Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

BÀI GIẢNG LẮP RÁP CÀI ĐẶT MÁY TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.46 MB, 130 trang )


12/09/2012
1
Lắp Ráp Cài Đặt Máy Tính
TRƯỜNG CĐ CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN



GV: Huỳnh Nguyễn Thành Luân
Khoa Công Nghệ Thông Tin
Email:
Website thông tin môn học:
www.hntluan.com
Thời lượng: 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thực hành (2TC)
Mục đích môn học:
 Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu
tạo máy tính.
 Cung cấp kiến thức để hiểu được nguyên lý hoạt động của một
máy tính, cách chọn mua, xây dựng, lắp ráp và cài được hệ điều
hành, phần mềm trong máy tính, sao lưu dự phòng và khôi phục
lại dữ liệu khi cần thiết.
Đánh giá kết quả:
- Điểm quá trình: 40%
+ Thực hành lắp ráp và cài đặt
+ Chuyên cần và phát biểu.
- Thi kết thúc: 60% Trắc nghiệm (45’ - 60’)
Thông tin về môn học
12/09/2012
2
Các nội dung


Chương 1: Tổng quan về máy tính
Chương 2: Bo mạch chủ
Chương 3: Bộ vi xử lý (CPU)
Chương 4: Bộ nhớ chính (RAM, ROM)
Chương 5: Thiết bị lưu trữ
Chương 6: Các thiết bị ngoại vi
Chương 5: Lắp ráp một máy tính PC
Chương 6: Cài đặt phần mềm và sao lưu dữ liệu
Giáo trình chính
- Slide bài giảng
- Trí Việt, Hà Thành – Tự học lắp ráp và sửa chữa máy vi
tính – NXB Văn hóa thông tin – 2007
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Bảo Toàn – 15 Phút Học Nghề Phần Cứng Máy
Tính - Hướng Dẫn Lắp Ráp Và Cài Đặt Máy Tính – NXB
Đà Nẵng – 2007
[2] Trần Quang Khải, Kỹ thuật phần cứng máy tính (ebook)
Tài liệu học tập – tham khảo
12/09/2012
3
Phần mềm:
- Hệ điều hành Windows XP, Windows 7
- Phần mền tạo máy ảo VMWare Workstation 7.1.1
- Phần mền đọc và tạo file ISO UltraISO 9.6
- Hiren's Boot 12.0
- Phần mềm giả lập cài Windows XP, setup BIOS,
giải lập lắp ráp máy tính
Website học tập:
www.hntluan.com
www.fit-hitu.edu.vn/forum

www.google.com.vn
Tài liệu học tập – tham khảo
Chương 1
Tổng quan về máy tính
Các khái niệm cơ bản
Lịch sử phát triển máy tính
Cấu trúc máy tính
Thùng máy
Nguồn
12/09/2012
4
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Chức năng
Tính đa dạng
Microcomputer: Còn gọi là PC (personal computer),
Minicomputer: Là những máy tính cỡ trung bình, kích thước thường lớn
hơn PC.
Supermini: Máy chủ dịch vụ cở nhỏ
Mainframe: Là những máy tính cỡ lớn
Supercomputer: Đây là những siêu máy tính

Máy tính là một thiết bị điện tử dùng để tính toán, xử lý dữ liệu theo
chương trình đã lập trình trước
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
 Phần cứng (Hardware): là các thiết bị vật lý cụ thể của
máy tính hay hệ thống máy tính.
Ví dụ: màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy
quét, vỏ máy tính, đơn vị vi xử lý CPU, ổ CDROM, …
 Phần mềm (Software): Là các chương trình được lập trình,
chứa các mã lệnh giúp phần cứng làm việc và ứng dụng cho

người sử dụng.
 Phần mềm hệ thống (System Softwares)
 Phần mềm ứng dụng (Application Softwares)
 Phần dẻo (Firmware): là một thuật ngữ thỉnh thoảng được
dùng để biểu thị những phần mềm cố định, thường là khá nhỏ,
để điều khiển nội quan nhiều thiết bị điện tử.
12/09/2012
5
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Các giai đoạn phát triển của máy tính
 Giai đoạn 1 (1945-1958): công nghệ đèn chân không.
 Giai đoạn 2 (1959-1964): công nghệ chất bán dẫn.
 Giai đoạn 3 (1965-1974): công nghệ mạch tích hợp.
 Giai đoạn 4 (1975-đến nay): mạch tích hợp với mật độ cao và
siêu cao.
Giai đoạn 1
Máy tính thế hệ thứ nhất (1945-1958)
ENIAC: Do Mỹ chế tạo để phục vụ trong quân đội với 18.000
bóng đèn chân không, nặng hơn 30 tấn, chiếm diện tích khoảng
1393 m2, có khả năng thực hiện được 5.000 phép tính/giây.
12/09/2012
6
Giai đoạn 2
Máy tính thế hệ thứ hai (1959-1964)
 Sự phát triển trong lĩnh vực điện tử đã thay thế được bóng đèn
chân không bằng đèn bán dẫn, đèn bán dẫn rẻ hơn, nhỏ hơn,
tỏa nhiệt ít hơn.
 Đại diện tiêu biểu là máy tính PDP-1 của công ty DEC (Digital
Equipment Corporation) và IBM 7094.
Giai đoạn 3

Máy tính thế hệ thứ ba (1965-1974)
 System/360: là họ máy tính đầu tiên của IBM được sản xuất theo
quy trình công nghiệp năm 1964. Tăng gia các cổng I/O.
12/09/2012
7
Giai đoạn 4
Máy tính thế hệ thứ tư (1975-đến nay)
 1970: Intel cho ra đời chip 4004 đánh dấu sự bắt đầu của
công nghệ vi xử lí.
 1972: Intel đưa ra bộ vi xử lý 8 bit 8008.
 Cuối những năm 70 bộ vi xử lý 16 bit đã trở nên phổ biến.
 1981: Bell Lab và Hewlett-Packard phát triển bộ nhớ đơn 32
bit.
 1985: Intel giới thiệu máy tính 80386 sử dụng bộ nhớ 32 bit.
THUẬT NGỮ MÁY TÍNH
PC (Personal Computer): máy tính cá nhân
Monitor: màn hình
Keyboard: bàn phím, mouse: chuột
Case: thùng máy
Mainboard (Motherboard): bo mạch chủ
CPU (Central Processing Unit): đơn vị xử lý trung tâm
RAM (Random Access Memory): bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên
ROM (Read Only Memory): bộ nhớ chỉ đọc
HDD (Hard Disk Drive): ổ đĩa cứng
FDD (Floppy Disk Drive): ổ đĩa mềm
12/09/2012
8
PSU (Power Supply Unit): bộ cấp nguồn
Bus, cache, chip, BIOS (Basic Input-Output System): hệ
thống nhập xuất cơ bản

Chipset, FSB, BSB, socket, slot, expansion card…
UPS (Uninterruptible Power Supply): hay bộ lưu điện là
thiết bị có thể cung cấp điện năng trong một khoảng thời
gian tương ứng với công suất thiết kế nhằm duy trì hoạt
động của máy tính hoặc thiết bị điện khi điện lưới gặp sự
cố.
THUẬT NGỮ MÁY TÍNH
Khối thiết bị nhập, khối thiết bị xuất, khối xử lý, khối
bộ nhớ.
SƠ ĐỒ KHỐI MÁY TÍNH
12/09/2012
9
Thiết bị nội vi: Mainboard, CPU, Memory (RAM, ROM),
HDD, CD-ROM
Thiết bị ngoại vi: Monitor, keyboard, mouse, printer,
scanner…
CÁC THÀNH PHẦN PCMT
Các thiết bị phần cứng cơ bản
Thiết bị nhập:
Thiết bị nhập (Input Devices): Bao gồm các thiết bị dùng để đưa
các thông tin vào trong máy tính như bàn phím, chuột, máy quét,
micro, Webcam,…
Các thành phần phần cứng cấu thành một máy tính
12/09/2012
10
Các thiết bị phần cứng cơ bản
Thiết bị xử lý:
Thiết bị xử lý: đơn vị xử lý trung tâm của máy tính có chức
năng tính toán, xử lý dữ liệu, quản lý và điều khiển các hoạt
động của máy tính.

Các thiết bị phần cứng cơ bản
Thiết bị lưu trữ:
Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ (Memory – Storage Unit): là các
thiết bị lưu trữ tạm thời hay cố định những thông tin, dữ liệu
trong máy tính như: RAM, ROM, ổ cứng, đĩa mềm, đĩa
CD/DVD, Flash disk,…
12/09/2012
11
Các thiết bị phần cứng cơ bản
Thiết bị xuất:
Thiết bị xuất (Output Devices): Bao gồm các thiết bị dùng để
xuất thông tin hay kết quả của dữ liệu được xử lý như máy
in, màn hình, projector,…
Các thiết bị phần cứng cơ bản
Thiết bị khác: mainboard, card mở rộng:
 Bo mạch chủ (Motherboard/Mainboard): có
nhiệm vụ nối kết các thành phần của máy tính lại
với nhau.
12/09/2012
12
Các thiết bị phần cứng cơ bản
Thiết bị khác: mainboard, card mở rộng:
 Card mở rộng: VGA, Sound, LAN, Tivi card…
TÓM LƯỢC
Máy tính cá nhân là dạng máy tính sử dụng khá phổ
biến với nhiều loại khác nhau như Desktop, Laptop,
Tablet, PDA, PocketPC…
Máy tính gồm hai phần chính: Phần cứng máy tính và
phần mềm máy tính.
Phần cứng máy tính là các thiết bị, linh kiện điện tử

cấu thành nên máy tính.
Các thành phần phần cứng của máy tính gồm 4 nhóm
chính: Nhập, xuất, xử lý và lưu trữ. Ngoài ra có các
thiết bị khác như bo mạch chủ, card mở rộng…
12/09/2012
13
CASE – THÙNG MÁY
Dùng để gắn kết và bảo vệ các thành phần linh kiện phần cứng giúp
các thiết bị hoạt động tốt và an toàn cũng như tạo vẻ mỹ quan cho hệ
thống. Thùng máy được thiết kế dựa trên cấu trúc của bo mạch chủ,
như chuẩn AT, ATX và BTX…
Thùng máy ATX (Advance Technology Extended):
 Full ATX: có kích thước 19”x 9.6” (48.26 x 24.4cm).
 Mini ATX: có kích thước 11.2”x 8.2” (28.45cm x 20.83cm).
 Extended ATX: có kích thước 12”x 13” (30.48cm x 33.02cm).
 MicroATX: có kích thước 9.6”x 9.6” (24.4cm x 24.4cm).
Phân loại CASE
12/09/2012
14
Thùng máy BTX (Balanced Technology Extended):
 BTX: kích thước 12.8”x 10.5” (32.512cm x 26.67cm).
 MicroBTX: kích thước 10.4”x 10.5” (26.416 x 26.67cm).
 NanoBTX: kích thước 8.8”x 10.5” (22.352cm x 26.67cm).
 PicoBTX: kích thước 8”x 10.5” (20.32cm x 26.67cm).
Phân loại CASE
Cấu trúc bên trong của các loại thùng máy đều tương tự nhau. Phổ biến
nhất vẫn là kiểu thiết kế theo chuNn ATX, gồm 4 khu vực chính:
 Khu vực lắp bộ nguồn
 Khu vực lắp các ổ đĩa quang
 Khu vực lắp các thiết bị 3.5”

 Khu vực lắp đặt Mainboard
Cấu trúc CASE
12/09/2012
15
Cấu trúc CASE
Mặt trước và mặt sau:
HDD_Led
Power_Led
Power_SW
Reset_SW
F_USB2.0
F_Audio
Dây tín hiệu và đèn
Là phần quan trọng trong thùng máy, dùng để kết nối các tín hiệu
như đèn ổ cứng, đèn báo tín hiệu nguồn và các nút khởi động
12/09/2012
16
Sự cố Chẩn đoán Khắc phục
Ấn nút Power hoặc
Reset thì máy khởi
động lại liên tục.
Kiểm tra các nút Power và
Reset các nút này có bị dính
vào thùng máy hay không.
Sửa chữa hoặc
thay thế.
Nút Power và Reset
không có tác dụng.
Các dây kết nối tín hiệu bị hư,
chưa kết nối hoặc kết nối sai.

Kiểm tra dây và
vị trí kết nối.
Kích nguồn trực
tiếp.
Front USB & Audio
Port không có tác
dụng.
Các dây kết nối tín hiệu bị hư,
chưa kết nối hoặc kết nối sai.
Thiết bị USB & Headphone bị
lỗi.
Kiểm tra dây kết
nối và thiết bị
kết nối.
Khắc phục sự cố CASE
BỘ NGUỒN (PSU)
Phân loại:
 Nguồn AT.
 Nguồn ATX.
 Nguồn BTX.
Các thành phần chính:
 Quạt giải nhiệt.
 Mạch biến đổi điện áp.
 Công tắc chuyển điện áp.
 Các đầu cấp nguồn.
Là thiết bị cung cấp điện năng cho các thiết bị phần cứng bên trong máy
tính hoạt động. Bộ nguồn sẽ biến đổi dòng điện AC thành DC cung cấp
cho hệ thống.
12/09/2012
17

Nguồn AT (Advanced Technology) thường thấy trong các máy
đời cũ (dùng vi xử lý Pentium MMX, Pentium II, Celeron, K6,
v.v ), không có khả năng tắt nguồn tự động và công suất thấp.
Nguồn AT cấp điện điện cho Mainboard gồm 2 Jack cắm P8, P9
Phân loại
Nguồn ATX (Advanced Technology eXtended):
 Cho phép tắt mở nguồn tự động bằng phần mềm/ thông qua
mạng mà không phải sử dụng công tắc (với card mạng có tính
năng Wake-on-LAN).
 Một số loại bộ nguồn ATX :
 ATX: jack chính 20 chân (dùng cho Pentium III hoặc Athlon XP).
 ATX12V: jack chính 20 chân, dây phụ 4 chân (Pentium 4/ Athlon
64).
 ATX12V 2.X: dây chính 24 chân, dây phụ 4 chân (Pentium 4 Socket
775 và các hệ thống Athlon 64, PCI-Express).
Phân loại
12/09/2012
18
Bộ nguồn - ATX
BTX (Balanced Technology eXtended): một chuẩn mới
được thiết kế với các thành phần bên trong hoàn toàn
khác với chuẩn ATX. BTX được thiết kế tối ưu cho những
công nghệ mới
Phân loại
12/09/2012
19
ATX V2.2/ V2.1
V2.01/V
2.0
V1.3

Đầu cấp nguồn 24 pin 24 pin 20 pin
Số rail đường12V 2 2 1
Đầu cấp nguồn SATA Có Có 0
Hiệu suất thấp nhất 72 % 70 % 60 %
So sánh các bộ nguồn chuẩn ATX
Các thành phần của PSU
Quạt tản nhiệt: mục đích chính dùng để hút hơi nóng trong máy
và của bộ nguồn ra ngoài. Sử dụng loại quạt 8cm, 12cm
12/09/2012
20
Mạch biến đổi điện áp: chuyển đổi điện áp xoay chiều thành
các mức điện áp một chiều khác nhau cung cấp cho các thiết
bị bên trong máy: -12v, -5v, 0v, +3,3v, +5v, +12v…
Các thành phần của PSU
Các thành phần của PSU
Công tắc chuyển điện áp: dùng chuyển đổi mức điện áp cung
cấp cho bộ nguồn (100VAC/220VAC). Một số bộ nguồn có một
mạch tự động điều chỉnh mức điện áp này.
12/09/2012
21
Các thành phần của PSU
Các đầu cấp nguồn: cung cấp các mức điện áp ứng với từng
thiết bị trong máy.
Các thành phần của PSU
Các đầu cấp nguồn
Đầu cấp nguồn chính: Cung cấp nguồn cho mainboard. Bộ
nguồn ATX/BTX có 3 dạng đầu cấp nguồn chính là 20pin, 24pin
và 20+4pin.
Đầu cấp nguồn phụ: dùng cấp nguồn 12V cho bộ vi xử lý có 4
chân hoặc 8 chân.

12/09/2012
22
Các thành phần của PSU
Các đầu cấp nguồn
Đầu cấp nguồn cho card PCIe: gồm 6 hoặc 8 chân, thường có
trên các nguồn ATX cao cấp hoặc nguồn BTX.
Đầu cấp nguồn cho các thiết bị khác: cấp nguồn +5v và +12v
cho các thiết bị như: ổ đĩa, quạt.
Các thành phần của PSU
20pin
24pin
20+4pin
2024pin
ATX v2.x (12v) HDD, CD HDD, CD chuẩn SATA
PCI-Express
FDD
Các đầu cấp nguồn
12/09/2012
23
Công suất PSU
 Công suất cực đại: Công suất lớn nhất mà bộ nguồn cung
cấp được trong một khoảng thời gian nhất định.
 Công suất liên tục: Công suất mà bộ nguồn cung cấp ổn định
cho máy trong thời gian dài.
 Hiệu suất: tỉ lệ giữa công suất cung cấp cho bộ nguồn và
công suất của bộ nguồn cung cấp cho các thiết bị.
Các thông số kỹ thuật của nguồn
Bộ nguồn là nơi cung cấp năng lượng cho toàn hệ thống nên chất
lượng của bộ nguồn sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều thiết bị. Để lựa chọn
đúng bộ nguồn cần dựa vào các thông số kỹ thuật của bộ nguồn

Các thông số kỹ thuật của nguồn
Điện áp ngõ ra: Các đầu dây ngõ có màu khác nhau ứng với các
mức điện áp khác nhau
• Dây -12V (màu xanh): cung cấp nguồn cho cổng COM và card âm
thanh trên mainboard.
• Dây -5V (màu trắng): cấp nguồn cho các khe ISA.
• Dây 0V (màu đen): dây dùng chung (dây mass).
• Dây +3.3V (màu cam): Cấp nguồn cho các chip điện tử.
• Dây +5V (màu đỏ): cấp nguồn cho các thiết bị trong máy dùng kỹ
thuật số (digital).
• Dây +12V (màu vàng): cấp nguồn cho các motor quay đĩa, CPU,
card đồ họa…
• Dây +5VSB (màu tím): cấp nguồn cho máy để khởi động.
12/09/2012
24
Các thông số kỹ thuật của nguồn
Điện áp ngõ ra: Các đầu dây ngõ có màu khác nhau ứng với các
mức điện áp khác nhau
• Dây mở nguồn (màu xanh lá): dùng để kích hoạt bộ nguồn hoạt
động khi được nối với mass.
• Dây PowerGood (màu xám): báo cho mainboard biết tình trạng bộ
nguồn.
• Dây cảm biến (màu nâu): đo dòng điện cung cấp cho mainboard để
điều chỉnh điện áp cho phù hợp.
Các thông số kỹ thuật của nguồn

×