Mục lục
Lời mở đầu
Ngày nay với tốc độ cuộc sống ngày càng tăng, có vô số những người, công
ty, tập đoàn, … thành công trong công việc. Trong số đó một số thành công từ sự
nâng đỡ của người thân, từ sự hậu thuẩn tài chính để lại, số khác thành công nhờ
tài năng, cơ hội, và sự sáng tạo của họ. Ở đây, nội dung trong bài thu hoạch này chỉ
đề cập đến khía cạnh thứ hai. Những người thành công luôn biết cách thay đổi, biết
vận dụng những phương pháp sáng tạo để biến cái không thể thành cái có thể. Vậy
các phương pháp sáng tạo ở đây là gì, chúng ta đã có vận dụng chúng trong hoạt
động làm việc, học tập hằng ngày hay chưa? Có, chắc chắn là chúng đã thực hiện
chúng rồi, tuy nhiên chúng ta không nhận dạng được chúng và hiểu rỏ bản chất của
những phương pháp ấy.
Điều này theo tôi thì hoàn toàn đúng cho đến khi được học tập, nghiên cứu
môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học”, thì tôi nhận biết được những công việc,
những giải pháp đã vận hành trong công việc là gì, tên gọi cũng như hiểu rỏ bản
chất của công việc.
Với bài thu hoạch này tôi xin trình bày lại một trong số các phương pháp sáng
tạo, và phương pháp tôi chọn có tên gọi là SCAMPER do giáo sư Michael Mikalko
phát triển. Tôi cũng đã có thời gian dài tiếp cận với một sản phẩm tin học của tập
đoàn Microsoft phát triển đã được áp dụng ở các tập đoàn thị trường Việt Nam dùng
để quản lý nguồn lực doanh nghiệp, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét lại sản phẩm
này có vận dụng phương pháp sáng tạo hay không?
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
1
I. TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP SCAMPER
1. Tư duy sáng tạo là gì?
Có một câu chuyện kể về một người cha già có 3 đứa con trai và đến
lúc già ông này muốn trao lại tài sản cho người thông minh nhất trong số ba
người con của ông. Thế là ông nghĩ ra 1 cách: đưa cho mỗi người con một
khoản tiền nhỏ và bảo những người con hãy mua một cái gì đó có thể làm
đầy nhà kho, càng đầy càng tốt.
Ba người con cầm tiền và đi tìm thứ vừa rẻ vừa dễ làm đầy kho. Người
con cả nhìn thấy một cái cây rất to trên đường đi và nghĩ rằng cành và lá
cây rất cồng kềnh, sẽ tỏa ra được mọi ngóc ngách của kho. Thế là anh ta
quyết định mua hết cành cây và thuê người mang về nhà.
Người con thứ hai thì mừng húm khi nhìn thấy đống cỏ khô. Cỏ vừa rẻ
vừa nhẹ, lại nhỏ, dễ dàng làm đầy kho. Thế là anh ta mua hết cỏ và thuê
người mang về nhà.
Người con út nghĩ đi nghĩ lại về cách làm đầy kho sao cho vừa hiệu quả
và ít tốn kém. Cuối cùng anh ta chỉ mua một ngọn nến. khi thắp ngọn nến
lên, cả kho tràn đầy ánh sáng. Người cha rất hài lòng và để lại tài sản cho
người con út.
Hàm ý của câu chuyện là gì? Để thắp sáng được ngọn nến sáng tạo
bên trong mỗi người, trước hết đầu óc chúng ta phải đầy đã.
Vậy tư duy sáng tạo là nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp
để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một
cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh
vực. Ứng dụng chính là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các
phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải.
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
2
SCAMPER
SUBSTITUTE
COMBINE
ADAPT
MODIFY
PUT
ELIMINATE
REVERSE
Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa
học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội,
nghệ thuật hoặc trong các phát minh, sáng chế.
2. SCAMPER
SCAMPER là tên gọi một phương pháp sáng tạo được phát triển bởi giáo
sư Mikalko, tên của nó được thành lập bằng cách ghép nối chữ cái đầu tiên
của các từ:
Substitute : Thay thế
Combine : Kết hợp
Adapt : Thích ứng
Modify : Điều chỉnh
Put : Thêm vào
Eliminate : Loại bỏ
Reverse : Đảo ngược
Ảnh: Sự thành lập của thuật ngữ SCAMPER
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
3
3. Phương pháp thay thế (SUBSTITUTE):
Một số câu hỏi gợi mở phép thay thế:
Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?
Có thể thay thế nhân sự nào?
Qui tắc nào có thể được thay đổi?
Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác?
Có thể dùng qui trình, thủ tục nào khác?
Có thể thay tên khác?
Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?
Ví dụ:
Trong ngành xây dựng cầu đường, cầu dây văng ra đời thay thế cho
cầu bình thường.
Bàn phím ảo trong các dòng điện thoại mới được thay thế bàn phím
cơ
Giao diện dòng lệnh của DOS được Microsoft thay thế bằng giao
diện đồ họa
Ví dụ hài hước:
(Ảnh nguồn internet)
4. Phương pháp kết hợp (COMBINE):
Một số câu hỏi gợi mở phép thay thế:
Ý tưởng, thành phần nào có thể kết hợp được?
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
4
Tôi có thể kết hợp, tái kết hợp mục đích của các đối tượng?
Tôi có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với các yếu tố khác?
Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng?
Những vật liệu gì có thể kết hợp được với nhau?
Tôi có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề?
Ví dụ:
Hòa trộn cát và keo dán sắt để gia tăng tính năng khi dán các vật dụng
bằng sành, sứ, gốm
Trong ngành ẩm thực mỗi loại thức ăn luôn kết hợp với một loại nước
chấm phù hợp
Phần mềm ERP là sự kết hợp của nhiều Module riêng biệt
Ví dụ hài hước:
(Ảnh nguồn internet)
5. Phương pháp thích ứng (ADAPT):
Một số câu hỏi gợi mở phép thay thế:
Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
Có gì tương tự đối với đối tượng ta đang xem xét nhưng trong tình
huống khác?
Ý tưởng nào khác có thể đề xuất?
Cái gì tôi có thể sao chép, mượn hay đánh cắp?
Tôi có thể tương tác với ai?
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
5
Ý tưởng nào tôi có thể hợp nhất?
Quá trình nào có thể được thích ứng?
Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất?
Ví dụ:
Dùng xẻng chiên trứng khi hành quân.
Động vật có tính năng chuyển màu phù hợp với môi trường xung quanh
để tránh kẻ thù.
Dùng 3 viên gạch làm bếp
Ví dụ hài hước:
(Ảnh nguồn internet)
6. Phương pháp điều chỉnh (MODIFY):
Một số câu hỏi gợi mở phép thay thế:
Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan?
Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hoặc mạnh hơn?
Tôi có thể gia tăng tần số của hệ thống?
Yếu tố nào có thể lặp lại? Tôi có thể tạo ra nhiều bản sao?
Tôi có thể bổ sung thêm những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?
Ví dụ:
Nhãn hàng tiêu dùng Unilever luôn thay đổi mẫu mã cho cùng một sản
phẩm.
Cây kẹo khổng lồ cho trẻ em bên trong là những cây kẹo nhỏ.
Quạt máy có nút, công tắc để gia tăng tốc độ quạt
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
6
Ví dụ hài hước:
(Ảnh nguồn internet)
7. Phương pháp thêm vào (PUT):
Một số câu hỏi gợi mở phép thay thế:
Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào?
Thị trường nào có thể tiêu thụ hàng của tôi?
Ví dụ:
Lốp xe có thể dùng làm hàng rào
Lon bia được dùng làm ly uống nước
Bút chì có chứa đựng nhiều mẫu chì nhỏ bên trong dễ thay thế
Máy tắm nước nóng bán chạy ở khu vực miền Bắc hơn ở miền Nam
Ví dụ hài hước:
(Ảnh nguồn internet)
8. Phương pháp loại bỏ (ELIMINATE):
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
7
Một số câu hỏi gợi mở phép thay thế:
Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào?
Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống?
Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?
Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
Tôi thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao?
Tính chất nào của hệ thống có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ?
Tôi có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau?
Tôi có thể làm cho đối tượng tin gọn hơn?
Ví dụ:
Thiết bị điện thoại cố định có dây được thay bằng điện thoại không dây
Tàu vũ trụ loại bỏ các tầng khi phóng lên không gian
Nút bấm cơ được thay thế bằng nút bấm cảm ứng
Ví dụ hài hước:
(Ảnh nguồn internet)
9. Phương pháp đảo ngược (REVERSE):
Một số câu hỏi gợi mở phép thay thế:
Có phương án, cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành?
Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống?
Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi?
Có thể hoán đổi tác nhân với hệ quả?
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
8
Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch?
Có thể hoán đổi yếu tố tích cực với yếu tố tiêu cực?
Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện? Tác động bên trên thay vì
bên dưới? Tác động bên dưới thay vì bên trên?
Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu?
Ví dụ:
Dịch vụ mua hàng, giao hàng tận nhà
Đi siêu thị trên internet, điện thoại, …
Ví dụ hài hước:
(Ảnh nguồn internet)
II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP Ở CÁC TẬP ĐOÀN
VIỆT NAM
1. Tìm hiểu ERP software
Thuật ngữ ERP xuất phát từ cụm từ Enterprise Resource
Planning, được hiểu là một thống ứng dụng đa phân hệ - Multi Module
Software Applition giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và
điều hành tác nghiệp. Bản chất của ERP là một hệ thống tích hợp các
phần mềm ứng dụng rời rạc trước đây như quản lý kho, quản lý bán
hàng, quản lý sản xuất, kế toán, …
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
9
Giải pháp ERP cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp khả
năng quản lý và điều hành tài chính – kế toán, quản lý vật tư, quản lý
sản xuất, quản lý kinh doanh và phân phối sản phẩm, quản lý dự án,
dịch vụ, các công cụ báo cáo, lập biểu…. Thêm vào đó, giải pháp ERP
cung cấp cho các doanh nghiệp là một thống quản lý với qui trình chuẩn
của quốc tế, nhầm nâng cao khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp
cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các nhân viên.
Ảnh: Các module thiết yếu của ERP (nguồn internet)
2. Ứng dụng ERP tại các tập đoàn chuyên phân phối ở Việt Nam
Hệ thống ERP tích hợp rất nhiều module từ phân hệ sản xuất,
bán hàng, đến kế toán, … tuy nhiên ứng dụng ở các doanh nghiệp trực
thuộc các tập đoàn chỉ tạm dừng lại ở các phân hệ có tính chất then
chốt có thể phục vụ được các yêu cầu thiết yếu về kho bãi, công nợ,
bán hàng, mua hàng và kế toán tài chính. Tuy nhiên hệ thống được tích
hợp các công cụ hỗ trợ để giao tiếp với máy bán hàng, máy quét mã
vạch, ….
Hiện tại hệ thống ERP được dùng ở các đại lý, nhà phân phối cho
các tập đoàn này hiện đang dùng gói sản phẩm Microsoft Dynamic
Solomon, và các phân hệ hiện đang được dùng là:
Order Processing – OP/Order Management – OM
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
10
MICROSOFT
DYNAMIC SL
ORDER
PROCESSING
-
ORDER
MANAGEMENT
ACCOUNT
RECEIVABLE
PURCHASE
ORDER
ACCOUNT
PAYABLE
INVENTORY
GENERAL LEDGE
Account Receivable – AR
Purchasing Order – PO
Account Payable – AP
Inventory – IN
Cash Account – CA
General Ledge – GL
Bên cạnh đó, hệ thống cũng phát triển hệ thống bán hàng trên
thiết bị di động (Palm - PDA, Máy tính bảng, thiết bị di động với hệ điều
hành Android), hệ thống đặt hàng tự động, tích hợp số liệu, ….
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
11
Ảnh: Các chức năng hiện đang áp dụng ở các tập đoàn mãng phân phối
Việt Nam
3. ERP Unilever Việt Nam
Được nhìn nhận là người dẫn đường cho ERP Việt Nam, bắt đầu
từ năm 2000 Unilever mạnh dạng ứng dụng hệ thống ERP cho hơn 200
doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc hệ thống bán hàng và phân phối sản
phẩm của mình.
Giai đoạn sơ khai và thí điểm hệ thống (năm 2000 – 2002)
Bước đầu dòng sản phẩm Microsoft Business Solomon v4.0 được
ứng dụng để làm nền móng cốt lõi cho hệ thống. Các module được triển
khai là: OP – Order Processing (một module được công ty cung cấp
Solomon vùng SWSoft phát triển thay thế cho module OM – Order
Management chuẩn của Solomon), AR – Account Receivable, PO –
Purchasing Order, AP – Account Payable, GL – General Ledge, IN -
Inventory
Unilever cùng với các đối tác là công ty Magnus, SWSoft, công ty
FPT tiến hành:
• Tìm hiểu, mapping nghiệp vụ
• Khảo sát nhu cầu các đại lý phân phối của mình
• Hiệu chỉnh, Việt hóa lại hệ thống cho phù hợp với kinh tế, người
dùng cuối và cơ sở hạ tầng lúc bấy giờ ở Việt Nam.
Cuối năm 2002 tiến hàng triển khai thí điểm với qui mô nhỏ ở 2
nhà phân phối lớn trong thời gian 3 tháng và mang lại kết quả khả quan
lớn.
Triển khai dạng rộng cho qui mô lớn khắp Việt Nam (năm
2003)
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
12
Sau thành công thí điểm triển khai hệ thống ERP, Unilever cùng
với công ty FPT tiếp tục triển khai hệ thống với diện rộng với trên 200
nhà phân phối lúc bấy giờ. Hệ thống liên tục được cập nhật, tinh chỉnh,
nhân lực được huấn luyện bài bảng và kết quả đạt được là thời gian chỉ
mất 1 tháng để triển khai cho 1 doanh nghiệp.
Ứng dụng máy bán hàng cho tiếp thị (năm 2004)
Với nền tảng hệ thống ERP đã được ứng dụng đồng bộ trên khắp
Việt Nam, Unilever tiếp tục gắn kết công cụ bán hàng trên máy Palm –
PDA thay thế đơn đặt hàng của tiếp thị. Với công cụ này thì thời gian để
kế toán nhà phân phối có thể rút gắn được thời gian nhập liệu hàng
trăm hóa đơn vào hệ thống, tổng hợp và xuất đơn hàng tổng cho bộ
phận giao nhận nhanh chóng.
Ảnh: Thế hệ máy Palm – PDA đầu tiên ứng dụng ở hệ thống ERP
Unilever (nguồn internet)
Sự lớn mạnh của hệ thống hiện tại
Hiện tại với sự liên tục phát triển hiện tại hệ thống ERP tại mỗi
doanh nghiệp là một khối các chức năng gắn kết lại, đáp ứng tất cả
những nhu cầu quản lý.
Phần mềm cốt lõi Solomon được nâng cấp lên phiên bản
Microsoft Dynamic Solomon v6.0
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
13
Tích hợp công cụ trích xuất dữ liệu đồng bộ về dữ liệu trung
tâm của Unilever (Export Tool)
Tích hợp công cụ tính toán được độ tồn kho an toàn và đặt
hàng lên nhà cung cấp chính Unilever (eOrder).
Phát triển máy bán hàng qua thiết bị di động với hệ điều
hành Android
Export Tool
eOrder
Sales
Machine
DataCentralize
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
14
SPWTool
DISPLAY
(Ảnh minh họa hệ thống hiện tại của Unilever Việt Nam)
4. ERP P&G, Vinamilk, Tân Hiệp Phát, Trung Nguyên
Như một hiệu ứng domino, sau thành công vượt bậc trong việc ứng
dụng hệ thống ERP ở các doanh nghiệp Việt Nam thuộc kênh phân phối
của Unilever, lần lượt các tập đoàn lớn như P&G, Vinamilk, Tân Hiệp
Phát, Café Trung Nguyên cũng ứng dụng ERP vào các phân phối chính
thức của mình. Tuy nhiên có vài điểm thay đổi:
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
15
P&G:
Về phân hệ bán hàng sử dụng module OM.
Sử dụng thêm module CA – Cash Account
Sử dụng phần mềm FRx – Financial Reporting để lập
báo cáo tài chính tự động.
Vinamilk:
Ứng dụng máy bán hàng được Viettel tài trợ phát
triển trên thiết bị máy tính bảng. Sự đồng bộ đơn
hàng được thực hiện qua Web thay vì thiết bị đồng
bộ cắm dây thông thường.
Ứng dụng máy quét mã vạch để nhập hóa đơn bán
hàng
(Ảnh minh họa ứng dụng thiết bị máy quét mã vạch và máy tính bảng
vào hệ thống ERP của Vinamilk)
5. ERP Việt Nam trong những năm sắp tới
Với cơ sở hạ tầng hiện tại ở Việt Nam thì việc nâng cấp, ứng
dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại vào việc kinh doanh, quản lý là
hoàn toàn có thể. Bên trên chúng ta đã tìm hiểu được mô hình ERP ở
mức các doanh nghiệp thuộc nhà phân phối của các tập đoàn lớn, vậy ở
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
16
mức tổng công ty thì sao? Chắc chắn là những người quản lý cũng
mong muốn có được số liệu dạng tổng hợp với thời gian đáp ứng là
nhanh nhất.
Cả Unilever Việt Nam và Vinamilk hiện đã xây dựng hệ thống SAP
nhầm tập trung dữ liệu của các chi nhánh, nhà phân phối, số liệu hầu
như đã đáp ứng 90% độ đầy đủ giúp cho các nhà chiến lược có thể đưa
ra những kế hoạch chính xác hơn trong những thời gian tới.
Hiện có một bất cập ở khía cạnh nhà phân phối, một doanh
nghiệp chuyên phân phối hàng tiêu dùng, thực phẩm thì không thể chỉ
phân phối chỉ một ngành hàng cho một công ty, họ hiện đang thực hiện
hoạt động kinh doanh với rất rất nhiều nhãn hàng khác nhau. Ví dụ, một
nhà phân phối hiện đang kinh doanh nhãn hàng Unilever họ hoàn toàn
có thể kinh doanh nhãn hàng các loại sữa, thực phẩm, … Nhưng nếu
mỗi 1 công ty lại triển khai 1 hệ thống riêng biệt cho riêng họ thì việc
lãng phí cơ sở vật chất, nhân sự ở doanh nghiệp là không nhỏ. Đồng
thời có thể giảm thiểu được chi phí triển khai, áp dụng hệ thống của
công ty.
Mỗi hệ thống ERP đều có khả năng ứng dụng và phát triển thêm
cao. Xu hướng ngày nay người tiêu dùng có khuynh hướng chuyển
sang mua sắm trên phương tiện di động tại nhà. Các tổng công ty hoàn
tòan có thể phát triển thêm kênh này, giảm thiểu chi phí cho doanh
nghiệp.
III. PHÂN TÍCH SÁNG TẠO ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ERP Ở VIỆT NAM
1. Thay thế - SUBSTITUTE
Điểm sáng tạo lớn nhất là áp dụng hệ thống ERP thay thế các
ứng dụng riêng lẻ, không đồng nhất ở các doanh nghiệp. Chuẩn lại quy
trình vận hành từ các khâu nhân sự, quản lý và công tác kinh doanh,
giúp doanh nghiệp có một cái nhìn khác trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào quản lý.
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
17
ERP
SOLUTION
SALES
SOFTWARE
WAREHOUSE
SOFTWARE
ACCOUNTING
SOFTWARE
HR
SOFTWARE
…
(Ảnh: Giải pháp ERP đã giải quyết vấn đề tích hợp các phần mềm
riêng lẻ trước đây)
(Ảnh: Chuẩn hóa, thống nhất qui trình làm việc của Doanh
nghiệp, đội ngũ nhân viên)
Ứng dụng máy bán hàng (Palm, Pocket PC, Máy tính bảng) giúp
giảm thiểu các hóa đơn ghi tay, sổ sách theo dõi tình trạng của hàng tồn
kho của doanh nghiệp khi tiếp thị đi ra ngoài thị trường.
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
18
2. Thích ứng - ADAPT
Tình hình nhân sự, cơ sở hạ tầng, đòi hỏi phải có những giải
pháp về hệ thống tương thích. Việc sử dụng module OP – Order
Processing của Unilever, Việt hóa tất cả giao diện sử dụng là những
điểm sáng góp phần tạo nên thành công của mỗi hệ thống.
(Việt hóa sản phẩm ERP tạo độ thân thiện, dễ hiểu với người
dùng có trình độ ở mức trung bình)
Nhân viên được tuyển dụng và đào tạo để có khả năng làm việc
với hệ thống và các quy trình được đề ra.
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
19
ERP
Solut
ion
1
2
3
4
5
6
ERP
Solut
ion
1’
2’
3’
4’
5’
6’
(Đội ngũ quản lý, nhân viên được huấn luyện trước khi hệ thống
được ứng dụng)
3. Điều chỉnh – MODIFY
Với phần nền hệ thống ERP đã ổn định về nghiệp vụ và qui trình
đã triển khai – Microsoft Dynamic Solomon, các tập đoàn khác P&G,
Tân Hiệp Phát, Café Trung Nguyên cũng đã sao chép lại phần nền của
hệ thống để ứng dụng đáp ứng riêng ngành kinh doanh của mình.
(Hiệu chỉnh lại ERP đã có để phù hợp với mô hình công ty)
Với công tác khảo sát, triển khai, huấn luyện nhân sự, thời gian
để ứng dụng thành công cả 2 phần: phần nền Solomon và phần bán
hàng bằng máy cũng đã giảm xuống cho những lần áp dụng sau.
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
20
Cài đặt hệ thống: 2
days
Kiểm tồn kho: 1 days
Mã hàng, Khách hàng:
2 days
Huấn luyện: 7 days
Chạy thử: 7 days
Durations
CASH
ACCOUNT
FRx REPORT
ERP
SOLUTION
(Thời gian khảo sát hệ thống mới, thời gian triển khai, áp dụng giảm)
4. Thêm vào – PUT
Với mỗi hệ thống ERP của mỗi công ty, nhiều chức năng, công cụ
đã được thêm vào cho phù hợp:
P&G:
Sử dụng thêm module CA - Cash Account quản lý tiền mặt ở
các chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh cấp 1 của mình.
Tích hợp sử dụng công cụ FRx – Finalcial Report làm báo cáo
tài chính cho mỗi chi nhánh
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
21
Vinamilk ứng dụng máy quét mã vạch cho dãy cửa hàng bán
hàng trực tiếp thuộc các thành phố lớn
5. Loại bỏ - ELIMINATE
Trước đây khi chưa có hệ thống quy trình bán hàng ở các doanh
nghiệp đều hầu như tồn tại 2 qui trình:
Qui trình đặt hàng trước, giao hàng sau
Qui trình bán hàng theo xe
Thì giờ đây qui trình bán hàng theo xe đã được thay thế hoàn
toàn bởi qui trình bán hàng Đặt hàng trước, giao hàng sau. Hạn chế
được tình trạng chuyên chở các mặt hàng mà mong muốn từng ngày
của họ không cần thiết hoặc không đủ hàng trên xe để giao cho khách
hàng
Ảnh minh họa qui trình bán hàng đặt hàng trước giao hàng sau ở
các nhà phân phối
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Khách
Hàng
Doanh
Nghiệp
Phương pháp nghiên cứu khoa học
22
Ảnh minh họa qui trình bán hàng theo xe ở các nhà phân phối –
Không còn dùng nữa
6. Đảo ngược - REVERSE
Trước đây tiếp thị công tác bán hàng không siết chặt được với
lịch trình bán hàng, tiếp thị thường hay bán hàng trái tuyến, bỏ qua khâu
chăm sóc các khách hàng ít tiềm năng, Khi ứng dụng máy bán hàng cho
tiếp thị, hệ thống được trang bị lịch trình bán hàng theo tuyến đường,
giám sát bán hàng có thể kiểm tra lịch trình bán hàng của tiếp thị có
đúng với lịch trình đã định sẳn hay không, có phương án chăm sóc, phát
triển khách hàng, phát triển doanh số.
Ảnh minh họa việc hạn chế đến mức tối đa tiếp thị bán hàng trái
tuyến
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Doanh
Nghiệp
Khách
Hàng
Khách
Hàng A
Khách
Hàng B
Phương pháp nghiên cứu khoa học
23
7. Kết hợp - COMBINE
Với hệ thống ERP được triển khai, việc đồng nhất và tổng hợp
được thực hiện dễ dàng hơn. Các dữ liệu được đồng nhất cho tất cả
các doanh nghiệp khi chuyển tải số liệu về trung tâm tổng công ty. Với
Unilever, việc tổng hợp số liệu không giới hạn ở lãnh thổ Việt Nam mà
còn thống nhất cho cả khu vực Đông Nam Á, Châu Á.
Ảnh minh học đồng bộ dữ liệu từ các Doanh Nghiệp về tổng công ty
hoặc từ chi nhánh cấp 2 lên chi nhánh cấp 1
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
24
IV. KẾT LUẬN
Thành công của các hệ thống ERP Việt Nam ở giai đoạn này mở ra
nhiều hướng ứng dụng khác cho các doanh nghiệp. Không chỉ riêng Unilever
Việt Nam mà những tập đoàn khác, công ty lớn khác không những mạnh dạn
ứng dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý mà họ còn nâng tầm ứng dụng
ở các mức sâu hơn, chi tiết hơn.
Liên tục sáng tạo cải tiến hệ thống, ứng dụng song hành cùng các công
nghệ tiên tiến hiện tại để ngày càng hoàn thiện hơn.
SVTH: Võ Nhật Quang – CH1201131 GVHD: GS.TSKH. HOÀNG KIẾM
Phương pháp nghiên cứu khoa học
25