Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn các tỉnh năm 2015 - 2016(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.66 MB, 44 trang )

SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC: 2015 – 2016
Đề chính thức:
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian phát đề)
Ngày thi : 18/6/2015

Câu 1 : (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng
một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.Vòm trời cũng như cao.Những tia nắng sớm
đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng
phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ
của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân
thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một
só xỉnh nào trên trái đất dây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi
đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình".
(Bến quê – Nguyễn Minh Châu)
1. Xác định chủ ngữ chính trong câu “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu
thu đem đến cho con song Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.”
2. Chỉ ra các thành phần phụ chú trong đoạn văn.
3.Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.Nêu giá trị biểu
cảm của các biện pháp tu từ đó.
4. Hãy nêu điều nghịch lý mà tác giả đã thể hiện trong đoạn văn.
Câu 2: ( 6.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Vẫn còn bao nhiêu nắng


Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
( Sang thu – Hữu Thỉnh)

BÀI GIẢI GỢI Ý
Caâu 1 : (4,0 ñieåm)
1. Chủ ngữ chính trong câu “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu // đem
đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.”
2. Các thành phần phụ chú trong đoạn văn.
- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.
- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình.
3.Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.
- Phép so sánh.
- Giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ so sánh:
Với phép tu từ so sánh, tác giả gợi một không gian có chiều sâu và bề rộng: từ
những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã
vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.
Đây là một cảnh đẹp chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế: những
chùm hoa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, mặt sông Hồng như rộng thêm ra, vòm trời
như cao hơn, “những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng
bờ bãi bên kia sông…”. Những cảnh sắc ấy vốn rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất
mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh mới gặp.
4. Hãy nêu điều nghịch lý mà tác giả đã thể hiện trong đoạn văn.
Một con người "đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất" khi lâm
bệnh nặng không thể đi được nữa mới chợt nhận ra "một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc
vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình". Khi có
thể tới được Bến quê một cách dễ dàng thì không nghĩ tới, không tới; khi không thể tới
được thì lại "say mê", "ham muốn" - đó là nghịch lí.
Nghịch lí ấy nói lên một sự thật là: có khi, cái người ta mơ ước, khát khao, cái

người ta không thể có không phải điều gì to tát, lớn lao mà lại là những điều hết sức nhỏ
bé, thường tình. Người ta vươn tới chính những giá trị bình dị. Mảnh đất mơ ước ở ngay
bến sông quê đây thôi.
Caâu 2: ( 6.0 ñieåm)
Cuối hạ, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng ai những bồi
hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Ngày hạ qua đi để nhường chỗ cho nàng
thu dịu dàng bước tới, sự chuyển mình giữa hai mùa thật nhẹ nhàng và ngập ngừng như
lưu luyến, vấn vương một cái gì đó của thời đã qua. Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng
không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một
cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên
nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ
“Sang Thu” – linh hồn của cả bài thơ chỉ vẻn vẹn trong hai từ thế thôi, song ý nghĩa sâu
sắc chất chứa trong hai từ ngắn ngủi ấy lại không hề ít. Và có lẽ những ý nghĩa đó, lại tập
trung nhiều hơn vào khổ thơ đầu và khổ cuối bài:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Khổ thơ mở đầu có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ. Tín
hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra là hương vị ổi phả trong gió. Mùi hương quê nhà mộc
mạc được gió đưa trong không gian cứ lan tỏa, thoang thoảng bay. Cảm giác bất chợt đến
với nhà thơ: “bỗng nhận ra". Một sự bất ngờ mà như đã đợi sẵn, đợi từ lâu rồi, để giờ đây
có dịp là buông ra ngay. Trong số chúng ta chắc chắn không ai chưa một lần nếm vị ổi:
giòn ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi. Cái dư vị của hương thơm đó cứ vương vấn lại trong
ta khi chợt đọc câu thơ của Hữu Thỉnh. Có hương ổi. Và gió. Và sương. Những hạt sương
thu mềm mại, ươn ướt giăng màn qua ngõ. Mùa thu lại về. Mùa thu mang theo hương quê

và mang theo sương mờ ướt lạnh. Dường như có thêm sương nên thu dễ nhận hơn.
“Sương chùng chình qua ngõ", “chùng chình" hay là đợi chờ gì đây? Cứ dần dần như thế,
cứ nhẹ nhàng, mềm mại như thế, thu đến tự lúc nào không hay. “Hình như thu đã về".
Nhà thơ giật mình, hơi bối rối. Tự bao giờ nhỉ ? Thu về? Từ hương ổi hay từ gió, hay lừ
sương? Hữu Thỉnh cũng hơi ngỡ ngàng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Thu về, thu
lại về trên quê hương, trên những con đường bờ đê và trên cả những con sông, cánh chim
trời.
Nếu khổ thơ mở đầu là những tín hiệu chuyển mùa thì khổ thơ cuối mùa thu hơi rõ
dần.Vẫn là nắng và mưa của mùa hạ đấy thôi, nhưng chỉ là “vẫn còn” và “vơi dần” – tất
cả ngày một nhạt đi, chứ không như cái nắng gay gắt, chói chan cùng cơn mưa ào, xối xả
của một mùa hạ sôi động nữa. Dường như vẫn còn luyến tiếc lắm, nhưng cuối cùng hạ
vẫn phải chấp nhận rằng: “thu sang” và hạ phải đến một chân trời khác. Bằng nghệ thuật
ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để
ta phải suy ngẫm:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng câu đừng tuổi.”
“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn
mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cây đã nhiều tuổi
vì sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những
điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của
vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay
một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ
người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà
hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó,
thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của
vòng xoáy cuộc đời nữa.
Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh của
dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn
giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ cõi nước
nhà.Từ bao nỗi suy tư của mình, Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ và khổ thơ

cuối thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc, in dấu trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ
về một mùa thu tha thiết, nồng hậu và cả mùa hạ sôi động của dĩ vãng nữa. Cũng chính vì
lẽ đó, mà ta cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, yếu cái giao mùa và sự chuyển biến của đất
trời trên quê hương mình, cũng như yêu vòng tuần hoàn máu chạy khắp cơ thể qua chính
con tim này
Bằng những từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm, khơi gợi trong lòng người đọc nhiều
nét đẹp về cảnh, về tình. Sang thu đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu quê hương ,
đất nước, con người.
(Bài văn mang tính tham khảo, không phải đáp án chính thức – Blog NNCTT)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi này có 02 trang)
Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một
phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Từ nào dưới đây là từ ghép?
A. Lành lạnh C. Lấp lánh
B. Cỏ cây D. Xôm xốp
Câu 2: Trong câu thơ “Vầng trăng đi qua ngõ.”, tác giả Nguyễn Duy sử dụng biện pháp tu từ:
A. so sánh. C. ẩn dụ.
B. hoán dụ. D. nhân hóa.
Câu 3: Câu văn “Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều
đó.” (Lê Minh Khuê) có mấy cụm động từ?
ĐỀ CHÍNH THỨC
A. Hai C. Bốn
B. Ba D. Năm
Câu 4: Câu “Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ.” có sử dụng:

A. thành phần gọi – đáp. C. thành phần phụ chú.
B. thành phần tình thái. D. thành phần cảm thán.
Câu 5: Thành ngữ “Nói có sách, mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm quan hệ. C. Phương châm về chất.
B. Phương châm cách thức. D. Phương châm về lượng.
Câu 6: Trong câu “Điều này ông khổ tâm hết sức.” (Kim Lân), ngoài thành phần chính còn có:
A. thành phần trạng ngữ. C. thành phần phụ chú.
B. thành phần khởi ngữ. D. thành phần gọi - đáp.
Câu 7: Các câu “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý.” (Nguyễn
Thành Long) đã sử dụng phép liên kết:
A. phép lặp từ ngữ. C. phép thế.
B. phép nối. D. phép đồng nghĩa, trái nghĩa.
Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng
con bé chẳng bao giờ chịu gọi.” (Nguyễn Quang Sáng) thuộc kiểu câu:
A. câu đơn. C. câu ghép.
B. câu đặc biệt. D. câu rút gọn.
Phần II: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn sau:
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu
đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển
ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua,
không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc
lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc
sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải
là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng
tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi
ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế
gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết
lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm
người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém

Và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của đoạn
văn? (1,0 điểm)
Câu 3: Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. (1,0 điểm)
Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm)
Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm
không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến
mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
Theo em, ý kiến trên thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương?
______________HẾT______________
Họ và tên thí sinh ……………………………. Giám thị số 1 ………………………
Số báo danh ………………. ……………. Giám thị số 2 ……………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016
Môn: NGỮ VĂN
Toàn bài 10,0 điểm, phân chia cụ thể như sau:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D B A C B B C
Phần II: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm)
- Đoạn văn được trích trong văn bản Bàn về đọc sách (0,5 điểm)
- Tác giả: Chu Quang Tiềm (0,5 điểm)
Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của
đoạn văn? (1,0 điểm)
- Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là nghị luận. (0,5 điểm)

- Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về cách đọc sách. (0,5 điểm) (Nếu thí sinh chỉ
trả lời là bàn về đọc sách thì cho 0,25 điểm.)
Câu 3: Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. (1,0 điểm)
Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau của thí sinh song phải đúng nội dung; lí lẽ và
dẫn chứng thuyết phục. Có thể triển khai các ý sau:
- Sách là nơi đúc kết trí tuệ, tâm hồn nhân loại. Đọc sách chính là tiếp nhận kho
tàng tri thức vô tận ấy.
- Việc đọc sách có tác dụng to lớn trong việc mở mang trí tuệ, hiểu biết; bồi dưỡng
tâm hồn và nhân cách; phát triển năng lực ngôn ngữ cho con người (Dẫn chứng)
- Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin nên không ít người quay lưng,
thờ ơ với việc đọc sách mà không thấy hết được ý nghĩa to lớn của việc đọc sách. Điều đó
cần được xem xét một cách nghiêm túc và có sự điều chỉnh hợp lí.
- Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức và hành động.
Cách chấm điểm:
+ Từ 0,75 điểm đến 1,0 điểm: Nêu được những suy nghĩ của bản thân về tác dụng
của việc đọc sách một cách sâu sắc, thuyết phục; diễn đạt sáng rõ.
+ Từ 0,25 điểm đến 0,5 điểm: Nêu được suy nghĩ của bản thân nhưng còn chung
chung; còn mắc lỗi diễn đạt.
+ Điểm 0: Không làm hoặc có làm nhưng lạc nội dung.
Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm)
Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác
phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ
phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
Theo em, ý kiến đã được thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương?
Yêu cầu : Thí sinh hiểu được ý kiến, biết cách làm bài nghị luận nhân vật để làm sáng tỏ ý
kiến. Cần đạt được các ý sau:
1. Giới thiệu yêu cầu của đề, trích ý kiến (0,5 điểm)
2. Giải thích ý kiến (0,5điểm)
- Ý kiến khẳng định giá trị nội dung sâu sắc của tác phẩm Người con gái Nam
Xương: không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ

phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Chính điều này đã góp phần
tạo nên sức sống muôn đời của áng danh văn.
- Nội dung trên đã được thể hiện tập trung qua hình tượng nhân vật Vũ Nương.
3. Phân tích làm sáng tỏ ý kiến (3,5 điểm)
a. Qua nhân vật Vũ Nương, tác phẩm phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ
nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
- Là nạn nhân của chiến tranh phong kiến: phải sống cảnh cô phụ chờ chồng, một
mình gánh vác gia đình;
- Là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán nên phải chịu nỗi oan khuất, cuối
cùng phải chết bi thảm.
b. Nhưng không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ, qua nhân vật
Vũ Nương, tác phẩm còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
- Hiếu thảo với mẹ chồng: chăm sóc khi ốm đau, lo ma chay, tế lễ khi mẹ qua
đời ;
- Thương con: dỗ dành, an ủi ;
- Rất mực yêu thương, thuỷ chung với chồng: giữ gìn khuôn phép không để xảy ra
cảnh vợ chồng phải thất hoà; khi chồng đi lính, nàng an ủi, hứa hẹn: Chàng đi chuyến
này cũng không sợ có cánh hồng bay bổng, nhớ thương mòn mỏi; bị chồng nghi oan,
nàng tìm mọi cách phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình, tìm đến cái chết để chứng minh
tấm lòng trinh bạch ;
- Vẻ đẹp của Vũ Nương còn tiếp tục toả rạng ngay cả khi nàng đã ở một thế giới
khác: vẫn thương nhớ chồng con, lo lắng cho phần mộ tổ tiên; khát khao được minh oan:
“Có lẽ không thể tìm về có ngày”.
Cách cho điểm:
+ Từ 2,75 điểm đến 3,5 điểm: Hiểu ý kiến, biết cách phân tích để làm sáng tỏ. Hệ
thống ý rõ ràng, mạch lạc, sâu sắc.
+ Từ 2,0 điểm đến 2,5 điểm: Hiểu ý kiến, biết cách phân tích song hệ thống ý chưa
thật rõ ràng, chưa thật sâu sắc.
+ Từ 1,25 điểm 1,75 điểm: Chưa bám vào ý kiến, chỉ dừng lại ở việc phân tích
nhân vật.

+ Từ 0,25 điểm đến 1,0 điểm: Không bám vào ý kiến, phân tích nhân vật sơ sài.
4. Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Khẳng định lại tính chính xác của ý kiến trên;
- Bên cạnh nội dung sâu sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tạo dựng tình huống,
yếu tố kì ảo, sáng tạo chi tiết giàu ý nghĩa cũng góp phần tạo nên sức sống lâu bền cho
tác phẩm.
Lưu ý:
- Ở phần Tập làm văn nếu bài viết không đúng bố cục ba phần (Mở bài, thân bài,
kết luận) trừ 0,25 điểm;
- Mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả trừ 0,25 điểm;
- Toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
Hết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao
đề
Đề bài:
Câu 1: ( 2,0 điểm)
a) Từ trái trong trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa
chuyển?( 0,5 điểm)
a. "Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác
Đàn kiến trường chinh tự thủa nào"
b. Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.
b) Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp cho ví dụ sau: ( 0,5 điểm) Vũ
Nương nói:
- Tôi bị chồng ruồng rẫy thà già ở chốn làng mây cung nước chứ còn mặt mũi nào

về nhìn thấy người ta nữa. ( Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ; Ngữ văn 9
- Tập 1)
c) Xác đinh biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau: ( 0,5 điểm)
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)
d) Phần in đậm trong câu văn dưới đây là thành phần gì ?( 0,5 điểm)
Tiếng kêu của nó như tiêng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe
thật xót xa. (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng; Ngữ văn 9 - Tập 1 )
Câu 2: ( 3,0 điểm) Viết bài văn nghị luận ngắn ( có độ dài khoảng 30 dòng tờ giấy thi)
bàn về tính tự trọng.
Câu 3: (5,0 điểm) Phân tích hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lịch
sử trong thời kì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
của Phạm Tiến Duật ( Ngữ văn 9 - Tập 1)
Hết
Họ và tên ……………………………… ……….……. Số báo danh ………
Giám thị 1 ……………………………………….… Giám thị 2 ………………
ĐỀ A
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
a. Đoạn thơ trên được trich từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5đ)
b. Hãy nên nội dung chính của đoạn thơ? (1,0đ)
c. Ghi lại câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp. (0,5đ)
d. Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu
từ ấy? (1,0đ)
Câu 2. (3,0 điểm)
Từ nội dung hai câu thơ:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Em hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ), trình bày suy nghĩ của mình về Nghĩa tình quê
hương đối với mỗi con người.
Câu 3. (4,0 điểm)
Một truyện ngắn hay là truyện mà ở đó nhà văn sáng tạo được những chi tiết độc đáo. Em
hãy chọn và phân tích một chi tiết trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng (phần trích trong Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục 2015) mà theo em là độc đáo và có
nhiều ý nghĩa trong việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Nghệ An năm 2015
Câu 1:
a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm "Nói với con" của nhà thơ Y Phương.
b. Nội dung chính của đoạn thơ: Lời người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi
con người - đó là gia đình và quê hương.
c. Câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp: "Người đồng mình yêu lắm con ơi"

d.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu:
+ Điệp từ "bước tới", điệp cấu trúc.
+ Liệt kê "chân phải", "chân trái", "một bước", "hai bước", "tiếng nói", "tiếng cười"
- Tác dụng: gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười.
Ở đó, trong từng bước đi chập chững của con đều có sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ. Ẩn chứa
trong đó là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ.
Câu 2:
* Đây là kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (Cụ thể là nghị luận về một vấn đề đặt ra
trong một tác phẩm văn học)
* Trong phần thân bài, các em cần phải đảm bảo được đầy đủ những ý sau:
1. Giải thích khái niệm "quê hương": có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình,
kỉ niệm thời thơ ấu
2. Phân tích ngắn gọn nội dung của hai câu thơ: "Rừng cho hoa - Con đường cho những tấm
lòng":
- Câu thơ nằm trong phần nhà thơ viết về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người - đó là gia
đình và quê hương.
- Quê hương với gia đình ấm áp yêu thương; với những con người tài hoa, có tâm hồn lãng mạn;
cũng là quê hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình: "Rừng cho hoa - Con đường cho những
tấm lòng".
- Điệp từ "cho" mang nặng nghĩa tình. Quê hương đem đến cho con người những thứ cần để lớn,
dành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất. Quê hương đã che chở, nuôi dưỡng con người cả
về tâm hồn và lối sống.
=> Bằng cách nhân hóa "rừng" và "con đường" qua điệp từ "cho", Y Phương đã cho người đọc
cảm nhận sâu sắc về nghĩa tình quê hương đối với mỗi con người. Quê hương là điều quí giá vô
ngần mà mỗi con người không thể thiếu trên bước đường lớn khôn, trưởng thành.
3. Suy nghĩ của bản thân về vai trò, ý nghĩa của quê hương đối với mỗi con người:
- Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt
đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có
tính chất tự nhiên, sâu nặng.

- Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí: tình làng nghĩa xóm.
tình yêu quê hương, gia đình sâu nặng
- Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ,
động viên, là đích hướng về của con người.
(Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh)
4. Trách nhiệm của mỗi con người:
- Tình yêu quê hương, gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Cần hướng về quê hương,
song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra, mà phải biết tôn trọng và yêu
quí tất cả những gì thuộc về Tổ quốc.
- Xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là trách nhiệm,
là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.
- Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau này góp một phần nhỏ
của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước.
- Cần có thái độ phê phán những người có hành động, suy nghĩ chưa tích cực đối với quê hương:
chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng,
phản bội quê hương, xứ sở
Câu 3:
* Đây là một đề bài mở. Các em được quyền lựa chọn một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm
"Chiếc lược ngà" để nghị luận. Có thể là chi tiết chiếc lược ngà, chi tiết "vết thẹo" trên khuôn
mặt của ông Sáu;
I. Mở bài:
- Giới thiệu được tác giả Nguyễn Quang Sáng
- Giới thiệu được tác phẩm "Chiếc lược ngà".
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Chi tiết "vết thẹo" trên khuôn mặt của ông Sáu.
II. Thân bài:
1. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:
- Truyện ngắn là thể tài văn học gần gũi với đời sống hằng ngày, có tác dụng và ảnh hưởng to
lớn đến đời sống và nhu cầu thẩm mỹ của độc giả. Ngoài việc đảm bảo những yêu cầu khắt khe
của thể loại như: hình thức tự sự cỡ nhỏ, đảm bảo tính tình huống, nhân vật điển hình, thì truyện
ngắn luôn đòi hỏi sự có mặt của các chi tiết nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu.

- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết nhỏ có
giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những
yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị
biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ
thuật của mình.
=> Đánh giá giá trị của chi tiết “vết thẹo” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang
Sáng.
2. Phân tích:
* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần
thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết
thẹo.
* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là
chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút
bất ngờ, hợp lý:
- Chỉ vì "vết thẹo" mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.
- Khi được bà ngoại giải thích về "vết thẹo" trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông
Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.
- Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết
thẹo, không muốn chia tay cha
=> Như vậy, chi tiết "vết thẹo" đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi
cuốn của tác phẩm.
* Chi tiết nghệ thuật "vết thẹo" góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:
- Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.
- Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.
* Chi tiết "vết thẹo" còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:
- Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần
cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.
- Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người:
cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.

3. Nhận xét, đánh giá:
- Chi tiết "vết thẹo" trong tác phẩm không chỉ đặc sắc về nội dung, mà còn độc đáo về nghệ
thuật.
- Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.
III. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi: 15/6/2015
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm có: 01 trang)
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo
dài bên má của ba nó nữa.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
- Nhân vật nó trong đoạn trích trên là ai?
- Nội dung của đoạn trích?
b) Tìm thành phần biệt lập tình thái, thành phần biệt lập cảm thán trong những đoạn trích
sau:
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng
hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh , phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 2: (3,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương.
Câu 3: (5,0 điểm)
Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong thời khắc giao mùa qua bài thơ Sang thu của Hửu

Thỉnh
SANG THU
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
( Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 70)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm : 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá
đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây
tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng
xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả
vào gầm xe.
( Theo Ngữ văn 9, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả của văn bản đó.
b. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
c.Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp
tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
Câu 2 (3,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Các Mác: “ Tình bạn chân chính là viên
ngọc quý ”.
Câu 3 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
Hết
ĐỀ CHÍNH THỨC
Họ tên thí sinh: ………………………………Số báo danh: ………………….……
Chữ kí của giám thị 1:……………………… Chữ kí của giám thị 2: ……… …
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN NGỮ VĂN
Đáp án gồm : 03 trang

A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá
được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng
nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ
bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2,0 điểm)
a. (0,5 điểm)
- Tác phẩm: “Lặng lẽ Sa Pa” (0,25 điểm)
- Tác giả: Nguyễn Thành Long ( 0,25 điểm)
b.( 0,5 điểm)
Đoạn văn được kể theo ngôi thứ ba.
c.(1,0 điểm)
- Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa (0,25 điểm)
+ Ẩn dụ (0,25 điểm)
-Tác dụng:
+ Làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống.
(0,25 điểm)
+ Tạo nên một đoạn văn đậm chất họa và chất thơ, góp phần làm nổi bật chủ đề
của câu chuyện. (0,25 điểm).
Câu 2 (3,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý

sau:
Nội dung Điểm
tối đa
1. Giới thiệu được câu nói 0,25
2. Giải thích được nội dung câu nói 0,75
- Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa hai hoặc một nhóm người
có những nét chung về tính tình, sở thích, ước mơ, lí tưởng…
0,25
- Tình bạn chân chính là tình bạn trong sáng, tâm đầu, ý hợp, yêu thương
quý trọng nhau, thủy chung gắn bó, không vụ lợi, không dung tục tầm
thường.
0,25
- Các Mác đã dùng cách nói so sánh để khẳng định tình bạn chân chính
trong sáng, quý giá như ngọc.
0,25
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề: 1,5
- Quan niệm hoàn toàn đúng vì: Tình bạn chân chính sẽ giúp đỡ nhau
trong học tập, trong lao động. Những người bạn chân chính sẽ cùng nhau
chia sẻ những ngọt bùi, đắng cay trong cuộc sống. Bạn chân chính sẽ
đem lại hạnh phúc cho nhau, gắn bó với nhau ngay cả những lúc khó
khăn nhất.
( Dẫn chứng: Tình bạn của Lưu Bình- Dương Lễ, Bá Nha- Chung Tử Kì,
Dương Khuê- Nguyễn Khuyến, Các Mác- Ăng- ghen…)
0,25
-Trong cuộc sống, nếu không có tình bạn chân chính, khi gặp khó khăn,
cô đơn không nhận được sự chia sẻ, động viên…
0,25
- Người biết xây dựng tình bạn chân chính là người có văn hóa, có nhân
cách, sẽ được mọi người yêu mến kính trọng
0,25

- Trong cuộc sống, cần phê phán những kẻ giả dối, lừa thày phản bạn;
hoặc lợi dụng tình bạn để thực hiện những toan tính tầm thường…
0,25
- Tình bạn đẹp phải được kiểm nghiệm qua thời gian, qua những biến cố
của cuộc sống. Mỗi người nên ý thức về việc xây dựng, vun đắp cho
mình một tình bạn chân chính.
0,25
- Cần biết phân biệt bạn tốt, bạn xấu; Nên biết chọn bạn mà chơi. 0,25
4. Liên hệ bản thân 0,5
- Nhận thức được tầm quan trọng của tình bạn 0,25
- Khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng tình bạn chân chính 0,25
Câu 3 (5,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng,
có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
sau:
Nội dung Điểm
tối đa
1. Giới thiệu khái quát 1,0
- Giới thiệu tên bài thơ, đoạn thơ, tác giả 0,5
- Khái quát được giá trị đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện niềm xúc động
nghẹn ngào khi gặp Bác, tâm trạng lưu luyến khi phải rời xa lăng Bác-
rời xa Bác
0,5
2. Phân tích hai khổ thơ 3,0
-Khái quát ngắn gọn cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác 0,25
- Khổ thơ đầu thể hiện niềm xúc động nghẹn ngào, trào dâng khi tác giả

nhìn thấy Bác ở trong lăng như trong giấc ngủ.
0,25
- Cách nói giảm, nói tránh ( giấc ngủ), hình ảnh ẩn dụ (vầng trăng sáng
dịu hiền, trời xanh), từ gợi tả (nghe nhói), gợi không gian yên tĩnh, trang
nghiêm, tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác.
0,5
- Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ rất chân thành,
sâu sắc trước sự ra đi của Bác.
0,5
- Khổ thơ sau diễn tả tâm trạng lưu luyến, bịn rịn không muốn rời lăng
Bác.
0,5
- Một loạt hình ảnh thơ được kết hợp với điệp ngữ, sử dụng dưới hình
thức liệt kê, góp phần thể hiện niềm mong ước hóa thân, ước nguyện tha
thiết của nhà thơ mãi được ở bên Bác, dâng lên Bác tất cả lòng thành
kính, biết ơn…
0,5
- Tiếng lòng của tác giả thổn thức, thiết tha, đau đáu khôn nguôi, gợi
cảm xúc sâu sắc cho người đọc. Đó là tình cảm của nhà thơ nói riêng và
của cả dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
0,5
3. Kết luận 1,0
- Khái quát đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. 0,5
- Liên hệ, đánh giá, nêu suy nghĩ của bản thân. 0,5
…………….Hết……………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016


Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
…Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)
Câu 1. (1,0 điểm) Hãy liệt kê 02 từ láy trong đoạn thơ trên.
Câu 2. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn thơ.
Câu 3. (0,5 điểm) Từ “tròn” trong câu thơ “Trăng cứ tròn vành vạnh” có ý nghĩa gì?
Câu 4. (0,5 điểm) Hai câu thơ “ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta giật mình” gợi cho
em bài học gì về cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống? (viết khoảng 03
câu)
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu đi những nụ cười ?
Hãy bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một bài văn nghị luận (khoảng
300 chữ).
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận về những yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương (trích
Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ).
HẾT

Họ và tên thí sinh: SBD:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
(Gồm 02 trang)
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. HS liệt kê đúng 02 từ láy trong các từ sau đây: rưng rưng, vành vạnh, phăng
phắc. Đúng mỗi từ được 0,5 điểm.
Câu 2. HS nêu đúng tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn thơ, có thể diễn đạt
khác nhưng phải hợp lý: gợi ra vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hoà trong dòng
cảm xúc hồi tưởng của nhà thơ; làm cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm
Trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm.
Câu 3. HS giải thích được ý nghĩa của từ tròn trong câu thơ: tròn trịa (về hình dạng);
đầy đặn, vẹn nguyên (về nghĩa tình).
HS trả lời đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
Câu 4. HS nêu được một bài học về cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống trong
số các bài học sau: độ lượng, bao dung trước những lỗi lầm của người khác; luôn biết tự nhìn
nhận lại bản thân; sống thuỷ chung, ân tình, ân nghĩa
HS có thể diễn đạt khác nhưng phải cụ thể, rõ ràng, hợp lý. Không cho điểm với trường
hợp chỉ viết chung chung hoặc trả lời không liên quan đến câu hỏi.
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã
hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt
trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Nội dung trình bày (1,75 điểm)
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của nụ cười trong cuộc sống. (0,25 điểm)
- Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận, kết hợp lý lẽ và dẫn chứng: (1,25 điểm)

+ Trong cuộc sống có rất nhiều nụ cười: có nụ cười thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc;
có nụ cười cổ vũ, động viên, khích lệ; có nụ cười hài hước, phê phán nhẹ nhàng
+ Nếu thiếu đi những nụ cười đời sống tâm hồn sẽ nghèo nàn, buồn tẻ; thiếu sự thân
thiện trong giao tiếp; đánh mất niềm lạc quan, hy vọng…
+ Nụ cười không đúng lúc đúng chỗ có thể gây ra những phiền toái, làm mất thiện cảm,
thậm chí gây hiềm khích…
- Rút ra bài học cho bản thân. (0,25 điểm)
b) Hình thức trình bày (0,75 điểm)
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,25 điểm)
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc (0,25 điểm)
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)
c) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực
đạo đức và pháp luật (0,25 điểm)
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các
yếu tố biểu cảm…) (0,25 điểm)
Câu 2 (4,0 điểm).
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn
học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện
khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính
tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Nội dung trình bày (2,5 điểm)
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)
- Cảm nhận về những yếu tố kì ảo (2,0 điểm)
+ Những yếu tố kì ảo trong tác phẩm: Phan Lang nằm mộng, xuống thuỷ cung, tình cờ gặp
lại và trò chuyện với Vũ Nương; khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang, hình ảnh
Vũ Nương hiện ra lung linh, huyền ảo rồi bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất
+ Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo: Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của
nhân vật Vũ Nương; tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm; khẳng định niềm

cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến;
tạo nên nét độc đáo của thể loại truyện truyền kì
+ Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực làm tăng độ tin cậy,
khiến cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần gũi hơn với cuộc đời thực
(HS có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục).
b) Hình thức trình bày (1,0 điểm)
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,5 điểm)
- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc (0,25 điểm)
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)
c) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Thể hiện cảm nhận riêng, sâu sắc hoặc có ý mới, mang tính phát hiện về vấn đề cần
nghị luận nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật (0,25 điểm)
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các
yếu tố biểu cảm…) (0,25 điểm)
Hết
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 11 tháng 06 năm 2015 tại TPHCM
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
(1) Đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu
bóng đá SEA Games. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang
lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc
ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác
thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong long tôi.
Hát quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ, truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn
sang bước vào trận đấu.
(2) Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi

vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất
nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con
cùng ba mẹ hát quốc ca”.
(Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên số ngày 08/06/2015)
a. Xác định một phép liên kết trong đoạn (2). (0,5 điểm)
b. Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát quốc ca Việt Nam? (0,5 điểm)
c. Cho biết ý nghĩa của việc cả gia đình tác giả cùng hát theo khi quốc ca Việt
Nam vang lên. (1 điểm)
d. Em có nhận xét gì về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà
trường hiện nay? (1 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
Có những bạn trẻ chỉ biết mải mê dán hình thần tượng khắp nơi; chỉ biết đắm
chìm trong sở thích của riêng mình;…
Họ đâu thấy rằng bên cạnh họ có những người đang vì họ mà vất vả, lo toan; có
những người đã dành cho họ bao nhiêu yêu thương, trìu mến;…
Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình
mình.
Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 3: (5 điểm)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám may mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh)
Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong hai khổ thơ trên. Từ đó hãy liên
hệ với một khổ thơ hoặc đoạn thơ khác về đề tài thiên nhiên mã em biết để thấy được

điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.
HẾT
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 :
a. Phép thế “Đó là” thuộc câu 3 của đoạn 2.
b. Cảm xúc của tác giả khi hát quốc ca :
- Xúc động từ cảm giác khó tả.
- Tình cảm thiêng liêng hướng về Tổ Quốc
- Khí thế hừng hực xuất phát từ tinh thần mạnh mẽ của chất người Việt Nam yêu
nước.
c. Ý nghĩa của sự việc cả gia đình tác giả cùng hát theo khi quốc ca Việt Nam vang lên:
- Cả gia đình tác giả khẳng định bản thân là người Việt Nam hát quốc ca Việt Nam.
- Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào hướng về đất nước.
- Ý thức hòa lòng của cả gia đình tác giả (nói riêng), người Việt Nam (nói chung)
đối với đội bóng U23 đại diện cho đất nước trong cuộc thi bóng đá quốc tế.
- Còn thể hiện sự hòa nhập giữa các thành viên trong gia đình cùng đội bóng đá và
bài quốc ca Việt Nam.
d. Nhận xét của em về thực trạng hát quốc ca của các bạn học trong nhà trường hiện nay.
- Sinh hoạt đầu tuần luôn có những giờ chào cờ rất nghiêm túc
- Học sinh thuộc bài quốc ca như bài hát đã ăn sâu vào tâm hồn.
- Nhưng vẫn còn nhiều học sinh không quan tâm nên không thuộc. Do đó cần chấn
chỉnh lại hành vi đối với thực trạng hát quốc ca trong nhà trường.
Câu 2:
Thí sinh cần đáp ứng yêu cầu của câu hỏi: trình bày suy nghĩ của mình được gợi
lên từ vấn đề đã nêu trên trong phạm vi khoảng một trang giấy thi. Thí sinh có thể triển
khai suy nghĩ của mình theo những cách thức cụ thể khác nhau. Sau đây là một số gợi ý
để tham khảo:
*Yêu cầu chung : thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã
hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn
đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

*Yêu cầu cụ thể:
a- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
b- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hiện nay có những bạn trẻ sống vô cảm
ngay trong chính gia đình mình. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần theo
định hướng sau:
• Mở bài:
Khi đến trường, học sinh được giáo dục để biết yêu gia đình và Tổ Quốc. Chính tình yêu gia đình
và những điều gần gũi đã làm nên nền tảng của một con người đức hạnh và có ích cho xã hội. Nhưng có
rất nhiều bạn trẻ chỉ biết mải mê với thần tượng và sở thích của riêng mình mà đã vô cảm với những
người thân yêu nhất. Chính vì vậy mà có người đã đặt vấn đề: “Có những bạn trẻ … vô cảm ngay trong
chính gia đình mình”.
• Thân bài:
- Giải thích: Thế nào là thần tượng? Thế nào là sở thích riêng của mỗi người? Thế nào là sự vô
cảm?
+ Thần tượng giúp người ta biết sống có đam mê, có mục đích và lý tưởng; nhưng mải mê với
thần tượng một cách quá lố mà quên đi những tình cảm gần gũi và rất thật bên cạnh mình là một hành
động đáng phê phán và còn là sự suy đồi về đạo đức.
+ Phê phán những bạn trẻ chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình mà quên đi những
trách nhiệm cụ thể đối với những người đang vất vả và lo toan cho chính họ. Cụ thể như những tấm
gương hy sinh đẹp đẽ, tấm lòng của những người cha, người mẹ dành cho con. Họ sẵn sàng chịu đựng
khổ sở đến cùng cực để con được cắp sách đến trường. (Dẫn chứng cụ thể : câu chuyện về sự hy sinh,
tình yêu thương, sự lo lắng của cha mẹ và những người thân trong gia đình để nuôi dưỡng và chăm sóc
con em đòi hỏi lớp trẻ phải nhìn lại bản thân. Bởi họ đã thờ ơ trước công ơn ba mẹ nuôi dưỡng và tạo
điều kiện để họ được đến trường. Cùng với những câu chuyện trong sách vở và trên báo chí đã tạo
những ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời học sinh, thanh niên như hành trang quý giá giúp giới trẻ biết
trân trọng và yêu thương những điều “bình dị - cao cả”).
- Phân tích, chứng minh:
+ Hiện tượng đã nêu trên là khá phổ biến trong những gia đình Việt Nam. Các bạn trẻ (nói
chung) và học sinh (nói riêng) phải ý thức được trách nhiệm đối với những người đang vì họ mà vất vả
lo toan.

+ Vấn đề trên còn là một bài học và tiếng chuông cảnh tỉnh cho học sinh, thanh niên để biết trân
trọng những điều gần gũi - thiêng liêng, không chỉ sống với sở thích của mình mà còn phải biết chia sẻ,
thương yêu và cảm thông với những người đã yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc cho mình.
+ Từ đó, các em cần phải nỗ lực hơn trong việc học như một hành động thiết thực để đền ơn cho
những gì mình đã nhận theo nhân cách Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”.
+ Ngược lại, phê phán giới trẻ chỉ biết sống vì mình, vô cảm với chung quanh nhất định sẽ cô
độc trong cuộc sống nhỏ bé của cá nhân.
+ Nên cần nhắc nhớ bản thân cách sống đúng và đẹp “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”
dù chỉ trong phạm vi gia đình – cá thể.
- Bình luận: sau khi tìm hiểu vấn đề “Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống
vô cảm ngay trong chính gia đình mình” mỗi cá nhân phải nói “không” với cuộc sống
vô cảm. Từ đó, hòa mình vào cuộc sống chung của gia đình – nền tảng đạo đức của con
người trong phạm vi gia đình – cá thể.
• Kết bài: Nêu ấn tượng cảm xúc về vấn đề trên giới trẻ cần tìm thấy hạnh phúc và
trách nhiệm đối với cuộc sống gia đình. Bởi vô cảm đối với gia đình mình sẽ lạc lỏng, bơ
vơ trong cuộc sống chung của xã hội. Như vậy, tình yêu gia đình chính là nền tảng của
tình yêu đất nước.
Câu 3 :
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài văn học về
dạng bài nghị luận văn học và tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn
viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; không mắc lỗi chính tả, từ
ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể :
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận đảm bảo các phần.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong
hai khổ thơ mở đầu của bài “Sang Thu” (Hữu Thỉnh). Từ đó liên hệ với một khổ thơ, một
đoạn thơ của nhà thơ khác để nêu bật điểm gặp gỡ của các tác giả về vấn đề này.
c) Chia vấn đề thành nhiều luận điểm khác nhau Thí sinh có thể trình bày theo
định hướng.

×