Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

VẬN DỤNG SCAMPER TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH IOS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.76 KB, 28 trang )

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Mục Lục
Mục Lục 1
Lời nói đầu 3
Phần I:Tư duy sáng tạo 1
1.Tư duy sáng tạo là gì? 1
2.Đặc điểm của tư duy sáng tạo 1
2.1.Không có khuôn mẫu tuyệt đối 1
2.2.Không cần đến các trang bị đắt tiền 1
2.3.Không phức tạp trong thực nghiệm 2
2.4.Hiệu quả cao 2
2.5.Giảm thiểu được áp lực quá tải của lượng thông tin 2
3.Một số phương pháp phổ biến 2
3.11. TRIZ 5
3.12. Phương pháp SAEDI - "SAEDI" 5
Phần II:Phương pháp tư duy sáng tạo SCAMPER 7
1.Giới thiệu: 7
2.Phân tích các nguyên lý SCAMPER và ví dụ minh họa: 9
2.1.Phép thay thế (Substitude) 9
2.2.Phép kết hợp (Combine) 9
2.3.Phép thích ứng (Adapt) 10
2.4.Phép phóng đại (Magnify) 11
2.5.Phép thêm vào (PUT) 11
2.6.Phép loại bỏ (Eliminate) 12
2.7.Phép sắp xếp lại hay đảo ngược (Rearrange hay Reverse) 13
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Phần III:Tìm hiểu sự phát triển của hệ điều hành iOS bằng phương pháp Scamper 14
1.Giới thiệu về hệ điều hành iOS 14
2.Vận dụng SCAMPER để tìm hiểu sự phát triển hệ điều hành iOS 14
2.1.Sự ra đời hay phiên bản iOS đầu tiên 14
2.2.Phiên bản iOS 2.0: 16


2.3.Phiên bản iOS 3.0: 17
2.4.Phiên bản iOS 4.0: 19
2.5.Phiên bản iOS 5.0: 20
2.6.Phiên bản iOS 6.0: 21
3.Tổng kết: 23
Tài liệu tham khảo 25
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Lời nói đầu
Sáng tạo không đơn thuần là những gì đã được giảng dạy, sử dụng lại kiên thức đã có
mà khởi đầu cho sáng tạo luôn là suy nghĩ để thay đổi một sản phẩm đang có trở nên
tốt hơn, được dùng phổ biến và mang lại nhiều giá trị hơn. Có khi sáng tạo chỉ đơn
giản là tìm ra giải quyết cho một bài toán, một vấn đề cần được giải quyết. Hiển nhiên
để sáng tạo thì cần phải có chuyên môn sâu về các vấn đề liên quan. Nhưng sáng tạo
không phải là sử dụng lại những kiến thức đã có mà sáng tạo là vận dụng, tìm kiếm
những điều mới mẻ và kết hợp chúng lại theo những cách thức mà trước đó chưa có,
hoặc chưa làm tốt.
Phương pháp SCAMPER là một phương pháp nghiên cứu khoa học mới mẻ có khả
năng thúc đẩy bộ não tìm ra những phương án tối ưu trong việc sáng tạo để giải quyết
vấn đề. Phương pháp này trực tiếp đi vào mục đích của vấn đề bằng những câu hỏi
thông minh, và người tìm ra được đáp án có thể sáng tạo hơn nữa để giải quyết vấn đề.
Với kinh nghiệm làm việc với hệ điều hành iOS nhưng chưa có điều kiện để nghiên
cứu sâu vào hệ điều hành này. Nên trong bài thu hoạch này, tôi sẽ vận dụng phương
pháp SCAMPER để nghiên cứu sự phát triển của hệ điều hành iOS qua các phiên bản
và để kiểm nghiệm xem liệu SCAMPER có thể là nguyên nhân sâu xa cho sự phát
triển của hệ điều hành này.
Nội dung của bài thu hoạch “Vận dụng SCAMPER tìm hiểu sự phát triển của hệ điều
hành iOS” gồm 3 phần:
+ Phần thứ nhất sẽ tìm hiểu về tư duy sáng tạo. Ở phần này sẽ tìm hiểu những lý
thuyết liên quan đến tư duy sáng tạo
+ Phần tiếp theo sẽ tìm hiểu sơ lược về phương pháp SCAMPER và tìm một số ví

dụ trên các thiết bị iOS tương ứng với các chuẩn mực của phương pháp
SCAMPER.
+ Phần cuối cùng là đi tìm hiểu sâu và quá trình phát triển của hệ điều hành iOS,
để thấy được rõ sự phát triển của hệ điều hành này qua các thời kỳ
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Phần I: Tư duy sáng tạo
1. Tư duy sáng tạo là gì?
Theo wiki, tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực còn mới. Nó nhằm tìm ra các
phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả
năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề
hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của tư duy sáng tạo là giúp cá nhân hay tập thể thực
hành tư duy sáng tạo để tìm ra các phương án, các lời giải, cách giải quyết cho một
phần hoặc toàn bộ vấn đề được đặt ra. Các vấn đề ở đây không gói gọn trong phạm trụ
các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà các vấn đề còn có thể thuộc về các lĩnh
vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật … hoặc trong các phát minh sáng
chế.
Tư duy sáng tạo là một kĩ năng cực kỳ quan trọng mà bản thân mỗi con người cần có,
trao dồi và phát triển không ngừng. Tư duy sáng tạo có thể được tìm hiểu một cách dễ
dàng vì ai cũng có khả năng to lớn cho sự sáng tạo và bộ não của con người đã và
đang làm việc tích cực theo kiểu tư duy sáng tạo, nhưng tự bản thân con người lại
không nhận ra đó là tư duy sáng tạo. Khó khăn mà con người thường gặp phải một
phần là do suy nghĩ sáng tạo không được phân phát đều cho mọi người trên thế giới,
cho rằng thiên tài mới là người có khả năng sở hữu nó. Nhưng thực tế chứng minh
rằng ngay cả thiên tài cũng chỉ sử dụng được 15% hiệu suất não của mình.
2. Đặc điểm của tư duy sáng tạo
2.1. Không có khuôn mẫu tuyệt đối.
Cho đến nay vẫn không có một khuôn mẫu nào vạn năng để khơi dậy khả năng tư duy
và các tiềm năng khổng lồ ẩn chứa trong mỗi con người. Tùy theo đặc tính của đối
tượng làm việc và môi trường tại chỗ mà mỗi cá nhân hay tập thể có thể tìm thấy các
phương pháp riêng thích hợp.

2.2. Không cần đến các trang bị đắt tiền
Cho đến nay, các phương pháp tư duy sáng tạo chủ yếu vẫn là các cách thức tổ chức lề
lối suy nghĩ có hướng và các dụng cụ sử dụng rất đơn giản chủ yếu là giấy, bút, phấn,
bảng, lời nói, đôi khi là màu sắc, máy chiếu hình, từ điển Một số phần mềm đã xuất
hiện trên thị trường để giúp đẩy nhanh hơn quá trình hoạt động sáng tạo và làm việc
tập thể có tổ chức và hiệu quả hơn. Song, tại một số trường học vẫn có thể tiến hành
giảng dạy bộ môn này bằng những cuộc thảo luận chuyên đề hỗ trợ không tốn kém.
Cuối cùng, khoa này cũng không giới hạn tầm nghiên cứu của nó cho việc ứng dụng
thành tựu mới của y học về não bộ và tin học và điều đó vẫn còn bỏ ngỏ cho các nhà
nghiên cứu.
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
2.3. Không phức tạp trong thực nghiệm
Thực nghiệm của hầu hết các phưong pháp tư duy sáng tạo hiện nay rất đơn giản. Nếu
cần quá trình đào tạo cấp tốc có thể từ 1 buổi cho tới dưới 1 tuần cho người học. Đa số
các phương pháp đã đưọc ghi sẵn ra từng bước như là những thuật toán. Điều kiện cho
người thực hiện chỉ là sự hiểu biết và có khả năng tư duy cũng như đôi khi cần đến sự
hỗ trợ của các kho dữ liệu về kiến thức chuyên môn mà vấn đề đặt ra có liên quan hay
đề cập tới.
2.4. Hiệu quả cao
Các phương pháp tư duy sáng tạo, nếu sử dụng đúng chỗ đúng lúc đều mang lại lợi
ích rất cao, nhiều giải pháp được đưa ra chỉ nhờ vào phương pháp tập kích não. Các
phương pháp khác cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà phát minh, nhất là trong lĩnh
vực kỹ thuật hay công nghệ.
2.5. Giảm thiểu được áp lực quá tải của lượng thông tin
Bằng các phưong án tư duy có định hướng thì một hệ quả tất yếu là người nghiên cứu
sẽ chọn lựa một cách tối ưu những dữ liệu cần thiết, do đó tránh các cảm giác lúng
túng, mơ hồ, hay lạc lõng trong rừng rậm của thông tin.
3. Một số phương pháp phổ biến
Các phương pháp sử dụng trong ngành này còn đang được khám phá. Số lượng

phương pháp đã được phát minh có đến hàng trăm. Nội dung các phương pháp áp
dụng có hiệu quả bao gồm:
3.1. Tập kích não
Đây là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề.
Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung sự suy nghĩ vào vấn đề đó; các ý
niệm và hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu
nhiên theo dòng tư tưởng, càng nhiều thì càng đủ và càng tốt, rồi vấn đề được xem xét
từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân
nhóm, đánh giá và tổng hợp thành các giải pháp cho vấn đề đã nêu.
3.2. Thu thập ngẫu nhiên
Đây là kĩ thuật cho phép liên kết một kiểu tư duy mới với kiểu tư duy đang được sử
dụng. Cùng với sự có mặt của kiểu tư duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn có
cũng sẽ được nối vào với nhau. Phương pháp này rất hữu ích khi cần những ý kiến
sáng rõ hay những tầm nhìn mới trong quá trình giải quyết một vấn đề. Đây là phương
pháp có thể dùng bổ sung thêm cho quá trình tập kích não.
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Nới rộng khái niệm: là một cách để tìm ra các tiếp cận mới về một vấn đề khi mà
tất cả các phương án giải quyết đương thời không còn dùng được. Phương pháp này
triển khai nguyên tắc "lui một bước" để nới rộng tầm nhìn về vấn đề.
3.3. Kích hoạt
Tác động chính của phương pháp này là để tư tưởng được thoát ra khỏi các nền nếp
kiến thức cũ mà đã từng được dùng để giải quyết vấn đề. Chúng ta tư duy bằng cách
nhận thức và trừu tượng hóa thành các kiểu rồi tạo phản ứng lại chúng. Các phản ứng
đối đáp này dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ và sự hữu lý của các kinh nghiệm
này. Tư tưởng của chúng ta thường ít vượt qua hoặc đứng bên ngoài của các kiểu mẫu
cũ. Trong khi chúng ta có thể tìm ra câu trả lời như là một "kiểu khác" của vấn đề, thì
cấu trúc não bộ sẽ gây khó khăn cho chúng ta để liên kết các lời giải này. Phương
pháp kích hoạt sẽ làm nảy sinh các hướng giải quyết mới.
3.4. Sáu chiếc mũ tư duy

Đây là một kĩ thuật được nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối
tượng, những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy
được. Đây là một khuôn mẫu cho sự tư duy và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ
định hướng. Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng
của chúng, nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy
trong lối suy nghĩ thông thường. Phương pháp này được dùng chủ yếu là để kích thích
lối suy nghĩ song song, toàn diện và tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành
kiến, ) với chất lượng.
3.4. DOIT
Đây là phương pháp để gói gọn, hay kết hợp, các phương pháp tư duy sáng tạo lại với
nhau và dẫn ra các phương pháp về sự xác định ý nghĩa và đánh giá của vấn đề. DOIT
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
giúp tìm ra kỹ thuật sáng tạo nào là tốt nhất. Chữ DOIT là chữ viết tắt trong tiếng Anh
bao gồm
D Define problem(Xác định vấn đề)
O Open mind and Apply creative techniques(Cởi mở ý
tưởng và Áp dụng các kỹ thuật sáng tạo)
I Identify the best solution(Xác định lời giải đáp tốt nhất)
T Transform(Chuyển đổi)

3.5. Đơn vận
Đây là phương pháp mạnh giải quyết vấn đề bằng cách đem nó vào sự vận chuyển
đơn nhất. Phương pháp này thích hợp để giải quyết những vấn đề trong môi trường kỹ
nghệ sản xuất. Nó đưa phương pháp DOIT lên một mức độ tinh tế hơn. Thay vì nhìn
sự sáng tạo như là một quá trình tuyến tính thì cái nhìn của đơn vận đưa quá trình này
vào một vòng khép kín không đứt đoạn. Nghĩa là sự hoàn tất cùng với sự thực hiện tạo
thành một chu kì dẫn tới chu kì mới nâng cao hơn của sự sáng tạo.
3.6. Giản đồ ý
Phương pháp này là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh

của bộ não. Nó có thể dùng như một cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay để phân
tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này củng cố
thêm khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau cũng như nâng cao khả năng nhớ
theo chuỗi dữ kiện xảy ra theo thời gian. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn
đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng
các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và
nhanh chóng hơn.
3.7. Tương tự hoá
Xem vấn đề như là một đối tượng. So sánh đối tượng này với một đối tượng khác, có
thể là bất kì, thường là những bộ phận hữu cơ của tự nhiên. Viết xuống tất cả những
sự tương đồng của hai đối tượng, các tính chất về vật lý, hoá học, hình dạng, màu
sắc cũng như là chức năng và hoạt động. Sau đó, xem xét sâu hơn sự tương đồng
của cả hai, xem có gì khác nhau và qua đó tìm thấy được những ý mới cho vấn đề.
3.8. Tương tự hoá cưỡng bức
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Đây là một cách mở rộng tầm nhìn hay bóp méo những kiến thức hiện hữu để tạo ra
những sáng kiến mới.
3.9. Tư duy tổng hợp
Đây là một quá trình phát hiện ra các mối liên hệ làm thống nhất các bộ phận mà
tưởng chừng như là tách biệt. Đây là phương thức ghép đặt các sự kiện lại với nhau để
mở ra một tầm nhìn mới cho tất cả các loại vấn đề. Phương pháp này không chỉ dùng
trong nghiên cứu khoa học mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như nghệ thuật, sáng
tác hay ngay cả trong lĩnh vực sử dụng tài hùng biện như chính trị, luật
3.10. Đảo lộn vấn đề (reversal)
Đây là một phương pháp cổ điển được áp dụng triệt để về nhiều mặt trên một vấn đề
nhằm tìm ra các thuộc tính chưa được thấy rõ và khả dĩ biến đổi được đối tượng cho
phù hợp hơn.
3.11. TRIZ
Tức là Lý thuyết giải quyết sáng tạo cho vấn đề. Đây là lý thuyết sáng tạo được thống

kê và tổng hợp thành 40 gợi ý khác nhau và được ghi ra cụ thể cho người áp dụng tùy
theo tình huống của vấn đề.
3.12. Phương pháp SAEDI - "SAEDI"
Phương pháp này xuất phát từ chữ "IDEAS" viết lộn ngược. Ðôi khi, nghĩ sáng tạo chỉ
cần bạn nhìn mọi thứ theo chiều khác đi.
S State of mind (cách suy nghĩ)
Cho rằng hoặc giữ suy nghĩ “Tôi chẳng sáng tạo chút nào”
hoặc “Tôi chẳng bao giờ có ý tưởng gì hay ho đâu” sẽ hủy hoại
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
sức sáng tạo của bạn. Suy nghĩ sáng tạo đòi hỏi bản thân phải
có suy nghĩ tích cực.
A Atmosphere (không khí)
Tất cả giác quan của chúng ta-nghe, thấy, cảm giác, xúc giác,
vị giác- ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta. Một bầu không
khí tốt sẽ góp phần thúc đẩy sự sáng tạo bản thân
E Effective thinking (Nghĩ hiệu quả)
Trong khi suy nghĩ tích cực cho phép ta chấp nhận những ý
tưởng mới, sáng tạo. Hiệu quả tư duy góp phần chỉ đạo những
suy nghĩ của bạn đi đúng hướng.
D Determination (Quyết tâm)
Sự sáng tạo cần thực hành thường xuyên, vì có thể có nhiều ý
tưởng tốt sẽ xuất hiện trong khi bản thân “không thực sự tập
trung”. Luyện tập sẽ giúp biến khả năng này thành kĩ năng
thông các kĩ thuật tư duy hiệu quả.
I Ink (viết)
Chúng ta sẽ ghi nhớ được nhiều hơn khi chúng ta viết ra những
ý tưởng thay vì chỉ giữ suy nghĩ đó ở trong suy nghĩ đơn thuần.
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm

Phần II: Phương pháp tư duy sáng tạo SCAMPER
1. Giới thiệu:
SCAMPER là một kĩ thuật sáng tạo giúp chúng ta bùng lên những ý tưởng sáng tạo và
giúp chúng ta vượt qua những khó khăn mà chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống.
Thực chất, SCAMPER là danh sách các câu hỏi liên quan giữa ý tưởng và mục đích.
Các câu hỏi được dễ dàng đưa ra, nhấn vào nội dung sáng tạo. Phương pháp này được
đưa ra lần đầu tiên bởi Bob Eberle vào những năm 1970.
SCAMPER được xây dựng dựa trên quan điểm cho rằng mọi cái mới được tạo ra đều
là sự thay đổi một vài thứ đã có trước đó. Mỗi kí tự trong phương pháp là chữ viết tắt
cho các cách thức khác nhau mà chúng ta có thể sử dụng để kích thích não tìm ra
những ý tưởng mới.
S Substitude (Phép thay thế)
C Combine (Phép kết hợp)
A Adapt (Phép tương thích)
M Magnify (Phép phóng đại)
P Put to Other Uses (viết)
E Eliminate hoặc Minify (Phép loại bỏ hay tối giản)
R Rearrange hoặc Reverse (Phép sắp xếp lại hay đảo ngược)
Để sử dụng phương pháp SCAMPER, đầu tiên, chúng ta phải xác định được vấn đề
mà chúng ta cần giải quyết, cần cải tiến là vấn đề gì. “Vấn đề” ở đây có thể là bất kì
một đối tượng nào. Đó có thể là những thử thách trong cuốc sống của chính chúng ta,
trong kinh doanh hay đó có thể là cải tiến một sản phẩm, dịch vụ hay một quy trình
sản xuất cần cải tiến, thay đổi. Sau khí xác định được vấn đề, chúng ta sử dụng kĩ
thuật SCAMPER để đưa ra danh sách những câu hỏi, dựa vào đó chúng ta sẽ có thể đi
đúng hướng để giải quyết vấn đề.
Chúng ta có thể xem xét ví dụ với vấn đề "How can I increase sales in my business?"
(“Làm thế nào để gia tăng doanh thu trong kinh doanh?”)
Dựa theo nguyên lý SCAMPER, dưới đây sẽ là một vài câu hỏi có thể được đưa ra để
giải quyết vấn đề:
S What can I substitude in my selling process?

HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
(Tôi có thể có những thay thế nào trong quy trình bán hàng?)
C "How can I combine selling with other activities?"
(Tôi có thể kết hợp việc bán sản phẩm với các dịch vụ khác
như thế nào?)
A "What can I adapt or copy from someone else’s selling
process?"
( Tôi có thể thích ứng hay sao chép được gì từ quy trình bán
hàng của những người khác?)
M "What can I magnify or put more emphasis on when selling?"
( Tôi cần mở rộng hay nhấn mạnh vào cái gì trong quy trình
bán hàng?)
P "How can I put my selling to other uses?"
( Tôi có thể bổ sung việc bán hàng của tôi như thế nào cho quy
trình bán hàng của người khác?)
E "What can I eliminate or simplify in my selling process?"
( Tôi có thể loại bỏ hay đơn giản được gì trong quy trình bán
hàng của mình?)
R "How can I change, reorder or reverse the way I sell?"
( Tôi có thể thay đổi, sắp xếp lại hay đảo thứ tự trong quy trình
bán hàng của tôi như thế nào?)
Những câu hỏi trên buộc bạn phải suy nghĩ khác đi về vấn đề của bạn và cuối cùng
bạn có nhiều cơ hội đưa ra các giải pháp sáng tạo.
Điển hình là ví dụ của người sáng lập ra MacDonal của Ray Kroc, ông đã sử dụng
nhiều ý tưởng sáng tạo thông qua phân tích SCAMPER như: kinh doanh các nhà hàng
và kinh doanh bất đổng sản thay vì chỉ đơn giản là bán bánh mì kẹp thịt (PUT), cho
phép khách hàng trả tiền trước khi ăn (REARRANGE), để khách hàng tự phục vụ
thay vì sử dụng các nhân viên bồi bàn (ELIMINATE).
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
2. Phân tích các nguyên lý SCAMPER và ví dụ minh họa:
2.1. Phép thay thế (Substitude)
a. Nội dung:
Nghĩ đến việc thay đổi một phần của vấn đề, sản phẩm hay quy trình bằng một thứ
khác. Bằng cách tìm kiếm sự thay thế, bạn có thể dễ dàng có ý tưởng mới, đó là bạn
có thể thay đổi vật dụng, địa điểm, thủ tục, nhân lực, ý tưởng và cả thái độ.
b. Các câu hỏi thường được dùng:
- Tôi có thể thay đổi hay thay thế phần nào ? như thế nào ?
- Tôi có thể thay thế người tham gia hay không ? như thế nào ?
- Những nguyên tắc nào có thể thay đổi ? như thế nào ?
- Tôi có thể dùng thành phần hay nguyên liệu khác hay không ? như thế nào ?
- Tôi có thể dùng các thủ tục hay quy trình khác hay không ? như thế nào ?
- Tôi có thể thay đổi hình khối của sản phẩm hay không ? như thế nào ?
- Tôi có thể thay đổi màu sắc, âm thanh hay mùi vị của sản phẩm hay không ?
như thế nào ?
- Sẽ như thế nào nếu tôi đổi tên của nó?
- Tôi có thể thay thế phần này bằng phần khác được hay không ? như thế nào ?
- Tôi có thể dùng ý tưởng này ở địa điểm khác được không ? cần thay đổi như
thế nào so với ý tưởng ban đầu ?
- Tôi có thể thay đổi thái độ hay cảm xúc với nó hay không ?
c. Ví dụ: Các phiên bản iOS dưới 6.0 đều tích hợp bản đồ của Google
Map. Nhưng từ phiên bản 6.0 trở đi, bản đồ Apple Map đã được tích
hợp thay thế cho bản đồ Google Map cũ.
2.2. Phép kết hợp (Combine)
a. Nội dung:
Nghĩ đến việc kết hợp hai hay nhiều thành phần của vấn để sáng tạo ra một sản phẩm khác,
một quy trình khác hay tăng cường tính kết hợp giữa chúng. Thực tế cho thấy là có rất nhiều
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm

ý tưởng sáng tạo có được là nhờ sự kết hợp những ý tưởng, sản phẩm hay dịch vụ mà trước
đó tưởng như không có sự liên hệ nào giữa chúng để tạo ra những sản phẩm mới.
b. Các câu hỏi thường được dùng:
- Những ý tưởng hay bộ phận nào có thể kết hợp được với nhau?
- Tôi có thể kết hợp hay thử kết hợp lại mục đích sử dụng của từng bộ phận?
- Tôi có thể kết hợp hay kết nối nó với đối tượng khác hay không?
- Tôi có thể kết hợp cái gì để tăng khả năng sử dụng đối tượng?
- Nguyên liệu nào có thể được kết hợp với nhau?
- Tôi có thể kết hợp những đối tượng tốt để phát triển chúng?
c. Ví dụ: ứng dụng “Passbook” trên iOS 6.0 hỗ trợ lưu trữ kết hợp nhiều
thông tin cần lưu trữ, ví dụ như: vé xem phim, vé tàu, thẻ ngân hàng, …
2.3. Phép thích ứng (Adapt)
a. Nội dung:
Nghĩ đến việc tích hợp một ý tưởng đã có để giải quyết vấn đề. Phương pháp này giúp
bạn để ý đến những ý tưởng đã có sẵn nhưng vì một lý do nhất định mà chúng ta quên
đi, hoặc nghĩ là chúng không khả thi. Hay luôn giữ suy nghĩ rằng tất cả những ý tưởng
hay phát minh mới đều có thể được xuất phát từ những cái đã có từ trước đó.
b. Các câu hỏi thường được dùng:
- Có cái gì khác tương đương không?
- Trong một môi trường khác thì có gì tương tự như nó hay không?
- Trước đây có bài học nào có ý tưởng tương tự không?
- Nó gợi lên ý tưởng nào khác không?
- Tôi có thể sao chép, mượn hay lấy ý tưởng nào đã có không?
- Tôi phải đối diện với những đối thủ cạnh tranh nào không?
- Những ý tưởng nào mà tôi có thể kết hợp lại?
- Những quy trình nào có thể thích ứng, tích hợp được?
- Tôi có thể áp dụng ý tưởng này ở chỗ nào khác được không?
- Tôi có thể kết hợp ý tưởng nào bên ngoài lĩnh vực mà tôi làm không?
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm

c. Ví dụ: Luôn hỗ trợ cho cả 2 chế độ là sử dụng mạng qua WI-FI và qua
mạng điện thoại. Tạo điều kiện cho nhiều người có khả năng dùng thiết
bị hơn vì có sự thay đổi về mức giá.
2.4. Phép phóng đại (Magnify)
a. Nội dung:
Hãy nghĩ về cách phóng to hay phóng đại ý tưởng của bạn. Nhận thức sâu về ý tưởng
hoặc một phần của ý tưởng sẽ giúp gia tăng sự cảm của bạn về ý tưởng hoặc cung cấp
cho bạn những hiểu biết mới mẻ về vấn đề.
b. Các câu hỏi thường được dùng:
- Cái gì có thể được phóng đại hoặc được làm lớn hơn?
- Cái gì có thể được phóng đại?
- Cái gì có thể làm cao hơn, to hơn hay mạnh mẽ hơn?
- Tôi có thể tăng tần số hay tần suất của nó không?
- Cái gì có thể được nhân đôi? Nhân bản?
- Tôi có thể thêm tính năng bổ sung bổ trợ hay gia tăng giá trị của nó không?
c. Ví dụ: sự ra đời của iPad là một ví dụ điển hình. Apple mang hệ điều
hành iOS trên thiết bị iPhone và iPod Touch có kích thước màn hình
nhỏ hơn nhiều so với iPad. Dĩ nhiên khi chạy trên iPad thì có những
điều chỉnh để phù hợp với tương tác người dùng.
2.5. Phép thêm vào (PUT)
a. Nội dung:
Suy nghĩ về cách mà bạn có thể đưa ý tưởng hiện tại của bạn vào mục đích sử dụng
khác, hoặc suy nghĩ về những gì bạn có thể tái sử dụng ý tưởng đã được dùng ở môi
trường khác để giải quyết vấn đề hiện tại của bạn. Đôi lúc, một ý tưởng trở nên tuyệt
vời hơn khi nó được áp dụng khác đi so với tư tưởng ban đầu.
b. Các câu hỏi thường được dùng:
- Nó có thể dùng ở chỗ nào khác nữa không? Vai trò khác?
- Đối tượng nào khác có thể được sử dụng được nó không hay chỉ có những đối
tượng đề ra ban đầu?
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Trẻ em có thể dùng nó hay không? Người lớn tuổi thì sao?
- Người khuyết tật có thể dùng nó được không? Như thế nào?
- Với khả năng hiện tại thì nó có thể được dùng làm cái gì khác hay không? Hình
dáng và chất lượng?
- Nếu tôi không biết gì về nó, tôi có thể tìm ra mục đích của ý tưởng không?
- Tôi có thể áp dụng ý tưởng hiện tại cho thị trường khác hay không? Ngành
khác? Địa điểm khác?
c. Ví dụ: với mỗi phiên bản iOS đều có những chuyển biến tích cực về
những tính năng hay những tích hợp mới được đưa vào.
2.6. Phép loại bỏ (Eliminate)
a. Nội dung:
Suy nghĩ về nhưng gì có thể xảy ra nếu bạn loại bớt hay tối thiểu hóa ý tưởng đang có.
Nghĩ đơn giản, đó là cách loại bỏ hay giảm các thành phần. Lặp lại ý tưởng loại bỏ
này, đơn giản đối tượng, quy trình, bạn có thể dần dần thu hẹp phạm vi của bạn đến
phần quan trọng nhất của vấn đề.
b. Các câu hỏi thường được dùng:
- Làm thế nào để đơn giản nó?
- Phần nào có thể được loại bỏ mà không làm thay đổi chức năng của nó?
- Những gì là không cần thiết hay thừa?
- Các quy tắc nào có thể loại bỏ?
- Nếu thu gọn nó thì có vấn đề gì không?
- Chức năng nào có thể bỏ qua hay không cần thiết?
- Có thể chia nhỏ nó ra không?
c. Ví dụ: chức năng hỗ trợ người dùng hạn chế dùng phím “Home” để
tương tác với thiết bị bằng nút tiện ích mà người dùng có thể tương tác
được trên màn hình cảm ứng. Tiện ích này có ích nếu thiết bị của mình
bị hư hay liệt nút “Home” mà chưa có điều kiện thay.
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm

2.7. Phép sắp xếp lại hay đảo ngược (Rearrange hay Reverse)
a. Nội dung:
Suy nghĩ về những gì bạn có thể làm nếu một phần của vấn đề, của sản phẩm, quy
trình bị đảo ngược hoặc sắp xếp theo thứ tự khác.
b. Các câu hỏi thường được dùng:
- Có cách sắp xếp nào tốt hơn không?
- Tôi có thể thay đổi thứ tự của nó không?
- Có những khuôn mẫu, chuỗi thứ tự nào khác mà tôi có thể sử dụng không?
- Có thể hoán chuyển đảo ngược được không?
- Tôi có thể thay đổi tốc độ hoặc lịch trình giao hàng được không?
- Xem xét vấn đề theo cách đảo ngược vấn đề thì sao?
- Làm ngược trình tự ban đầu đề ra?
d. Ví dụ trên hệ điều hành iOS: Thay vì bàn phím chiếm hết 1 phần dưới
màn hình, thì bàn phím trên iPad còn hỗ trợ chức năng chia đôi bàn
phím ra làm 2 phần thuận tiện cho người dùng cả 2 tay để soạn thảo và
xem được nội dung nhiều hơn.
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Phần III: Tìm hiểu sự phát triển của hệ điều hành iOS bằng
phương pháp Scamper
1. Giới thiệu về hệ điều hành iOS
iOS là hệ điều hành giành cho các thiết bị di động của Apple. Được ra đời lần đầu tiên
vào ngày 6/3/2008 với tên gọi “iPhone OS” là hệ điều hành chạy OS X cho điện thoại
iPhone. Cái tên iPhone OS đã được Apple sử dụng trong 4 năm liên tiếp trước khi
chuyển thành “iOS” cùng với sự ra mắt của iPhone 4 tháng 6/2010.
Hiện nay, iOS là hệ điều hành không chỉ giành riêng cho điện thoại iPhone mà còn
chạy trên các thiết bị khác của iOS như: iPad, iPod Touch và Apple TV.
Phiên bản iOS mới nhất là 6.1.3 được đưa ra vào ngày 19/03/2013
2. Vận dụng SCAMPER để tìm hiểu sự phát triển hệ điều hành iOS
Với nguyên lý SCAMPER, tất cả sự thay đổi hay phát triển của một sản phẩm đều là

xuất phát từ mục đích biến đổi những đặc điểm hiện có trên sản phẩm hiện tại, hoặc
thêm vào những đặc điểm mới để tạo ra một sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn so với sản
phẩm cũ. Vận dụng nguyên lý này, tôi sẽ đi tìm hiểu những thay đổi, những phát triển
các đặc điểm của hệ điều hành iOS từ khi nó ra đời cho đến thời điểm hiện tại.
Trong khuôn khổ của bài thu hoạch, tôi chỉ đề cập đến những điểm mạnh, thay đổi
chính của phiên bản sau so với phiên bản trước. Không đi sâu vào các tính năng cụ thể
cũng như những bản vá lỗi, bản cập nhật trong mỗi phiên bản iOS.
2.1. Sự ra đời hay phiên bản iOS đầu tiên.
- Ra đời: 29/07/2007
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Đây là thời điểm mà các nền tàng di động khác đã phát triển rất mạnh trên thị
trường như Windows Mobile, Palm OS, Symbian hay Blackberry OS.
- Đánh giá: so với những thiết bị di động đã có trên thị trường thì chức năng mà
chiếc iPhone mang lại là thua xa. Vì iOS không hỗ trợ 3G, không hỗ trợ đa
nhiệm, không cho cài thêm phần mềm từ bên thứ 3, không cho cắt/dán văn bản,
không hỗ trợ đính kèm file trong email, tin nhắn MMS, tài khoản Mail for
Exchange, màn hình chủ không tùy biến, không hỗ trợ tethering, giấu file thư
mục khỏi người dùng, không cho phép chỉnh sửa văn bản, gọi điện bằng giọng
nói
- Đặc điểm sáng tạo so với các dòng khác: Đó là thay vì cạnh tranh về cấu hình
thì Apple lại tập trung vào trải nghiệm của người dùng, về tốc độ, sự ổn định
của các ứng dụng. Với những tính năng đưa ra, iOS đều đảm bảo được những
tính năng đó đều cực kì tốt và ổn định so với những sản phẩm khác trên thị
trường. Có rất nhiều sáng tạo, đột phá trong phiên bản này, nhưng quan trọng
là 3 đặc điểm dưới đây, chúng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp điện thoại.
o Giao diện người dùng: trước khi iOS ra mắt thì các dòng điện thoại khác
chưa sử dụng màn hình cảm ứng hoặc nếu có thì là loại dùng bút stylus
cùng cảm ứng điện trở. iPhone đã hoàn toàn thay đổi điều đó với màn

hình cảm ứng điện dung giúp chúng ta tương tác dễ dàng hơn. Nhưng
quan trọng hơn là việc Apple đã kết hợp được phần cứng xuất sắc đó và
phần mềm đơn giản, mạnh mẽ hơn hẳn tất cả các hệ thống khác. Bằng
cách loại bỏ tất cả các phím cứng, iPhone đã trở thành thiết kế tối ưa hóa
hoàn toàn cho cảm ứng. Các tính năng như zoom đa điểm hay các cử chỉ
trượt inertial scrolling làm cho ứng dụng hoạt động mượt mà, tự nhiên
hơn rất nhiều.
o Trình duyệt web Mobile Safari: Mặc dù việc trình duyệt Mobile Safari
không bao giờ hỗ trợ Flash nhưng đây là trình duyệt di động đầu tiên
cho người dùng cảm giác sử dụng tuyệt vời và mạnh mẽ như khi đọc
web trên máy vi tính. Trong khi tất cả các trình duyệt ở hệ điều hành
khác cố gắng format lại trang web, di chuyển các cột chữ, hình ảnh một
cách thảm hại, phá vỡ cấu trúc của trang web thì Mobile Safari lại hiển
thị rất xuất sắc, hỗ trợ các cử chỉ zoom, trượt mà không trình duyệt nào
có thể làm được vào thời điểm đó.
o Google Maps xuất sắc hơn rất nhiều trên iPhone so với bất cứ nền tảng
nào khác. Apple đã tùy biến chương trình dẫn đường này cho nó nhanh
chóng, mượt mà hơn với tính năng pinch to zoom. Đặc biệt hơn nữa là
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Google Maps iOS thậm chí còn dễ dùng, đơn giản và thuận tiện hơn cả
bản cho máy tính.
o iTunes Sync cũng là một tính năng không thể thiếu. Bất cứ ai sử dụng
HotSync của Palm hay ActiveSync của Microsoft cũng biết sự quan
trọng của việc đồng bộ hóa là như thế nào. Đây là 1 ví dụ điển hình cho
khả năng đơn giản hóa các tính năng, thao tác phức tạp của Apple.
o Bàn phím: Bàn phím trên iOS 1 có lẽ là bàn phím ảo đầu tiên cho phép
chúng ta thao tác thoải mái với ngón tay của mình. Bàn phím của iOS
chỉ hiện lên khi nào người dùng cần nó và tự động ẩn đi để tăng diện
tích màn hình, rất tốt.

o Sự ra đời của iPod Touch: thay vì là thiết bị di động hỗ trợ chức năng
nghe gọi thông thường, thì iPod Touch có đầy đủ chức năng khác của
iPhone.
o Thói quen sử dụng hệ điều hành: Với việc ra các bản nâng cấp hay vá
lỗi thì Apple tạo cho người dùng thói quen cập nhật các phiên bản mà
Apple đưa ra.
- Một số hạn chế của phiên bản này:
o Chưa hỗ trợ đa nhiệm, trừ nghe nhạc iPod.
o Chưa cho phép chạy các ứng dụng của bên thứ 3.
2.2. Phiên bản iOS 2.0:
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Ra đời: 11/07/2008
- Đặc điểm mới sáng tạo:
o Cho ra đời bộ công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm (SDK): đồng nghĩa
với việc cho phép tích hợp phần mềm của các nhà phát triển ứng dụng
thông qua AppStore.
o Cho phép người sử dụng có thể sử dụng thẻ tín dụng mà họ đã dùng để
mua bài hát trên iTunes để mua các ứng dụng mà không hề phải nhập
lại. Chính vì thế mà việc tìm kiếm và cài đặt ứng dụng dễ dàng hơn bao
giờ hết và việc mua bán ứng dụng thực hiện được nhanh chóng và hiệu
quả.
o Microsoft Exchange support: iOS 2.0 bắt đầu giới thiệu một loạt các đặc
điểm đã có mặt trên các nền tảng khác. Một trong số đó chính là hỗ trợ
Microsoft Exchange để hỗ trợ push mail, lịch và các địa chỉ liên lạc.
Apple cũng cho phép tìm kiếm các số liên lạc, trong khi trước đây bạn
phải tìm kiếm bằng tay.
o MobileMe: cung cấp mail, lịch và đồng bộ danh bạ.MobileMe không
được mọi người tin cậy một phần cũng bởi giá quá đắt 99$ một năm và
lần đầu ra mắt trước công chúng

2.3. Phiên bản iOS 3.0:

- Ra đời: 17/06/2009
- Đặc điểm mới sáng tạo:
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
o Cut, copy, và paste: Apple giới thiệu tính năng chọn văn bản hoạt động
khá tốt với màn hình cảm ứng. Apple kết hợp phóng to đoạn văn bản
bằng kính lúp và các thanh trượt để lựa chọn với đồ họa vô cùng thân
thiện với người sử dụng. Giống như nhiều đặc điểm mới ở iOS 3.0, mặc
dù tính năng này được tung ra khá muộn nhưng gây hứng thú cho người
sử dụng.
o Spotlight: cho phép người sử dụng chuyển tới màn hình tìm kiếm ở bên
trái màn hình chính để nhập vào khung tìm kiếm. Tìm kiếm trên toàn bộ
chiếc iPhone kể từ danh bạ, tin nhắn, email, lịch, ghi chú. Đây là điều
chắc chắn Apple phải thực hiện cho “bằng bạn bằng bè” : BlackBerry,
PalmOS, webOS, vàWindowMobile .
o Hỗ trợ thông báo (Push Notification) cho ứng dụng của nhà phát triển: là
một trong những tính năng mà đối thủ cạnh tranh đã có từ trước. Tính
năng này ra đời như một dạng đa nhiệm ở dạng đơn giản. Bên cạnh đó
điều này này có thể gây khó chịu cho người sử dụng nếu như cửa sổ
pop-up cứ hiện ra liên tục.
o Một số điều chỉnh quan trọng bắt kịp với xu hướng mới đó là: quay
phim, bàn phím xoay ngang, ghi nhớ bằng giọng nói, hỗ trợ tai nghe
Bluetooth, và chia sẻ kết nối internet qua Bluetooth hay cổng USB
o Voice Control: cho phép người sử dụng có khả năng gọi số điện thoại
hoặc chạy một ca khúc trong danh sách. Voice Control hỗ trợ khá nhiều
ngôn ngữ
o Sự ra đời của iPad: cũng chú trọng vào khả năng tương tác người dùng
nhưng trên một thiết bị lớn hơn. Hỗ trợ hiển thị nội dung, menu thông

minh. Ẩn hiện tùy biến theo đặt đứng (Portrait) hay đặt nằm
(Landscape).
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
2.4. Phiên bản iOS 4.0:
- Ra đời: 21/06/2010
- Các đặc điểm sáng tạo:
o Đa nhiệm: Apple không trực tiếp cho các ứng dụng chạy đa nhiệm mà
chúng đều dựa trên 6 dịch vụ đa nhiệm khác nhau nhằm duy trì tính ổn
định của hệ thống, tiết kiệm pin so với các giải pháp đa nhiệm đầy đủ.
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
o Facetime: Apple không phải là công ty đầu tiên đưa ra các dịch vụ thoại
video nhưng giải pháp của họ đơn giản và tốt hơn khá nhiều so với các
giải pháp tương tự từ đối thủ. Facetime chỉ hoạt động giữa iPhone, các
thiết bị iOS và sau này có thêm Mac.
o Folder: Trên iOS 4, Apple cuối cũng cũng cho người dùng sắp xếp các
chương trình vào những folder khác nhau nhằm giảm thiểu tình trạng
hàng chục trang màn hình ứng dụng như trước kia. Để thực hiện việc
này, tất cả những gì bạn cần làm là giữ và kéo 2 ứng dụng vào nhau.
Nếu cùng thể loại, chẳng hạn như cùng là game hay ứng dụng du lịch thì
iOS sẽ tự động đặt tên folder tương ứng.
o Màn hình Retina: iOS 4 cũng đánh dấu sự hỗ trợ màn hình Retina độ
phân giải cao và bộ xử lý A4 tốc độ nhanh, giúp lập trình viên có nhiều
không gian sáng tạo các ứng dụng chất lượng cao. Và bởi vì độ phân
giải này nhân đôi so với iPhone trước đó, các lập trình viên không nhất
thiết phải chỉnh sửa ứng dụng của họ để chúng tương thích với Retina.
o Các tính năng doanh nghiệp: Cho dù iOS 4 vẫn chưa thật hoàn hảo với
người dùng trung thành của Blackberry, Apple cũng cố gắng khắc phục
tình trạng đó bằng cách hỗ trợ nhiều tài khoản Exchange cùng một lúc,

hợp nhất tất cả các hộp thư vào 1 giao diện duy nhất và gom các thư
riêng lẻ vào thread giống với tin nhắn. Hệ thống kiểm tra chính tả cũng
hoạt động tốt hơn trên toàn hệ thống (có cả tiếng Việt).
2.5. Phiên bản iOS 5.0:
- Ra đời: 12/10/2011
- Các đặc điểm sáng tạo:
o Siri: Chỉ hoạt động với iPhone 4S, Siri thay thế Voice Control trong vai
trò 1 “trợ lý ảo” nhằm thực hiện các mệnh lệnh người dùng đưa ra. Siri
không chỉ đơn thuần đáp ứng các câu lệnh theo khuôn mẫu mà nó sẽ
lắng nghe câu hỏi của bạn và cố gắng phản hồi như 1 người bình
thường.
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
o Notification Center: Thay vì sử dụng những push notification liên tục
hiện lên màn hình gây khó chịu cho người dòng, ở bản iOS 5 Apple đã
gom các cảnh báo vào 1 trung tâm duy nhất Notification Center.
Notification Center của iOS sẽ xuất hiện khi bạn vuốt từ trên xuống
dưới và xóa những cảnh báo bằng cách bấm dấu x nhỏ. Notification
Center cũng cho phép cung cấp nhanh các thông tin thời tiết hay chứng
khoán bằng widget tích hợp sẵn.
o iMessage: Apple đã bắt đầu tấn công doanh thu của các nhà mạng cũng
như dịch vụ Blackberry Messenger bằng nền tảng tin nhắn giữa các thiết
bị iOS với
o Không cần dùng PC nữa:Apple đã loại bỏ vai trò của máy tính trong
việc kết nối với các thiết bị iOS, ngay cả việc active máy cũng được
thực hiện không dây.
o iTunes WiFi Sync: Với những ai muốn dùng PC thì họ được tặng thêm 1
tính năng hữu ích khác là đồng bộ hóa thông qua WiFi thay vì buộc phải
dùng cáp như trước kia. Ở chế độ mặc định, việc đồng bộ này chỉ thực
hiện khi thiết bị được cắm sạc nên nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến

quá trình sử dụng của người dùng.
o Cập nhật OTA: Trước iOS 5, người dùng buộc phải sử dụng cáp để cập
nhật hệ điều hành iOS nhưng giờ đây, chúng ta chỉ cần 1 mạng WiFi và
máy sẽ tự làm phần còn lại.
o iCloud: Apple đã đưa ra 1 giải pháp tuyệt vời hơn để thay thế MobileMe
với tên gọi iCloud. Đây là nỗ lực mới nhất của họ trong việc hoàn thiện
điện toán đám mây và cũng là lựa chọn thành công nhất. Các máy iOS
có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu lên iCloud, kể cả tài liệu và các file khác.
Ứng dụng mua ở 1 máy tự động được tải về ở các máy khác, đồng bộ
hóa hình ảnh giữa các máy iOS với nhau trong 30 ngày gần nhất
2.6. Phiên bản iOS 6.0:
- Ra đời: 19/09/2012
- Các đặc điểm sáng tạo:
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
o Bản đồ: ở phiên bản này, Apple đã gỡ bỏ tích hợp Google Map, thay vào
đó là sử dụng Apple Map với những tính năng được đánh giá là vượt
trội và tốt hơn Google Map. Apple Map là bản đồ vector do đó các chi
tiết trên bản đồ đều thể hiện sự chi tiết và sắc nét cho dù zoom nhỏ hay
thao tác với bản đồ. Ngoài ra Apple Map còn hỗ trợ các chức năng:
 Thông tin giao thông theo thời gian thực, để người sử dụng kịp
thời cập nhật lộ trình thích hợp
 Chức năng FlyOver cho phép xem và tương tác 3D với bản đồ.
 Sử dụng công cụ tìm kiếm Yelp. Yelp là hệ thống hỗ trợ tìm kiếm
kèm đánh giá, hình ảnh, độ ưu tiên được xây dựng và đóng góp
của các người dùng
 Tích hợp Siri hỗ trợ tìm kiếm và hướng dẫn lộ trình bằng giọng
nói.
o Siri: Với iOS 6, Siri hỗ trợ nhiều ngôn ngữ hơn. Nhờ đó, người dùng có
thể sử dụng tính năng này ở nhiều nơi, quốc gia trên thế giới hơn. Hỗ trợ

thông tin nhiều hơn phiên bản trước cho các chức năng như: tỉ số, bảng
xếp hạng, thông tin cầu thủ, phim ảnh (Trailer). Hỗ trợ tìm kiếm thông
tin nhà hàng cũng như hỗ trợ việc đặt chỗ. Một thay đổi khác là Siri còn
hỗ trợ người dùng trong việc mở ứng dụng thay cho việc chọn vào icon
của ứng dụng.
o Facebook: với phiên bản iOS 6, các tính năng Facebook được tích hợp
ngày càng sâu hơn vào các ứng dụng có sẵn của Apple. Cụ thể như sau:
 Hỗ trợ chia sẻ hình ảnh ngay trong ứng dụng “Camera or
Photos”.
 Hỗ trợ chia sẽ vị trí hiện tại trong ứng dụng “Map”.
 Chia sẽ thông tin chơi game trong “Game Center”
 Tích hợp Facebook Events vào ứng dụng “Calendar”
 Tích hợp thông tin của bạn bè trên Facebook vào ứng dụng
“Contacts”
 …
o Shared Photo Streams: Hỗ trợ tính năng chia sẽ hình ảnh tốt hơn so với
phiên bản trước. Apple hỗ trợ chia sẽ thông qua iCloud. Bạn bè có thể
HVTH: Bùi Văn Chương – CH1201092 Trang

×