Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Điều tra tình hình sản xuất khoai tây và khảo nghiệm một số giống khoai tây trong điều kiện sản xuất vụ đông 2005, 2006 tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 108 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN THỊ MAI THẢO


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY VÀ
KHẢO NGHIỆM
MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2005, 2006 TẠI
HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN


CHUYÊN NGÀNH : TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ : 60.62.01




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS TRẦN NGỌC NGOẠN




THÁI NGUYÊN 2008


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ MAI THẢO




ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY
VÀ KHẢO NGHIỆM
MỘT SỐ GIỐNG KHOAI TÂY TRONG ĐIỀU
KIỆN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2005, 2006 TẠI
HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP








THÁI NGUYÊN 2008


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ cho một học vị
nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã đƣợc cảm ơn, các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Thảo


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn ngày, trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu tôi nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của:
Thầy giáo hướng dẫn trực tiếp PGS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, thầy đã giúp đỡ
tận tình về phương hướng và phương pháp nghiên cứu cũng như hoàn thiện
luận văn.
Khoa sau Đại học, khoa Nông học, cán bộ phòng thực hành bộ môn
sinh lý, sinh hoá - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện

giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Các thầy cô giáo khoa Nông học - trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và các hộ nông dân tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên đã tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, gia đình, các anh chị, các bạn
bè đồng nghiệp đã động viên tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, năm 2008


Nguyễn Thị Mai Thảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Muc đí ch và yêu cầ u......................................................................................4
1.1. Mục đích .................................................................................................... 4
1.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
1.2. Giới thiệu chung về cây khoai tây .............................................................. 6
1.2.1. Nguồn gốc, phân loại khoai tây ....................................................... 6
1.2.2. Nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của cây khoai tây . .................... 7
1.3. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ........................ 9
1.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ....................................... 9
1.3.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Âu. ..................................... 10

1.3.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Á ......................................... 11
1.3.4. Tình hình sản xuất khoai tây ở khu vực Đông Nam Á ................ 12
1.3.5. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam .................................... 12
1.3.6. Tình hình sản xuất khoai tây ở các tỉnh miền núi phía Bắc .......... 15
1. 4. Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam ................ 17
1.4.1. Nghiên cứu về giống khoai tây ..................................................... 17
1.4.2.Một số nghiên cứu về sâu bệnh hại khoai tây…………...….…….32
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 35
2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35
2.1.1. Điều tra hiện trạng sản xuất khoai tây trong cơ cấu sản xuất cây vụ
đông ............................................................................................. 35
2.1.2. Khảo nghiệm 5 giống khoai tây vụ đông tại huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................ 35
2.1.3. Mô hình trình diễn giống khoai tây có triển vọng đưa vào sản xuất
với diện tích 2,8800m2 (8hộ) ...................................................... 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
2.2. Vật liệu - Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 35
2.2.1. Vật liệu thí nghiệm ........................................................................ 35
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 35
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ........................................................... 41
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………………… ..... ..42
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Đồng Hỷ ảnh hưởng tới
tình hình sản xuất khoai tây……………………….………………… …42
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................... .....42
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội......................................................... ......42
3.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết vụ Đông 2005, 2006 tại Thái Nguyên 43
3.2. Tình hình sản xuất cây khoai tây ở Thái Nguyên......... ........... ................47
3.3. Tình hình sản xuất cây khoai tây tại huyện Đồng Hỷ............................ ..49

3.3.1. Tình hình sản xuất một số loại cây trồng vụ đông năm 2005 tại
huyện Đồng Hỷ – Thái Nguyên........................................ ..................49
3.3.2. Tình hình sử dụng giống khoai tây và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật của hộ nông dân…………………………………………………… . …50
3.3.3. Các yếu tố thuận lợi và khó khăn h ạn chế tới khả năng sản xuất
khoai tây vụ đông tại huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên.. ......................... .……..51
3.4. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống khoai tây khảo
nghiệm vụ đông 2005………………………………………………..…54
3.4.1. Thời gian từ trồng đến mọc…………………………….….…..55
3.4.2. Thời gian trồng đến phân cành ……………………….……….56
3.4.3. Thời gian từ trồng đến làm củ…………………………… .. …57
3.4.4. Thời gian từ trồng đến khi thu hoạch…………………………57
3.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống khoai tây tham gia thí
nghiệm………………………………………………………………….58
3.5.1. Chiều cao cây của các giống khoai tây khảo nghiệm qua các
thời kỳ sinh trưởng phát triển…………………………………………..58
3.5.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống khoai tây tham
gia khảo nghiệm………………………………… .. ……………………61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
3.6. Khả năng chống chịu của các giống khoai tây khảo nghiệm trong vụ đông
2005 ………………………………………………... ……………………….64
3.6.1. Sâu xám (Agrotisypsilon Rott)……… ………………………..65
3.6.2. Bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum)........... . ................65
3.6.3. Bệnh mốc sương (Phitophthora infestans)…………… ……….66
3.6.4. Khả năng chống đổ……………………………………… ……..66
3.7. Đặc điểm củ của các giống khoai tây tham gia khảo nghiệm vụ đông
2005……………………………………………………………… …….67
3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai tây thí

nghiệm vụ đông 2005…………………………………………… …….68
3.8.1. Các yếu tố cấu thành năng suất……………...…...……… …..68
3.8.2. Năng suất lý thuyết............................................................ ......72
3.8.3. Năng suất thực thu............................................................. ...... 74
3.8.4. Năng suất củ khô (NSCK) của cá c giống khoai tây tham gia khảo
nghiệm................................................................................................................. ...........74
3.9. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai tây tham gia thí nghiệm....... .........75
3.10. Kết quả trình diễn giống khoai tây Diamant vụ đông 2005............. ......76
3.10.1. Đặc điểm sinh trưởng và năng suất của giống khoai tây Diamant
trong vụ đông 2005…………………………………………………… . ……77
3.10.2. Kết quả năng suất khoai tây trì nh diễn trong vụ Đông 2006….. . 78
3.11. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số giống cây trồng trong điều kiện vụ
đông 2006 tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên................................... 79
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................. . .........81
1. Kết luận
2. Đề nghị
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 84
Phụ lục


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
DANH MỤC NHỮNG TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Chữ đƣợc viết tắt

CIP Trung tâm nghiên cứu khoai tây quốc tế
Cs Cộng sự
Đ/c Đối chứng
FAO Tổ chức Nông - Lương Liên Hiệp Quốc

g gam
HSDT Hệ số diện tích
NSCT Năng suấ t củ tươi
NSCK Năng suấ t củ khô
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
NSTK Năng suấ t thống kê
TQ Trung Quốc













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: Năng suất năng lượng và protein của một số cây lương thực .......... 8
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ........................................ 9
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Âu ................ 10
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Châu Á .................. 11
Bảng 1.5: Một số quốc gia có diện tích trồng khoai tây lớn nhất thế giới ...... 12

Bảng 1.6: Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam....................................... 13
Bảng1.7: Tình hình sản xuất khoai tây ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
năm 2005 ............................................................................... 15
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ đông năm 2005 - 2006 tại Thái
Nguyên .................................................................................. 44
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất khoai tây vụ đông ở Thái Nguyên trong 3 năm
(2004 – 2007) ................................................................................. 48
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất một số loại cây vụ đông năm 2005 tại huyện
Đồng Hỷ..........................................................................................................49
Bảng 3.4. Cơ cấu giống khoai tây của hộ nông dân ........................................ 50
Bảng 3.5. Mức độ đầu tư cho khoai tây .......................................................... 51
Bảng 3.6: Những khó khăn trong sản xuất khoai tây vụ đông của cá c h ộ
nông dân ................................................................................ 52
Bảng 3.7: Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống khoai tây khảo
nghiệm vụ đông 2005 ..................................................................... 55
Bảng 3.8. Tăng trưởng chiều cao cây của các giống khoai tây khảo nghiệm
qua các thời kỳ vụ đông 2005 ......................................................... 59
Bảng 3.9: Một số đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống khoai tây thí nghiệm 62
Bảng 3.10: Một số loại sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các
giống khoai tây thí nghiệm trong vụ đông 2005 ............................ 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Bảng 3.11: Đặc điểm củ của các giống khoai tây khảo nghiệm vụ đông
năm 2005 ........................................................................... ....67
Bảng 3.12: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cá c giống khoai
tây khảo nghiệm vụ đông 2005 ................................................. .....69
Bảng 3.13: Tỷ lệ củ phân theo đường kính củ .............................................. ..71
Bảng 3.14: Năng suất của các giống khoai tây khảo nghiệm vụ đông năm
2005 ................................................................................... ....73

Bảng 3.15: Tỷ lệ chất khô và NSCK của các giống khoai tây khảo nghiệm .. 75
Bảng 3.16: Hạch toán kinh tế sơ bộ của các giống khoai tây tham gia khảo
nghiệm vụ đông 2005 ..................................................................... 76
Bảng 3.17: Đặc điểm sinh trưởng, sinh lý và năng suất của giống khoai tây
trong vụ đông 2006.........................................................................77
Bảng 3.18: Kế t quả năng suấ t khoai tây củ a mộ t số nông hộ ..........................78
Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính trong vụ đông
2006 ................................................................................................ 79
Biểu đồ 1: Năng suất lý thuy ết và năng suất thực thu của các giống khoai
tây khảo nghiệm vụ đông 2005 ............................................... 73












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước nền nông nghiệp nông thôn
của nước ta đã có những bước phát triển nhanh, liên tục và khá toàn diện. Đặc

biệt là sản xuất lương thực đã góp phần quan trọng vào ổn định đời sống,
chính trị tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều kết
quả, trong đó sản xuất vụ đông đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao
tổng sản lượng lương thực và sản lượng các loại cây trồng trong năm. Được
sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với các chính sách hỗ trợ
cho hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu được đầu tư đã
tạo điều kiện cho vụ đông trở thành một vụ sản xuất phù hợp với nhiều loại
cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao tổng giá trị sản phẩm trong sản
xuất nông nghiệp.
Vụ đông hiện nay, tùy theo trình độ kỹ thuật mức độ thâm canh, tập
quán canh tác và nhu cầu thực tiễn về sản xuất và đời sống mà mỗi địa
phương có những cây trồng vụ đông khác nhau như: ngô, khoai lang, đậu
đỗ, khoai tây , rau cá c loạ i . Mỗi cây trồng đều có những đặc điểm riêng và
có những yêu cầu nhất định với ngoại cảnh và thỏa mãn một nội dung kinh
tế nhất định là làm tăng sản phẩm lương thực, thực phẩm cho xã hội và
tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp. Vấn đề là ở chỗ lựa chọn
cây trồng nào kinh tế hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương,
của cơ sở sản xuất.
Là một trong những loại cây trồng quen thuộc, cây khoai tây
(Solanum Tuberosum. L) vừa là cây lương thực, đồ ng thờ i là cây th ực
phẩm có giá trị đượ c trồ ng ở nhiề u nướ c trên thế giớ i (Hồ Hữ u An và cs ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
2005) [1]. Các nhà dinh dưỡng học đã phân tích giá trị thực phẩm của
khoai tây , cho thấ y thà nh phầ n củ a nó khá cân đố i về cá c chấ t cầ n thiế t cho
nhu cầ u “ăn đủ chấ t” củ a con ngườ i . Trong 100g khoai tây có : các
hydratcacbon 19g (trong đó có 16g tinh bộ t , 2,2g chấ t xơ ), 0,1g chấ t bé o ,
3g protein và 75g nướ c . Bên cạ nh đó , khoai tây cò n chứ a nhữ ng vi chấ t

dinh dưỡng giá trị , đặ c biệ t cá c vitamin (bao gồ m vitamin B 1 0,08mg (8%),
vitamin B 2 0 ,03mg (2%), vitamin B 3 1 ,1mg (7%), vitamin B 6 (19%),
vitamin C 20mg (33%) cùng với những khoáng chất như canxi 12mg, sắ t
1,8mg, magiê 23mg, photpho 57mg, kali 421mg, natri 61mg) (Web
dep.com.vn) [ 39]. Ngày nay , ở những nước có nền nông nghiệp hiện đại ,
chăn nuôi gia sú c và gia cầ m tậ p trung , khoai tây cò n đượ c dà nh mộ t số
lượ ng lớ n để là m thứ c ăn gia sú c vớ i mụ c đí ch nhằ m biế n protit thự c vậ t
thành protit động vật như thịt , sữ a, bơ. Tính trung bình nếu 1 ha khoai tây
đạ t sả n lượ ng 100 tạ và tính hàm lượng tinh bột trung bình là 18% và protit
là 2% thì trên 1 ha đó sẽ thu đượ c 1800 kg tinh bộ t (tương đương vớ i 4,5
tấ n lú a ) và 200 kg protit thự c vậ t (tương đương vớ i 606 kg đậ u tương hoặ c
1212 kg thị t lợ n ) ( Nguyễ n Văn Thắ ng và cs , 1978) [ 28]. Nế u so sá nh về
năng suấ t chấ t khô trên mộ t đơn vị trồ ng trọ t thì khoai tây cao hơn lú a mì 3
lầ n, cao hơn lú a nướ c 1,3 lầ n và cao hơn ngô 2,2 lầ n (Leviel, 1986) ( dẫ n
theo Lê Sỹ Lợ i , 2001) [ 13]. Hiệ n nay trên thế giớ i khoai tây đượ c coi là
mộ t trong 4 cây trồ ng quan trọ ng nhấ t trong cá c cây lương thự c , thự c
phẩ m, đượ c xế p thứ tư s au lú a mì , ngô, lúa nước và ngày nay cây khoai tây
là một trong bốn loại cây ảnh hưởng đến cuộc sống nhân loại , nó không chỉ
làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của hàng trăm triệu người mà còn ảnh
hưở ng đế n tiế n trì nh lị ch sử củ a thế giớ i (web khoahoc.com.vn) [38].
Khoai tây là cây lương thự c , thự c phẩ m ngắ n ngà y , có giá trị dinh
dưỡ ng cao , có khả năng trồng trọt được ở nhiều vùng tại Việt Nam . Trong
nhữ ng năm gầ n đây khoai tây đã đượ c đưa và o trồ ng khá phổ biế n tạ i cá c

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
vùng trung du và miền núi phía Bắc nhm tận dụng ưu thế về đất đai , khí hậu,
tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho bà con nông dân , đa dạ ng hó a cây
trồ ng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho miền núi. Tuy nhiên,
việ c phá t triể n diệ n tí ch trồ ng khoai tây ở miề n nú i nó i chung cò n nhiề u hạ n

chế về giố ng, kỹ thuật trồng trọt…chính vì vậy mà trong những năm qua việc
phát triển sản xuất khoai tây còn chưa tương xứ ng vớ i tiề m năng sẵ n có , năng
suấ t và sả n lượ ng cò n thấ p.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc thuộc vùng
Đông Bắc nước ta với diện tích đất tự nhiên hơn 3532 km
2
và dân số trên 1
triệu người. Thái Nguyên không ch ỉ là một tỉnh có thế mạnh về phát triển
công nghiệp mà còn là tỉnh có một nền nông nghiệp khá vững chắc. Tỉnh
rất chú trọng vào việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp nâng cao năng
suất, sản lượng lương thực thực phẩm nhm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của nền kinh tế. Những năm trở lạ i đây nh ờ thực hiện chiến lược "cánh
đồng 50 triệu đồng/ha", cây khoai tây đã được quan tâm và đầu tư phát
triển, người dân từng bước đã đưa khoai tây làm cây trồng vụ đông trong
cơ cấu sản xuất 3 vụ song năng suấ t và phẩ m chấ t khoai tây cò n thấ p . Có
rấ t nhiề u nguyên nhân dẫ n đế n tì nh trạ ng năng suấ t thấ p và chấ t lượ ng
khoai tây ké m , trong đó nguyên nhân chủ yế u là do thiế u bộ giố ng và
nguồ n giố ng chấ t lượ ng kế t hợ p vớ i kỹ thuậ t canh tá c chư a phù hợ p củ a
ngườ i dân trồ ng khoai tây . Vì vậy để mở rộng diện tích khoai tây thì vấn đề
cấ p thiế t là phả i có bộ giố ng cho năng suấ t cao và ổ n đ ịnh.
Giống tốt là tiền đề để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt song không
phải ở bất kỳ điều kiện sinh thái nào giống cũng phát huy hết tiềm năng năng
suất của nó. Để gó p phầ n ch ọn ra nhữ ng gi ống phù hợp với từ ng vù ng sinh
thái chúng tôi thực hiện đề tài:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
"Điều tra tình hình sản xuất khoai tây và khảo nghiệm một số giống
khoai tây trong điều kiện sản xuất vụ đông 2005, 2006 tại huyện Đồng Hỷ -
tỉnh Thái Nguyên".

2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở kết quả điều tra hiện trạng và thử nghiệm, giới thiệu một số
giống khoai tây có khả năng thích ứng với điều kiện sản xuất vụ Đông tại tỉnh
Thái Nguyên nói chung, huyện Đồng Hỷ nói riêng.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra hiện trạng sản xuất cây khoai tây vụ Đông tại huyện Đồng
Hỷ - Thái Nguyên.
- Khảo nghiệm một số giống khoai tây có triển vọng tại xã Nam Hoà -
huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Vận dụng đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh và
khô hanh trong nửa đầu, ẩm ướt trong nửa cuối. Nhiệt độ các tháng mùa đông
tuy thấp hơn nhiều so với nhiệt độ của những tháng nóng trong năm nhưng
không quá lạnh, ẩm độ không khí không quá thấp làm cho nhiều loại cây
trồng có thể sinh trưởng và phát dục bình thường, tạo nên khả năng phát triển
vụ đông thành vụ chính. Xác định được cây vụ đông trong cơ cấu sản xuất 3
vụ sẽ góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, lao động và tăng thu
nhập cho người dân. Song việc đưa cây vụ đông vào sản xuất cần phải đảm
bảo cây trồng đó có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao.
Khoai tây là cây trồng ưa khí hậu lạnh. Thân lá khoai tây sinh trưởng
và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 -22
o

C, làm củ thuận lợi ở nhiệt độ 16 - 18
0
C với ẩm độ không khí 75 - 80%. Khoai tây cũng là một cây trồng dễ tính,
thích ứng được với nhiều loại đất, trên những chân đất chua đều có thể trồng
được khoai tây, tuy nhiên tốt nhất vẫn là đất cát pha và đất thịt nhẹ có pH
khoảng 5,5 vì hai loại đất này đảm bảo độ thoáng khí, độ tơi xốp để củ phát
triển thuận lợi.
Thời gian sinh trưởng của khoai tây trung bình từ 80 - 110 ngày nên có
thể trồng được ở vụ đông. Vụ đông ở miền Bắc nước ta thường được tính từ
cuối tháng 9, đầu tháng 10 cho đến hết tháng 12 dương lịch hàng năm trên
chân đất ruộng, thường tính từ sau khi thu hoạch lúa vụ mùa. Vào đầu vụ
đông nhiệt độ khá cao (19 - 21
o
C) là điều kiện thích hợp cho quá trình nảy
mầm và phát triển thân lá của khoai tây. Giữa và cuối vụ, nhiệt độ xuống thấp
(12 - 16
o
C) nhưng không ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của
khoai tây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Có thể nói rng, so với một số cây trồng khác ở vụ đông thì cây khoai
tây có 3 ưu điểm nổ i bậ t, đó là :
- Không bị cạ nh tranh về đấ t đai trồ ng vì thờ i gian sinh trưở ng ngắ n ,
nằ m gọ n trong vụ đông trên đấ t lú a nên khả năng mở rộ ng diệ n tí ch là rấ t lớ n.
- Cây khoai tây không chị u á p lự c về thờ i vụ như mộ t số cây trồ ng vụ
đông khá c.
- Sản xuất khoai tây mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.2. Giới thiệu chung về cây khoai tây

1.2.1. Nguồn gốc, phân loại khoai tây
Khoai tây thuộc chi Solanum, gồm 160 loài có khả năng cho củ. Cây
khoai tây thuộc nhóm thân thảo, họ cà (Solanaceae). Có khoảng 20 loại
khoai tây thương phẩm, chúng đều thuộc loài Solanum tuberosum L và ở thể
tứ bội (Tetraploid) (2n = 4x = 48), có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng
suất cao (FAO, 2001) [42]. Có nhiều tài liệu và quan điểm trên thế giới nói về
nguồn gốc của cây khoai tây, dựa trên cơ sở lịch sử, khảo cổ học và thực vật
học thì cây khoai tây có nguồn gốc hoang dại từ vùng Trung và Tây Nam Mỹ,
đặc biệt tập trung ở vùng Chi Lê và những đảo quanh vùng. Nhiều cuộc thám
hiểm của Liên Xô (cũ) trước đây đã xác nhận rng: trung tâm thứ 2 của khoai
tây còn có nguồn gốc ở Mêxicô và hiện nay người ta còn bắt gặp rất nhiều
loại khoai tây hoang dại ở nơi đây (Hồ Hữ u An và cs, 2005) [1].
Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di tích lịch sử chứng minh cây
khoai tây có từ khoảng 500 năm trước công nguyên. Vào thời kỳ người Tây
Ban Nha chinh phục châu Mỹ, Chile, Colombia, Ecuador và Peru (Horton,
1987) [45]. Ngày nay người da đỏ ở vùng Titicaca (nam Peru, bắc Bolivia)
vẫn còn trồng những giống khoai tây khởi thuỷ (Ducreux,1989) (dẫ n theo Lê
Sỹ Lợi, 2007) [13].
Khoai tây đã được bán đầu tiên ở Seville năm 1573, chúng được
mang đến đây bởi các thủy thủ người Tây Ban Nha. Từ Tây Ban Nha,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
khoai tây được lan truyền khắp Châu Âu. Ở nước Anh, khoai tây được đưa
vào trồng từ năm 1590 bởi tầu Tây Ban Nha có thuyền trưởng là người
Anh. Cho đến năm 1600 khoai tây đã được gửi tới Ý, Đức. Trong vòng 100
năm sau khoai tây đã có mặt ở hầu hết các nước Châu Âu và được trồng
rộng rãi vào những năm 1800.
Vào thế kỷ 17, những nhà truyền giáo người Anh đã đưa khoai tây đến
nhiều nơi ở châu Á, thế kỷ 19 những nhà truyền đạo người Bỉ cũng giới thiệu

khoai tây tại Công Gô. Tuy vậy, việc sử dụng khoai tây làm lương thực ở các
nước nhiệt đới vẫn còn hạn chế vì những khó khăn cố hữu trong sản xuất và
bảo quản khoai tây ở vùng thấp.
Từ một loại khoai tây ban đầu (có tên khoa học là Solanum
Tuberosum L) trồng để ăn, đến nay người ta đã tạo ra hơn 2000 giống
khoai tây gieo trồng với năng suất và phẩm chất khác nhau. Hiện nay cây
khoai tây được trồng rất rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ 71
0
vĩ tuyến
Bắc đến 40
0
vĩ tuyến Nam.
1.2.2. Mộ t số nghiên cứ u về giá trị dinh dưỡng của cây khoai tây
Khoai tây vừa là cây lương thực, vừa là cây thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao , hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây chỉ kém trứng (Leviel,
1986) (dẫ n theo Lê Sỹ Lợ i, 2007) [13].
. Sử dụ ng 100g khoai tây có thể đả m bả o í t nhấ t 8% nhu cầu protein, 3%
nhu cầu năng lượng, 10% nhu cầu Fe, 10% nhu cầu vitamin B1, 20% - 50%
nhu cầu vitamin C cho mộ t người trong một ngày đêm (Beukema et al., 1990;
Horton, 1987) [41], [45]. Vì vậy, trong số các cây trồng của vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới (từ 30 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam), Van der Zaag, (1976) [51]
cho rng cây khoai tây là cây sinh lợi hơn bất cứ cây trồng nào khác vì nó
cho năng suất năng lượng và năng suất protein cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Bảng 1.1: Năng suất năng lƣợng và protein của một số cây lƣơng thực
Loại cây
trồng
Kcal/100g

Năng suất
(Kcal/ngày/ha)
Tỷ lệ Protein
(%)
Năng suất
Protein
(kg/ngày/ha)
Khoai tây 90,82 48,64 2,0 1,1
Sắn 185,87 45,12 0,7 0,2
Khoai lang 138,30 48,93 1,5 0,5
Đậu đỗ 400,24 11,72 22,0 0,6
Lúa 420,90 35,10 7,0 0,6
Ngô 138,91 38,97 9,5 0,8
( Nguồn: Van der Zaag, 1976) [51]
Do có giá trị dinh dưỡng cao nên ở nhiều nước, khoai tây cũng được
dùng làm thức ăn cho gia súc, nhất là các nước có nền kinh tế phát triển. Ở
Pháp hàng năm người ta sử dụng từ 1 – 1,4 triệu tấn khoai tây cho chăn nuôi.
Bên cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm và thức ăn cho gia súc khoai tây
còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến. Tinh bột của
khoai tây được dùng trong công nghiệp dệt, sợi, gỗ ép, giấy và đặc biệt là
trong công nghiệp chế biến axít hữu cơ (axít lactic, axít xitric), dung môi hữu
cơ (etanol, buthanol). Một tấn củ khoai tây có hàm lượng tinh bột 17,6% chất
tươi thì sẽ cho 112 lít rượu, 55 kg axít hữu cơ và một số sản phẩm phụ khác
(dẫ n theo Trương Quang Vinh, 2007) [33].
Ở Việt Nam từ sau năm 1970, cây khoai tây được coi là một cây trồng
vụ đông lý tưởng cho vùng Đồng bng sông Hồng và trở thành một cây lương
thực quan trọng. Năm 1987, cây khoai tây chính thức được Bộ Nông Nghiệp
đánh giá là một cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa. Chương trình
khoai tây quốc gia được thành lập đã thu hút hàng loạt cơ quan nghiên cứu và
triển khai phát triển khoai tây rất mạnh. Củ khoai tây hiện nay đang được coi


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
là một trong những loại “thực phẩm sạch”, một loại nông sản hàng hoá được
lưu thông rộng rãi.
1.3. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Khoai tây là loại cây lương thực quan trọng đứng thứ 4 sau lúa mì, ngô,
lúa nước. Chính vì vậy cây khoai tây hiện nay được trồng rất rộng rãi trên thế
giới và phát triển mạnh ở Châu Âu, Châu Á.
Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình độ sản xuất khác
nhau nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn, từ 7 đến 65 tấn/ha. Tính đến
năm 2005 hàng năm trên thế giới sản xuất được khoai tây với diện tích 18,89
triệu ha, sản lượng đạt 320,98 triệu tấn (FAO, 2006) [43] (bng 60 – 70%
tổng sản lượng lúa hay lúa mì ).
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(Tấn/ha)
Sản lƣợng
(Triệu tấn)
2000 19,94 16,45 328,01
2001 19,65 15,92 312,35
2002 19,06 16,88 321,73
2003 18,94 16,80 318,19
2004 19,13 17,19 328,84
2005 18,89 16,98 320,98
(Nguồn: FAO, 2006) [43]

Qua bảng số liệu 1.2 cho thấy diện tích khoai tây của thế giới trong những
năm gần đây có xu hướng giảm nhẹ, năm 2000 có 19,94 triệu ha, năm 2003 toàn
thế giớ i trồ ng đượ c 18,94 ha, giảm 1 triệu ha. Năm 2004 diện tích khoai tây tăng lên
0,19 triệu ha so với năm 2003 nhưng vẫn ít hơn 0,81 triệu ha so với năm 2000. Sang
đến năm 2005 diện tích trồng khoai tây giảm 0,24 triệu ha so với năm 2004, giảm
0,37 triệu ha so với năm 2003, giảm 1,37 triệu ha so với năm 2000. Về năng suất,
năm 2001 năng suấ t khoai tây trung bì nh củ a thế giớ i đạ t đượ c 15,92 tấ n/ha, giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
0,53 tấn/ha so với năm 2000, nhưng từ năm 2001 đến nay năng suất không ngừng
tăng lên, năm 2004 năng suất khoai tây đã đạt 17,19 tấn/ha, tăng 0,74 tấn/ha so với
năm 2000, tăng 1,27 tấn/ha so với năm 2001. Sự tăng lên về năng suất không chênh
lệch nhiều nên sản lượng khoai tây một vài năm trở lại đây dao động không nhiều
lắm, năm 2004 sản lượng đạt cao nhất 328,19 triệu tấn tăng 0,83 triệu tấn so với
năm 2000. Năm 2005 do diện tích và năng suất có sự giảm sút nên sản lượng chỉ
đạt 320,98 triệu tấn, thấp hơn 7,86 triệu tấn so với năm 2004.
1.3.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Âu
Cây khoai tây là một loại cây trồng quan trọng trong khẩu phần ăn và
là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho nhiều người dân Châu Âu. Vì vậy cây
khoai tây là cây trồng chính và được trồng nhiều ở các nước như Hà Lan,
Đức, Anh, Tây Ban Nha…
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai tây của Châu Âu
Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(Tấn/ha)
Sản lƣợng
(Triệu tấn)

2000 9,13 16,30 148,82
2001 8,86 15,50 137,33
2002 8,39 15,50 130,05
2003 8,20 15,96 130,87
2004 8,29 16,96 140,60
2005 7,59 17,24 130,97
(Nguồn FAO, 2006) [43]
Châu Âu có nền sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới, tuy nhiên trong những
năm gần đây vị trí cây khoai tây có phần giảm về cả diện tích và sản lượng. Về
diện tích năm 2000 cả Châu lục đạt 9,13 triệu ha, đến năm 2005 chỉ còn 7,59 triệu
ha, giảm 1,54 triệu ha. Để đáp ứng nhu cầu về khoai tây trong điều kiện diện tích
giảm, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là về
giống nên năng suất cây khoai tây không ngừng được nâng cao. Năng suất khoai
tây năm 2005 đạt 17,24 tấn/ha, tăng 1,74 tấn/ha so với năm 2001 và 0,94 tấn/ha so
với năm 2000. Mặc dù năng suất tăng nhưng do diện tích giảm nhiều nên sản
lượng năm 2005 vẫn thấp, thấp hơn 6,36 triệu tấn so với năm 2000.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
1.3.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Á
Cây khoai tây ở Châu Á trong mấy thập kỷ gần đây có xu hướ ng phá t
triể n mạ nh , tập trung ở các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà Dân
chủ Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ…Riêng ở Trung Quốc năm 1996 có diện
tích trồng khoai tây là 3,5 triệu ha với năng suất đạt 13,1 tấn/ha, sản lượng đạt
khoảng 4,6 triệu tấn, đứng đầu Châu Á trong 10 năm liền (từ 1986 - 1996). Hiện
nay Trung Quốc là quốc gia có diện tích trồng khoai tây lớn nhất thế giới (FAO,
2006) [43].
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai tây của Châu Á
Năm
Diện tích

(Triệu ha)
Năng suất
(Tấn/ha)
Sản lƣợng
(Triệu tấn)
2000 7,96 15,20 120,99
2001 7,84 15,10 118,38
2002 7,75 15,60 120,90
2003 7,80 15,76 122,93
2004 7,98 16,53 131,91
2005 8,21 16,18 132,84
(Nguồn FAO, 2006) [43]
Là Châu lục có nền sản xuất khoai tây lớn thứ 2 sau Châu Âu, cùng với
xu thế chung của thế giới thì diện tích trồng khoai tây trong những năm gần
đây cũng giảm nhẹ. Năm 2000 cả Châu lục đạt 7,96 triệu ha, năm 2002 diện
tích trồng khoai thấp nhất là 7,75 triệu ha, giảm 0,21 triệu ha. Đến năm 2005
đạt 8,21 triệu ha. Nhìn chung diện tích trồng khoai tây bình quân của Châu Á
gần bng diện tích khoai tây tình quân của Châu Âu. Số liệu trên cho thấy
người dân Châu Á đã và đang chú trọng đến việc trồng khoai tây. Điều này còn
thể hiện ở năng suất khoai tây tăng lên không ngừng, năm 2000 đạt 15,2 tấn/ha,
đến năm 2004 đạt 16,53 tấn/ha thấp hơn năng suất bình quân của Châu Âu
không đáng kể. Năm 2005 năng suất có giảm so với năm 2004 song vẫn là năm
đạt sản lượng khoai tây cao nhất bởi diện tích trồng khoai tây tăng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
1.3.4. Tình hình sản xuất khoai tây ở khu vc Đông Nam Á
Bảng 1.5: Diệ n tí ch, năng suấ t, sản lƣợng khoai tây khu vực Đông Nam Á
Năm
Diện tích

(nghìn ha)
Năng suất
(Tấn/ha)
Sản lƣợng
(Triệu tấn)
2000 355 11,82 41,96
2001 370 12,81 47,40
2002 377 11,77 44,37
2003 340 12,00 43,68
2004 368 12,00 44,16
2005 369 12,45 45,94
(Nguồn FAO, 2006) [43]
Qua bảng số liệu 1.5 cho thấy ở khu vự c Đông Nam Á khoai tây đượ c
trồ ng rấ t í t và phá t triể n chậ m hơn nhiề u so vớ i cá c khu vự c khá c . Năm 2000
toàn khu vực trồng được 355 nghìn ha, đến năm 2002 đã trồ ng thêm đượ c 22
nghìn ha nhưng năm 2005 chỉ còn 369 nghìn ha, giảm 8 nghìn ha so với năm
2002. Năng suấ t khoai tây ở khu vự c nà y nhì n chung cò n thấ p so vớ i năng
suấ t bì nh quân củ a thế giớ i cũ ng như châu Âu, châu Á .
1.3.5. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Khoai tây không phải là cây trồng bản địa và đã được trồng ở Việt Nam
từ hơn 100 năm nay, được nhập nội vào nước ta từ Châu Âu do người Pháp
mang vào. Trước năm 1966, diện tích trồng khoai tây chỉ đạt dưới 1 nghìn ha
và được trồng rải rác ở Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt, Cao Bng, Đông Anh (Hà
Nội), Thường Tín (Hà Tây), Đồ Sơn (Hải Phòng). Từ những năm 60 đến
những năm 70, nhờ cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc nên diện tích trồng
khoai tây được mở rộng. Năm 1971 có 5 nghìn ha khoai tây, năm 1980 diện
tích trồng khoai tây lên tới 100.000 ha, mỗ i năm tăng 12.000 ha (Đà o Huy
Chiên, 2002) [2] sau đó giảm xuống còn 28.022 ha năm 2000 và hiệ n nay đạ t
35.000 ha (năm 2005).


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Việt Nam là nước nm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào
mùa đông có nhiệt độ trung bình 15 - 25
0
C, thuận lợi cho khoai tây sinh
trưởng và phát triển. Về năng suất, các nhà nghiên cứu cho rng năng suất
khoai tây tiềm năng ở Việt Nam có thể đạt 40 tấn/ha. Kết quả thực tế cho
thấy, năng suất có thể đạt 30 tấn/ha nếu có giống tốt. Song năng suất bình
quân hiện nay mới đạt khoảng 11-12 tấn/ha, mà nguyên nhân là do chất
lượng củ giống. Tuy nhiên, so với các loại cây trồng khác, cây khoai tây có
ưu thế hơn hẳn về thời vụ, năng suất và giá trị sử dụng cho nên việc sản xuất
khoai tây của nước ta trong những năm gần đây có xu hướng tăng, mang lại
nguồn thu nhập khá cho các hộ nông dân cũng như góp phần cho sản xuất
nông nghiệp đa dạng và bền vững.
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Năm
Diện tích
( ha)
Năng suất
(Tấn/ha)
Sản lƣợng
( tấn)
2000 28,022 11,27 315,807,94
2001 30,000 10,53 315,900,00
2002 32,102 11,76 377,519,52
2003 33,887 10,69 362,252,03
2004 34,000 10,74 365,160,00
2005 35,000 10,57 370,000,000
(Nguồn FAO, 2006) [43]

Qua số liệu bảng 1.6 cho thấy diện tích trồng khoai tây của nước ta
đang có xu hướ ng mở rộng. Năm 2000 diện tích trồng khoai tây là 28,022 ha,
đến năm 2005 đạt 35,000 ha tăng 6,978 ha. Song bên cạnh sự tăng lên về diện
tích thì năng suất lại có xu hướng biến động thất thường, năng suất khoai tây
đạt cao nhất vào năm 2002 là 11,76 tấn/ha, thấp nhất vào năm 2001, chỉ đạt
10,53 tấn/ha. Năm 2005 năng suất đạt 10,57 tấn/ha, giảm 1,9 tấn/ha so với
năm 2002. Nếu so sánh năng suất khoai tây của nước ta thì chỉ bng 62,2 %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
năng suất bình quân chung của thế giới, bng 61,3 % năng suất khoai tây của
Châu Âu. Cây khoai tây ở nước ta đã và đang phát triển nhưng tốc độ mở
rộng diện tích và tăng năng suất hàng năm không cao. Điều này được giải
thích bởi những nguyên nhân sau:
- Thiế u bộ giố ng thí ch hợ p vớ i điề u kiệ n nó ng ẩ m , đặc biệt là thiếu
giố ng có chấ t lượ ng tố t có thể trồ ng đượ c ở nhiề u vù ng sả n xuấ t . Để trồ ng 1
ha khoai tây ở Việ t Nam cầ n 1,2 – 1,5 tấ n củ giố ng, vớ i mứ c hao hụ t 40 - 50%
trong quá trì nh bả o quả n thì lượ ng giố ng cầ n giữ ban đầ u có thể lên tớ i 2,5 – 3
tấ n củ tươi (Vũ Tuyên Hoàng và cs , 1999) [ 7]. Như vậ y , vớ i diệ n tí ch 35
nghìn ha sản xuất cần 42 - 52 nghìn tấn giống, do cá c giố ng khoai tây ở việ t
Nam chỉ đá p ứ ng đượ c 20% diệ n tí ch cho nên 60% giố ng khoai tây củ a nướ c
ta phả i nhậ p từ Trung Quố c , 20% giố ng khoai tây nhậ p từ Hà Lan , Đức (Lê
Hưng Quố c, 2006) [22]. Đây là điểm hạn chế vì giá khoai tây nhập khẩu từ
Châu Âu rất đắt, gấp 3 lần giá nhập khẩu từ Trung Quốc, song khoai tây
Trung Quốc chất lượng lại thấp hơn.
- Củ giống bị thoái hoá, không sạch bệnh và già sinh lý : Thờ i gian bả o
quản giống ở Việt Nam rất dài (từ thá ng 1 đến tháng 9), giố ng phả i bả o quả n
lâu trong điề u kiệ n nhiệ t độ cao nên củ giố ng bị già hóa nhanh. Trồ ng củ trẻ
sinh lý năng suấ t cao hơn 40 % so vớ i trồ ng củ già (Trương Văn Hộ và cs,
1990) [10]. Mặ t khá c hầ u hế t cá c giố ng khoai tây trồ ng trên đồ ng ruộ ng đề u

bị nhiễm virus với tốc độ tăng dần làm cho giống bị thoái hóa, năng suấ t và
chấ t lượ ng giả m sú t (Lê Hưng Quố c, 2006) [22].
- Điề u kiệ n khí hậ u ở Việ t Nam í t thuậ n lợ i cho khoai tây sinh trưở ng
và phát triển: Nhiệ t độ cao, ngày ngắn và nhiều điều kiện khí hậu không thích
hợp nên khoảng cách giữa năng suất thực tế với tiềm năng năng suất là rất lớn
(chỉ bng 10%) và thời vụ gieo trồng ngắn , chỉ trồng được 1 đến 2 vụ/năm
(Caldiz, D.O.,et al., 2001) (Dẫ n theo Lê Sỹ Lợ i , 2007) [ 13]. Thờ i vụ gieo
trồng ngắn không chỉ trồng được ít vụ mà năng suất cây trồng cũng không cao
(Hunt, 1993) [ 46]. Do điề u kiệ n khí hậ u không thuậ n lợ i , giố ng khoai tây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
nhậ p nộ i khi trồ ng ở Việ t Nam thờ i gian sinh trưở ng bị rú t ngắ n , chỉ khoảng
85 – 115 ngày (Nguyễ n Văn Thắ ng và cs , 1996) [27]. Thờ i gian sinh trưở ng
ngắ n là yế u tố bấ t lợ i , hạn chế nhiều đến năng suất và phẩm chất khoai tây
(Trương Văn Hộ và cs, 1990) [9].
1.3.6. Tình hình sản xuất khoai tây ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam trong năm có một mùa đông lạnh,
rất thích hợp cho cây khoai tây sinh trưởng, phát triển. Trong những năm gần đây
thực hiện phương thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây khoai tây đã và đang
được người dân miền núi quan tâm. Nhiều tỉnh như: Điện Biên, Cao Bng, Bắc
Kạn… coi cây khoai tây là cây vụ đông chủ lực, là cây xoá đói giảm nghèo cho bà
con nông dân. Vì vậy diện tích khoai tây ở vùng này ngày càng mở rộng.
Bảng 1.7: Tình hình sản xuất khoai tây ở một số tỉnh
miền núi phía Bắc năm 2005
STT Tỉnh
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)

Sản
lƣợng
(tấn)
Giống Thời vụ
1 Bắc Kạn 53,0 15,2 805,6
VT2, Diamant,
TQ khá c
Đông
2 Cao Bng 70,0 17,0 1190,0
TQ khá c, VT2,
Hà Lan
Đông
3 Điện Biên 80,0 22,0 1760,0 VT2 Đông
4 Hà Giang 154,0 12,2 1878,8 VT2, KT3, Hà Lan Đông
5 Lào Cai 227,0 10,2 2315,4
VT2,Trung Quốc
khác
Đông,
xuân
6 Phú Thọ 86,0 9,1 782,6 VT2, Diamant Đông
7 Quảng Ninh 150,0 15,0 2250,0 KT3, TQ, Diamant Đông
8 Sơn La 20,0 19,0 380,0 VT2, Diamant Đông, xuân
9 Thái Nguyên 382,0 11,0 4202,0 VT2, TQ khác Đông
10 Tuyên Quang 98,6 6,6 650,0 VT2, TQ khá c Đông
11 Vĩnh Phúc 72,9 10,8 787,3 VT2, TQ khá c Đông
12 Yên Bái 480,0 13,5 6480,0 KT3, VT2 Đông
Nguồn: Số liệu thống kê của Sở NN & PTNT các tỉnh năm 2005 [23].

×