm trên một tuần AND Bệnh nhân sốt
THEN
Nghi bệnh nhân viêm nhiễm
Lần lượt các sự kiện trong cơ sở tri thức được chọn và hệ thống xem xét tất cả
các luật mà các sự kiện này xuất hiện như là tiền đề. Theo nguyên tắc lập luận trên, hệ
thống sẽ lấy ra những luật thõa mãn. Sau khi gán giá trị cho các thuộc tính thuộc kết

luận tương ứng, người ta nói rằng các sự kiện đã được thõa mãn. Các thuộc tính được
gán giá trị sẽ là một phần của kết quả chuyên gia. Sau khi mọi sự kiện đã được xem
xét, kết quả được xuất ra cho người sử dụng.
+ Ưu điểm của suy diễn tiến
• Ưu điểm chính của suy diễn tiến là làm việc tốt khi bài toán về bản chất đi thu
thập thông tin rồi thấy điều cần suy diễn.
• Suy diễn tiến cho ra khối lượng lớn các thông tin từ một số thông tin ban đầu.
Nó sinh ra nhiều thông tin mới.
• Suy diễn tiến là tiếp cận lí tưởng đối với loại bài toán cần giải quyết các nhiệm
vụ, như lập kế hoạch, điều hành, điều khiển và diễn dịch [1].
+ Thuật toán Suy diễn tiến
Bước 1:
Ghi nhận các sự kiện giả thiết và mục tiêu của bài toán
Bước 2:
Khởi tạo lời giải là rỗng
Bước 3:
Kiểm tra mục tiêu
If mục tiêu đáp ứng then goto Bước 8
Bước 4:
Tìm luật có thể áp dụng để phát sinh sự kiện mới.
Bước 5:
If tìm trong Bước 4 thất bại then
Áp dụng thuật toán suy diễn lùi
Bước 6:
If tìm trong Bước 4 thành công then
Ghi nhận thông tin về luật vào lời giải và sự kiện mới vào giả thiết được
phát sinh từ các luật
Bước 7:
Goto Bước 4.
Bước 8:

Biến đổi lời giải tìm được
Biến đổi lời giải là quá trình đưa ra các kết quả suy luận và nêu lý do để
có được các suy luận đó.
+ Nhược điểm Suy diễn tiến
• Một nhược điểm chính của Suy diễn tiến là không cảm nhận được rằng chỉ một
Trang 14
vài thông tin là quan trọng. Hệ thống hỏi các câu hỏi có thể hỏi mà không biết
rằng chỉ một ít câu đã đi đến kết luận được.
• Hệ thống có thể hỏi cả câu không liên quan. Có thể các câu trả lời cũng quan
trọng, nhưng làm người dùng lúng túng khi phải trả lời các câu không dính đến
chủ đề [1].
1.3.3.2 Kỹ thuật Suy diễn lùi
Phương pháp suy diễn lùi tiến hành các lập luận theo chiều ngược lại (đối với
phương pháp suy diễn tiến). Từ một giả thuyết (như là một kết luận), hệ thống đưa ra
một tình huống trả lời gồm các sự kiện là cơ sở của giả thuyết đã cho này.
Ví dụ nếu ai đó vào nhà mà cầm áo mưa và áo quần bị ướt thì giả thuyết này là
trời mưa.
Để củng cố giả thuyết này, ta sẽ hỏi người đó xem có phải trời mưa không ?
Nếu người đó trả lời có thì giả thuyết trời mưa đúng và trở thành một sự kiện. Nghĩa
là trời mưa nên phải cầm áo mưa và áo quần bị ướt.
Suy diễn lùi là cho phép nhận được giá trị của một thuộc tính. Đó là câu trả lời
cho câu hỏi « giá trị của thuộc tính A là bao nhiêu ? » với A là một đích (goal).
Để xác định giá trị của A, cần có các nguồn thông tin. Những nguồn này có thể là
những câu hỏi hoặc có thể là những luật. Căn cứ vào các câu hỏi, hệ thống nhận được
một cách trực tiếp từ người sử dụng những giá trị của thuộc tính liên quan. Căn cứ
vào các luật, hệ thống suy diễn có thể tìm ra giá trị sẽ là kết luận của một trong số các
kết luận có thể của thuộc tính liên quan, v.v
+ Ưu điểm Suy diễn lùi
• Một trong những ưu điểm của suy diễn lùi là đưa ra giả thuyết rồi xem kết quả
của giả thuyết đó có đúng không.

• Suy diễn lùi tập trung vào đích đã cho. Nó tạo ra loại câu hỏi chỉ liên quan
đến vấn đề đang xét, đến hoàn cảnh thuận tiện đối với người dùng.
• Khi suy diễn lùi muốn suy diễn cái gì đó từ các thông tin đã biết, nó chỉ tìm
trên một phần của cơ sở trí thức thích đáng đối với bài toán đang xét.
+ Ý tưởng của thuật toán suy diễn lùi như sau.
Với mỗi thuộc tính đã cho, người ta định nghĩa nguồn của nó :
• Nếu thuộc tính xuất hiện như là tiền đề của một luật (phần đầu của luật), thì
nguồn sẽ thu gọn thành một câu hỏi.
• Nếu thuộc tính xuất hiện như là hậu quả của một luật (phần cuối của luật), thì
nguồn sẽ là các luật mà trong đó, thuộc tính là kết luận.
• Nếu thuộc tính là trung gian, xuất hiện đồng thời như là tiền đề và như là kết
luận, khi đó nguồn có thể là các luật, hoặc có thể là các câu hỏi mà chưa được
nêu ra.
Trang 15
Nếu mỗi lần với câu hỏi đã cho, người sử dụng trả lời hợp lệ, giá trị trả lời này sẽ
được gán cho thuộc tính và xem như thành công. Nếu nguồn là các luật, hệ thống sẽ
lấy lần lượt các luật mà thuộc tính đích xuất hiện như kết luận, để có thể tìm giá trị
các thuộc tính thuộc tiền đề. Nếu các luật thõa mãn, thuộc tính kết luận sẽ được ghi
nhận.
Thuật toán suy diễn lùi:
Bước 1:
Giả sử sự kiện mục tiêu đúng.
Bước 2:
Phát sinh các mục tiêu con.
Bước 3:
Kiểm tra các mục tiêu con
If mục tiêu con đáp ứng then goto Bước 8 của thuật toán suy diễn tiến
Bước 4:
If mức độ lùi >6 then //Lùi quá mức giới hạn
Kết luận “ Không tìm thấy lời giải” và kết thúc

Else
Sang Bước 5 (Tức là quay lại Bước 4 của thuật toán suy diễn tiến)
Bước 5:
Tìm luật có thể áp dụng để phát sinh sự kiện mới.
Bước 6:
If tìm trong Bước 4 thất bại then
Áp dụng thuật toán suy diễn lùi
Bước 7:
If tìm trong Bước 4 thành công then
Ghi nhận thông tin về luật vào lời giải và sự kiện mới vào giả thiết được
phát sinh từ các luật.
Bước 8:
Goto 4.
Bước 9:
Biến đổi lời giải tìm được
Biến đổi lời giải là quá trình đưa ra các kết quả suy luận và nêu lý do để
có được các suy luận đó.
+ Nhược điểm Suy diễn lùi
• Nhược điểm cơ bản của suy diễn lùi là nó thường tiếp theo dòng suy diễn, thay
vì đúng ra phải đúng ở đó mà sang nhánh khác. Tuy nhiên có thể dùng nhân tố
tin cậy và các luật meta để khắc phục [1].
Trang 16
Chương 2. THU THẬP TRI THỨC
2.1 Bệnh Đột quỵ
2.1.1 Sơ lược về Đột quỵ
Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu. Tại 2/3 số quốc gia được khảo sát, tai biến này là 1 trong 3
nguyên nhân gây tử vong cao nhất.
Đột quỵ là sự ngưng trệ đột ngột dòng máu cung cấp cho não. Phần lớn là do
đột ngột tắc động mạch nuôi não (đột quỵ nhồi máu). Các nguyên nhân khác của đột

quỵ bởi chảy máu vào mô não khi mạch máu bị vỡ (đột quỵ xuất huyết não).
Bởi đột quỵ xảy ra rất nhanh và đòi hỏi điều trị ngay lập tức, nên đột quỵ còn
được gọi là cơn tấn công não. Khi các triệu chứng của đột quỵ chỉ xảy ra trong một
thời gian ngắn (ít hơn 1 giờ) được gọi là cơn thoáng thiếu máu não (TIA- Transient
Ischemic Attack) hoặc đột quỵ nhỏ (mini-stroke).
Các hậu quả của đột quỵ phụ thuộc vào phần nào của não bị tổn thương
và mức độ tổn thương như thế nào. Nó có thể gây nên yếu liệt, mất cảm giác, hoặc
khó nói, giảm thị lực, hoặc mất thăng bằng. Một số người có thể có đau đầu, nhưng đa
số hoàn toàn không đau.
Dựa vào tiến triển của bệnh trong 2-3 tuần đầu, [7] giới chuyên môn chia đột quỵ
thành 5 loại:
• Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: Khỏi hoàn toàn trước 24 giờ. Về sau,
bệnh nhân có thể bị tai biến mạch máu não thực sự nếu không quan tâm đến
việc điều trị và phòng ngừa.
• Thiếu máu não có hồi phục: Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt.
• Khỏi một phần và di chứng kéo dài.
• Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục.
• Diễn tiến đến tử vong.
2.1.2 Nguyên nhân gây ra Đột quỵ
Bất cứ ai có mạch máu não dễ bị rò rỉ, dễ vỡ hoặc dễ bị tắc thì đều dễ bị đột quỵ
Các nguyên nhân thường gặp:
• Tiền sử gia đình bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc bị cơn thiếu máu não
thoáng qua.
• Tuổi từ 55 trở lên.
• Bị tăng huyết áp: huyết áp tối đa từ 90 mm Hg trở lên và/hoặc huyết áp tối thiểu
từ 90 mm Hg trở lên.
• Cholesterol máu cao: cholesterol toàn phần từ 200 mg/dL trở lên hoặc từ 5,2
mmol/L trở lên.
• Hút thuốc lá.
Trang 17

• Đái tháo đường.
• Béo phì, chỉ số khối cơ thể từ 25 kg/m
2
(tính bằng cách lấy cân nặng đơn vị là
kilogam chia cho chiều cao bình phương với đơn vị là mét) trở lên.
• Bệnh tim mạch như suy tim, dị tật tim, viêm cơ tim, loạn nhịp tim.
• Trước đây bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua.
• Dùng thuốc ngừa thai hoặc điều trị bằng nội tiết tố [5].
2.1.3 Triệu chứng Đột quỵ
Triệu chứng xuất hiện đột ngột và diễn tiến phụ thuộc vị trí và mức độ phần não
bị hư hại.
Các triệu chứng thường gặp là:
• Yếu một tay hoặc một chân hoặc cả tay và chân cùng bên làm người bệnh đi khó
khăn: đi loạng choạng, mất thăng bằng hoặc không phối hợp các động tác được
hoặc ngã khuỵu. Rối loạn cảm giác kiểu kiến bò hoặc tê cóng một bên cơ thể.
• Yếu một bên cơ mặt, miệng méo.
• Nói khó khăn: nói đớ, nói không nói trọn câu đơn giản hoặc hoàn toàn không
nói được.
• Nhìn khó khăn: mắt mờ hoặc mù một bên hoặc nhìn thấy hình đôi.
• Nhức đầu dữ dội hoặc nhức đầu dị thường kèm theo cứng cổ, nôn.
• Mất ý thức: người bệnh sững sờ, không biết gì, khó đánh thức hoặc hôn mê đột
ngột, đôi khi chết ngay [5].
Triệu chứng thay đổi tuỳ theo đột quỵ gây ra bởi huyết khối (cục máu đông) hoặc
xuất huyết não. Vị trí của huyết khối hoặc xuất huyết và mức độ lan rộng của thương
tổn ở não cũng có những biểu hiện khác nhau về mặt triệu chứng.
Triệu chứng của đột quỵ do thiếu máu (do huyết khối bít mạch máu não) thường
xảy ra ở phía cơ thể đối diện với bên não bị tổn thương. Ví dụ, đột quỵ xảy ra ở bên
phải của não sẽ ảnh hưởng đến bên trái của cơ thể.
Triệu chứng của đột quỵ do xuất huyết não giống các triệu chứng của thiếu máu
não nhưng được phân biệt bởi các triệu chứng liên quan đến tăng áp lực nội sọ bao

gồm nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, chóng mặt, co giật, kích thích, lú lẫn
và hôn mê.
Triệu chứng của đột quỵ có thể diễn tiến trong vài phút, vài giờ hoặc vài ngày,
thường thì diễn tiến ngày càng nặng hơn. Ví dụ, yếu nhẹ lúc đầu có thể diễn biến đến
liệt không thể cử động được tay chân ở một bên cơ thể.
- Khi đột quỵ gây ra bởi một huyết khối lớn (đột quỵ thiếu máu) hoặc xuất huyết
(đột quỵ xuất huyết), triệu chứng sẽ xảy ra đột ngột, trong vài giây.
Trang 18
- Khi một động mạch đã hẹp sẵn do xơ vữa bị tắc nghẽn, các triệu chứng đột quỵ
thường tiến triển từ từ trong nhiều phút đến nhiều giờ,hoặc nhiều ngày (trong
những trường hợp hiếm gặp), .
- Nếu xảy ra nhiều cơn đột quỵ nhỏ theo thời gian, bệnh nhân có thể sẽ có những
thay đổi từ từ trong dáng đi, trong việc giữ thăng bằng, tư duy, hoặc ứng xử (sa
sút trí tuệ trong nhũn não đa ổ) [6].
* Dấu hiệu báo trước của Đột quỵ.[5]
Hầu hết đột quỵ không có dấu hiệu báo trước trừ trường hợp cơn thiếu máu não
thoáng qua. Cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra do gián đoạn tạm thời máu nuôi não,
có triệu chứng và dấu hiệu giống như đột quỵ nhưng kéo dài vài phút đến 24 giờ và
sau đó biến mất. Một người có thể bị nhiều cơn thiếu máu não thoáng qua và triệu
chứng cũng như dấu hiệu mỗi lần có thể giống hoặc khác nhau. Người nào bị thiếu
máu não thoáng qua sẽ dễ bị đột quỵ hơn người bình thường. Có 10% người bị cơn
thiếu máu não thoáng qua bị đột quỵ trong vòng 3 tháng sau đó.
2.1.4 Cách làm giảm nguy cơ Đột quỵ.
 Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, tăng hàm lượng mỡ trong máu cần
được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa. Các yếu tố nguy cơ này sẽ được
giảm bớt một cách tối đa bằng các thuốc điều trị thích hợp và thay đổi lối sống.
 Kiểm soát huyết áp
Huyết áp ở mức 120/80mmHg là trị số bình thường. Được gọi là cao huyết áp
khi huyết áp cao hơn 140/90 mmHg. Cao huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng

nhất của đột quỵ. Nếu không kiểm soát tốt tình trạng huyết áp, nguy cơ đột quỵ
tái phát sẽ rất cao.
Bệnh nhân bị cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 – 6 lần so với bệnh
nhân có huyết áp bình thường. Cao huyết áp làm nặng thêm tình trạng xơ vữa
mạch máu, gây tăng áp lực lên thành mạch máu, và có thể làm vỡ mạch máu.
Kiểm soát huyết áp bao gồm chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm stress, và uống
các thuốc thích hợp. Cần lưu ý rằng các thuốc huyết áp chỉ có tác dụng khi được
sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Không nên tự ý ngưng thuốc khi không có ý
kiến của bác sĩ. Nếu cao huyết áp được kiểm soát tốt, sẽ làm giảm được 38%
nguy cơ đột quỵ và giảm 40% nguy cơ tử vong gây ra do đột quỵ.
 Bệnh tim
Là nguy cơ quan trọng thứ hai sau cao huyết áp, bệnh lý tim nguy hiểm nhất
liên quan đến đột quỵ là rung nhĩ. Rung nhĩ là tình trạng co bóp bất thường của
tâm nhĩ trái. Ở bệnh nhân rung nhĩ, tâm nhĩ trái co bóp nhanh gấp 4 lần so với
Trang 19
các buồng tim còn lại. Điều này dẫn đến sự bất thường của dòng chảy trong
cách mạch máu, tạo điều kiện thành lập các cục huyết khối trong buồng tim và
nhanh chóng di chuyển đi nơi khác, có thể gây tắc nghẽn các mạch máu não.
Sử dụng thuốc kháng đông lâu dài có thể làm giảm 67% nguy cơ gây ra đột quỵ
tái phát của rung nhĩ.
 Tiểu đường
Khi bệnh nhân có bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc phải đột quỵ sẽ tăng gấp 3 lần.
Chế độ ăn phù hợp để tiết chế lượng đường trong máu, đồng thời sử dụng các
thuốc điều chỉnh đường huyết có thể giúp người bệnh hạn chế tối đa các biến
chứng của tiểu đường.
 Giảm cholesterol trong máu
Tăng cholesterol trong máu có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng của cholesterol lên
thành của các mạch máu, từ đó tạo thành các mảng xơ vữa. Kiểm soát tốt hàm
lượng cholesterol trong máu bằng chế độ ăn thích hợp (kiêng mỡ, các loại dầu
ăn và các thức ăn giàu cholesterol), tập thể dục thường xuyên và sử dụng các

loại thuốc chuyên biệt có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Trang 20
 Ngưng hút thuốc lá
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ rất nguy
hiểm của đột quỵ. Thuốc lá làm tăng thêm quá trình xơ vữa mạch máu và các
chất gây đông máu (như fibrinogen). Việc ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm
rõ rệt nguy cơ đột quỵ tái phát.
 Không Sử dụng thuốc ngừa thai
Các thuốc ngừa thai, đặc biệt những loại chứa hàm lượng estrogen cao, có khả
năng làm tăng nguy cơ tạo huyết khối. Bệnh nhân có thể tham khảo với bác sĩ
sản khoa để có cách thay đổi phương pháp ngừa thai khác nếu bệnh nhân có
kèm theo các nguy cơ đột quỵ khác.
 Giảm stress
Cuộc sống với nhiều áp lực thường xuyên làm tăng huyết áp và có thể dẫn đến
đột quỵ. Biết giải tỏa các áp lực trong công việc, tạo một cuộc sống lành mạnh
bên người thân và gia đình có thể là phương pháp giảm stress hữu hiệu nhất.
 Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol và muối có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Bác sĩ đưa ra lời khuyên là các bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn hợp lý như sau:
- Tránh ăn quá nhiều chất béo: Các chất béo, cholesterol có thể làm nặng
thêm tình trạng xơ vữa động mạch. Hạn chế sử dụng các dầu mỡ khi nấu ăn, nên
bỏ phần mỡ và da của các loại thịt, dùng các thức ăn có hàm lượng chất béo,
thức ăn chế biến bằng cách nướng hay hấp tốt hơn chiên xào, không ăn quá 3
quả trứng trong một tuần.
- Giảm muối: ăn quá mặn có thể làm tăng huyết áp. Không sử dụng muối trên
bàn ăn thêm vào thức ăn đã được chế biến.
- Hạn chế uống rượu: uống nhiều bia, rượu thường xuyên có thể làm tăng nguy
cơ đột quỵ. Nên hạn chế việc sử dụng các loại bia rượu, đặc biệt khi bệnh nhân
có tình trạng cao huyết áp kèm theo.
 Giảm cân

Tình trạng béo phì có liên quan đến các bệnh lý cao huyết áp, tim mạch, tiểu
đường và đột quỵ. Duy trì trọng lượng vừa phải bằng chế độ ăn hợp lý và tập
thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ đột quy.
Trang 21
2.2 Các Nguy cơ dẫn đến Đột quỵ
2.2.1 Bệnh Tiểu đường
2.2.1.1 Tổng quan về Bệnh Tiểu đường
Đái tháo đường hay bệnh tiểu đường, là bệnh ngày càng phổ biến, gây nhiều
biến chứng trầm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống bệnh nhân và xã hội.
Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm
đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin). Insulin, được sản xuất từ
tuyến tuỵ, một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ
máu của bạn. Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ
thức ăn (tinh bột) và thức uống ngọt.
Khi bị Đái tháo đường, nồng độ đường trong máu tăng cao. Điều này có thể dẫn
đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao hạ thấp lượng đường
trong máu là chìa khóa để quản lý bệnh Đái tháo đường. Giữ lượng đường trong máu
ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ bị các biến chứng. Đường huyết cao có thể gây tổn hại
cho cơ quan và tăng nguy cơ bị bệnh tim.
Có ba loại Đái tháo đường chính :
 Bệnh Đái tháo đường type 1: Type Đái tháo đường này thường ảnh hưởng đến
trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong Đái tháo đường type 1, cơ
thể không thể sản xuất insulin. Lý do, hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm
lẫn đã tấn công các tế bào trong tuyến tuỵ làm cho tế bào tuyến tụy không còn
sản xuất được insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được
Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm
insulin để sống.
 Đái tháo đường type 2: Đây là đạng Đái tháo đường thường gặp nhất. Thông
thường, với bệnh Đái tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin,
nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin.

Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm
tăng nguy cơ phát triển bệnh Đái đường type 2.
 Đái tháo đường thai kỳ: Đây là dạng Đái tháo đường xảy ra ở một số phụ nữ
mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình
mang thai. Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành
bệnh Đái tháo đường type 2 sau này.
2.2.1.2 Nguyên nhân gây bệnh Tiểu đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 1:[8]
Trang 22
Bệnh tiểu đường tuyp 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu
insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên
không thể sinh ra năng lượng. Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước
tiểu. Vậy tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường? Như
chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu
diệt vi khuẩn, virus. Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch lại tấn
công các tế bào trong cơ thể, và trong bệnh tiểu đường tuyp 1 thì hệ thống này đã tấn
công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến
tụy. Các yếu tố chính của bệnh tiểu đường tuyp 1:
- Tiểu đường loại 1 do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong
việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được
truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động
của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với
nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
- Tiểu đường loại 1 do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống
miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm
hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
- Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố
này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 2:
Bệnh tiểu đường tuyp 2 được phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ

insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin. Về cơ bản có 2 nguyên nhân
chính gây nên bệnh tiểu đường loại 2:
- Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2.
Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất
insulin của tuyến tụy.
- Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt
động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ
thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép
tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi
khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
2.2.1.3 Triệu chứng bệnh Tiểu đường
Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh
là các triệu chứng thấy ở cả hai loại.
Trang 23
Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô
thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng.Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu
khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Các triệu chứng thường thấy:
• Rất khát nước và uống nước rất nhiều (còn gọi là háo nước);
• Đi tiểu tiện nhiều hơn bình thường;
• Rất đói và ăn nhiều một cách bất thường;
• Giảm cân nhiều trong một thời gian ngắn;
• Khó tập trung làm việc hay học tâp, cơ thể mệt mỏi, dễ nổi cáu;
• Nhìn mờ;
Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở
giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách
kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này) [5].
2.2.1.4 Cách phòng tránh tiền Tiểu đường
• Phòng tránh thừa cân, béo phì
• Gia tăng hoạt động thể lực, tập thể dục thể thao thường xuyên

• Dinh dưỡng hợp lý
• Uống sữa phòng chống bệnh tiểu đường
2.2.1.5 Cách điều trị
Insulin (dùng cho dạng type 1)
Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:
• Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm
• Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin
• Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm
Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc Typ1, nó chỉ dùng
cho bệnh nhân đái tháo đường typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các
thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả
Thuốc dùng cho dạng typ2
Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:
• Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm - Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid,
Clopropamid
• Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm - Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid
Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm Tainsulin với chiết suất từ cây Dây Thìa Canh -
Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ của Tiến sỹ Trần Văn Ơn, chủ nhiệm bộ môn Thực vật
trường ĐH Dược Hà Nội để phòng và hỗ trợ trong việc điều trị Đái Tháo Đường Các
nhóm trên có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra Glucagon
và kích thích tế bào Beta ở tụy tiết ra Insulin.
2.2.2 Bệnh Cao huyết áp
2.2.2.1 Sơ lược về Cao huyết áp
Trang 24
Bệnh cao áp huyết (hypertension, high blood pressure) nguy hiểm, đưa đến
những biến chứng như tai biến mạch máu não, chết cơ tim cấp tính, suy tim, suy
thận. Cao áp huyết còn rút ngắn tuổi thọ. Cao áp huyết nổi danh là một “căn bệnh
thầm lặng”.
Cao áp huyết là gì? Con tim bơm máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể qua
những hệ thống mạch máu gọi là động mạch. Ví như một máy bơm nước đẩy nước qua

các ống dẫn. Khi máu được tim bơm đầy, và chảy trong lòng các mạch máu, sức ép
của máu vào thành mạch máu sẽ tạo một áp suất (pressure) gọi là áp huyết (blood
pressure). Áp huyết thay đổi tùy lúc, và tùy các hoạt động của cơ thể. Áp huyết xuống
thấp hơn lúc ta ngủ, nghỉ và lên cao hơn khi tinh thần ta kích động, buồn bực hoặc
trong lúc ta tập thể dục, chơi thể thao.
Áp huyết được diễn tả bằng 2 số, thí dụ: 140/90. Số trên (140) được gọi là áp
suất systolic (áp suất tâm thu): Sức ép của máu vào lòng động mạch mỗi khi tim co
bóp để bơm máu ra khỏi tim. Số dưới (90) được gọi áp suất diastolic (áp suất tâm
trương): Áp suất trong lòng động mạch khi con tim dãn ra giữa hai nhịp co bóp. Số
trên tượng trưng áp suất cực đại (maximum) trong lòng động mạch và số dưới tượng
trưng áp suất cực tiểu (minimum) trong lòng động mạch.
Theo sự phân loại mới, áp suất systolic bình thường dưới 120 và áp suất
diastolic dưới 80. Áp huyết từ 140/90 trở lên được xem là cao (đo ít nhất 3 lần, vào 3
dịp khác nhau), cao độ.
Áp suất systolic: 140 đến 159, áp suất diastolic: 90 đến 99, cao độ 2: áp suất
systolic: từ 160 trở lên, áp suất diastolic: từ 100 trở lên.
Những vị có áp suất systolic trong khoảng từ 120 đến 139, hoặc áp suất
diastolic từ 80 đến 89, nay được xem là tiền cao áp huyết (prehypertension), sau dễ
tiến đến cao áp huyết [5].
2.2.2.2 Nguyên nhân gây bệnh Cao huyết áp
• Yếu tố gia đình: Cao áp huyết có tính di truyền. Có cha mẹ, anh em ruột cao áp
huyết.
• Ðàn ông: Ðàn ông dễ cao áp huyết hơn phụ nữ. Tuy vậy, phụ nữ, sau khi mãn
kinh, cũng dễ cao áp huyết hơn lúc còn kinh.
• Tuổi tác: Cao áp huyết dễ xảy ra sau tuổi 35.
• Giòng giống: Người da đen hay cao áp huyết hơn người da trắng và bệnh cao
huyết áp ở người da đen cũng nặng hơn.
• Béo mập: Khi sức nặng của ta trên sức nặng lý tưởng so với chiều cao và vóc
người 30% trở lên.
Trang 25

×