Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.51 KB, 3 trang )

ONTHIONLINE.NET
TRƯỜNG THPT TRẦN KỲ PHONG KỲ THI THỬ TÔT NGHIỆP THPT NĂM 2011
TỔ VĂN MÔN NGỮ VĂN – Giáo dục trung học phổ thông
Thời gian làm bài: 150 phút. Không kể thời gian giao đề.
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm).
Câu 1 (2 điểm.) . Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn
Câu 2 (3 điểm). Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về sự đồng cảm và chia sẻ của con người trong xã hội hiện nay.
II.PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5 điểm).
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm).
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về viên chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr88-89)
Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện
ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”(Nguyễn Minh Châu).
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Hết
ĐỀ THI
Trường THPT Trần Kỳ Phong
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TNTHPT . Năm học: 2010 – 2011
Đáp án Điểm
I.Phần chung cho tất cả thí sinh (5.0 điểm)


Câu 1
-Đó là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Qua đó nhà văn vạch trần sự u mê, lạc hậu của
những người tin rằng ăn bánh bao chấm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao.
0.5
-Cần phải làm cho mọi người giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh được sùng bái vốn là thuốc
độc. Người Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa
sổ”.
0.75
-Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cách mạng gắn bó với
quần chúng.
0.75
Câu 2
I.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết
cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II.Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý
chính sau:
-Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0.25
-Giải thích khái niệm: đồng cảm, chia sẻ.
0.25
-Phân tích, chứng minh:
+Đồng cảm, chia sẻ là nét đẹp mang tính chất truyền thống của dân tộc.
0.5
+Trong xã hội hiện nay, con người càng cần đến sự đồng cảm, sẻ chia bởi phải đối mặt với
nhiều bất trắc…
0.75
+Tuổi trẻ cần phải có thái độ, hành động thiết thực để thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của
mình với nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác…
0.5
-Bàn bạc, mở rộng:

+Phê phán hiện tượng sống vô cảm, thờ ơ …
0.25
+Phê phán những người lợi dụng sự đồng cảm, sẻ chia để trục lợi.
0.25
-Rút ra bài học cho bản thân.
0.25
II. Phần riêng (5.0 điểm)
Câu 3a
Cảm nhận đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng.
a.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ; cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật
của đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm, các sáng tác cùng đề tài… làm rõ vẻ đẹp về nội
dung, nghệ thuật của đoạn trích. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm
rõ các ý cơ bản sau:
*Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0.5
*Cảm nhận đoạn thơ:
-Nội dung:
+Cảnh liên hoan văn nghệ thắm tình quân dân: người lính ngạc nhiên, say sưa, ngây ngất
trước vẻ đẹp tình tứ, hấp dẫn của xứ lạ, phương xa.
1.5
+Cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc Tổ quốc: lung linh, mờ ảo, nhuốm màu sắc huyền thoại,
cổ tích và hữu tình.
1.5
-Nghệ thuật:
+Đoạn thơ tiêu biểu cho bút pháp của Quang Dũng: lãng mạn; đầy chất hoạ, chất nhạc.
0.5

+Hình ảnh, giọng điệu, ngôn ngữ: gợi cảm, tinh tế, sáng tạo…
0.5
-Đánh giá chung: về tài năng của nhà thơ, về đoạn thơ.
0.5
Câu
Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài.
a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi; phân tích
được hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
3b
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm, các sáng tác cùng đề tài, học sinh có thể trình bày
theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau:
*Nêu được vấn đề nghị luận.
0.25
*Cảm nhận về nhân vật:
-Ngoại hình: xấu xí, thô kệch….
0.25
-Số phận: bất hạnh (cuộc sống lam lũ, vất vả; thường xuyên chịu cảnh bạo hành…)
0.5
-Tâm hồn, tính cách:
+Nhẫn nhục, chịu đựng.
0.5
+Nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh, lòng vị tha.
1.5
+Sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời.
1.5
*Đánh giá: về nhân vật; tài năng của Nguyễn Minh Châu trong việc xây dựng nhân vật
0.5
Hết

×