Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Ôn tập Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.36 KB, 9 trang )

Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Đề 1 : Phân tích hình tượng chiếc thuyền ngoài xa:
- Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn của
những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thường không
trực tiếp phát biểu ra những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ, cách nhìn
về cuộc đời qua những biểu tượng, những hình tượng đa nghĩa. Và có lẽ, hình tượng
“chiếc thuyền ngoài xa” trong truyện ngắn cùng tên của ông cũng như vậy.
- Tên truyện ngắn là “Chiếc thuyền ngoài xa”, và quả thật, hình ảnh chiếc thuyền
gần như xuất hiện xuyên suốt trong câu chuyện mà nhà văn mang đến cho người đọc. Bắt
đầu từ yêu cầu của người trưởng phòng “lắm sáng kiến” đối với nhân vật xưng “tôi” –
người nghệ sỹ nhiếp ảnh: “…Chúng ta sẽ mang đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập về
thuyền và biển, không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật”. Tiếp đó là hình ảnh chiếc
thuyền “mới đóng xong vẫn còn thơm mùi gỗ lẫn mùi dầu rái”, rồi tiếp theo nữa là “một
nhóm chừng dăm bảy chiếc thuyền vó vừa tắt đèn” và cuối cùng tập trung vào “một chiếc
thuyền lướt vó …đang chèo thẳng vào trước mặt tôi”. Đây chính là “Chiếc thuyền ngoài
xa”.
- Hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” được nhà văn khắc hoạ rất ấn tượng: “Mũi
thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu trời sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu
hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như
tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Hình ảnh đó mang một “vẻ
đẹp thực sự đơn giản và toàn bích” – vẻ đẹp của “một bức tranh bằng mực Tàu của một
danh hoạ thời cổ”, và tất cả vẻ đẹp đó đã được nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta thu
vào một tấm ảnh mà nó “được treo ở rất nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ
thuật”.
- Hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” giờ đã hoá thân thành một tác phẩm nghệ
thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả những vẻ đẹp về màu sắc, đường
nét, bố cục…và khi thưởng thức bức ảnh đó, những người sành nghệ thuật thể có cái cảm
giác “trở nên bối rối”, cảm thấy “trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và “khám phá thấy
cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”…


như cái cảm giác mà “tôi” đã từng có.
- Song, dù có là người sành nghệ thuật đến đâu, cũng không ai khám phá ra được:
Đó là những con nguời, những cuộc đời, những số phận đầy trớ trêu, nghịch lý đã, đang
và sẽ còn tiếp tục sống quay quắt bên trong chiếc thuyền ấy. Một người vợ nhẫn nhục
cam chịu một cách tự nguyện những trận đòn thịnh nộ của anh chồng với “ba ngày một
trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” chỉ vì chiếc thuyền ấy, gia đình ấy (với trên dưới
mười con người) cần có ông ta chèo chống lúc phong ba; Một đứa con trai yêu mẹ đến
nỗi định giết cả bố mình… Cái sự thật bên trong ấy chỉ được người thợ chụp ảnh nhận ra
khi “chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng”, Tức là ở một khoảng cách gần, rất gần!
- Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh, hai thế giới khác
hẳn: Chiếc – thuyền – ngoài – xa mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho một tấm ảnh, còn chiếc
thuyền khi đến gần lại làm vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận con
người.Vậy nên, có thể nói hình tượng “Chiếc thuyền ngoài xa” đích thực là một ẩn dụ
nghệ thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn
dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn truyền đi, rằng cuộc đời vốn dĩ là
nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ
1
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
thật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ
thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời
thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.
- Chính vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh “hoàn toàn thế giới tĩnh vật”(hay nói
đúng hơn là vẫn có con người nhưng đó chỉ là “những bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im
phăng phắc như tượng”) nhưng nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta – cũng là người đã
trực tiếp nhận ra những số phận ẩn tàng bên trong nó – bao giờ cũng như thấy “một người
đàn bà bước ra ” sau mỗi lần suy tư, ngắm nhìn thành quả nghệ thuật mà mình tạo ra nhờ
cái giây phút “trời cho” ấy.
- Trước Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nam Cao từng quan niệm “Nghệ thuật
không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối… Nghệ thuật chỉ có thể là

tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”(Trăng sáng). Là người đi sau, Nguyễn
Minh Châu không lặp lại quan niệm đó, vì hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” mang vẻ đẹp
nghệ thuật thực sự chứ không hề là “ánh trăng lừa dối”. Điều mà nhà văn muốn người
đọc lưu tâm là cần phải có cái nhìn đa chiều, phổ quát mới có thể cảm nhận hết cái gai
góc, phức tạp của cuộc đời này, bởi như ông đã nói “con người thì đa đoan, cuộc đời thì
đa sự”.
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng từng phát biểu “Sáng tác văn học là quá trình
đi tìm hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn con người”. Thông điệp phát đi từ hình tượng
“chiếc thuyền ngoài xa” trong truyên ngắn cùng tên của ông chính là sự bổ sung hết sức
thuyết phục cho quan niệm đó.
Đề 2 : Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện :
1. Một là, nghịch lý giữa đời sống và nghệ thuật.
Cả một tập thể nghệ sĩ nhiếp ảnh trong “dăm tháng” trời đã chụp được “hàng trăm bức
ảnh đẹp, chụp công phu …”, được ông Trưởng phòng “là người sâu sắc, lại cũng lắm
sáng kiến” đánh giá là “đẹp thì đẹp thực … và nhất là lại có hồn nữa. Đúng là những bức
ảnh nghệ thuật”. Thế mà, cũng chính vì Trưởng phòng thông minh này lại “không thể
chọn đủ cho mười hai tháng, vẫn đang còn thiếu một tờ”. Thì ra người nghệ sĩ dù có cố
gắng bao nhiêu, nỗ lực bao nhiêu, đầu tư nhiều thời gian, bỏ ra nhiều tâm huyết và trí tuệ
bao nhiêu cũng chưa thể đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống. Người nghệ sĩ không bao
giờ được thoả mãn, phải luôn coi mục đích nghệ thuật luôn ở phía trước để phấn đấu.
Đây có thể coi là thông điệp nghệ thuật thứ nhất của nhà văn.
2.Hai là, nghịch lý giữa cảnh đẹp của thiên nhiên thơ mộng trữ tình và di hoạ chiến
tranh. - Cái bờ biển ấy , nó “thật là thơ mộng”, “thật là phẳng lặng và tươi mát như da
thịt của mùa thu …”, thế nhưng lại có “những bãi xe tăng do bọn thiết giáp nguỵ vứt lại
trên đường rút chạy hồi “tháng ba bảy nhăm” (bây giờ sau gần mười năm, đã bị hơi nước
gặm mòn và làm cho sét gỉ)…”. Chi tiết này ít nhất cũng mang ba dụng ý nghệ thuật sau:
+ Thứ nhất, nó nhắc nhở người nghệ sĩ đừng bao giờ quên cái nghịch lý của đời sống.
Nghệ thuật không chỉ ở cảnh đẹp thơ mộng mà còn ở cả cái hiện thực sần sù gai góc kia.
+ Thứ hai, để bạn đọc khỏi ngỡ ngàng nó như là một sự báo hiệu đưa dần bạn đọc vào
chủ đề chính thể hiện ở những tình huống nghịch lý căng thẳng dữ dội hơn.$pageOut

$pageIn
+ Thứ ba, nó nhắc khéo bạn đọc bối cảnh ra đời của câu chuyện là chưa xa một thời
2
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
chiến tranh (chú ý một chi tiết nhỏ “sau gần mười năm”). Mà chiến tranh bao giờ cũng đi
liền với sự mất mát, đau thương nên di hoạ, cả ở phương diện vật chất và phương diện
tinh thần vẫn còn tồn tại dai dẳng. Do vậy, những điều gì xấu, phi nhân tính được đề cập
ở phần sau của câu chuyện cũng không có gì lạ.
3.Ba là, nghịch lý giữa “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” và cảnh con người lam
lũ, vất vả, khổ đau.
- Phải đến lần thứ năm Phùng mới được “một cảnh “đắt” trời cho”: “… Mũi thuyền in
một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng
do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng
trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua
những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y
hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp,
một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái
tim như có cái gì bóp thắt vào?”.
- Phải có một bút lực mạnh mẽ, một sự am hiểu sâu sắc về hội hoạ, một sự nhạy cảm
trước cái đẹp mới có thể viết nổi đoạn văn miêu tả “cái đẹp tuyệt đỉnh”, “toàn bích” này.
Câu đầu là ước lệ, là cảm nhận chung “một bức tranh mực tàu …”. Các câu sau là những
hình ảnh cụ thể với mũi thuyền trôi trong bầu sương mù, vài bóng người cả người lớn lẫn
trẻ con, rồi những cái mắt lưới và tấm lưới … Cảnh thật huyền ảo (bầu sương mù trắng
như sữa), tinh khôi, tinh khiết (màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào), vừa tĩnh tại
(im phăng phắc), vừa sống động (hướng mặt vào bờ). Các tính từ láy loè nhoè, hồng
hồng, phăng phắc, khum khum tăng cường thêm độ huyền ảo, như hư như thực. Các so
sánh tinh tế trắng như sữa, im phăng phắc như tượng, y hệt cánh một con dơi làm đậm
thêm chất tạo hình của bức tranh. Dường như ngôn từ bất lực trước cái đẹp, nhà hoạ sĩ
buộc lòng phải đưa “cái tôi” chủ quan tham gia vào “quá trình thưởng thức”: “… đứng

trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?” Làm cho bức tranh
kia nhuốm thêm “sắc màu” tâm trạng.
- Nhưng oái oăm thay, nghịch lý và trớ trêu thay, cảnh đẹp nhất, có hồn nhất lại là cảnh
ẩn chứa những điều tệ hại nhất, xót xa nhất!
+ Đó là tiếng quát của gã ngư phủ: “Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.
+ Đó là “một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét
thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và
dường như đang buồn ngủ ”.
+ Đó là một gã đàn ông “mái tóc như tổ quạ … chân đi chữ bát …hàng lông mày cháy
nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ…”
+ Chưa hết, tiếp theo là cảnh hành hung đánh đập, phi nhân tính rùng rợn: “Lão đàn
ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay gắt, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của
lính nguỵ ngày xưa… chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách
dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc,
hai hàm răng nghiến ken két …”
Khát vọng tìm đến cái đẹp để mong muốn làm cho con người đẹp lên là rất đáng quý
nhưng người nghệ sĩ phải tỉnh táo để nhận ra cái thực tế phũ phàng của đời sống. Và đây
cũng là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người: hãy tỉnh táo trước cái đẹp. Bất cứ cái đẹp nào
cũng rất có thể ẩn chứa những điều phức tạp đi ngược lại hạnh phúc của con người. Cái
tình huống nghịch lý này trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan màn khói lãng mạn phủ
lên hình ảnh tuyệt đẹp kia để làm trơ ra cái sự tàn nhẫn của đời thường. Người nghệ sĩ
không chỉ nhận thấy cảnh đẹp lãng mạn bên ngoài kia mà còn phải nhìn thấy cả cảnh
3
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
hành hạ man rợ của lão ngư phủ nọ. Đây là bài học, là trách nhiệm, cũng là lương tâm
của nghệ thuật.
- Nhà văn đã sử sụng nguyên tắc nghịch lý, đối lập trong xây dựng nhân vật: cái tốt cái
xấu lẫn lộn, đan cài với nhau.
+ Người đàn bà xấu xí thô kệch ấy có vẻ bề ngoài thật quá nhẫn nhục, cam chịu “ba

ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng vẫn không chịu “chia tay” với gã
chồng vũ phu tàn bạo. Bởi vì, như lời giãi bày gan ruột của người mẹ đáng thương ta mới
thấy bà có một tấm lòng hi sinh vô bờ “ … đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần
phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một
sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa… Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con
chứ không thể sống cho mình…”.
+ Còn gã đàn ông kia cũng không hẳn hoàn toàn xấu. Theo lời vợ lão thì đó “ là một
anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập ” . Vẫn theo lời vợ
lão thì là do lão “khổ quá” vì làm ăn nuôi con. Rồi đói, khi “ông trời làm biển động suốt
hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối… ”. Trước
sau thì hắn vẫn là người lao động lương thiện, hơn nữa lại là lao động chính, kiếm sống
bằng mồ hôi nước mắt của mình để nuôi mười mấy miệng ăn. Lão đánh vợ để giải toả
những bức bối. Ta hãy để ý khi đánh vợ lão cũng đau đớn “Cứ mỗi nhát quất xuống lão
lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”. Lão cũng không phải là kẻ hiếu chiến,
không phải là kẻ chỉ thích gây gổ đánh đấm người khác, bằng cớ là ngay Phùng cũng
khẳng định “lão đánh tôi hoàn toàn vì mục đích tự vệ”.
+ Còn thằng Phác đứa trẻ sớm lam lũ lao động, hồn nhiên và rất thương mẹ… Bên
cạnh những phẩm chất ấy trong nó cũng ẩn chứa một tính côn đồ nguy hiểm : sẵn sàng
cầm dao đâm bố để cứu mẹ. Nó sớm đã có ý thức báo thù bằng cách lấy bạo lực để ngăn
cản bạo lực.
Như vậy, nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa được cấu trúc với tất cả sự phức tạp
của nó, không hẳn xấu cũng không hẳn là kẻ tốt. Xét đến cùng lão chồng vừa là thủ phạm
gây ra cảnh đau đớn cho người vợ, cho con đẻ đồng thời cũng lại là nạn nhân của cuộc
sống còn tăm tối khốn khổ. Người vợ cũng vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm, mà theo
chính lời mụ thì là do “cái lỗi…là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá”. Thằng Phác cũng
thế, vừa là nạn nhân của thói côn đồ lại vừa là thủ phạm kích động thói côn đồ và chính
nó cũng sớm có tính côn đồ. Những nhân vật đó chưa mang chiều kích của nhân vật tính
cách với những quá trình phát triển tâm lý nhưng nó đã làm tốt chức năng thể hiện chủ đề
tác phẩm.
Đề 3 : Quan điểm nghệ thuật của NMC qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Dựng lên sự đối lập giữa "Bức tranh nghệ thuật đẹp như mơ" và tấn bi kịch của gia
đình ngư dân phía sau bức tranh đẹp đẽ đó. Ông đã thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật của
mình:
+ Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống
(bức tranh có con thuyền, có con người, có nhiều yếu tố thiên nhiên đẹp đẽ khác như
sương mù, ánh bình minh…nhưng thiếu hơi thở cuộc sống, nó chỉ là bức ảnh thể
hiện vẻ đẹp bên ngoài của cuộc sống). Nghệ thuật đích thực phải thể hiện được bản
chất sâu xa, sự thật ẩn sâu của cuộc sống. Ông đã từng khẳng định "Nhà văn không
có quyền nhìn sự thật một cách đơn giản, nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất
con người vào các tầng sâu lịch sử" . Đó là một cái nhìn đa diện, nhiều chiều, đi sâu
4
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
khám phá sự thật của đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự để hiểu đúng bản chất bên
trong của hiện thực.
+ Người nghệ sĩ phải có tài năng và lòng dũng cảm trong quá trình phản ánh hiện
thực: Tài năng nhìn nhận, đánh giá cuộc sống và phải dũng cảm để chỉ ra những điều
tốt đẹp lẫn sự xấu xa, độc ác. Viết về "những vùng tối của hiện thực đời sống để góp
phần hoàn thiện nhân cách làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn".
+ Nhà văn phải tự mình ý thức, phải đấu tranh để tự hoàn thiện mình vươn tới: Chân
- Thiện - Mỹ.
=> Chính những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong công cuộc đổi mới Văn học mà
trước hết là quan điểm nghệ thuật, cho nên ông được đánh giá là "Người mở đường tinh
anh và tài năng" của Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
**************************
Cái kết 'quái lạ' trong 'Chiếc thuyền ngoài xa'
Chỉ biết rằng, từ đó đến giờ cái truyện ngắn này vẫn mãi gây “khó chịu” với người đọc
bởi sự kín đáo trong câu chữ của một bậc văn tài.
Nếu tôi không nhớ lầm, đề thi tuyển sinh Đại học môn Văn, khối D, năm 2009, từng có
một câu hỏi về tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa. Sách giáo viên thì xếp nó vào loại

tình huống nhận thức “chủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lý của nhân vật”. Thế nhưng,
nếu có dịp đọc kỹ lại văn bản nghệ thuật bạn sẽ thấy, cho đến chữ cuối cùng của truyện, hình như
cái sự “ngộ” ra của Phùng vẫn…chưa tới. Chẳng lẽ, đánh đồng cái chân lý đời sống mà chánh án
Đẩu đã vỡ vạc ra (trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?) với chân lý
nghệ thuật của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng ư? Như thế, khác nào bảo Nguyễn Minh Châu cũng làm
nghệ thuật theo kiểu minh hoạ.
Ngẫm lại mới thấy Phùng của Nguyễn Minh Châu hay ở chỗ, anh là một nhân vật ham
hành động nhưng thật ra lại rất… thụ động. Tạm chia truyện làm hai phần. Phần một từ đầu cho
đến khi Phùng chụp xong bức ảnh cuối cùng và toan nhảy tàu về Hà Nội. Phần hai chính là tình
huống nhận thức với những bí mật liên tục được phơi bày, vỡ lẽ. Từ người nghệ sĩ Phùng ra tay
ngăn chặn bạo hành. Phùng có mặt bên Đẩu trong một “phiên toà” chất vấn lương tâm mà cuối
cùng chính người đàn bà làng chài - tưởng như người bị hại - lại tự thú mình là thủ phạm sâu xa -
rồi lại tự phán quyết cho cảnh đời của mình: “Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!”. Nhưng nếu để ý kỹ,
gác lại câu chuyện của người đàn bà làng chài, gác lại sự khó xử của Đẩu, ta lại thấy chuyện
chụp ảnh của Phùng mới là cái “đáng ngờ” nhất. Tất thảy những gì anh làm (gồm cả sự đổ máu
khi ra tay trượng nghĩa) cũng chỉ là sứ mệnh của một gã đàn ông, một công dân khẳng khái. Thế
còn, về phần con người nghệ thuật thì sao? Từ dạo ông trưởng phòng đề ra cái sáng kiến “bộ sưu
tập chuyên đề thuyền và biển” cho đến kết thúc truyện, anh vẫn trung thành phụng sự cái lối làm
nghệ thuật đó. Thậm chí, ở những dòng chữ cuối cùng người đọc còn thấy cái bức ảnh thuyền và
biển của anh “vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”. Nghĩa
là, anh vẫn yên tâm với tác phẩm của mình. Chỉ trừ một chi tiết có vẻ vu vơ thay cho lời kết:
“Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng
của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi
cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn
với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng
khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm
trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”. Hiển ngôn, thì nó là một kỷ niệm. Tác giả vẫn
nhớ như in cả màu hồng hồng của sương mai, cả hình ảnh người đàn bà vùng biển gặp hôm ấy
dù trước mắt đang là bức ảnh đen trắng chụp tĩnh vật. Nhưng ngẫm đến nghĩa hàm ẩn mới thấy
nó có lý đến lạ. Với cách chỉ đạo làm nghệ thuật của trưởng phòng và với ống kính máy ảnh,

5
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
lăng kính chủ quan của Phùng thì chuyện đen trắng hoá ửng hồng hay rực hồng cũng đâu có gì
lạ. Vẫn là cái quan niệm về ranh giới tuyệt đối, bất biến của thời chiến theo kiểu bên ta, bên địch
được bê nguyên vào làm nghệ thuật thành đen-trắng. Trong khi cuộc sống đa sự, đa sắc màu mà
lắm khi màu sáng còn bị khuất lấp bởi màu xám xịt, màu tro than… đáng ra phải cáo chung ở
những quan niệm cũ kỹ. Bởi thế màu hồng kia là một sự đồng điệu tất yếu cho cách làm nghệ
thuật ấy.
Thế còn khi nhìn lâu bức ảnh tĩnh vật Phùng lại thấy người đàn bà ấy bước ra…? Vậy thì
nghệ thuật không tách rời được cuộc sống hay là cuộc sống không chấp nhận cái kiểu nghệ thuật
đóng khung, ép phẳng mọi chuyện đây? Đọc lại ở phần trên ta thấy, khi mới đến làng chài này,
Phùng vẫn còn yên tâm với cảm hứng ngợi ca. Vẫn nhìn thấy sức sống của số đông ở khắp
những nơi anh để mắt tới: từ cậu bé lên năm khoẻ khoắn ném phoi bào, đến cảnh người ta xếp
hàng dọc ghé vai hạ thuỷ những con thuyền mới đóng. Rồi sau đó, chẳng biết cơ duyên nào mới
khiến cho anh lạc vào một số phận riêng của một con thuyền, một gia đình, một cảnh ngộ người
đàn bà miền biển… Có điều, đến đoạn hồi tưởng cuối truyện ngắn này anh cho số phận oái oăm
ấy “bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”. Hai chữ “hoà
lẫn” ấy mới đáng sợ làm sao. Mụ đã tái hoà nhập được vào cái cuộc sống của đám đông đầy vui
tươi vừa nhắc đến ở trên hay số phận ấy bị lẫn, bị lấp vào đám đông như một sự bỏ rơi. Hiểu thế
nào cũng đúng khi bài toán với những dữ kiện: con thuyền bé nhỏ, một đàn con và ông chồng
(đáng tội) không biết uống rượu mà chỉ biết xả cái cơ cực ấy lên thân xác vợ… chưa có lời giải.
Nếu khi “ngắm kỹ”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng thấy mù màu thực sự vì cứ quẩn quanh từ đen,
trắng đến hồng mà không nhìn ra được cuộc đời đa sắc diện. Thì đến đây, hình ảnh người đàn bà
“hoà lẫn” vào đám đông cũng đủ nói lên rằng, đôi mắt của anh đã mờ nhoè. Một đôi mắt đáng bỏ
đi. Phùng từ nghệ sĩ có bức ảnh đáng giá đến một người thưởng thức có ý nghĩ quái gở.
Cùng với Nhĩ trong Bến quê, hoạ sĩ trong Bức tranh, nghệ sĩ nhiếp ảnh trong Chiếc thuyền ngoài
xa đã góp thành một kiểu nhân vật hay “nghĩ quẩn” của Nguyễn Minh Châu. Họ sống chỉn chu
mà cứ thấy day dứt. Cứ thấy cuộc đời mình đáng ra đã gói lại được rồi mà liệu có nên mở ra làm
lại không? Chỉ biết rằng, với cái ý nghĩ quái gở ấy đã giúp cho Phùng thoát tội vô tâm với nghệ

thuật. Cứ cho là một gợi ý đến một nhận thức về cách làm nghệ thuật khác, tuy mơ hồ, muộn
màng nhưng vẫn đủ sức phá đi lối làm nghệ thuật cũ bằng một tuyên ngôn còn kín đáo như thế.
**************************
Mấy suy nghĩ về cái cá biệt trong Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh
Châu
Trong văn học 1945 - 1975, cái cá biệt hầu như bị loại trừ. Văn học là tiếng nói nhân
danh dân tộc, đại diện cho nhân dân. Nó ưu tiên trước hết cho cái tiêu biểu, cái đại diện. Sau
1975, văn học làm một hành trình ngược lại. Cái riêng, cái cá biệt xuất hiện và trở thành tâm
điểm để nhà văn nhận thức, soi chiếu đời sống. Với ý nghĩa đó, Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu tiêu biểu cho sự thể nghiệm này của nền văn học mới.
Chiếc thuyền ngoài xa trước hết dẫn người đọc đến với những con người cá biệt. Hai
nhân vật chính của tác phẩm, người đàn ông và người đàn bà đều không tên. Một người đàn ông
không tên, một người đàn bà không tên với “thân hình quen thuộc của một người đàn bà vùng
biển”, trên một bãi biển vô danh… Tất cả như một sự hướng đạo: họ có thể là riêng mà cũng có
thể là bất cứ ai ta gặp trên đất nước có chiều dài xuyên dọc bờ biển này. Không phải vô cớ mà
mỗi khi nhìn tấm ảnh, người nghệ sỹ luôn có cái cảm giác: “Mụ bước những bước chậm rãi, bàn
chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông…”. Nhân vật cá biệt, nhưng trong họ
có gương mặt của đám đông.
Một biểu hiên nổi bật của cái cá biệt trong tác phẩm là sự cá biệt đến quái đản của tình
thế. Nó dị biệt, khác thường đến mức “không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được” - Đẩu
6
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
và tôi cùng thốt lên”. Sự khác thường được đẩy lên với hai cấp độ. Thứ nhất, ấy là sự thật đáng
kinh ngạc sau bức tranh thiên nhiên diễm lệ: người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng sự hành hạ của
chồng, không hề có sự phản ứng. Người chồng đánh đập vợ tàn nhẫn đến mức trở thành một thói
quen, vô cảm và bản năng. Những đứa con bất lực nhìn cảnh bạo lực diễn ra ở chính cha mẹ
chúng. Tất cả diễn ra đều đặn, câm lặng đằng sau cái vẻ đẹp tuyệt mỹ và toàn bích của thiên
nhiên. Một hiện thực quái đản không thể lý giải được. Thứ hai, còn đáng ngạc nhiên hơn nữa, khi
bi kịch gia đình tưởng có thể giả quyết theo cách thông thường, tưởng như là lối giải thoát hợp lý

nhất trong tư duy của “tôi” và người bạn - vị quan toà đại diện cho công lý thì hoàn toàn ngược
lại. Người vợ đứng trước sự che chở của công lý đã từ chối sự bảo trợ của nó với lý lẽ đáng ngạc
nhiên và không ngờ nhất: “Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt
con bỏ nó…”. Lòng tốt và cả công lý nữa không thể thấu triệt được với tình thế bất ngờ này.
Rõ ràng, Nguyễn Minh Châu đã đưa ra một câu chuyện trái ngược nhận thức thông
thường bằng chính sự cá biệt của nó. Ông muốn đối thoại với cách viết về con người số đông
trước kia. Trong văn học 1954 - 1975, con người trước khi là mình, dù rất ít khi nó được là mình,
nó phải là con người của giai cấp, của “phe ta”, đại diện cho sức mạnh và khát vọng của cả dân
tộc. Lấy điểm tựa là số đông, nó mạnh mẽ và đầy lý tính. Chân lý đối với nó phải là cái đúng, cái
hợp lý. Nó ít khi chấp nhận sự cá biệt, trong khi chỉ có cái cá biệt mới dung hợp được cái éo le,
bất thường. Ngược lại, ở đây, con người trước hết là đại diện cho chính nó, là con người cá nhân
- đời tư trong tất cả sự riêng tư, éo le. Bởi thế, hiện thực được nói đến, trước hết là cuộc sống
hiện tồn của cá nhân - hiện thực đa đoan trong cái nhân sinh nhiều vẻ của nó - hiện thực dung
hợp trong nó tất cả những cái eo le dị thường nhưng có lý của cuộc sống. Bài học được rút ra ở
đây là: hiện thực nhiều khi bất khả tri, nhiều khi tàn nhẫn đến phi lý nhưng nó là hiện tồn, hiện
sinh không chối cãi. Để sống, để tồn tại, con người ta không có cách nào hơn là chấp nhận sự phi
lý, tàn nhẫn đôi khi đến bất thường của nó. Đến đây, cái cá biệt trong tác phẩm gợi ra cái nhìn
không đơn nghĩa về cuộc đời. Nó cá biệt nhưng không đơn trị. Nó chạm vào cái quy luật nghiệt
ngã nhưng thẳm sâu và có lý vô cùng của tồn tại.
Một phương diện khác cũng được tác phẩm khẳng đinh là cái nhìn cá biệt, cá nhân hoá
cùng kinh nghiệm cá nhân về cuộc đời. Ở Chiếc thuyền ngoài xa, người kể chuyện được nhân vật
hoá: là một nhân vật trong truyện. Trước hết, Phùng xuất hiện trong tác phẩm với tư cách người
làm chứng - chứng kiến câu chuyện xảy ra với tư cách một người ngoài cuộc theo đúng nghĩa
của từ này: “Chắc chắn họ không trông thấy tôi”. Anh đứng đằng sau chứng kiến màn đánh vợ
kỳ lạ của người đàn ông, chứng kiến bi kịch gia đình, rồi lại ngồi giấu mặt đằng sau bức màn vải
hoa chứng kiến cuộc nói chuyện giữa người đàn bà và vị quan toà trẻ tuổi. Ngay cả khi tưởng
như đã nhảy vào câu chuyện rồi, người kể chuyện cũng không hề tạo nên bước ngoặt mới nào
cho câu chuyện, nghĩa là anh ta chưa phải là một nhân vật thực thụ tham gia vào tiến trình câu
chuyện. Cả người đàn ông, người đàn bà và thằng bé Phác đều coi như không có anh ta, bi kịch
gia đình diễn ra như không hề có sự có mặt của người kể chuyện: “Chỉ có tôi và thằng bé đứng

trơ giữa bãi xe tăng hỏng, trên tay thằng nhỏ vẫn cầm chiếc thắt lưng, hai chúng tôi đưa mắt ngơ
ngác nhìn ra một quãng bờ phá vừa ban nãi chiếc thuyền đậu. Như trong truyện cổ đầy quái đản,
chiếc thuyền lưới vó đã biến mất” . Khi quá bất ngờ và bức xúc trước thái độ của người phụ nữ,
Phùng từ bỏ vai trò người đứng ngoài, lộ diện và tham gia vào câu chuyện của chị. Nhưng rút
cuộc, cái mà anh nhận được lại là sự chấp nhận, nghĩa là thừa nhận sự bất lực cũng như sự đứng
ngoài hoàn toàn của mình với câu chuyện của họ. Thái độ này có hai ý nghĩa. Thứ nhất, nó tô
đậm tư tưởng của tác phẩm: cuộc sống dẫu đôi khi tàn nhẫn nhưng có cái lý của nó và con người
dù muốn, dù không cũng phải chấp nhận. Mặt khác, nó khiến ta phải suy nghĩ về vai trò của
nhân vật “tôi”. Điều mà nhà văn muốn nhấn mạnh ở nhân vật này không phải là hành động cứu
thế mà là ở khả năng của một “nhà tư tưởng”. Sức nặng nằm ở chính sự trải nghiệm của nhân
vật: trước câu chuyện ấy, nhân vật nghĩ gì và rút ra được trải nghiệm gì. Vai trò của nhân vật có
thể gói lại trong khái niệm: tự nhận thức, một hành động cá nhân, riêng tư nhất của con người
ngay từ khởi thuỷ.
7
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
Như thế, xuất phát điểm của câu chuyện rõ ràng là sự trải nghiệm cá nhân. Người kể
chuyện như muốn khẳng định: đây là câu chuyện của riêng “tôi”, là một cuộc gặp gỡ ngoài dự
kiến, một câu chuyện lạ lùng đối với bản thân tôi nữa. Tôi cũng hoàn toàn bất ngờ, thậm chí là bị
động trước nó. Trong truyện có hai mạch vận động. Trên bề nổi là mạch vận động của câu
chuyện - ba lần gặp gỡ của “tôi” với người phụ nữ. Ở bề chìm hơn, là mạch vận động trong sự
nhận thức của nhân vật “tôi", đi từ sửng sốt, căm giận, phản đối quyết liệt đến thấu hiểu và chấp
nhận. Trọng tâm câu chuyện rơi vào mạch thứ hai. Nhân vật không biết trước, biết hết mà lớn lên
cùng câu chuyện, là kiểu nhân vật “do đời dạy dỗ”. Ý nghĩa của nhân vật nằm ở chính hành trình
này. Nhìn từ phương diện khác, nó chính là hành trình đi từ cái cá biệt đến cái không đơn nghĩa:
tìm ra chân dung đời sống trong vẻ đầy nghịch lý, nhiều mặt phía sau. Cho nên, có thể nói rằng,
ngay trong “tôi”- người kể chuyện - cũng có một nghịch lý trở thành thuận lý: ban đầu là cuộc
gặp gỡ tưởng cá biệt, ngẫu nhiên, là suy nghĩ tưởng như riêng tư, nhưng rồi nó đã khơi gợi
những suy nghĩ phổ quát về bản chất cuộc đời. Ý nghĩa mà cuộc đời khơi gợi, vang động trong
lòng nhân vật đã vượt lên tình thế cụ thể của đời sống mở ra một cách ngẫu nhiên trước mắt.

Người ta luôn khẳng định rằng, một tác phẩm có giá trị đích thực phải mang một cái nhìn
mới cho cuộc đời. Suy cho cùng, gốc rễ của nó phải thuộc về cái nhìn, mà sâu xa hơn nữa, phải
thuộc về cái nhìn cá nhân. Chỉ có cái nhìn cá nhân bứt phá, dám chấp nhận sự vênh lệch với cái
nhìn cộng đồng mới đủ bản lĩnh xuyên thấu những vấn đề mà nhận thức thông thường không thể.
Nói cách khác, chỉ có cái nhìn cá nhân mới chấp nhận được cái cá biệt, có đủ bản lĩnh soi rọi nó
bằng sự trải nghiệm riêng. Nhưng, nói như Nguyễn Khải: “Đám đông thường cho ta cảm giác sai
vì họ không thể giữ được tính độc lập trong tình cảm và phán xét. Còn cá nhân thì cái thân phận
riêng tư của họ bao giờ cũng thuộc về nhân loại hôm nay và mai sau” (Nguyễn Khải- Đi tìm cái
tôi đã mất). Xuyên qua sự trải nghiệm cá nhân ấy luôn là cái nhìn sâu vào bản chất cuộc đời, con
người.Cái nhìn ấy hé lộ phần sâu kín nhất của thân phận và tâm sự cá nhân, nó dễ chạm vào
phạm trù nhân bản mà cái chung, số đông dễ bỏ qua.
Ba phương diện trên đã góp phần tạo nên tính đa diện, chất suy nghịêm cho tác phẩm. Đi
từ cái riêng, cái cá biệt để nhận mặt những quy luật phổ quát của cuộc đời, tác phẩm để lại sức
vang động lớn trong tâm tư người đọc.
**************************
Một số nhận xét
1- …Vậy nên, có thể nói hình tượng "chiếc thuyền ngoài xa" đích thực là một ẩn dụ nghệ
thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn dụ đó, người
đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn muốn truyền đi, rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh
ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con
người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám
phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với đời, đi vào bên
trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.
2 - …Trong truyện ngắn tuyệt vời của Nguyễn Minh Châu, một người chụp ảnh lịch năng
nổ và mệt mỏi vì công việc, nhận thêm một việc rõ ràng là bất khả: chộp cho được bí ẩn của màn
sương mù dâng lên trên mặt nước trong một tấm ảnh có phần hoàn chỉnh… Cuối cùng anh đã
thành công với một bức ảnh như vậy, chỉ để nhận ra hàng triệu người ca tụng vẻ đẹp tác phẩm
của anh sẽ không bao giờ biết được sự tàn ác và nét xấu xa thực sự của con người mà anh đã
chụp ảnh – một ngư dân dã man hay đánh đập vợ và người vợ nô tì của ông ta. Trong tay của
một nhà văn kém cỏi, một truyện ngắn như vậy thất nhạt nhẽo, nhưng ở đây bức ảnh trở nên in

dấu sâu đậm trong tâm khảm chúng ta đến mức tác phẩm vang vọng với ý nghĩa thật mới mẻ thật
lâu sau khi đọc
8
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
3 - …Trước đây, trong Trăng sáng, Nam Cao§ đã nêu quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh
của mình: nhà văn phải thấy rằng dưới cõi nhân gian mà ánh trăng đang bao phủ ruột nà, nơi
người nghệ sĩ mặc sức cho trí tưởng tượng của mình bay bổng là bao cuộc đời cực nhục, vất vả.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa có thể coi như là một sự minh họa tiếp tục cho quan điểm ấy.
Việc chứng kiến cảnh một người chồng vũ phu đánh đập dã man vợ mình, còn người đàn bà đó
hoàn toàn chấp nhận và chịu đựng quả là một nghịch cảnh đối với tất cả những gì trước đó người
phóng viên được nhìn thấy. Tình huống càng trở nên "đắt giá" hơn khi người phóng viên hiểu
được cái lí do sâu xa khiến cho cuộc sống vợ chồng của những người ngư dân này luôn luôn là
như vậy: những ngưởi đàn bà sống trên thuyền không thể thiếu chỗ dựa là đàn ông, còn việc
người đàn ông thỉnh thoảng lôi vợ vào chỗ vắng người mà đánh chẳng qua cũng chỉ để giải tỏa
nỗi ức chế vì cảnh đông con bắt đắc dĩ và sự nghèo khổ triền miên của cuộc đời mình. Tình
huống đó đã buộc người phóng viên phải thay đổi quan điểm về đối tượng nghệ thuật
4 - Chiếc thuyền ngoài xa là những suy nghĩ da diết về chân lý nghệ thuật và đời sống.
Chính khát vọng muốn tìm đến cái đẹp hài hòa, muốn làm cho con người hạnh phúc nhiều khi đã
đưa người ta đến chỗ đơn giản hóa, không nhận ra cái thực tế khắc nghiệt, hoặc nói như Ăng-
ghen là một thứ chủ nghĩa lãng mạn, vị trí lí tưởng mà quên mất hiện thực. Đó là bài học của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh
9

×