Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

BỘ ĐỀ THI THỬ THPTQG MÔN VĂN 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.98 KB, 34 trang )

ĐỀ THI THỬ QGTHPT NGỮ VĂN NĂM 2015- SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
(1)Em ơi em!
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
( Trích Đất Nước,Nguyễn Khoa Điềm)
1
(2)Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
( Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Đọc văn bản (1) và (2) ở trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1
đến câu 5:
1/Xác định thể thơ của mỗi văn bản.
2/Khi nhìn Vào bốn ngàn năm Đất Nước, mỗi nhà thơ đã phát hiện điều
gì mới mẻ về Đất Nước?
3/Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ Đất nước như vì sao/Cứ đi
lên phía trước và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ đó trong văn
bản(2)?
2
4/Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ :Anh/chị sẽ
“Lặng lẽ dâng cho đời”những gì?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8 :
Đình Hồng Thái thuộc địa phận làng Kim Trận (nay là thôn Cả), xã
Tân Trào, huyện Sơn Dương. Đình cất dựng năm 1919, có kiến trúc thuần
gỗ, mái lợp lá cọ, đình gồm 3 gian 2 chái, dáng dấp nhà sàn miền núi. Đình
Hồng Thái cũng như ngôi đình của Việt Nam với chức năng tín ngưỡng thờ
Thành Hoàng làng, thần Sông, thần Núi và các vị thần xung quanh vùng.
Ngoài ra, một vị nhân thần là Ngọc Dung Công Chúa. Hơn nữa, đình còn là
nơi sinh hoạt văn hoá, hội họp của làng. Hàng năm dân làng tổ chức nhiều lễ
cúng bái tại đình, các ngày lễ dựa vào mùa vụ trong năm. Ngày lễ lớn nhất là
ngày mùng 3 tháng Giêng âm lịch, trong ngày lễ này, đồng bào tổ chức nghi
lễ rước Công chúa Ngọc Dung; phần hội có nhiều trò chơi hấp dẫn như hát
then, hát cọi, các trò chơi dân gian… Ngoài giá trị về mặt văn hoá tín
ngưỡng thì ngôi đình còn có giá trị về mặt lịch sử. Bởi đây là nơi dừng chân
đầu tiên của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi người từ Pắc Bó, Cao Bằng đến
với căn cứ địa Cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945.

( Theo )
5/ Văn bản trên có một câu văn không chính xác. Hãy chỉ ra câu văn
mắc lỗi và cho biết nó thuộc lỗi nào ? Nêu cách sửa câu văn mắc lỗi mà
anh(chị) vừa tìm được.
6/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?
3
7/ Nêu nội dung chính của văn bản trên ? Văn bản gợi anh(chị) nhớ đến
một câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Việt Bắc ?
8/ Anh(chị) hiểu như thế nào về văn hoá tín ngưỡng ?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
"Nếu một người đã được gọi để làm một người phu quét đường, hãy
quét những con đường như đại danh họa Michelangelo vẽ tranh, hãy quét
những con đường như đại nhạc sư Beethoven đã soạn nhạc và hãy quét
những con đường như đại văn hào Shakespeare đã làm thơ. Người phu quét
đường phải quét những con đường sạch tới độ tất cả các thiên thần trên thiên
đàng lẫn con người nơi trần gian sẽ phải dừng lại và nói rằng: Anh là người
quét đường vĩ đại, người đã làm thật tốt công việc quét đường của mình ".
( Mục sư Ma-tin Lu-thơ-Kinh, dẫn theo Bài học làm người,
NXB Trẻ năm 2006)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
nghĩa câu chuyện trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cái mới của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế
kỉ XX là“ tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân
trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường”
( Trích SGK Ngữ văn 12, trang 17,Tập I, NXBGD
năm 2008)
4
Từ cảm nhận nhân vật người đàn bà hàng chài của truyện “Chiếc

thuyền ngoài xa” ( Nguyễn Minh Châu) và nhân vật Hồn Trương Ba
thuộc đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ( Lưu Quang
Vũ), anh(chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐỀ THI THỬ QGTHPT NGỮ VĂN NĂM 2015- SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
“Năm nay, chúng ta kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước đúng vào thời điểm Đảng ta tiến hành đại hội
đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng. Đây là một sự kiện trọng đại
đối với Đảng ta, dân tộc ta; đồng thời, cũng là dịp để Đảng ta nâng cao hơn
nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, hoàn
thiện đường lối đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng đất nước và
bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới. Bài học thành công về sự
lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cần phải
được tiếp tục kế thừa, phát huy trong tình hình mới. Đó là bài học kiên định
đường lối, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên định
và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ
vững bản chất giai cấp công nhân và củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng
của Đảng. Trên cơ sở đó, xác định đường lối, chủ trương, giải pháp lãnh đạo
đúng đắn, sát yêu cầu phát triển của cách mạng; tích cực đổi mới phương
thức lãnh đạo, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tìm ra quy luật khách
5
quan bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng mang lại hiệu lực, hiệu quả trên
thực tế.”
( Trích bài viết “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước
là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh
đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng”của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
nhân kỉ niệm 40 năm chiến thắng 30-4-1975_30-4-2015)
Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 5:
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
2. Nêu ý chính của văn bản?

3. Xác định câu chủ đề nói về bài học rút ra từ chiến thắng 30-4-1975
trong văn bản?
4. Xác định 02 đại từ có tác dụng thay thế trong văn bản?
5. Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ cảm xúc của anh/chị
khi được ôn lại truyền thống ngày 30-4-1975.
Đọc văn bản (1),(2) sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 6 đến câu 9 :
(1)Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
( Trích Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)
(2) Khi tôi còn là hạt bụi
Bay trong bão giông lầm lũi
6
Đoạ đày cùng mẹ cùng cha
Bác bước lên tàu đi xa
( Trích Dấu chân phía trước- Hồ Thi Ca)
6/ Văn bản (1),(2) đều gợi nhớ sự kiện gì trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của Hồ Chí Minh?
7/ Xác định phương thức biểu đạt chính của 2 văn bản?
8/ Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu thơ:
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
9/ Từ văn bản (1),(2) , viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ
suy nghĩ của anh/chị trong việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn
thừa ra một mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi

Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy tay, chân, đầu… rồi
nói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh
phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
7
(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, Tập 2, NXB Công
an Nhân Dân)

Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
nghĩa câu chuyện trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Dít trong truyện
“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và nhân vật Chiến trong truyện
“Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
ĐỀ THI THỬ QGTHPT NGỮ VĂN NĂM 2015- SỐ 3
Câu I (3,0 điểm)
Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở
cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay.
Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng.
Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy trông ra, đến bao giờ
chết thì thôi.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
Đọc đoạn thơ trên và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
1. Đoạn văn trên được viết theo sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật các từ láy có trong văn bản.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 6 :
8

VIẾNG CHỒNG
- Chị ơi!
Chỉ gọi được thế thôi
Anh chiến sỹ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời
Không làm sao anh còn nói nổi:
Chị đặt hoa nhầm rồi
Mộ anh ấy ở bên tay trái
Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quê lại
Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!
- Chị hiểu ý em rồi
Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó
Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ
Viếng mộ anh có chị đến đây rồi.
(Trần Ninh Hồ)
Đọc bài thơ trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 3:
4/ Xác định các phương thức biểu đạt trong bài thơ? Chỉ ra tình huống
éo le và cách ứng xử đẹp của người vợ trong bài thơ?
5/ Xác định phép điệp và hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong bài
thơ?
6/ Qua bài thơ, anh/ chị hiểu thế nào nỗi đau do chiến tranh để lại và
vấn đề tình nghĩa của con người? Viết một đoạn văn ngắn 5-7 dòng để trình
bày điều đó.
9
Câu II (3,0 điểm):
Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin
– côn viết:
“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để
cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc
sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và
những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…”

(Ngữ văn 10, tập 2,
NXBGD, 2006)
Suy nghĩ của anh (chị) về đoạn thư trên.
Câu III (4,0 điểm): Về đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn
Tuân, có ý kiến cho rằng: Đó là một công trình khảo cứu công phu. Nhưng ý
kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là một áng văn giàu tính thẩm mĩ.
Từ việc phân tích đoạn trích tuỳ bút, anh/chị hãy bình luận những ý kiến
trên.
-HẾT-
ĐÁP ÁN CHẤM THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015-ĐỀ 03
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
10
1. Đoạn văn trên được viết theo sự kết hợp các phương thức biểu đạt
tự sự và miêu tả (0.25đ)
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : Đoạn văn kể và miêu tả
không gian tồn tại của nhân vật Mị, khi phải làm dân nhà thống lí. Đó là một
cái buồng kín mít, Mị phải sống trong ngục thất tinh thần, cách li với cuộc
đời bên ngoài. (0.5đ)
3. Các từ láy có trong văn bản : Lùi lũi ; trăng trắng(0.25đ)
Hiệu quả nghệ thuật :(0.5đ)
- Lùi lũi : gợi sự câm lặng đáng sợ của một con người sống mà như đã
chết.
- Trăng trắng : thứ màu phản chiếu cuộc đời Mị- một con người trơ lì,
vô cảm đến mức màu sắc cũng trở nên mờ nhạt một cách vô vị.
4/ -Các phương thức biểu đạt trong bài thơ: tự sự, biểu cảm.(0.25đ)
-Tình huống éo le:(0.25đ)
+ Sự nhầm lẫn của một người phụ nữ khi đặt vòng hoa lên mộ không
phải của chồng mình. Cái khó xử của người vợ: đặt nhầm vị trí của vòng hoa,
song không thể và không nên sửa;

+ Cái khó xử của người lính: không thể nói rằng chị đặt hoa bên này,
đừng đặt vào bên ấy- cả hai người nằm dưới mộ đều là đồng đội của anh- nói
như vậy là bất kính và bất nhẫn với cả người đã khuất và người còn sống;
- Cách ứng xử đẹp của người vợ trong bài thơ:(0.25đ)
+ Trong tình huống này, cách xử trí đã dồn cả lên vai người vợ vốn đã
mang nỗi đau và bao khó nhọc khi lặn lội đến viếng chồng;
11
+ Câu trả lời của chị đã giải toả mọi éo le, trắc trở và làm toả sáng
phẩm chất cao thượng của con người: tấm lòng của người vợ với chồng và
tấm lòng của người còn sống với người đã khuất.
5/ Phép điệp từ hoa và hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong bài thơ:
(0.25đ)
- Hoa là biểu hiện của tấm lòng người vợ với người chồng đã khuất.
Cùng với vòng hoa ấy là tình yêu và nỗi đau;
- Bài thơ cùng chính là vòng hoa đẹp được kết từ tấm lòng nhân ái của
nhà thơ, không cần màu mè, hoa mỹ nhưng lại có sức lay động và
cuốn hút mãnh liệt đến tâm hồn người đọc.
6/ Đoạn văn thể hiện được các ý sau:(0.5đ)
-Nỗi đau do chiến tranh để lại là những đau thương mất mát không thể
lấy gì bù đắp được. Trong bài thơ, cụm từ “Cả cánh rừng” gợi ra sự rộng
lớn, mênh mông của không gian, còn “chỉ có” nói về số ít, gợi lên sự ít ỏi, lẻ
loi. Đặt hai cụm từ ấy trong cùng một dòng thơ, tác giả đã gợi sự trống vắng,
trơ trọi của thân phận người nằm dưới mộ.
-Cái còn lại ở cuộc đời là tình nghĩa của con người. Đó là phẩm chất
quý giá và cũng là nhân tố tích cực quan trọng để tạo nên những mối quan hệ
tốt đẹp giữa con người với con người. Qua nghĩa cử tốt đẹp của người vợ, ta
thấy tình nghĩa con người không chỉ giới hạn trong quan hệ cá nhân, giữa
những người thân, những người có quan hệ gần gũi máu thịt mà cần mở rộng
ra với tất cả mọi người. Mặt khác, tình nghĩa còn gắn với sự quan tâm, sẻ chia
với người khác một cách chân thành.

12
Câu II (3,0 điểm)
“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của
sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư
về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh
trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông
hoa nở ngát trên đồi xanh…”
3.0
1 1. Giải thích ý nghĩa đoạn thư:
- “Dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách”:
Biết thu nhận kiến thức từ sách vở, có niềm say mê khám phá
thế giới kiến thức phong phú của sách.
- “Cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về
sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống”: chú trọng rèn luyện tâm
hồn nhạy cảm, biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh, tự
mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống, vẻ đẹp của thế giới tự
nhiên cũng như của con người.
Đoạn thư là lời tâm sự, mong mỏi của một người cha đối với
nhà trường, với các nhà giáo dục: Dạy cho con mình hiểu biết
và trân trọng giá trị của sách vở và cuộc sống.
1.0
2 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Đây là tâm tình của một người cha: thể hiện tình yêu
con, mong muốn con trưởng thành.
- Lời đề nghị của ông với thầy hiệu trưởng, với nhà
trường còn thể hiện mong ước của một người yêu thương,
1.5
13
quan tâm đến sự phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ.
- Nội dung lời đề nghị sâu sắc, chính đáng:

+ Không phủ nhận vai trò quan trọng của sách, của kiến
thức văn hóa do sách vở mang lại, vì đó là cả một “thế giới kì
diệu”, rộng mở. Không có kiến thức văn hóa, con người thiếu
nền tảng tri thức.
+ Tuy nhiên, kiến thức cuộc sống thực tiễn của con
người cũng quan trọng không kém, bởi đó là “sự bí ẩn muôn
thuở” mà con người luôn cần khám phá, hiểu biết. Nó cần
thiết và bổ ích cho con người, có tác động tích cực trong việc
vun đắp bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu cuộc sống.
+ Vai trò của người thầy trong việc khơi dậy tinh thần
tự học, lòng ham hiểu biết khám phá, chiêm nghiệm và “ lặng
lẽ suy tư” trước mọi vấn đề của đời sống của học sinh. Đó là
điều quan trọng để học sinh có thói quen quan tâm đến mọi
điều trong đời sống.
- Phê phán quan điểm phiến diện: hoặc chỉ thấy vai trò
của kiến thức sách vở, hoặc chỉ quan tâm đến thực tiễn.
3 Bài học nhận thức và hành động.
- Biết học trong sách vở nhưng cũng cần biết học ở cuộc
sống, quan tâm đến đời sống xã hội. Đó là chìa khóa dẫn đến
thành công của mỗi con người.
- Biết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp từ những điều
bình dị nhất của vạn vật quanh ta. Học kiến thức song song
0.5
14
với rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn. Đó là sự phát triển
toàn diện nhân cách của con người.
Câu III (4,0 điểm):
Về đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của
Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Đó là một công trình khảo
cứu công phu. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là một

áng văn giàu tính thẩm mĩ.
Từ việc phân tích đoạn trích tuỳ bút, anh/chị hãy bình
luận những ý kiến trên.
4.0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân là một nhà văn tài năng với một phong cách
độc đáo.
- Tuỳ bút Sông Đà là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc trong
và sau kháng chiến chống Pháp.
- Nêu 2 ý kiến cần nghị luận
0,25
0,25
2. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Công trình khảo cứu công phu: là một tác phẩm được tạo
nên từ công sức tìm tòi, nghiên cứu dựa trên các tài liệu phong
phú. Nó thể hiện vốn và tầm hiểu biết của nhà văn, đồng thời
cũng đem đến cho người đọc những hiểu biết phong phú về
các đặc điểm, tính chất của đối tượng được đề cập.
- Áng văn giàu tính thẩm mĩ: là tác phẩm nghệ thuật đạt đến
độ hoàn hảo trong việc tái hiện cái đẹp, khơi gợi những hứng
0,25
0,25
15
thú và khả năng cảm nhận cái đẹp ở người đọc.
3. Phân tích biểu hiện và bình luận hai ý kiến (3,0 điểm)
3.1 Phân tích biểu hiện (2,0 điểm)
a) Công trình khảo cứu công phu (1,0 điểm)
-Tác giả huy động một vốn kiến thức tổng hợp khá đồ sộ về
rất nhiều ngành nghề khoa học và nghệ thuật.
+ Địa lí: Sắc nước mỗi mùa, tên của các con thác dọc sông

Đà, đặc điểm địa hình, địa thế của sông
+ Lịch sử: Các thời kì lịch sử khác nhau gắn với Sông Đà:
thời tiền sử, thời Hùng Vương, Thời vua chúa phong kiến,
thời kháng chiến, thời xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Văn hoá: Những sinh hoạt vật chất ( đốt lửa trong hang đá,
nướng ống cơm lam) và tinh thần ( bàn cá anh vũ, cá dầm
xanh )
+ Văn học: Hình ảnh con sông Đà trong thơ văn ( Đà giang
độc bắc lưu), gợi nhớ thơ Lí Bạch, thơ Ba Lan
+ Các kiến thức khác: quân sự, thể thao, âm nhạc, hội hoạ,
điện ảnh, sân khấu
- Cung cấp cho người đọc những hiểu biết về con sông Đà và
về cuộc sống người lao động trên sông:
+ Về con sông Đà: từ chiều dài sông, đầu nguồn, lưu vực, tên
sông qua các thời kì lịch sử ( Linh Giang)
+ Về ông đò: Công việc lái đò rất vất vả, khi phải chống chọi
lại với ghềnh thác và những hiểm hoạ bất ngờ của thiên nhiên
0,5
0,5
0,5
16
nên đã làm bộc lộ ở người lái đò khả năng chinh phục thiên
nhiên.
b) Áng văn giàu tính thẩm mĩ (1,0 điểm)
- Người đọc có được khoái cảm thẩm mĩ thực sự trước vẻ đẹp
tuyệt vời của con sông Đà hung bạo và trữ tình; vẻ đẹp của
ông đò anh hùng và nghệ sĩ. Bên cạnh đó, người đọc còn được
thưởng thức vẻ đẹp của một thiên anh hùng ca và một bản tình
ca say đắm về thiên nhiên và cuộc sống.
- Nhà văn đã biến những thông tin khô khan, tư liệu lạnh lùng

thành hình tượng sống động, có đời sống, có tâm lí, tính cách,
khả năng, số phận cụ thể
- Giá trị thẩm mĩ còn thể hiện ở thể văn Tuỳ bút vừa thực tế
vừa tự do phóng túng, ở tài năng lựa chọn ngôn ngữ và sử
dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
0,5
3.2 Bình luận hai ý kiến (1,0 điểm)
- Hai ý kiến đề cập đến những phương diện khác nhau về vẻ
đẹp của đoạn trích tuỳ bút. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến
chất trí tuệ, ở lao động nghệ thuật rất công phu của một con
người thiết tha yêu những giá trị vật chất và tinh thần của đất
nước, của dân tộc và tình yêu, sự gần gũi đối với những người
lao động bình thường. Ý kiến thứ hai thể hiện chất tài hoa, tài
tử và phong cách độc đáo vừa thống nhất vừa cách tân sáng
tạo trong nghệ thuật của Nguyễn Tuân .
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung
0,5
0,5
17
cho nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất;
giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp
của Tuỳ bút Sông Đà và tư tưởng của nhà văn.
ĐỀ THI THỬ QGTHPT NGỮ VĂN NĂM 2015- SỐ 4
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY
Tôi ở thành Sơn chạy giặc về
Em từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì.


Vừng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?

Mẹ tôi em có gặp đâu không?
Bao xác già nua ngập cành đồng,
Tôi nhớ một thằng con bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông?
18

Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ôi lại nói điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan.

Đôi mắt người Sơn Tây
U ẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Tôi gửi niềm nhớ thương
Em mang giùm tôi nhé
Ngày trở lại quê hương
Khúc hoàn ca rớm lệ.

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng?

Bao giờ tôi gặp em lần nữa?

Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?
(1949, Quang Dũng)
19
Đọc bài thơ trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 3:
1/ Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ? Hình ảnh nào tạo thành một
mạch liên kết xuyên suốt bài thơ?
2/ Nêu hiệu quả nghệ thuật phép điệp thanh trong 2 câu thơ:Vừng trán
em vương trời quê hương/Mắt em dìu dịu buồn Tây phương? Cách điệp thanh
như thế gợi nhớ câu thơ nào trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
3/ Nêu ý nghĩa biểu tượng “đôi mắt”trong bài thơ?
Đọc đoạn văn (1),(2) sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu
6 :
(1)Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay
lên xóc xóc lại tà áo. Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng
trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om,
không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì bóng
những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên
mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.
( Trích Vợ nhặt-Kim Lân)
(2)“…Một lúc sau, người đi viếng càng đông. Bóng kẻ già, người trẻ
thấp thoáng giữa các nấm mộ.
Không hiểu sao, bà Hoa cảm thấy người nhẹ đi như cất được gánh
nặng. Bà ta nghĩ đến chuyện về, khuyên giải bà già kia:
- Ta về đi thôi!
20
Bà kia thở dài một cái, uể oải thu dọn bát đĩa, lại chần chừ một lúc, rồi
cũng chậm rãi bước đi, lẩm bẩm nói một mình.
- Thế là thế nào nhỉ?

Hai bà đi, chưa được vài ba chục bước, bỗng nghe sau lưng một tiếng
"Cọa ạ" rất to. Hai bà giật mình, ngoảnh lại, thì thấy con quạ xòe đôi
cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa.”
( Trích Thuốc- Lỗ Tấn)
4. Các từ láy trong văn bản (1) : xác xơ, heo hút, ngăn ngắt,xù xì, dật dờ , thê
thiết đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
5. Nêu ý nghĩa câu hỏi của nhân vật bà Hạ Du Thế là thế nào nhỉ? trong văn
bản (2) ?
6. Nêu sự khác nhau về biểu tượng hình ảnh con quạ trong quan niệm của
người Việt Nam thuộc văn bản (1) và quan niệm của người Trung
Quốc thuộc văn bản (2) ?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
“Trên đường đời, hành lí của con người mang theo là lòng kiên nhẫn và
tính chịu đựng”
(Mai-a-cốp-xki)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
21
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn văn sau:
Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm
bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn
đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng.
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón
tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn
chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh
Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van ” Tnú không thèm, không
thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!

Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính
gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai
thế?
Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng là tiếng thét vang
dội. Tiếp theo là tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng rào
rào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!”
Cụ Mết, đúng rồi, cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục
nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng,
mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá mà Tnú
mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về
( Trích Rừng xà nu-Nguyễn Trung
Thành)
22
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt
thứ hai Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc.
Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen
vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào
nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi.
Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở
đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp
hùm chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết
và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra Cái cằm nhọn hoắt ra
của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên
Việt tiến lên Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón
cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay
vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của
chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ
Việt đã bò được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người
theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang
gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm

vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ
những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu
xung phong
( Trích Những đứa con trong gia đình-
Nguyễn Thi)
23
ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
1/ Nhân vật trữ tình trong bài thơ là nhân vật “tôi”. (0,25)
Hình ảnh “đôi mắt” tạo thành một mạch liên kết xuyên suốt bài thơ.
(0,25)
2/ Hiệu quả nghệ thuật phép điệp thanh trong 2 câu thơ:Vừng trán em
vương trời quê hương/Mắt em dìu dịu buồn Tây phương?: nhà thơ dùng nhiều
thanh bằng(B) gợi nỗi buồn của “mắt em” cứ ngân nga trong lòng.“Đôi mắt”
đã giữ lại bao hoài niệm về quê hương, gợi cái “bi ” nhưng không phải “bi ai”
mà là “bi tráng”, một trong những cảm hứng chủ đạo của thơ ca chống Pháp.
(0,25)
Cách điệp thanh như thế gợi nhớ câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa
khơi” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.(0,25)
3/ Ý nghĩa biểu tượng “đôi mắt”trong bài thơ:(0,5)
-Hình ảnh quê hương khuất tầm mắt thể hiện một sự xa cách, li hương;
-Ánh nhìn của đôi mắt thể hiện một sự lưu dấu hoài niệm về quê hương;
-Những gì mà đôi mắt chứng kiến cho thấy nó là một nhân chứng của
chặng đường đau thương;
-Đôi mắt, chính là đối tượng chiêm nghiệm lại quá khứ đã qua;
-Và đôi mắt cũng mang một tầm nhìn hướng về tương lai tươi sáng, khải
hoàn của quê hương.
4. Các từ láy trong văn bản (1): xác xơ, heo hút, ngăn ngắt,xù xì, dật dờ,
thê thiết đạt hiệu quả nghệ thuật: gợi bức tranh hiện thực về nạn đói đã tràn
24

đến xóm ngụ cư, qua đó nhà văn cho thấy thảm cảnh của người nông dân
Việt Nam, gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít lúc bấy giờ.(0,5)
5. Ý nghĩa câu hỏi của nhân vật bà Hạ Du Thế là thế nào nhỉ? trong văn
bản (2) :(0,5)
- Câu hỏi trước hết chính là thể hiện sự bế tắc, lạ lẫm của bà mẹ khi
ngay cả bà cũng không hiểu ý nghĩa việc làm của con trai.
- Câu hỏi còn thể hiện sự băn khoăn, đau khổ, tự trách của bà mẹ.
- Câu hỏi cũng là sự day dứt của nhà văn về mối quan hệ gắn bó giữa
quần chúng và cách mạng.
6. Sự khác nhau về biểu tượng hình ảnh con quạ trong quan niệm của
người Việt Nam thuộc văn bản (1) và quan niệm của người Trung
Quốc thuộc văn bản (2):(0,5)
- Ở Việt Nam, con quạ là kẻ tham ăn, vì thế nó đã phải mang bộ lông
màu đen suốt đời, là biểu tượng của điềm dữ, thường gắn liền với bất hạnh
của con người;
- Trong văn hoá Trung Hoa, con quạ là con chim của mặt trời, là hiện
thân của mặt trời, đồng thời là biểu tượng của đức hiếu thảo, là một dấu hiệu
thần kì để tái lập trật tự xã hội. Vì thế, ở cuối truyện, hình ảnh con quạ xuất
hiện vút bay thẳng về phía chân trời xa gợi niềm tin của tác giả về sự thay đổi
của cách mạng Trung Quốc. Trật tự xã hội đất nước Trung Quốc sẽ được lập
lại thành một khối thống nhất.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
25

×