Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.56 KB, 8 trang )

I. Đặt vấn đề:
Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc Hiến định, được quy định tại
Điều 6 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) như sau: “Quốc hội, Hội đồng
nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc tập trung dân chủ”. Bài tập này em xin được phân tích nguyên tắc tập trung dân
chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt
Nam hiện nay.
II. Giải quyết vấn đề:
Nguyên tắc tập trung dân chủ vừa bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Nhà
nước ta vừa bắt nguồn từ yêu cầu quản lí xã hội của Nhà nước, nguyên tắc này bao
hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, nghĩa là vừa đảm bảo sự lãnh
đạo tập trung trên cơ sở dân chủ; vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo
tập trung. Việt Nam là Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa nên việc tập trung
quyền lực là cần thiết nhưng phải dân chủ vì nhà nước ta là nhà nước của dân , do
dân và vì dân. Trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, tập trung nhằm đảm
bảo thâu tóm quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lí để điều hành, chỉ đạo việc
thực hiện chính sách, pháp luật một cách thống nhất trong khi đó dân chủ hướng
tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lí nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong
hoạt động quản lí, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lí trong quá
trình thực hiện chính sách, pháp luật. Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể
thống nhất kết hợp hài hòa với nhau, cần phải có sự phối hợp một cách đồng bộ,
chặt chẽ việc đảm bảo cả hai yếu tố này tỏng hoạt động quản lý nhà nước. Nếu chỉ
có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho các
hành vi lạm quyền, tệ quan liêu, hách dịch, tham nhũng phát triển và ngược lại nếu
1
không có sự lãnh đạo trung thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, vô chính phủ,
cục bộ địa phương.
Trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ
biểu hiện ở những nội dung sau:
1. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà
nước cùng cấp


Nhân dân trực tiếp bầu ra các cơ quan đại diện hay cơ quan quyền lực nhà
nước rồi ủy quyền cho các cơ quan này bầu ra hoặc phê chuẩn các chức vụ lãnh
đạo của các cơ quan đại diện và các cơ quan nhà nước khác. Các cơ quan nhà nước
khác phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước cơ quan đại diện và chịu sự
kiểm tra, giám sát của cơ quan đại diện và đồng thời các cơ quan, công chức nhà
nước phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và báo
cáo hoạt động trước nhân dân. Như vậy người dân đã sử dụng quyền lực nhà nước
thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay
mặt họ trực tiếp thực hiện quyền lực đó, Hiến pháp của Nhà nước ta ghi nhân điều
đó tại Điều 6 Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) như sau: “Nhân dân sử
dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân là nhưng cơ
quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu
trách nhiệm trước nhân dân”.
Một hệ thống cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương được hình
thành nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Trong tổ chức và hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước luôn
có sự phụ thuốc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Cơ quan quyền lực nhà
nước luôn có các quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể
các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp. Ví dụ ở trung ương, Quốc hội thành
lập ra Chính phủ - cơ quan thực hiện quyền hành pháp; ở địa phương từ cấp tỉnh,
2
huyện, xã và các cấp tương đương, ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân cùng
cấp bầu ra để thực hiện quyền hành pháp ở địa phương. Hội đồng nhân dân là cơ
quan đại diện của nhân dân địa phương - cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện
quyền giám sát, kiểm tra đối với hoạt động hành pháp của ủy ban nhân dân. Tất cả
sự phụ thuộc trên nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính
của nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động, thể
hiện việc đảm bảo quyền lực tập trung vào nhân dân.
Yếu tố dân chủ được thể hiện rõ nét trong việc cơ qua quyền lực nhà nước
trao quyền chủ động sáng tạo cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc chỉ

đạo thưc hiện hiến pháp, luật và các văn bản khác của cơ quan quyền lực nhà nước.
Ví dụ như trong Điều 83 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm
2003 có những quy định tại Khoản 1,2,4,5 cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
những quyền hạn mà không cần phải thông qua Hội đồng nhân dân xét duyệt.
Trong các trường hợp này các cơ quan quyền lực nhà nước không can thiệp vào
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước mà tạo điều kiện thuận lợi để các
cơ quan này hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung
ương.
Sự phục tùng này đảm bảo cho cấp trên và trung ương tập trung quyền lực
để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương. Quan hệ giữa các
cơ quan nhà nước phải dựa trên nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, địa
phương phục tùng trung ương, cơ quan quản lí phục tùng cơ quan quyền lực cùng
cấp, tất cả các yêu cầu, mệnh lệnh do cấp trên và trung ương đưa ra cấp dưới và đại
phương có nghĩa vụ phải thực hiện. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng sự phục
tùng ở đây không phải là sự phục tùng vô điều kiện mà là sự phục tùng những
mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật. Khi quyết định các vấn đề
3
thuộc thẩm quyền của mình, các cơ quan trung ương và cấp trên cũng phải lắng
nghe và cân nhắc đến điều kiện của cấp dưới và địa phương. Cấp trên , trung ương
cũng luôn phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt
động và về các vấn đề khác của quản lí hành chính nhà nước, phải tạo mọi điều
kiện để cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm huy động mọi
khả năng về trí tuệ, lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phải như vậy
thì mới khắc phục được tình trạng quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động
sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của địa phương và cấp dưới.
c. Việc phân cấp quản lí
Phân cấp quản lí là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới
nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quản lí hành
chính nhà nước. Mỗi cấp quản lí có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và

những phương tiện cần thiết để thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp
mình. Trong phạm vi thẩm quyền được giao mỗi cấp quản lí được phép tiến hành
những hoạt động nhất định nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của mình. Để
thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ thì phải có sự phân cấp phân quyền rõ
ràng giữa các cấp cơ quan, phải thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời và và
chế độ kiểm tra giữa cấp trên với cấp dưới và ngược lại để có thể xử lí kịp thời,
đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong hoạt động của các cơ quan, việc phân cấp quản
lí cần đảm bảo được những yêu cầu sau đây:
- Việc phân cấp quản lí phải đảm bảo cho trung ương có quyền quyết định
trong những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo
sự phát triển cân đối và hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lí tập trung và
thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc. Điều này được thể hiện rõ trong
quy định Hiến pháp, Điều 83 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy
định:
4
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm
vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu
về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của
công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của
Nhà nước.
Có thể thấy rõ được Hiến pháp đã quy định cho Quốc hội – là cơ quan quyền
lực Nhà nước ở trung ương có những quyền riêng biệt, quyền quyết định trong
những lĩnh vực then chốt.
- Mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy
tính chủ động tích cực và sáng tạo trong quản lí, tích cực phát huy sức người, sức
của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoàn thành mọi nhiệm

vụ được trung ương và cấp trên giao phó. Mạnh dạn phân cấp cho địa phương và
cơ sở là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho trung ương và cấp trên phải ôm
đồm các công việc mang tính sự vụ thuộc về chức trách của địa phương và cơ sở.
- Việc phân cấp quản lí phải thật cụ thể, hợp lí trên cơ sở những quy định
của pháp luật.
Phân cấp quản lí giữa các cấp trong bộ máy quản lí hành chính nhà nước là
công việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải xem xét từ nhiều yếu tố và góc độ khác
nhau như: cơ sở kinh tế, xã hội, trình độ phát triển đều về kinh tế, kết cấu hạ tầng,
giao thông, thông tin, liên lạc, các yếu tố về dân tộc, trình độ dân trí, trình độ của
đội ngũ cán bộ quản lí ở địa phương và cơ sở…Do đó, việc ban hành các quyết
5

×