Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ngân hang de thi hsg mon van 9 09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.68 KB, 9 trang )

BẢNG CHỦ ĐỀ
LOẠI ĐỀ: HỌC SINH GIỎI -MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9 - CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO.
TT Chủ đề Yêu cầu kỹ
năng
Phân phối
thời gian
Hệ thống kiến
thức
Cáac dạng bài tập
1 Người lính và tình đồng chí Vận dụng
suy luận
20 phút HSG
Nhận xét, so sánh
2
Bút pháp nghệ thuật
Vận dụng
suy luận
40 Phút HSG
Phân tích
3
Tư tưởng yêu nước, yêu quê
hương, tình cảm gia đình.
Vận dụng
suy luận
20 phút HSG
Phân tích, cảm nhận
4 Tinh thần nhân đạo Vận dụng
suy luận
20 phút HSG
Phân tích
5


Tình yêu thiên nhiên
Vận dụng
suy luận
20 Phút HSG
Phân tích
6
Văn nghị luận
Vận dụng
suy luận
130 Phút HSG Viết bài làm văn hoàn chỉnh.
BẢNG MỨC ĐỘ
LOẠI ĐỀ: HỌC SINH GIỎI -MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO.
TT Chủ đề
Tái hiện Vận dụng
đơn giản
Vận dụng
tổng hợp
Vận dụng suy luận
1
Người lính và tình đồng chí
1 câu
2
Bút pháp nghệ thuật
4 câu
3
Tư tưởng yêu nước, yêu quê
hương, tình cảm gia đình
3 câu
4 Tinh thần nhân đạo 4 câu
5

Tình yêu thiên nhiên
3 câu
6
Văn nghị luận 5 đề
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
I/ Câu hỏi :
1) Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu
tả ngoại hình hai chị em Thúy Kiều, cách miêu tả ấy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào?
2)Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của hai câu thơ sau
: “Cỏ xanh như khói bén xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời.”
( Nguyễn Trãi , Bến đò xuân đầu trại.)
3)Phân tích ý nghĩa của những yếu tố truyền kì trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
4)Vận dung kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau :
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.”
5)Người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và người lính trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe
không kính” của Phạm Tiến Duật có điểm gì chung?
6)Em hiểu thế nào là tư tưởng nhân đạo ? Nêu và phân tích những biểu hiện tư tưởng nhân đạo trong một tác
phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam?
7)Nêu những biểu hiên của tinh thần yêu nước trong văn học Việt Nam. Nêu và phân tích nội dung tinh thần
yêu nước trong một tác phẩm cụ thể ?
8)Viết đoạn văn nêu những cảm nhận chung của em về một nhân vật em có ấn tượng sâu sắc trong “Làng” của
Kim Lân.
9) Hạ Long vậy đó, cho ta một bài học sơ đẳng mà cao sâu :Trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả . Cho đến
cả Đá. Ở đây tạo hóa đã chọn Đá làm một trong hai nguyên liệu chủ yếu và duy nhất của Người để bài nên bản
phác thảo của Sự sống. Chính là Người có ý tứ sâu xa đấy : Người chọn lấy cái vẫn được coi là trơ lì, vô tri nhất để
thể hiện cái hồn ríu rít củ sự sống. Thiên nhiên bao giờ cũng thông minh đến bất ngờ ; nó tạo nên thế giới bằng

những nghịch lí đến lạ lùng .”
(Nguyên Ngọc, Hạ Long Đá và Nước, sách NV9, tập một.)
Nhà văn đã “gởi” đến em điều gì trong đoạn trích trên ? Thái độ của em khi được tham gia bình chọn : Hạ
Long là kỳ quan của thế giới.
10) ... Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bất tay hết mọi người, anh sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó
đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ
đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
-Thôi ! Ba đi nghe con ! Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người -kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi . Nhưng thật lạ lùng , đến lúc ấy,
tình cha con như bỗng nỗi dậy trong người nó, trong lúc đó không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên :
-Ba ... a... a ... ba !
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, sách NV 9)
Em hãy tìm lời giải đáp về “Tình cảm đột biến” của bé Thu với người cha.
11)Sự chuyển đổi từ “tôi” sang “ta” trong bài “Mùa xuân nho nhỏ có phải là ngẫu nhiên vô tình của tác giả hay
không ? Vì sao ?
12) Chi tiết chiếc lược ngà có vai trò như thế nào trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
13)Viết một đoạn văn dài khoảng 7 -10 câu theo lối diễn dịch, trình bày những cảm nhận của em về tâm trạng
Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích. Trong đoạn có sử dụng các từ : thất vọng, bơ vơ, thăm thẳm, lênh đênh, thương nhớ.
14) Nêu hai cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam đã học ở chương trình Trung
học cơ sở.
15) Câu tục ngữ “Lời nói gói vàng” và câu “Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
có phải mâu thuẩn nhau không ? Dựa vào phương châm hội thoại em hãy lí giải điều đó.
II/Tập làm văn
Đề 1 : Trong di chúc Bác Hồ viết : “Tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể
bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.”
Dựa vào những tác phẩm đã học, đã đọc, các mẫu chuyện sinh động trong thực tế, em hãy chứng minh
rằng Bác Hồ đã dành cho toàn dân ta, đặc biệt là cho thiếu niên nhi đồng, một tình yêu thương sâu nặng.
Đề 2 : Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Đề 3 : Có người nhận xét “Lặng lẽ Sa Pa” là một bài thơ bằng văn xuôi ngợi ca vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa

hương của thiên nhiên và con người.
Phân tích truyện ngắn “:Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để làm rõ ý kiến trên.
Đề 4 : Chuyển nội dung bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt thành một câu chuyện theo lời nhân vật người
cháu.
Đề 5 :Bài thơ Con cò (Chế Lan Viên) là sự kết tinh giữa cảm hứng trử tình dân gian và chất triết lí giản dị mà
sâu sắc.
Ý kiến của em về “lời bình” trên của các tác giả sách Ren luyện kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh
lớp 9.
ĐÁP ÁN
I/ Câu hỏi :
1)Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du :
-Miêu tả ngoại hình hai chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ - truyền thống của văn học
cổ điển.
-Cách sử dụng từ ngữ miêu tả hai nhân vật :
Với Thúy Vân : thua, nhường . Thúy Kiều : ghen, hờn.
-Cách miêu tả ấy dự báo tương lai của Thúy Vân êm đềm phẳng lặng ; còn tương lai Thúy Kiều đầy sóng
gió bất trắc.
2)HS nêu được những nét cơ bản sau :
-Câu thứ nhất đã sử dụng một hình ảnh so sánh rất độc đáo, mới mẻ : “cỏ xanh như khói”, “xanh như khói”
là cái màu xanh hư ảo nhìn qua lớp mưa bụi bay. Cách so sánh ấy gợi một không gian vừa thực, vửa hư, rất kì ảo.
-Cái hay câu thơ thứ hai lại là điểm nhìn để tả cảnh. Phải đừng gần sát mép nước mới có thể cảm nhận được
“nước vỗ trời”
3)Phân tích ý nghĩa của những yếu tố truyền kì :
+Làm hoàn chỉnh những nét đẹp vốn có của Vũ Nương.
+Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong
cuộc đời, về sự bất tử, về sự chiến thắng của cái thiện, cái đép ...
+Riêng chi tiết kì ảo cuối cùng còn mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc.
4) *Nhận xét chung :
-Tác giả sử dụng một loạt từ láy : “nao nao, nho nhỏ, dầu dầu, sè sè”
-Dùng từ tinh tế, chính xác gợi nhiều cảm xux1 cho người đọc.

-Vừa gợi tả được hình ảnh của sự vật, vừa thể hiện tâm trạng con người.
*Phân tích được cái hay của hai từ láy : nao nao, nho nhỏ.
+Gợi tả cảnh sắc mùa xuân lúc chị em Thúy Kiều du xuân trở về : cảnh thanh tao, trong trẻo, êm dịu.
+Gợi tả cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân và linh cảm một điều gì đó không tốt sẽ
đến trong tương lai.
*Phân tích cái hay của hai từ láy : sè,sè,dầu dầu .
+Gợi tả hình ảnh nấm mồ nhỏ bé, lẻ loi, đơn độc, lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ.
+Bức tranh cảnh vật thê lương, ảm đạm, nhựôm màu u ám.
5)Nêu được những nét chính :
-Đó là những người lính CM - những anh bộ đội cụ Hồ.Họ có đầy đủ phẩm chất của người chiến sĩ CM
như :
+Yêu tổ quốc tha thiết, sẵn sàng hy sinh tuổi xuân cho Tổ quốc.
+Dũng cảm vượt lên trên khó khăn, gian khổ, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ.
-Đặc biệt, họ có chung tình đồng chí, đồng đội, keo sơn, gắn bó.
6)Tình cảm yêu thương con người phát triển thành tư tưởng nhân đạo với những biểu hiện như :
-Khẳng định và ca ngợi những giá trị tốt đẹp của con người.
-Đề cao những ước mơ và khát vọng của con người.
-Cảm trhông và chia sẻ những nỗi đau khổ của con người.
-Bênh vực những con người bé nhỏ, bất hạnh.
-Lên án, tố cáo các thế lực đàn áp, bốc lột, gây đau khổ cho con người.
Nêu và phân tích những biểu hiện tư tưởng nhân đạo trong một tác phẩm tiêu biểu.
7) Những biểu hiện tinh thần yêu nước trong văn học :
-Tự hào về các giá trị vật chất và tinh thần dân tộc.
-Quật khởi chống ngoại xâm.
-Yêu quê hương đất nước.
-Giữ gìn và bảo vệ các giá trị vật chất và tinh thần dân tộc.
8) Biết cách lập đoạn, văn viết lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
-Chọn được một trong các nhân vật : ông hai, bà hai, bà chủ nhà để suy nghĩ và cảm xúc về nhân vật đó.
-Cảm xúc chân thực, dựa trên những điều mà văn bản đã viết về nhân vật. ( chú trọng những nét nổi bật,
đáng nhớ.

9) Bài làm đề cập được các ý sau :
-Nguyên Ngọc khẳng định sức hấp dẫn của Hạ Long được tạo dựng bởi một thứ nguyên liệu bình thường
(Đá ) - vật “vô tri”, quà tặng của tạo hóa.
-Đá làm nên Hạ Long -thắng cảnh tuyệt vời của đất nước - có hồn , có sức lôi cuốn với mọi người.
-Bình chọn Hạ Long -kỳ quan thứ 7 mới của thế giới – không chỉ vì Hạ Long là một trong những cảnh đẹp
thiên nhiên ban tặng cho đất nước Việt Nam mà còn thể hiện lòng tự hào đối với Tổ quốc.
-Bình chọn Hạ Long cũng làm cho mỗi người có ý thức bảo vệ, tôn vinh những cảnh quan của quê hương,
đất nước.
10) “Tình cảm đột biến” của bé Thu :
-Tiếng ba vỡ ra từ sâu thẳm tấm lòng bé Thu.
-“Tình cảm đột biến” trong giờ phút chia tay thể hiện tính cách của em. Là đứa trẻ có cá tính cứng cỏi và
cách biểu hiện cá tính cũng mang đậm nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ con. Tình cha con ở em thật sâu sắc, mạnh
mẽ và cũng dứt khoát rạch ròi.
-“Tình cảm đột biến” của bé Thu cũng được tác động bởi thái độ, tình cảm của ông Sáu và người thân
trong gia đình.
-Tình cảm của bé Thu là một trong những thành công về nghệ thuật của nhà văn.
11) Sự chuyển đổi từ “tôi” sang đại từ “ta” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” hoàn toàn không phải là sự
ngẫu nhiên, vô tình mà có dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc.
-Đó là sự chuyển đổi từ cái tôi cá nhân hòa với cái ta chung của cộng động, nhân dân, đất nước. Thể hiện
niềm tự hào, niềm vui chung của dân tộc trong thời đại mới.

×