Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Tác động của dịch vụ Logistics đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10.10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.43 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ LOGISTIC ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10
Họ tên sinh viên : Đoàn Kim Oanh
Lớp : QTKDTM K43
MSSV : TC 433347
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Đặng Đình Đào
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
Hà Nội - 2014
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 3
1.1. Dịch vụ Logistics và vai trò của dịch vụ Logistics đối với việc nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.1.1. Dịch vụ Logistics 3
1.1.1.1. Logistics 3
1.1.1.2. Dịch vụ Logistics 6
1.1.2. Vai trò của dịch vụ Logistics đối với việc nâng cao hiệu quả sản


xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9
1.2. Các yếu tố chi phối dịch vụ Logisticss của các doanh nghiệp nói
chung và Công ty Cổ phần Dệt 10/10 nói riêng 12
1.2.1. Các yếu tố chi phối dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp nói
chung 12
1.2.1.1. Khả năng tài chính của doanh nghiệp 12
1.2.1.2. Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.2.1.3. Công nghệ sản xuất 13
1.2.1.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 13
1.2.1.5. Năng lực quản lý của doanh nghiệp 14
1.2.1.6. Trình độ của người lao động 14
1.2.1.7. Kênh phân phối hàng hóa của doanh nghiệp 14
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
1.2.2. Các yếu tố chi phối dịch vụ Logistcs của Công ty Cổ phần Dệt
10/10 nói riêng 15
1.2.2.1. Tài chính của Công ty 15
1.2.2.2. Công nghệ sản xuất của Công ty 15
1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty 15
1.2.3.4. Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty 15
1.2.3.5. Năng lực quản lý của Công ty 16
1.2.3.6. Kênh phân phối sản phẩm của Công ty 16
1.3. Tác động của dịch vụ Logisticss đến các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp 16
1.3.1.Tác động của dịch vụ Logisticss đến doanh thu 16
1.3.2. Tác động của dịch vụ Logisticss đến chi phí 17
1.3.3.Tác động của dịch vụ Logisticss đến lợi nhuận doanh nghiệp 17
1.3.4. Tác động của dịch vụ Logisticss đến vốn và hiệu quả sử dụng vốn
17
1.3.5. Tác động của Logistics tới hàng tồn kho của doanh nghiệp 17

CHƯƠNG 2 19
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10 19
2.1. Ảnh hưởng của Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty Cổ phần Dệt 10/10 đến việc sử dụng Logisticss vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty 19
2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt
10/10 19
2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 19
2.1.1.2. Đặc điểm sản phẩm 19
2.1.1.3. Đặc điểm thị trường 20
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
2.1.1.4. Đặc điểm quy trình Công nghệ Sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ
phần Dệt 10/10 20
2.1.1.5. Tổ chức Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công
ty Cổ phần Dệt 10/10 22
2.1.2. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần Dệt 10/10 đến việc sử dụng dịch vụ Logistics vào hoạt động sản
xuất kinh doanh 27
2.2. Phân tích tác động dịch vụ Logisticss đến hoạt động của Công ty
Cổ phần Dệt 10/10 28
2.2.1.Tác động của dịch vụ Logisticss đến doanh thu Công ty 28
2.2.2.Tác động của dịch vụ Logisticss đến chi phí 30
2.2.3.Tác động của dịch vụ Logisticss đến lợi nhuận của Công ty 32
2.2.4. Tác động của dịch vụ Logisticss đến vốn và hiệu quả sử dụng vốn
33
2.2.4.1. Cơ cấu vốn của Công ty 33
2.2.4.2. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 39
2.2.4.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 40

2.2.4.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 44
2.2.5. Tác động của Logistics đến hàng tồn kho 47
2.3. Đánh giá chung về tác động của dịch vụ Logisticss đến hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 48
2.3.1. Kết quả đạt được 48
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 49
2.3.2.1. Hạn chế 49
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế 49
CHƯƠNG 3 51
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẾN
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT 10/10 51
3.1. Mục tiêu phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dệt 10/10
trong thời gian tới 51
3.1.1. Định hướng chung 51
3.1.2. Định hướng cụ thể 54
3.2. Giải pháp tăng cường tác động dịch vụ Logisticss nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 55
3.2.1. Xây dựng một quy trình sản xuất sản phẩm tinh gọn 55
3.2.2. Tính toán mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu 56
3.2.3. Đầu tư phát triển hạ tầng của công ty 57
3.2.4. Phát triển công nghệ sản xuất 58
3.2.5. Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty 59
3.2.6. Phát triển hoạt động Marketing 60
3.3. Tiền đề thực hiện các giải pháp phát triển dịch vụ Logisticss tại
Công ty Cổ phần Dệt 10/10 60
61
KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CP : Cổ phần
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
KD : Kinh doanh
1PL : First Party Logistics
2PL : Second Party Logistics
3PL : Third Party Logistics
4PL : Four Party Logistics
5PL : Five Party Logistics
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 22
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 3
1.1. Dịch vụ Logistics và vai trò của dịch vụ Logistics đối với việc nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.1.1. Dịch vụ Logistics 3
1.1.1.1. Logistics 3
1.1.1.2. Dịch vụ Logistics 6

1.1.2. Vai trò của dịch vụ Logistics đối với việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9
1.2. Các yếu tố chi phối dịch vụ Logisticss của các doanh nghiệp nói
chung và Công ty Cổ phần Dệt 10/10 nói riêng 12
1.2.1. Các yếu tố chi phối dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp nói
chung 12
1.2.1.1. Khả năng tài chính của doanh nghiệp 12
1.2.1.2. Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.2.1.3. Công nghệ sản xuất 13
1.2.1.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 13
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
1.2.1.5. Năng lực quản lý của doanh nghiệp 14
1.2.1.6. Trình độ của người lao động 14
1.2.1.7. Kênh phân phối hàng hóa của doanh nghiệp 14
1.2.2. Các yếu tố chi phối dịch vụ Logistcs của Công ty Cổ phần Dệt
10/10 nói riêng 15
1.2.2.1. Tài chính của Công ty 15
1.2.2.2. Công nghệ sản xuất của Công ty 15
1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty 15
1.2.3.4. Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty 15
1.2.3.5. Năng lực quản lý của Công ty 16
1.2.3.6. Kênh phân phối sản phẩm của Công ty 16
1.3. Tác động của dịch vụ Logisticss đến các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp 16
1.3.1.Tác động của dịch vụ Logisticss đến doanh thu 16
1.3.2. Tác động của dịch vụ Logisticss đến chi phí 17
1.3.3.Tác động của dịch vụ Logisticss đến lợi nhuận doanh nghiệp 17
1.3.4. Tác động của dịch vụ Logisticss đến vốn và hiệu quả sử dụng vốn
17

1.3.5. Tác động của Logistics tới hàng tồn kho của doanh nghiệp 17
CHƯƠNG 2 19
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10 19
2.1. Ảnh hưởng của Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty Cổ phần Dệt 10/10 đến việc sử dụng Logisticss vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty 19
2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt
10/10 19
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 19
2.1.1.2. Đặc điểm sản phẩm 19
2.1.1.3. Đặc điểm thị trường 20
2.1.1.4. Đặc điểm quy trình Công nghệ Sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ
phần Dệt 10/10 20
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 22
2.1.1.5. Tổ chức Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công
ty Cổ phần Dệt 10/10 22
2.1.2. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần Dệt 10/10 đến việc sử dụng dịch vụ Logistics vào hoạt động sản
xuất kinh doanh 27
2.2. Phân tích tác động dịch vụ Logisticss đến hoạt động của Công ty
Cổ phần Dệt 10/10 28
2.2.1.Tác động của dịch vụ Logisticss đến doanh thu Công ty 28
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 giai
đoạn 2011-6/2014 28
2.2.2.Tác động của dịch vụ Logisticss đến chi phí 30
2.2.3.Tác động của dịch vụ Logisticss đến lợi nhuận của Công ty 32
2.2.4. Tác động của dịch vụ Logisticss đến vốn và hiệu quả sử dụng vốn

33
2.2.4.1. Cơ cấu vốn của Công ty 33
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 34
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 37
2.2.4.2. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 39
Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty CP Dệt 10/10 39
2.2.4.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 40
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 41
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
Bảng 2.6. Kết cấu tài sản cố định và mức trích khấu hao tài sản cố định 42
2.2.4.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 44
Bảng 2.7. Bảng đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động 44
2.2.5. Tác động của Logistics đến hàng tồn kho 47
2.3. Đánh giá chung về tác động của dịch vụ Logisticss đến hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 48
2.3.1. Kết quả đạt được 48
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 49
2.3.2.1. Hạn chế 49
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế 49
CHƯƠNG 3 51
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẾN
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT 10/10 51
3.1. Mục tiêu phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dệt 10/10
trong thời gian tới 51
3.1.1. Định hướng chung 51
3.1.2. Định hướng cụ thể 54
Bảng 3.1. Định hướng phát triển cụ thể giai đoạn 2015-2018 của Công ty Cổ
phần Dệt 10/10 54

3.2. Giải pháp tăng cường tác động dịch vụ Logisticss nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 55
3.2.1. Xây dựng một quy trình sản xuất sản phẩm tinh gọn 55
3.2.2. Tính toán mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu 56
3.2.3. Đầu tư phát triển hạ tầng của công ty 57
3.2.4. Phát triển công nghệ sản xuất 58
3.2.5. Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty 59
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
3.2.6. Phát triển hoạt động Marketing 60
3.3. Tiền đề thực hiện các giải pháp phát triển dịch vụ Logisticss tại
Công ty Cổ phần Dệt 10/10 60
61
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
LỜI NÓI ĐẦU
Dịch vụ Logistics cùng với công nghệ thông tin truyền thông, dịch vụ
tài chính, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ giáo dục được coi là ngành
dịch vụ “cơ sở hạ tầng” trong nền kinh tế quốc dân và ngày càng đóng vai trò
rất quan trọng đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng
cao chất lượng, hiệu quả, phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế, đặc biệt là các
doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ Logistics đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.
Bởi vì, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
đều phải có các hoạt động như: Hoạt động mua hàng, hoạt động lưu kho, vận
chuyển nguyên vật liệu cho sản xuất, vận chuyển hàng hóa đến ty người tiêu
dùng.
Tất cả các hoạt động này đều phải có kế hoạch, và thực hiện những kế

hoạch để làm sao quá trình mua nguyên vật liệu, lưu kho, vận vận nguyên vật
liệu cho sản xuất, vận chuyển hàng hóa đến với người tiêu dùng, đạt hiệu quả
cao như: Đáp ứng nhanh, hạn chế tối thiểu sai hỏng, giảm được chi phí sản
xuất một cách tối đa.
Nếu một doanh nghiệp tổ chức tốt công tác mua nguyên vật liệu, lưu
kho, vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng sẽ góp phần tạo ra lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, từ đây nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Dệt 10/10 là một đơn vị sản xuất kinh doanh chuyên
về các sản phẩm dệt, và là một đơn vị sản xuất nên công tác mua nguyên vật
liệu dùng cho sản xuất, dự trữ nguyên vật liệu và dự trữ sản phẩm ở kho, quá
trình vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình quá trình đưa sản phẩm của mình
ra thị trường tới tay người tiêu dùng được thực hiện cũng như các doanh
nghiệp khác.
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
Tất cả các hoạt động này đều là hoạt động Logistics. Do đó Logistics
đóng vai trò không hề nhỏ đối Công ty Cổ phần Dệt 10/10.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10, em đã được
tìm hiểu về đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10,
cũng như tác động của dịch vụ Logistics tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần Dệt 10/10.
Với sự hướng dẫn của thầy giáo, GS.TS Đặng Đình Đào cùng sự tạo
điều kiện của các Anh, Chị đang công tác tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10, em
chọn đề tài “Tác động của dịch vụ Logistics đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của mình.
Chuyên đề của em, ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu
tham khảo bao gồm:

Chương 1: Dịch vụ Logisticss và việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp
Chương 2: Tác động của dịch vụ Logisticss đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10
Chương 3: Giải pháp tăng cường tác động của dịch vụ Logistics tới hiệu
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt 10/10
Do trình độ có hạn nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em có nhiều
thiếu sót, Em rất mong sự chỉ bảo của các Thầy, Cô cùng các Anh, Chị đang
công tác tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10 để Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của
em được hoàn thiện hơn.
Hà nội, tháng 12, năm 2014
Sinh viên
Đoàn Kim Oanh
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
CHƯƠNG 1
DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Dịch vụ Logistics và vai trò của dịch vụ Logistics đối với việc nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Dịch vụ Logistics
1.1.1.1. Logistics
Logistics có một lịch sử hình thành lâu đời, từ năm 2700 trước công
nguyên, tuy có một bề dày lịch sử như vậy, nhưng cho đến nay, khái niệm
Logistics vẫn còn khá mới mẻ và xa lạ với phần lớn người Việt Nam.
Chỉ mới gần đây, thuật ngữ “ Logistics” mới được chú ý nhiều hơn tại
Việt Nam, và đã dần dần được các doanh nghiệp quan tâm hơn trong quá trình
thực hiện quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nhưng thực chất Logistics là gì? Điều này cũng là một vấn đề rất khó

đối với nhiều người.
Từ “Logistics” theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ
“Logistique” trong tiếng pháp từ “Logistique” lại xuất phát từ từ “Loger”
nghĩa là nơi đóng quân. Logistics được dùng ở Anh bắt đầu từ thế kỷ 19. Và ở
một góc độ nhất định, từ này có mối liên hệ với từ “Logistic” trong toán học,
có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Logistikos” và được dùng ở Anh từ thế kỷ 17.
Theo từ điển Websters “Logistics là quá trình thu mua, bảo quản, phân
phối và thay thế con người và trang thiết bị cũng như con người”.
Cho đến nay, vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch
từ Logistics sang tiếng Việt.
Có người dịch Logistics là “hậu cần”, có người dịch là “tiếp vận” hoặc
“tổ chức dịch vụ cung ứng” thậm chí là “Vận trù”… nhưng hiện nay
“Logistics” vẫn hầu hết được giữ nguyên là “Logistics”.
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
Ban đầu Logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân
đội, được hiểu theo nghĩa là công tác hậu cần.
Napoleon đã từng định nghĩa “Logistics là hoạt động để duy trì lực
lượng quân đội”, với quan điểm có thực mới vự được đạo. Sau này, Logistics
được dần được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lục
này sang châu lục khác, hình thành nên Logistics toàn cầu.
Với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế, theo đó các dịch vụ
Logistics cũng phát triển theo, hiện nay, trong quá trình phát triển đó đã hình
thành nên các loại Logistics khác nhau, và thông thường người ta thấy có các
hình thức Logistics dưới đây:
Phân loại theo hình thức Logistics
- Logistics bên thứ nhất (1PL- First Party Logistics): Người chủ sở
hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logisctics để đáp
ứng nhu cầu của mình, theo hình thức này, người chủ hàng hóa phải đầu tư

phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý
hoạt động Logistics. Với hình thức 1PL này thường làm phình to quy mô của
doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên
môn cao để vận hành hoạt động Logistics.
- Logistics bên thứ 2 (2PL – Second Party Logistics): Người cung
cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai là người cung cấp các dịch vụ cho một hoạt
động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động Logistics (Vận tải, kho bãi, thủ tục hải
quan, thanh toán…) để đáp ứng các nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt
động Logistics. Loại hình này bao gồm: Các hãng vận tải đường biển, đường
bộ, đường hàng không, các Công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan,
trung gian thanh toán…
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
- Logistics bên thứ 3 (3PL- Third Party Logistcs): Là người thay mặt
cho chủ hàng quản lý và thực hiện các hoạt động Logistics cho từng bộ phận
chức năng, ví dụ: Thay mặt cho người gửi hàng làm các thủ tục xuất khẩu và
vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm các thủ tục thông
quan và vận chuyển hàng tới nơi của nhà nhập khẩu quy định…Do đó, 3PL
gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng
hóa, xử lý thông tin…và có tính tích hợp và dây chuyền cung ứng của khách
hàng.
-Logistics bên thứ 4 (4PL- Four Party Logistics): Là người tích hợp,
người hợp nhất, gắn kết nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ
thuật của mình với một tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các
giải pháp chuỗi Logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển
Logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn
Logistics, quản trị vận tải… 4PL hướng đến quản trị cả quá trình Logistics,
như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi

tiêu thụ cuối cùng.
- Logistics bên thứ 5 (5PL- Five Party Logistics): Do sự phát triển
của Thương mại điện tử, đã xuất hiện Logistics bên thứ 5, 5PL phát triển
nhằm phục vụ cho Thương mại điện tử, Các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các
3PL và 4PL, đứng ra quản lý toàn chuỗi cung ứng trên nền tảng Thương mại
điện tử.
Ngày nay, Thương mại điện tử ra đời nó đã thúc đẩy hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp, nhờ thương mại điện tử mà quá trình sản
xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp được đẩy nhanh,
doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, và từ đó tiết kiệm được chi phí, tạo ra
cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
Phân loại theo quá trình:
- Logisitics đầu vào (Inbound Logistics): Là các hoạt động đảm bảo
cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ưu
cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
- Logistics đầu ra (Outbound Logistcis): Là các hoạt động đảm bảo
cung cấp thành phần đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời
gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Phân loại theo đối tượng:
- Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG Logistics): Là quá trình
Logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như: Quần áo, giày
dép, thực phẩm…
- Logistics ngành ô tô (Automtive Logistics): Là quá trình Logistcis
phục vụ cho ngành Ô tô.
- Logistics hóa chất (Chemical Logistics): Là hoạt động Logistics
phục vụ cho ngành hóa chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm.
- Logistics hàng điện tử (Electronic Logistics)

- Logistics dầu khí (Petroleum Logistics)
1.1.1.2. Dịch vụ Logistics
Dịch vụ: Cho đến nay chưa có một khái niệm thống nhất về dịch vụ,
nhưng phổ biến nhất là khái niệm.
Dịch vụ là một loại hình hoạt động kinh tế, tuy không đem lại một sản
phẩm cụ thể như hàng hóa, nhưng là một loại hình hoạt động kinh tế nên cũng
có người bán (Người cung cấp dịch vụ). Dịch vụ có các đặc điểm cơ bản như:
- Tính vô hình
- Tính không thể tách rời
- Tính không ổn định và không thể lưu trữ được
Ngoài ra, còn có một số đặc điểm khác, như: Sự đánh giá chất lượng
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
dịch vụ có khi được thực hiện trong thời gian sau đó, chứ không ở ngay
thời điểm hiện tại, Phân phối sản phẩm dịch vụ thường là trực tiếp, dịch vụ
chịu tác động mạnh của các yếu tố văn hóa, cá nhân…hơn chính sản phẩm
hàng hóa.
Dịch vụ Logistics: Cùng với đà phát triển của xã hội, xu hướng thuê
bên ngoài (các 2PL, 3PL, 4PL, chủ yếu là các 3PL) thực hiện các hoạt động
Logistics ngày càng phổ biến, đó là các dịch vụ Logistics.
Trước đây, khi nhắc đến dịch vụ Logistics, người ta thường nghĩ ngay
đến các dịch vụ cơ bản: Vận tải, lưu kho. Giờ đây, các dịch vụ Logistics đã
phong phú hơn rất nhiều: Vận tải, lưu kho, gom hàng, đóng gói, dán nhãn, lắp
ghép, Cross-docking, milk run, quản lý nhà cung cấp, Logistics thu hồi, hỗ trợ
tài chính… có thể chia các dịch vụ này thành 4 nhóm chính:
- Dịch vụ Logistics đầu vào
- Dịch vụ Logistics trong kho hàng
- Dịch vụ Logistics đầu ra
- Dịch vụ Logistics thu hồi

Ở Việt Nam, trước Luật Thương mại 2005, chưa hề có những quy định
về dịch vụ Logistics, mà mới chỉ có những quy định liên quan đến vận
chuyển, giao nhận hàng hóa. Chỉ đến Luật Thương mại 2005, Dịch vụ
Logistics mới được đưa vào của Luật với 8 điều (điều 233-điều 240), bao gồm
các quy định về dịch vụ Logistics, điều kiện kinh dịch vụ Logistics, quyền và
nghĩa vụ của Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics, quyền và nghĩa vụ
của khách hàng, các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ Logistics, giới hạn trách nhiệm, quyền cầm giữ và định đoạt
hàng hóa và nghĩa vụ của Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics khi cầm
giữ hàng hóa.
Theo điều 233 Luật Thương mại, dịch vụ Logistics bao gồm:
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
- Các dịch vụ Logistics chủ yếu:
+ Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp congtainer
+ Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh
doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị
+ Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải
quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa
+ Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và
quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả
chuỗi Logistcs, hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách trả lại, hàng hóa tồn
kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó, hoạt động cho
thuê và thuê mua container.
- Các dịch vụ Logistics liên quan đến vận tải
+ Dịch vụ vận tải hàng hải
+ Dịch vụ vận tải thủy nội địa
+ Dịch vụ vận tải hàng không
+ Dịch vụ vận tải đường sắt

+ Dịch vụ vận tải đường bộ
+ Dịch vụ vận tải đường biển
- Các dịch vụ Logistics liên quan khác
+ Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật
+ Dịch vụ bưu chính
+ Dịch vụ Thương mại bán buôn
+ Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu
kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng
+ Các dịch vụ hỗ trợ khác
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
1.1.2. Vai trò của dịch vụ Logistics đối với việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Logistics đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, bởi trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào
của các doanh nghiệp đều phát sinh chi phí.
Chi phí là một bài toán rất khó và đòi hỏi bất kể một doanh nghiệp nào
cũng phải tính toán cẩn thận, nếu không tính toán cẩn thận thì chi phí sẽ phát
sinh nhiều gây lãng phí, dẫn đến lợi nhuận giảm, và hoạt động kinh doanh
kém hiệu quả, thậm chí còn thua lỗ và dẫn đến phá sản.
Logistics là toàn bộ hoạt động liên quan đến quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp như: Mua nguyên vật liệu, thực hiện
tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh, hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch
vụ cho khách hàng trong quá trình tiêu thụ. Tất cả những hoạt động này liên
quan đến chi phí.
Hơn nữa, trong tất cả các doanh nghiệp, công thức tính lợi nhuận
thường là:
Lợi nhuận = Doanh thu thuần bán hàng và CCDV- Tổng chi phí
Nếu Logistics không hiệu quả sẽ dẫn đến tổng chi phí lớn lên và lợi

nhuận giảm đi.
Và khi hoạt động Logistics không hiệu quả, nhất là khâu cung cấp hàng
hóa sẽ dẫn đến chi phí tăng và cả cung cấp hàng không kịp hoặc sai dẫn đến
chậm cung cấp làm giảm doanh thu, tăng chi phí và cũng làm cho lợi nhuận
giảm.
Do đó, vai trò của Dịch vụ Logistcs đối việc nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh được thể hiện như sau:
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
Thứ nhất: Logistics tránh được lãng phí do sản xuất quá nhiều
Nếu sản xuất vượt quá nhu cầu, vượt quá hiệu quả hoạt động của máy
móc, của sức nhân công và khả năng quản lý. Hậu quả của loại lãng phí này là
tồn kho quá nhiều, gây ứ đọng vốn, sản xuất kém hiệu quả và từ đây làm hiệu
quả sản xuất kinh doanh bị kém.
Thứ hai: Logistics làm giảm lãng phí do hàng tồn kho quá nhiều.
Tồn kho, dự trữ là một yếu tố cần thiết, nhằm giúp doanh nghiệp trong
quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh như: Quá trình sản xuất, lưu thông,
được tiến hành liên tục, nhịp nhàng, không bị gián đoạn, nhưng nếu để hàng
tồn kho quá mức là một lãng phí lớn.
Tồn kho sản phẩm, bán sản phẩm, nguyên vật liệu, không chỉ gây ứ
đọng vốn, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn chiếm không gian
và diện tích, đòi hỏi phải sử dụng nhân công và các thiết bị hỗ trợ để bảo quản
hàng tồn kho, mà không mang lại giá trị gia tăng, gây lãng phí.
Thứ ba: Logistics làm giảm chi phí sửa chữa, loại bỏ sản phẩm
hỏng
Loại tổn thất lãng phí này gây gián đoạn quá trình sản xuất và cung
ứng, để khắc phục, sửa chữa các sản phẩm có lỗi, đòi hỏi phải tốn thời gian và
chi phí, phải nuôi một bộ phận riêng để làm việc này, hoặc phải rừng sản xuất
để khắc phục những khuyết điểm, khiếm khuyết.

Đặc biệt trong quá trình sản xuất hàng loạt, tốc độ cao như hiện nay,
nếu không ngăn chặn kịp thời lỗi do sản phẩm hỏng, không đạt yêu cầu, sẽ
gây hậu quả và tổn thất lớn, làm mất cơ hội kinh doanh, sụt giảm uy tín,
thương hiệu, giảm sự thỏa mãn của khách hàng ở công đoạn tiếp theo.
Thứ tư: Logistics làm giảm chi phí do di chuyển, chuyển động
Lãng phí di chuyển là những hoạt động, thao tác thừa của người sản
xuất, những hoạt động không đem lại giá trị gia tăng. Để loại trừ tổn thất này
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
cần phát triển các công cụ hỗ trợ thích hợp và thiết kế thao tác phù hợp với
thể trạng, đặc điểm chiều cao, cân nặng của người thao tác.
Ở các nước phát triển, người ta rất chú trọng đến nghiên cứu vấn đề
này, ví dụ: Thiết kế nơi làm việc,thậm chí ghế ngồi, công tác điều khiển, cầu
giao điện… sao cho phù hợp với người sử dụng, tạo sự thoải mái trong công
việc và kết quả là năng suất lao động cao.
Thứ năm: Logistics làm giảm lãng phí do quá trình vận hành
Trong quá trình vận hành, do các điều kiện về công nghệ không đẩy đủ,
hoặc thiết kế không phù hợp, dẫn đến nhịp sản xuất không đồng đều giữa các
công đoạn, hay nói cách khác là sự không đồng bộ, loại lãng phí này là nguồn
gốc của rất nhiều cac loại lãng phí khác và thường chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng giá trị lãng phí.
Thông thường loại lãng phí này có thể loại bỏ bằng việc kết hợp giữa
các công đoạn sản xuất và áp dụng kỹ thuật Line-Balancing (Cân bằng công
đoạn).
Thứ sáu: Logistics làm giảm lãng phí do đợi chờ
Nếu làm tốt Logistics sẽ làm giảm chi phí do đợi chờ, loại lãng phí này
thường xảy ra do khi năng lực thông thường của người thao tác bị bỏ qua (ví
dụ có thể thao tác hai tay, nhưng chỉ sử dụng một tay), do các công đoạn trên
một dây chuyền có tốc độ không đồng đều, do thiếu chi tiết, do máy hỏng.

Khi dây chuyền hay máy đang hoạt động, khó phát hiện ra loại lãng phí
này.
Thứ bảy: Logistics làm giảm lãng phí do vận chuyển
Nguồn gốc của loại lãng phí này là do phương tiện vận tải, xe nâng, xe
xúc, băng tải… chạy không đủ tải, không sử dụng hết công suất. Loại lãng phí
này cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng lãng phí và cần nghiêm
túc để loại bỏ.
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
Do vậy, Hiệu quả kinh doanh của các Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn
bởi 7 yếu tố nêu trên, nếu làm giảm được các loại chi phí này sẽ làm cho hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp được nâng lên.
Từ những lý do phân tích nêu trên, có thể thấy Logistics đóng vai trò
quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp.
1.2. Các yếu tố chi phối dịch vụ Logisticss của các doanh nghiệp nói
chung và Công ty Cổ phần Dệt 10/10 nói riêng
1.2.1. Các yếu tố chi phối dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp nói
chung
1.2.1.1. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Tài chính là nguồn lực đầu tiên và tiên quyết đến sự tồn tại và phát triển
của các doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh sẽ có một mô hình kinh
doanh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mạnh, từ đây sẽ quyết định
loại hình dịch vụ Logistics của doanh nghiệp là loại hình dịch vụ nào chẳng
hạn như: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL hày 5PL.
Đây là điều kiện quyết định lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp chọn loại hình 1PL, hay các hình thức
khác đều phải dựa vào năng lực tài chính, nếu không sẽ không có đủ chi phí

để thực hiện dịch vụ Logistics.
1.2.1.2. Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một trong những
yếu tố quyết định và chi phối dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp bởi vì:
Một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn thì công tác mua
nguyên vật liệu, cung cấp nguyên vật liệu khi tác nghiệp, cung cấp hàng hóa
cho người tiêu dùng phức tạp và càng lớn thì càng phức tạp.
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào
Do đó, khi một doanh nghiệp có các quy mô sản xuất kinh doanh khác
nhau sẽ có hình thức dịch vụ Logistics khác nhau:
Nếu một doanh nghiệp có quy mô nhỏ: Thường chọn hình thức dịch vụ
Logistics 1PL
Doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh trung bình sẽ thường
chọn hình thức dịch vụ Logistics 2PL
Doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn thường chọn mô hình
dịch vụ theo hình thức 3PL hoặc hình thức 4PL và 5PL.
1.2.1.3. Công nghệ sản xuất
Bất kể một doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng đều phải sử dụng công nghệ như: Công nghệ sản xuất, công nghệ
tin học, công nghệ quản trị…
Tất cả những công nghệ mà các doanh nghiệp đang ứng dụng cũng chi
phối không nhỏ tới loại hình dịch vụ Logistics của doanh nghiệp.
Khi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô sản xuất lớn, quy
trình công nghệ sản xuất và công nghẹ thông tin hiện đại, trong quá trình sản
xuất đỏi hỏi cung cấp dịch vụ nhanh, chính xác cho kịp với các thao tác sản
xuất thì dịch vụ Logistics phải chuyên nghiệp để theo kịp và ngược lại.
Do đó, công nghệ sản xuất chi phối dịch vụ Logistics của doanh nghiệp.
1.2.1.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Địa điểm của Công ty, của nhà máy, của
kho bãi, và nơi tập kết vật liệu và hàng hóa, tất cả những yếu tố này thuộc cơ
sở hạn tầng kỹ thuật của công mà tốt thì Công ty sẽ dễ dàng áp dụng loại hình
dịch vụ Logistics.
Nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật của công ty kém thì sẽ cản trở việc sử dụng
dịch vụ Logisitcs, nên Công ty sẽ phải chọn loại hình dịch vụ Logistics cho
phù hợp nhất, nếu không sẽ không hiệu quả, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
SV: Đoàn Kim Oanh Lớp: QTKDTM K43
13

×