Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DE THI HSG MON VAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.95 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CẤP TỈNH VÒNG I
ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH NĂM HỌC : 2011-2012
MÔN : NGỮ VĂN 8
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi : 25 tháng 4 năm 2011
Thời gian làm bài : 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1:(4,0 điểm)
Xác định và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong
đoạn thơ sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)

Câu 2: (6,0 điểm)
“Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người
thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời.” (Quách Mạt Nhược)
Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 3: (10 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ-men trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối
cùng” của O.Hen-ri.

HẾT
- Thí sinh không sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Số báodanh



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CẤP TỈNH VÒNG I
ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH NĂM HỌC : 2011-2012
MÔN : NGỮ VĂN 8
Ngày thi : 25 tháng 4 năm 2011
Câu 1:(4,0 điểm)
a - Xác định nội dung chính của đoạn thơ: Tâm trạng của người chiến sĩ khi nghe
âm thanh tiếng gà trên đường hành quân.(0,5 điểm)
b - Xác định và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong
đoạn thơ:
+ Điệp ngữ: “nghe”(0,25 điểm)
*Giá trị nghệ thuật: điệp ngữ cách quãng: “nghe” lặp lại ba lần ở đầu ba dòng thơ
liên tiếp thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi
nghe âm thanh quen thuộc của quê hương.(0,5 điểm)
+ Liệt kê: “Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ” (0,25 điểm)
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ” (0,25 điểm)
*Giá trị nghệ thuật: (1,5 điểm)
- Người chiến sĩ không chỉ nghe âm thanh tiếng gà trưa bằng thính giác mà còn
cảm nhận bằng thị giác, bằng cảm giác, cảm xúc của tâm hồn, bằng hồi ức.
- Khi nghe âm thanh tiềng gà quen thuộc người chiến sĩ có cảm giác như nắng
trưa lung linh xao động, thấy khỏe lên, thấy bàn chân đỡ mỏi, con đường hành
quân bớt xa.
- Tiếng gà đánh thức kỉ niệm tuổi thơvới bà, gia đình, quê hương,. Tiếng gà như
sợi dây vô hình nối liền quá khứ với hiện tại.
* Khái quát nội dung, giá trị của đoạn thơ: Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được

tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của
người lính.(0,75 điểm)

Câu 2 : (6,0 điểm)
*Yêu cầu
- Về hình thức: HS viết một bài văn ngắn, có bố cục 3 phần, không mắc lỗi về
câu, về diễn đạt, chính tả
- Thể loại: Nghị luận xã hội.
- Nội dung: Suy nghĩ của em về công lao to lớn của người thầy trong cuộc đời
mỗi con nggười.
*Cụ thể:
a.Mở bài: (0,5 điểm)
- Dẫn dắt về công ơn to lớn của người thầy với mỗi con người.
- Trích dẫn câu nói của Quách Mạt Nhược.
b. Thân bài:
* Giải thích: (1,5 điểm)
- “Mặt trời”, “Mặt trăng” là những vì tinh tú trên trái đất, tỏa sáng bầu trời , mặt
đất.
- “Mọc, lặn, tròn, khuyết” là qui luật của mặt trời, mặt trăng, còn ánh sáng mà
người thầy rọi vào ta thì còn mãi . Quách Mạt Nhược đã rất khéo léo khi sử
dụng cách nói tương phản: sự tương phản giữa hai nguồn ánh sáng- ánh sáng
của mặt trăng, mặt trời chỉ chiếu sáng từng lúc, ánh sáng của người thầy thì
“còn mãi” trong cuộc đời mỗi con người.
* Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng.(2,5 điểm)
- Thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mỗi con người.
(Cha mẹ cũng là thầy, người thầy đầu tiên và cuối cùng trong cuộc đời, nhưng cha
mẹ không thể thay thế được người thầy)
- Hành trình cuộc đời mỗi con người đều có những người thầy đi qua, và mỗi
người thầy đó sẽ lưu lại một dấu ấn, chiếu rọi vào đó những nguồnánh sáng riêng:
ánh sáng của tri thức văn hóa, ánh sáng của ước mơ, hoài bão, lí tưởng. Ánh sáng

của tình yêu thương, của ý chí, nghị lực, niềm tin
- Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy cho HS cách làm người, dìu dắt, nâng đỡ
HS trưởng thành về nhận thức, tâm hồn, tình cảm, nhân cách Chính vì thế nguồn
ánh sáng mà người thầy chiếu rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi con người.
* Liên hệ thực tế: HS có thể liên hệ truyền thống tôn sư, trọng đạo của dân tộc Việt
Nam từ xưa đến nay.(1,0 điểm)
c. Kết bài: (0,5 điểm)
- Khẳng định lại một lần nữa câu nói của Quách Mạt Nhược hoàn toàn đúng. Liên
hệ bản thân có trách nhiệm như thế nào trước công lao to lớn của người thầy trong
cuộc sống của mình.

Câu 3 : (10 điểm)
*Yêu cầu:
- Thể loại : Nghị luận văn học.
- Về hình thức: HS viết một bài văn có bố cục 3 phần, đúng thể loại văn nghị
luận văn học. Diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi về câu, từ, chính
tả.
- Nội dung: Suy nghĩ, đánh giá của mình về hình tượng nhân vật cụ Bơ-men
trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri
- *Cụ thể:
a. Mở bài: (1,0 điểm)
- Giới thiệu ngắn gọn về O.Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
- Giới thiệu nhân vật cụ Bơ-men.
b. Thân bài:
* Cụ Bơ-men là người có tấm lòng thương yêu và những hành động cao cả :(2,5
điểm)
- Cụ Bơ-men là người họa sĩ già, nghèo khổ, ấp ủ khát vọng vẽ được một kiệt tác
nghệ thuật, nhưng suốt 40 năm vẫn chưa thực hiện được.
- Cụ hiểu được tâm trạng tuyệt vọng của Giôn-xi(Sự sống phụ thuộc vào chiếc lá
cuối cùng)

- Âm thầm vẽ chiếc lá thay thế chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết và gió
bấc dai dẳng. Khi đước tìm thấy quần áo và giày của cụ họa sĩ đã ướt sũng, lạnh
buốt. Cụ đã chết vì sưng phổi.
* Đánh giá về ý nghĩa của chiếc lá cuối cùng do cụ Bơ-men sáng tạo:(2,5 điểm)
- Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì:
+ Giống như thật đến nỗi Xiu và Giôn-xi là họa sĩ mà cũng không nhận ra.
+ Được vẽ bằng tình yêu thương và sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men.
+ Đổi bằng sự sống của cụ Bơ-men và đưa Giôn-xi từ cõi chết trở về.
* Đánh giá nét đặc sắc nghệ thuật trong chuyện:(2,0 điểm)
- Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình.
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần (Giôn-xi tưởng không tránh khỏi cái
chết lại sống; cụ Bơ-men đang khỏe mạnh lại chết)
* Bức thông điệp của nhà văn gửi đến con người: Con người hãy biết yêu thương
nhau và nghệ thuật chân chính là nghệ thuật luôn hướng về con người, phục vụ
con người.(1,0 điểm)
c. Kết bài:(1,0 điểm)
- Khẳng định lại nhân vật cụ Bơ-men là một họa sĩ chân chính, một con người có
tấm lòng nhân hậu, có tình yêu thương cao cả, sẵn sàng hi sinh vì nngười khác.
- Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc, cho
người đọc hiểu hơn ý nghĩa của tình yêu thương.
Lưu ý:
Cho điểm cao với các bài:
- Có sáng tạo, suy nghĩ riêng sâu sắc, thuyết phục.
- Có những ý đúng, hay ngoài đáp án.
- Diễn đạt trôi chảy, từ ngữ sử dụng độc đáo, trình bày sạch đẹp.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×