Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Mô hình nhân cách nghề nghiệp và vai trò xã hội của nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.09 KB, 19 trang )

Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa Phát thanh - Truyền hình
TIỂU LUẬN
Môn: Cơ sở Lý luận Báo chí
Đề bài: Anh chị hãy chọn 1 vấn đề trong môn Cơ sở Lý luận Báo chí mà anh chị
cho là nóng hổi, thiết thực nhất để làm đề tài cho tiểu luận. Liên hệ thực tế?
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Trường Giang
Sinh viên: Nguyễn Kim Bách – Lớp: Báo mạng điện tử K33
Tháng 5 – 2014
MỞ ĐẦU
Cùng với bước chuyển biến mạnh mẽ của đất nước , trong những năm qua
hệ thống báo chí trong cả nước ngày cang phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng,
góp phần xây dựng , củng cố dường lỗi của Đảng, phát triển kinh tế đất nước và
hoàn thiện hơn trong lĩnh vực văn hóa xã hội.
Tuy nhiên hệ thống báo chí không thể thể tự vận động, phát triển nếu
khong có những người làm báo – những nhà báo. Nhà báo luôn là những người có
vai trò quyết định cho sự phát triển, tạo chỗ đứng cho hệ thống báo chí trong xã
hội.
Đề tài được chọn để tìm hiểu trong bài tiểu luận này là “Mô hình nhân
cách nghề nghiệp và vai trò xã hội của nhà báo”. Với đề đề tài này tôi và mọi
người có thể tìm hiểu sâu hơn về nhân cách của một người làm báo và những vai
trò, trách nhiệm xã hội của nhà báo.
Nắm giữ những vai trò quan trọng trong xa hội, tuy nhiên hiện nay nghề
báo ở nước ta không chỉ có những mặt tốt mà còn tồn tai rất nhiều vấn đề đáng
quan tâm. Vì vật đưa ra đề tài nhân cách nghề nghiệp của nhà báo trong thời điểm
hiện nay là điều rất cần thiết. Không chỉ những người đã và đang làm báo mà cả
những sinh viên học báo chí, những người đang có ý định hoạt động báo chí cũng
cần xem xét về vấn đề hoàn thiện bản than, trở thành một nhà báo với đúng nghĩa
của nó và đáp ứng được các yêu cầu, mong đợi của công chúng, xã hội.
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu


Phần II: Nội Dung
A. Vai trò xã hội của nhà báo
I. Khái niệm
II. Những vai trò của nhà báo trong xã hội
1. Vai trò chính trị
1.1.Vai trò định hướng tư tưởng chính trị vững vàng cho quân chúng nhân
dân, ủng hộ chế hộ Xã hội Chủ nghĩa(XHCN)
1.2.Nhà báo là cầu nối hữu hiệu giữa Đảng với nhân dân2. Vai trò
trong việc định hướng và tạo lập dư luận
3. Vai trò trong văn hóa xã hội
4. Nhà báo – người bảo vệ lẽ phải
III. Tiểu kết
B. Mô hình nhân cách nghề nghiệp của nhà báo
I. Các cách tiếp cận mô hình phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo
II. Các nhóm phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo
1. Lập trường xã hội của nhà báo
2. Năng khiêu nghề nghiệp
3. Tư chất cá nhân
4. Kiến thức, vốn sống
5. Kỹ năng và kinh nghiệm
6. Trách nhiệm xã hôi
7. Đạo đức nghề nghiệp và tính trung thực
8. Lòng yêu nghề
III. Tiểu kết
KẾT LUẬN
NỘI DUNG
A. Vai trò xã hội của nhà báo
I. Khái niệm
Theo từ điển tiếng Việt : “Vai trò là chức năng và tác dụng trong sự
hoạt động, sự phát triển của cái gì đó”

II. Những vai trò của nhà báo trong xã hội
Hệ thống báo chí hình thành và phát triển không ngừng đã kéo theo vai
trò của nhà báo trong xã hội ngày một quan trọng. Bởi nhà báo là nhân tố quyết
định sự tồn tại của một nền báo chí, một cơ quan báo chí, một tờ báo; một xã hội
ổn định và phát triển lành mạnh có sự đóng góp không nhỏ của nhà báo trong việc
định hướng thông tin chính xác. Dù hoạt động ở vị trí nào trong tòa soan và trong
quá trình sản xuất tin tức, nhà báo có thể và cần phải đảm trách các vai trò quan
trọng.
1. Vai trò về chính trị
Nhà báo là nhà tư tưởng, tức là anh ta luôn đứng trên lập trường tư
tưởng nào đó, đứng về phía tiến bộ xã hội, đứng về phía nhân dân, luôn luôn có
tinh thần, thái độ và bản lĩnh bảo vệ chân lý. Mặt khác, nhà báo là người khởi
động, phát huy tư tưởng và dư luận xã hội bảo vệ, ủng hộ cái mới, nhân tố mới.
Đảng ta đã khéo léo sử dụng báo chí như một công cụ để chiến đấu
giành lại chủ quyền, bảo vệ chế độ, giữ vững và phát triển đất nước đi theo đường
lối của mình.
1.1. Vai trò định hướng tư tưởng chính trị vững vàng cho quân chúng nhân dân, ủng hộ
chế hộ Xã hội Chủ nghĩa(XHCN)
Như đã nói ở trên, Đảng đã sử dụng rất linh hoạt báo chí trong việc định
hướng nhân dân có tư tưởng chính trị vững vàng. Thông qua các chuyên mục, với
những nhà báo có trình độ chuyên môn cao về chính trị tư tưởng của Đảng để nhân
dân hiểu và ủng hộ đi theo con đường XHCN, chống lại các luận điệu xuyên tạc,
của kẻ thù.
Ví dụ: Trên báo Nhân Dân điện tử , tại mục Chính trị có chuyên muc
‘Tuyên truyền Hiến pháp’ của Mục Chính trị có các định hướng tư tưởng cho nhân
dân ngày 06/04/2014 “Ðẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Hiến
pháp (sửa đổi)” – PV. Ngày 5-4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp Bộ Tư
pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa
của Hiến pháp (sửa đổi) cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên. Dự hội nghị, có
đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại

diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư; đại diện lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trong
cả nước.
1.2. Nhà báo là cầu nối hữu hiệu giữa Đảng với nhân dân
Nhà báo cùng nhân dân phát hiện những sự việc sai phạm và đưa ra
pháp luật. Ví dụ : “Phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, chế biến gây ô nhiễm môi
trường” – Đăng Đức (Dân trí – 6/11/2013) Hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến bị
kiểm tra đều phát hiện vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường
như chưa đảm bảo về công tác xử lý nước thải, vệ sinh, cũng như bảo hộ an toàn
cho người lao động trong quá trình sản xuất.
2. Vai trò trong việc định hướng và tạo lập dư luận
Nhà báo là nhà truyền thông – vận động xã hội có khả năng và kỹ năng
thuyết phuc công chung xã hội, lôi kéo họ vào tầm ảnh hưởng của mình. Việc định
hướng và tạo lập dư luận của báo chí là rất quan trọng. Nếu như cả dư luận xã hội
cả báo chí cùng lên tiếng về một vấn đề nào đó sẽ gậy một sức ép không nhỏ khiến
đến những nơi có liên quan và có trách nhiệm giải quyết vấn đề này.
Nhà báo là nhà tư vấn, chỉ dẫn cho công chúng mình, luôn đưa ra những
thông tin và lời khuyên bổ ích, đúng lúc và thú vị; là người bạn lớn đáng tin cậy
của công chúng – tức là công chung tin và có thể nhở cậy khi cần thiết.
Vai trò tạo lập, đinh hướng dư luận là vô cùng quan trọng. Nếu như nhà báo
có những nhận định sai về vấn đề sẽ gây nên ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế lẫn
uy tín của một cá nhận, tập thể; còn nếu vấn đề ở phương diện xã hội có thể tạo
nên những bất ổn xã hội. Do vậy mỗi nhà báo luân phải cẩn thận, có trách nhiệm
với những định hướng của mình tới dư luận. Luôn phải trau dồi, nâng cao nhân
thức để tránh để sảy ra những sai làm không đáng có.
Ví dụ: Trong vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước, mà gần đây là sự việc
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trên vùng biển việt nam. Các nhà
báo đã định hướng dư luận, biến nó thành một vũ khí để tấn công Trung Quốc và
đã rất thận trọng khi sử dụng nó. “Công nhân Bình Dương kêu gọi biểu tình đúng
cách” – Trường Nguyên, Ngọc Linh (Zing.vn 14/05/2014) Trưa 14/5, trên địa bàn
tỉnh Bình Dương, nhiều công nhân giăng băng-rôn, tờ rơi khuyên bảo mọi người

bày tỏ quan điểm đúng cách, không quậy phá, bảo vệ công việc của mình.
3. Vai trò trong văn hóa xã hội
Nhà báo là nhà văn hóa. Sản phẩm tin tức, bài bở, mà anh ta cung cấp cho
công chúng xã hội cần có hàm lượng văn hóa cao và tính nhân văn sâu sức, đưa ra
đúng lúc…; trên cơ sở ấy giúp công chúng mở mang thêm hiểu biết, góp phần bảo
vệ chuẩn mực giá tri và sáng tạo giá trị mới.
Nhà báo là nhà tổ chức – nhân tố tích cực liên kết swucs mạnh xã hội, can
thiệp xã hội, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội thông qua nghề nghiệp của
mình. Ngoài ra nhà báo còn có vai trò lớn trong việc duy trì, phát triển văn hóa
Việt Nam mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Tất cả các trang báo mạng ở Việt Nam hiện nay đều có mục Văn Hóa. Các
bài báo thường xuyên được cập nhật, mỗi nhà báo am hiểu về văn hóa của một
vùng, một địa phương nhất định họ đều viết về văn hóa mỗi ngày.
Các chương trình văn nghệ, đi tìm hiểu văn hóa, đặc sắc của mỗi vùng miền
ngày càng được đầu tư nhiều hơn như YAN AROUND, Hà Nội 360, Trò chơi âm
nhạc,…
Nhìn chung trong lĩnh vực văn hóa, xã họi báo chí có tầm ảnh hưởng khá lớn
đối với sự tò mò, muốn khám phá những nét văn hóa mới, độc đáo của nhiều nơi
trên mọi vùng miền của đất nước.
4. Nhà báo – người bảo vệ lẽ phải
Nhà báo là nhà bảo vệ - bảo vệ chân lý, lẽ phải, bảo vệ giá trị của đạo lý và
đạo đức cộng đồng, bảo vệ pháp luật được thực thi,… Nhà báo bảo vệ các sự kiện
vấn đề đã và đang xảy ra được phản ánh chính xác, khách quan, không để nó bị vo
tròn, bóp méo.
Trong mọi lĩnh vực, nhà báo chỉ có thể bảo vệ quyên lợi của nhân dân khi họ
thực thi đúng pháp luật. Trách nhiệm của nhà báo được thể hiện qua tính xác thực,
chính xác, nhanh nhạy, không bao che cho bất kì bên nào sai phạm.
Đăc biệt khi xây dựng hình ảnh người tốt, một việc làm tốt của họ sẽ là tấm
gương để các cá nhân xung quanh học tập và noi theo. Trong khi các tệ nan xã hội,
suy thoái về đạo đức đang có dấu hiệu gia tăng thì việc biểu dương, ghi nhận

những việc tốt trong xã hội là rất hợp lý.
VD: “500 tình nguyện viên tham gia 'Giờ xanh toàn quốc 2014'” – Phương
Thảo ( Dân Trí 6/5/2014)
“Hà Nội hưởng ứng giờ trái đất” – Phạm Hải (vietnamnet.vn 29/3/2014)
Trung tâm Hà Nội như hồ Gươm, Nhà hát Lớn và các tuyến phố đã đồng loạt tắt
đèn hưởng ứng giờ trái đất năm 2014. Các bạn học sinh, sinh viên hưởng ứng giờ
trái đất bằng cách đeo vòng phát sáng, áo in khẩu hiệu 60+
III. Tiểu kết
Vị thế của nhà báo trên mọi phương diện xã hội ngày một tăng lên. Và vì
vậy nhà báo yêu cầu của công chúng về một nhà báo, một tòa soạn, một nền báo
chí đáp ứng đầy đủ những vai trò xã hội là một điều tất yếu. Nền báo chí ấy
đápứng nhu cầu thông tin nhanh nhạy cả trong nước và quốc tế, cùng với nhà báo
dẫn dắt nhân dân đi theo đường lối, chủ trương và những chính sách của đảng. Nhà
báo cần có ý thức xây dững một nên báo chí vững mạnh, tạo điều kiện nâng cao vị
thế đất nước, phát triển kinh tế.
Bên cạnh những thuận lợi và ưu điểm mà báo chí mang lại cho xã hội thì
hiện nay đang xuất hiện những hình thức tiêu cực trong báo chí của một bộ phân
nhà báo tha hóa, biến chất, suy đồi phẩm chất đạo đức nhà báo, không có tư tượng
chính trị rõ ràng. Vậy nên phần B của bài tiểu luận sẽ đề cập đến nhân cách của
nhà báo trong hoạt động báo chí ở nước ta.
B. Mô hình nhân cách nghề nghiệp của nhà báo
Bất cứ một công việc gì cũng đòi hỏi rất khắt khe về mô hình nhân cách
người lam công việc đó, nghề báo cũng không phải là một ngoại lệ. Nghề báo có
những yêu câu vô cùng khắt khe bởi đây là một nghề hết sức nhạy cảm, có liên
quan tới mọi mặt xã hội về kinh tế, văn hóa, chính trị.
Nghề báo rất khác biệt so với những nghề khác trong xã hội, là một nhà
báo khác hẳn với một người công nhân viên chức nhà nước, ngày làm 8 giờ, sáng
đi tối về. Nhà báo làm việc bất giờ giấc, trong mọi trường hợp, có trách nhiệm với
công chúng, luôn cập nhật thông tin nhanh chóng và tôn trọng sự thật khách quan.
Có hai cách tiêp cận về mô hình phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo:

I. Các cách tiếp cận mô hình phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo
+ Cách tiếp cận thứ nhất: nêu ra 4 nhóm phẩm chất nghề nghiệp cơ bản
của nhà báo.
+ Cách tiếp cận tứ hai: phân chia và miêu tả chi tiết hơn các phẩm chất
cần có trong mô hình phẩm chất nghề báo.
Dưới đây ta sẽ đi sâu tìm hiểu cách tiếp cận thứ hai.
II. Các nhóm phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo
1. Lập trường xã hội của nhà báo
Bao gôm lập trường chính trị, lập trường xã hôi – nghề nghiệp. Lập
trường chính trị của nhà báo có thể dược hiểu là việc tiếp cận, xem sét và giải
quyết vấn đề thời sự xuất phát từ lý tưởng, đường lối, mục đích và nhiệm vụ đấu
tranh chính trị của các chính đảng hay của quần chúng nhân dân, các giai cấp hay
các nhóm xã hội. Mục đích và lợi ích chính trij là cơ sở và mục tiêu cơ cản nhất
của lập trường chính trị. Lập trường chính trị của nhà báo thể hiện trước hết ở thái
độ dối với quyền lực thống trị và với lợi ích của đông đảo nhân dân. Nhà báo khó
co thể che giấu hay khước từ lập trường chính trị, dù trực tiếp hay gián tiếp , dù
biểu hiện dưới hình thức và phương thức vào đi chăng nữa.
Trong thời đại hiện nay, mặc dù con người đã đạt tới trình độ khoa học
công nghê rất cao, nhưng sự phân chia và áp bức giai cấp vấn còn là một vấn đề
nhức nhối. Ngay trong chủ nghĩa tư bản khi phát triển cũng không thể tự điều
chỉnh các mâu thuẫn xã hội cơ bản, không thể tự đổi mới cơ chế hoạt động để trở
thành một hình thái chủ nghĩa điển hình của nhân loại. Hình thái kinh tế cổng san
chủ nghĩa ra đời để thay thế hình thái chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ mọi sự áp bức giai
cấp, dân tộc là điều tất yếu trong sự phát triển của nhân loại. Trong sự chuyển giao
giữa hai hình thái kinh tế sẽ có rất nhiều chiều hướng phủ nhận các thành tựu mà
ca hai hình thái đạt được, những nhà báo trong giai đoạn này phải hết sức cảnh
giác, giữ vững lâp trường chính trị của mình. Mỗi bài báo dù ở vấn đề nào cũng
đều có tư tưởng chính của mình trong đó, người làm báo phải có trình độ và ý thức
tự giác chính trị cao. Nghề báo đòi hỏi nhà báo phải có trình độ chính trị, phải nắm
vững tư tưởng, lý luận Mác – Leenin, đường lối chính sách của Đảng trong mối

liên hệ giữa lý luận và thực tiễn.Chính những mặt hiểu biết đó tạo nên sự nhảy
cảm, bản lĩnh chính trị của người làm báo trong hoạt động báo chí. Khi báo chí đặt
mục đích kinh tế, lợi nhuận lên hàng đầu, thù việc dung tiền bạc, kinh tế chi phối
mục đích ấy là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Ví dụ: Khi Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan HD 981 vùng biển chủ
quyền của Việt Nam, không ít các tờ báo, diễn đàn, các học giả Trung Quốc đã hùa
vào tự vạch ra ‘đường 9 đoạn’ và đưa ra các lập luận vô căn cứ để che mắt cộng
đồng Thế giới. Ngày 20/5/2014 trên tờ báo mạng ‘Jakarta Post’ của Indonesia đã
đăng bài “Vietnam’s dangerous acts” (Tạm dịch: Những hành động nguy hiểm của
Việt Nam) của đại sứ Trung Quốc – Lưu Hồng Dương ở Indonesia đã xuyên tạc
rằng quần đảo Hoàng Sa “là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc” và
14/09/1958 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đại diện cho chính phủ Việt Nam đã
công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc”… Nhưng trên thực tế công
thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập tới quần đảo Hoàng Sa, ông
đại sứ Trung Quốc này đã trích dẫn sai công thư này và hàng loạt các hiệp định có
giá trị pháp lý quốc tế mà Trung Quốc đã tham ra như Công ước Geneva, hội nghị
hòa binh San Francisco,…
Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ Thôi Thiên Khải trả lời phỏng vấn CNN:
“Chúng tôi (Trung Quốc) chỉ có tàu chính phủ và dân sự tại đó (khu vực giàn
khoan Hải Dương 981), nhưng Việt Nam có tàu quân sự, tàu vũ trang” hay Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói việc tàu Việt Nam mang số
hiệu DNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm là do phía Việt Nam đã bỏ qua lời kêu
gọi của Trung Quốc, “can thiệp thô bạo vào quá trình hoạt động của công ty Trung
Quốc và các hành động nguy hiểm trên biển”.
Như vậy trong những diễn biến chính trị nhạy cảm như bây giờ, các nhà
báo cần giữ vững phẩm chất nghề nghiệp của mình, sự chuẩn chính xác của vấn đề
phải được đặt lên đầu. Điều này được đề cập đến và cảnh báo rất nhiều ở cả trong
nước và quốc tế. Lập trường chính trị vững vàng nhưng nhà báo phải tôn trọng sự
thật khách quan, không thể bóp méo, xuyên tạc sự thật như trên. Với lập trường
chính trị của mình nhà báo có thể đưa ra những lý lẽ, thái độ, quan điểm, điểm xuất

phát hay góc độ tiếp cận, xem xét, giải quyết các vấn đề và sự kiên trong xã hội
nhưng phải bán sát sự thật, dựa vào sự thật mà làm báo. Có thể nói lâp trường
chính trị - xã hội của nhà báo là điểm xuất phát, đích đến của sự nghiệp anh ta theo
đuổi. Đó là mục tiêu và là động lực sáng tạo, là ý thức tự giác về nghề mà sớm hay
muộn, mỗi nhà báo đều phải nhận thức và tuân thủ một cách tự giác.
2. Năng khiêu nghề nghiệp
Một nhạc sĩ, ca sĩ để đi đên được thành công không chỉ cần có yếu tố
chăm chỉ luyện tập mà còn cần phải có chất giọng riêng, có năng khiêu bẩm sinh.
Nghề báo cũng vậy rất cần có năng khiếu. Năng kiếu là cơ sơ quan trọng cho sự
phát triển của nhà báo, giúp nhà báo thể hiện những năng lực rõ rệt và đạt được
hiệu suất làm việc cao nhất.
Năng kiếu báo chí có thể được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau.
Trước hết, đó là tố chất thông minh, năng lực tư duy, hiểu nhanh, tiếp
thu nhanh, phát hiện nhanh, có khả năng phán đoán nhanh và chính xác về bản chất
và xu hướng của sự kiện, vấn đề đang diễn ra; đó là sức bật của trí tuệ, độ linh hoạt
của tư duy, khả năng ứng biến trong những hoàn cảnh phức tạp và ngay tức thời có
thể giải thích và giải đáp vấn đề công chúng quan tâm một cách thuyết phục bằng
những sự kiện sống động và lý lẽ rành mạch; đó là khả năng chịu đựng áp lực công
việc cao. Nhu cầu của xã hổi về báo chí đặc biệt là các chủ thể hoạt động báo chí
như nhà báo lại càng cao. Nhà báo muốn làm tốt chức trách của mình phải am hiểu
tri thức chuyên môn khoa học về lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên hoạt động báo chí,
dù có chuyên môn cao đến đâu, nhưng nếu không thể chịu đựng được áp lực công
việc thì khó có thể làm báo tốt, cũng tương tự như vậy nếu không thể phát hiện
được vấn đề một cách nhanh nhất sẽ trở nên bị động trước những tình huống khó
có thể hoàn hành công việc và sống chung với nghề này.
Thứ hai, đó là tố chất phát hiện sự kiện và vấn đề khi mới manh nham
phát hiện và “chắp nối”, liên tưởng so sánh mối liên hệ giữa sự kiện với vấn đề
nóng hổi mà xã hội đang quan tâm hoặc tiềm ẩn sự quan tâm; biết cách tiếp cận,
nghiên cứu, khai thác thông tin – dữ tiệu, đặc biệt là khả năng xem xét phát hiện
những chi tiết bình thường mà tiêu biểu, đặc trưng bản chất để lột tả bản chất sư

kiện, vấn đề trong sự so sánh, đối chiếu, lập luận để nêu bật giá tri thông tin tạo ra
sức hút. Nhà báo cần có con mắt quan sát, nhạy cảm với vấn đề xung quanh làm
sao có thể phát hiện chọn ra những điểm nhấn để tuyên truyền, định hướng cho dư
luận xã hội. Năng khiếu hay sự nhạy cảm chính trị giúp cho nhà báo lựa chọn vấn
đề đúng, trúng những gì mà dư luận quan tâm. Trong quá trình làm báo, nhà báo
luôn luôn phải học tập, phát triển năng khiêu của bản thân, tạo cho mình khả năng
đánh giá, kiểm soát thông tin khi thu thập và phân tích.
Thứ ba, đó là tố chất giáo tiếp hòa nhập nhanh với các nhóm xã hội,
biết lắng nghe, chia sẻ và thuyết phục các nhóm đối tượng trong hoạt động thu thập
và xử lý thông tin. Có khả năng hòa nhập nhanh, biết tạo những tương tác bình
đẳng trong nhóm, trong xã hội nhằm lôi kéo công chúng vào những vấn đề trọng
tâm để bàn luận và có khả năng dẫn dắt câu chuyện đến đích đã định là điều hết
sức cần thiết. Không những thế nhà báo phải có thái độ bình tĩnh, kiễn nhân trước
những nhân chứng, đưa họ vào đúng quỹ đạo mà nhà báo muốn hướng tới để khai
thác thông tin. Một bài báo thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng
dẫn dắt câu chuyên của nhà báo, một trong những điều quan trọng nhất là khả năng
nói chuyện với những nhân chứng, những người có liên quan tới vấn đề được đề
cập. Những nhà báo thành công trong sự nghiệp thường chiếm lòng tin của độc giả
bằng cách hòa nhập vào cộng đồng, tự đặt mình vào vị thế của một người đọc báo
chứ không phải là người làm báo.
Thứ tư, đó là năng lực sáng tạo, thể hiện tác phẩm báo chí. Cấp độ này
thể hiện năng khiếu rõ nhất. Mỗi nhà báo có những thiên hướng không giống nhau.
Vì vậy ta có thể bắt gặp những nhà báo chỉ viết báo hay ở một thể loại và trong
một chuyên mục cố định của một tờ báo, nếu điều chuyển nhà báo đó viết bài cho
chuyên mục khác không đúng thể loại của mình thì khó có thể đạt tối đa yêu cầu,
mục đích của tờ báo. Khả năng thể hiện, năng lực cấu trúc một văn bản là điều cần
có ở người làm báo, không chỉ vậy còn phải am hiểu về trình bày, minh họa tác
phẩm.
Thứ năm, đó là năng khiêu thuyết phục công chúng bằng các phương
tiện và phương thức hành nghề, là năng lực “thu hút bạn đồng minh”, tạo ra trường

ảnh hưởng thông qua sản phẩm báo chí truyên thông cũng nhu thông qua hoạt dộng
nghề nghiệp hàng ngày. Ngô Thanh Thủy Giám – đốc khối các định chế tài chính
Việt Nam, Ngân hàng ANZ. từng nói“Trong tất cả các kỹ năng mềm, kỹ năng
thuyết phục rất quan trọng”. Dù bạn đầy năng lực nhưng khi mọi người không
lắng nghe bạn nghĩa là bạn sẽ nhanh chóng bị cô lập, sẽ trở thành kẻ bại trận, bị
đào thải thậm chí phải tự “đào ngũ” bởi không chịu nổi áp lực. Là một nhà báo
không thể không có nghệ thuật thuyết phục trong mình, những bài báo tạo được
niềm tin của công chúng mới có thể đạt được sự thuyết phục. Nếu như nhà báo
đánh mất niềm tìn của công chúng thì cung giống như một cầu thủ bóng đá bị gãy
một chân. Cần phải đưa nhưng thông tin có chiều sâu thay vì chỉ đưa ra những gì
‘tai nghe mắt thấy’, báo chí cần có sự phân tích để thỏa mãn nhu cầu độc giả.
3. Tư chất cá nhân
Tư chất cá nhân là yếu tố tâm – sinh lý, thần kinh, và năng lực riêng
có của mỗi người. Tư chất cá nhân là cơ sở hình thành tính cách, phong cách sppng
và làm việc. Do đặc thù hoạt động nghề nghiệp báo chí, nếu tư chất cá nhân của
nhà báo phù hợp với hoạt động nghề nghiệp, anh ta sẽ phát huy được hiệu quả
công tác. Nhận biết được tư chất cá nhân của mình, nhà báo sẽ có thể rèn luyện để
phát huy những mặt tích cực hoặc hạn chế những tác động ngược chiều so với yêu
cầu nghề nghiệp. Nghề báo chỉ dung nạp những người có tính cách, tâm lý hướng
ngoại, thường xuyên quan tâm đến cộng đồng, có quan hệ xã hội rộng rãi và giết
giéo vào người khác niềm tin cậy, sự cảm thông để họ có thể nói lên được những
điều muốn nói.
4. Kiến thức, vốn sống
Đối với bất kì nhà báo nào cũng cần phải trang bị kiến thức, vốn sống để
viết chính xác, viết hay; do đặc thù nghề nghiệp, nhà báo phải tiếp xúc với nhiều
đối tượng, tầng lớp khác nhau để lấy nguồn tin vì vậy đòi hỏi nhà báo cần có sự
chuẩn bị chu đáo trước khi bước vào quá trình tác nghiệp, tự mình có thể kiểm
chứng thông tin để sử dụng trong bài viết. Nhà báo cần có vốn kiến thức phong
phú về cả tự nhiên và xã hội, nó không chỉ giúp cho anh ta hình thành phông văn
hóa với tư cách là nhà văn hóa, nhà hoạt động chính trị - xã hội, mà còn giúp anh ta

phát hiện, cắt nghĩa vấn đề có mối liên hệ với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Rất nhiều trường hợp khi tác nghiệp, các nhà báo, phóng viên đã đặt ra
những câu hỏi ‘cụt’, ‘ngây ngô’, lệch hướng khiến người được phỏng vấn khó trả
lời, thậm chí từ chối trả lời. Điều này cho thấy anh ta không có chuyên môn về một
lĩnh vực cụ thể nào. Khi lấy thông tin từ những nhà chuyên gia, học giả về một lĩnh
vực nhất định không chỉ đòi hỏi nhà báo có những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực đó
mà còn phải nắm rõ kiến thức chuyên sâu ở cả thực tiễn lẫn trong sách vở lý
thuyết. Trên thực tế, ta có thể thấy những nhà báo nổi tiếng, tạo được lòng tin vào
công chúng thường có ít nhất hai tấm bằng, một là về báo chí, kế là về lĩnh vực
mình theo đuổi.
Nghề nào cũng có những kiến thức, quy chuẩn chung của nó, báo chí cũng
không phải là một ngoại lệ. Đối với một nhà báo, hiểu biết cơ bản về lịch sử và lý
luận báo chí, về những vấn đề có tính quy luật, quy tắc – nguyên tắc hành nghề và
kỹ năng tác nghiệp, về vai trò và vị thế xã hội của báo chí và nhà báo trong xã hội,
pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Đó là nền tảng để một nhà báo phát triển sự
nghiệp bền vững.
5. Kỹ năng và kinh nghiệm
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong
một lĩnh vực vào thực tế công việc chuyên môn. Mỗi nhà báo lại có một phương
pháp vận dụng riêng của mình, một khi việc sử dụng kỹ năng này đạt đến trình độ
cao nhất, sử dụng một cách thuần thục, có thể biến tấu trong mọi tình huống nó sẽ
trở thành kỹ sảo. Kỹ năng cơ bản của một nhà báo là những hành vi, thao tác nghề
nghiệp hàng ngày từ việc nắm tình hình chung và tình hình cụ thể lĩnh vực được
phân công theo dõi, phát hiện và tiếp cận nguồn tin, giao tiếp, khai thác thông tin –
dữ liệu, đếm viết bài và nghe ngóng dư luận xã hội. Đặc biệt là trong chuyên
ngành báo mạng điện tử cần nhà báo có khả năng sử dụng công nghệ thông tin để
khai thác và làm chủ những thông tin trên quốc tế và trong nước. Tính phổ cập,
tính đa chiều của thông tin mạng ngày càng chiếm lĩnh đời sống tinh thần, buộc
nhà báo phải hoà nhập trước, thích nghi trước, với những kĩ năng mới. Tuy nhiên
cái gì cũng có 2 mặt, nên nhà báo phải thận trọng trong việc sử dụng những công

cụ hộ trợ này. Đối với nghề báo, cập nhật thông tin không chỉ là áp lực công việc
mà còn là nhu cầu bản thân, nếu không muốn bị xã hội, nghề nghiệp đào thải. Và
con đường tự hoàn thiện tốt nhất đối với nhà báo, là con đường tự học. Kĩ năng chỉ
có được thông qua rèn luyện phương pháp trong hoạt động nghiệp vụ hàng ngày,
và cũng thông qua cách tự học, tự đào tạo, tự sáng tạo là chính.
Kinh nghiệm đối với nhà báo là vốn liếng quan trọng, được tích lũy từ
lý thuyết trong trường học và từ thực hành được bản thân, đồng nghiệp rút ra sau
những lần vận dụng kĩ năng. Kinh nghiệm giúp đánh giá, kiểm soát thông tin khi
họ thu thập và phân tích, xử lý thông tin. Kinh nghiệm nghề nghiệp là sự tự phản
biện đối với mỗi nhà báo. Có kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ giúp cho nhà báo tự tin
hơn trong hoạt động. Muốn có kinh nghiệm, cần chú ý, biết và thường xuyên tổng
kết kinh nghiệm hoạt dộng. Đối với công chúng, kinh nghiệm cá nhân của nhà báo
mang ý nghĩa như một sự bảo đảm về giá trị của thông tin mà nhà báo đưa ra. Mỗi
nhà báo thường chuyên sâu một lĩnh vực, một vấn đề mà họ am hiểu. Kinh nghiệm
tạo nên thương hiệu của một nhà báo, nó là những thông tin mà nhà báo tích góp
được trong cuộc sống.
Cùng viết về một vấn đề trong xã hội Việt Nam, nhưng khi ta đọc
những thông mà nhà báo Hữu Thọ đưa ra thì rất dễ nhận thấy những giá trị riêng,
sự thẳng thắn, tính chính xác, khách quan và bị thuyết phục bởi những lý lẽ, góc độ
nhìn nhân vấn đề của ông.
6. Trách nhiệm xã hôi
Nghề báo là một nghề đòi hỏi ý thức trách nhiệm to lớn. Báo chí góp
phần xây dựng, phát triền đời sống văn hóa – xã hổi, sử dụng và truyền bá giá trị
văn hóa. Báo chí bắt nguồn từ nhu cầu của xã hội và để giải quyết những vấn đề xã
hội liên quan đến cộng đồng, nhà báo có trách nhiệm vô cùng lớn với đời sống tinh
thần xã hội. Nhà báo nếu không có ý thức đầy đủ về điều này trong quá trình hoạt
động báo chí có thể để lại những sai sót, ảnh hưởng to lớn đến sự ổn định và phát
triển của xã hội. Ý thức được trách nhiệm xã hội, trách nhiệm trước Đảng và nhân
dân sẽ giúp nhà báo bồi đắp bản lĩnh chính trị - xã hội – nghề nghiệp, nhanh chóng
phát hiện chủ đề và đề tài cho bài viết và viết với dũng khí, bản lĩnh và cảm xúc

nhiệt thành. Trách nhiệm cao cả trước xã hội, trước công chúng đòi hỏi nhà báo
phải không ngừng nâng cao năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Bởi có năng
lực nghề nghiệp mới nắm vững đánh giá đúng vấn đề và nâng cáo được chất lượng
bài viết.
7. Đạo đức nghề nghiệp và tính trung thực
Đạo đức nghề nghiệp có thể được hiểu là chuẩn mực ứng xử đối với các
mối quan hệ Tổ quốc, dân tộc, nhân dân; công chúng; đồng nghiệp; nguồn tin; tác
giả; nhân vật trong tác phẩm; những vấn đề toàn cầu;… trong quá trình tác nghiệp
của nhà báo. Đạo đức của nhà báo được thể hiện ngay trong cách đưa tin. Cùng
một sự việc, có nhà báo đưa đến tin để công chúng thấy được những mặt trái của
vấn đề để sửa chưa sai lầm, nhưng lại có nhà khai thác một cách quá mức khiến
công chúng hoang mang, lo sợ trước vấn đề dẫn đến nhiều tiêu cực sảy ra.
Trong nhiều vấn đề nhạy cảm nhất chính trị, tin tức không phải lúc nào
cũng đưa tất cả lên báo các thông tin liên quan đến quan hệ đối ngoại, an ninh quốc
gia, thông tin mật. Các cơ quan chức năng không thể cung cấp hết được những
thông tin như vậy, nhưng có một số nhà báo quá nôn nóng, ngồi đoán già đoán
non, lấy thông tin từ những nguồn tin không được kiểm chững để rồi đưa hết thông
tin ấy lên mặt báo gây nên những hậu quả khôn lường đến dư luận, lợi ích quốc gia
bị đe dọa.
Việc đưa thông tin lên mặt báo cần phải chọn lọc là điều cần thiết.
Nhưng ‘ỉm’ thông tin thì lại vấn đề nhức nhối đáng lên án, những chuyện tiêu cực
ở một cơ quan, tổ chức không được đưa lên báo để dăn đe, cảnh báo những người
khác. Nguyên nhân có thể xuất phát từ phía tòa soạn – nơi nhà báo làm việc, nhưng
nhiều khi cũng do chính nhà báo móc nối với các bên liên quan để giấu nhẹm
chuyện xấu ấy đi. Đó là khi đạo đức nhà báo bị suy đồi bởi đồng tiền, bởi quyền
lực phía trên.
Tính trung thực, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong thời điểm hiện
nay cần được tôi luyện, nuôi dưỡng ngay từ khi bắt đầu làm quen với báo chí, từ
khi các nhà báo trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó làm tiền đề cho về sau rèn
luyện, tu dưỡng, phấn đấu không ngừng nghỉ của mỗi người.

8. Lòng yêu nghề
Nghề báo là một nghề mà nhìn vào ai cũng ao ước, đặc biệt là thế hệ trẻ
ngày nay luôn yêu thích môi trường làm việc năng động, không gò bó trên một
khuôn khổ nghất định. Nhưng một khi đã bước vào, chỉ có những người thực sự
yêu nghề, muốn gắn bó lâu dài với báo chí mới vượt qua những áp lực xã hội, gánh
nặng thời gian khi đưa tin. Có thể nói, trong xã hội nhà báo là một trong những
người có tiếng nói nhất, họ góp phần ổn định xã hội, làm nền tảng để xã hội phát
triển. Nghề báo là một nghề có tính sáng tạo cao, bởi nó đưa đến công chúng
những vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau, giúp công chúng biết và hiểu vấn
đề. Mỗi bài báo là một sự sáng tạo của riêng nhà báo, nghề báo giúp nhà báo phát
huy tối đa tính sáng tao, khả năng tưởng tượng, khả năng nghiên cứu, thể hiện
quan điểm, bộc lộ tính cách của mình và đem về cho những người làm báo sự tự
tin trong mọi hoạt động đời thường.
III. Tiểu kết
Hoạt động báo chí là một nghề, hơn nữa là một nghề có nhiều người yêu
thích – nhất là thanh niên. Thế nhưng không nhiều người có thể bám trụ với nghề
này theo đúng nghĩa của nó. Số người bám trụ được, trở thành nhà báo giỏi, có
tiếng nói, thẩm quyền lại càng hiếm. Bởi vì báo chí là một nghề khắc nhiệt, nhiều
thử thách và lắm gian nguy. Tình yêu nghề nghiệp của nhà báo bắt nguồn từ công
chúng vã xã hội, từ lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Tuy là một
nghề khắc nhiệt nhưng nếu phấn đấu, rèn luyện năng lực trí tuệ, phẩm chất tư duy
đạo đức và ý thức trách nghiệm làm nghề thì nghề sẽ không phụ người, anh ta sẽ
trở thành một nhà báo với đúng nghĩa của nó.
KẾT LUẬN
Báo chí quả là một nghề thú vị. Mặc dù có nhiều thú vị nhưng cũng có
vô vàn những khó khăn tồn tại. Nhưng nhìn vào những gì mà báo chí Việt Nam đã
đạt được từ những năm chống Pháp – Mỹ tới giờ, chúng ta không thể không tự hào
về nền báo chí với đội ngũ nhà báo đầy nhiệt huyết và tài giỏi. Nghề báo được
công chúng tôn trọng, vì vậy việc học hỏi thêm kinh nghiệm của những người
đồng nghiệp trong nước và nước ngoài để làm phong phú thêm kiến thức của mình

là vô cùng quan trọng. Nhà báo phải luôn phấn đấu vì bản thân, vì dân tộc và phát
triển truyền thống văn hóa của dân tộc. Tình yêu quê hương, đất nước giúp họ có
thêm tình yêu với những trang tin, đưa chúng tới công chúng. Ngày nay, báo chí
phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, việc đào tạo những người làm báo không chỉ
có kiến thức mà còn cả nhân cách để đáp ứng những nhiệm vụ, yêu cầu của xã hội,
của đất nước.
Tài liệu và các bài báo tham khảo
1. Cơ sở lý luận báo chí – PGS.TS. Nguyễn Văn Dững.
2. 4K và nghề báo – TS. Trần Bá Dung
3. “Tố chất” của nghề báo – Việ
4. “Phát hiện nhiều cơ sở sản xuất, chế biến gây ô nhiễm môi trường” – Đăng
Đức
5. “Ðẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Hiến pháp (sửa đổi)” –
PV
6. “500 tình nguyện viên tham gia 'Giờ xanh toàn quốc 2014'” – Phương Thảo
7. “Hà Nội hưởng ứng giờ trái đất” – Phạm Hải
8. “Công nhân Bình Dương kêu gọi biểu tình đúng cách” – Trường Nguyên,
Ngọc Linh
9. “Vietnam’s dangerous acts” (Tạm dịch: Những hành động nguy hiểm của
Việt Nam) – Lưu Hồng Dương (Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia)

×