BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***
BÙI SỸ NAM
ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG GÓP PHẦN SẢN XUẤT CHÈ AN
TOÀN TẠI HUYỆN ðỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ðÌNH VINH
HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào và các thông tin trích dẫn
trong luận văn này ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn
Bùi Sỹ Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô, sự giúp ñỡ của các cơ quan, ñồng nghiệp và gia ñình. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc và kính trọng ñến:
TS Nguyễn ðình Vinh – Bộ môn Cây công nghiệp – Khoa Nông học –
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, người ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian tôi thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Ông Nguyễn Xuân Quang – Phó phòng Nông nghiệp và PTNT Huyện ðồng
Hỷ – tỉnh Thái Nguyên, Ông Nguyễn Hùng Cường – Giám ñốc TT Phát triển bền
vững – Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ ñể ñề tài
của tôi ñược tiến hành thuận lợi.
Các thầy cô giảng dạy, Ban lãnh ñạo Viện ñào tạo sau ñại học, Ban chủ
nhiệm khoa Nông học – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn gia ñình, người thân và bạn bè ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện ñề tài.
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn
Bùi Sỹ Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan _______________________________________________________ i
Lời cảm ơn _________________________________________________________ ii
Mục lục __________________________________________________________ iii
Danh mục bảng ____________________________________________________ vi
Danh mục biểu ñồ __________________________________________________ vii
Danh mục viết tắt __________________________________________________ viii
MỞ ðẦU __________________________________________________________ 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài _______________________________________ 1
2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài _________________________________ 2
2.1. Mục ñích của ñề tài ___________________________________________ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài __________________________ 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ____________________________________________ 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài ____________________________________ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ___________________________________ 4
1.1. Cơ sở lý luận của ñề tài ________________________________________ 4
1.1.1 Cơ sở thực tiễn của ñề tài ______________________________________ 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của ñề tài ______________________________________ 5
1.2. Tình hình nghiên cứu chè an toàn trên thế giới và ở Việt Nam ________ 10
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chè an toàn trên thế giới ____________________ 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất chè an toàn trong nước ______________ 16
Chương 2. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU _____________________________________________________ 27
2.1. ðối tượng và ñịa ñiểm nghiên cứu. ______________________________ 27
2.1.1. ðối tượng nghiên cứu. _______________________________________ 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu. _________________________________________ 27
2.2. Nội dung nghiên cứu. ________________________________________ 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu _________________________ 27
2.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp: _____________________________ 27
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu ñất, mẫu nước ñể phân tích: _________________ 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích cụ thể: _____________________ 28
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu. ____________________________________ 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN _________________ 32
3.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện ðồng Hỷ ______________ 32
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên ___________________________________________ 32
3.1.2. Các nguồn tài nguyên ________________________________________ 36
3.1.3. Thực trạng môi trường _______________________________________ 41
3.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế ___________________________________ 42
3.1.5. Thực trạng phát triển xã hội ___________________________________ 43
3. 2. Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ và quản lý sản phẩm chè _______ 43
3.2.1. Quy mô diện tích, năng suất và sản lượng ________________________ 43
3.2.2. Thực trạng về cơ cấu giống chè ________________________________ 46
3.2.3. Thực trạng về kỹ thuật canh tác chè _____________________________ 47
3.2.4. Tổng hợp các mô hình sản xuất chè an toàn huyện ðồng Hỷ _________ 51
3.2.5. ðánh giá thực trạng sơ chế, chế biến ____________________________ 52
3.2.6. ðánh giá thực trạng tiêu thụ ___________________________________ 54
3.2.7. ðánh giá tình hình quản lý Nhà nước về sản phẩm chè ______________ 56
3.2.8. ðánh giá những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè của huyện
ðồng Hỷ __________________________________________________ 58
3.3. ðánh giá ñặc ñiểm tài nguyên ñất trồng chè huyện ðồng Hỷ _________ 60
3.3.1. Nhóm ñất phù sa (Fluvisols-P) _________________________________ 60
3.3.2. Nhóm ñất ñỏ vàng (Acrisols) __________________________________ 62
3.3.3. Nhóm ñất thung lũng (Gleysol-D) _____________________________ 70
3.3.4. ðất nhân tác (Anthrosols-N) __________________________________ 71
3.4. ðánh giá môi trường ñất và nước huyện ðồng Hỷ ________________ 71
3.4.1. ðánh giá môi trường ñất _____________________________________ 71
3.4.2. Kết quả phân tích dư lượng kim loại nặng trong các mẫu nước ________ 78
3.5. Phân hạng mức ñộ thích hợp ñất ñai ðồng Hỷ với cây chè ___________ 80
3.5.1. Yêu cầu về khí hậu, lượng mưa ________________________________ 80
3.5.2. Yêu cầu về ñất ______________________________________________ 80
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
3.5.3. Kết quả phân hạng mức ñộ thích hợp ñất ñai ñối với cây chè _________ 81
3.6. Quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn huyện ðồng Hỷ ______________ 83
3.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng ñến quy hoạch sản xuất chè an toàn ___________ 83
3.6.2. Quy hoạch phát triển chè an toàn huyện ðồng Hỷ __________________ 85
3.6.3. ðể xuất một số giải pháp phát triển chè an toàn huyện ðồng Hỷ ______ 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ________________________________________ 95
1. Kết luận ___________________________________________________ 95
2. Kiến nghị __________________________________________________ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ____________________________________________ 97
PHẦN PHỤ LỤC _________________________________________________ 100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. ðánh giá các chỉ tiêu cảm quan _________________________________ 8
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn hàm lượng ñồng, chì và Nitrat (NO3) trong chè __________ 9
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn hàm lượng kim loại nặng trong ñất _____________________ 9
Bảng 1.4: Hàm lượng tồn dư thuốc trong chè ______________________________ 9
Bảng 1 5. Diện tích và Sản lượng các nước trồng chè chính trên thế giới _______ 11
Bảng 1.6. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam giai ñoạn 2000 – 2012 _______ 17
Bảng 2.1. Mức giới hạn tối ña cho phép của một số kim loại nặng trong ñất _____ 30
Bảng 2.2. Mức giới hạn tối ña cho phép của một số KLN trong nước tưới ______ 30
Bảng 3.1. ðặc ñiểm khí hậu huyện ðồng Hỷ (Số liệu trung bình từ 2002 –
2012). ___________________________________________________ 35
Bảng 3.2. Hiện trạng diện tích, cơ cấu các loại ñất huyện ðồng Hỷ năm 2013 ___ 37
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng phân theo ñơn vị hành chính năm
2013 _____________________________________________________ 44
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện ðồng Hỷ qua các
năm _____________________________________________________ 45
Bảng 3.5: Diện tích, tỷ lệ các giống chè huyện ðồng Hỷ năm 2013 ____________ 47
Bảng 3.6: ðầu tư phân bón, thuốc BVTV cho chè bình quân theo hộ ñiều tra ____ 49
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho chè _________________________ 50
Bảng 3.8: Thực trạng cơ sở chế biến trên ñịa bàn huyện _____________________ 53
Bảng 3.9: Thống kê các loại ñất vùng trồng chè huyện ðồng Hỷ ______________ 61
Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu lý hoá học ñất Fs trồng chè ______________________ 64
Bảng 3.11: Ma trận tổng hiệu quả ______________________________________ 66
Bảng 3.14: Yêu cầu sử dụng ñất và khí hậu ñối với cây chè huyện ðồng Hỷ ____ 81
Bảng 3.15: Kết quả phân hạng mức ñộ thích hợp của ñất ñai ñối với cây chè
Huyện ðồng Hỷ ___________________________________________ 82
Bảng 3.16: Quy hoạch sản xuất chè an toàn huyện ðồng Hỷ ñến năm 2020 _____ 85
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Diễn biến năng suất, sản lượng và xuất khẩu chè Việt nam 18
Hình 3.1. Vị trí ñịa lý huyện ðồng Hỷ 32
Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện ðồng Hỷ qua các năm 42
Hình 3.3: Kênh tiêu thụ chè trên ñịa bàn huyện ðồng Hỷ 55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
NN&PTNT:
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CLB: Câu lạc bộ
CIDSE:
NGO:
Tổ chức công lý toàn cầu
Tổ chức phi chính phủ
FAO:
GAP:
Tổ chức nông lương Thế giới
Thực hành nông nghiệp tốt
GMP: Thực hành sản xuất tốt
HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát ñiểm tới hạn
ISO: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
IPM: Phòng trừ dịch hại tổng hợp
KHKT: Khoa học kỹ thuật
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND: Ủy ban nhân dân
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
VSHC: Vi sinh hữu cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây chè (Camellia sinensis) là cây công nghiệp dài ngày có nhiều lợi thế
so sánh, ñem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn ñịnh. Cây chè có nguồn gốc á nhiệt
ñới, sinh trưởng và phát triển tốt trong ñiều kiện khí hậu nóng và ẩm.
Việt Nam là nước có ñiều kiện khí hậu, ñất ñai phù hợp, thuận lợi cho việc
phát triển các cây công nghiệp dài ngày. Trong ñó, chè là một trong những loại
cây công nghiệp có lịch sử phát triển sớm nhất ở nước ta. Chè có giá trị kinh tế,
giá trị dinh dưỡng và giá trị văn hoá cao, ñồng thời trồng chè ñúng quy trình kỹ
thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật phủ xanh ñất dốc, có tác dụng bảo vệ môi
trường sinh thái.
Do giá trị về dinh dưỡng, các giá trị về kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như
bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người nên việc phát triển chè ñã ñược
xây dựng thành một trong mười chương trình trọng ñiểm về phát triển nông
nghiệp trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam ñến năm 2010. Sau
thời kỳ ñổi mới, Việt Nam bắt ñầu hòa nhập vào khu vực thế giới, sản phẩm chè
không chỉ xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Liên Xô cũ và ðông
Âu mà còn bán sang nhiều thị trường mới ở Trung ðông, Tây Âu và Bắc Mỹ.
Trong chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, chè là một
trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất. Năm 2012, diện tích chè toàn
tỉnh ñạt 18.500 ha, diện tích chè kinh doanh ñạt gẩn 17.000 ha, năng suất ñạt 109
tạ/ha, sản lượng ñạt gần 185.000 tấn búp tươi. Dự kiến ñến năm 2020 diện tích
chè toàn tỉnh ñạt 19.000 ha (trong ñó 70% chè giống mới); sản lượng dự kiến
250.000 tấn búp tươi.
Từ rất lâu, chè Thái Nguyên ñược mệnh danh là “ðệ nhất danh trà” của
Việt Nam. Cây chè ñược coi là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên, tuy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
chưa thể giúp người dân làm giàu theo hướng ñột phá, nhưng là loại cây “xóa
ñói, giảm nghèo” do nó có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, cây chè ở Thái Nguyên vẫn
chưa ñược ñầu tư phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Sản phầm
chè Thái Nguyên chưa có sức cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và quốc
tê, ñặc biệt là tình trạng thường xuyên bị ép giá do chưa có thương hiệu. Bên
cạnh ñó, việc tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập; hạn chế
trong công tác thực hiện công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, thông
tin thị trường…ñã kìm hãm phần nào sự phát triển ngành chè của Thái Nguyên.
ðể nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng, giá thành chè Việt Nam ñạt
tiêu chuẩn VSATTP, các cơ quan hữu quan của Việt Nam ñã ban hành nhiều
chính sách, quy ñịnh thúc ñẩy phát triển chè sạch, chè an toàn. Tuy nhiên tình
hình sản xuất chè vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập cần phải xem xét, ñánh
giá và hệ thống lại một cách khoa học và hợp lý.
Trong thực tế, việc sản xuất sản phẩm chè không an toàn ñã dẫn ñến giá
thành chè nội tiêu và xuất khẩu không cao, sức cạnh tranh của chè Việt Nam thấp.
Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài
“ðánh giá thực trạng sản xuất chè và một số yếu tố môi trường góp phần sản
xuất chè an toàn tại huyện ðồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” .
2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích của ñề tài
- ðiều tra thực trạng sản xuất, ñiều kiện an toàn của môi trường ñất và nước
ảnh hưởng tới sản xuất chè, xác ñịnh mức ñộ thích hợp của ñất ñai từ ñó bố trí, quy
hoạch sản xuất vùng chè an toàn, bền vững trên ñịa bàn huyện ðồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên.
2.2. Yêu cầu của ñề tài
- ðánh giá thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè của huyện
ðồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
- ðánh giá ñặc ñiểm tài nguyên ñất trồng chè huyện ðồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên.
- ðánh giá môi trường ñất và nước phục vụ quy hoạch sản xuất chè an toàn
tại huyện ðồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ là cơ sở khoa học ñể ñánh giá các yếu tố
môi trường ñất, nước ảnh hưởng ñến vùng nguyên liệu sản xuất chè trên ñịa bàn
huyện ðồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần xây dựng quy hoạch, bố trí vùng
sản xuất chè an toàn, chất lượng cao, bền vững về kinh tế - xã hội, ñảm bảo môi
trường bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng xuất khẩu của
sản phẩm chè trên ñịa bàn huyện ðồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của ñề tài
1.1.1 Cơ sở thực tiễn của ñề tài
Trong thời gian gần ñây, những nghiên cứu trên thế giới về lợi ích của uống chè
ñối với sức khoẻ, cộng với sự quảng cáo mạnh mẽ về chè với sức khoẻ con người, ñã
ñặt ra một cái nhìn mới ñối với sản phẩm chè toàn cầu. Khách hàng ở các nước phát
triển, những nước mà vấn ñề sức khoẻ ñược ñặt lên hàng ñầu, người dân ở ñây chuyển
sang dùng chè rất ñông theo xu hướng sử dụng chè an toàn, chè hữu cơ ñể bảo vệ sức
khỏe.
Trước tình hình nêu trên, nhiều nước trên thế giới ñã tiến hành nghiên cứu
sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ có chất lượng cao nhằm tăng sức cạnh tranh trên
thị trường chè thế giới.
ðối với nước ta, sản phẩm chè không chỉ ñể tiêu dùng nội ñịa mà còn là mặt
hàng xuất khẩu quan trọng ñể thu ngoại tệ, góp phần xây dựng ñất nước. ðối với
người dân thì cây chè ñã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn ñịnh, cải thiện ñời sống
kinh tế, văn hóa xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao ñộng dư thừa nhất
là ở các vùng nông thôn. Nếu so sánh cây chè với các loại cây trồng khác thì cây
chè có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, vì cây chè có chu kì kinh tế dài, nó có thể sinh
trưởng, phát triển và cho sản phẩm liên tục khoảng 30 – 40 năm, nếu chăm sóc tốt
thì chu kì này còn kéo dài hơn nữa.
Mặt khác, chè là cây trồng không tranh chấp ñất ñai với cây lương thực, nó là
loại cây trồng thích hợp với các vùng ñất trung du và miền núi. Chính vì vậy, cây
chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần cải thiện môi trường,
phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc. Nếu kết hợp với trồng rừng theo phương thức Nông
– Lâm kết hợp sẽ tạo nên một vành ñai xanh chống xói mòn rửa trôi, góp phần tạo
nên một nền nông nghiệp bền vững.
Như vậy, phát triển sản xuất chè mà ñặc biệt là chè an toàn ñã và ñang tạo ra
một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện
mức sống ở khu vực nông thôn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Nó góp phần vào
việc thúc ñẩy nhanh hơn công cuộc công nghiệp hóa – hiện ñại hóa nông nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
nông thôn, giảm bớt chênh lệch về kinh tế xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa
vùng núi và ñồng bằng.
Tuy nhiên, sản xuất chè nói chung và sản xuất chè an toàn nói riêng cũng như
nhiều mặt hàng nông sản khác, trong những năm vừa qua chưa ñược quan tâm ñầu tư
phát triển ñúng với tiềm năng và lợi thế của nó trên thị trường quốc tế và trong nước.
Nguyên nhân có nhiều, song ñiều kiện cần thiết ñể sản xuất chè an toàn là chỉ số về
môi trường ñất trồng chè và nước tưới chè có ñảm bảo ñủ ñiều kiện cho phép ñược
quy ñịnh tại Quyết ñịnh Số 99/2008/Qð-BNN hay không? Việc áp dụng các giải
pháp kinh tế, kỹ thuật, các biện pháp canh tác tiên tiến (theo các bộ tiêu chuẩn: ISO,
HACCP, GMP, VietGAP…) ñược thực hiện như thế nào ñể ñảm bảo chất lượng, từ
ñó mở rộng thị trường xuất khẩu và ñem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng chè
là vấn ñề lớn cần ñược quan tâm ñầu tư, nghiên cứu.
1.1.2. Cơ sở khoa học của ñề tài
1.1.2.1. Quy ñịnh về sản xuất nông nghiệp hữu cơ
* Về ñất trồng: ðất trồng phải ñảm bảo không nhiễm hàm lượng các kim loại
nặng vượt quá giới hạn cho phép theo TCVN. Không có các loại vi sinh vật có hại
cho cây trồng và con người. ðất có ñộ pH phù hợp với sinh trưởng của cây chè.
ðảm bảo ñộ ẩm và ñộ tơi xốp.
* Về nguồn nước tưới: Nguồn nước tưới phải ñảm bảo sạch, ñã qua xử lý,
không có hàm lượng các loại kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu
chuẩn của TCVN, không bị nhiễm các vi sinh vật có hại. Nguồn nước qua sông,
suối, ao hồ phải ñược xử lý trước khi ñưa vào sử dụng. ðảm bảo khả năng cung cấp
ñầy ñủ cho cả năm.
* Về Phân bón: Không sử dụng các loại phân chuồng chưa qua ngâm ủ, hạn
chế sử dụng các loại phân hóa học, phân vô cơ ñến mức thấp nhất, tăng cường sử
dụng các loại phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, các loại chế phẩm sinh
học ñể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
* Về Thuốc bảo vệ thực vật: Không sử dụng các loại thuốc hóa học hoặc có
nguồn gốc hóa học, sử dụng các loại thuốc thảo mộc, thuốc có nguồn gốc sinh học,
các chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
* Về ñảm bảo chất lượng sản phẩm: Sản phẩm sau khi thu hái, sao sấy, ñóng
gói phải ñảm bảo không có tồn dư hàm lượng kim loại nặng vượt quá giới hạn cho
phép của TCVN. Sản phẩm qua ñánh giá cảm quan ñạt tiêu chuẩn, hàm lượng các
chất ñảm bảo chất lượng chè ngon ñạt loại khá trở lên. Không có tồn dư NO3 vượt
quá giới hạn cho phép.
1.1.2.2. Một số quy ñịnh chung về sản xuất chè an toàn
a) Nhân lực
- Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật
từ trung cấp trở lên ñể hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất chè an toàn (cán bộ
của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp ñồng lao ñộng
thường xuyên hoặc không thường xuyên);
- Người lao ñộng phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ ñào tạo của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn
về VietGAP và các quy ñịnh quản lý sản xuất, kinh doanh , chè an toàn.
b) ðất trồng và giá thể
- Vùng ñất trồng phải trong quy hoạch ñược Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh
hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang,
ñường giao thông lớn;
- Hàm lượng một số kim loại nặng trong ñất, giá thể trước khi sản xuất và
trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá
ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 1 của Quy ñịnh này.
c) Nước tưới
- Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân
cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc ñể tưới trực tiếp cho chè.
- Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản
xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không
vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 2 của Quy ñịnh này.
- Nước sử dụng trong sản xuất chè phải ñạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho
người.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
d) Quy trình sản xuất chè an toàn
Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và ñiều kiện
cụ thể của ñịa phương, nhưng phải phù hợp với các quy ñịnh về ñảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm có trong VietGAP.
e) Nhà sản xuất phải cam kết ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ
ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.
f) ðiều kiện chế biến chè an toàn
ðiều kiện ñảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhà sản xuất hoặc chế biến
chè an toàn phải ñáp ứng các ñiều kiện cơ bản dưới ñây:
- Nhân lực phải ñáp ứng các ñiều kiện nêu ở mục a khoản 2 ðiều 3 của Quy
ñịnh này.
- Có ñịa ñiểm, nhà xưởng; thiết bị, dụng cụ chế biến; quy ñịnh xử lý chất phế
thải, vệ sinh môi trường phù hợp với 10TCN605-2004; phương tiện vận chuyển chè
khô sạch, không có mùi lạ.
- Nhà kho bảo quản chè phải khô sạch, thông thoáng, không gần nguồn gây ô
nhiễm hoá chất, kim loại nặng hoặc vi sinh vật có hại; bao bì bảo quản chè kín và
bền chắc, khô sạch, không có mùi lạ.
- Có hợp ñồng mua chè búp tươi nguyên liệu của nhà sản xuất chè búp tươi
an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu ñể chế biến), ñạt tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm theo Phụ lục 3 của Quy ñịnh này.
- Nhà sản xuất cam kết ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình chế
biến chè an toàn phù hợp với HACCP và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình chế biến.
g) ðối với sản xuất chè an toàn, không bắt buộc nhà sản xuất phải ñăng ký
chứng nhận ñủ ñiều kiện sản xuất, chế biến chè an toàn như quy ñịnh tại ðiều 5
dưới ñây, nhưng nhà sản xuất phải ñảm bảo luôn duy trì các ñiều kiện nêu tại khoản
1, khoản 2 ðiều này trong quá trình sản xuất, chế biến.
1.1.2.3. Quy ñịnh về sản phầm chè an toàn
Sản phẩm ñược gọi là an toàn khi ñáp ứng ñược các yêu cầu sau:
a). Sạch, hấp dẫn về hình thức:
ðể ñánh giá tiêu chí này ta có bảng ñánh giá cảm quan từ ñó phân cấp các
loại chè theo thang ñiểm, cách phân loại ñánh giá này dùng trong phương pháp chế
biến chè bằng máy.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
Bảng 1.1. ðánh giá các chỉ tiêu cảm quan
Tên chỉ tiêu
Loại chè
Ngoại hình Màu nước Hương Vị
ðặc biệt
Màu xanh tự
nhiên, cánh chè
dài, xoăn ñều
non, có tuyết
Xanh vàng
trong sáng
Thơm mạnh tự
nhiên thoáng
cốm
ðậm dịu có
hậu ngọt
OP
Orange pekoe
Màu xanh t
ự
nhiên, cánh chè
dài xoăn tương
ñối ñều
Vàng xanh
sáng
Thơm t
ự nhi
ên
tương ñối
mạnh
Chát ñ
ậ
m, d
ịu
dễ chịu
P
Pekoe
Màu xanh t
ự
nhiên, cánh chè
ngắn hơn OP,
tương ñối xoăn
thoáng cẫng
Vàng sáng
Thơm t
ự nhi
ên
Chát tương ñ
ối
dịu, có hậu
BP
Broken pekoe
Màu xanh t
ự
nhiên, cánh nhỏ
hơn chè P tương
ñối non ñều.
Vàng tương
ñối sáng
Thơm t
ự
nhiên, ít ñặc
trưng
Chát tương ñ
ối
dịu, có hậu
BPS
Broken pekoe
shoushong
Màu vàng xanh
xám, mảnh nhỏ
tương ñối ñều,
nhỏ hơn BP
Vàng hơi
ñậm
Thơm vừa
thoáng hăng
già
Chát hơi xít
F
Faning
Màu vàng xám,
nhỏ tương ñối ñều
Vàng ñậm Thơm nhẹ Chát ñậm xít
Nguồn: Theo TCVN 3218 – 1993
Phân cấp chè thành phẩm: Chè ñặc biệt, OP, P (chè cấp cao), BP, BPS (chè
phẩm cấp thấp), F (chè phẩm cấp kém) [4]
b) Sạch, an toàn về chất lượng:
Khi sản phẩm chè không chứa dư lượng các chất vượt quá ngưỡng cho phép
theo tiêu chuẩn vệ sinh y tế (TCVN) như:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
- Dư lượng thuốc BVTV
- Dư lượng NO3
- Dư lượng kim loại nặng
- Các vi sinh vật gây hại
Yêu cầu này hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường canh tác và kỹ thuật trồng
trọt, nó là yếu tố quyết ñịnh chè sạch hay chè bị ô nhiễm. Sau ñây là một số quy
ñịnh hàm lượng các chất tồn dư trong chè theo quy ñịnh của Bộ NN&PTNT:
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn hàm lượng ñồng, chì và Nitrat (NO
3
) trong chè
Tên kim loại nặng Tiêu chuẩn trong sản phẩm chè (mg/kg)
Cu ≤ 30
Pb ≤ 2
NO3 25
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn hàm lượng kim loại nặng trong ñất
Tên kim loại nặng Tiêu chuẩn trong ñất chè (mg/kg )
Cd ≤ 0,2
Hg ≤ 0,15
As ≤ 15
Cu ≤ 50
Pb ≤ 35
Cr ≤ 90
Bảng 1.4: Hàm lượng tồn dư thuốc trong chè
Tên hoá chất Theo Quy ñịnh (TCVN, 2010)
DDT Không có
666 Không có
Dicofol Không có
FenValerate Không có
Cypermethrin Không có
Ferpropathrin Không có
Biphenthrin Không có
Buprofezin Không có
Acephate Không có
Methamidoph
os
Không có
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn[5]
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
1.2. Tình hình nghiên cứu chè an toàn trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chè an toàn trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình chung về sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
Quốc gia ñầu tiên trên thế giới phát triển sản xuất chè là Trung Quốc, sau ñó
ñược phát triển sang Nhật Bản vào những năm 805 sau Công nguyên, tiếp ñó là vào
các nước ðông Nam Á và phía Bắc Ấn ðộ rồi từ ñó sang các nước Châu Phi và
Châu Mỹ La tinh. (ðỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương, 200)
Sản phẩm chè ñược buôn bán trên thế giới vào thế kỷ thứ XVII. Khi ñó, các
công ty của Hà Lan và Anh mua chè từ Trung Quốc và Nhật Bản ñưa sang thị
trường Châu Âu. Lúc này thị trường xuất khẩu chè chưa rộng lớn, nhưng sản phẩm
chè ñã tự khẳng ñịnh ñược vị trí và chỗ ñứng của mình trên thị trường Quốc tế.
ðến nay chè ñã ñược trồng ở 58 quốc gia với quy mô khác nhau, phân bố ở
khắp 5 Châu như sau:
- Châu Á: Châu Á có 20 nước trồng chè bao gồm: Trung Quốc, Ấn ðộ,
Srilanka, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Iran, Việt Nam, Malaysia, Philipin,
Nepal, Triều Tiên, Pakistan, Afganistan, Azerbaijan, Campuchia, Nhật Bản,
Myanma, Thái Lan và Lào.
- Châu Phi có 21 nước gồm: Kenya, Malawi, Uganda, Tanzania, Mozambic,
Ruanda, Zaire, Nam Phi, Congo, Cameroon, Burundi, Maroc, Algerie, Zimbabwe,
Maustius, Mali, Ghine, Moorrix, Ai Cập, Roodezia và Abitxini.
- Châu Mĩ có 12 nước bao gồm: Argentina, Brazin, Peru, Colombia, Ecuador,
Guatenmala, Paraguay, Jamaica, Mexico, Bolivia, Guyana và Mĩ.
- Châu ðại Dương có 3 nước sản xuất chè ñó là các nước: Papua, Tanghine,
Fiji và Australia.
- Châu Âu chỉ có ở Liên Xô cũ (Grudia) và Bồ ðào Nha.
Trong 5 châu trên, thì châu Á giữ vị trí chủ ñạo về diện tích và sản lượng, sau
ñó là châu Phi và ít nhất là châu ðại Dương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
Bảng 1 5. Diện tích và Sản lượng các nước trồng chè chính trên thế giới
STT
Các nước
Diện tích
(Ha)
Năm
2000 2005 2010 2011 2012
A. Diện tích chè TG ha 2.368.710 2.687.018 3.129.831 3.267.712 3.275.911
1 Trung Quốc ha 898.012
1.058.560
1.419.530
1.514.000
1.513.000
2 Ấn ðộ ha 490.000
521.000
583.000
600.000
605.600
3
Sri Lanka
ha
188.970
212.720
218.300
221.969
221.969
4 Kenya ha 120.390
141.300
171.900
187.855
190.600
5
Inñônêxia
ha
121.200
142.847
107.800
123.300
122.500
6 Việt Nam ha 70.300
97.700
113.200
114.399
115.964
B Sản lượng chè TG
Tấn
2.897.516 3.650.523 4.572.251 4.640.310 4.818.118
1
Trung Qu
ốc
T
ấn
703.673
953.660
1.467.467
1.640.310
1.714.902
2 Ấn ðộ Tấn 826.000
907.000
991.180
966.733
1.000.000
3
Kenya
T
ấn
236.286
328.500
399.000
377.912
369.400
4
Sri Lanka
T
ấn
305.840
317.200
282.300
327.500
330.000
5 Việt Nam Tấn 69.900
132.525
198.466
206.600
216.900
6
Inñônêxia
T
ấn
162.586
177.700
150.000
150.200
150.100
Nguồn: faostat.fao.org
Mặc dù có gần 60 nước sản xuất chè trên thế giới nhưng diện tích trồng chè
chỉ tập trung tại một số nước, trong ñó Trung Quốc là nước ñứng ñầu về diện tích
trồng chè, tiếp ñến là Ấn ðộ, Srilanka, Kenya, Indonesia, Việt nam.
Tỷ lệ xuất khẩu ngành chè tăng trung bình 2,31% trong thời gian từ 1991 –
2000 (Từ 1.078 triệu tấn lên 1.324 triệu tấn). Thập niên tiếp theo, tốc ñộ tăng trưởng
cũng không có sự thay ñổi so với 10 năm trước, năm 2001 xuất khẩu 1,4 triệu tấn,
năm 2010 xuất khẩu 1,73 triệu tấn.
Tỷ lệ xuất khẩu chè tại các quốc gia có sự khác biệt, Srilanka và Kenia là hai
nước có diện tích sản xuất chè nhỏ nhưng chủ yếu là phục vụ mục ñích xuất khẩu vì
vậy tỷ lệ xuất khẩu chè lớn, tỷ lệ xuất khẩu chè mỗi nước khoảng 20%. Trung Quốc
và Ấn ðộ có diện tích chè lớn nhất thế giới nhưng chủ yếu chè sử dụng cho nhu cầu
trong nước vì vậy tỷ lệ xuất khẩu chè thấp hơn so với Srilanca và Kenia. Trung
Quốc có tỷ lệ xuất khẩu chè ñạt 17%, tiếp theo là Ấn ñộ 14%, các quốc gia còn lại
chỉ chiếm 23%. Năm nước sản xuất chè chính trên thế giới chiếm 84% kim ngạch
xuất khẩu ngành chè toàn thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
Nhập khẩu hoặc tái nhập khẩu ngành chè cũng tăng tương tự hoạt ñộng xuất
khẩu, giai ñoạn 1991-2000, xuất khẩu tăng 1,7%, từ 1,093 triệu tấn lên 1,27 triệu
tấn. Giai ñoạn 2001-2010, tỷ lệ nhập khẩu có tăng lên nhưng không ñáng kể, ñạt
2,18%, tăng từ 1,33 triệu tấn lên 1,618 triệu tấn.
1.2.1.2. Nghiên cứu sản xuất chè an toàn trên thế giới
Từ sau những năm 1990, ñể hỗ trợ thị trường, FAO cùng với CFC ñã ñồng ý
tài trợ cho nghiên cứu khoa học quan trọng với mục tiêu chính thức ñánh giá những
lợi ích sức khỏe của sản phẩm chè và thúc ñẩy tiêu dùng. "Diễn ñàn Thế giới về
chè" lần ñầu tiên ñã tổ chức tại New York vào năm 2002 ñể tranh luận về những
phát hiện khoa học và chuẩn bị cơ sở cho việc công bố kết quả y học tìm ñược.
Trong ñó có cách tiếp cận sản xuất mới với những quy ñịnh mới cho sản xuất chè,
cụ thể:
- Trồng chè theo phương pháp hữu cơ, không dùng phân bón và thuốc trừ sâu.
- Trồng cây bền vững, chăm sóc không ảnh hưởng ñến môi trường.
- Thương mại và công bằng cho nghề nông, cung cấp doanh thu thích hợp
cho nông dân.
Những nhu cầu này ñã từng bước ñược các nhà lập pháp ở châu Âu và các
quốc gia tiêu thụ quan trọng khác xem xét và trình bày một bộ quy ñịnh nghiêm
ngặt lần ñầu tiên, ñiều ñó có nghĩa là sự kiểm soát thuốc trừ sâu, và MRLs (Lượng
thuốc trừ sâu tối ña cho phép còn ñọng lại), cùng với một số chương trình chứng
nhận cho các sản phẩm chè. (Barbara Dufrene, 2010)
Mặt khác, nhu cầu và thị hiếu của người dân ngày càng cao, sản phẩm chè
phải ñảm bảo về chất lượng, vì vậy sản xuất chè an toàn trên thế giới ñang ngày
càng phát triển. ðiển hình là các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn ñộ.
a. Nghiên cứu sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc
Những năm gần ñây, Trung Quốc ñang chuyển mạnh sang sản xuất chè an
toàn, chè hữu cơ. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 6.700 ha chè an toàn, chủ yếu là
ở Triết Giang, Giang Tây, Hồ Bắc.
ðể xây dựng vùng chè an toàn, chè hữu cơ, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm ñược Trung Quốc rất coi trọng. Bắt ñầu từ nước, không khí, hàm lượng kim loại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
nặng trong ñất, trong chè và dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè. Nhiều xí
nghiệp và sản phẩm chè ñã áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP (Hệ
thống phân tích mối nguy và kiểm soát ñiểm tới hạn), ñặc biệt là nhà máy chế biến chè
Phổ Nhĩ của tỉnh Vân Nam. ðây là những vấn ñề ñặc biệt quan trọng trong canh tác
chè nhằm tăng sức cạnh tranh của chè trong nội tiêu và xuất khẩu.
ðiển hình của sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc là tỉnh Triết Giang, việc
sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ của Triết Giang ñã có từ những năm 90 của thế
kỷ XX, nhưng phải từ những năm 1998 ñến nay mới thực sự ñược coi trọng. Các
bước ñi trong việc thực hiện chế biến và sản xuất chè an toàn ñược tỉnh Triết Giang
thực hiện rất bài bản, ñúng cách, lộ trình phù hợp với sự phát triển chung của cả
tỉnh. ðể phối hợp sản xuất chè an toàn, các cơ quan hữu quan có trách nhiệm ñã
tích cực hợp tác, cùng tổ chức lực lượng ñể chế ñịnh và ban hành tiêu chuẩn chè an
toàn và chè hữu cơ cấp Tỉnh (năm 2000), ñồng thời tuyên truyền và quán triệt các
tiêu chuẩn ñó, xúc tiến các ñịa phương trong tỉnh bắt ñầu triển khai nhiều ñiểm sản
xuất chè theo hướng sản phẩm an toàn và hữu cơ.
Song song với quá trình tuyên truyền phổ biến về xây dựng các ñiểm sản
xuất chè an toàn, tỉnh Triết Giang ñã tích cực mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về
chè. Chương trình tập huấn không chỉ hướng dẫn về thu hoạch chè an toàn do Bộ
Nông nghiệp tổ chức mà còn tham gia trao ñổi thông tin, tập huấn, thực tập về chè
an toàn do ngành chè mở. ðã có hàng ngàn lượt người ñược tập huấn về kỹ thuật
chè an toàn trong một năm. Tiếp ñó là việc xây dựng các mô hình trình diễn về sản
xuất chè an toàn cấp tỉnh ở Tân Xương, Khai Hoá và An Các, riêng hai huyện Khai
Hoá và An Các ñược xếp vào danh sách các huyện mẫu mực về kỷ luật sản xuất chè
toàn quốc. ðồng thời, tỉnh Triết Giang cũng ñã cho phát triển một loạt các xí nghiệp
sản xuất chè an toàn và chỉ ñến năm 2001 toàn tỉnh ñã có 50 xí nghiệp tham gia
ñăng ký sản xuất sản phẩm chè an toàn với diện tích ước khoảng 15.000 mẫu (1
mẫu tương ñương 667 m2). Cơ quan cấp chứng chỉ sản xuất chè an toàn của tỉnh ñã
cấp chứng nhận cho 46 cơ sở và có 4 cơ sở ñược cơ quan có thẩm quyền về chè hữu
cơ quốc gia cấp giấy chứng nhận. (Nguyễn Thu Hường, 2012)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
b. Nghiên cứu sản xuất chè an toàn tại Nhật Bản
Nhật Bản cũng chú ý ñến sản xuất chè hữu cơ và ñược trồng ở vùng núi cao
thuộc Kanaguwa, Shiga, Migazaki, Tuy nhiên, phổ biến ở Nhật Bản là sản xuất
chè an toàn dựa trên sự ñồng bộ về các giải pháp kỹ thuật như cơ giới hoá, giống,
phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch bảo quản chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng
thuốc trừ sâu và phân bón trong sản phẩm chè ở mức thị trường cho phép. Hiện nay,
Chính phủ Nhật Bản ñầu tư một lượng kinh phí lớn khai thác sản phẩm chè tự nhiên
(sản phẩm hoàn toàn ñáp ứng ñược yêu cầu VSATTP), rất nhiều tiệm chè hữu cơ và
chè không có thuốc trừ sâu ñược khai trương. Bộ Nông nghiệp Nhật Bản ñã dùng
nhãn hiệu nông sản hữu cơ cho chè hữu cơ, năm 2001 Bộ Nông nghiệp Nhật Bản ñã
giới thiệu một hệ thống tiêu chuẩn chè hữu cơ Nhật Bản.
Sản xuất chè ở Nhật Bản ñược thực hiện bởi các hộ nông dân, các công ty tư
nhân, mỗi hộ sản xuất chè thường có khoảng 2-3 ha, một nhà máy chế biến (Nếu tính
theo công suất sản xuất chè ở Việt Nam sản xuất 220 ngày/năm thì công suất tương
ñương là 12 tấn/ngày) thiết bị hiện ñại nhiều công ñoạn sản xuất ñã ñược tự ñộng hoá;
ngoài ra, sản xuất chè ở Nhật Bản cũng có tổ chức khác là các hợp tác xã sản xuất chè
ñó là khoảng 40 hộ sản xuất chè, với quy mô, diện tích khoảng 80-120 ha cùng với nhà
máy chế biến, quản lý theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Các hộ sản xuất và các
HTX ñều sản xuất ra chè bán thành phẩm sau ñó tiêu thụ trên thị trường.
Thị trường chè trong nước: Thông qua các chợ theo hình thức ñấu giá thường
diễn ra tại các trụ sở Hiệp hội nông nghiệp chè, những người sản xuất mang sản phẩm
ñến Hiệp hội nông nghiệp chè của vùng (thường là huyện) ñể bán, bên cạnh chợ, có
kho bảo quản chè của Hiệp hội nông nghiệp chè làm dịch vụ bảo quản chè cho người
mua bán, cho các công ty kinh doanh chè, khi có nhu cầu cho bảo quản lạnh 0
0
C,
cũng lắp ñặt các thiết bị tự ñộng hoá, chỉ cần một người quản lý ñiều hành qua mạng
máy vi tính, người gửi chè ñến kho bảo quản chỉ cần ñến lấy mã số lô hàng cần trả,
các thiết bị sẽ tự ñộng chuyển ñúng lô hàng cần trả ra cửa kho. Các sản phẩm chè
ñược các công ty kinh doanh chè hay kinh doanh ñồ uống tiếp tục chế biến thành các
sản phẩm có giá trị cao hơn chè bột, chè uống liền, kẹo, bánh chế biến từ chè,… Các
sản phẩm ñó ñược tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
Chỉ ñạo và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật sản xuất chè ở Nhật Bản ñược thực
hiện thông qua Hiệp hội nông nghiệp chè kết hợp với các Viện Nghiên cứu chè ñảm
nhiệm. Ví dụ, Hiệp hội chè gắn các thiết bị quan sát ñồng ruộng tại các vị trí nhất
ñịnh (thông qua các ñầu ño trên ñồng ruộng), hàng giờ các thiết bị tự ñộng thu thập
các thông số kỹ thuật, các chỉ số, ẩm ñộ, nhiệt ñộ, hàm lượng NPK và báo cáo kết quả
thu thập ñược về máy vi tính, từ các thông số thu ñược, máy tính xử lý và ñưa ra các
phương hướng sử dụng phân bón, tưới,… khuyến cáo người sản xuất chè.
Về bảo vệ thực vật, dựa trên số liệu quan sát, ñiều tra dự tính, dự báo và khuyến
cáo người sản xuất quy trình phòng chống sâu bệnh hại chè dưới dạng các lịch phòng
chống và các hướng dẫn cụ thể cho nông dân các chỉ tiêu về chất lượng chè bán thành
phẩm (tanin, chất hoà tan, cafein, acid amin). Khi cần phân tích chất lượng chè cũng
do bộ phận của Hiệp hội phân tích và trả lời theo ñúng yêu cầu, như vậy các dịch vụ kỹ
thuật và thị trường chè trong nước ñều do Hiệp hội nông nghiệp chè ñảm nhận, rất
thuận tiện và chính xác. Biên chế cho một hiệp hội nông nghiệp rất gọn, phí dịch vụ mà
hiệp hội nông nghiệp chè thu thông qua các dịch vụ khoảng 2% giá trị sản phẩm ñược
cung cấp dịch vụ.
Dư lượng thuốc hoá học trong sản phẩm chè của Nhật Bản là vấn ñề ñược nhà
nước và người tiêu dùng quan tâm, nhưng thực tế dư lượng thuốc trừ sâu trong chè
sản xuất ở Nhật Bản không có, do qui trình canh tác và ñiều kiện sinh trưởng chè ở
nước này một năm chỉ hái chè 3 – 4 lứa, khoảng cách giữa hai lứa hái cách nhau 1 – 2
tháng, thuốc trừ sâu trong chè ñã phân giải hết. Người Nhật Bản rất thích dùng chè,
nên lượng sản xuất trong nước chưa ñáp ứng ñủ nhu cầu của thị trường nội tiêu. Vì
vậy, người trồng chè ở Nhật Bản không phải lo lắng về tiêu thụ chè. (Michael R et
al., 2001)
c. Nghiên cứu sản xuất chè an toàn tại Ấn ðộ
Công ty Bombay Burmah với diện tích 2.822 ha, hàng năm sản xuất khoảng
8.000 tấn chè thành phẩm ñạt tiêu chuẩn chè hữu cơ. Công ty ñã nghiên cứu sản
xuất chè hữu cơ từ năm 1988 tại ñồn ñiền Oothu có rừng bao quanh, trong quá trình
canh tác không dùng bấtt cứ loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích,
thuốc trừ cỏ nào. Biện pháp canh tác ñể có năng suất cao là dùng phân ủ khô dầu ñể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16
bón cho chè. Giun ñất cũng ñược sử dụng rộng rãi ñể nhanh chóng phân giải chất
hữu cơ, làm tăng ñộ phì nhiêu của ñất, giữa các hàng chè ñược trồng xen cây bộ
ñậu. Hiện nay, Ấn ðộ có khoảng 10 công ty chè sản xuất chè hữu cơ, trong ñó ñã
có tới 312 ha chè hữu cơ. (Usha Chakraborty and Bishwanath Chakraborty, 2004)
Nhìn chung, hiện nay, chính phủ các nước Trung Quốc, Srilanka, Ấn ðộ, Nhật
Bản, ,…cùng các tổ chức phi chính phủ của họ ñang tích cực phát triển chè hữu cơ
nhằm chiếm lĩnh thị trường. Do ñòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao, nhiều nước
sản xuất chè trên thế giới ñã ñặc biệt chú ý ñến sản suất chè an toàn và tiến tới sản xuất
chè hữu cơ nhằm ñáp ứng nhu cầu trên thị trường chè thế giới. Hướng sản xuất chè an
toàn dựa trên sự ñồng bộ về các giải pháp kỹ thuật như cơ giới hoá giống, phân bón,
bảo vệ thực vật, thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu
và phân bón trong sản phẩm chè ở mức thị trường cho phép. Tìm giống cho búp sớm,
ñiều chỉnh kỹ thuật hái búp ñảm bảo chất lượng búp. Tập trung chủ yếu vào lứa hái chè
vụ xuân chiếm tới 50 % sản lượng cả năm có chất lượng cao, ít sâu bệnh hại. (D.
Michael et al., 1989)
Như vậy các nghiên cứu ngoài nước ñã có các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hệ
thống quản lý phân bón, thuốc trừ sâu chặt chẽ thông qua hiệp hội nông nghiệp của
các ñịa phương gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. ðối với hướng sản xuất chè
hữu cơ, nhiều nước trong khu vực ñã tiến hành xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn
khoa học từ không khí, nước, ñất, dư lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu
trong ñất, trong chè, chọn vùng và quy hoạch, xây dựng vùng sinh thái, kỹ thuật
quản lý vùng chè (Quản lý chất lượng trong nội bộ vùng chè hữu cơ; Thành lập các
nhà máy chuyên sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu sinh học; Thành lập các cơ quan
nghiên cứu chè hữu cơ, các cơ quan quản lý, thanh tra công nhận chè hữu cơ có tính
quốc gia).
1.2.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất chè an toàn trong nước
1.2.2.1. Tình hình chung về sản xuất, tiêu thụ chè Việt Nam
Tính ñến hết năm 2012, cả nước có tổng số 129,1 ngàn ha chè, diện tích chè
kinh doanh 115,8 ngàn ha, sản lượng 923,1 tấn chè búp tươi. Cả nước có khoảng
260 doanh nghiệp xuất khẩu chè, kim ngạch ñạt 229,7 triệu USD, giá bán bình quân