Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.34 KB, 30 trang )

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)
Email:
III-8-1
8. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẤP CỨU Y TẾ
8.1 Các vấn đề tồn tại và dự báo đến 2020.................................................................... 2
8.2 Mục tiêu: ................................................................................................................... 7
8.3 Chiến lược:............................................................................................................... 8
8.4 Lộ trình thực hiện chiến lược.................................................................................. 23
8.5 Đề xuất một số dự án cần được quốc tế tài trợ về cấp cứu y tế ............................ 27

Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)
Email:
III-8-1
8. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẤP CỨU Y TẾ
Chiến lược được soạn thảo với các đề mục chính như sau:
1. Các vấn đề tồn tại về tai nạn giao thông như: định nghĩa về TNGT, số chết và
bị thương do TNGT tại Việt Nam theo thống kê của Bộ Y tế, thiệt hại về kinh tế
xã hội do TNGT gây ra, một số thông tin về tình hình TNGT tại các nước trên
thế giới, các bài học kinh nghiệm tại Nhật Bản…
2. Dự báo tình hình TNGT các nă
m tới, các yếu tố gây tăng TNGT, làm giảm
TNGT, dự báo tình hình cấp cứu y tế các năm tới trong đó tập trung vào các
yếu tố chủ yếu:
(1) Công tác chăm sóc y tế trước khi được chuyển tới bệnh viện
(2) Chăm sóc, điều trị tại bệnh viện
(3) Đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống cấp cứu nạn nhân TNGT
(4) Công tác thông tin truyền thông cho cộng đồng về cấp cứu n
ạn nhân
(5) Các vấn đề về cấp cứu nạn nhân TNGT nhiều nạn nhân và


(6) Hệ thống bảo hiểm liên quan đến cấp cứu nạn nhân TNGT
3. Mục tiêu: Trong đó có:
(1) Mục tiêu tổng quát
(2) Mục tiêu cụ thể
4. Chiến lược phát triển hệ thống cấp cứu TNGT đến năm 2020 tập trung vào:
(1) Các cơ sở pháp lý: Điểm lại các văn bản pháp qui hiện có của Chính phủ,
của Ủy Ban ATGT quố
c gia, Bộ Giao thông, Bộ Y tế… để thấy được tính
khả thi của các đề xuất nêu ra
(2) Phát triển công tác cấp cứu ban đầu bao gồm:
o Tăng cường hệ thống thông tin cấp cứu y tế
o Tăng cường công tác cấp cứu ban đầu và vận chuyển cấp cứu
o Phát triển hệ thống cấp cứu 115
(3) Đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống cấp cứu
(4) Tổ ch
ức cấp cứu thảm họa và TNGT nhiều nạn nhân một lúc
(5) Phát triển hệ thống bảo hiểm nạn nhân TNGT
5. Lộ trình thực hiện chiến lược: Được chia thành các giai đoạn: từ 2008 đến
2010; từ 2011 đến 2012; từ 2013 đến 2015 và từ 2016 đến 2020. Việc chia giai
đoạn này phù hợp với cách chia giai đoạn của kế hoạch tổng thể về ATGT đến
năm 2020. Trong mỗi giai đoạn đề
u chia ra mục tiêu và các hoạt động chủ yếu
6. Đề xuất một số dự án cần được tài trợ quốc tế liên quan đến chiến lược:
(1) Các đề án hiện đã và đang được tài trợ quốc tế cần tiếp tục
(2) Dự án đề xuất được JICA tài trợ
Sau đây là nội dung chi tiết của Chiến lược cấp cứu y tế
Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email:


III-8-2
8.1

Các vấn đề tồn tại và dự báo đến 2020

1) Tai nạn giao thông
(1) Thực trạng thống kê TNGT quốc gia hiện nay:
- Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/12/2001
phê duyệt Chính sách quốc gia Phòng chống tai nạn thương tích giai đoạn
2002-2010 đã nêu là “Các cơ sở y tế, nhất là ở tuyến quận huyện, xã
phường cần đánh giá đúng và chính xác về số lượng những tai nạn,
thương tích, mức độ tai nạn, thương tích thường xảy ra trên địa
phương”. Thực tế hiện nay, số tai nạn giao thông cũng như số nạn nhân, số
chết, số bị thương do TNGT của nước ta không phản ánh đúng thực tế tình
hình và không tương quan với thống kê của các nước trong khu vực và trên
thế giới.
- Định nghĩa Tai nạn giao thông của Liên Hợp quốc (UN) như sau: “Những tai
nạn xẩy ra trên đường hoặc phố dành cho giao thông công cộng mà nó
dẫn đến mộ
t hoặc nhiều người chết hoặc bị thương và trong đó có ít
nhất một phương tiện đang di chuyển có liên quan. Vì vậy những tai
nạn này bao gồm sự va chạm giữa các phương tiện với nhau, giữa
phương tiện với người đi bộ, giữa phương tiện với súc vật hoặc các vật
cố định. Tai nạn chỉ có một phương tiện liên quan (không có người sử
dụ
ng đường khác) cũng được tính”
- Cách tính và báo cáo tình hình tai nạn giao thông của nước ta hiện nay còn
nhiều bất cập: Hầu như chỉ tính số TNGT có người chết (tỷ lệ 89,92%);
không tính các trường hợp tự gây ra tai nạn giao thông, tai nạn giao thông

do chất lượng phương tiện (như xe mất phanh đâm xuống vực) mặc dù các
trường hợp này gây chết người, thậm chí làm chết nhiều người nhưng vẫn
không được tính là TNGT. Các trường hợp TNGT trên các tuy
ến đường
nông thôn (liên huyện, liên xã) thường không được cảnh sát lập biên bản
nên cũng không được tính. Vì vậy con số thực về TNGT cũng như số nạn
nhân TNGT được thống kê báo cáo chỉ khỏang 10% so với thực tế. Số
chết cũng chỉ bằng 70% số thực tế năm 2006 so với kết quả điều tra
nguyên nhân chết tại 9.483 xã năm 2006 của Bộ Y tế.
- Tỷ l
ệ số chết so với số TNGT của Thái Lan là 16,26%, của Malaysia là
2,41%, của Nhật là 0,72% là phù hợp với thực tiễn vì số TNGT bao giờ cũng
lớn hơn nhiều lần số chết do TNGT. Trong khi số liệu này của Việt Nam là
89,92% có nghĩa là Việt Nam chỉ thống kê những trường hợp TNGT có
người chết (gần 90%) chứ không phải là thống kê toàn bộ số TNGT. Tại các
nước thì số bị thương do TNGT bao giờ cũng nhi
ều hơn số chết do TNGT
như: Thái Lan: 4,43 lần, Malaysia: 7,29 lần, Nhật: 123 lần trong khi ở Việt
Nam thì hai số này gần tương đương nhau: 1,24 lần. Điều đó nói lên tính
chất không thực tế của các số liệu thống kê hiện nay.


Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)
Email:
III-8-3
(2) Số bị thương và chết do TNGT
a) Thực tiễn tại Việt Nam
- Tai nạn giao thông là một loại “thảm họa” do con người gây ra (Man-made
disaster). Thống kê của bệnh viện Việt Đức năm 2006 có 19.653 nạn nhân

TNGT vào cấp cứu tại bệnh viện, trung bình mỗi ngày có 53 nạn nhân, cứ 26
phút có một nạn nhân vào cấp cứu. Theo thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy
từ 1/1/2003 đến 31/12/2007 (5 năm) có tổng cộng 139.011 nạn nhân TNGT
vào c
ấp cứu (7.959 người chết do TNGT tại bệnh viện); trung bình mỗi năm
có 27.802 nạn nhân, mỗi ngày có 76 nạn nhân; cứ 19 phút lại có một nạn
nhân bị TNGT vào bệnh viện. Như vậy là nếu chỉ tính số nạn nhân TNGT
vào cấp cứu tại hai bệnh viện trung ương tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh cả năm 2006 đã có 47.455 gấp 4,2 lần số bị thương của cả nước được
công bố chính th
ức là 11.286 người. Điều cần lưu ý là hầu hết số nạn nhân
vào cấp cứu tại hai bệnh viện trung ương nói trên đều là những tai nạn nặng
do các địa phương chuyển về, hầu như không có các vụ va chạm nhẹ.
- Số liệu cập nhật TNGT 10 ngày giữa tháng 1 năm 2008 tại bệnh viện Việt
Đức (Hà nội) và Chợ Rẫy (thành phố HCM) trung bình mỗi ngày tại hai bệnh
viện này đ
ã có 121 nạn nhân TNGT vào cấp cứu (vượt xa số trung bình bị
thương do TNGT mỗi ngày năm 2007 vừa công bố là 29 người/ngày
(10.546/365 ngày)
- Bộ Y tế thống kê 650 bệnh viện trên cả nước năm 2006 có 140.447 nạn
nhân TNGT vào cấp cứu (số công bố chính thức trên báo chí là 11.288).
Trung bình mỗi ngày cả nước có 384 nạn nhân TNGT, cứ 4 phút lại có một
nạn nhân TNGT vào cấp cứu. Con số này vượt xa số vào cấp cứu và chết
do các bệnh truyền nhiễm và thiên tai, thảm họ
a khác trên cả nước. Bộ Y tế
đã thu thập số liệu trong sổ tử vong (sổ A6) tại 9.483 xã trên cả nước thấy
nguyên nhân chết do TNGT là 17.829 người
1
(cao hơn con số công bố chính
thức năm 2006 là 12.757 người chết do TNGT).

Dưới đây là thông tin chi tiết về số nạn nhân TNGT đến cấp cứu tại bệnh viện Việt
Đức (Hà Nội) trong thời gian Tết tại Việt Nam (từ 06 đến 12/2/2008) trong đó có tới
526 nạn nhân. Số liệu thống kê này đã phân biệt
số nạn nhân vào cấp cứu do
TNGT với các loại tai nạn, thương tích khác như tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động.
Số chết do TNGT ghi nhận tại bệnh viện chỉ có 1 trường hợp, tuy nhiên có tới 33
trường hợp nạn nhân quá nặng không có khả năng chữa trị được đã xin về chết tại
nhà. Trong khi đó báo cáo chính thức cả nước được công bố chỉ có 336 người bị
thương do TNGT là không thực tế
. Bộ Y tế khẳng định là không có ghi chép trùng
lắp TNGT với các loại tai nạn khác trong báo cáo này.

1
Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2006 – Bộ Y tế
Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email:

III-8-4

Thống kê số nạn nhân vào cấp cứu tại BV Việt Đức Hà Nội trong dịp Tết
2

(Từ 8h00 ngày 6/2/2008 đến 8h00 ngày 12/2/2008')
TT
SỐ TAI NẠN VÀO CẤP CỨU
Tết 2007 Tết 2008 %
Tổng số cấp cứu tai nạn của bệnh viện



- Tai nạn giao thông 578 526 91%
- Tai nạn sinh hoạt và TN lao động
188
190
101%
1
- Tai nạn do pháo nổ
1
4
400%
Số chết tại bệnh viện

Chết do tai nạn giao thông 8 1 12,5%
Chết do tai nạn sinh hoạt và TN lao động
1
4
400%
2
Chết do tai nạn pháo nổ
0
0
0
Quá nặng xin về chết tại nhà

Do tai nạn giao thông 22 33 150%
Do tai nạn sinh hoạt và TN lao động
6
7
116,6%

3
Do pháo nổ
0
0
0
- Đến năm 2020, tuy TNGT không còn là vấn đề bức xúc nhất của xã hội nữa
nhưng vẫn là một trong 10 bệnh có số mắc và số chết cao nhất của Việt nam
cùng với bệnh tim mạch và ung thư giống như mô hình bệnh tật của các
nước công nghiệp phát triển. Nguyên nhân là do số phương tiện giao thông
tiếp tục tăng nhanh cả tại thành thị cũng như nông thôn. Nếu Việt nam cố
gắng kìm chế
được tốc độ gia tăng tai nạn giao thông thành công như năm
2006 thì mỗi năm vẫn có khoảng 170.000 nạn nhân đến cấp cứu tại các cơ
sở y tế. Thống kê năm 2006 của Bộ Y tế là 170.900 nạn nhân TNGT vào cấp
cứu chiếm tỷ lệ 203,46/100.000 dân và số chết tại bệnh viện do nguyên nhân
TNGT khoảng gần 1000 người, chiếm tỷ lệ 1,01/100.000 dân.
b) Tình hình TNGT tại Nhật Bản
- Các thống kê về tình hình tai nạn giao thông và s
ố chết do TNGT của Nhật
cho biết: Từ năm 1951 Đến năm 1970 TNGT tại Nhật gia tăng tương tự Việt
Nam những năm trước 2002. Đến năm 1970 Chính phủ nhận ra tính nghiêm
trọng của vấn đề này và thực hiện kiên quyết nhiều giải pháp an toàn giao
thông. Từ năm 1970 đến 1978 đã giảm được cả số vụ TNGT và số chết do
TNGT. Tuy nhiên từ 1981 số vụ TNGT lại tiếp tục t
ăng nhanh (do số phương
tiện tham gia giao thông tăng). Tuy nhiên Nhật đã thành công khi giảm được
số chết do TNGT xuống còn khoảng 50 % so với năm 1970. Đây là cơ sở
quan trọng để chúng ta tính toán mục tiêu đến năm 2020.
- Số thống kê mới nhất năm 2007 về TNGT tại Nhật như sau:
o Số chết do TNGT trong vòng 24 giờ: 5.744 (-9.6% so với 2006)

o Số chết do TNGT trong vòng 30 ngày: 6.639 (- 8.7% so với 2006)

2
(Nguồn:
Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)
Email:
III-8-5
Sở dĩ giảm được số chết như vậy là do đã tăng cường công tác cấp cứu nạn
nhân tại các cơ sở y tế, giảm say xỉn khi lái xe và giảm chạy xe quá tốc độ cho
phép.
3


TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI NHẬT BẢN 1951 - 2004
Bắt đầu triên khai Chương
trình An toàn giao thông
1970
Số vụ TNGT
tiếptụctăng
Số trường hợp
chếtbắt đàu
giảmmạnh


Nguyên nhân của thành công đó là do Nhật đã thực hiện kiên quyết việc cưỡng
chế an toàn giao thông, quy định bắt buộc phải thắt dây an tòan (đối với xe ô tô)
và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông (đối với xe mô tô). Hơn nữa, Nhật
cũng đầu tư lớn vào việc bố trí hệ thống thông tin khi có TNGT, các trạm cấp
cứu dọc đường giao thông và nâng cao năng lực cấp cứu nạn nhân của các

bệnh việ
n. Đó chính là những bài học kinh ngjhiệm mà Việt Nam cần học trong
hoạch định chiến lược.
c) Các dự báo đến năm 2020 của nhóm nghiên cứu như sau:
- Dự báo 1: Đến năm 2020, số phương tiện giao thông của nước ta sẽ là:
35,62 triệu phương tiện trong đó 2,62 triệu ô tô và 33 triệu mô tô
4

- Dự báo 2: Đến năm 2020, số phương tiện giao thông của nước ta sẽ là 52,6
triệu phương tiện tham gia giao thông
Với số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng như vậy, việc kìm chế tốc độ
gia tăng của tai nạn giao thông và làm giảm số chết do TNGT thực sự là một
thách thức lớn đối với đất nước và đối với Ngành Y tế.

3
Nguồn: Thống kê của Cục Cảnh sát Nhật Bản do Mr. Kobayashi, chuyên gia của JICA cung cấp
4
Nguồn: trên cơ sở thông tin của Bộ Giao thông
VN và kế hoạch phát triển công nghiệp mô tô xe máy Việt Nam 2006-2015 và tầm nhìn 2020 Hội thảo
ngày 22-01-2008 tại Hà Nội.
Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email:

III-8-6
2) Tổn thất về kinh tế xã hội do TNGT đường bộ gây ra
Năm 2004, ADB hỗ trợ kinh phí cho chương trình an toàn cho khu vực được thực
hiện do một nhóm tác giả Việt Nam và quốc tế đã sử dụng phương pháp tính thiệt
hại theo tổng thu nhập quốc dân để tính toán những tổn thất do TNGT gây ra. Theo

báo cáo thì số thiệt hại về kinh tế do TNGT gây ra năm 2002, 2003 khoảng 885
triệu USD, chiếm 2,45% tổng thu nhập quốc dân thời gian đó.


3) Chăm sóc y tế trước khi đến bệnh viện
(1) Công tác y tế và hệ thống thông tin cấp cứu:
- Các thông tin về cấp cứu còn chậm, không đáp ứng được nhu cầu về
“thời gian vàng” trong cấp cứu chấn thương
- Cấp cứu tại hiện trường còn thấp, phần lớn do cộng đồng thực hiện.
- Đánh giá kỹ thuật cấp cứu ban đầu cho thấy: 34,8% không được xử trí
cấp cứu và 65,2% có được xử trí cấp cứu. Các xử trí thông thườ
ng chỉ
đạt yêu cầu về chuyên môn dưới 50%.
(2) Hệ thống vận chuyển cấp cứu nạn nhân
- Nhiều nạn nhân không được vận chuyển đến bệnh viện bằng các xe cấp
cứu chuyên dụng mà bằng các phương tiện khác như xe taxi, xe ôm
hoặc thậm chí bằng cả xe tải do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên
nhân do thiếu xe cấp cứu.
4) Chăm sóc y tế tại các bệnh viện
- Ngành Y tế sẽ được đầu tư tốt hơn về trang thiết bị và nâng cấp về
chuyên môn kỹ thuật, các Trung tâm y tế chuyên sâu được hình thành
trên các vùng, miền sẽ tiếp nhận cấp cứu nạn nhân tốt hơn. Các bệnh
viện tuyến huyện được nâng cấp có khả năng xử trí tại chỗ các trường
hợp TNGT mà không phải chuyển lên tuyến trên.
- Hệ thống bệnh viện tư nhân phát triển mạ
nh không chỉ tập trung tại các
đô thị mà còn phát triển đến các huyện tại các địa bàn kinh tế trọng điểm.
Các bệnh viện tư sẽ được trang bị hiện đại, có cán bộ chuyên môn chất
lượng cao đóng vai trò tích cực trong việc cấp cứu, điều trị nạn nhân
TNGT.

5) Đào tạo nguồn nhân lực cho cấp cứu nạn nhân TNGT
- Nhu cầu đào tạo về cấp cứu hồi sức của các bệnh viện tuyến tỉnh và
huyện rất lớn. Hiện nay hầu hết các Trường đại học Y chỉ đào tạo bác sỹ
đa khoa. Trong vòng 5-10 năm tới sẽ tăng cường đào tạo chuyên khoa
về hồi sức cấp cứu để bố trí công tác tại các Trung tâm 115, các bệnh
viện tuyến tỉnh và tuyến huyện.
Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)
Email:
III-8-7
6) Truyền thông cho cộng đồng và học sinh các trường
(1) Qua điều tra nghiên cứu tại các địa phương của Bộ Y tế cho thấy gần 70%
nạn nhân nhận được cấp cứu ban đầu của cộng đồng, 15% của cán bộ y tế
và 15% do các đối tượng khác.
(2) Cần thiết phải có hướng dẫn, tập huấn cho cộng đồng về 5 kỹ thuật cấp cứu
thông thường như cầm máu, băng vết thương, cố định gẫy x
ương, hồi sinh
và vận chuyển nạn nhân.
Năm kỹ thuật cấp cứu nói trên đã có thời gian được phổ cập sâu rộng trong
nhân dân (trong thời kỳ chiến tranh tại miền Bắc) nhưng đến nay đã mai một đi,
cần thiết được khôi phục lại trong tình hình thiên tai, thảm hoạ nói chung và tai
nạn giao thông nói riêng đang ngày càng tăng như hiện nay.
7) Thảm họa và tai nạn gây chấn thương hàng loạt
(1) Tai nạn giao thông đối với xe khách là phương tiện chở nhiều người nên hậu
quả xẩy ra rất nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện nay các khu vực thu dung phân
loại, hồi sức cấp cứu, phòng mổ chỉ đủ khả năng cấp cứu cho khoảng 20
nạn nhân. Trường hợp nạn nhân đến cùng một lúc trên 50 người do tai nạn
thì gây lúng túng trong tiếp nhận, phân loại, điều trị và làm rối loạn các hoạt
động bình thường của các b
ệnh viện.

(2) Các kiến thức cần thiết đối phó với tình huống tai nạn giao thông có nhiều
nạn nhân nói chung còn yếu; phần lớn chưa được đào tạo bài bản, chỉ dựa
vào kinh nghiệm hoặc hướng dẫn từ khi còn học đại học. Một số kiến thức
còn yếu là: giải quyết nạn nhân tại hiện trường, phân loại nạn nhân, phân
công người chỉ huy, phát ngôn với báo chí và bảo vệ b
ệnh viện để các thầy
thuốc tập trung vào công tác cấp cứu nạn nhân.
8) Hệ thống bảo hiểm tai nạn thương tích
- Hiện nay việc bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người
tham gia giao thông chưa được thực hiện rộng rãi. Thời gian tới, Nhà
nước sẽ thực hiện và kiểm tra việc mua loại hình bảo hiểm này. Khuyến
khích các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác như bảo hiểm tai nạn
thương tích cho học sinh, sinh viên tại các trường học, bảo hiểm tai nạn
cho công nhân…
8.2 Mục tiêu
1) Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020 sẽ đạt được:
Giảm 50% số nạn nhân tai nạn giao thông chết tại các cơ sở y tế so với năm
2007 do được thông tin sớm, được cấp cứu và vận chuyển kịp thời bằng xe
chuyên dụng đến các cơ sở y tế nhà nước, tư nhân và lực lượng vũ trang.
Các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố có đủ trang thiết bị cần thiết và cán bộ
chuyên môn có trình độ cao; hình thành hệ thống đào tạo chuyên sâu về c
ấp
cứu tai nạn thương tích và phục hồi chức năng cho nạn nhân sau khi được
cấp cứu, điều trị tại các bệnh viện.
Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email:

III-8-8

2) Mục tiêu cụ thể
a) Giảm số chết do TNGT tại các bệnh mỗi năm 5%, từng bước phấn đấu đến
năm 2020 giảm số chết do TNGT tại các bệnh viện xuống còn 50% so với
năm 2007 (dưới 0,6/100.000 dân).
b) Tăng cường công tác cấp cứu trước khi đến bệnh viện: Thực hiện phương
châm “4 tại chỗ” để cấp cứu nạn nhân ngay tại hiện trường, xử lý sớm và
đúng phác đồ chuyên môn, nhân dân tham gia nhiều h
ơn và hiệu quả hơn
trong cấp cứu ban đầu và vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế tại những nơi
có nhiều khó khăn. Có nơi cấp cứu tại các điểm dừng dọc đường quốc lộ và
tại các nhà ga đường sắt để cấp cứu hành khách và nạn nhân TNGT.
c) Phát triển hệ thống cấp cứu 115: Hệ thống cấp cứu 115 bao phủ hết các
t
ỉnh, thành phố trong cả nước nhờ kết hợp y tế công lập, tư nhân và lực
lượng vũ trang. Các bệnh viện quận, huyện có đội cấp cứu ngoại viện được
trang bị xe cấp cứu chuyên dụng đáp ứng nhu cầu cấp cứu bệnh nhân và
nạn nhân TNGT.
d) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho cấp cứu y tế: Hệ thống đào tạo
chuyên sâu về c
ấp cứu y tế được thiết lập tại các trường đào tạo cán bộ y tế
để cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ y tế làm công tác cấp cứu nạn
nhân TNGT, đào tạo cho cán bộ y tế cơ sở để tập huấn lại cho cộng đồng.
e) Tăng cường năng lực cấp cứu TNGT có nhiều nạn nhân: 100% các bệnh
viện tuyến tỉnh, thành phố được nâng cấp trang thi
ết bị và cán bộ chuyên
môn có đủ năng lực tiếp nhận các trường hợp tai nạn giao thông có từ 20
đến trên 50 nạn nhân; bệnh viện tuyến huyện đủ năng lực tiếp nhận các
trường hợp tai nạn giao thông có dưới 20 nạn nhân.
8.3 Chiến lược
1) Cơ sở pháp lý

(1) Nghị quyết 32 của Chính phủ “về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế
tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”
a. Mục d, phần 6 của Nghị quyết nêu rõ “Bộ Y tế ban hành quy định việc
thành lập các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng
điểm với khoảng cách giữa các trạm hợp lý và theo quy định; thường
xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến th
ức cấp cứu tai nạn giao
thông cho các đối tượng liên quan đến cứu hộ, cứu nạn và giải quyết tai
nạn giao thông”
b. Mục c, phần 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: “Ban hành
chương trình giáo dục trật tự an toàn giao thông phù hợp trong nhà
trường, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa
về trật tự an toàn giao thông. Thực hiện chương trình giảng dạy trật tự
an toàn giao thông mới từ niên h
ọc 2008 - 2009 ở tất cả các cấp học;
quy định việc đánh giá đạo đức đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp
luật trật tự an toàn giao thông…”.
Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)
Email:
III-8-9
(2) Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chính sách quốc gia Phòng chống tai nạn thương tích giai đoạn
2002-2010:
a. Phần 1: Mục tiêu nêu rõ: “Đến năm 2005, số người chết do tai nạn giao
thông giảm từ 14 người xuống còn 11 người /10.000 phương tiện và đến
năm 2010, xuống còn 9 người /10.000 phương tiện”. (Nếu tính theo dự
báo (1) đến 2020 có 35,62 triệu phương tiện tham gia giao thông thì số
chết do TNGT sẽ là 32.058 hoặc theo d
ự báo (2) có 52,6 triệu phương

tiện tham gia giao thông thì số chết do TNGT sẽ là 47.340 đều cao hơn
gấp 2,5 đến 3 lần số chết được công bố 2007
b. Phần 2: Những giải pháp, mục g) nêu rõ:
- “Ngành y tế phải có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo nguồn lực bao gồm
phương tiện, thuốc và nhân lực để cấp cứu kịp thời nạn nhân, tổ
chức tốt việc cứu chữa, phụ
c hồi chức năng”.
- “Tổ chức hệ thống cấp cứu ở những địa bàn cần thiết để có thể đưa
người bị nạn vào các cơ sở cấp cứu nhanh nhất, an toàn nhất. Các
cơ sở y tế, nhất là ở tuyến quận huyện, xã phường cần đánh giá
đúng và chính xác về số lượng những tai nạn, thương tích, mức
độ tai nạn, thươ
ng tích thường xảy ra trên địa phương, những
phương tiện, thuốc men thường phải được sử dụng để chủ động
chuẩn bị và chủ động về nhân lực cứu chữa nạn nhân kịp thời, có
hiệu quả. Các cơ sở y tế từ trạm y tế xã, phường đến các bệnh viện
ở gần các trục đường giao thông quan trọng được trang bị phương
tiện
đầy đủ hơn, các cán bộ y tế đựợc đào tạo kỹ hơn về năng lực
cấp cứu nạn nhân. Tổ chức huấn luyện các nhân viên y tế thôn bản
và nhân dân trên địa bàn kỹ năng sơ cứu người bị nạn”.
- “Tăng cường năng lực của các bệnh viện tuyến huyện , tuyến tỉnh ,
tuyến trung ương trong việc cấp cứu nạn nhân, đặc biệ
t chú ý với
những ca nặng Tổ chức tốt việc cứu chữa và phục hồi chức năng”.
c. Mục 3: Tổ chức thực hiện, phần b nêu rõ:
- “Bộ Y tế chủ trì , phối hợp với các Bộ ngành liên quan chỉ đạo tổ
chức việc cứu chữa nạn nhân, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức
năng cho người bị nạn; chủ trì và phối hợp theo dõi, tổ
ng hợp, phân

loại các tai nạn, thương tích xảy ra; chịu trách nhiệm chính và phối
hợp với các Bộ, ngành khác và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương đi sâu vào việc phòng, chống tai nạn, thương
tích để xây dựng mô hình những tỉnh, thành, huyện, thị, xã, phường,
trường học... thành những cộng đồng an toàn, tổng kết những kinh
nghiệm để mở rộng xây dựng cộng đồng dân cư an toàn trong phạm
vi toàn quốc”
- “Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan thực hiện chương trình sức khỏe học đường, trong đó có nội
dung phòng, chống tai nạn, thương tích; xây dựng nhà trường an
Nghiên cứu Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Báo cáo giữa kỳ (Bản thảo)

Email:

III-8-10
toàn, biên soạn tài liệu giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích
trong nhà trường.”
(3) Chỉ thị số 04 /2007/CT-BYT ngày 08/11/2007 của Bộ Y tế về việc triển khai
thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một
số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao
thông đã nêu ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
a. Quy định việc thành lập các trạm cấp cứ
u tai nạn giao thông trên các
quốc lộ; Tiêu chuẩn về trang thiết bị, kiến thức và kỹ năng của nhân viên
y tế trong chăm sóc chấn thương thiết yếu.
b. Chỉ đạo các Sở Y tế xây dựng mạng lưới các trạm cấp cứu, các bệnh
viện nhằm kịp thời cứu chữa nạn nhân bị tai nạn giao thông trên các
quốc lộ trọng điểm. Thống kê, báo cáo tình hình tai nạn thương tích tại
các c

ơ sở y tế theo qui định, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng ghi
chép thống kê báo cáo các trường hợp mắc và tử vong do tai nạn giao
thông.
c. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập bản đồ mạng lưới
cấp cứu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh: quy định địa bàn của từng
cơ sở y tế dọc trên tuyến quốc lộ chịu trách nhiệm cấp cứu tai nạn giao
thông;
d. Rà soát lại quy hoạch và thực trạng trung tâm vận chuyển cấp cứu 115
để bổ sung các trạm, chốt và trang thiết bị cho trung tâm vận chuyển cấp
cứu 115 và các cơ sở y tế trên các quốc lộ trọng điểm và nơi có nguy cơ
tai nạn giao thông cao.
e. Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức và huấn luyện kỹ năng sơ
cứu, cấp cứu tai nạn giao thông cho độ
i ngũ cộng tác viên tại các trạm,
chốt cấp cứu và các đối tượng liên quan đến cứu hộ, cứu nạn và giải
quyết tai nạn giao thông;
(4) Quy chế cấp cứu mới được ban hành theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT
ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Nhiều nội dung đã được đưa vào
chiến lược này)
(5) Đề án tăng cường đảm bảo trật tự ATGT quốc gia đến n
ăm 2010 của Bộ
Giao thông năm 2007
a. Mục 2.1.2 "Mục tiêu" nêu rõ: số người chết trên 10.000 phương tiện cơ
giới đường bộ giảm từ 6,5 xuống còn 4,5 vào năm 2010.
b. Mục 2.10.2 “dịch vụ y tế cấp cứu” có nội dung như sau:
- Nâng cao năng lực của các Trung tâm cấp cứu
- Quy hoạch và xây dựng các trạm y tế cấp cứu dọc quốc lộ quan
trọng
- Xây dựng hệ thống thông tin cấp cứ
uTNGT trên các tuyến quốc lộ

×