Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá tác động của tổ hợp cạn bất lợi đến hệ thống thủy lợi và giao thông thủy vùng hạ du sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 81 trang )

i
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iv
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 – KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG HẠ DU SÔNG HỒNG 4
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. 4
1.1.1. Vị trí địa lý 4
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 5
1.1.3. Khí hậu 6
1.1.4. Thuỷ văn 7
1.1.5. Hải văn 8
1.1.6. Thổ nhưỡng 9
1.1.7. Thực vật 11
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 11
1.2.1. Dân cư và lao động 11
1.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế 12
1.3. Khái quát về đặc điểm hệ thống thủy lợi hạ du sông Hồng. 16
1.3.1. Vùng sông Lô - Gâm 16
1.3.2. Vùng sông Cầu - sông Thương 17
1.3.3. Vùng hữu sông Hồng 17
1.3.4. Vùng tả sông Hồng 18
1.3.5. Vùng hạ du sông Thái Bình 19
1.4. Khái quát đặc điểm mạng lưới giao thông thủy vùng hạ du sông Hồng 21
Chương 2 - XÁC ĐỊNH TỔ HỢP CẠN BẤT LỢI ĐẾN HẠ DU SÔNG HỒNG 26
2.1. Đặc điểm dòng chảy cạn vùng hạ du sông Hồng. 26
2.2 Đánh giá sự đồng bộ các đặc trưng dòng chảy cạn trên sông Hồng 29
2.2.1. Cơ sở dữ liệu đánh giá. 29
2.2.2. Đánh giá sự đồng bộ về thời gian xuất hiện dòng chảy cạn trên các


nhánh sông. 30
2.2.3. Đánh giá sự đồng bộ về mức độ cạn. 35
2.3. Lựa chọn hợp cạn bất lợi nhất. 45
Chương 3 – ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỔ HỢP CẠN BẤT LỢI ĐẾN HỆ
THỐNG THỦY LỢI VÀ GIAO THÔNG THỦY VÙNG HDSH 46
3.1. Ứng dụng mô hình MIKE 11-HD mô phỏng dòng chảy kiệt hệ thống sông
Hồng theo năm cạn bất lợi. 46
3.1.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình MIKE 11-HD 46
3.1.2. Thiết lập, hiệu chỉnh và kiểm định thông số mô hình 50
3.2. Đánh giá tác động của tổ hợp cạn bất lợi đến hệ thống thủy lợi vùng hạ du. 59
3.3. Đánh giá tác động của tổ hợp cạn bất lợi đến giao thông thủy vùng hạ du. 63
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72


iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Phân loại đất vùng HDSH 9
Bảng 1. 2. Kích thước đường thủy nội địa theo cấp kỹ thuật 22
Bảng 1. 3. Cấp kỹ thuật của các tuyến đường thủy chính vùng HDSH 23
Bảng 1. 4. Các tuyến giao thông thủy quan trọng vùng HDSH 24

Bảng 2. 1. Dòng chảy trung bình mùa cạn lưu vực sông Hồng – Thái Bình 28
Bảng 2. 2. Tổng hợp mực nước Hà Nội thấp nhất trong các tháng mùa cạn từ 2001-
2011 (Đơn vị: cm) 29
Bảng 2. 3. Thời gian xuất hiện đặc trưng dòng chạy cạn tại các tuyến sông Đà,
Thao, Lô và hạ lưu Hồng. 31
Bảng 2. 4. Năm xuất hiện trạng thái rất đồng bộ giữa các tuyến sông 34
Bảng 2. 5. Tổ hợp dòng chảy cạn các tuyến theo đặc trưng dòng chảy năm ứng với
mức đặc biệt cạn tại Hà Nội 35

Bảng 2. 6. Tổ hợp dòng chảy cạn các tuyến theo đặc trưng dòng chảy mùa cạn ứng
với mức đặc biệt cạn tại Hà Nội 37
Bảng 2. 7. Tổ hợp dòng chảy cạn các tuyến theo đặc trưng dòng chảy 3 tháng min
ứng với mức đặc biệt cạn tại Hà Nội 39
Bảng 2. 8. Tổ hợp dòng chảy cạn các tuyến theo đặc trưng dòng chảy 1 tháng min
ứng với mức đặc biệt cạn tại Hà Nội 41
Bảng 2. 9. Đặc trưng dòng chảy tại các trạm chính trên lưu vực sông Hồng năm
2009-2010 45

Bảng 3. 1. Kết quả so sánh giá trị thực đo và tính toán theo chỉ số Nash 58


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Vị trí địa lý vùng HDSH 4
Hình 1. 2. Bản đồ hệ thống thủy lợi vùng HDSH 21
Hình 1. 3. Sơ đồ các tuyến vận tải thủy vùng HDSH 24
Hình 1. 4. Sơ đồ các tuyến vận tải thủy quan trọng vùng HDSH 25

Hình 2. 1. Tương quan dòng chảy năm trạm Hòa Bình và trạm Sơn Tây 36
Hình 2. 2. Tương quan dòng chảy năm trạm Yên Bái và trạm Sơn Tây 36
Hình 2. 3. Tương quan dòng chảy năm trạm Vụ Quang và trạm Sơn Tây 37
Hình 2. 4. Tương quan dòng chảy mùa cạn trạm Hòa Bình và trạm Sơn Tây 38
Hình 2. 5. Tương quan dòng chảy mùa cạn trạm Vụ Quang và trạm Sơn Tây 38
Hình 2. 6. Tương quan dòng chảy mùa cạn trạm Yên Bái và trạm Sơn Tây 39
Hình 2. 7. Tương quan dòng chảy 3 tháng nhỏ nhất tại Hòa Bình và Sơn Tây 40
Hình 2. 8. Tương quan dòng chảy 3 tháng nhỏ nhất tại Vụ Quang và Sơn Tây 40
Hình 2. 9. Tương quan dòng chảy 3 tháng nhỏ nhất tại Yên Bái và Sơn Tây 41
Hình 2. 10. Tương quan dòng chảy 1 tháng nhỏ nhất tại Hòa Bình và Sơn Tây 42
Hình 2. 11. Tương quan dòng chảy 1 tháng nhỏ nhất tại Vụ Quang và Sơn Tây 42
Hình 2. 12. Tương quan dòng chảy 1 tháng nhỏ nhất tại Yên Bái và Sơn Tây 43

Hình 2. 13. Tương quan dòng chảy 3 tháng min và 1 tháng min tại Hòa Bình 43
Hình 2. 14. Tương quan dòng chảy 3 tháng min và 1 tháng min tại Yên Bái 44
Hình 2. 15. Tương quan dòng chảy 3 tháng min và 1 tháng min tại Vụ Quang 44
Hình 2. 16. Tương quan dòng chảy 3 tháng min và 1 tháng min tại Sơn Tây 44

Hình 3. 1. Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott 47
Hình 3. 2. Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott; Sơ đồ sai phân 6 điểm ẩn
Abbott trong mặt phẳng x~t 48
Hình 3. 3. Nhánh sông với các điểm lưới xen kẽ 48
Hình 3. 4. Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott; 48
Hình 3. 5. Cấu trúc các điểm lưới trong mạng vòng 49
v
Hình 3. 6. Sơ đồ mặt mạng sông tính toán và vị trí các mặt cắt 51
Hình 3. 7. Biên lưu lượng ứng mùa cạn năm 1998-1999 53
Hình 3. 8. Biên lưu lượng ứng mùa cạn năm 2003 - 2004 53
Hình 3. 9. Biên lưu lượng ứng mùa cạn năm 2004 - 2005 53
Hình 3. 10. Biên mực nước ứng mùa cạn năm 1998-1999 53
Hình 3. 11. Biên mực nước ứng mùa cạn năm 2003 - 2004 53
Hình 3. 12. Biên mực nước ứng mùa cạn năm 2004 - 2005 53
Hình 3. 13. Kết quả kiểm tra mực nước tính toán tại trạm Sơn Tây mùa cạn 1998 -
1999 54
Hình 3. 14. Kết quả kiểm tra mực nước tính toán tại trạm Hà Nội mùa cạn 1998 -
1999 54
Hình 3. 15. Kết quả kiểm tra mực nước tính toán tại trạm Thượng Cát mùa cạn 1998
- 1999 54
Hình 3. 16. Kết quả kiểm tra mực nước tính toán tại trạm Hưng Yên mùa cạn 1998 -
1999 54
Hình 3. 17. Kết quả kiểm tra mực nước tính toán tại trạm Sơn Tây mùa cạn 2003-
2004 55
Hình 3. 18. Kết quả kiểm tra mực nước tính toán tại trạm Hà Nội mùa cạn 2003-

2004 55
Hình 3. 19. Kết quả kiểm tra mực nước tính toán tại trạm Thượng Cát mùa cạn
2003-2004 56
Hình 3. 20. Kết quả kiểm tra mực nước tính toán tại trạm Hưng Yên mùa cạn 2003-
2004 56
Hình 3. 21. Kết quả kiểm tra mực nước tính toán tại trạm Sơn Tây mùa cạn 2004-
2005 56
Hình 3. 22. Kết quả kiểm tra mực nước tính toán tại trạm Hà Nội mùa cạn 2004-
2005 56
Hình 3. 23. Kết quả kiểm tra mực nước tính toán tại trạm Thượng Cát mùa cạn
2004-2005 57
Hình 3. 24. Kết quả kiểm tra mực nước tính toán tại trạm Hưng Yên mùa cạn 2004-
2005 57
Hình 3. 25. Biên lưu lượng ứng mùa cạn năm 2009-2010 59
Hình 3. 26. Biên mực nước mùa cạn năm 2009-2010 59
Hình 3. 27. Đường quá trình mực nước tại TB Bạch Hạc 60
Hình 3. 28. Đường quá trình mực nước tại cống Liên Mạc 61
Hình 3. 29. Đường quá trình mực nước tại cống Xuân Quan 63
Hình 3. 30. Độ sâu cột nước thấp nhất mùa cạn dọc sông Đà 64
Hình 3. 31. Độ sâu cột nước thấp nhất mùa cạn dọc sông Lô 64
Hình 3. 32. Độ sâu cột nước thấp nhất mùa cạn dọc sông Hồng 65
Hình 3. 33. Độ sâu cột nước thấp nhất mùa cạn dọc sông Đuống 65
Hình 3. 34. Độ sâu cột nước thấp nhất mùa cạn dọc sông Đáy 66
Hình 3. 35. Độ sâu cột nước thấp nhất mùa cạn dọc sông Kinh Thầy 66
Hình 3. 36. Độ sâu cột nước thấp nhất mùa cạn dọc sông Đá Bạch 67
Hình 3. 37. Độ sâu cột nước thấp nhất mùa cạn dọc sông Lai Vu 67
Hình 3. 38. Độ sâu cột nước thấp nhất mùa cạn dọc sông Lạch Tray 68
Hình 3. 39. Sơ đồ các vị trí bất lợi cho giao thông thủy ứng với tổ hợp cạn năm
2009 -2010 69


vii
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Viết đầy đủ
3Tmin
Lưu lượng trung bình 3 tháng nhỏ nhất
Tmin
Lưu lượng trung bình tháng nhỏ nhấ

Bắt đầu
KT
Kết thúc
HDSH
Hạ du sông Hồng


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng HDSH (gồm 10 tỉnh và
thành phố trong đó có Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 14.784km
2
[2])

là 1
trong những “cái nôi” của văn minh lúa nước trên thế giới cùng với hệ thống các
công trình khai thác nguồn nước có từ rất lâu đời. Đến nay, HDSH là khu vực kinh
tế trọng điểm của cả nước và là khu vực tập trung dân cư đông đúc. Trong bối cảnh
phát triển nền kinh tế xã hội hướng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
cùng với xu thế biến đổi khí hậu, một trong những thách thức mà khu vực phải đối

mặt trong thời gian tới là sự suy thoái, hạn hán thiếu nước sử dụng trong mùa cạn.
Xét về tài nguyên nước, ngoài nguồn nước tại chỗ với lượng mưa trung bình toàn
vùng đạt 1700mm, hàng năm HDSH đón nhận một lượng nước lớn từ thượng du
(đạt tới trên 83 tỷ m
3
/năm tính đến trạm thủy văn Sơn Tây) – và đây chính là nguồn
cung cấp nước chính cho các hoạt động phát triển của con người. Tuy nhiên, dưới
tác động của điều kiện địa hình kết hợp với hoàn lưu đã phân bố nguồn nước không
đều theo cả không gian và thời gian; trên 65% lượng nước tập trung vào các tháng
mùa lũ (từ tháng VI đến tháng IX hoặc X) và nguồn nước trong mùa khô kiệt rất
nhỏ. Bên cạnh đó, vùng thượng lưu rộng lớn, địa hình đa dạng nên thường xuyên
không xuất hiện đồng bộ các pha nước, đã gây khó khăn trong khai thác nguồn
nước phục sản xuất nông nghiệp cũng như hoạt động giao thông thủy của vùng.
Liên tục trong những năm gần đây, mực nước sông Hồng xuống rất thấp,
năm sau đạt kỷ lục hơn năm trước và mực nước thấp nhất chỉ là 0,1m xuất hiện năm
2010 – đây là mực nước thấp nhất trong lịch sử quan trắc được tại trạm thủy văn.
Hậu quả là giao thông thủy bị tê liệt, diện tích đất không canh tác hoặc bị hạn hán
giảm năng suất rất lớn.
Mức độ cạn HDSH hoàn toàn bị chi phối bởi dòng chảy các sông thuộc lưu
vực thượng lưu như sông Đà, sông Thao, sông Hồng, là kết quả của tổ hợp dòng
chảy cạn các sông này. Để có cơ sở khoa học cho việc giảm thiểu tác động bất lợi
của hạn hán đến hệ thống thủy lợi và giao thông thủy vùng HDSH, học viên lựa
chọn đề tài “Đánh giá tác động của tổ hợp cạn bất lợi đến hệ thống thủy lợi và
giao thông thủy vùng HDSH”.
2. Mục tiêu của luận văn
- Xác định tổ hợp cạn bất lợi của các sông thượng du đến dòng chảy cạn
HDSH
- Đánh giá ảnh hưởng của tổ hợp cạn bất lợi đến hệ thống thủy lợi và giao
thông thủy vùng HDSH.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu.
+ Thu thập các tài liệu trên cơ sở kế thừa từ các nguồn tài liệu, tư liệu, số
liệu, thông tin có liên quan đến đề tài một cách có chọn lọc, từ đó phân tíchhay tổng
hợp đánh giá chúng theo mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu.
+ Thống kê, thu thập các số liệu đo đạc, khảo sát ngoài thực địa, tính toán
trên bản đồ của các đề tài, dự án liên quan đã triển khai
+ Thu thập các tài liệu khí tượng, thủy văn, hải văn trên vùng nghiên cứu
- Phương pháp xác suất thống kê:
+ Sử dụng trong việc xác định các tổ hợp cạn bất lợi trên sông Hồng
- Phương pháp bản đồ và GIS:
+ Sử dụng trong quá trình tìm hiểu tài liệu, dữ liệu bản đồ, dựng các sơ đồ.
+ Hỗ trợ thiết lập dữ liệu đầu vào mô hình toán.
- Phương pháp mô hình toán:
+ Mô phỏng, diễn toán dòng chảy cạn vùng HDSH làm cơ sở đánh giá ảnh
hưởng dòng chảy cạn đến khả năng khai thác nguồn nước của các công trình thủy
lợi và giao thông thủy trên khu vực
3
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Vùng hạ du, tập trung trên dòng chính sông Hồng
- Phạm vi khoa học: Các tổ hợp tần suất cạn bất lợi và tác động của chúng đến hệ
thống thủy lợi và giao thông thủy HDSH
5. Bố cục của luận văn
Nội dung của luận văn ngoài phần đầu và kết luận, được trình trong 3
chương:
Chương 1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã
hội vùng HDSH
Chương 2. Xác định tổ hợp cạn bất lợi đến hạ du hệ sông Hồng
Chương 3. Đánh giá tác động của tổ hợp cạn bất lợi hến hệ thống thủy lợi và
giao thông thủy vùng HDSH.


Chƣơng 1 – KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG HẠ DU SÔNG HỒNG
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý
Vùng HDSH nằm ở phía Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý trong khoảng từ
19
0
56' đến 21
0
34' vĩ độ Bắc và từ 105
0
16' đến 106
0
48' kinh độ Đông (hình 1.1). Xét
về mặt hành chính, vùng bao gồm địa phận hành chính 10 tỉnh, thành phố là: Thủ
đô Hà Nội, Hải
Phòng, Vĩnh Phúc,
Hải Dương, Bắc
Ninh, Hưng Yên,
Nam Định, Thái
Bình, Hà Nam,
Ninh Bình với tổng
diện tích tự nhiên
là 14956,9 km
2
[10]. Phía Đông
của vùng giáp biển
Đông, phía Tây
giáp các tỉnh Hoà
Bình và Phú Thọ,

phía Nam giáp tỉnh
Thanh Hoá, phía
Bắc giáp các tỉnh
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
Vùng hạ du sông Hồng giữ vai trò cửa ngõ phía Bắc của Tổ quốc; với hệ
thống giao thông hiện có như mạng lưới đường bộ, đường sông, đường biển, đường
hàng không, đường sắt, cảng biển Hải Phòng, cảng hàng không quốc tế sân bay Nội
Bài…là những đầu mối nối liền giữa Vùng với các vùng kinh tế trong nước và mở

Hình 1. 1. Vị trí địa lý vùng HDSH
5
rộng quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Vùng HDSH là châu thổ có địa hình cơ bản là thấp và bằng phẳng, dốc thoải
từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao giảm từ 10 – 15m đến mực nước biển và có
sự phân hóa giữa các khu vực. Sự phân hóa của địa hình cũng như các điều kiện tự
nhiên khác chi phối tập quán sản xuất của dân cư. Có thể chia vùng HDSH thành 3
vùng có địa hình khác nhau như sau:
* Vùng rìa đồng bằng có 2 kiểu là đồng bằng thềm phù sa cổ xen đồi sót và
đồng bằng thềm phù sa cổ. Kiểu thứ nhất phổ biến ở rìa phía Bắc và Tây Bắc đồng
bằng. Địa hình phần lớn là gò đồi và bậc thềm cao ráo, mạng lưới sông suối thưa.
Cư dân ở đây chọn đồng ruộng ở địa thế cao. Tại những nơi có đồi gò thì cư dân
xây nhà tập trung ở chân đồi gò, để dành đất bằng cho canh tác, công tác chống xói
mòn được coi trọng. Ngày nay, phương thức sản xuất có nhiều thay đổi, nhiều nông
trường và trang trại hộ gia đình được hình thành, năng suất kinh tế cao hơn với sản
phẩm hàng hóa. Kiểu thứhai đã xuống gần sông Hồng hoặc các chi lưu nên chịu ảnh
hưởng chế độ nước sông hơn. Nông dân biết tận dụng nước để tát tưới và có thêm
những cánh đồng phù sa mới phì nhiêu, kinh tế cũng trù phú hơn .
* Vùng trung tâm đồng bằng chịu ảnh hưởng của chế độ nước sông và thủy
triều rõ rệt hơn, được phân thành 4 kiểu.

Kiểu đồng bằng phù sa mới đất cao nằm ở tả, hữu ngạn sông Hồng. Đây là
khu vực bị bão lụt đe dọa nhiều nhất nhưng đất đai cũng màu mỡ nhất nên dân cư
tập trung đông. Vườn nhỏ được bố trí hợp lí nhằm tiết kiệm đất, đặc biệt là có ao ở
những nơi cần vượt đất làm nên nhà, sử dụng phương thức VAC (vườn – ao –
chuồng) nhằm khai thác tối đa tài nguyên.
Tại kiểu đồng bằng phù sa mới thấp nằm giữahai lưu vực sông, để tránh lụt
cư dân đào nhiều sông, kênh tiêu nước, đây cũng là đường giao thông thủy nội bộ
nối các điểm quần cư với nhau. Phương thức VAC rất phổ biến nhưng ao rộng hơn,
vườn hẹp hơn.
Tại kiểu đồng bằng phù sa mới trũng rất tiêu biểu tại các tỉnh Hà Nam, Ninh
Bình không thể tiêu nước bằng kênh vì mực nước các sông lớn bao quanh đều cao
hơn nội đồng. Thời gian ngập úng kéo dài nên nông dân chỉ làm 1 - 2 vụ trong năm.
Thời gian nông vụ ít nên các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển hoặc cư dân di
cư đi kiếm ăn theo thời vụ khá phổ biến. Hiện nay, người nông dân tích cực áp dụng
các biện pháp cải tạo, nhất là thủy lợi nên diện tích lầy thụt thu hẹp, nhờ đó mà năng
suất lúa cao hơn, cây trồng đa dạng hơn.
Các bãi bồi ngoài đê gồmhai kiểu phụ: bài bồi ven sông và bãi giữa. Tại các
bãi bồi không thuận lợi cho cây lúa, cư dân chuyển sang trồng hoa màu, cây công
nghiệp ngắn ngày và nghề cá, nhất là nghề vớt cá bột trên sông. Các bãi giữa chỉ bị
ngập sau khi lũ thật lớn thì cư dân tập trung thành 1 điểm quần cư có đê bao quanh.
Ngoài đê trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
*Vùng ven biển với địa hình rất thấp, bằng phẳng gồmhai kiểu phụ: đồng
bằng ven biển hiện đại và đồng bằng tích tụ cửa sông. Tại đây, cư dân quai đê lấn
biển, đào kênh tạo thành hệ thống giao thông thủy bộ. Trong đê họ trồng lúa, cói,
ngoài đê phát triển đánh bắt hải sản và làm vận tải, kinh tế biển phát triển rõ nhất
trong HDSH.
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của vùng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
rất mạnh củahai hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam và
được phân thành 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,5°C, lượng bức xạ cao vào khoảng
115 kcal/cm
2
/năm.
Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.500 - 2.000 mm, lượng mưa
phân bố theo mùa; mùa mưa từ tháng V đến tháng X lượng mưa chiếm trên 85%
tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng mưa ít
chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm chênh lệch không lớn, tháng có độ ẩm
7
cao nhất và tháng có độ ẩm thấp nhất chênh nhau 12%. Độ ẩm trung bình tối đa là
92%, độ ẩm trung bình tối thiểu là 80%.
Nhìn chung khí hậu vùng HDSH thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng, ẩm, mưa nhiều và được phân hoá theo mùa, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các
mùa và các tháng trong năm tương đối lớn, lượng bức xạ và tổng số giờ nắng trong
năm tương đối cao; mưa phân bố theo mùa, lượng mưa tập trung vào mùa hạ, độ ẩm
không khí trung bình rất cao, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh
trưởng, phát triển quanh năm. Tuy nhiên do sự phân bố không đều trong năm đã gây
trở ngại cho sản xuất và đời sống con người, đây cũng là nét đặc trưng nổi bật của
khí hậu vùng HDSH.
1.1.4. Thuỷ văn
HDSH có mạng lưới sông, ngòi, hồ, ao phong phú và đa dạng, có hai hệ
thống sông chủ yếu là sông Hồng và sông Thái Bình với mật độ mạng lưới sông từ
1-1,3 km/km
2
, tạo nên vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu màu mỡ, thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp. Là vùng đồng bằng rộng lớn được bồi tụ bằng phù sa sông
Hồng – sông Thái Bình với địa hình khá bằng phẳng, độ dốc trung bình từ Việt Trì
tới bờ biển (theo hướng Tây Bắc – Đông Nam) khoảng 9cm/km, chênh lệch nơi cao
nhất và nới thấp nhất khoảng 10m. Ngoài ra còn những đồi núi còn sót cao trên

dưới 100m nằm rải rác ở đồng bằng (nhất là rìa phía Đông Bắc và Tây Nam). Các
hệ thống dòng chính và phân lưu tạo thành một mạng lưới sông ngòi chằng chịt bao
gồm hầu hết các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Dòng chính của sông Hồng có tổng chiều dài 1.183km, trong đó có 640km
chảy trên đất Trung Quốc Phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 500km, chỗ rộng nhất là
1300m, chỗ hẹp nhất là 400m. Sông Hồng là hợp lưu của 3 nhánh sông lớn sông
Đà, sông Lô, sông Thao. Khi chảy vào vùng đồng bằng nó có nhiều phân lưu ra
cảhai bờ tả hữu Trước đây bên bờ tả có các nhánh như sông Phan, sông Cà Lồ, sông
Thiếp, sông Đuống, Đình Đào, Cửu An và sông Trà Lý; bờ hữu có các sông như
sông Đáy, sông Nhuệ, Tô Lịch, sông Lấp, Châu Giang, sông Đào Nam Định, sông
Ninh Cơ và sông Sò. Ngày nay bờ tả còn 3 phân lưu là sông Đuống, sông Luộc và
sông Trà Lý; bờ hữu cònhai phân lưu đó là sông Đào Nam Định và sông Ninh Cơ,
sông Đáy ở cửa Đáy chỉ liên hệ với sông Hồng khi phân lũ.
Hệ thống sông Thái Bình có lưu vực nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam
và hình thành từ 3 nhánh sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Ba
nhánh gặp nhau tại Phả Lại tạo thành dòng chính sông Thái Bình, về hạ du nó có
nhiều phân lưu thuộc bờ tả như: Kinh Thầy, Văn Úc và nhận nước sông Hồng từ bờ
hữu qua các sông Đuống và sông Luộc. Sông Đuống và sông Luộc nốihai hệ thống
sông trên với nhau và lưu vực đổ ra biển bằng 9 cửa là: Cửa Đáy, cửa Ninh Cơ, cửa
Ba Lạt, cửa Trà Lý, cửa Thái Bình, cửa Văn Úc, cửa Lạch Tray, cửa Cấm và cửa
Bạch Đằng.
Mạng lưới sông suối trong hệ thống sông Hồng – Thái Bình phát triển không
đồng đều với mật độ lưới sông từ 0,25 – 0,50km/km
2
ở nơi như Nam Định đến hơn
1,3 km/km
2
ở những nơi như Hà Nội, Bắc Ninh.
Ở hạ lưu sông Hồng có một số phân lưu chính như các sông Đáy, Đuống,
Luộc, Trà Lý, Đào, Ninh Cơ. Sông Đuống và sông Luộc chảy vào sông Thái Bình

tại phía dưới Phả Lại và Quý Cao, sông Đào chảy vào sông Đáy, sông Trà Lý chảy
ra cửa Trà Lý và sông Ninh Cơ chảy ra cửa Lạch Giang.
Sông Đáy là sông tự nhiên nhận nước sông Hồng qua cửa Hát Môn. Sau khi
đập Đáy được xây dựng (1937) cửa sông Hát Môn bị bồi lấp. Do đó sông Đáy thành
sông tiêu nước tự nhiên của lưu vực sông Đáy, chỉ khi lũ sông Hồng đặc biệt lớn
mới phân lũ sông Hồng vào sông Đáy. Ngoài cửa Ba Lạt, nước sông Hồng còn chảy
qua các cửa Trà Lý, Lạch Giang và một số cửa của sông Thái Bình.
Ngoài ra các sông Cà Lồ, Ngũ Huyện Khê trước đây cũng là phân lưu của
sông Hồng ở phía bờ trái nhưng hiện nayhai cửa sông này cũng đã bồi lấp nên chỉ
còn là sông tiêu nước cho vùng Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
1.1.5. Hải văn
Vùng ven biển cửa sông vùng HDSH có chế độ nhật triều, có độ lớn thuỷ triều
trong một ngày thuộc loại lớn nhất nước ta. Một ngày có một đỉnh triều và một chân
9
triều (H max đạt tới 3,5 – 4,0 m). Thời gian triều nên khoảng 11 giờ và triều
xuống khoảng 13 giờ. Cứ khoảng 15 ngày có một kỳ nước cường (độ lớn thuỷ triều
lớn) và một kỳ nước ròng (hay còn gọi là nước lửng, là khi độ lớn thuỷ triều bé).
Vào kỳ triều cường, dòng chảy sông Hồng ở vùng hạ lưu bị ảnh hưởng thuỷ triều
vịnh Bắc Bộ, mùa cạn ảnh hưởng nhiều hơn mùa lũ. Sóng đỉnh triều mùa cạn vào
sâu trong nội địa 150 km, và trong mùa lũ ảnh hưởng vào 50 – 100 km.
Mực nước triều bình quân từ tháng 9 đến tháng 12, thường cao nhất vào đầu
mùa khô, nhất là tháng 10 như ở Hòn Dấu là + 36 cm và tháng 1 đến tháng 4, thấp
nhất vào cuối mùa khô (tháng 3) là +7 cm.
Độ lớn thuỷ triều kỳ triều xuống có chênh lệch lớn nhất vào tháng 12 và nhỏ
nhất vào tháng 3, tháng 4. Biến đổi mực nước của mực nước cao nhất hàng tháng
mùa cạn là 0,5 - 1,0 m, của mực nước thấp nhất hàng tháng mùa cạn là 0,3- 0,5 m ở
Hòn Dấu.
Thủy triều vịnh Bắc bộ có ảnh hưởng đặc biệt mạnh đến vùng cửa sông ven
biển HDSH, một trong những tác động đó là vấn đề xâm nhập mặn.
1.1.6. Thổ nhưỡng

Vùng HDSH có 8 nhóm đất chính (bảng 1.1) gồm: nhóm đất cát (C), nhóm
đất mặn (M), nhóm đất phèn (S), nhóm đất phù sa (P), nhóm đất glây (GL), nhóm
đất đỏ vàng (F), nhóm đất xám (X) và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) . Trong đó
nhóm đất phù sa có diện tích lớn nhất 756.095ha; chiếm 50,91% tổng diện tích tự
nhiên toàn vùng.
Bảng 1. 1. Phân loại đất vùng HDSH
TT
Nhóm đất theo phân loại
Việt Nam

hiệu
Tên theo
FAO-UNESCO

hiệu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
%
1
Đất cát
C
Arenosols
AR
5.217
0,35
2
Đất mặn
M
Salic Fluvisols

FLs
83.289
5,61
3
Đất phèn
S
Thionic Fluvisols,
Thionic Gleysols
FLt,
GLt
79.049
5,32
TT
Nhóm đất theo phân loại
Việt Nam

hiệu
Tên theo
FAO-UNESCO

hiệu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
%
4
Đất phù sa
P
Fluvisols
FL

756.095
50,91
5
Đất glây
GL
Gleysols
GL
28.300
1,91
6
Đất đỏ vàng
F
Ferralsols
FR
215.905
14,54
7
Đất xám
X
Acrisols
AC
51.762
3,69
8
Đất xói mòn trơ sỏi đá
E
Leptosols
LP
18.427
1,24


Tổng diện tích đất



1.238.044
76,13

Sông suối, núi đá



247.123
17,24

Tổng DTTN vùng



1.485.167
100,00
Nguồn: [2]
- Nhóm đất cát (C):Nhóm đất cát được hình thành vùng ven biển và nội
đồng ven sông suối do quá trình bồi lắng chủ yếu từ sản phẩm thô.
- Nhóm đất mặn (M): Đây là nhóm đất mặn ven biển, do ảnh hưởng của
nước biển theo thuỷ triều tràn vào hoặc do nước ngầm bị nhiễm mặn. Nhóm đất
mặn ở vùng ĐBSH có 2 loại chính: loại đất sú vẹt, loại đất mặn ít.
- Nhóm đất phèn (S): Đất phèn phân bố ở ven biển thuộc thành phố Hải
Phòng, các tỉnh Thái Bình và Nam Định được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa
của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình chứa vật liệu sinh phèn (xác sinh vật

chứa lưu huỳnh - Pyrite) phát triển mạnh ở môi trường đầm mặn, khó thoát nước.
- Nhóm đất phù sa (P): Nhóm đất phù sa ở vùng ĐBSH được hình thành do
quá trình bồi lắng của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, tính chất phụ thuộc
vào mẫu chất, điều kiện địa hình và hệ thống sử dụng, phân bố ở tất cả 12 tỉnh thành
trong vùng.
- Nhóm đất glây (GL): Đất glây vùng HDSH là đất hình thành từ các vật liệu
không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có các
đặc tính phù sa,phân bố tập trung ở hầu hết các tỉnh trong vùng.
- Nhóm đất xám (X): Diện tích của nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ,
đá macma axit và đá cát. Các loại đất này đã được khai thác cho sản xuất nông lâm
nghiệp.
- Nhóm đất đỏ vàng (F): Nhóm đất này phân bố ở tiểu vùng đồi núi và trung
11
du, phổ biến ở nơi có địa hình cao, dốc, bị chia cắt mạnh, quá trình phong hoá diễn
ra mạnh nhưng cũng chịu tác động mạnh của quá trình rửa trôi, xói mòn. Nhóm đất
đỏ vàng có 4 loại đất chính: đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất đỏ nâu trên đá
vôi, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu vàng trên phù sa cổ.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Nhóm đất này hình thành ở những khu
vực có địa hình dốc, thảm thực vật rừng bị phá huỷ và hoạt động canh tác nương rẫy
bất hợp lý diễn ra trong thời gian dài, tập trung ở vùng núi dốc thuộc các tỉnh Vĩnh
Phúc, Ninh Bình, Bắc Ninh.
1.1.7. Thực vật
Năm 2005 toàn vùng có 123.154ha rừng, chiếm 12,80% diện tích đất nông
nghiệp, chiếm 8,29% diện tích tự nhiên, bao gồm nhiều chủng loại cây đã được lựa
chọn qua thời gian dài và mang tính hiệu quả kinh tế cao, tính lịch sử khoa học,
danh lam thắng cảnh nổi tiếng như rừng Cúc Phương, đảo Cát Bà, vườn quốc gia Ba
Vì. Diện tích rừng phân bố không đều trong vùng chủ yếu tập trung ở các tỉnh Ninh
Bình, Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương, Hưng Yên, diện tích rừng của vùng có tính
chất chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đã hình thành một vành đai thực
vật tăng độ trong lành và cân bằng sinh thái môi trường tự nhiên của vùng. Rừng

của vùng tương đối đa dạng về sinh học (cả về thực vật và động vật).
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân cư và lao động
Mặc dù chỉ chiếm 6% diện tích lãnh thổ cả nước nhưng HDSH là nơi tập
trung dân cư đông nhất cả nước. Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2013 của
Tổng cục Thống kê, tính hết năm 2013, số dân của vùng là là 19.257.200 người,
chiếm 21,46% dân số cả nước. Dân số nông thôn chiếm 70,7% dân số toàn vùng
trong khi khu vực thành thị chiếm 29,3%. Mật độ dân số trung bình hiện nay của
vùng là 1288 người/km
2
, cao gấp 4,75 lần so với mật độ trung bình của cả nước,
gấp gần 2,99 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long… Đa số dân số là người Kinh,
một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc
Mường.
Cơ cấu dân số HDSH hiện được coi là “cơ cấu dân số vàng” (số người trong
độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc) với nhóm 15 - 64 tuổi chiếm 68,6%.
Lực lượng lao động của vùng tính sơ bộ năm 2013 là 11,27 triệu lao động, chiếm
21,17% lực lượng lao động toàn quốc. Đây là một thuận lợi vì vùng có nguồn lao
động dồi dào với truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao
động dẫn đầu cả nước.
1.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế
HDSH là một khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tốc độ tăng trưởng
liên tục của vùng trên 10% và đóng góp khoảng 24% cho GDP của cả nước. Cơ cấu
kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông -
lâm - ngư nghiệp, tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (chiếm 45,4%)
và dịch vụ (chiếm 42,6 %) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững,
gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội. Mặc dù tỷ trọng ngành nông nghiệp
không cao nhưng đây là lĩnh vực chi phối số lượng dân cư lớn và tập trung ở tầng
lớp dân có thu nhập thấp vì vậy tác động bất lợi đến lĩnh vực này có ảnh hưởng sâu
sắc đến phát triển xã hội và ổn định môi trường

1.2.2.1. Nông nghiệp
Hiện nay, vùng đang thực hiện đổi mới sản xuất nông nghiệp: phát triển sản
xuất hàng hóa, gắn với nông thôn, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, phát triển chăn nuôi,
thủy sản,…
Nền nông nghiệp ở HDSH có trình độ thâm canh cao; trong những năm gần
đây, việc áp dụng kỹ thuật thâm canh ngày càng đem lại hiệu quả lớn. Tuy vậy,
nông nghiệp HDSH vẫn phát triển chủ yếu dựa trên nguồn lao động dư thừa. Để
giải quyết tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn và khắc phục tính mùa vụ trong
sử dụng lao động nông nghiệp, HDSH là vùng rất phổ biến các làng nghề, nông dân
có nhiều nghề phụ, từ chế biến lương thực, thực phẩm đến làm hàng tiểu thủ công
nghiệp. Việc đẩy mạnh chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm cũng có phần là để tận dụng
phụ phẩm nông nghiệp và tạo thêm việc làm, thu nhập cho nông dân.
HDSH có nhiều thuận lợi trong đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm,
13
đặc biệt là về sản xuất thực phẩm. Đây là vùng có nhiều tiềm năng trong phát triển
vụ đông, trồng các loại rau quả có giá trị dinh dưỡng cao và có giá trị xuất khẩu;
bên cạnh đó có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ
chế biến lương thực, thực phẩm phân bố rộng khắp.
Cơ cấu ngành nông nghiệp còn tình trạng mất cân đối giữa trồng trọt (67%)
và chăn nuôi (30%) cũng như giữa trồng cây lương thực với cây công nghiệp hàng
năm. Trong nông nghiệp cây hàng năm chiếm 94,4% diện tích đất nông nghiệp. Đất
này sử dụng sản xuất lương thực là chủ yếu.
- Trồng trọt
+ Đối với sản xuất lương thực:
Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực trên 1,17 triệu ha (năm 2013),
chiếm 13,6% diện tích gieo trồng cây lương thực của cả nước. Trong cơ cấu, diện
tích gieo trồng cây lương thực, diện tích lúa chiếm đến 92,5% , tùy theo điều kiện
thủy lợi của từng năm. Trước kia hoa màu lương thực chủ yếu thay thế lúa gạo khi
mất mùa, giáp hạt, hiện nay các cây màu cũng đem lại giá trị kinh tế cao nhất là khi
được đem chế biến.

Sản lượng lương thực có hạt của các tỉnh HDSH đạt gần 7,2 triệu tấn, trong
đó có 6,8 triệu tấn lúa. Nhìn chung, cây lúa có mặt ở hầu hết các nơi, nhưng tập
trung nhất và đạt năng suất cao nhất là các tỉnh trọng điểm (Hà Nội, Thái Bình,
Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình). Thái Bình trở thành tỉnh dẫn đầu cả
nước về năng suất lúa.
Về cơ cấu sản lượng lương thực, lúa chiếm 94,4%, hoa màu 5,6% (chủ yếu là
ngô, khoai trồng ở các bãi ven sông hoặc vùng đất cao trên đồng bằng trồng luân
canh với cây hàng năm khác). Diện tích gieo trồng màu lương thực của các tỉnh
HDSH bằng 15% diện tích màu cả nước.
Bình quân sản lượng lương thực ở HDSH đứng thứ 2 cả nước sau đồng bằng
sông Cửu Long, mặc dù có khoảng cách khá lớn giữahai vùng trọng điểm này. Hiện
nay, HDSH đã đảm bảo tốt hơn an ninh lương thực, từ đó có điều kiện để đa dạng
hóa sản xuất lương thực, thực phẩm nhất là đẩy mạnh sản xuất cây thực phẩm, cây
ăn quả, chăn nuôi lợn và gia cầm.
+ Đối với sản xuất râu đậu, cây ăn quả:
HDSH là vùng trồng rau lớn nhất cả nước, dao động trên dưới 100 nghìnha,
bằng 1/3 diện tích rau cả nước. Rau được trồng trên các đất bãi ven sông Hồng,
sông Đáy, sông Nhuệ,…và đặc biệt các huyện ngoại thành của các thành phố lớn
Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Hải Dương.
Diện tích cây ăn quả đang trên đà mở rộng, chiếm khoảng 10% diện tích cây
ăn quả của cả nước. Ở HDSH có nhiều loại quả ngon nổi tiếng, trong đó có nhãn
lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), chuối ngự (Nam Định), ổi Bo
(Thái Bình),….Một số loại đã được chế biến xuất khẩu như nhãn, vải. Dứa được
trồng theo quy mô lớn ở vùng Tam Điệp, Nho Quan (Ninh Bình).
+ Cây công nghiệp:
Diện tích cây công nghiệp hàng năm ở HDSH dao động, thường ở mức 80
nghìnha. Cây công nghiệp hàng năm được trồng chủ yếu ở các vùng đất phù sa ven
sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc và trên các đất bạc màu rìa đồng bằng. Đậu
tương, lạc là cây công nghiệp hàng năm quan trọng nhất hiện nay.
Đay, cói là những cây công nghiệp truyền thống của HDSH nhưng diện tích

hiện nay đã bị giảm nhiều do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hiện dao động ở mức
khoảng 3 nghìn ha.
- Chăn nuôi:
Về chăn nuôi, đàn lợn gắn liền với vùng sản xuất lương thực. HDSH là vùng
chăn nuôi lợn lớn nhất của nước ta. Đến năm 2013 có 6426.6 nghìn con (chiếm
24,5% đàn lợn cả nước). Việc phát triển chăn nuôi lợn vừa đảm bảo nhu cầu về thịt
cho nhân dân, vừa cung cấp các nguồn phân chuồng cho đồng ruộng và sử dụng phụ
phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Chăn nuôi lợn theo quy mô công
15
nghiệp đã phát triển ở nhiều địa phương.
Bên cạnh đó, việc chăn nuôi gia cầm cũng được phát triển khá mạnh. Đến
năm 2013, số lượng đàn gia cầm đạt 85,36 triệu con, chiếm 25% đàn gia cầm cả
nước, chủ yếu chăn nuôi gà.
Chăn nuôi trâu, bò trước đây được phát triển để lấy sức kéo là chính. Cho
đến nay, đàn trâu vẫn chủ yếu lấy sức kéo nhưng đã giảm mạnh do nông nghiệp đã
được cơ giới hóa hơn trước. Số lượng bò là 478,8 nghìn con (chiếm 10,7% số lượng
bò cả nước), hiện nay bò được nuôi chủ yếu để lấy thịt và sữa.
1.2.2.2. Công nghiệp
Công nghiệp vùng HDSH hình thành sớm nhất và phát triển mạnh trong thời
kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành công nghiệp trọng
điểm của vùng là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu
dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ kh với các sản phẩm công
nghiệp quan trọng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị
điện tử, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc
Việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp cũng được thực hiện qua
việc hình thành các ngành trọng điểm dựa trên thế mạnh của vùng về tự nhiên và
dân cư như dệt may, giày da, cơ khí điện tử, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực
thực phẩm.
1.2.2.3. Du lịch – Dịch vụ
Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội

và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng đồng thời là
hai trung tâm du lịch lớn ở phía Bắc. Ngoài ra HDSH còn có nhiều địa danh du lịch
hấp dẫn, nổi tiếng như chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương,
Đồ Sơn, Cát Bà
Bưu chính viễn thông là ngành phát triển mạnh. Hà Nội là trung tâm thông
tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời là một tronghai trung tâm tài chính,
ngân hàng lớn nhất nước. Trong tương lai, vùng định hướng phát triển mạnh ngành
dịch vụ và đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch, khai thác các tiềm năng sẵn có.
1.3. Khái quát về đặc điểm hệ thống thủy lợi hạ du sông Hồng.
Là vùng có nền nông nghiệp phát triển lâu đời nên đây cũng là khu vực có hệ
thống khai thác nguồn nước tương đối hoàn chỉnh, chủ yếu dựa vào nguồn nước
mặt của hệ thống sông Hồng – Thái Bình. Toàn bộ hệ thống thủy lợi ở HDSH được
chia thành 5 vùng gồm vùng sông Lô – Gâm, vùng sông Cầu - sông Thương, vùng
hữu sông Hồng, tả sông Hồng và vùng hạ du sông Thái Bình với đặc điểm như sau:
1.3.1. Vùng sông Lô - Gâm
Gồm có huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô và 1 phần huyện Tam Đảo tỉnh
Vĩnh Phúc là thuộc lưu vực sông Lô - Gâm và nằm trong khu thuỷ lợi sông Lô -
Phó Đáy.[12]
Vùng tưới có nguồn nước cấp phong phú từ các dòng chính sông Lô, sông Phó
Đáy và các sông suối nhánh trong vùng.
Khu này có diện tích tự nhiên 37.584ha, diện tích cần tưới là 15.846ha, trong
đó đất canh tác là 10.910ha, diện tích lúa là 8.600ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là
354ha.
Công trình thuỷ lợi lưu vực sông Phó Đáy có đập Liễn Sơn là lớn nhất, có diện
tích tưới thiết kế là 17.000ha, đảm nhận tưới cho huyện Lập Thạch là 1.000ha, thực
tế tưới 828ha, còn lại là tưới cho các huyện khác.
Hiện nay tổng số công trình thuỷ lợi toàn khu xây dựng được 164 công trình
trong đó 141 hồ, đập, 23 trạm bơm, diện tích tưới thiết kế 11.427ha, diện tích tưới
thực tế 9916ha, so với diện tích yêu cầu tưới thì diện tích còn lại chưa được tưới là
5.930ha, tỷ lệ diện tích tưới đạt 62,6% so với yêu cầu tưới.

Diện tích chưa tưới đựơc là diện tích cây lâu năm và hầu hết nằm ở vùng đồi
núi nên khó khăn về việc khai thác nguồn nước. Các suối thường ở thấp còn các khu
tưới lại ở cao nên công trình không tới được.
17
1.3.2. Vùng sông Cầu - sông Thương
Bao gồm diện tích đất đai của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, phần Bắc thành phố Hà
Nội, một phần tỉnh Bắc Ninh. Tổng diện tích tự nhiên 201.469ha, diện tích đất cần
tưới 97.396ha [12].
Vùng tưới có nguồn nước cấp phong phú từ các dòng chính sông Hồng, sông
Lô, sông Phó Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cà Lồ và
các sông trục, kênh tiêu nội đồng trong vùng.
Toàn vùng có 668 công trình các loại. Trong đó:
- HT Liễn Sơn Bạch Hạc (16 công trình): Tưới thiết kế: 22.066ha, tưới thực
tế: 21.019ha.
- 67 hồ đập: Tưới thiết kế: 18.766ha, tưới thực tế: 16.068ha.
- 450 trạm bơm: Tưới thiết kế: 83.448ha, tưới thực tế: 57.346ha.
- 135 CT tiểu thuỷ nông: Tưới thiết kế: 1.572ha, tưới thực tế: 1.408ha.
Tổng diện tích tưới thiết kế của các công trình là 125.852ha, diện tích tưới thực tế
đạt 95.841ha, so với diện tích yêu cầu tưới thì diện tích chưa tưới được còn 1.555ha. Tỷ
lệ diện tích tưới được đạt 98% so với diện tích cần tưới.
Có đặc điểm địa hình tương đối giống với khu vực sông Lô - Gâm, diện tích
cây lâu năm hầu hết nằm ở vùng đồi núi nên khó khăn về việc khai thác nguồn
nước. Các suối thường ở thấp còn các khu tưới lại ở cao, các vùng có hệ thống kiên
cố như hệ thống Liễn Sơn, hệ thống thủy nông Bắc Đuống hầu hết là công trình đã
bố trí đầy đủ và tương đối hợp lý song do các công trình có thời gian sử dụng quá
lâu, đã xuống cấp nên khai thác không đạt hiệu quả cao.
1.3.3. Vùng hữu sông Hồng
Vùng Hữu sông Hồng nằm trọn trong lưu vực sông Đáy bao gồm diện tích
đất đai của 4 tỉnh, thành phố là thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh
Bình. Tổng diện tích tự nhiên vùng này là 644.081ha, trong đó diện tích đất canh tác

×