Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

mâu thuẫn giữa xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.86 KB, 105 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng đại học Vinh
----------
Lu thị oanh
Mâu thuẫn giữa xu hớng thân trung quốc
Và thân tây phơng trong vơng triều nguyễn giai
đoạn 1802 - 1884
luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử
Vinh 2009
1
MỞ ĐẦU
Trong bức tranh về lịch sử triều Nguyễn chúng ta thấy sự hiện diện rất rõ
những nét đậm nhạt, những gam màu tối sáng khác nhau, thậm chí tồn tại những
mảng đen trắng không rõ ràng. Sự đan xen giữa công và tội, giữa những cái tiến
bộ và hạn chế của một vương triều vừa được xem như "vị khai quốc công thần"
nhưng cũng vừa là một “tội đồ” của lịch sử dân tộc, triều Nguyễn đã thu hút
không ít những học giả, những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến
mình.
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi sự ổn định lâu dài trên
tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về chính trị - xã hội. Mâu thuẫn mang tính xung đột
- dù được biểu hiện dưới bất kỳ góc độ nào - luôn luôn là cản trở cho mọi sự phát
triển.
Xu hướng của thời đại ngày nay là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thúc
đẩy quốc tế hóa, toàn cầu hóa trên mọi phương diện thì mâu thuẫn là vấn đề mà
hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam rất quan tâm và luôn tìm
cách hạn chế. Khi tất cả mọi người trên thế giới đều có những mối quan tâm
chung, có lợi ích chung về hòa bình, ổn định và hợp tác thì việc tránh để xảy ra
xung đột trên mọi phương diện sẽ là điều cần thiết. Thế giới hiện vẫn còn tồn tại
nhiều điểm nóng như Trung Đông, Ả Rập, khu vực Châu Phi… thậm chí có nơi
nguy cơ xung đột còn bộc lộ dưới dạng tiềm ẩn như vùng Đông Bắc Á (quan hệ


Hàn Quốc-Triều Tiên). Hậu quả của xung đột thì không gì có thể lường tính hết
được, nhưng một thực tế rất rõ ràng rằng, bất kể khi nào, dù là ở đâu, nếu có xung
đột hay mâu thuẫn xảy ra hậu quả cuối cùng lại chính là bản thân con người, bản
thân chúng ta phải gánh chịu. Vì thế, giải quyết tốt các mâu thuẫn để tránh xảy ra
2
xung đột là vấn đề được đặt ra một cách cấp thiết, trong đó có sự vận dụng linh
hoạt và sáng tạo những bài học kinh nghiệm từ quá khứ.
Đây là lý do khiến chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu là: “Mâu thuẫn giữa
xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai
đoạn 1802-1884”.
1.2. Mặc dù chưa có nhiều tài liệu đề cập đến những nội dung liên quan đến
đề tài, song thực tế là trong triều đình nhà Nguyễn giai đoạn từ 1802 đến 1884 tồn
tại hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương. Trong bối cảnh đầy biến
động của thế kỷ XIX, đứng trước những yêu cầu của lịch sử, hai xu hướng này đã
tỏ ra mâu thuẫn gay gắt: đầu tiên là việc thiết lập ngai vàng, lựa chọn người kế vị
và sau nữa là những vấn đề liên quan đến quốc sách đã xuất hiện những bất ổn.
Điều này là đương nhiên khi mà vương triều Nguyễn đã không có sự thống nhất
cần thiết về tư tưởng chủ đạo (chúng ta không kỳ vọng một cách ngây thơ rằng
mọi tư tưởng đều phải thống nhất với nhau, vì trong nhiều trường hợp sự đấu
tranh giữa những tư tưởng khác nhau là nguyên nhân của sự phát triển). Ở đây cái
cần bàn là triều đình nhà Nguyễn với sự hạn chế về mặt ý thức hệ đã không thể có
một đối sách thống nhất và dứt khoát để lựa chọn cho mình một định hướng chính
trị làm kim chỉ nam, khiến cho nội bộ nảy sinh những phe phái đại diện cho
những xu hướng thân ngoại bang. Nghiên cứu đề tài này là để tìm hiểu nguồn gốc,
tính chất, đặc điểm và những tác động của cuộc xung đột giữa hai xu hướng đại
diện cho hai thế lực đang có ảnh hưởng lớn tới vương triều Nguyễn; là để góp
thêm một cách nhìn mới, một sự lý giải xác đáng cho những trục trặc không đáng
có trong sự phát triển của một vương triều, một quốc gia phong kiến thời ấy.
1.3. Từ lâu việc nghiên cứu về họ Nguyễn và vương triều Nguyễn đã tiêu
tốn biết bao công sức, trí tuệ của các học giả cũng như các nhà nghiên cứu trong

và ngoài nước. Dường như tìm hiểu về các vấn đề lịch sử thời Nguyễn chưa bao
giờ là nhàm chán đối với những ai quan tâm. Sở dĩ như thế là vì cho đến nay vẫn
còn khá nhiều bí ẩn liên quan đến chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn chưa được
3
khám phá hết, chưa được nhìn nhận nhất quán trong học giới cũng như trong nhận
thức của nhân dân. Với gần một thế kỷ tồn tại có chủ quyền (1802-1884) và hơn
nửa thế kỷ tiếp theo là cái bóng của chế độ thuộc địa (1884-1945), triều Nguyễn
trong con mắt của dân gian và một số nhà nghiên cứu trước đây được xem như là
tội đồ của lịch sử. Triều đại ấy thường chỉ nhận được một cách đánh giá: là bán
nước, là phản động, là "cõng rắn cắn gà nhà", ''rước voi về dày mả tổ"… Một sự
lên án, phê phán "cái tội" đến mức phủ định tất cả những gì thuộc về "cái công"
của nhà Nguyễn. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, dưới
ánh sáng của tư duy đổi mới và những tài liệu mới, việc nhận thức về quá khứ gần
gũi với thời đại chúng ta là triều Nguyễn đã không còn khắt khe như trước nữa.
Vượt qua cái định kiến về một triều đại bán nước, triều đại tối phản động, dần dần
giới sử học bắt đầu thừa nhận những công tích mà chúa Nguyễn và vương triều
Nguyễn đã đóng góp cho lịch sử dân tộc. Rất nhiều công trình nghiên cứu mới
trong và ngoài nước được công bố, hàng chục cuộc hội thảo về chúa Nguyễn và
vương triều Nguyễn được tiến hành với những quan điểm khách quan, trung thực,
công bằng, "biểu thị một thái độ sỏng phẳng đối với quá khứ" (GS Phan Huy Lê).
Hội thảo quốc gia về "Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam
từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX" được tổ chức tại Thanh Hóa trong hai ngày 18-
19/10/2008 có thể được ví như một "phiên tòa" được mở lại nhằm "minh oan" cho
dòng họ Nguyễn. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề đã đạt được sự đồng thuận,
vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể đi đến thống nhất như: việc Nguyễn Ánh cầu cứu
ngoại bang, vấn đề canh tân, nguyên nhân mất nước, vấn đề đạo Thiên Chúa,
chính sách bế quan tỏa cảng... Rõ ràng nhận thức về vương triều Nguyễn mới chỉ
có xu hướng xích lại gần nhau chứ chưa hề có một sự thống nhất hoàn toàn trong
cách nhìn nhận và đánh giá.
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi không có tham vọng làm thay đổi định

hướng chung cho cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử, lại càng không có ý định luận
bàn đúng sai về mặt phương pháp luận. Chúng tôi chỉ hy vọng với kết quả nghiên
4
cứu của luận văn sẽ góp thêm một tiếng nói khách quan, trung thực và công bằng
trong nhận định về một vấn đề cụ thể của vương triều Nguyễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã nói vương triều Nguyễn là một trong những vương triều phong kiến
Việt Nam có sức hấp dẫn lớn các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước. Ngoài các công trình nghiên cứu đã được công bố, vương triều này giữ kỷ
lục về số lượng các cuộc hội thảo (trên 20 hội thảo) và hội thảo quốc gia gần đây
nhất là vào tháng 10/2008 tại Thanh Hóa. Điều này phản ánh một thực tế: xung
quanh lịch sử triều Nguyễn còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn luận.
Giáo sư Văn Tạo trong tài liệu "Nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc" đã phác
họa tổng quan về quá trình phát sinh, phát triển trong đó có đề cập đến những mặt
mạnh, yếu của nhà Nguyễn. Cũng tổng quan về nhà Nguyễn còn có tác phẩm
"Triều đại nhà Nguyễn" của Tôn Thất Bình, "Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn"
của tạp chí Xưa và Nay.
Giáo sư Trần Văn Giàu trong tác phẩm "Sự phát triển của tư tưởng Việt
Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng Tháng Tám", Tập 1, đã đề cập và phân tích khá
toàn diện về cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các phe phái trong triều đình Huế. Có
thể nói tác phẩm đã mang đến cho người đọc một sự hình dung nào đó về sự hiện
diện của hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong triều đình nhà
Nguyễn.
Tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1967, số 94 có bài "Tìm hiểu thêm về cuộc
đấu tranh giữa phái chủ chiến và những phái chủ hòa trong cuộc kháng chiến
chống Pháp cuối thế kỷ XIX", của tác giả Đặng Huy Vận cũng phần nào cho thấy
biểu hiện của hai xu hướng này.
Tác giả Huỳnh Ngọc Đáng trong luận án tiến sĩ của ông ''Chính sách của
các vương triều Việt Nam đối với người Hoa" đã phản ánh khá đầy đủ và chi tiết
về bộ phận người Hoa sinh sống tại Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.

5
Trong một bài viết đăng trên trang Web
( của tác giả
Huỳnh Minh Triết người đọc đã phần nào thấy được tình trạng đạo Thiên Chúa
cũng như quan điểm của tác giả về sự du nhập và truyền bá Thiên Chúa Giáo ở
Việt Nam dưới thời Nguyễn.
Trong chuyên đề "Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX" (Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB ĐHQG HN 2002), PGS.TS
Nguyễn Trọng Văn đã đề cập đến những vấn đề cơ bản trong tư tưởng canh tân
của Nguyễn Trường Tộ; hay trong nghiên cứu "Bàn thêm về nguyên nhân thất bại
của xu hướng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX" PGS.TS Nguyễn Trọng
Văn cũng đã luận bàn về nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của xu hướng
canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX; hay trong một công trình viết chung với
nhiều giáo sư đầu ngành khác "Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn"
PGS.TS cũng đã góp phần mang đến cho người đọc những hiểu biết khá cụ thể về
xu hướng canh tân dưới triều Nguyễn.
Ngoài ra, hai kỷ yếu hội thảo lớn mang tầm quốc gia: "Nghiên cứu và giảng
dạy lịch sử thời Nguyễn ở Đại học, Cao đẳng Sư phạm và Phổ thông"- Hà Nội
2002, và "Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ
XVI đến thế kỷ XIX"- Thanh Hóa 2008, tập hợp rất nhiều những bài viết của các
nhà sử học đầu ngành, các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về các vấn đề
lịch sử, chính trị và bang giao của triều Nguyễn. Đây được xem như là một trong
những tài liệu quan trọng nhất của luận văn.
Bên cạnh đó, trên các tạp chí như Xưa và Nay, Nghiên cứu lịch sử, Văn-
Sử-Địa, Thông báo khoa học… các nhà nghiên cứu Việt Nam đã có nhiều bài viết
liên quan đến các vấn đề mà luận văn nghiên cứu như: Đỗ văn Ninh với bài viết
"Quân đội nhà Nguyễn" (Nghiên cứu lịch sử số 6 năm 1993), hay nhà sử học
Dương Trung Quốc với bài "Tiếp cận một cách nhìn thật hơn về triều Nguyễn"
(Xưa và nay, Huế 2002)…Ngoài ra cũng có nhiều tác phẩm khác cũng đề cập đến
6

tình hình chính trị, quân sự và bang giao của triều Nguyễn như: "Triều Nguyễn-
những vấn đề lịch sử, tư tưởng và văn học" của ĐH sư phạm Huế, Trần Văn Giàu:
"Chống xâm lăng", Nguyễn Phan Quang: "Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, mở cửa
hay đóng cửa?",… Một số công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài được
dịch ra tiếng Việt như: "Người Pháp và người An Nam bạn hay thù", Philippe
Devillers, dịch giả Ngô Văn Quỹ; "Việt Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa"
(1847-1883), GS.Yoshiharu Tsuboi, "Sự nghiệp của người Pháp ở Đông Dương",
T1, Taboulet … Tất cả đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về các
vấn đề lịch sử thời Nguyễn.
Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất: Các công trình trên chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu về tình
hình chính trị, quân sự triều Nguyễn ở các phương diện như ngoại giao, xu hướng
canh tân, chủ chiến, chủ hòa, nguyên nhân và trách nhiệm của triều Nguyễn trong
việc để mất nước vào tay thực dân Pháp… Riêng về sự tồn tại của hai xu hướng
thân Trung Quốc và thân Tây phương cũng như những mâu thuẫn của hai xu
hướng này thì chưa thấy một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách đầy
đủ và toàn diện.
Thứ hai: Về sự hiện diện của người Pháp và người Minh Hương trong bộ
máy chính quyền phong kiến Nguyễn, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập
tới song lại chưa làm rõ vai trò cũng như ảnh hưởng của họ đối với triều đình nhà
Nguyễn.
Thứ ba: Về cái chết của Đông cung Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh được một
số công trình phản ánh nhưng lại quá mập mờ, đôi khi đánh giá còn mang tính chủ
quan, luận giải chưa rõ ràng.
Thứ tư: Khi trình bày về các chính sách bế quan tỏa cảng, cấm đạo giết đạo
thì trình bày thiếu hệ thống; luận bàn về chính sách canh tân hay về bi kịch mất
nước còn thiếu thống nhất về mặt quan điểm. Hầu như chưa công trình nào xem
7
xét những vấn đề này dưới góc độ là ảnh hưởng của một cuộc xung đột chính trị
trong nội bộ triều đình Nguyễn.

Qua những khảo cứu trên cho phép chúng tôi nhận định đã có nhiều công
trình nghiên cứu, nhiều sách và tài liệu, nhiều bài báo hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp
đề cập đến những vấn đề liên quan tới đề tài. Tuy nhiên, chưa hề có một công
trình của tập thể hay cá nhân nào đề cập thẳng và tập trung vào vấn đề “Mâu
thuẫn giữa xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều
Nguyễn giai đoạn 1802-1884”. Có lẽ đây là lần đầu tiên vấn đề mà chúng tôi đưa
ra được tìm hiểu, được luận giải một cách đầy đủ.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng vào việc khai thác các mâu thuẫn chính giữa hai khuynh
hướng chính trị thân Trung Quốc và thân Tây phương trong giai đoạn 1802-1884
trong triều đình nhà Nguyễn để từ đó chỉ ra những hậu quả tất yếu mà vương triều
này phải gánh chịu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là những
mâu thuẫn giữa hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương
triều Nguyễn giai đoạn 1802-2884.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào tìm hiểu nguyên nhân, sự
hình thành, phát triển và ảnh hưởng của những mâu thuẫn giữa hai xu hướng thân
Trung Quốc và thân Tây phương trong chính sách đối nội, đối ngoại của vương
triều Nguyễn giai đoạn 1802-2884. Những vấn đề khác như sự giao thoa, xâm
nhập; sự chế ước lẫn nhau giữa hai khuynh hướng kể trên không thuộc phạm vi
nghiên cứu đề tài.
5. Cách tiếp cận vấn đề và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận vấn đề.
Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên hai bình diện lý luận và thực tiễn.
Hướng giải quyết của đề tài là trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, sử
8
dụng quan điểm tiếp cận hệ thống để khai thác những mâu thuẫn giữa hai khuynh
hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn
1802 – 1884.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp sau đây:
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận lịch sử: phân tích và tổng hợp lý
thuyết, logic, phương pháp lịch sử.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn lịch sử: khảo sát, điều tra thực
trạng lịch sử, điền dã…
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên biệt trong nghiên cứu
lịch sử như: khảo cứu, tra cứu, đối chiếu, đối sánh… để chính xác hóa các nguồn
thông tin liên quan đến sử liệu.
6. Nguồn tài liệu
Như đã đề cập ở trên, việc nghiên cứu về triều Nguyễn ở Việt Nam khá
phong phú, đặc biệt là trong một vài thập niên trở lại đây, thu hút rất nhiều độc giả
và giới nghiên cứu sử học trong và ngoài nước tham gia. Đây là một thuận lợi cho
tác giả. Tuy nhiên vấn đề mà luận văn đặt ra là khá phức tạp bởi nguồn tài liệu về
triều Nguyễn khá nhiều nhưng lại rất ít những tài liệu liên quan trực tiếp đến vấn
đề nghiên cứu của luận văn. Tác giả luận văn đã cố gắng khai thác tối đa nguồn tư
liệu từ các bộ chính sử Việt Nam, trong đó đặc biệt là nguồn tư liệu của Quốc Sử
Quán triều Nguyễn, tập hợp trong đó những chi tiết lịch sử liên quan đến những
mâu thuẫn của hai phái thân Trung Quốc và thân Tây phương trong triều đình
Nguyễn, lấy đó làm cứ liệu để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra.
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu, các bài viết đăng trên các tạp chí
chuyên ngành như tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Xưa và Nay, Văn-Sử-Địa, Kỷ yếu
các hội thảo khoa học về triều Nguyễn của các học giả, các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước trước đây và hiện nay đều được tác giả luận văn trân trọng khai
9
thác và sử dụng. Chắc chắn sẽ còn nhiều tài liệu mà tác giả chưa có may mắn
được tiếp cận, đây là một thiệt thòi cho tác giả.
Các hiện vật lịch sử, các ảnh tư liệu, các văn bản được sao chụp từ tư liệu
gốc mà triều đình nhà Nguyễn để lại sẽ làm tăng tính phong phú và sức thuyết
phục của những luận điểm có được trong đề tài.

7. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã mạnh dạn đặt ra một vấn đề và giải quyết nó theo một hướng
tiếp cận mới, do đó có tác dụng giúp cho những người quan tâm đến vấn đề này
có thêm một cách nhìn mới, một sự lý giải tương đối đầy đủ, khoa học và có hệ
thống về những mâu thuẫn mang tính xung đột giữa hai phái thân Trung Quốc và
thân Tây phương cũng như ảnh hưởng của nó đến chính sách đối nội, đối ngoại
của nhà Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Một số vấn đề liên quan đến nhà Nguyễn và vương triều Nguyễn từ trước
tới nay vốn còn có nhiều ý kiến khác nhau giờ đây đã phần nào được lý giải, đó là
các vấn đề về phế lập ngôi vị, về vấn đề lựa chọn Quốc giáo, về quan điểm và
cách thức bảo vệ nền độc lập dân tộc trước họa ngoại xâm…
Canh tân - thủ cựu, chủ chiến - chủ hòa hay chuyện phế lập ngôi vị là
những vấn đề không mới, nhưng luận văn đã nghiên cứu những vấn đề đó theo
một hướng tiếp cận mới, nhờ thế đã lý giải thỏa đáng những mâu thuẫn mang tính
xung đột của hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương trong triều
Nguyễn.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên
cứu…, luận văn gồm ba chương:
Chương I: Sự hình thành hai xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây
phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
10
Chương II: Mâu thuẫn giữa xu hướng thân Trung Quốc và thân Tây
phương trong vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884.
Chương III: Chính sách đối nội, đối ngoại của vương triều Nguyễn dưới
tác động của hai khuynh hướng thân Trung Quốc và thân Tây phương giai đoạn
1802-1884.

11
NỘI DUNG

Ch¬ng I
SỰ HÌNH THÀNH HAI XU HƯỚNG THÂN TRUNG QUỐC VÀ XU
HƯỚNG THÂN TÂY PHƯƠNG TRONG VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN
GIAI ĐOẠN 1802-1884
1.1.Quá trình xác lập vương triều Nguyễn
1.1.1. Nguyễn Ánh và cuộc vận động quốc tế khôi phục vương quyền
Quá trình xác lập vương triều Nguyễn là một quá trình vận động chính trị
quân sự phức tạp.
Sự kiện quan trọng trong công cuộc thống nhất đất nước vào thế kỷ XVIII
đó là việc Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn sau khi đánh thắng quân Xiêm,
loại bỏ thế lực của chúa Nguyễn vào năm 1785 ở chiến trường Miền Nam, rồi tiến
ra Phú Xuân, ra Thăng Long lật đổ chúa Trịnh xóa bỏ Đàng Trong, Đàng Ngoài
thực hiện được khát vọng của nhân dân, Nguyễn Huệ lại tiếp tục củng cố nền
thống nhất đất nước nhưng vẫn không vượt qua được hạn chế của hoàn cảnh lịch
sử. Sự phân liệt chia rẽ trong nội bộ Tây Sơn một mặt đã cản trở sự nghiệp thống
nhất đất nước, mặt khác lại là cơ hội tốt cho Nguyễn Ánh khôi phục vương quyền.
Nguyễn Ánh sau khi chiếm được Phú Xuân, năm 1802 lên ngôi ở Huế và
cho quân ra Bắc đánh bại vương triều Tây Sơn. Thực ra để thực hiện sự nghiệp
chính trị này Nguyễn Ánh một mặt phải nỗ lực vô song để giải quyết những vấn
đề nội bộ, mặt khác phải thực hiện nhiều hoạt động ngoại giao quan trọng, chúng
tôi gọi đó là cuộc vận động khôi phục vương quyền.
Những thất bại liên tiếp của Nguyễn Ánh trong giai đoạn đầu đã cho thấy
tính chất khó khăn trong nỗ lực khôi phục vương quyền của ông. Được sự giúp đỡ
của một vị cha cố tên là Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh và gia đình đã chạy thoát khỏi
sự truy sát của Tây Sơn và ra trú ẩn tại đảo Phú Quốc. Mùa xuân 1778, Nguyễn
12
Ánh quay trở lại đất liền và hưng binh chiếm lại vùng đất Gia Định. Tháng 1 năm
1780, Nguyễn Ánh xưng vương và tiến hành tổ chức cai trị, phân chia hành chính
đất gia Định dưới sự cố vấn của Bá Đa Lộc. Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Nhạc và
Nguyễn Huệ đem quân thủy bộ Nam tiến. Vì thiếu tướng giỏi binh nhạy, Nguyễn

Ánh nhanh chóng đại bại, 30 ngàn quân tan vỡ, chiến thuyền bọc đồng của
Nguyễn Ánh do Manuel điều khiển bị đốt cháy, Manuel tử trận. Nguyễn Ánh bỏ
chạy về Ba Rồng, rồi theo thuyền nhỏ trốn ra Phú Quốc.
Đầu tháng 10 năm 1782, Châu Văn Tiếp - một cựu tướng của Định vương
Nguyễn Phúc Thuần - tập hợp quân lính cùng Nguyễn Phước Mân từ Bình Định
tiến vào đánh chiếm lại Gia Định rồi cho người ra Phú Quốc đón Nguyễn Ánh về.
Tuy nhiên, trở về chưa bao lâu thì Nguyễn Ánh lại bị Tây Sơn vây đánh liên tiếp.
Thất bại, Nguyễn Ánh lại phải tìm đường trốn chạy ra phú Quốc, trôi dạt qua các
đảo Thổ Chu, Châu Long, Cổ Cốt sống cuộc đời lưu vong “phẫn chí của một viên
bại tướng”. Lần này Nguyễn Ánh phải trú ẩn tại Phú Quốc lần thứ 3 hơn một năm
trời từ tháng 8 năm 1783 đến tháng 9 năm 1784. Thời gian này, với những khó
khăn gặp phải và mối quan hệ của Nguyễn Ánh với Bá Đa Lộc ngày càng thắt
chặt, hình ảnh nước Pháp ngày càng lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Ánh, kèm
theo lời bày của Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh nảy sinh ý định cầu viện ngoại bang.
Cầu viện ngoại bang lần thứ nhất – Tây Ban Nha: Mùa thu năm 1783,
Nguyễn Ánh sai Joang (người Pháp) và Manoel (người Tây Ban Nha) đi thuyền
sang Lữ Tông - thủ đô Phi Luật Tân lúc đó là thuộc địa của Tây Ban Nha để cầu
cứu, chẳng may dọc đường bị Tây Sơn bắn giết. Sau chiến hạm Tây Ban Nha
được tin đã đi tìm Nguyễn Ánh nhưng không được Bá Đa Lộc hướng dẫn nên
không gặp được. Vậy là cuộc cầu viện ngoại bang thứ nhất không thành.
Cầu viện ngoại bang lần thứ hai – Anh quốc: Năm 1779, được tin cầu
viện của Nguyễn Ánh, hai chiếm hạm của Anh quốc (Anh Cát Lợi) cũng đi tìm
giúp Nguyễn Ánh với mục đích là để mở đường cho việc thiết lập giao thương tại
xứ miền Trong sau này. Nhưng người Anh đã không có địa chỉ chính xác nên đã
13
không gặp được Nguyễn Ánh sau nhiều ngày tìm kiếm. Cuộc cầu viện ngoại bang
thứ hai không thành.
Cầu viện ngoại bang lần thứ ba – Xiêm La: Nhớ lại ân tình xưa, chúa
Nguyễn đã từng giúp vua Rama I giành được vương quyền, nay trong hoàn cảnh
khốn khó Nguyễn Ánh đã xin vua Xiêm cứu viện. Năm 1784, Rama I đã cho mời

Nguyễn Vương từ Thổ Chu sang Vọng Các (Bangkok), tiếp đãi rất hậu rồi cho
20.000 quân cùng 300 chiến thuyền sang giúp để chiếm lại Gia Định. Mặc dù việc
này đã có nhiều người hết sức can ngăn nhưng Nguyễn Ánh vẫn không nghe.
Được tin quân Xiêm tràn vào, Nguyễn Huệ cho đại bính tiến đánh. Chỉ một trận
quyết chiến diễn ra chưa đầy một ngày đạo quân Xiêm đã bị đánh tan tành. Hai
vạn quân Xiêm bị chết, chỉ sót vài nghìn người chạy theo đường thượng đạo trốn
về nước. Còn Nguyễn Ánh phải bỏ chạy theo đường thủy qua Thổ Chu rồi về Cổ
Cốt, sau đó về Vọng Các, Xiêm La. Sau thất bại này, lại thêm việc quân Xiêm khi
sang giúp đã ỷ thế cướp phá tàn ác, lòng dân oán hận Nguyễn Ánh đã không tính
đến chuyện nhờ Xiêm nữa. Cuộc cầu viện lần thứ ba chẳng những không thành
mà Nguyễn Ánh còn thêm một lần trả giá đắt với Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Cuộc cầu viện ngoại bang lần thứ tư – Bồ Đào Nha: Sống trên đất Xiêm
nhưng hết niềm tin với người Xiêm, Nguyễn Phúc Cảnh đã thay cha mình là
Nguyễn Ánh bí mật cầu cứu Bồ Đào Nhà. Ngày 23 tháng 10 năm 1786, Nữ hoàng
Bồ Đào Nha gửi quốc thư đến vua Xiêm kèm tặng vật gồm 20 khẩu súng lớn và
100 cây vải tốt để xin phép đến đón Nguyễn Vương đi khôi phục lãnh thổ. Người
Bồ Đào Nha chuẩn bị sẵn 56 chiến thuyền đón quan quân Nguyễn Vương. Thế
nhưng việc đã không thành vì những đòi hỏi quá nhiều của nữ hoàng Bồ Đào
Nha. Theo như thỏa thuận Bồ Đào Nha sẽ giúp Nguyễn Ánh khôi phục vương
quyền, đổi lại mỗi năm Nguyễn Ánh sẽ trả lại 10.000 đồng bạc cho nữ hoàng Bồ
Đào Nha; Thiên Chúa Giáo được tự do truyền bá và được nhà cầm quyền giúp cất
nhà thờ ở bất cứ đâu; tàu thuyền, tiền bạc ở xứ Đàng Trong một mặt in phù hiệu
Nam Hà, một mặt in phù hiệu Bồ Đào Nha; Nguyễn Ánh sẽ nhường các cửa biển,
14
cho đặt đại sứ…. Nguyễn Ánh thấy thế liền viết thư từ chối và tạ ơn nữ hoàng Bồ
Đào Nha. Thêm vào đó, Nguyễn Ánh cũng không muốn làm mất lòng vua Xiêm
nên đã “uyển ngôn từ tạ” nữ hoàng Bồ Đào Nha. Cuộc cầu viện ngoại bang lần
thứ tư lại không chỉ không thành còn gây ra bất hòa giữa hai nước Xiêm - Bồ Đào
Nha.
Cuộc cầu viện ngoại bang lần thứ năm – Pháp: Dù đã qua bốn lần xin

nhờ giúp đỡ không thành nhưng Nguyễn Ánh vẫn không nản chí. Lưu vong trên
đất Xiêm nhưng trong lòng vẫn canh cánh một mối thù phục quốc, Nguyễn Ánh
nhớ đến Bá Đa Lộc là người có uy tín và thế lực tại Pháp thời bấy giờ đang ở
Đàng Trong và cũng là người đã từng cứu giúp mình tận tình. Nguyễn Ánh bày tỏ
mong muốn giám mục Bá Đa Lộc sẽ làm sứ giả trong việc cầu viện Pháp. Cuối
năm 1783, Nguyễn Ánh giao cho Bá Đa Lộc tờ quốc thư ( gồm 14 khoản cầu viện
Pháp, chủ yếu là xin Pháp giúp về binh lính, tàu bè, súng ống, vật dụng…) và ấn
tín để vị giám mục này được toàn quyền thay mặt Nguyễn Ánh sang Pháp cầu
viện triều đình vua Louis XVI. Nguyễn Ánh đã để cho con trưởng của mình là
Nguyễn Phúc Cảnh khi đó mới 4 tuổi theo giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp làm
con tin. Sau một năm chuẩn bị, tháng 12 năm 1784 Bá Đa Lộc cùng hoàng tử
Cảnh và một số tùy tùng lên đường đến Pháp. Tháng 3 năm 1785 đoàn của Bá Đa
Lộc đến Pondichéry - một đô thành của Ấn Độ thuộc Pháp - và vận động nhà cầm
quyền Pháp ở đây xin cứu viện cho Nguyễn vương. Nhưng tổng trấn Pondichéry
là Coutenceau des Elgrains phản đối, cho rằng một ông vua đánh với giặc suốt 8
năm mà không thắng được thì lý do phải là không có tài năng, hoặc không được
lòng dân. Đem lính Pháp đến đánh ở một nơi xa xôi phải tốn kém rất nhiều mà
cũng không ích lợi gì. Trước tình hình đó, Bá Đa Lộc gửi thư cho Thượng thư Bộ
Hải quân Pháp ở Paris bày tỏ ý kiến về việc xin cứu viện nhưng mãi không thấy
tin tức gì. Khó khăn chồng chất khó khăn, lại thêm nỗi lo Paris cũng chưa chắc
tán thành, Hội thánh Thiên Chúa giáo cũng không bằng lòng với hành động của
mình, Bá Đa Lộc vô cùng chán nản.
15
Tuy nhiên, đến năm 1786, tổng trấn mới của Pondichéry là David
Charpentier de Cossigny tuy không hoàn toàn đồng ý với Bá Đa Lộc, nhưng cũng
cho rằng việc cứu viện Xứ Đàng Trong là đáng để xem xét. Ông đã tạo điều kiện
giúp đỡ cho phái đoàn của Bá Đa Lộc lên tàu của mình để sang Pháp. Tháng 2
năm 1787 đoàn của Bá Đa Lộc cùng hoàng tử Cảnh cập bến Lorient trên bờ biển
Đại Tây Dương. Bá Đa Lộc yết kiến vua Louis XVI và trình nhà vua lý do nên
cứu viện Nguyễn Ánh tóm tắt như sau:

- Nguyễn Ánh là vua chính thống xứ Đàng Trong được đa số nhân dân ủng
hộ.
- Cuộc hành quân khôi phục đất đai chỉ cần một số quân lực vừa phải.
- Một căn cứ Pháp tại xứ Đàng Trong là một phương tiện chắc chắn để
ngăn chặn ảnh hưởng của nước Anh tại Ấn Độ, để bành trướng ảnh hưởng của
người Pháp tại các biển Trung Hoa và làm bá chủ về thương mại trong vùng này.
Ý kiến của Bá Đa Lộc đã gặp phải sự phản ứng của một số đại thần trong
triều của Louis XVI vì cho rằng kế hoạch này không khả thi. Bàn luận mãi suốt
nửa năm, cuối cùng Bá Đa Lộc cũng đã nhận được sự tán thành giúp đỡ từ phía
vương triều Pháp. Bá Đa Lộc đã thay mặt Nguyễn Ánh ký với Pháp bản hiệp ước
tương trợ Pháp - Việt (thường gọi là Hiệp ước Versailles) ngày 28 tháng 11 năm
1787. Bản hiệp ước gồm 10 điều nội dung chính là về việc vua Pháp cam kết
cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại lớn cùng 1200 bộ binh, 200
pháo binh và 250 lính da đen châu Phi, và các phương tiện trang bị vũ khí tướng
ứng. Đổi lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn
Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát
thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam, (trong 10 điều của hiệp ước
không thấy điều nào nhắc đến việc tự do truyền đạo Thiên Chúa ở Đàng Trong).
Ngày 8 tháng 12 năm 1787 Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh rời Pháp quay trở
lại Việt Nam mà không hề hay biết tình hình đã thay đổi. Ngày 14 tháng 7 năm
1789 cuộc cách mạng tư sản Pháp thành công lật đổ triều đại phong kiến Luois
16
XVI. Sự kiện này kéo theo số phận của bản hiệp ước mà hai bên ký kết (Bá Đa
Lộc và Luois XVI) cũng bị thay đổi. Trên đường về xứ Đàng Trong đoàn của Bá
Đa Lộc dừng chân tại Pondichéry để nhận sự chi viện của chính phủ Pháp theo
như thỏa thuận. Nhưng trước đó De Conway – đại diện mới của Pháp tại
Pondichéry đã được lệnh ngừng thi hành hiệp ước Versailles nên tìm mọi cách trì
hoãn việc tổ chức cứu viện cho chính quyền Nguyễn Ánh. Nhận thấy thái độ bất
hợp tác của giới cầm quyền nơi đây Bá Đa Lộc đã hình dung phần nào sự việc đã
không còn như sự mong đợi. Không hy vọng gì vào sự giúp đỡ của chính phủ

Pháp nữa, Bá Đa Lộc đã quyết định tự lực tổ chức cuộc cứu viện cho Nguyễn
Ánh mà không cần đến quân lực, tài chính của Pháp nữa. Như vậy cuộc cầu viện
ngoại bang lần thứ năm này, cụ thể là cầu viện chính phủ Pháp thực tế là không
thành. Song đổi lại Nguyễn Ánh đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của một cá
nhân người Pháp, chính ông mới là người góp phần mang lại chiến thắng cho
Nguyễn Ánh trong sự nghiệp khôi phục vương quyền: đức cha Bá Đa Lộc.
Năm 1802, Nguyến Ánh hoàn thành sự nghiệp khôi phục đế vương, lên
ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
1.1.2. Những yếu tố khác giúp Nguyễn Ánh thành công trong việc khôi phục
vương quyền.
Mùa xuân 1789, khi lực lượng Tây Sơn vinh quang chiến thắng quân xâm
lược nhà Thanh, thì lực lượng Nguyễn Ánh chỉ là đám tàn quân trơ trọi, phải bôn
ba ở vùng biên giới Miên - Việt để lẩn tránh những cuộc truy đuổi của Tây Sơn.
Thế mà chỉ hơn một con giáp sau, các danh tướng nhà Tây Sơn như Ngô Văn Sở,
Ngô Thời Nhậm, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Đô Đốc Lộc, Đô Đốc Tuyết,
cùng với những người đã làm nên đại thắng quân Thanh mùa xuân Kỷ Dậu, đã
phải thúc thủ trước lực lượng quân sự lớn mạnh nhanh chóng của Nguyễn Ánh.
Điều gì đã làm nên cú lội ngược dòng của Nguyễn Ánh trước Tây Sơn như vậy?
17
- Tính vượt trội của vũ khí phương Tây
Từ cuối thế kỷ XV, với những phát kiến về hàng hải, người Tây phương
mang thuyền bè sang Đông phương buôn bán, truyền đạo và phiêu lưu mở rộng sự
giao tiếp Đông – Tây thì các nước ở Á châu bắt đầu có biến động bởi sự can thiệp
của người da trắng. Thế kỷ XVII ở châu Âu người ta bắt đầu chứng kiến sự xuất
hiện những khoa học với những phát triển kỹ thuật trong các ngành dệt, máy hơi
nước, chế tạo kim khí… Tất nhiên những tiến bộ này giúp ích cho sự phát triển
lực lượng quân sự mà châu Âu tăng tiến từ khi biết dùng thuốc súng của người
Tàu qua dân Ả rập. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, quá trình tập trung sản xuất
với quy mô lớn đưa tới sự phát triển hùng mạnh của nền kinh tế, quân sự và
KHKT của các nước Âu, Mỹ. Cuộc cách mạng 1848 – 1849 ở châu Âu đã đưa tới

sự xác lập của CNTB trên phạm vi toàn thế giới, trở thành hệ thống thế giới.
Kể từ khi có sự qua lại với Bá Đa Lộc, hình ảnh phương Tây ngày càng lớn
dần trong tâm trí của Nguyễn Ánh. Một trong những cái mà Nguyễn Ánh đặt hy
vọng trong việc cầu viện người Pháp, hay Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đó là
sự tiến bộ về KHKT của họ. Điều này là có lý bởi người phương Tây, mà nhất là
người Pháp rất giỏi về kỹ thuật đóng tàu, xây thành, đúc vũ khí và phát triển thủy
quân. Sau này chính Nguyễn Trường Tộ đã trình tấu rất nhiều điều trần lên triều
đình đề nghị canh tân đất nước và du nhập kỹ nghệ phương Tây. Là một trong
những quốc gia giàu lên nhờ áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, Pháp trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu tại châu Âu.
Với sự tiến bộ đó, người Pháp luôn tự hào về mình và cũng đồng thời tự cho mình
cái quyền được đi khai phá văn minh với các nước kém phát triển hơn.
Đang khi thất thế về mọi mặt lại nhận được sự hậu thuẫn của người Pháp
cùng với sự hỗ trợ về vũ khí chiến đấu Nguyễn Ánh trở nên mãnh liệt hơn, kiên
định hơn trong việc hợp tác với phương Tây để khôi phục bằng được vương
quyền (mặc dù chính điều này về sau đã chi phối đến nhiều ý tưởng và hành động
của Nguyễn Ánh). Trong những năm đầu chinh chiến trình độ xâm nhập của kỹ
18
thuật phương Tây tăng tiến rất mạnh. Nhờ có sự giúp đỡ tận tình của Bá Đa Lộc,
Nguyễn Ánh có trong tay một số tàu chiến Tây phương quan trọng. Nguyễn Ánh
có khoảng 10 chiến tàu Bồ Đào Nha và 1 chiến tàu Pháp tất cả đều là tàu buôn
nhưng võ trang với đầy đủ khí giới quân dụng. Không những thế, Bá Đa Lộc còn
dịch từ chữ Pháp ra nhiều quyển sách nói về chiến thuật và cách phòng thủ cho
Nguyễn Ánh đọc. Nhờ đó mà nhà Nguyễn cũng đã vẽ được bản đồ quân sự trong
đó có ghi những vị trí phòng thủ với các loại súng và pháo binh hạng nặng. Vào
khoảng 1791, Nguyễn Ánh đã mua một số lớn binh khí của người Bồ Đào Nha
gồm: súng điều thương 1 vạn cây, súng gang lớn 2000 cỗ (mỗi cỗ 100 cân), hỏa
tâm đạn 2000 viên. Trong Lịch sử nội chiến ở Việt Nam, Tạ Chí Đại Trường viết:
“những khẩu súng nhồi bằng thuốc đạn Trung Hoa không bắn xa bằng thứ cùng
loại ở Gia Định nhồi bằng thuốc đạn Tây phương”[57,221]. Sự đổi thay kỹ thuật

chiến đấu do người Âu mang lại hay gián tiếp qua các sách dịch của Bá Đa Lộc đã
giúp cho quân đội Nguyễn Ánh ngày càng trở nên thiện chiến hơn. Một cách sáng
tạo mới, Nguyễn Ánh đã sử dụng trâu bò cho các đội pháo binh và kỵ binh của
mình. Điều này cho thấy kỹ thuật quân sự phương Tây đã được nhà Nguyễn sử
dụng rất linh hoạt và tận dụng một cách triệt để. Cho nên khi phong trào giao
thương Âu - Á vẫn tiếp tục mà Tây Sơn bị ném bên lề một phần nào thì Gia Định
thay mặt Đại Việt nhận lãnh tất cả những ưu thế được đưa đến. Dễ dàng xâm nhập
hơn cả là các dụng cụ kỹ thuật với những cách sử dụng, điều khiển. Tây phương
đến với ta bằng tàu thuyền, Đại Việt lại có đường bờ biển dài, cảng nước sâu, tất
cả đã hòa hợp để tạo nên ý nghĩa dùng tàu bè phương Tây hay đóng theo kiểu
phương Tây là phương tiện thuận lợi tiến sâu vào đất địch. Nhà Nguyễn đã có
nhiều chiến hạm tân tiến như: Thoại Phụng do Barizy điều khiển, Loan Phi của
Chaigneau, Bằng Phi của De Forcan, Phượng Phi của Vannier đều có kỹ thuật rất
cao với thủy thủ đoàn và quân đổ bộ đông tới 300 người. Nhờ sự vượt trội hơn
hẳn về kỹ chiến thuật cũng như vũ khí chiến đấu, Nguyễn Ánh đã nhanh chóng có
được những chiến thắng vang dội trước nhà Tây Sơn. Các trận đánh lớn như trận
19
chiếm lại thành Gia Định (1788), trận Thị Nại lần thứ nhất (1790), Thị Nại lần thứ
hai (1801)… là những trận đánh lớn thể hiện sức mạnh của quân đội nhà Nguyễn
khi được sự hỗ trợ từ phương Tây.
Như vậy, để hợp tác với người Pháp, Nguyễn Ánh đã thực hiện hàng loạt
động tác như: cho thuyền buôn Pháp có mặt tại cảng Đà Nẵng, tiếp nhận vũ khí
của Pháp để đánh đổ Tây Sơn, hội kiến với người Pháp bàn về binh lược. Người
Pháp đã bắn một mũi tên trúng hai đích, một là giúp Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn,
hai là đương nhiên có mặt tại Đại Nam để “khai hóa văn minh”. Nhưng với
Nguyễn Ánh đây là cơ hội tốt nhất để ông đạt được ý đồ chính trị của mình. Sau
này nhiều công trình nghiên cứu của nhiều học giả danh tiếng đã từng có những ý
kiến trái ngược về những hành động này của Nguyễn Ánh khi xét nó ở góc độ bảo
vệ chủ quyền dân tộc. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xin được phép
không bình luận mà sẽ coi đó là những tư liệu quý để đưa ra những nhận xét của

mình.
- Vai trò của người Pháp
Trong sự nghiệp phục quốc của Nguyễn Ánh, vai trò của người Pháp mà cụ
thể là giám mục Bá Đa Lộc cùng một số sĩ quan, thủy binh, thương gia là điều
không thể phủ nhận. Tháng 7 năm 1789 thì Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh
về đến Gia Định. Các hoạt động quyên góp sau này về tiền hay xây dựng, sửa
sang thành Gia Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà Rịa, huấn
luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện tập binh lính theo lối châu
Âu, trung gian mua tàu chiến và vũ khí... đều có sự góp sức của những người
Pháp mà do Bá Đa Lộc chiêu mộ, kêu gọi. Việc củng cố Gia Định cộng thêm sự
giúp đỡ từ người Pháp đã giúp cho thế lực của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, có
thể đối đầu với Tây Sơn.
Như đã nói ở trên, sau việc cầu viện chính phủ Pháp không thành, Bá Đa
Lộc đã bỏ tiền túi cũng như vận động tài chính riêng để mua khí giới, tàu chiến và
đưa sĩ quan Pháp về huấn luyện cho Nguyễn Ánh. Lúc đó giám mục đang có
20
trong tay tiền của gia đình ông cho riêng (15.000 quan Pháp) và số tiền của nhóm
thương gia Pháp quyên góp (trên đường từ Pháp trở về Việt Nam Bá Đa Lộc gặp
gỡ rất nhiều thương nhân người Pháp và nói cho họ biết về bản hiệp ước và những
lợi ích mà họ sẽ có được khi giúp vua xứ Đàng Trong khôi phục vương quyền),
cùng tiền và hóa vật của Nguyễn Ánh trao cho từ trước còn dư lại. Ông dùng tiền
ấy mua tàu thuyền và súng đạn. Trong cuộc vận động giúp đỡ Nguyễn Ánh Bá Đa
Lộc cũng đã thuyết phục được một số sĩ quan và thủy binh Pháp cùng theo ông
đến xứ Đàng Trong tham chiến và làm giàu. Trong trận chiến với nhà Tây Sơn,
bên cạnh Nguyễn Ánh lúc bấy giờ có nhiều người Pháp như Manuel, Jaen Marie
Dayot, Philippe Vannier, Jean Baptiste Chaigneau, Olivier de Puymanel,
Theodore Lebuen… Những người này là cố vấn kỹ thuật cho Nguyễn Ánh trong
lĩnh vực quân sự, vũ khí, đắp thành. Dayot được xem như là “linh hồn và chủ
tướng của thủy quân Nguyễn”, Olivier thì tổ chức quân đội theo lối Tây phương…
Nói chung các hoạt động như huấn luyện cơ đôi pháo thủ, tổ chức bộ binh và

luyện tập binh lính theo lối châu Âu, thậm chí là trung gian mua tàu chiến và vũ
khí… đều có sự góp sức của những người Pháp. Nhờ đó thế lực của Nguyễn Ánh
ngày càng mạnh, Trong những người Pháp giúp cho Nguyễn Ánh có người sau
này đã tham dự triều chính của Gia Long khi ông lên ngôi. Đứng về phương diện
chính trị mà nhận xét, Nguyễn Ánh là vị vua châu Á đầu tiên biết sử dụng nhân tài
người Âu trong triều đình và đi trước cả Lý Quang Diệu của Singapore gần 200
năm.
Các hoạt động giúp đỡ Nguyễn Ánh về mặt quân sự của giám mục Bá Đa
Lộc không phải là sự trợ giúp chính thức của chính phủ Pháp mà chỉ là hành động
tự nguyện của một nhóm người theo sự vận động cá nhân của giám mục. Thực tế
này đã bị cuộc cách mạng 1789 ở Pháp biến thành một "sự nhập nhằng không rõ
ràng" và những biến động liên tục của nước Pháp từ cuộc cách mạng này khiến
hơn nửa thế kỷ sau nước Pháp luôn phải hoài nghi và nuôi hy vọng hão huyền về
những quyền lợi tại Việt Nam mà họ nghĩ lý ra là họ phải được nhận. Chính phủ
21
Pháp chỉ còn ghi nhớ hiệp ước 1787 về công cuộc trợ giúp của người Pháp đối với
Nguyễn Ánh ở Việt Nam, ngoài ra không còn một bằng cớ xác đáng nào về vấn
đề đó. Chúng ta không có nhiều sử liệu để nghiên cứu ảnh hưởng của người Pháp
đối với các nhân vật trong triều đình Gia Long, nhưng chúng ta có thể dùng
phương pháp suy diễn để nhận định rằng kỹ nghệ quốc phòng phương Tây đã
giúp lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh lớn nhanh và mạnh, và những võ quan
đã vào sinh ra tử với Nguyễn Ánh là những người hiểu rõ giá trị kỹ nghệ quốc
phòng của người tây phương và có nhiều cảm tình với họ. Việc Gia Long sau này
cho mời các sĩ quan Pháp huấn luyện quân đội và củng cố thành trì cho nhà
Nguyễn cũng như việc ông cho tự do truyền đạo và đối xử ân cần với người Pháp
đã mở đầu cho những ảnh hưởng của người Pháp tại Việt Nam. Những người chịu
ảnh hưởng Tây Phương trong triều đình Gia Long, quan trọng nhất là hoàng tử
Cảnh, Tả quân Lê Văn Duyệt (do hai người đã trực tiếp nhận lãnh vũ khí và quân
dụng của Tây phương và áp dụng vũ khí mới cũng như chiến thuật mới vào chiến
trường), rồi sau này là Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ…

Đó là những người đã ít nhiều tiếp xúc với người Pháp, văn hóa Pháp và sớm
nhận ra sự khác biệt và sự hơn hẳn của văn minh phương Tây so với phương
Đông.
- Vai trò người Minh Hương
Để đối phó với lực lượng Tây Sơn bách chiến bách thắng, Nguyễn Ánh một
mặt thâu gom tàn quân, xây dựng lực lượng quân sự mới, một mặt vận động quốc
tế yểm trợ cho công cuộc khôi phục ngai vàng. Lúc bấy giờ, bên cạnh lực lượng
ngoại quốc là người Pháp giúp đỡ Nguyễn Ánh còn có lực lượng người Trung
Hoa đang định cư tại Đại Việt, thường được gọi là người Minh Hương. Người
Minh Hương là những người Trung Hoa gốc nhà Minh tỵ nạn chính trị ở Đại Việt
khi nhà Minh bị nhà Thanh tiêu diệt.
Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, làn sóng di cư của người Trung Hoa
sang Việt Nam khá ồ ạt bởi hai lý do: tỵ nạn chính trị và buôn bán. Thế hệ người
22
Hoa đầu tiên của đợt di cư này trên đất Đàng Trong là nhóm người của Dương
Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên, còn gọi là người Minh Hương ( “Kỷ mùi –
1679, mùa xuân, tháng giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn tổng binh Dương
Ngạn Địch và phó tướng Cao Lôi Liêm binh Trần Thượng Xuyên… đem hơn 3000
quân và hơn 50 chiếc thuyền đến các cửa biển Tư Dung và Đà Nẵng tự trần là bô
thần nhà Minh, vì nghĩa không chịu làm tôi nhà Thanh nên đến xin là tôi tớ” - Đại
Nam thực Lục Tiền Biên, triều Nguyễn). Sau đó khái niệm người Minh Hương
còn được hiểu là những thế hệ người lai, thường là cha Hoa mẹ Việt. Được chúa
Nguyễn cho vào Đàng Trong mở đất lập nghiệp thế hệ người Minh Hương này đã
tiên phong cùng lưu dân người Việt và dân bản sứ Khomer khai hoang mở mang
bờ cõi làm giàu vùng đất Gia Định - Đồng Nai. Đàng Trong trở thành miền đất
hứa của nhiều thế hệ người Minh Hương tiếp sau đến đây xây dựng cuộc đời mới,
dần dần họ trở thành bộ phận của dân tộc Đại Việt. Nhìn chung các thế hệ người
Minh Hương đã hội nhập vào xã hội Việt Nam, mọt sự hội nhập hoàn toàn tự
nhiên. Họ đã tham gia bình đẳng, trung thành, nhớ ơn, phục vụ phò chúa Nguyễn
ngay cả lúc Nguyễn Ánh phải trốn chạy Tây Sơn bôn ba khắp nơi ở vùng đất mới.

Rất nhiều người Minh Hương đã gia nhập đội quân của Nguyễn Ánh để chống đối
Tây Sơn. Các tướng Minh Hương như Châu Văn Tiếp, Đỗ Thành Nhân, Võ
Tánh… là những tướng đã ra giúp Nguyễn Ánh trong cuộc tranh hùng với Tây
Sơn. Năm 1788, Võ Tánh quên thù riêng (anh là Võ Nhàn bị Nguyễn Ánh sát hại
năm 1782 vì tội phản loạn) xin theo Nguyễn Ánh và đã giúp Nguyễn Ánh lập
được nhiều chiến công trước Tây Sơn. Hay Châu Văn Tiếp cũng đã theo giúp
Nguyễn Ánh trong những ngày lẩn tránh Tây Sơn và bôn ba tại Xiêm. Nói chung
người Minh Hương tại miền Nam đều ủng hộ Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn
khôi phục lại miền Nam. Ngoài ra đông đảo người Minh Hương cũng chính là
một trong những lực lượng quân sự chủ yếu giúp Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây
Sơn. Vì sự giúp đỡ chúa Nguyễn mà quân Tây Sơn đã giết rất nhiều người Hoa,
23
nhất là người Minh Hương, hủy hoại hoàn toàn cù lao Phố, cướp giết phá hủy cơ
nghiệp người Hoa vùng Chợ Lớn, Mỹ Tho.
Sau này khi lên ngôi, để tỏ lòng biết ơn những người Minh Hương đã vì
nghĩa giúp mình, Gia Long đã có những đãi ngộ rất xứng đáng và phong chức tước
cho rất nhiều người, những người đã theo ông khôi phục lại giang sơn. Nhiều nhân
tài gốc Minh Hương đã trở thành những quan lại cấp cao tham gia vào guồng máy
chính quyền của triều Nguyễn. Một nhân sĩ gốc Minh Hương, ông Võ Trường
Toản đã đào tạo được nhiều nhân tài ra giúp nhà Nguyễn như Trịnh Hoài Đức, Lê
Quang Định, Ngô Nhân Tịnh, Ngô Tùng Châu, Phạm Đăng Hưng… Huyền thoại
về các “Gia Định Tam Hùng” được truyền tụng khắp nơi, và huyền thoại về “Gia
Định Tam Hùng”: Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh được xem
như là một niềm tự hào của lịch sử triều Nguyễn lúc bấy giờ. Hoạt động phò
Nguyễn Ánh của ba người này bắt đầu từ năm 1788. Những người này với học vấn
uyên thâm đã trở thành những nhân vật nòng cốt giúp Nguyễn Ánh xây dựng cơ
cấu chính trị và hệ thống hành chính cả trước và ngay sau khi Nguyễn Ánh nắm
giữ vương quyền. Những người Minh Hương của nhiều thế hệ, từ Trịnh Hoài Đức
(đỗ đạt thời Gia Long) đến Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Lý Văn Phức (đỗ
đạt thời Minh Mạng) hay Phạm Phú Thứ (đỗ đạt thời Thiệu Trị) đều đã có những

đóng góp quan trọng cho đất nước Việt Nam. Không chỉ Nguyễn Ánh mang ơn
người Minh Hương mà kể cả các triều vua sau này đều rất nể trọng họ. Ở họ tràn
đầy một tình cảm yêu quý và hết lòng vì quốc gia Đại Việt. Gia Định Thành
Thông Chí của Trịnh Hoài Đức lai láng một tình cảm yêu thương đất Việt, Phan
Thanh Giản đau lòng ôm hận quyên sinh vì bất lực trước thế giặc hung hãn cướp
dần đất nước, Trần Tiễn Thành một mực can ngăn khi triều thần Huế định cầu
viện nhà Thanh, Lý Văn Phức sang Yên Kinh biện bạch với vua Thanh bảo vệ
danh dự và văn hóa Việt Nam, Phạm Phú Thứ nặng lòng Việt Nam trên từng dòng
nhật ký đi Tây…. Mặc dù đã trải qua một thời gian dài sinh sống tại Đại Việt, hòa
nhập rất sâu vào xã hội Đại Việt và trở thành một bộ phận của dân tộc nhưng bộ
24
phận người Hoa nói chung và người Minh Hương nói riêng vẫn không bỏ quên cốt
cách văn hóa Trung Hoa của mình, họ vẫn có mối quan hệ với mẫu quốc. Tự ý
thức dân tộc, đó là yếu tố không thể phủ định trong người Minh Hương, rất mạnh
mẽ, nhất là ở các thế hệ đời đầu, và được tiếp tục lưu giữ ở các thế hệ sau. Do đó,
đây được xem như một yếu tố quan trọng lý giải cho việc những người Minh
Hương này trở thành lực lượng có xu hướng thân Trung Hoa trong vương triều
Nguyễn. Và chính họ là những người đặt nền móng cho quan hệ ngoại giao của
triều Nguyễn với nhà Thanh. Thật vậy, trước khi nhà Tây Sơn bị tiêu diệt, Nguyễn
Ánh đã cho Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định đi sứ sang nhà Thanh xin thần
phục. Bằng tài hùng biện của mình hai nhân vật của “Gia Định Tam Hùng” đã
thuyết phục được vua quan nhà Thanh. Đến khi Nguyễn Quang Toản của nhà Tây
Sơn cho người qua Trung Hoa cầu cứu thì đã muộn. Khi Gia Long lên ngôi ngay
lập tức ba nhân vật của “Gia Định Tam Hùng” là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định
và Ngô Nhân Tịnh được giao nắm giữ 4 trong 6 bộ của triều đình: Trịnh Hoài Đức
giữ chức Thượng Thư Bộ Lại kiêm Bộ Hình, Lê Quang Định giữ chức bộ Binh,
Ngô Nhân Tịnh giữ chức Bộ Công. Rõ là cả 3 ông đều giữ vai trò quan trọng trong
việc giúp Nguyễn Ánh khôi phục vương quyền và trị vì đất nước về sau. Ở phần
sau chúng tôi sẽ nói thêm về vai trò của Trịnh Hoài Đức trong việc tham gia thiết
lập nội các triều Nguyễn, là một trong những yếu tố phản ánh rõ tư tưởng thân

Trung mà luận văn sẽ đề cập đến.
- Lưu dân người Việt, đồng bào Khơmer và địa chủ miền Nam
Trong thành công của Nguyễn Ánh không thể không nói đến vai trò của lưu
dân người Việt, đồng bào dân tộc thiểu số người Khomer và cả những tay địa chủ
cự phú của đất Nam bộ xưa. Khi còn bôn ba lẩn tránh sự truy đuổi của quân Tây
Sơn, có thể nói địa phương nào có dấu chân Nguyễn Ánh đi qua, đều in lại những
dấu ấn tình cảm vô cùng sâu đậm. Từ phường ăn mày, người bần nông cùng khổ,
đến thầy tu hoặc những tay cự phú gạo tiền nứt đố đổ vách… ai ai cũng thể hiện
tinh thần hào hiệp với chúa. Cũng có không ít anh hùng hào kiệt sẵn có trong tay
25

×