TẬP HUẤN
DẠY HỌC & KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ
TRƯỜNG THCS
Bảo Thắng: Tháng 10 - 2014
PHẦN IV:
XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
DẠY HỌC
1.Xây dựng chủ đề dạy học – KTĐG.
2.Giáo án
XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
DẠY HỌC
1.Xây dựng chủ đề dạy học – KTĐG.
2.Giáo án
1. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
Lựa chọn chủ đề dạy học
Xác định chuẩn KTKN với các động từ
tương ứng với mức độ kiến thức
Định hướng năng lực chính được hình
thành cho HS.
Thiết kế câu hỏi và bài tập theo định
hướng năng lực và đưa ra gợi ý về
PPKT dạy học.
1.1. Lựa chọn chủ đề dạy học:
-
Là những nội dung nằm trong một mạch kiến thức, hoặc có
liên quan chặt chẽ với nhau; thường là một chương, một phần,
hoặc có thể là một số bài rời rạc
- Những nội dung KT đó phải góp phần hình thành năng lực
chuyên biệt cụ thể nào đó của bộ môn.
- Một chủ đề ít nhất phải từ 3 bài trở lên.
VD:
+ Chủ đề Dân số - Chương trình địa lý 9 ( Một chương dân
số).
+ Vận động của Trái Đất - Địa lý 6 ( Chỉ gồm ba bài 7,8,9
của chương I)
+ Chủ đề Trái đất - Địa lý 8 ( Gồm các bài vị trí, hình dạng
TĐ, Cấu tạo trong của TĐ, các vận động của TĐ - Các bài
rời rạc nhưng có nội dung liên quan chặt chẽ với nhau)
1.2. Xác định chuẩn KTKN với các động từ tương ứng với mức
độ kiến thức:
- Xếp đúng các chuẩn vào các mức độ nhận thức tương ứng.
-
Một chuẩn có thể được biểu hiện ở nhiều mức độ nhận thức
khác nhau, đối với các chuẩn phức tạp này cần phải biết bóc
tách các mức độ nhận thức để đưa vào ô ma trận cho chính
xác.
- Lưu ý: Xác định mức độ cụ thể của năng lực sao cho phù hợp
với trình độ HS tại địa phương.
2.3. Định hướng năng lực chính được hình thành cho HS.
Dựa vào nội dung các chuẩn tương ứng đã xây dựng định
hướng những năng lực chung và NL chuyên biệt hình thành cho
HS
2.4. Biên soạn câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận thức của
KT, KN và định hướng hình thành năng lực; và đưa ra gợi ý về
PPKT dạy học.
- Các câu hỏi cần rõ ràng, động từ thể hiện đúng mức độ
cần đạt trong chuẩn đã XD, phù hợp với mức độ nhận thức của
HS.
- Chú trọng khả năng vận dụng vào thực tế, tích hợp, liên
môn.
- Các câu hỏi và BT đã XD sẽ được sử dụng trong các bài
dạy của chủ đề và trong KT – ĐG ( Hoặc có thể là BT về nhà )
BẢNG MÔ TẢ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC & KT ĐÁNH GIÁ
Nội
dung
(chủ đề)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu
thống kê.
Mức độ cần đạt Gợi ý câu hỏi/BT Gợi ý PP/HT dạy học
GỢI Ý CÁC CÂU HỎI VÀ BT TRONG CHỦ ĐỀ
2. THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PTNL
CỦA HS
2.1. Đối với các bài dạy theo các PPKT dạy học như dự án,
hợp đồng, bàn tay nặn bột, ngoại khóa: Soạn theo thiết kế đặc
trưng của PP này.
2.2. Đối với các bài soạn theo PP, KT dạy học thông
thường khác thì thiết kế giáo án như VD trong tài liệu
trang 52 -55.
YÊU CẦU THẢO LUẬN
Các nhóm xây dựng chủ đề dạy học ở cuối học kỳ 1
+ Nhóm 1: XD chủ đề lớp 6
+ Nhóm 2: XD chủ đề lớp 7
+ Nhóm 3: XD chủ đề lớp 8
+ Nhóm 4: XD chủ đề lớp 9