Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO SCAMPER VÀ NHỮNG SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ SÁNG TẠO CỦA GOOGLE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.38 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I. Phương pháp phát triển ý tưởng sáng tạo Scamper: 3
II. Các sản phẩm công nghệ của Google: 10
1. Lịch sử và các sản phẩm: 10
2. Kinh doanh, hợp tác: 18
3. Bí quyết thành công: 20
III. Các nguyên lý sáng tạo SCAMPER vận dụng trong sản phẩm của Google: 23
1. Thay thế: 23
2. Kết hợp: 26
3. Thích ứng: 30
4. Điều chỉnh: 33
5. Dùng vào mục đích sử dụng khác: 36
6. Loại bỏ: 39
7. Sắp xếp lại, đảo ngược: 40
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
LỜI NÓI ĐẦU
Làm cách nào để tạo ra một sản phẩm mang tính sáng tạo và bằng cách nào
cải tiến, đổi mới sản phẩm, quy trình, dịch vụ luôn là vấn đề sống còn của các
doanh nghiệp.
1
Tính sáng tạo là gì? Là khả năng chuyển đổi thông tin và dữ liệu, để tạo ra
những ý tưởng và phương pháp mới.
Bằng cách nào để cải tiến, đổi mới sản phẩm? Có 3 cách: bằng ý tưởng,
bằng phân tích và giải quyết vấn đề, bằng ứng dụng công nghệ mới.
Scamper là một trong những phương pháp kích thích sự liên kết các ý tưởng
mới dưới dạng phiếu điều tra bằng các bảng danh sách câu hỏi.
SCAMPER - một kĩ năng tư duy tổng hợp được ứng dụng nhiều cho các


công ty các doanh nghiệp không ngừng sáng tạo sản phẩm mới phục vụ khách
hàng. Google không ngoại lệ, sáng tạo là một trong những con đường đi đến
thành công.
Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai
người nghiên cứu sinh tại trường Đại học Stanford. Họ có giả thuyết cho rằng
một công cụ tìm kiếm dựa vào phân tích các liên hệ giữa các website sẽ đem lại
kết quả tốt hơn cách đang được hiện hành lúc bấy giờ (1996). Lúc đầu Google có
tên là BackRub (Gãi lưng) vì hệ thống này dùng các liên kết đến để ước tính tầm
quan trọng của trang. Google nhận được bằng sáng chế cho kỹ thuật sắp xếp
trang web PageRank ngày 4 tháng 9 năm 2001. Google đã trở thành một trong
những công cụ hữu hiệu nhất mà dường như không ai trong chúng ta không phải
sử dụng hàng ngày. Không chỉ có công cụ tìm kiếm như ban đầu, hiện nay
Google đang ngày càng lớn mạnh với nhiều dịch vụ hơn, nhiều tiện ích hơn, đáp
ứng hầu như đầy đủ mọi nhu cầu của người sử dụng.
2
Bằng việc phân tich ta sẽ làm rõ những sản phẩm công nghệ của Google
cùng phương pháp phát triển ý tưởng sáng tạo Scamper.
NỘI DUNG
I. Phương pháp phát triển ý tưởng sáng tạo Scamper:
3
Sáng tạo là làm ra cái mới, tư duy và hoạt động tạo ra cái mới.
Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó nhằm
tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để
tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc
chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá
nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến
toàn bộ cho các vấn đề nan giải. Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các
ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như
chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật hoặc trong các phát minh, sáng chế.
Từ danh sách các câu hỏi kiểm tra của Alex Osborn (1953) dùng trong lĩnh

vực sáng chế; SCAMPER được Bob Eberle phát triển lên vào những năm đầu
thập niên 70 – mục đích ban đầu chỉ dùng trong việc giáo dục học sinh. Sau,
Scamper được ứng dụng nhiều cho các công ty các doanh nghiệp không ngừng
sáng tạo sản phẩm mới phục vụ khách hàng.
Scamper là một công cụ tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực trong quá
trình tìm ra các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình công việc. Kết
quả mà phương pháp này mang lại có thể áp dụng trực tiếp hoặc như điểm khởi
đầu theo cách tư duy bên lề vấn đề mới.
SCAMPER là một từ ghép cấu tạo từ chữ đầu của nhóm từ sau: Substitute,
Combine, Adapt, Modify, Put, Eliminate, và Reverse
4
Phương pháp SCAMPER
Substitute (thay thế): Thay thế là một tất yếu trong việc phát triển sản
phẩm, là sự lựa chọn thay thế rẻ tiền được kiểm tra và liên tục được nâng cấp để
tránh lỗi thời. Hãy suy nghĩ về việc thay thế một phần, vấn đề của sản phẩm hoặc
quá trình với cái gì khác. Bằng cách tìm kiếm thay thế bạn thường có thể phát
hiện với những ý tưởng mới. Bạn có thể thay đổi vật, địa điểm, thủ tục, con
người, ý tưởng, và thậm chí cảm xúc. Bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng
và thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên
vật liệu nào khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ
là ai?
Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Tôi có thể thay thế hoặc thay đổi bất kỳ bộ phận nào?
- Tôi có thể thay thế người liên quan đến?
- Các quy tắc có thể được thay đổi?
- Tôi có thể sử dụng nguyên liệu hoặc các vật liệu khác?
- Tôi có thể sử dụng các quá trình khác hoặc các thủ tục?
5
- Tôi có thể thay đổi hình dạng của nó?
- Tôi có thể thay đổi màu sắc, độ nhám, âm thanh hoặc mùi?

- Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi thay đổi tên của nó?
- Tôi có thể thay thế một phần cho người khác?
- Tôi có thể sử dụng ý tưởng này ở một nơi khác?
- Tôi có thể thay đổi cảm xúc hoặc thái độ của tôi đối với nó?
Ví dụ: Trong việc phát triển các đèn điện, Edison quyết định sử dụng bạch
kim cho dây tóc, nhưng nó chỉ thắp sáng một thời gian ngắn và khan hiếm và đắt
tiền. Một ngày Edison lơ đãng lăn một số khoi đèn trong ngón tay của mình trong
khi làm việc với một dây tóc bạch kim. Ông nhìn vào mảnh xoắn của khói đèn và
có "Eureka" (sáng kiến) trong đầu - tại sao không thử sử dụng carbon cho dây
tóc. Bóng đèn carbon đầu tiên của ông đốt cháy trong mười ba giờ, một vài ngày
sau đó ông đã nâng nó lên đến một trăm giờ bằng cách xoay và tạo hình dây tóc
như một móng ngựa.
Các nhà sản xuất ô tô thay thế nhựa kim loại để giảm trọng lượng để cải
thiện số km. Bây giờ chúng được thay thế bằng thép mạnh hơn nhẹ hơn. Còn
trong ngành công nghiệp xây dựng, vật liệu đã được thay thế cho xi măng, kim
loại, gỗ và nhựa. Ví dụ: kim loại đinh tán, ống nhựa, cơ sở gỗ
Combine(kết hợp): Sự kết hợp của các yếu tố dẫn đến sự thành công. Hãy suy
nghĩ về kết hợp hai hoặc nhiều phần của vấn đề của bạn để tạo ra một sản phẩm
hoặc quá trình khác nhau hoặc để tăng cường sức mạnh tổng hợp của chúng. Một
số lượng lớn tư duy sáng tạo liên quan đến việc kết hợp các ý tưởng trước đây
không liên quan nhau, hàng hóa, hoặc các dịch vụ để tạo ra một cái gì đó mới.
Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra 1
sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng.
Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Những ý tưởng hoặc các bộ phận có thể được kết hợpvới nhau?
- Tôi có thể kết hợp hoặc kết hợp lại mục đích bộ phận nào của nó?
- Tôi có thể kết hợp hoặc kết hợp nó với các đối tượng khác?
- Điều gì có thể được kết hợp để tối đa hóa số lượng sử dụng?
6
- Những vật liệu nào có thể được kết hợp nhau?

- Tôi có thể kết hợp các năng lực khác nhau để cải thiện nó.
Ví dụ: Trong dịp lễ Phục sinh, một người Do Thái đã ăn bánh mì kẹp với
những lát táo và hạt đậu và thế là món sandwich được ra đời. Lần đầu tiên, chiếc
bánh mì kẹp này được gọi là Sandwich là vào năm 1726, nó được đặt theo tên
của Bá tước Sandwich đệ tứ, John Montague.
Hay sự ra đời của con dao quân đội Thụy Sĩ là một sản phẩm kết hợp.
Các hãng công ty hiện nay thường kết hợp với nhau cho ra sản phẩm mới,
ví như Google kết hợp với Sony, Intel tạo ra Google TV.
Adapt (Thích ứng): Hãy suy nghĩ về tính thích ứng với một ý tưởng hiện có
để giải quyết vấn đề của bạn. Các giải pháp vấn đề của bạn có lẽ đã có. Hãy nhớ
rằng tất cả những ý tưởng mới hoặc sáng chế được vay mượn ở một mức độ nào
đó.
Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
- Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình
huống khác?
- Liệu có thể vượt qua bất kỳ bài tập nào với những ý tưởng tương tự?
- Ý tưởng nào khác có thể đề xuất?
- Cái gì tôi có thể copy, mượn hay đánh cắp?
- Tôi có thể tương tác với ai?
- Ý tưởng nào tôi có thể hợp nhất?
- Quá trình nào có thể được thích ứng?
- Tôi có thể đặt vào bối cảnh khác theo quan niệm của tôi?
- Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất?
Ví dụ: Thích ứng được thực hành rộng rãi trong các lĩnh vực chính trị và
các tình huống khác mà hai bên không đồng nhất mà vẫn không gây hại nhau.
Hiện nay trong tin học, điện tử các phần mềm ứng dụng, hay các thiết bị được
sáng chế phải thích ứng khi chạy trên các hệ điều hành mới, ví như iphone 5 chạy
trên iOS 6 sẽ không bị lỗi như iphone 4S.
7

Modify (điều chỉnh, sửa đổi, giảm thiểu, tối đa hóa): Hãy suy nghĩ về cách
để điều chỉnh hoặc phóng đại ý tưởng của bạn. Mở rộng ý tưởng của bạn hoặc
các bộ phận có thể làm tăng giá trị nhận thức hoặc cung cấp cho bạn những hiểu
biết mới về thành phần những gì là quan trọng nhất.
- Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
- Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan?
- Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
- Tôi có thể gia tăng tần số của hệ thống?
- Yếu tố nào có thể lặp lại? Tôi có thể tạo ra nhiều bản sao?
- Tôi có thể bổ sung them những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?
Ví dụ: “Einstein tin rằng mỗi ý tưởng mới là một số bổ sung, sửa đổi một
cái gì đó đã tồn tại. Bạn có một chủ đề và thao tác hoặc thay đổi nó thành một cái
gì đó khác”. Đài phát thanh, tivi, radio luôn luôn tối đa hóa nội dung tin tức để
không bị bỏ xa bởi internet, và công nghệ di dộng. Các dịch vụ , sản phẩm y tế và
chăm sóc sắc đẹp hứa hẹn giảm thiểu những ảnh hưởng của lão hóa.
Put (Thêm vào): Đưa vào mục đích sử dụng khác. Hãy suy nghĩ về cách
bạn có thể có thể để đưa ý tưởng hiện tại của bạn để sử dụng vào mục đích
khác,hoặc nghĩ về những gì bạn có thể sử dụng lại từ một nơi nào khác để giải
quyết vấn đề của riêng bạn. Nhiều lần, một ý tưởng chỉ trở nên tuyệt vời khi áp
dụng khác với tưởng tượng đầu tiên.
Các câu hỏi đặt ra:
- Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác?
- Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác với mục đích khác?
- Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế nào?
- Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không?
- Có thể sử dụng ý tưởng này trong lĩnh vực khác, thị trường khác?
- Có những cách thức mới để sử dụng nó trong hình dạng và hình thức hiện
tại ?
- Nếu tôi không biết gì về nó, tôi sẽ tìm ra mục đích của ý tưởng này?
8

- Tôi có thể sử dụng ý tưởng này trong thị trường hoặc các ngành công
nghiệp khác?
Ví dụ: Ipad tiện dụng cho mọi đối tượng, người già hay trẻ em đều dùng
được dễ dàng. Edison không phát minh ra bóng đèn nhưng ông đã hoàn thiện
bóng đèn không chỉ dùng trong thí nghiệm mà chúng còn được sử dụng như một
mặt hàng tiêu dùng thông dụng trong đời sống lúc bấy giờ. Edison cũng đã
nghiên cứu tất cả các phát minh và ý tưởng của mình như là bàn đạp cho phát
minh khác.
Eliminate (Xóa – loại bỏ): Lấy bớt ra những phần mà chúng không làm
tăng thêm giá trị. Hãy suy nghĩ về những gì có thể xảy ra nếu bạn loại bỏ hoặc
giảm thiểu các bộ phận của ý tưởng của bạn. Đơn giản hóa, giảm bớt hoặc loại
bỏ thành phần. Thông qua lặp đi lặp lại cắt tỉa các ý tưởng, các đối tượng, và các
quá trình, bạn có thể dần dần thu hẹp thách thức của bạn cho rằng một phần hoặc
chức năng là quan trọng nhất.
Câu hỏi có thể đặt ra:
- Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào?
- Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống?
- Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?
- Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
- Tôi thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao?
- Tính chất nào của hệ thống tôi có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ?
- Tôi có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau?
- Tôi có thể làm cho đối tượng tinh gọn hơn?
Ví dụ: Loại bỏ bao bì dư thừa để giảm thiểu chi phí và chất thải gây hại môi
trường. Chính sách “Một Cửa” cải cách hành chánh loại bỏ bớt các quy trình làm
phiền toái người dân khi hoàn tất thủ tục giấy tờ. Các thực phẩm dành cho người
bệnh tiểu đường được loại bỏ thành phần đường.
Reverse: Đảo chiều và sắp xếp lại cho phép ta dễ dàng nhìn vào vấn đề từ
mọi góc độ khác nhau. Hãy suy nghĩ về những gì bạn sẽ làm gì nếu một phần của
9

sản phẩm, vấn đề của bạn hoặc quá trình làm việc ngược lại hoặc đã được thực
hiện theo một thứ tự khác nhau.
Câu hỏi có thể đặt ra:
- Có phương án cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành?
- Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống?
- Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi?
- Có thể hoán đổi giữa tác nhân và hệ quả?
- Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch?
- Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực?
- Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện? Tác động bên trên thay vì bên
dưới? Tác động bên dưới thay vì bên trên?
- Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại?
- Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu?
Ví dụ: Cái gì xuất hiện trước – Kính hiển vi hay kính thiên văn. Tương phản
với định luật của Newton là thuyết tương đối của Einstein. Reverse- Đảo chiều
và sắp xếp lại được dùng nhiều trong việc kiểm soát chất lượng cho nhà máy hay
trong lập trình máy tính .v.v…
II. Các sản phẩm công nghệ của Google:
1. Lịch sử và các sản phẩm:
Google, hãng công nghệ đã trở thành “gã khổng lồ” sau 15 năm xuất hiện
trên thế giới.
Ngày 4/9/1998, Larry Page và Sergey Brin, khi đó là 2 nghiên cứu sinh tại
trường đại học Stanford đã cùng nhau lập ra công ty Google Inc, công ty công
nghệ mà sự ra đời của nó đã làm thay đổi cả lịch sử Internet. Được thành lập vào
ngày 4/9, còn tên miền Google.com được đăng ký vào ngày 15/9/1998.
Những bước ngoặt quan trọng nhất của lịch sử Internet và cùng điểm lại
những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử tồn tại và phát triển của Google, từ buổi sơ
khai đến lúc trở thành “gã khổng lồ”.
10
Trở lại vào buổi “sơ khai”, khi Page và Brin gặp nhau tại đại học Stanford

năm 1995 và cùng nhau quyết định tạo ra 1 công cụ tìm kiếm với tên gọi
BackRub vào tháng 1/1996.
Sau đó, cả 2 quyết định biến đổi tên gọi công cụ tìm kiếm của mình thành
Google, 1 cách chơi chữ cho từ “gooogol”, với ý nghĩa của số 1 kèm theo 100 số
0 đằng sau, với hàm ý nhiệm vụ của họ để tạo nên 1 số lượng vô hạn các nguồn
tài nguyên trên website. Và thực sự họ đã làm được.
Trang chủ đầu tiên của Google ra đời năm 1998.
Ngày 16/9, tên miền Google.com chính thức được đăng ký, tuy nhiên đến
tận tháng 11, trang chủ của Google mới được xuất hiện. Vào đầu năm này, 2 nhà
đồng sáng lập đã nhận được khoảng tài trợ đầu tiên giá trị 100.000 USD từ nhà
đầu tư Andy Bechtolsheim.
Tháng 9/1998, Larry Page và Sergey Brin từ khoảng đầu tư này đã quyết
định thành lập công ty Google Inc trong gara căn hộ tại Menlo Park, California
(Mỹ) và quyết định thuê nhân viên đầu tiên, Craig Silverstein.
Giao diện đầu tiên trang chủ Google
Cả Page lẫn Brin không giỏi trong việc sử dụng ngôn ngữ lập trình web
HTML, do vậy, trang chủ của đầu tiên của Google khá sơ sài. Kèm với đó, cả 2
đã phải chèn thêm 1 thông điệp phía cuối trang để thông báo cho người dùng
được biết nội dung trang đã được tải hết.
Sau 1 năm ra đời, năm 1999 Google chuyển đến trụ sở mới tại Mountain
View (bang California), chính là trụ sở chính ngày nay của Google. Hãng cũng
đã nhận thêm khoảng tiền đầu tư lên đến 25 triệu USD từ các nhà đầu tư.
11
Tính năng tìm kiếm “Uncle Sam”
Cũng trong năm nay, “Uncle Sam” (Chú Sam) là thuật ngữ quen thuộc của
người Mỹ và Google đã đưa thêm thuật ngữ này lên trang chủ của mình vào năm
1999, cho phép người dùng tìm kiếm các tài liệu liên quan đến chính phủ Mỹ.
Năm 2000: Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của Yahoo
Google đã dần khẳng định tên tuổi của mình khi hợp tác và trở thành công
cụ tìm kiếm mặc định của Yahoo, là “thế lực hàng đầu” vào thời điểm đó trong

làng công nghệ.
Bắt tay với Yahoo là 1 động thái khẳng định “tên tuổi” của Google
Ngoài sự hợp tác này, Google tuyên bố rằng mình đã đánh dấu được hơn 1
tỷ trang web và trở thành công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Trong năm này,
Google cũng lần đầu tiên ra mắt dịch vụ quảng cáo Adword, dịch vụ cho phép
các doanh nghiệp mua quảng cáo theo từ khóa để xuất hiện nội dung quảng cáo
cạnh kết quả tìm kiếm.
Tính năng tìm kiếm hình ảnh (Image search) được Google công bố vào
tháng 7/2001. Ngay khi ra mắt, Google cho biết đã ghi dấu được hơn 250 triệu
hình ảnh.
12
Tính năng tìm kiếm hình ảnh vẫn là tính năng hữu ích ngày nay
Năm 2002: Thiết bị Google Search Applicance
Đầu năm 2002, Google giới thiệu thiết bị phần cứng đầu tiên của mình,
Google Search Appliance, thiết bị cho phép kết nối với máy tính và cung cấp các
tính năng tìm kiếm nâng cao cho dữ liệu bên trong.
Đây là thiết bị phần cứng đầu tiên của Google
Năm 2003: Ra mắt Adsense - “Con gà đẻ trứng vàng”
Google giới thiệu công cụ quảng cáo trực tuyến lớn nhất thế giới, Adsense.
Đây là hình thức quảng cáo kết hợp cùng Google Adword, cho phép đặt quảng
cáo từ các nhà quảng cáo lên các trang web từ bên thứ 3 để thu hút thêm khách
ghé thăm cho các nhà quảng cáo.
Adsense là “con gà đẻ trứng vàng” thực sự của Google
13
Năm 2004: Dịch vụ email Gmail
Google ra mắt Gmail vào đúng ngày “cá tháng tư” 1/4/2004, tuy nhiên
phiên bản thử nghiệm yêu cầu người dùng phải có thư mời mới được phép tham
gia. Tuy còn nhiều hạn chế, tuy nhiên Gmail đã nhanh chóng thu hút được đông
đảo người sử dụng nhờ những ưu điểm vượt trội của nó.
Gmail hiện là dịch vụ email hàng đầu hiện nay

Ngày nay, Google đã mở cửa để người dùng tham gia Gmail miễn phí và
Gmail nhanh chóng trở thành dịch vụ email hàng đầu thế giới về lượng người
dùng.
Năm 2005: Bản đồ trực tuyến Google Maps
Bản đồ trực tuyến được Google giới thiệu vào tháng 2/2005 và được tích
hợp lên iPhone vào năm 2007. Cùng với sự ra mắt của Google Maps, tháng
6/2005, ứng dụng Google Earth, phiên bản vệ tinh bản đồ trái đất cũng được
Google trình làng.
Google Earth là dịch vụ tra cứu bản đồ hàng đầu hiện nay
Cũng trong năm nay, Google ra mắt công cụ tìm kiếm code.google.com,
cho phép các lập trình viên tìm kiếm mã nguồn lập trình ứng dụng khi cần thiết.
14
Ngoài ra, Google cũng đã thâu tóm Urchin, dịch vụ tối ưu dữ liệu mà sau này
được Google phát triển thành dịch vụ Google Analytics.
Năm 2006: Thâu tóm Youtube
Với mức giá 1,65 tỷ USD, thương vụ thâu tóm Youtube vào tháng 10/2006
là một trong những thương vụ lớn nhất trong lịch sử Google và cao nhất vào thời
điểm bấy giờ. Ngày nay, Youtube đã trở thành dịch vụ xem và chia sẻ video trực
tuyến lớn nhất thế giới, với hàng triệu đoạn video được chia sẻ mỗi ngày.
Youtube đã nhanh chóng trở thành dịch vụ chia sẻ video hàng đầu thế giới
Cũng trong năm nay, Google cho ra mắt dịch vụ Gchat, dịch vụ chat được
tích hợp ngay bên trong hộp thư Gmail.
Tháng 11/2007, Google mua lại công ty Android, mà Google gọi đây là
“nền tảng di động mở đầu tiên trên thế giới”. Mặc dù thương vụ mua lại Android
không phải là thương vụ “bom tấn” thực sự gây chú ý, tuy nhiên đây lại là một
trong những thương vụ thành công nhất của Google.
Android là một trong các thương vụ thành công nhất của Google
Sản phẩm smartphone Nexus và máy tính bảng lần lượt ra đời cùng hệ
Android luôn được cập nhật.
15

Năm 2007, Google giới thiệu Google Apps Premium Edition, một phần
mềm phù hợp cho việc kinh doanh, cung cấp dịch vụ email, tin nhắn, lịch…như
một chương trình bảng tính. Sản phẩm này chủ yếu nhắm tới người sử dụng là
doanh nhân, dùng để cạnh tranh trực tiếp với bộ phần mềm Microsoft office, với
giá chỉ 50USD một năm cho một người sử dụng, so với giá 500USD cho môt
người sử dụng của Microsoft Office. Google có một số lượng lớn người sử dụng
Google App với 38.000 người ở Đại học Lakehead tại Thunder Bay, Ontario,
Canada.
Tháng 9/2008, Google giới thiệu Chrome, trình duyệt web mã nguồn mở
của mình và nhanh chóng chiếm được thị phần trên thị trường trình duyệt web.
Tốc độ phát triển của Chrome là rất nhanh chóng. Tính đến thời điểm hiện tại,
Chrome đã trải qua 13 phiên bản chính thức và phiên bản thử nghiệm thứ 14
cũng vừa được trình làng.
Trình duyệt Google Chrome ra mắt và có bước phát triển nhanh chóng
Cũng trong năm nay, hãng viễn thông T-Mobile giới thiệu G1, chiếc điện
thoại đầu tiên sử dụng nền tảng Androdi của Google.
Năm 2009: Google Wave - Thất bại của Google
Quá nhiều trông đợi, quá nhiều tính năng được giới thiệu trên nền tảng
Wave, Google hy vọng sẽ mạng đến cho người dùng một “phòng làm việc” và 1
mạng xã hội đúng nghĩa. Tuy nhiên, tính năng quá phức tạp và rườm rà, chỉ hơn
1 năm sau, Google đã phải thừa nhận Wave là sự thất bại của mình.
16
Đặt quá nhiều kỳ vọng khiến Google Wave nhanh chóng thất bại
Năm 2010: Ra mắt “chợ ứng dụng” Google Apps Marketplace
Google Apps Marketplace là kho ứng dụng được Google mở ra, cho phép
các nhà phát triển đăng tải và bán các ứng dụng do mình tạo nên.
Google muốn mở rộng kho ứng dụng của mình với Google Apps
Marketplace
Cũng trong năm này, Google tiếp tục “tham vọng” mạng xã hội của mình
với Google Buzz, mạng xã hội tích hợp bên trong hộp thư Gmail, nhưng một lần

nữa thất bại.
Năm 2011: Tiếp tục “giấc mơ” mạng xã hội với Google+
Sau thất bại của Wave và Buzz, dường như Google chưa bao giờ muốn từ
bỏ giấc mở xây dựng 1 mạng xã hội của mình. Tháng 6/2011, mạng xã hội
Google+, mạng xã hội được Google đầu tư 1 cách mạnh mẽ được chính thức ra
đời. Mặc dù chỉ ở giai đoạn thử nghiệm và phải có thư mời mới được phép tham
gia, Google+ đã nhanh chóng thu hút được hàng chục triệu người dùng.
17
Google+ được đặt nhiều kỳ vọng để trở thành đối thủ của Facebook
Cũng trong năm này, Google đã tạo nên một “bom tấn” khác với thương vụ
thâu tóm bộ phận di động của Motorola với giá 12,5 tỉ USD, thương vụ đắt giá
nhất trong lịch sử của Google.
Năm 2012: Cập nhật lại Android với cái tên Jelly Bean
Máy tính bảng Nexus 7 cũng được tin là thiết bị đầu tiên dùng hệ điều hành
Android mới nhất tên mã Jelly Bean.
Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể gồm các khái niệm như “phần
mềm dịch vụ”, “Web 2.0” và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng
công nghệ nổi bất, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để
đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Dịch vụ Google AppEngine
cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập
từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các
máy chủ.
Năm 2013: Tiếp tục với Công nghệ ảo Google Class, và các bài toán về
điện toán đám mây.
Trải qua 15 năm, Google đã trở thành 1 điều gì đó không thể thiếu với
người dùng Internet. Cùng với sự phát triển và sáng tạo của mình, chắc hẳn
Google sẽ còn tiếp tục vươn lên những tầm cao mới trong tương lai để tiếp tục là
“gã khổng lồ” hàng đầu trong làng công nghệ thế giới.
2. Kinh doanh, hợp tác:
a. Phát hành cổ phiếu lần đầu

18
Vào tháng 1 năm 2004, Google tuyên bố đã thuê công ty Morgan Stanley và
Goldman Sachs Group để tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Google chọn cách bán cổ phiếu bằng đấu giá, một điều hiếm có. Từ khi ra thị
trường, giá Google đã lên đến gần $200 mỗi cổ phiếu từ $85 lúc đầu. Giá thị
trường của Google đến nay là trên 100 tỷ đô la. Google được đưa vào danh sách
500 S&P index ngày 30 tháng 3 năm 2006, chiếm vị trí của Burlington
Resources, một nhà sản xuất dầu chính ở Houston.
b. Các thương vụ mua bán:
Từ năm 2001, Google đã mua được nhiều công ty nhỏ mới thành lập,
thường là công ty có nhiều sản phẩm và đội ngũ nhân viên tốt. Một trong những
công ty mà Google mua lại sớm nhất là Pyra Labs. Họ chính là những người sáng
tạo ra Blogger, một nền tảng của việc xuất bản weblog, giới thiệu lần đầu tiên
vào năm 1999. Pyra Labs ban đầu được lập ra bởi Evan Williams, khi anh này rời
Google vào năm 2004. Đầu năm 2006, Google mua lại Upstartle, một công ty
chịu trách nhiểm xử lý từ ngữ trên mạng, Writely. Công nghệ của sản phẩm này
rốt cuộc đã được Google sử dụng để tạo ra Google Docs & Spreadsheets.
Tháng 2 năm 2006, công ty phần mềm Adaptive Path bán Measure Map,
một ứng dụng thống kê weblog cho Google.
Cuối năm 2006, Google mua lại trang web chia sẻ video trực tuyến
YouTube với giá 1,65 tỷ USD bằng cổ phần. Không lâu sau, 31 tháng 10 năm
2006, Google công bố họ đã mua lại Jotspot, một nhà phát triển của công nghệ
wiki cho các website cộng đồng.
Ngày 13 tháng 4 năm 2007, Google đạt được thỏa thuận mua lại
DoubleClick. Google đã đồng ý mua lại công ty này với giá 3,2 tỷ USD.
c. Sự cộng tác:
Năm 2005, Google gia nhập hiệp hội với các công ty và tổ chức chính phủ
khác để phát triển phần mềm và dịch vụ. Google công bố mối cộng tác với
NASA Ames Reseach Center, xây dựng đến 1 triệu phòng chuyên trách và làm
việc trong đề án nghiên cứu bao gồm Quản lý dữ liệu trên diện rộng, công nghệ

nano, sắp xếp công việc sử dụng máy tính… Google cũng tham gia cộng tác với
19
Sun Microsystem để chia sẻ và phân loại các công nghệ của nhau. Công ty cũng
tham gia cộng tác với American Online của Time Warner để cải tiến dịch vụ
video trực tuyến.
Năm 2007, Google và New Corp.’s Fox Interactive Media tham gia vào bản
hợp đồng trị giá 900 triệu USD để phục vụ tìm kiếm vào quảng cáo trên trang
mạng xã hội nổi tiếng, Myspace.
3. Bí quyết thành công:
Bí quyết đầu tiên là ở tài lãnh đạo của ban giám đốc Google và những đổi
mới sáng tạo trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm, đa phương tiện và điện thoại
thông minh đang tăng trưởng với tốc độ cao.
Như nhiều hãng công nghệ thành công khác, Google là công ty tập trung vào nhu
cầu của khách hàng. Mọi tiến trình sáng tạo của hãng đều "quanh quẩn" bên
khách hàng. Hai đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin đều truyền cảm hứng
cho toàn bộ nhân viên Google sẵn sàng phục vụ tối đa lợi ích của người dùng,
Google đã nhiều lần khẳng định: “Hãng tin rằng người dùng cũng muốn góp
phần vào sự thành công lâu dài của Google. Đó chính là cơ sở quan trọng để tạo
dựng giá trị niềm tin lâu dài.” Google cũng sẵn sàng nói “không” với những
quảng cáo chẳng ăn nhập gì với thông tin tìm kiếm của khách hàng. Đưa ra
những lựa chọn tốt nhất, rẻ và tiện dụng, từ tìm kiếm thông tin, lưu trữ trực
tuyến, email, lịch và mới đây nhất là mạng xã hội Google+, "người khổng lồ"
luôn bám sát định hướng ban đầu là phục vụ người dùng.
Sự nhầm lẫn lớn với những người khởi nghiệp kinh doanh lần đầu và cả đối
với doanh nghiệp đã thành công là chỉ cần có ý tưởng tốt, hoặc công nghệ tốt là
đủ để thành công. Các nhà sáng lập Larry và Sergy đều trưởng thành từ gia đình
có truyền thống học tập, bố mẹ họ đều là những giảng viên, nhà nghiên cứu cả về
khoa học và công nghệ tại trường đại học danh tiếng của Mỹ, Michigan,
MaryLand. Họ đã được tiếp xúc với máy tính khi còn đang ở giai đoạn sơ khai.
Ngoài ra họ còn được đào tạo với nền tảng kiến thức tổng hợp. Sự thành công

20
nhanh chóng của Google là sự góp sức rất lớn từ giám đốc điều hành tài ba
Schmidt. Ở ông, hội tụ đủ cả khả năng tư duy chiến lược về công nghệ và tài
năng tổ chức, điều hành, lãnh đạo.
Những thiên tài đột phá chính là người tìm ra ý tưởng và biến nó thành hiện
thực. Những thiên tài này chính là những người truyền bá ý tưởng mới ngay từ
nội bộ công ty. Sergrey Brin có thể coi là một ví dụ tiêu biểu cho thiên tài ý
tưởng của Google. Ông điều hành Google X, nơi tạo ra những sản phẩm đột phá
như chiếc kính được máy tính hóa Google Glass.
Đổi mới thành công không chỉ cần khả năng sáng tạo, vì đổi mới là quá
trình áp dụng kết quả sáng tạo nhằm đem lại lợi ích và giá trị cho người dùng,
cần tri thức rộng, chính sách, môi trường thuận lợi, kể cả khả năng tổ chức-điều
hành.
Bí quyết thứ hai là tinh thần kinh doanh tập thể. Google có thể ví như một
tổ chức mạng lưới, cho phép một nhóm gồm những người khác nhau như
blogger, nhà quảng cáo, người tiêu dùng cùng chia sẻ rủi ro hay lợi ích thu được
từ việc phát hiện và khai thác những cơ hội kinh doanh mới.
Có thể nói rằng, Google không chỉ là một nhà sáng tạo công nghệ mà còn là
một nhà sáng tạo hình mẫu kinh doanh
Ngoài ra, Google cũng đã tạo nên một môi trường làm việc được tổ chức,
quản lý khoa học, hệ thống từ trên xuống dưới. Do đó, cỗ máy tìm kiếm luôn
được cải tiến và đế chế Google không ngừng mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác
nhau.
Đi từ doanh nghiệp có 2 người đến hơn 10.000 nhân viên, Google luôn phải
giải quyết các mâu thuẫn một cách không thoả hiệp.
Google luôn phát triển nhanh nhưng tạo ra sự ổn định, quyết liệt trong đối
đầu và cạnh tranh nhưng mềm mại trong hành động.
Sau hơn 6 tháng hoạt động, Larry và Sergy nhận thức rõ nhu cầu tài chính
để mở rộng năng lực tìm kiếm và hoạt động kinh doanh.
Hai sáng lập viên đã khôn khéo trong việc thương lượng và lợi dụng tâm lý

sợ bỏ mất vụ đầu tư tiềm năng, sau này sẽ đạt được doanh thu không lồ của các
21
quỹ đầu tư, họ đã mời hai quỹ cùng đầu tư hơn 25 triệu USD vào công ty nhưng
vẫn giữ bằng được quyền điều hành kiểm soát công ty để tránh khả năng phá
hỏng tầm nhìn của các sáng lập viên và mục tiêu dài hạn là tạo ra đột phá công
nghệ. Các website muốn quảng cáo về sản phẩm và dịch vụ của mình được đặt ở
một vị trí riêng và được xác định là nhà tài trợ để không làm mất đi sự tin cậy và
chính xác của kết quả tìm kiếm.
Bên cạnh đó, Google kiếm được lợi nhuận ngày càng cao từ hoạt động
quảng cáo thông minh như khách hàng sẽ tự động đặt giá cho từ khoá lựa chọn.
Mỗi lần người sử dụng Internet bấm chuột vào các quảng cáo mà Google đăng tải
là một lần Google có thêm tiền và càng ngày mức quá quảng cáo càng tự động
tăng do chính sự cạnh tranh của khách hàng.
Việc ra đời Gmail với dung lượng 1GB và vô số các chức năng vượt trội
như lưu thư đã gửi, tự động cập nhật danh sách email, khiến cho Gmail chiếm
số lượng lớn khách hàng từ mail của Yahoo, không chỉ có như vậy, bằng thuật
toán tìm kiếm Google có thể phân tích nội dung email để tìm được nhu cầu của
người dùng nhằm cung cấp từ khoá đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, việc này khiến
cho cả khách hàng cảm thấy được lợi nhiều hơn và người tiêu dùng cũng có được
thông tin cần thiết.
Google luôn đẩy mạnh tốc độ thay đổi nhưng vẫn tạo ra sự phát triển ổn
định nhờ việc cân đối giữa phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới đồng thời với
phát triển về mặt nhân sự và tài chính đặc biệt là tiền mặt.
Google luôn nhận thức rõ về các người chơi trong cuộc, ai là bạn, ai là đối
thủ, ai là người hỗ trợ, do đó họ biết cách kết hợp, mua lại những công ty làm bổ
sung thêm năng lực của họ như Ask Jeeves, xây dựng liên minh bền vững với
AOL, quyết tâm đối đầu và phá vỡ thế độc quyền của Microsoft.
Ở Google, các kỹ sư được dành riêng 20% thời gian lao động để tự do
phóng túng với những ý tưởng sáng tạo, đeo đuổi say mê cá nhân. Mỗi tuần, các
lãnh đạo của Google lại dành rất nhiều thời gian để trò chuyện, trao đổi kinh

nghiệm với các kỹ sư, điều vốn dĩ không nhiều ở các công ty truyền thông. Rất
nhiều sản phẩm và dịch vụ của Google, như Gmail, Google News, AdSense đều
22
bắt nguồn từ những dự án. "Ý tưởng 20%" này có ý nghĩa quan trọng không chỉ
về con số 20% thời gian mà Google cho phép nhân viên của họ tự do tham gia dự
án họ yêu thích, nó còn thể hiện sự khuyến khích của Google với nhân viên trong
việc sáng tạo sản phẩm mới.
Google là một ước mơ có thật về những con người có tri thức đã biến sự
sáng tạo của mình trở thành sản phẩm tiện lợi nhất cho nhân loại.
III. Các nguyên lý sáng tạo SCAMPER vận dụng trong sản phẩm của
Google:
1. Thay thế:
a. Google Chromebook với ý tưởng có thể thay thế hoàn toàn laptop.
Trước hết hãy xem qua Chrome OS và các máy tính cài đặt chúng -
Chromebook. Chrome OS là một hệ điều hành riêng biệt do Google phát triển,
bạn đừng lẫn chúng với trình duyệt web Chrome cũng của chính hãng này. Hệ
điều hành Chrome là một hệ điều hành hoạt động hoàn toàn trên nền web, nó hứa
hẹn sẽ giải phóng người dùng khỏi những phiền toái rắc rối mà máy tính truyền
thống gây ra, đặc biệt là các máy cài hệ điều hành Windows.
Google có đưa ra một đoạn video giải thích rằng Chromebook không phải là
laptop, nhưng nó thật ra cũng không phải là một máy tính. Cỗ máy Chromebook
này - theo Google - hoàn toàn không có trình duyệt web, mà nó chính là web. Nó
không có màn hình làm việc chính (desktop), cũng không có các chương trình cài
đặt khu trú trong ổ cứng của máy. Người dùng đơn giản là chạy các chương trình
họ cần trên nền tảng điện toán đám mây với một thiết bị nhỏ gọn như netbook và
khởi động rất nhanh, gần như là bật-lên-liền.
Một bài viết trên blog chính thức của Google khoe rằng thời gian khởi động
của Chromebook chỉ tính bằng giây thay vì vài phút (!), và hệ điều hành này sẽ
chạy nhanh hơn sau mối lần cập nhật mới (?). Chromebook có thể chạy cả ngày
chỉ với một lần sạc và tuỳ chọn 3G cho phép người dùng có thể kết nối với

internet ở bất kỳ đâu.
23
Bài viết còn nhấn mạnh "bạn không cần phải lo lắng về việc lỡ làm mất máy
tính hoặc mất dữ liệu do quên không tạo bản sao lưu, tất cả phần mềm, ảnh, nhạc,
phim và văn bản của bạn sẽ được lưu trữ và truy cập từ bất kỳ đâu". Điều này
hoàn toàn có khả năng, nhưng cũng khiến bạn lệ thuộc vào Google và Internet.
Hơn nữa nhiều khi bạn muốn truy cập vào thư mục chứa ảnh nằm trong ổ usb
cắm trên máy tính khác chạy Windows 7 chẳng hạn, lúc ấy Chromebook sẽ rất
bất tiện.
Chromebook quả thực hấp dẫn, tầm nhìn của Google về điện toán di động
trong tương lai cũng rất đáng ngạc nhiên, nhưng cho đến khi viễn cảnh “công cụ
ứng dụng web” trở nên gần gũi và hiệu quả hơn với đại đa số người dùng,
Chromebook sẽ chưa thể sớm thay thế được máy tính xách tay truyền thống
b. Google Drive thay thế Google Docs
Google vừa công bố dịch vụ lưu trữ Drive, cung cấp 5GB miễn phí, thay thế
hoàn toàn Google Docs và tích hợp với nhiều dịch vụ của Google. Giới chuyên
gia đã sai khi dự đoán Google Drive là đối thủ trực tiếp của Dropbox.
Dịch vụ Google Drive chính thức hoạt động. Người dùng có thể truy cập
để đăng ký, xem giới thiệu và tải về ứng dụng trên
máy tính.
Google có vẻ hướng dịch vụ Drive này vào doanh nghiệp và người dùng bộ
ứng dụng Google Apps hơn là định vị nó như một dịch vụ cho người tiêu dùng
như Dropbox. Trong thực tế, Google Drive giống như một phiên bản nâng cấp
của Google Docs hơn là một dịch vụ độc lập.
Sau khi đã cập nhật lên Google Drive, bạn không thể quay lại Google Docs
được nữa. Nếu truy cập docs.google.com, bạn sẽ được chuyển đến
drive.google.com, và giao diện của Drive trông cũng hầu như giống Docs. Có vẻ
như đây là một sự thay đổi hoàn toàn về thương hiệu.
Còn đây là những thông tin cơ bản về dịch vụ này:
Drive cung cấp 5 GB miễn phí cho mỗi tài khoản người dùng. Có thể nâng

cấp lên gói 25 GB với 2,49 USD/tháng, 100 GB với 4,99 USD/tháng, hoặc thậm
chí 1TB với giá 49,99 USD/tháng.
24
Ứng dụng Google Drive cho máy tính Windows và OS X được tung ra đồng
thời với dịch vụ. Ứng dụng cho Android cũng đã có, còn iOS thì phải chờ thêm
trong vài tuần tới.
Drive cho phép mở hơn 30 loại tập tin một cách tự nhiên trong trình duyệt,
trong đó có các tập tin văn bản, hình ảnh, PDF, HD video
Những yếu tố nêu trên cho thấy dự đoán của nhiều chuyên gia về việc
Google Drive là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Dropbox là sai.
Thay vào đó, Google có vẻ nhằm thẳng vào các dịch vụ lưu trữ dành cho
doanh nghiệp như Box, với hy vọng kiếm khách hàng từ những công ty đã sử
dụng dịch vụ Google Apps. Nhưng ngay cả với những công ty chưa dùng Google
Apps, khả năng lưu trữ của Drive có thể là một cách hấp dẫn để thuyết phục họ
sử dụng.
Mặt khác, với các ứng dụng trên Android và iOS, Google Drive vẫn có cơ
hội “hất cẳng” Dropbox trong phạm vi một số người dùng nhất định. Sẽ là ngớ
ngẩn khi cho rằng mọi người dùng Dropbox sẽ bỏ dịch vụ này để dùng Drive,
nhưng vẫn có những người không mặn mà lắm với Dropbox và có thể họ sẽ chào
đón dịch vụ mới của Google.
Google Drive chính là Google Docs được nâng cấp và thay tên.
Một vấn đề lớn đối với Google hiện nay là hoạt động của hệ điều hành
Chrome. Người dùng Chrome thường phải quay trở lại hệ điều hành Windows
hoặc hệ thống x86 để làm việc với các tập tin mà họ nhận được. Hơn nữa, hệ
thống lưu trữ tập tin không quen thuộc và dung lượng hạn chế là một trở ngại lớn
đối với nhiều người sử dụng hệ điều hành Chrome. Với Google Drive, những
mối lo ngại này được giải quyết.
25

×