Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đạo đức của Doanh nghiệp trong hoạt động liên quan đến Văn hóa Dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.43 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh doanh cũng như mọi hoạt động khác trong xã hội đều hường tới cái đẹp. Nét
đẹp trong văn hóa kinh doanh của người Việt Nam mang đậm yếu tố lịch sử và tinh thần
dân tộc, tinh thần yêu nước. Từ phê phán những quan điểm được cho là thấp kém của
người kinh doanh đã đặt nền tảng cho một quan điểm tiến bộ về doanh nhân như một lực
lượng. Doanh nghiệp như một tổ chức và doanh trường như một hoạt động nằm trong
khuôn khổ của công cuộc duy tân cứu nước. Đó là sự kết hợp những giá trị truyền thống
và những quan điểm hiện đại tạo nên sự nhận thức về giá trị kinh doanh như một “Đạo”.
Trong bài tiểu luận nhỏ của nhóm chúng tôi ngày hôm nay, xin đề cập đến vấn đề “
Đạo đức của Doanh nghiệp trong hoạt động liên quan đến Văn hóa Dân tộc” để làm rõ
mối quan hệ giữa chúng. Bài tiểu luận gồm 3 phần chính:
Phần I: Khái niệm đạo đức trong Doanh nghiệp
Phần II: Văn hóa dân tộc
Phần III: Vấn đề đạo đức của Doanh nghiệp trong hoạt động liên quan đến văn hóa
dân tộc:
Phần IV: Kết luận
Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong cô và các bạn
thông cảm và góp ý để bài của nhóm được hoành thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
I. Định nghĩa đạo đức trong Doanh nghiệp
1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh
Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoắc tổ chức nhằm đạt mục đích lợi nhuận
thông qua các hoạt động kinh doanh như: Quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất…
Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh, đánh giá, hướng
dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh, trong điều kiện môi trường kinh
doanh của cá nhân và tổ chức đó.
Vi phạm đạo đức kinh doanh tại quốc gia này, nhưng có thể đối với tại một quốc gia
khác là không vi phạm.
Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng của đạo đức nghề nghiệp.
2. Nhận diện các vấn đề đạo đức kinh doanh


Trong bất cứ thời đại nào, người ta cũng đề cao đạo đức, xem trọng đạo đức hơn tài
năng. Chính cái tâm, cái đức sẽ chi phối mọi Ý nghĩ và hành động của con người, người
có đạo đức luôn hướng về cái thiện, cái hữu ích cho loài người. Bởi vậy nhân viên có
tâm huyết, nhiệt tình sẽ dễ dàng hướng tài năng của họ vào mục đích cao thượng, đẹp đẽ,
nhờ đó phát huy được tài năng của con người. Ngược lại, có tài năng nhưng thiếu tâm
huyết, nhiệt tình thì tài năng ấy cũng trở nên vô dụng đối với doanh nghiệp, xã hội bởi vì
tài năng ấy chỉ để phục vụ cho những mục đích thấp hèn, xấu xa, vị kỷ.
Ngày nay muốn kinh doanh tốt phải có đạo đức tốt ; Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại
bền vững và làm ăn phát đạt khi khẳng định được uy tín, thương hiệu dựa trên chất lượng
sản phẩm. Hơn nữa, người tiêu dùng đang có xu hướng ngày càng trở thành “người tiêu
dùng thông thái”. Lừa mị họ hoặc chà đạp lên quyền lợi của họ chắc chắn sớm muộn sẽ
bị họ tẩy chay. Nếu sai, hãy thành khẩn sửa sai, đừng biện minh hoặc ấm ớ đổ lỗi cho
khách hàng theo cách bấy lâu nay một số doanh nghiệp vẫn làm: “vì các vị thích ăn rau
tươi xanh mơn mởn nên tôi đành phải phun thuốc kích thích”, “vì các vị thích nước tương
thơm ngon hấp dẫn chúng tôi đành chiều lòng bằng cách chế thêm chất 3-MCPD” Kế
“di họa Giang Đông” ấy khó mà cứu vãn danh dự và uy tín – những thứ vốn không thể
mua được.
Nếu doanh nghiệp không nhận diện rõ vấn đề đạo đức sẽ đưa ra những quyết định sai
lầmgây thiệt hại cho doanh nghiệp. Do vậy, việc nhận diện đạo đức kinh doanh có tầm
quantrọng đặc biệt trong việc xử lý các vụ liên quan đến vấn đề đạo đức việc xảy ra trong
suốtquá trình hoạt động doanh nghiệp.
Để nhận diện các vấn đề đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành theo các
bước sau đây:
- Xác minh những người có liên quan
- Xác minh mối quan tâm
- Xác định bản chất vấn đề đạo đức
II. Văn hóa dân tộc
Sự phản ánh của văn hóa dân tộc lên VHDN là điều tất yếu. Bản thân văn hóa doanh
nghiệp là nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc.Mỗi cá nhân trong nền văn hóa
doanh nghiệp cũng thuộc 1 nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo

các giá trị văn hóa dân tộc. Và khi tập hợp lại thành 1 nhóm hoạt động với mục tiêu lợi
nhuận – doanh nghiệp- những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó.Tổng
hợp những nét nhân cách này làm nên 1 phần nhân cách DN, đó là các giá trị văn hóa dân
tộc không thể phủ nhận đc.
Chúng tôi nhận thấy rằng, những nét văn hóa dân tộc có ảnh hưởng ít nhiều thái độ và
phong cách làm việc, ứng xử của mỗi cá nhân ở tại Quốc gia đó.Hoặc rằng mỗi công ty,
doanh nghiệp phải thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp với nền văn hóa ở Quốc gia đó
khi muốn thâm nhập vào thị trường.
Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam khác văn hóa doanh nghiệp Phương Tây như thế
nào?Và điều đó có mối quan hệ như thế nào đến vấn đề đạo đức.Chúng tôi đã đưa ra một
số điểm đặc trưng sau đây.
1. Văn hóa doanh nghiệp ở việt nam
Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của văn hoá dân tộc. Ảnh
hưởng của lối sống trọng tình, ảnh hưởng của ý thức về thể diện, ảnh hưởng của lối
sống linh hoạt, ảnh hưởng của tâm lý học để làm quan, ảnh hưởng của lối sống trọng
tĩnh, ảnh hưởng của tính cộng đồng, ảnh hưởng của tư tưởng gia tộc, ảnh hưởng của
tính địa phương cục bộ, ảnh hưởng của tính tôn trọng thứ bậc trong xã hội và thủ tiêu
vai trò cá nhân, ảnh hưởng của sự sùng bái thế lực tự nhiên.
Sự phản ánh của văn hóa dân tộc lên VHDN là điều tất yếu. Bản thân văn hóa doanh
nghiệp là nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc.Mỗi cá nhân trong nền văn hóa
doanh nghiệp cũng thuộc 1 nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo
các giá trị văn hóa dân tộc. Và khi tập hợp lại thành 1 nhóm hoạt động với mục tiêu lợi
nhuận – doanh nghiệp- những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó.Tổng
hợp những nét nhân cách này làm nên 1 phần nhân cách Doanh Nghiệp, đó là các giá trị
văn hóa dân tộc không thể phủ nhận được.
Chúng tôi nhận thấy rằng, những nét văn hóa dân tộc có ảnh hưởng ít nhiều thái độ và
phong cách làm việc, ứng xử của mỗi cá nhân ở tại Quốc gia đó. Hoặc rằng mỗi công ty,
doanh nghiệp phải thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp với nền văn hóa ở Quốc gia đó
khi muốn thâm nhập vào thị trường.
Để thấy rõ được sự khác nhau trong văn hóa Phương Tây và Phương Đông, chúng tôi

xin đưa ra một số hình ảnh so sánh sau. ( Nguồn: Lưu Dương, một nữ họa sĩ người Trung
Quốc từng có cơ hội được học tập và sinh sống nhiều năm tại Đức đã truyền tải thông
điệp về sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa này thông qua triển lãm tranh “East meets West”
– Đông Tây tương ngộ.)
(Hình bên trái minh họa cho lối sống, văn hóa của người phương Tây, còn bên phải là
người phương Đông.)
• Cách bày tỏ quan điểm
Người phương Tây bộc trực, thẳng thắn, không dấu giếm, không vòng vo khi thể hiện
suy nghĩ của mình.
Ngược lại, ở phương Đông, mỗi một ý kiến được đưa ra cần có những câu “mở đầu” thật
lịch sự, văn hoa, tránh làm mất lòng người nghe.
• Lối sống
Ở châu Âu, châu Mỹ, mỗi một con người là một cá thể có chính kiến của riêng mình,
sống độc lập và tôn trọng cái “tôi” là đặc trưng của cách sống phương Tây.
Trái lại, “chúng ta” là điều mà xã hội Á châu luôn hướng đến, một cuộc sống trong đó
không chỉ có bản thân, mà còn cần cộng đồng, cái “tôi” chỉ là một phần nhỏ trong cái
“chúng ta” mà thôi.
• Thời gian
Người phương Tây ưa đúng giờ, không cao su, họ coi việc đến trễ là điều tối kị. Đến
muộn là một hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng với những người phải chờ đợi mình.
Cao su, co kéo thời gian, cho leo cây là tình trạng thường thấy của người châu Á chúng
ta, không chỉ làm người đợi phải bực mình, đến muộn còn khiến chậm tiến độ công việc,
thật không nên chút nào!
• Phương thức làm việc
Hình minh họa cụ thể hóa được phương thức làm việc của 2 nền văn hóa: Trong khi
người phương Tây làm việc với sự liên kết một cách mạch lạc và có hệ thống, người
phương Đông lại có cách tổ chức khá rối rắm và nhằng nhịt.
• Cách biểu lộ cảm xúc
Cũng giống như lúc đưa ra ý kiến, phương Tây có cách thể hiện cảm xúc một cách thẳng
thắn, không nói dối suy nghĩ của bản thân, ngược lại người phương Đông lại có tâm lý

“sự thật mất lòng”, thường giấu giếm cảm xúc thật của mình để tránh người khác thấy
phiền, khó chịu.
• Cách xếp hàng
Trong khi ở châu Á, khái niệm xếp hàng có lề có lối có phần “xa xỉ” với rất nhiều quốc
gia thì tại châu Âu – Mỹ, hình ảnh những đoàn người đứng chờ mua hàng hay lên xe bus
chẳng có gì khiến ta ngạc nhiên.
• Cái tôi cá nhân
Một người Đức có thể coi cái “tôi” của mình là lớn nhất, quan trọng nhất, đặt mọi nhu
cầu cá nhân lên hàng đầu, nhưng một người Trung Quốc hay Nhật Bản sẽ sẵn sàng gác
bỏ cái “tôi” ấy qua một bên nhường chỗ cho cái “chúng ta”. Theo người phương Đông,
cộng đồng quan trọng hơn cá nhân.
• Số lượng người trên phố ngày cuối tuần
Sau cả một tuần làm việc mệt mỏi, bạn sẽ làm gì vào ngày cuối tuần quý báu? Nếu bạn là
người châu Âu, chắc sẽ chọn phương án ở nhà vui vẻ cùng gia đình, tránh đi phố hay ra
ngoài đường. Nhưng nếu bạn là người châu Á, chắc hẳn tụ tập phố phường là niềm vui
của bạn.
• Tiệc tùng
Khi dự tiệc, người phương Tây sẽ đứng thành những nhóm nhỏ cho dễ nói chuyện, bắt
bạn, làm quen. Ngược lại, người phương Đông có thói quen đứng thành vòng tròn như
chơi mèo đuổi chuột vậy.
 10. Đo mức âm thanh ở nhà hàng
Phương Tây coi trọng sự riêng tư, chính vì vậy ở những nơi công cộng, họ cố gắng nói
nhỏ để không làm ảnh hưởng đến người khác, cũng như để người khác không làm ảnh
hưởng đến mình. Ngược lại, khi vào một nhà hàng, người phương Đông sẽ “việc ta ta
nói”, khiến âm thanh vô cùng ồn ào, khó chịu.
• Tiêu chuẩn của cái đẹp
Người châu Âu, Mỹ vô cùng hâm mộ làn da bánh mật, họ coi người có làn da như vậy là
một người khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Trong khi đó, người châu Á lại thích thú khi sở
hữu một làn da “trắng như trứng gà bóc” hơn.
• Cách giải quyết khó khăn

Phương Tây thường sử dụng phương pháp trực tiếp để tiếp cận vấn đề, nhưng người Á
Đông có vẻ khoái cách lòng vòng hơn.
III. Vấn đề đạo đức của Doanh nghiệp trong hoạt động liên quan đến văn hóa dân tộc:
Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sự hài
hoà, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… đây là những ưu thế để xây
dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam trong thời hiện đại. Tuy nhiên, văn
hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn chế: người Việt Nam phấn đấu cốt để “vinh thân
phì gia”, yêu thích trung dung, yên vui với cảnh nghèo, dễ dàng thoả mãn với những lợi
ích trước mắt, ngại cạnh tranh; tư tưởng “trọng nông khinh thương” ăn sâu vào tâm lý
người Việt đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộng kinh tế thị trường, làm ăn; tập quán
sinh hoạt tản mạn của nền kinh tế tiểu nông không ăn nhập với lối sống hiện đại; thói
quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột phá gây trở ngại cho sự
phát triển của các doanh nghiệp hiện đại…
Trong khi doanh nghiệp nước ngoài có sức mạnh và tiềm lực rất lớn, lại hơn chúng ta
cả trăm năm kinh nghiệm, trong khi vốn liếng chưa nhiều, năng lực cạnh tranh chưa cao
thì điều mà chúng ta rất cần là sự liên kết, đoàn kết. Một mình cà phê Trung Nguyên với
hoài bão xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam mà không có sự tiếp sức của
những doanh nghiệp cùng ngành nghề thì biết đến chừng nào mới thực hiện được.
Nhưng thực tế, không ít doanh nghiệp lại không thể cởi mở, liên kết với nhau, thậm
chí có khi còn chơi xấu, cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Hệ quả là không những
không nâng cao sức cạnh tranh mà còn yếu đi vì sự tranh mua, tranh bán, thậm chí hạ uy
tín của nhau. Trên thực tế, vấn đề liên kết doanh nghiệp đã được đặt ra rất nhiều lần ở tất
cả các hiệp hội, ngành nghề tuy nhiên nhiều quan chức có thẩm quyền cũng “bó tay”
trước thói quen cố hữu của rất nhiều doanh nghiệp là “mạnh ai nấy làm”.
Trong khi tiềm lực tài chính nhỏ, năng lực sản xuất thấp nhưng doanh nghiệp của ta
vẫn “hiên ngang ra trận” một mình không chịu liên kết với nhau thì tại thị trường nội địa,
các doanh nghiệp 100% đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh, các tập đoàn lớn trên
thế giới vận dụng tối đa việc liên kết với nhau để chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp
Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam đã kết hợp với
các doanh nghiệp trong nước để tận dụng hình ảnh thương hiệu của họ trong việc thâm

nhập thị trường Việt Nam.
Có thể kể đến như trường hợp hãng Pepsi kết hợp với Kinh Đô; các hãng điện tử như
Samsung, LG, Toshiba kết hợp với siêu thị Nguyễn Kim. Tại sân nhà, rất nhiều sản phẩm
của ta đang bị áp đảo và cạnh tranh gay gắt trước sức mạnh liên kết của các công ty, tập
đoàn nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay, hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước
ngoài là một cách tốt để doanh nghiệp tồn tại và có khả năng cạnh tranh.
Ở nước ta đặc tính coi trọng quan hệ cá nhân, xu hướng cá nhân hóa các mối quan hệ
kinh doanh, ỷ lại vào bảo hộ của nhà nước vẫn tồn tại khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp
thành công nhờ vào mối quan hệ rộng hơn là nhờ vào năng lực. Xu hướng dựa vào quan
hệ rộng như là một chủ bài - mạnh hơn cả năng lực, và xu hướng nhờ vả, chạy chọt hiện
đang tồn tại ở mức đáng kể. Lợi ích quá nhiều từ quan hệ cá nhân, tranh giành đất đai,
dùng quan hệ để thắng thầu bất chính, thậm chí dùng cả quyền lực chính sách để bóp méo
lực lượng thị trường như phân phối quota xuất nhập khẩu chính là những hiện tượng
phổ biến, gây bức xúc trong toàn xã hội.
Những cái lợi mà việc thân quen đem lại là một cám dỗ lớn hơn rất nhiều so với lại
cái cực nhọc phải đầu tư để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đa phần
các nhà kinh doanh của chúng ta dường như hiển nhiên công nhận mối quan hệ này tốt
hay xấu có tính chất quyết định tới thành bại. Chúng ta cho rằng nếu “thân quen” được
với sếp của đối tác thì về cơ bản là đã thành công, lúc này thì mọi trở ngại về chất lượng
sản phẩm, chất lượng dịch vụ, thậm chí cả giá cả cũng chỉ là chuyện “nhỏ”. Cám dỗ về
đặc quyền, đặc lợi, dựa dẫm đang là lực cản rất lớn.
Tác động tiêu cực lớn nhất của cơ chế thị trường đến VHKD Việt Nam chính là sự
chao đảo về các hệ thống giá trị trong mỗi con người Việt Nam nói riêng và xã hội Việt
Nam nói chung. Việt Nam vốn là một nước có nền văn hoá nông nghiệp, trọng tĩnh, với
hệ thống các giá trị thiên về tinh thần hơn là vật chất, như thích hoà hiếu, trọng tình, ham
danh hơn ham lợi, trọng thể diện.
Những yếu tố này, một mặt cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước, mặt khác lại
giúp cho tôn ti, trật tự trong xã hội được bảo đảm, các giá trị đạo đức ít bị xáo trộn. Khi
bước vào cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh được Nhà nước khuyến khích, một số
thương nhân giàu lên nhanh chóng. Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi thành công trên

thương trường.
Thực tế này đã làm đảo lộn những quan niệm truyền thống, tôn ti, trật tự cũng không
còn được coi trọng như trước vì kinh nghiệm của lớp người đi trước bị cho là không còn
phù hợp với hoàn cảnh mới. Sự khủng hoảng này là tất yếu khi chúng ta từ mô hình kinh
tế nông nghiệp, tự cung, tự cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, điều đáng nói là, trong khi những giá trị tinh thần cũ bị chê bỏ, thì chưa có
những giá trị tinh thần mới để lấp vào chỗ trống đó. Vì thế, trong xã hội, điều tốt và điều
xấu nhiều khi lẫn lộn, con người Việt Nam bị chao đảo, thiếu chuẩn mực để hướng tới.
Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến văn hóa kinh doanh Việt Nam. Xuất phát từ thực tế
là nhiều doanh nghiệp thành công không phải bằng con đường làm ăn chân chính, đã làm
một số doanh nhân mất lòng tin, mặt khác, môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa ổn
định, chưa ủng hộ những doanh nhân làm ăn nghiêm chỉnh.
Điều này nảy sinh tư tưởng làm ăn gian dối, đánh quả, chụp giật trong các doanh
nhân, thậm chí còn có quan niệm rằng, ở Việt Nam chỉ có làm ăn lắt léo mới có thể trụ
được trên thương trường. Cách nghĩ như vậy, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến nền
tảng đạo đức xã hội và hình ảnh của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Số liệu điều tra cho thấy, phần lớn doanh nhân Việt Nam kinh doanh không bắt nguồn
từ truyền thống gia đình, lại xuất thân từ những gia đình nghèo, không được đào tạo cơ
bản, nên có nhiều hạn chế về kiến thức và trình độ.
Thực tế này cộng với nền tảng tinh thần không ổn định đã làm nhiều doanh nhân có
tham vọng không giới hạn trong việc làm giàu và tích luỹ tư bản. Những vụ án kinh tế
gần đây như Lã Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Bé Tư, vụ công ty Đông Nam Associates…,
đã cho thấy khi quyền lực, cơ hội được đặt vào tay những con người hạn chế về trình độ
và tư cách đạo đức, thì có thể làm nảy sinh những tham vọng tội lỗi vô hạn đến như thế
nào. Đành rằng, trong kinh doanh, lợi nhuận là mục đích chính, nhưng việc mưu cầu lợi
nhuận đến mức bất chấp đạo lý, luật pháp, quá táo tợn như vậy quả là một tiếng chuông
cảnh báo về tình trạng văn hóa kinh doanh của Việt Nam.
Trong bài tiểu luận nhỏ này, có thể chúng tôi đã không bao quát được hết trên mọi
mặt, chỉ đưa ra được một số lĩnh vực nhất định như: quảng cáo, hình ảnh sản phẩm, sản
phẩm

1. Quảng cáo
Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ về quảng cáo như sau:
Trên sân thượng của một tòa nhà chung cư, một phụ nữ đang phơi quần áo, chẳng
may một chiếc áo trắng trong số đó tuột khỏi tay rơi trùm xuống đầu đang thưởng thức
ở món kem ở hành lang tầng dưới. không ngại ngần, cậu bé lôi chiếc áo ra khỏi đầu và
vứt ngay xuống đường trong vẻ mặt cau có, khó chịu. Sau đó, chiếc áo tiếp tục chu du
qua nhiều cửa ải khác và từ một chiếc áo trắng tinh chuyển thành tấm dẻ nhàu nát, bẩn
thỉu. Nhưng nhờ có một loại bột giặt, chiếc áo trở lại trắng tinh như ban đầu. Đấy là nội
dung của mẫu quảng cáo loại bột giặt X xuất hiện thường xuyên trên chương trình
Truyền hình Việt Nam.
Câu hỏi: Bạn hãy nhận xét về mẩu quảng cáo trên ? Liệu mẩu quảng cáo đó có hay và
có tính nhân văn sâu sắc ? Từ đó, theo bạn quảng cáo có vai trò như thế nào đối với văn
hóa doanh nghiệp nói riêng và văn hóa kinh doanh nói chung?
Trả lời: Ở đây chúng ta không cần biết sau quảng cáo này người tiêu dùng có mua
bột giặt X hay không; hoặc không cần phải nói đến những cái chưa được trong loạt các
quảng cáo về bột giặt X, nhưng rõ ràng là thông qua những mẩu quảng cáo rất ấn tượng
trên các phương tiện truyền thông đại chúng, người ta đã biết đến bột giặt X trong đời
sống thường ngày và biết đến thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất loại bột giặt này.
Nhà sản xuất đã đạt được mục đích là khiến người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình.
Tuy nhiên quảng cáo trên không mang tính chân thật mà đó chỉ là những hình ảnh
mang tính chất tượng trưng, phóng đại hóa về sản phẩm. Nhằm tạo ấn tượng mạnh đối
với người xem.Còn thực tế, bột giặt X không thể giặt sạch mọi vết bẩn như trong quảng
cáo.
Liệu mẩu quảng cáo đó có hay và có tính nhân văn sâu sắc? Cảm xúc của người tiêu
dùng gắn liền với yếu tố văn hóa. Cùng một thông điệp quảng cáo thể hiện tính tiện dụng
của sản phẩm Knorr, nhưng khi khai thác khía cạnh cảm xúc, các quảng cáo ở châu Âu
lại là hình ảnh người đàn ông thỏa mãn và tự hào với món ăn mình tự nấu. Còn ở châu Á,
cảm giác thỏa mãn của người đàn ông đến từ món ăn ngon do người vợ đảm đang mang
đến.
Trong quảng cáo trên, cậu bé cậu bé lôi chiếc áo ra khỏi đầu và vứt ngay xuống

đường trong vẻ mặt cau có, khó chịu đã gây nên ảnh hưởng xấu đối với người xem về sản
phẩm. Bởi lẽ hai khía cạnh khác biệt văn hóa nổi bật nhất giữa Đông và Tây, đó là tính cá
nhân và tính cộng đồng mà nguyên nhân khởi nguồn từ kiểu mẫu gia đình và cách thức
giáo dục. Với môi trường tam tứ đại đồng đường hay đại loại như thế, người Việt Nam
nói chung phát triển mối quan hệ khăng khít với những người xung quanh hơn ở những
nước phương Tây. Thêm vào đó, với lối giáo dục phải biết “kính trên nhường dưới”,
người Việt Nam ít được khuyến khích đưa ra ý kiến, thay vào đó, bị ảnh hưởng bởi suy
nghĩ được số đông chấp nhận.Khi cậu ném chiếc áo xuống đường đã thể hiện sự thiếu tôn
trọng người lớn tuổi, gây ảnh hưởng không tốt tới nhận thức của trẻ. Quảng cáo là cần
thiết và phải có, nhất là trong xu hướng phát triển hiện nay, tuy nhiên, khi không nắm bắt
tâm lý người xem cả trong vấn đề xây dựng nội dung và tìm thời điểm, hình thức quảng
cáo phù hợp, sẽ gây ra một cảm giác “bất bình” vì sự thiếu văn hóa của quảng cáo!
2. Hình ảnh sản phẩm
Diêm Thống Nhất "cấm phụ nữ đoan trang" trong quảng cáo mặt sau của vỏ bao
diêm.Rất nhiều người tiêu dùng, khi bắt gặp slogan quảng cáo này đều "sốc". Họ "sốc"
bởi theo tín ngưỡng, phong tục của người Việt Nam, đã là phụ nữ thì phải đoan trang,
hiền hậu, vậy mà lại bị cấm! Đã thế người cấm lại là một hãng diêm nổi tiếng mấy chục
năm nay.
Phía trước vỏ hộp diêm vẫn là hình ảnh bồ câu trắng ngậm hoa hồng - biểu tượng của
hòa bình, tốt đẹp. Thế nhưng mặt sau lại là những quảng cáo vô cùng phản cảm: "Dự
đoán kết quả sổ xố siêu chuẩn", "xem tài vận năm", "soi cầu phát lộc, soi cầu là trúng, soi
là phát" của các tổng đài 8553, 8153, 19008689 Điều đáng nói là dòng chữ quảng cáo
"cấm phụ nữ đoan trang" được đóng khung "cẩn thận" của tổng đài 19008662, bên cạnh
là một cô gái tóc vàng ăn mặc khêu gợi, cười toe toét
Nhiều người tiêu dùng khi nhìn thấy slogan phản cảm này đều lắc đầu ngao ngán bởi
những vấn đề nhạy cảm nam nữ dường như không phù hợp với thuần phong mỹ tục của
người Việt Nam.
Quảng cáo "cấm phụ nữ đoan trang" trên vỏ bao diêm
của Công ty Diêm Thống Nhất
Trước bức xúc của dư luận, hiện nay slogan phản cảm "cấm phụ nữ đoan trang" đã

được công ty Diêm Thống Nhất ngừng in quảng cáo trên vỏ bao diêm. Được biết sự "xơ
xuất" này là do công ty -không chuyên nghiệp trong khâu làm quảng cáo, khách hàng
quảng cáo thế nào thì in như thế. Bên cạnh đó, công ty cũng không để ý tới ý nghĩa của
slogan trên vì nghĩ nó chỉ là cách nói khác biệt, mới lạ, gây sự tò mò của người tiêu dùng
là bình thường nên cứ thế in.
Hay như câu nói "bổ thận nam, một người khỏe, hai người vui" trong quảng cáo thuốc
tăng cường sinh lực cho phái mạnh.Nghe câu này, người lớn ai cũng hiểu là quảng cáo
cái gì. Không chỉ dừng lại ở chỗ là lời trong quảng cáo, câu nói này đã trở thành "câu cửa
miệng" khi nhắc đến chuyện "nam nữ". Người lớn biết nhưng trẻ em không biết, chúng sẽ
tò mò, mua về sử dụng và học theo vì dùng cái này là "một người khỏe và hai người
vui "
Dù biết những quảng cáo như trên là vi phạm thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến
những giá trị đạo đức của dân tộc nhưng những công ty quảng cáo vẫn cố tình bỏ qua các
chuẩn mực đạo đức chỉ vì mục đích lợi nhuận. Và những quảng cáo phản cảm này đã gây
ra hiệu ứng xấu trong xã hội.
3. Ảnh hưởng đến lịch sử dân tộc:
Trung Quốc đưa đường lưỡi bò vào game!
Mới đây, trò chơi trực tuyến Chinh Đồ 2.0 của Công ty Giant Interactive (Trung Quốc)
do Công ty VNG phân phối duy nhất tại Việt Nam đang bị game thủ phản ứng dữ dội vì
để “đường lưỡi bò xuất hiện trên bản đồ biển Đông”.
Đườ
ng
lưỡi

xuất
hiện
trong
bản
đồ
các

bang
hội
của
game
Chin
h đồ
2.0
Cụ thể trong bản đồ các bang hội của trò chơi này, phần thể hiện mười quốc gia trong
phiên bản “anh hùng thập quốc” có một hình bản đồ nhỏ bên góc phải phía dưới. Bản đồ
nhỏ này thể hiện vùng biển Đông gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
nhưng lại nằm trong hình “lưỡi bò” của Trung Quốc.
Vấn đề đặt ra là công ty VNG đã không kiểm duyệt 1 cách sát sao, để lọt tấm bản đồ
trên. Điều này cũng gây nghi ngờ về đạo đức của công ty bởi nhận diện bản đồ mới trong
game là việc rất dễ dàng, chỉ nhìn qua cũng có thể thấy sự khác biệt. Câu hỏi đặt ra là
những người kiểm duyệt game của VNG đã mắc sai sót hay cố tình bỏ qua dù biết đấy là
sai? Việc giáo dục đạo đức trong doanh nghiệp là rất cần thiết, doanh nghiệp phải có
những kiến thức vững vàng và nhất là sự sáng suốt, bởi chỉ cần mắc 1 lỗi dù chỉ là rất nhỏ
cũng đã làm ảnh hưởng lớn tới DN của mình.
Nhiều game thủ đã kiến nghị cơ quan chức năng phải rà soát thật kỹ tất cả trò chơi
trực tuyến xuất xứ từ Trung Quốc hiện đang lưu hành tại thị trường Việt Nam thông qua
các công ty trong nước. Các phản ảnh đều có chung nhận định: “Công ty Trung Quốc
đang lợi dụng chuyện kinh doanh để làm chính trị. Trong khi doanh nghiệp game online
trong nước vì lợi ích riêng mà bỏ quên trách nhiệm với chủ quyền đất nước Việt Nam”.
Ngay sau đó VNG đã gửi công văn cho nhà sản xuất trò chơi Chinh Đồ về sự việc
này.VNG cho biết đã chấm dứt hợp tác với nhà sản xuất này, bồi thường thiệt hại cho
người chơi và ngừng phát hành trò chơi Chinh Đồ từ ngay ngày 19-12-2012.
Có thể nói đạo đức kinh doanh là cần thiết , đạo đức kinh doanh là mộtvấn
đề nhức nhối và phức tạp cần nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện.ngoài
những biện pháp tuyên truyền giáo dục cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức hiểu về
đạo đức kinh doanh thì cũng cần phải có những biện pháp khuyến khích các doanh

nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh của mình.Chúng ta cần ý thức rằng không
có ranh giới cố định nào cho đạo đức , rất khó kiểm soát đạo đức vì nó vượt xa hơn việc
tuân thủ luật pháp rất nhiều. Xác lập được đạo kinh doanh sẽ là bước đầu tiên để
chúng ta xây dựng một văn hoá kinh doanh.
IV. Kết luận
Hiện nay, các Doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nhận thức
đúng giá trị văn hóa Dân tộc với hoạt động kinh doanh của họ do vậy đã có những bước
đi đúng đắn. Họ biết trân trọng, giữ gìn những nét văn hóa và phát triển nó gắn liền với
hoạt động kinh doanh.
Mỗi sản phẩm được đưa ra thị trường, hình ảnh họ mang đến cho người tiêu dùng
phải luôn phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt Nam. Nếu như sản phẩm đấy
dùng những hình ảnh, slogan không phù hợp lập tức sẽ bị lên án và loại bỏ ngay.
“Đạo đức” của những Doanh nghiệp ở đây là biết lựa chọn những gì phù hợp với
nền văn hóa Quốc gia, không đi ngược lại truyền thống. Cải tiến dựa trên những sự phù
hợp. Mặc dù sản phẩm của bạn tốt nhưng nếu hình ảnh đưa đến với công chúng không
đẹp thì bạn cũng thất bại.

×