Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐẠI HỌC HOA SEN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.67 KB, 9 trang )


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
MSMH
Tên môn học
Số tín chỉ
QT101DV01
Kinh tế vi mô
03
Microeconomics
Sử dụng kể từ học kỳ: 01 năm học 2012 - 2013 theo quyết định số …… ngày … ….
A. Quy cách môn học:
Số tiết
Số tiết phòng học
Tổng
số tiết

thuyết
Bài tập
Thực
hành
Đi
thực tế
Tự
học
Phòng
lý thuyết
Phòng
thực hành
Đi
thực tế
(1)


(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
45
45
00
00
00
90
45
00
00
(1) = (2) + (3) + (4) + (5) = (7) + (8) + (9)
B. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học:
Liên hệ
Mã số môn học
Tên môn học
Môn học tiên quyết: không có
C. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế học vi mô liên quan đến cung, cầu,
sự hình thành giá cả, thị trường, những quy luật tác động đến hành vi tiêu dùng và hành vi sản xuất;
ứng dụng phân tích một số chính sách can thiệp ở tầm vi mô của chính phủ tác động vào người tiêu
dùng, người sản xuất. Từ đó giúp cho sinh viên có các kiến thức nền tảng cho các chuyên ngành.
D. Mục tiêu của môn học:
STT

Mục tiêu của môn học
1
Hiểu được khái niệm, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn của Kinh tế vi mô.
2
Trình bày được các yếu tố tác động đến thị trường, cung – cầu của hàng hóa, dịch vụ;
hiểu được quy luật cung – cầu và tác động của một số chính sách của chính phủ.
3
Hiểu và trình bày được hành vi của người tiêu dùng trong lựa chọn tối ưu hóa.
4
Hiểu và phân tích hành vi của doanh nghiệp trong các lý thuyết: sản xuất, chi phí,
doanh thu, lợi nhuận.
5
Hiểu và trình bày được các hành vi của doanh nghiệp trong các loại thị trường.
6
Khuyến khích sinh viên vận dụng kiến thức, kỹ năng phân tích những vấn đề vi mô để
ứng dụng trong môi trường kinh doanh thực tiễn.
E. Kết quả đạt được sau khi học môn học:
STT
Kết quả đạt được
1
Hiểu các khái niệm cơ bản: kinh tế học, kinh tế vi mô, cung, cầu, sự co giãn của cung
– cầu, quy luật cung – cầu, lý thuyết lựa chọn tối ưu hóa.
2
Hiểu và trình bày được các chính sách tầm vi mô của chính phủ; vận dụng quy luật
cung – cầu khi phân tích tác động chính sách đến người sản xuất và người tiêu dùng
3
Trình bày được các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng thông qua các khái niệm:
giới hạn ngân sách, thỏa mãn tối ưu trong tiêu dùng.
4
Biết cách vận dụng các kiến thức toán, thống kê và kỹ năng phân tích để phân tích

được các quyết định tối ưu hóa của người sản xuất trong từng loại thị trường liên quan
đến: sản xuất, chi phí, lợi nhuận, doanh thu.
5
Sử dụng mô hình hóa và kiến thức toán để tính toán lượng hóa hành vi của nhà sản
xuất, người tiêu dùng trong các quyết định.
6
Phân biệt được đặc điểm các loại thị trường: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh mang
tính độc quyền, độc quyền hoàn toàn, độc quyền nhóm.
F. Phương thức tiến hành môn học:
STT
Loại hình phòng
Số tiết
1
Phòng lý thuyết
45

Tổng cộng
45
Yêu cầu:
 Ngôn ngữ sử dụng giảng dạy, học tập: tiếng Việt.
 Các yêu cầu đối với sinh viên khi tham gia môn học: do môn Kinh tế Vi mô chứa đựng nhiều khái
niệm mới nên sinh viên được yêu cầu nghiên cứu trước tài liệu ở nhà để hiểu rõ bài giảng trên lớp.
Ngoài ra, sinh viên vừa chuẩn bị ở nhà vừa làm bài tập trên lớp.
 Cách tổ chức giảng dạy môn học:
STT
Cách tổ chức
giảng dạy
Mô tả ngắn gọn
Số
tiết

Sĩ số SV
tối đa
1
Giảng trên lớp
(lecture)
1. Giảng viên giảng những vấn đề mang tính cơ
bản, các nguyên lý, khái niệm mới. Những vấn
đề liên quan đến thực tiễn thì giảng viên sẽ đặt
câu hỏi cho sinh viên thảo luận, đưa ý kiến.
Đối với những phần có xử lý bài tập tình huống
thì giảng viên sẽ phân tích một tình huống
(case study) xuyên suốt trong phần giảng liên
quan. Bài giảng được giảng bằng tiếng Việt có
chú thích tiếng Anh cho một số thuật ngữ. Sinh
viên tiếp cận giáo trình bằng tiếng Anh.
2. Một buổi lên lớp thường khởi đầu bằng việc
chỉnh sửa một số bài tập ở nhà và giải quyết
30
60
thắc mắc của sinh viên. Thời gian giảng được
tiến hành sau đó trong những tiết sau của buổi
học.
3. Trước khi đến lớp sinh viên đọc trước ở nhà tài
liệu tham khảo quy định theo kế hoạch giảng
dạy, tìm hiểu thêm tài liệu từ internet hay các
nguồn khác về vấn đề liên quan.
4. Sinh viên đến lớp để nghe giảng viên nhấn
mạnh các khái niệm và các ý tưởng quan trọng
hay khó của mỗi chương.
5. Trong quá trình giảng, nếu sinh viên có những

thắc mắc hay không hiểu bài thì hỏi ngay giảng
viên hoặc nếu sinh viên có những vấn đề cần
trao đổi thì có thể đưa ra thảo luận cùng giảng
viên và bạn học.
2
Chia nhóm
(group work)
thảo luận/bài
tập/thực hành
1. Sinh viên thảo luận làm một số bài tập tiêu biểu
tại lớp theo hướng dẫn của giảng viên.
2. Các dạng bài tập sinh viên tiến hành tại lớp đã
có mẫu trong bài giảng của giảng viên.
3. Ngoài ra sinh viên còn có bài tập về nhà dưới
dạng trắc nghiệm hoặc tự luận. Giảng viên sẽ
cho đáp án và hướng dẫn sửa chữa một số bài
tập.
4. Sinh viên nên đưa ra mọi thắc mắc của mình
trong trường hợp chưa hiểu bài.
5. Tùy thuộc vào điều kiện của từng lớp, giờ bài
tập có thể tổ chức bên ngoài theo dạng bài tập
thực tế (bài tập ngoại khóa):
- Tùy thuộc vào từng học kỳ và theo yêu cầu của
lớp học, giảng viên giảng dạy có thể tổ chức
giờ bài tập bên ngoài lớp học từ 1 – 2 buổi (3 –
6 tiết): trò chơi kinh tế ứng dụng + bài tập ứng
dụng theo cá nhân / theo nhóm. Dự kiến là vào
buổi học thứ 5 và buổi học thứ 10.
- Lịch học của buổi bài tập ngoại khóa thông
báo trước cho sinh viên và phòng đào tạo.

- Lịch học của buổi bài tập ngoại khóa cần quan
tâm đến địa điểm, thời gian và các nguồn lực
khác để đảm bảo các buổi học trước và buổi
học sau đó của sinh viên. Giảng viên giảng dạy
và các cán sự lớp (lớp trưởng và nhóm trưởng)
sẽ tổ chức buổi bài tập ngoại khóa.
15
60

G. Tài liệu học tập:
1. Tài liệu bắt buộc:
a) N. G. Mankiw (2009), Principles of Economics (5th Edition), South-Western Cengage
Learning, USA (Part 1-7).
b) Lê Bảo Lâm, Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ (2010), Kinh Tế Vi Mô,
NXB Thống Kê, Việt Nam.
2. Tài liệu không bắt buộc (tham khảo):
c) David Begg, et als. (2008), Economics, McGraw-Hill, Berkshire, UK. (Part 1-3).
d) Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ, và Nguyễn Hoàng Bảo (2009), Câu Hỏi-
Bài tập-trắc nghiệm Kinh Tế Vi Mô, NXB Thống Kê, Việt Nam.
e) R. F. Pindyck & D. L. Rubinfeld (2001), Microeconomics, Prentice Hall, USA.
f) J. E. Stiglitz (1997), Economics, W. W. Norton & Company Inc., USA.
H. Đánh giá kết quả học tập môn học:
1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập
Kết quả học tập môn Kinh tế Vi mô được đánh giá trên 3 loại hình:
1.1. Làm việc nhóm:
Sinh viên chủ động chia theo các nhóm với sĩ số khoảng 05 người/nhóm để thực hiện tiểu luận. Đề
tài tiểu luận và danh sách thành viên các nhóm được thống nhất từ đầu khóa học và không thay đổi
từ tuần 5. Tất cả các bản báo cáo được nộp vào tuần 12. Mỗi nhóm phải nộp kèm theo một Bảng mô
tả công việc (trong vòng 1 trang A4) trong đó nêu ngắn gọn quá trình làm việc của nhóm, công việc
từng thành viên đảm trách. Tiểu luận được trình bày theo quy định bao gồm trang bìa, tóm tắt, mục

lục, lời mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục (nếu có).
Tiểu luận sẽ tập trung nghiên cứu 1 ngành / sản phẩm thuộc 1 trong bốn loại thị trường: Cạnh tranh
hoàn hảo, Độc quyền hoàn toàn, Cạnh tranh mang tính độc quyền, Độc quyền nhóm. Nội dung bao
gồm các thông tin chính:
- Thông tin thị trường: tổng quan thị trường sản phẩm, thông tin nghiên cứu thị trường, dự
đoán thị trường, …
- Thông tin kinh doanh thực tế: sản xuất, tiếp thị (Marketing), nhân sự, tài chính (doanh thu,
chi phí, lợi nhuận, …), rủi ro, …
Điểm làm việc nhóm chiếm tỷ trọng 30%.
Các thành viên nhận cùng số điểm là điểm của nhóm. Nếu trễ hạn trình bày hoặc nộp bài báo cáo 1
tuần nhóm sẽ bị trừ 1 điểm. Nếu trễ hơn giảng viên sẽ không tính điểm cho phần làm việc nhóm
này. Trong quá trình làm việc, nếu thành viên nào không tham gia thì nhóm báo cho giảng viên để
không tính điểm cho thành viên đó.
1.2. Làm bài tập quá trình:
Sinh viên làm bài tập ở lớp và ở nhà, kết hợp điểm danh đánh giá chuyên cần của sinh viên trong cả
quá trình học.
Điểm làm bài tập quá trình chiếm tỷ trọng 20%.
1.3. Thi cuối học kỳ:
Bài thi cuối học kỳ có thời lượng trong vòng 90 phút. Nội dung của bài thi phủ toàn bộ chương
trình, 1/3 đề thi tập trung vào các nội dung đã học trong 7 tuần đầu, và 2/3 còn lại tập trung vào các
nội dung đã học trong 7 tuần cuối. Đề thi có dạng tự luận và bài tập kết hợp một số câu hỏi trắc
nghiệm (phần trắc nghiệm không bắt buộc). Phần trắc nghiệm (nếu có) chiếm tỷ trọng tối đa là 40%
điểm số của bài thi cuối kỳ. Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu.
Điểm bài thi cuối kỳ chiếm tỷ trọng 50%.
2. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập
 Đối với học kỳ chính:
Thành
phần
Thời
lượng

Tóm tắt biện pháp đánh giá
Trọng
số
Thời điểm
Kiểm tra
lần 1

Làm việc theo nhóm.
Sinh viên chia nhóm làm tiểu luận môn học.
Nộp báo báo. Chấm điểm theo nhóm.
30%
Tuần 1 đến
tuần 12
Kiểm tra
lần 2

Làm việc theo cá nhân.
Bài tập quá trình.
20%
Tuần 1 đến
tuần 15
Thi cuối
học kỳ
90 phút
Thi viết tập trung. Không sử dụng tài liệu.
50%
Theo
lịch P.ĐT
Tổng
100%


 Đối với học kỳ phụ:
Thành
phần
Thời
lượng
Tóm tắt biện pháp đánh giá
Trọng
số
Thời điểm
Kiểm tra
lần 1

Làm việc theo nhóm.
Sinh viên chia nhóm làm tiểu luận môn học.
Nộp báo báo. Chấm điểm theo nhóm.
30%
Tuần 1 đến
tuần 6
Kiểm tra
lần 2

Làm việc theo cá nhân.
Bài tập quá trình.
20%
Tuần 1 đến
tuần 7
Thi cuối
học kỳ
90 phút

Thi viết tập trung. Không sử dụng tài liệu.
50%
Theo
lịch P.ĐT
Tổng
100%

 Lưu ý: Những cá nhân thể hiện xuất sắc trong suốt khóa học, tích cực tham gia giờ học trên
lớp thì giảng viên có quyền cộng thêm tối đa 1.0 điểm cho điểm thi cuối học kỳ.
3. Tính chính trực trong học thuật (academic integrity)
Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường đại học.
Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú trọng tại Đại học
Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:
3.1 Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân
nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập
này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn
khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và tự
làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào.
3.2 Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người
khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn
nếu:
i. Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có
trích dẫn phù hợp.
ii. Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác.
iii. Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không có
trích dẫn phù hợp.
iv. Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của một
đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác nhau.
3.3 Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo
nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối kỳ

của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này.
Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào (kể
cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với phần kiểm
tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ. (tham khảo Chính sách Phòng
tránh Đạo văn tại: Để nêu cao và giữ
vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo cáo cho giảng viên và Trưởng Khoa
những trường hợp gian lận mà mình biết được.
I. Phân công giảng dạy:
STT
Họ và tên
Email, Điện thoại, Phòng làm việc
Lịch tiếp SV
Vị trí giảng dạy
1
Trần Thị Minh Ngọc



2
Lê Hữu Đức



3
Lê Ngọc Đức



J. Kế hoạch giảng dạy:
 Đối với học kỳ chính: gồm 15 buổi học

Tuần/Buổi
Tựa đề bài giảng
Tài liệu bắt buộc /
tham khảo
Công việc sinh viên
phải hoàn thành

Chương 1: Nhập môn Kinh tế Vi mô
1/1
1. Kinh tế học và Kinh tế vi mô
2. Những vấn đề cơ bản của nền kinh tế
3. Lựa chọn kinh tế tối ưu
a: chương 1, 2
b: chương 1
c: phần 1.1-2
d: chương 1
Thống nhất làm việc
theo đề cương

Chương 2: Cung, Cầu và Chính sách của Chính phủ
2/2
1. Khái niệm thị trường
2. Cầu
- Khái niệm / Quy luật cầu/ Đường cầu
- Các yếu tố tác động đến cầu
3. Cung
a: chương 4
b: chương 2
c: phần 1.3b
d: chương 2

Bài tập xác định đường
cầu, đường cung và
điểm cân bằng
- Khái niệm / Quy luật cung / Đường
cung
- Các yếu tố tác động đến cung
4. Cân bằng thị trường
3/3
5. Co giãn Cầu - Cung
- Co giãn của cầu theo giá, thu nhập,
giá hàng hóa liên quan
- Co giãn của cung theo giá
a: chương 5
b: chương 2
c: phần 2.4
d: chương 2
Bài tập xác định hệ số
co giãn cầu, cung và
ứng dụng độ co giãn
trong thực tế
4/4
5/5
6. Chính sách của chính phủ
- Kiểm soát giá
- Thuế
a: chương 6-8
b: chương 2
c: phần: 2.4
d: chương 2
Bài tập xác định giá,

sản lượng cân bằng và
bài tập lượng hóa tác
động của chính phủ vào
thị trường
- Thuyết trình tiểu luận nhóm (lần 1)

Bài thuyết trình lần 1

Chương 3: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng
6/6
1. Các giả thiết về sở thích người tiêu
dùng
2. Đường ngân sách
3. Đường đẳng ích
a: chương 21, 7
b: chương 3
c: phần 2.5
d: chương 3
Bài tập lượng hóa lựa
chọn tối ưu của người
tiêu dùng
7/7
8/8
4. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu
5. Sự hình thành đường cầu
6. Mức hữu dụng và lựa chọn tiêu dùng
tối ưu‎‎
- Làm bài tập cá nhân tại lớp




Chương 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
9/9
1. Lý thuyết về sản xuất
- Phân biệt ngắn hạn và dài hạn
- Hàm sản xuất
- Đường đẳng lượng và đường đẳng
phí
- Phối hợp các yếu tố sản xuất với chi
phí tối thiểu
a: chương 13
b: chương 4
c: phần 2.6-7
d: chương 4
Bài tập về quyết định
của doanh nghiệp về lựa
chọn phối hợp các yếu
tố sản xuất với chi phí
tối thiểu
10/10
2. Lý thuyết về chi phí
- Một số khái niệm về chi phí
- Chi phí trong ngắn hạn và sự lựa
chọn
- Chi phí trong dài hạn và sự lựa chọn
(sinh viên tự nghiên cứu thêm nội
dung này)
Bài tập về quyết định
của doanh nghiệp về lựa
chọn tối thiểu hóa chi

phí
11/11
3. Tối đa hóa lợi nhuận, doanh thu
Bài tập về quyết định
của doanh nghiệp về lựa
chọn tối đa hóa lợi
nhuận hoặc tối đa hóa
doanh thu

Chương 5: Thị trường – cạnh tranh và độc quyền
12/12
1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
a: chương 14-17
Bài tập về lựa chọn của
- Thuyết trình tiểu luận nhóm (đợt 1)
b: chương 5, 6, 7
c: phần 2.8-9
d: chương 5, 6, 7
doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo
13/13
2. Thị trường độc quyền hoàn toàn
- Thuyết trình tiểu luận nhóm (đợt 2)
Bài tập về lựa chọn của
doanh nghiệp độc quyền
hoàn toàn, chiến lược
phân biệt giá
14/14
3. Thị trường độc quyền nhóm
- Thuyết trình tiểu luận nhóm (đợt 3)


15/15
4. Thị trường cạnh tranh mang tính độc
quyền
- Ôn tập cuối khóa
- Sinh viên cần tự nghiên cứu thêm thị
trường các yếu tố sản xuất, đặc biệt
là thị trường lao động

 Đối với học kỳ phụ: gồm 13 buổi học
- Tuần 1 – tuần 6 (42 tiết): mỗi tuần có 2 buổi (3 tiết và 4 tiết)
- Tuần 7 (3 tiết): 1 buổi có 3 tiết
Tuần/Buổi
Tựa đề bài giảng
Tài liệu bắt buộc /
tham khảo
Công việc sinh viên
phải hoàn thành

Chương 1: Nhập môn Kinh tế Vi mô
1/1
1. Kinh tế học và Kinh tế vi mô
2. Những vấn đề cơ bản của nền kinh tế
3. Lựa chọn kinh tế tối ưu
a: chương 1, 2
b: chương 1
c: phần 1.1-2
d: chương 1
Thống nhất làm việc
theo đề cương


Chương 2: Cung, Cầu và Chính sách của Chính phủ
1/2
1. Khái niệm thị trường
2. Cầu
- Khái niệm / Quy luật cầu/ Đường cầu
- Các yếu tố tác động đến cầu
3. Cung
- Khái niệm / Quy luật cung / Đường
cung
- Các yếu tố tác động đến cung
4. Cân bằng thị trường
a: chương 4
b: chương 2
c: phần 1.3b
d: chương 2
Bài tập xác định đường
cầu, đường cung và
điểm cân bằng
2/3
5. Co giãn Cầu - Cung
- Co giãn của cầu theo giá, thu nhập,
giá hàng hóa liên quan
- Co giãn của cung theo giá
a: chương 5
b: chương 2
c: phần 2.4
d: chương 2
Bài tập xác định hệ số
co giãn cầu, cung và

ứng dụng độ co giãn
trong thực tế
2/4
6. Chính sách của chính phủ
- Kiểm soát giá
- Thuế
a: chương 6-8
b: chương 2
c: phần: 2.4
d: chương 2
Bài tập xác định giá,
sản lượng cân bằng và
bài tập lượng hóa tác
động của chính phủ vào
thị trường
Thuyết trình tiểu luận nhóm (lần 1)

Bài thuyết trình lần 1

Chương 3: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng
3/5
1. Các giả thiết về sở thích người tiêu
dùng
2. Đường ngân sách
3. Đường đẳng ích
a: chương 21, 7
b: chương 3
c: phần 2.5
d: chương 3
Bài tập lượng hóa lựa

chọn tối ưu của người
tiêu dùng
3/6
4. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu
5. Sự hình thành đường cầu
6. Mức hữu dụng và lựa chọn tiêu dùng
tối ưu‎‎
Làm bài tập cá nhân tại lớp



Chương 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
4/7
4. Lý thuyết về sản xuất
- Phân biệt ngắn hạn và dài hạn
- Hàm sản xuất
- Đường đẳng lượng và đường đẳng
phí
- Phối hợp các yếu tố sản xuất với chi
phí tối thiểu
a: chương 13
b: chương 4
c: phần 2.6-7
d: chương 4
Bài tập về quyết định
của doanh nghiệp về lựa
chọn phối hợp các yếu
tố sản xuất với chi phí
tối thiểu
4/8

5. Lý thuyết về chi phí
- Một số khái niệm về chi phí
- Chi phí trong ngắn hạn và sự lựa
chọn
- Chi phí trong dài hạn và sự lựa chọn
(sinh viên tự nghiên cứu thêm nội
dung này)
Bài tập về quyết định
của doanh nghiệp về lựa
chọn tối thiểu hóa chi
phí
5/9
6. Tối đa hóa lợi nhuận, doanh thu
Bài tập về quyết định
của doanh nghiệp về lựa
chọn tối đa hóa lợi
nhuận hoặc tối đa hóa
doanh thu

Chương 5: Thị trường – cạnh tranh và độc quyền
5/10
5. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Thuyết trình tiểu luận nhóm (đợt 1)
a: chương 14-17
b: chương 5, 6, 7
c: phần 2.8-9
d: chương 5, 6, 7
Bài tập về lựa chọn của
doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo

6/11
6. Thị trường độc quyền hoàn toàn
- Thuyết trình tiểu luận nhóm (đợt 2)
Bài tập về lựa chọn của
doanh nghiệp độc quyền
hoàn toàn, chiến lược
phân biệt giá
6/12
7. Thị trường độc quyền nhóm
- Thuyết trình tiểu luận nhóm (đợt 3)

7/13
8. Thị trường cạnh tranh mang tính độc
quyền
- Ôn tập cuối khóa
- Sinh viên cần tự nghiên cứu thêm thị
trường các yếu tố sản xuất, đặc biệt
là thị trường lao động


×