Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Hiện trạng sản xuất giống tôn Sú ở một số xã thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 70 trang )

I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Những năm gần đây nghề nuôi tôm sú ở nước ta ngày càng phát triển mạnh.
Song song với sự phát triển đó, nhu cầu con giống cũng ngày càng tăng cao. Trước
tình hình đó, nhiều tỉnh ven biển có đủ điều kiện sản xuất giống tôm sú đã dần dần
hình thành mạng lưới hệ thống trại sản xuất giống, nhằm đáp ứng được nhu cầu giống
cũng như sẽ tìm được nguồn lợi nhuận không nhỏ từ việc sản xuất và cung cấp giống.
Cũng không ngoại lệ, nằm trên vùng lãnh thổ Việt Nam, Ninh Thuận là một
tỉnh duyên hải cực Nam Trung bộ có bờ biển dài 105km. Dọc theo bờ biển Ninh
Thuận có nhiều đầm, vònh, vùng cửa sông, bãi triều có thể sử dụng cho nuôi trồng
thủy sản. Ninh Thuận là một tỉnh có lượng mưa ít nhất trong cả nước (trung bình
750mm), ít sông ngòi, độ mặn nước biển luôn cao và ổn đònh (trung bình 32 – 35
0
/
00
).
Trong thực tế các năm qua cho thấy, nuôi trồng thủy sản ven biển ở Ninh
Thuận thực sự là thế mạnh của ngành thủy sản và không ngừng phát triển với tốc độ
khá cao, trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quan trọng của đòa phương. Nuôi
tôm thương phẩm và sản xuất giống tôm sú là hai nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất. Ninh Thuận hiện có khoảng 1.513ha nuôi tôm sú, hàng năm cung cấp khoảng
4.000 tấn tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, đồng thời giải quyết công ăn việc
làm cho hơn 5.000 lao động, điều này không thể không kể đến sự góp phần không
nhỏ của nghề sản xuất giống của huyện Ninh Hải nói riêng và trong cả tỉnh nói chung
đã đống góp tích cực nhất trong nhiệm vụ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân trong đòa phương.
Tuy nhiên trong những năm vừa qua, từ cuối năm 2001 đến đầu 2002 và đặc
biệt là từ cuối năm 2003 đến nay các trại nuôi tôm giống đã và đang đối mặt với rất
nhiều khó khăn. Trên tất cả các vùng sản xuất giống tôm sú của cả nước đều xuất
hiện bệnh đỏ thân, đốm trắng, ngoài ra còn các bệnh nhiễm khuẩn thông thường và
chủ yếu do nhóm Vibrio gây ra cũng trở nên khó điều trò. Dòch bệnh xảy ra liên miên,


kéo theo vấn đề môi trường và nguồn nước ngày càng bò ô nhiễm đã dẫn đến hàng
loạt thiệt hại cho các hộ nuôi như: tôm chậm lớn, năng suất nuôi đạt thấp, lượng tôm
hao hụt lớn, thời gian nuôi kéo dài, chi phí thức ăn, nhân công, nhiên liệu,… đã làm
cho giá thành sản xuất tăng cao, trong khi đó giá tôm giống trên thò trường ngày càng
không ổn đònh và có xu hướng hạ thấp trong vài năm trở lại đây. Tất cả những điều
nêu trên đã làm cho một bộ phận người sản xuất tôm giống hoang mang, sản xuất bò
đình đốn.
Nhằm tìm hiểu hiện trạng nghề sản xuất giống tôm sú tại huyện Ninh Hải,
tỉnh Ninh Thuận và được sự chấp thuận của khoa Thủy Sản Trường Đại Học

Download» Agriviet.com
2
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Hiện trạng sản
xuất giống tôm sú ở một số xã thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận”.
Qua đề tài này chúng tôi sẽ điều tra để tìm hiểu và thu thập số liệu về tình
hình sản xuất giống tôm sú cũng như tìm hiểu về qui trình kỹ thuật đang được áp
dụng ở các đòa phương trong huyện.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
- Điều tra hiện trạng, kinh tế xã hội và kỹ thuật của nghề sản xuất giống tôm
sú ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
- Xác đònh hiệu quả kinh tế của nghề sản xuất giống tôm sú.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của nghề này. Để có những giải pháp
nâng cao năng lực sản xuất cho những năm tiếp theo.
- Tìm hiểu mối tương quan giữa năng suất và các yếu tố khác.















Download» Agriviet.com
3
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Tôm Sú
Tôm sú hay còn gọi là tôm sú rằn hay tôm cỏ là loài tôm biển có kích thước
lớn, trên cơ thể tôm sú có nhiều sọc màu xám đậm hơi xanh hoặc nâu đỏ, tôm có
chủy dài hơi cong và có 6 – 8 gai trên chủy.
2.1.1 Phân loại

Tôm sú thuộc:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Branchiata
Lớp: Cructacea
Lớp phụ: Melacostrace
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Nantatia
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon
Tên khoa học:
Penaeus monodon
(Fabricius 1798)

Tiếng Anh: Tiger shrimp
Tiếng Việt: Tôm sú, tôm cỏ
2.1.2 Vùng phân bố
Phạm vi phân bố của tôm sú trên thế giới khá rộng như ở các thủy vực từ Ấn
Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và
phía Tây châu Phi (Racek, 1955; Holthuis và Rosa, 1965; Motoh, 1981, 1985, trích bởi
Phạm Văn Tình, 1996).
Ở Việt Nam tôm sú (
Penaeus monodon
) phân bố tự nhiên ở cả ba miền Bắc,
Trung và Nam nhưng tập trung nhiều ở duyên hải miền Trung.


2.1.3 Khả năng thích nghi

Download» Agriviet.com
4
Trong môi trường nước có rất nhiều chỉ tiêu thủy lý hóa ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng và phát triển của tôm như nhiệt độ, độ mặn, oxy, pH và một số yếu
tố khác. Sự biến động của các chỉ tiêu này phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và
biến động bên trong của thủy vực.
Nền đáy thủy vực có ảnh hưởng khá lớn đối với sự phân bố của các loài tôm
trong tự nhiên. Một số loài thích nền cát, cát bùn, thủy vực nước trong có độ mặn cao
như tôm sú,…
Tôm sú (Penaeus monodon) là loài biến nhiệt, khi nhiệt độ của môi trường
biến đổi thì nhiệt độ của cơ thể biến đổi theo và điều này không thuận lợi đối với
tình trạng sức khỏe của tôm, nhưng đây lại là loài rộng nhiệt, có khả năng thích nghi
trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 35
0
C, tuy nhiên khoảng nhiệt độ thích hợp cho tôm là

từ 25 – 30
0
C, nếu thấp hơn 15
0
C và cao hơn 35
0
C sẽ gây nguy hiểm và tôm bắt đầu
chết (theo Trần văn Hòa, Trần Văn Đởm và Đặng Văn Khiêm, 2001).
Trong khoảng pH từ 7,5 – 8,5 là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của
tôm, tuy nhiên tôm có thể thích nghi được trong khoảng pH từ 6,0 – 10,0 nhưng sự dao
động trong ngày phải nhỏ hơn 0,5 đơn vò (theo Đào Mạnh Sơn, Đào Tấn Hỗ, Hà Đức
Thắng, Nguyễn Chính, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Hữu Phụng,
Nguyễn Thò Xuân Thu, Nguyễn Văn Chung, Phạm Thò Nhàn, Phạm Thược và các
ctv., 2003).
Tôm sú (Penaeus monodon) là loài rộng muối nhưng cũng tùy từng giai đoạn
phát triển của tôm mà có khả năng tồn tại và phát triển ở diêm độ từ 0 – 45
0
/
00

(Trần Văn Hòa, Trần Văn Đởm và Đặng Văn Khiêm, 2001).
Giống như các loài sống trong nước khác, tôm sú cũng cần có oxy để hô hấp,
hàm lượng oxy hòa tan cần thiết để tôm sống và phát triển từ 3 – 12mg/L, mức oxy
hòa tan tối ưu để tôm phát triển tốt là từ 4 – 7mg/L.
Ngoài ra tôm sú sống thích hợp với hàm lượng Amoniac (NH
3
) thấp hơn
0,1mg/L, mức độ gây độc của NH
3
tùy thuộc vào pH, khi pH càng cao thì sẽ tăng độc

tính của NH
3
.
2.1.4 Chu kỳ đời sống
Tôm là loài giáp xác có vỏ kitin bao bọc bên ngoài cơ thể, cho nên sự sinh
trưởng của chúng mang tính gián đoạn và đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích
thước và trọng lượng. Tôm muốn gia tăng kích thước (hay sinh trưởng) phải tiến hành
lột bỏ lớp vỏ cũ để cơ thể tăng kích thước. Quá trình này thường tùy thuộc vào môi
trường nước, điều kiện dinh dưỡng và giai đoạn phát triển của cá thể.

Download» Agriviet.com
5
Vòng đời của tôm biển trải qua một số giai đoạn bao gồm giai đoạn trứng; ấu
trùng với Nauplii, Zoae và Mysis; hậu ấu trùng; ấu niên và giai đoạn trưởng thành.
Mỗi giai đoạn phân bố ở những thủy vực khác nhau như vùng cửa sông, vùng biển
ven bờ hay vùng biển khơi và có tính sống trôi nổi hay sống đáy.
Hình 2.1 Vòng đời của tôm biển
(Nguồn: Phạm Văn Nhỏ, 2002)
Tôm sú thuộc loại dò hình phái tính, con cái có kích thước lớn hơn con đực ở
cùng độ tuổi. Có thể phân biệt đực cái khi tôm trưởng thành thông qua cơ quan sinh
dục phụ bên ngoài.
Cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên
ngoài có cơ quan giao cấu phụ nằm ở nhánh ngoài của đôi chân ngực thứ hai, lỗ sinh
dục đực mở ra ở hốc háng đôi chân ngực thứ năm. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong
túi.
Ở con cái: buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng
mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ ba. Bộ phận chứa túi tinh gồm có hai tấm
phồng lên ở đôi chân ngực thứ tư và thứ năm (gọi là Thelycum).

Download» Agriviet.com

6


Hình 2.2 Phân biệt tôm đực (phải) và tôm cái (trái)
(
Nguồn:
Phạm Văn Nhỏ, 2002)
Tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái trong tự nhiên từ tháng thứ
tám trở đi. Xác đònh sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở
cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác đònh sự thành thục của con đực khó hơn, chỉ
khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường thì dựa vào trọng lượng
để xác đònh khi con đực nặng từ 50g trở lên.
Số lượng trứng đẻ của tôm cái nhiều hay ít là phụ thuộc vài chất lượng của
buồng trứng và trọng lượng của cơ thể. Con cái có trọng lượng cơ thể từ 100 – 300g
cho 300.000 – 1.200.000 trứng nếu thành thục ngoài tự nhiên, còn nếu cắt mắt nuôi
vỗ trong bể xi măng thì thành thục và đẻ cho số lượng trứng từ 200.000 – 600.000
trứng.
Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ ), trứng sau khi đẻ
được 14 – 15 giờ, ở nhiệt độ 27 – 28
0
C sẽ nở thành ấu trùng và sau đó phát triển qua
các giai đoạn sau:
- Nauplius (N): trải qua sáu giai đoạn biến thái từ (N
1
– N
6
), giai đoạn này
chưa ăn mà chỉ sống dựa vào chất noãn hoàng trong cơ thể. Thời gian biến thái từ N
1


– N
6
là 36 – 51 giờ, chiều dài 0,43 – 0,58mm.

Download» Agriviet.com
7
- Protozoea có ba giai đoạn, mỗi giai đoạn biến thái từ 36 – 48 giờ, thức ăn là
tảo có kích thước bốn đến mười micron, chiều dài Z
1
= 1mm, Z
2
= 1,7mm,
Z
3
= 2,5mm.

Hình 2.3 Ba giai đoạn phát triển của ấu trùng Zoea
(Nguồn: Phạm văn Nhỏ, 2002)
- Mysis: Mysis xuất hiện ở ngày nuôi thứ năm, Mysis có ba giai đoạn phụ.
+ Mysis (M
1
) có chiều dài 3,5mm, xuất hiện năm đôi chân bụng, bơi chúi đầu
xuống.
+ Mysis (M
2
) có chiều dài hơn M
1
đôi chút, chân bơi bắt đầu phân đốt.
+ Mysis (M
3

) có chiều dài 4mm, chân bơi phân nhánh, sau 24 – 48 giờ thành
Postlarvae.
Z
1
Z
2
Z
3

Download» Agriviet.com
8

Hình 2.4 Các giai đoạn phát triển của hậu ấu trùng
(Nguồn: Phạm văn Nhỏ, 2002)
- Postlarvae đã phát triển các phần phụ như tôm trưởng thành, bắt đầu hướng
về trước, có tập tính sống đáy (công ty TNHHSX – TM – DV Ngọc Hà, kỹ thuật nuôi
từ nauplii thành phostlarvae, 2004).
Tôm sú đẻ quanh năm nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính là từ tháng
3 – 4 và tháng 7 – 10.
2.1.5 Tập tính dinh dưỡng
Tôm sú là loài ăn tạp và đặc biệt là giáp xác, vật chất hữu cơ dưới nước
(mảnh vụn hữu cơ,…), có tập tính ăn lẫn nhau. Chúng thường hoạt động bắt mồi tích
cực vào ban đêm và thường tập trung ở đáy ao vào ban ngày. Tôm sú có khả năng
tận dụng nguồn đạm động thực vật cao hơn các loài tôm khác.
2.1.6 Trò một số bệnh thường gặp
Trong quá trình sản xuất cần phải thường xuyên quan sát ấu trùng qua kính
hiển vi, khi thấy xuất hiện dấu hiệu gây bệnh thì cần phải trò ngay mới mang lại hiệu
quả cao hơn.
2.1.6.1 Bệnh vi khuẩn dạng sợi (Filamentous bacteria)
Bệnh này thường gặp ở giai đoạn Poslarvae, các sợi nấm bám đầy các phần

phụ của tôm, làm cho tôm khó bơi, ăn yếu và sẽ xuất hiện các bệnh khác kèm theo
như hoại tử (necrosis), nếu phát hiện sớm có thể trò bệnh có hiệu quả. Trò bệnh bằng
Sunfat đồng (CuSO
4
) với nồng độ 0,15 – 0,25ppm trong 24 giờ.
Mysis 1 Mysis 2
Mysis 3 Postlarvae 1

Download» Agriviet.com
9
2.1.6.2 Bệnh hoại tử (necrosis)
Bệnh hoại tử có hai dạng: vi khuẩn ăn mòn các phần phụ hoặc các phần phụ
bò chết (chẳng hạn như hoại tử các nhánh chân bụng). Trong hai loại này thì dạng thứ
hai khó trò hơn. Nếu phát hiện sớm có thể điều trò có hiệu quả bằng cách sử dụng
Oxytetracylin 5 – 10ppm hay Furazon 2 – 3ppm, trò liên tiếp ba ngày. Nguyên nhân
chủ yếu gây ra bệnh này là do môi trường không thuận lợi.
2.1.6.3 Bệnh lột xác dính vỏ (Exuvia Entrapment)
Loại bệnh này thường xảy ra ở giai đoạn Poslarvae, khi lột xác một phần vỏ
dính lại trên các phần phụ như chân ngực, chân bụng làm cho tôm khó hoạt động.
Nguyên nhân gây bệnh là do NH
4
trong bể chứa từ 0,01ppm trở lên. Nowser
và cộng sự (1981) cho rằng thêm Lexitin (Photpholipit) trong thức ăn sẽ hạn chế được
bệnh này.
2.1.6.4 Bệnh phát sáng (Liminescent vibriosis)
Đối với loại bệnh này thường xảy ra trong tất cả các giai đoạn của tôm nuôi.
Nếu trong bể tôm có các đốm sáng lớn trên những con tôm chết, đó là do
những tập đoàn Coccobacilli tấn công vào các con chết gây phát sáng thì hiện tượng
này không quan trọng.
Khi nước biển xử lý không tốt sẽ thường gặp hiện tượng này. Nếu phát sáng

trên các con tôm sống, đốm sáng rất nhỏ và nhiều trên phần cơ thòt của tôm thì đó là
bệnh Vibrio harveyi và Vibrio splendidus gây nên.
Do bản thân các loại Vibrio này có nguồn gốc từ nước biển nên việc phòng
bệnh sẽ thông qua việc xử lý thật kỹ nguồn nước nuôi.
2.1.6.5 Bệnh do nguyên sinh động vật (Protozoea)
Bệnh này do một số loài nguyên sinh động vật như Zoothammium, Rpistylis,
Vorticella, Acineta,… chúng tấn công vào mắt, mang, các phần phụ của tôm làm cho
tôm yếu, kém ăn và di chuyển khó khăn rồi chết.
Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu là do chăm sóc kém, làm cho môi trường
nuôi bò xấu, hàm lượng các chất hữu cơ trong bể cao, tạo điều kiện cho nguyên sinh
động vật phát triển.
Với bệnh này có thể điều trò bằng Chloroquin disphosphate 1,1ppm liên tục
trong hai ngày, hay tắm Formaline 25 – 30ppm trong vòng 15 – 20 phút.

Download» Agriviet.com
10
2.2 Điều Kiện Tự Nhiên của Tỉnh Ninh Thuận
2.2.1 Vò trí đòa lý
Ninh Thuận là một tỉnh cực Nam Trung bộ, được tách ra từ tỉnh Thuận Hải cũ
(tháng 04/ 1992), vò trí đòa lý từ 11
0
18

14” độ vó Bắc và 108
0
39

08” – 109
0
14


25” độ
kinh Đông, phía Bắc giáp Khánh Hòa, phía Nam giáp Bình Thuận, phía Tây giáp
Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông. Tổng diện tích của tỉnh là 3.360,06km
2
với
năm huyện thò.
Ninh Hải là một huyện ven biển, nằm về phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận, nằm
trong phạm vi tọa độ từ 11
0
37

05

Bắc đến 11
0
61’10

Bắc và từ 106
0
27

30

Đông đến
109
0
14

00


Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 60km, phía Tây giáp
huyện Ninh Sơn, phía Nam giáp thò xã Phan Rang, phía Bắc giáp huyện Cam Ranh
(Khánh Hòa).
Huyện có quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất chạy qua, nằm liền kề với
huyện Cam Ranh – nơi có cảng Cam Ranh, cách thò xã Phan Rang không xa.
Với vò trí đòa lý, vùng biển như trên sẽ là yếu tố khai thác các tiềm năng về
nuôi trồng, khai thác đánh bắt thủy sản, về du lòch của Ninh Hải nói riêng và của
Ninh Thuận nói chung phát triển qua việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, chuyển giao
công nghệ, đẩy mạnh phát triển hàng hóa và giao lưu kinh tế với các tỉnh Đông Nam
bộ, vùng duyên hải miền Trung.
2.2.2 Đặc điểm đòa hình
Đòa hình của huyện có độ dốc thấp dần từ Bắc xuống Nam, toàn huyện được
chia làm ba

loại đòa hình chính:
2.2.2.1 Đòa hình đồi núi
Vùng đất đồi núi chủ yếu phân bố ở phía Bắc của huyện. Đòa hình chủ yếu là
các đồi núi Granit có độ dốc lớn, độ cao từ +500 -> +1.000m, nơi cao nhất là đỉnh núi
Chúa +1.130m, đòa hình này có diện tích 23.440 ha chiếm 41,03% diện tích toàn
huyện.
2.2.2.2 Đòa hình đất cát ven biển
Loại đòa hình này nằm ở phía Đông và phía Nam của huyện, thuộc bốn xã:
Vónh Hải, Khánh Hải, Tri Hải và Phương Hải. Đòa hình chủ yếu là các dãi đất cát đến
cát pha có độ cao dưới 10m, tạo thành một dãy dài và hẹp chạy dọc ven biển. Diện
tích tự nhiên là 26.508,2ha chiếm 46,40% diện tích toàn huyện.


Download» Agriviet.com
11

2.2.2.3 Đòa hình đồng bằng
Phần lớn đất đai có độ cao từ 10 – 30m, đòa hình tương đối bằng phẳng, hướng
dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam và dốc dần ra biển, diện tích tự nhiên là 7.170ha
chiếm 12,55% diện tích toàn huyện.
2.2.3 Khí hậu thủy văn trong đất liền
Huyện Ninh Hải có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do tính chất của
đòa hình nên ở Ninh Hải có khí hậu khô hạn và nắng nóng đặc biệt so với các vùng
khác.
Nhiệt độ không khí:
- Trung bình năm: 27,7
0
C.
- Nhiệt độ cao nhất: 39,9
0
C (06/1937).
- Nhiệt độ thấp nhất: 11,4
0
C (12/1934).
Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là 29,4
0
C (tháng tám), tháng thấp nhất
là 25
0
C (tháng một). Nhiệt độ cao nóng quanh năm không có mùa đông lạnh, những
nơi có nước cây trồng xanh tươi quanh năm.
Bảng 2.1 Phân bố nhiệt độ theo các tháng

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
t
o


Lớn nhất 35,5 35,2 35,5 36,4 38,9 39,0 39,9 38,3 37,7 34,1 33,8 33,2
Trung bình 24,4 25,4 26,9 28,1 28,8 28,7 28,6 28,8 27,2 26,4 25,9 29,8
Nhỏ nhất 16,9 17,9 19,6 21,2 22,9 23,2 22,2 21,2 20,8 20,8 18,7 17,2
(Nguồn: Sở Thủy Sản Ninh Thuận, 2004)
Lượng mưa:
- Lượng mưa bình quân nhiều năm: 717 – 750mm.
- Lượng mưa năm cao nhất: 1.390mm.
- Lượng mưa năm thấp nhất: 290mm.

Download» Agriviet.com
12
Số ngày mưa trong năm bình quân là 60 ngày, mưa tập trung vào ba tháng
9, 10, 11 chiếm 80% lượng mưa cả năm. Trong mùa khô từ tháng 12 – 08 năm sau
lượng mưa rất nhỏ và không đáng kể. Lượng mưa hàng năm biến đổi lớn và vùng đồi
núi có số ngày mưa nhiều hơn.
Là một huyện mưa ít nhất toàn quốc, khô hạn kéo dài tám đến chín tháng.
Chế độ mưa ẩm, khô hạn và nóng quanh năm.
Bảng 2.2 Phân phối lượng mưa trong năm

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa
mm 6,5 1,5 6,8 14,1 55 46,8 34,8 45,9 120 162,7 139 58,8
(Nguồn: Sở Thủy Sản Ninh Thuận, 2004)
Bão lụt và áp thấp nhiệt đới:
- Đặc trưng của bão là gió xoáy kết hợp mưa lớn trên diện rộng và di chuyển
theo hướng gió, sức gió lên đến cấp 8 – 12. Áp thấp nhiệt đới là những vùng áp suất
thấp của không khí hình thành trên vùng biển nhiệt đới, sức gió ở trung tâm áp thấp
nhiệt đới đạt tới cấp 6 – 7.
- Theo số liệu thống kê hàng năm thì Ninh Hải cũng như Ninh Thuận nói

chung bão ít xuất hiện và thường chỉ vào tháng 9 – 12 gây sóng lớn và ảnh hưởng đến
nguồn nước nuôi tôm và các công trình nuôi trồng thủy sản.
- Gió theo hai mùa rỏ rệt: từ tháng chín đến tháng hai năm sau, gió Đông Bắc
ban ngày và Tây Nam ban đêm. Từ tháng ba trở đi, gió Đông Nam là chủ yếu.
Theo kết quả điều tra, đặc điểm thủy – lý hóa như sau:







Download» Agriviet.com
13
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu chất lượng nước
STT Chỉ tiêu Đơn vò Theo TCN Theo đo đạc
1 Nhiệt độ nước Độ C 28 – 33 28 – 33
2 pH 7,5 – 8,5 7,8 – 8,2
3 Độ mặn ppt > = 28 28 – 34
4 Độ trong Cm > 30 66
5 0
2
hòa tan Mg/L > 5 5.86
6 Hàm lượng Hg “ < 0,01 -
7 Kim loại nặng khác “ < 0,01 -
Fe “ 0,128
Mn 0,0057
Cu 0,0039
Zn 0,0012-0,0037
pb 0,0009-0,022

(Nguồn: Sở Thủy Sản Ninh Thuận, 2004)
Chú thích:
TCN: Tiêu chuẩn ngành
Theo yêu cầu chung của Bộ Thủy Sản về việc sản xuất giống cũng như tiêu
chuẩn về trại sản xuất giống thì cần có một số yếu tố thủy lý hóa phù hợp cho nhu
cầu này là:
- Các yếu tố cơ bản về độ mặn, pH, oxy hòa tan và một số yếu tố khác đều
thích hợp với yêu cầu kỹ thuật sản xuất tôm giống.
- Nước biển trong sạch không màu, không mùi, độ trong tốt, không bò ô nhiễm
nên bảo đảm cho quá trình sản xuất tôm giống.
2.2.4 Sông ngòi
Ninh Hải là huyện nằm trong vùng thiếu nước của tỉnh, các sông suối tự nhiên
có lưu vực nhỏ, ngắn, dốc, chỉ có lượng nước mùa mưa, mùa khô thiếu nước. Nguồn
nước cấp và hệ thống sông suối hiện tại có:

- Suối Bà Râu: diện tích lưu vực là 33km
2
, chiều dài dòng chính là 5,5km.

Download» Agriviet.com
14
- Suối Đồng Nha: diện tích lưu vực là 37km
2
, chiều dài sông chính là 11km.
- Suối Kiền Kiền: diện tích lưu vực là 22km
2
và một số sông suối nhỏ không
đáng kể như suối Nước Ngọt,…
2.2.5 Tài nguyên đất
Là một huyện ven biển nên tài nguyên đất ở đây chủ yếu là đất cát, bên cạnh

đó còn có một số loại khác, Ninh Hải có các loại đất và có diện tích từng loại như
sau:
- Đất cát ven biển có diện tích là 870ha chiếm 1,52% diện tích đất tự nhiên
của huyện. Phân bố ở các xã: Nhơn Hải, Khánh Hải, Vónh Hải,… đất có tầng dày
trung bình 100cm, độ dốc từ 3 – 15
0
, thành phần cơ giới là cát đến cát pha, tầng màu
mỏng, chủ yếu là cát rời.
- Nhóm đất mặn có diện tích 1.590ha chiếm 2,78% diện tích tự nhiên, trong đó
đất mặn trung bình là 1.130ha ở các xã Khánh Hải, Tri Hải, Nhơn Hải và
Phương Hải.
2.2.6 Một số nét thủy văn vùng biển
Vùng biển Ninh Hải nói riêng cũng như của tỉnh Ninh Thuận nói chung thể
hiện rõ tính gió mùa và có ảnh hưởng của dải ven bờ. Gió mùa Tây Nam thể hiện rõ
từ tháng sáu đến tháng tám, gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 – 3 năm sau, các
tháng gió chuyển tiếp là tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10. Gió Đông Bắc thổi mạnh hơn
gió Tây Nam, tốc độ trung bình 10 – 11m/s, gió Tây Nam vùng ven bờ có hướng song
song với mép bờ và có tốc độ 7 – 8m/s. Ngoài ra còn có gió Tây Nam và gió Đông
trong mùa gió Đông Bắc.
2.2.6.1 Sóng và thủy triều
a) Sóng
Theo tài liệu thống kê của phòng kinh tế huyện Ninh Hải cho thấy độ cao
sóng lớn nhất là 8m về mùa gió hướng Đông Bắc và 5m về mùa gió hướng Tây Nam,
tuy nhiên cấp độ ổn đònh nhất là sóng Đông Bắc cấp ba (tương đương độ cao
2 – 3,4m) và sóng Tây Nam cấp hai (tương đương độ cao 1 – 1,9m). Sóng Đông Bắc
ổn đònh sáu tháng, chênh lệch giữa hai mùa là tháng năm và tháng mười. Hai tháng
này sóng đổi hướng truyền, thường có sóng nhỏ và lặng sóng

Về thực tiễn sản xuất, nếu sóng Tây Nam là loại sóng nhỏ và không gây trở
ngại thì trong một năm có sáu tháng thuận lợi cho hoạt động sản xuất, đó là thời kỳ


Download» Agriviet.com
15
từ tháng năm đến tháng mười. Về mặt khoa học thì đây là những nét đặc trưng của
đòa phương về chế độ sóng vùng biển.
b) Thủy triều
Thủy triều là dạng chuyển động có chu kỳ của nước biển do tổ hợp các lực
hấp dẫn vũ trụ gây ra, trong đó chủ yếu là tổ hợp sức hút của mặt trăng và mặt trời.
Chế độ thủy triều vùng biển Ninh Hải có chế độ nhật triều không đều. Các dao động
triều cực đại từ tháng 6, 7 và tháng 11, 12. Số ngày nhật triều khống chế khoảng 18
– 20 ngày trong một tháng. Kỳ nước cường dao động từ 1,2 – 2,3m, kỳ nước kém
khoảng 0,5m. Các tháng dao động mức nước nhỏ nhất là tháng 3 – 4 và tháng 8 – 9.
Sóng nhật triều chuyển động tònh tiến băng qua vùng biển theo hướng từ Đông Bắc
xuống Tây Nam.
2.3 Kinh Tế Xã Hội
Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước và của tỉnh Ninh Thuận
trong thời kỳ đổi mới, trong những năm qua nền kinh tế của huyện Ninh Hải đã đạt
được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhất là trong việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế – chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Hệ thống giao thông rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của huyện như
tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, tuyến đường tỉnh lộ nối liền với quốc lộ 27
đi Tây Nguyên, nhiều tuyến đường trong huyện được nâng cấp mở rộng.
Người dân sinh sống chủ yếu bằng bốn nghề chính là: nuôi trồng thủy sản
(gồm các xã: xã Khánh Hải, Tri Hải, Nhơn Hải, Vónh Hải, Phương Hải, Công Hải, Hộ
Hải, Tân Hải), làm ruộng muối: xã Khánh Hải, xã Tri Hải, Nhơn Hải, nghề biển (bao
gồm cả khai thác và làm nước mắm): xã Khánh Hải, Nhơn Hải, Vónh Hải, làm nông:
xã Khánh Hải, Hộ Hải, Nhơn Hải, Vónh Hải,… ngoài ra hiện nay nghề chăn nuôi gia
súc có sừng như bò, dê, cừu đang rất phát triển ở đòa phương với tổng đàn gia súc hơn
mười nghìn con.
Tình hình kinh tế xã hội của huyện cho đến nay đã phát triển tương đối khá,

đời sống kinh tế của người dân ở đây tương đối ổn đònh, thu nhập của người dân đã
được nâng lên, hiện nay thu nhập của người dân vùng trung tâm thành thò đạt
460.000 đồng/tháng tức 5.520.000 đồng/năm và 390.000 đồng/tháng tức là 4.680.000
đồng/năm đối với khu vực miền núi, khi ngành nuôi trồng thủy sản phát triển đã giúp
giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong và ngoài huyện. Nhiều cơ sở kinh
doanh thức ăn tôm và thuốc thú y thủy sản đã ra đời và ngày một tăng về số lượng
(từ 13 cơ sở năm 2000 tăng lên 34 cơ sở năm 2004).
2.4 Sản Xuất Giống Tôm Trên Thế Giới

Download» Agriviet.com
16
Nghề nuôi tôm trên thế giới cũng như ở khu vực châu Á đã và đang trong thời
kỳ phát triển rất mạnh, đặc biệt là các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines,…
trong đó Thái Lan là một trong những nước hàng đầu thế giới về nuôi tôm từ năm
1991.
Với sự phát triển của nghề nuôi tôm sú, nghề sản xuất giống đóng một vai trò
hàng đầu rất quan trọng, nếu không có nghề sản xuất giống ra đời thì không thể phát
triển nghề nuôi tôm sú. Vì vậy có thể nói nghề sản xuất giống tôm sú trên thế giới
rất phát triển mà đặc biệt là Thái Lan.
Sở dó châu Á có nghề nuôi và sản xuất giống phát triển mạnh mẽ là do điều
kiện tự nhiện thuận lợi như khí hậu, đất đai,… cùng với sự tiến bộ vượt bậc trong
công nghệ sản xuất thức ăn và sinh sản nhân tạo, sự hỗ trợ của chính phủ trong việc
lập chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư,…
Tuy nhiên nghề sản xuất giống đang bò ngưng trệ ở một số nước do tình hình
nuôi tôm đang dòch bệnh làm giảm mức tiêu thụ con giống, đặc biệt Đài Loan là nơi
gây ra và lây lan sang các nước khác trong khu vực. Nguyên nhân là do nguồn nước
nuôi tôm bò ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của ngành công nghiệp và cũng bởi việc
nuôi tôm thâm canh gây ra.
2.5 Tình Hình Sản Xuất Giống Tôm ở Việt Nam
Nghề sản xuất giống tôm ở nước ta đã hình thành và phát triển từ những

năm 1989 – 1990. Cho đến nay, số lượng các trại sản xuất đã phát triển lên đến hàng
nghìn trại. Đây là con số cho chúng ta thấy sự gia tăng nhanh chóng của nghề sản
xuất giống tôm sú trong cả nước.
Từ cuối năm 2001 và đầu năm 2002 các trại nuôi tôm giống đã và đang đối
mặt với rất nhiều khó khăn. Trên tất cả các vùng sản xuất giống tôm sú trong cả nước
đều xuất hiện bệnh đỏ thân, đốm trắng, ngoài ra còn có các bệnh nhiễm khuẩn thông
thường và chủ yếu là do nhóm Vibrio gây ra cũng khó điều trò.
Với chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản và các chủ trương chuyển dòch
cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của chính phủ đã tạo ra sự chuyển đổi một phần lớn
diện tích đất, đặc biệt là đất cát ven biển được khai khẩn để sản xuất và nuôi trồng
thủy sản, đưa diện tích nuôi trồng thủy sản trong hai năm gần đây tăng gần gấp đôi
và hiện nay ở mức gần một triệu ha trong phạm vi cả nước. Hàng vạn gia đình có
công ăn việc làm và thu nhập ổn đònh.

Tuy nhiên ở một số nơi quy hoạch vùng nuôi tôm chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển nuôi tôm bền vững, hiệu quả. Việc chuyển đổi diện tích nuôi tôm ồ ạt trong khi
các điều kiện cần thiết như hạ tầng thủy lợi cấp thoát nước, trang bò kỹ thuật nuôi,

Download» Agriviet.com
17
Nước
biển
kiểm dòch, kiểm soát môi trường chưa đáp ứng kòp thời dẫn đến hiện tượng tôm nuôi
bò chết hàng loạt ở nhiều nơi như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Ninh Thuận,…
Cả nước có hơn 4.000 trại sản xuất giống tôm sú với sản lượng trên 16 tỷ Post,
khu vực sản xuất giống nhiều nhất là tỉnh Khánh Hòa
Nghề sản xuất giống phát triển cả về hình thức, số lượng lẫn chất lượng, người
sản xuất đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để dần tăng năng suất cũng như chất
lượng con giống.
2.6 Tình Hình Sản Xuất ở Ninh Thuận

Toàn tỉnh có khoảng 3000 – 4000ha diện tích mặt nước lợ, mặn gồm các đầm,
vònh (đầm Nại, đầm Vua, vònh Vónh Hy, đầm Sơn Hải, khu Nam cửa sông Dinh,…)
thuận lợi cho việc đưa vào phát triển nuôi trồng thủy sản.
Dọc theo bờ biển Ninh Thuận hầu hết có thể quy hoạch vùng sản xuất tôm
giống vì môi trường trong sạch, nguồn nước đáp ứng điều kiện sản xuất tôm giống khi
cơ sở hạ tầng được xây dựng.
Tính đến cuối năm 2004, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả tỉnh là
2.059ha, tăng 118,83% so với năm 2003. Trong đó nuôi nước mặn và lợ chiếm
1.931,2ha tăng 116,49% so với năm 2003.
Năm 2004 toàn tỉnh có 1.190 trại sản xuất tôm giống tập trung ở bốn khu vực:
khu quy hoạch sản xuất tôm giống An Hải, Bình Sơn, Khánh Hội, Nhơn Hải và một
số đòa phương khác không đáng kể. Sản lượng giống sản xuất được trong năm đạt 4,4
tỷ con, tăng 112,82% so với năm 2003, năng suất trại năm 2004 đạt 3,69 triệu
PL/trại/năm tăng 113,76% so với năm trước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình sản xuất tôm giống năm 2004 còn
gặp nhiều khó khăn, đó là: số lượng và chất lượng tôm bố mẹ không đáp ứng nhu cầu
khi phần lớn các trại hoạt động cùng một lúc, tôm bố mẹ đánh bắt tại đòa phương
hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 5% nhu cầu và giá thường cao từ 4 – 5 triệu đồng/con
tôm mẹ, lượng tôm bố mẹ còn lại phải mua từ đòa phương khác hoặc nước ngoài giá
dao động từ 1 – 3 triệu đồng/con tôm mẹ tuy nhiên số tôm bố mẹ này chất lượng
không ổn đònh và thường bò dòch bệnh. Tình hình thời tiết bất lợi, chất lượng nước
biển không đảm bảo, nhiều mầm bệnh, thò trường con giống không ổn đònh, giá tôm
giống trong năm dao động từ 18 – 50 đồng/con, lúc thấp nhất chỉ còn 16
đồng/con.


Bơm vào bể
chứa
Chảy qua
bể lọc

Cấp nước sử dụng
trong nuôi ấu trùng

Download» Agriviet.com
18
Sơ đồ 2.1 Quy trình xử lý nước giai đoạn 1983 – 1988
(Nguồn: Sở Thủy Sản Ninh Thuận, 2004)






Sơ đồ 2.2 Quy trình xử lý nước giai đoạn 1990 – 1995
(
Nguồn
: Sở Thủy Sản Ninh Thuận, 2004)








Sơ đồ 2.3 Quy trình xử lý nước giai đoạn 1995 – 1998
(Nguồn: Sở Thủy Sản Ninh Thuận, 2004)
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian và Đòa Điểm

Bơm qua
bể lọc 1
Xử lý thuốc kháng sinh
hoặc hóa chất được phép
sử dụng
Nước
biển
Nước
chả
y qua
bể lọc 2
Xử lý hóa chất như:
chlorin:
10 – 20ppm
Nước cấp cho
bể ương nuôi
Nước tự
chả
y vào
bể chứa
Nước
biển
Các biện pháp
làm giàu oxy
Phân tích kiển tra để xác
đònh vi sinh vật gây bệnh
Xử lý thuốc kháng sinh hoặc
hóa chất cho phép sử dụng
Bể lọc
1

Bể chứa
2
Bơm qua
bể chứa1
Bể lọc
2
Nước cấp cho
bể ương nuôi
ấu trùng

Download» Agriviet.com
19
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 04/ 2005 đến tháng 07/ 2005.
Đòa điểm thực hiện tại các xã như xã Nhơn Hải, Khánh Hải, Tri Hải, Vónh Hải
thuộc huyện Ninh Hải.
3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.2.1 Phương pháp điều tra
3.2.1.1 Số liệu sơ cấp
Điều tra 65 hộ có sản xuất giống tôm bằng hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên,
phỏng vấn trực tiếp với chủ trại, kết hợp với điều tra và trực tiếp thảo luận với người
dân về các vấn đề: môi trường, sản lượng, nguồn tín dụng, dòch bệnh. Mỗi đòa phương
có diện tích sản xuất khác nhau nên cũng có số hộ điều tra khác nhau.
3.2.1.2 Số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban của Ủy Ban Nhân Dân huyện Ninh
Hải như: phòng Nông Nghiệp, phòng Thống Kê, phòng Kinh Tế, phòng Đòa Chính,
phòng Văn Hóa Thông Tin, Sở Thủy Sản Ninh Thuận và Trung tâm Khuyến Ngư tỉnh
Ninh Thuận.
3.2.2 Phương pháp phân tích kết quả và xử lý số liệu
Sau khi điều tra thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tính
các giá trò trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất,… của các yếu tố sản xuất dựa trên những

số liệu điều tra và tổng hợp được, tính mối tương quan giữa năng suất và các yếu tố
đầu vào trong sản xuất (tuổi chủ hộ, thể tích bể, số lượng con giống bố mẹ,…).

Download» Agriviet.com
20
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN NINH HẢI
Tỷ lệ 1:10.000

Download» Agriviet.com
21
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khái Quát Tình Hình Sản Xuất Giống từ Trước Năm 2003
Nhờ điều kiện tự nhiên có nhiều yếu tố thuận lợi như: nguồn nước biển trong
sạch, độ mặn ổn đònh từ 32
o
/
oo
– 35
o
/
oo
, nhiệt độ cao,... nên huyện Ninh Hải nói riêng
và Ninh Thuận nói chung có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nghề sản xuất giống
tôm sú.
Nghề sản xuất giống ở Ninh Thuận bắt đầu từ những năm 1986 với cơ sở sản
xuất ở Bình Sơn của Seaprodex liên kết với Nhật, công suất mười triệu Post/năm.
Tuy nhiên vào thời điểm đó chủ yếu là cho sinh sản tôm thẻ bạc, quy trình chưa ổn
đònh, hiệu quả chưa cao. Phong trào sản xuất giống tôm sú thật sự phát triển vào
những năm 1992 khi Ninh Thuận được tái lập tỉnh và được ngành thủy sản chú trọng
đầu tư cho lónh vực này. Hiện nay, nghề sản xuất tôm giống của tỉnh được tập trung ở

ba khu vực chính đã được quy hoạch thuộc ba đơn vò là Ninh Hải, Bình Sơn và Ninh
Phước ngoài ra còn có nhiều trại rải rác ở những đòa phương khác. Do hiệu quả kinh
tế của nghề sản xuất tôm giống nên tốc độ phát triển nhanh.
Bảng 4.1 Số trại và sản lượng tôm giống toàn tỉnh từ năm 1992 – 2003
Năm 1992 1996 1998 1999 2000 2002 2003
Số trại 14 66 140 210 250 850 1.169
Số m
3
bể 560 2.910 17.610 11.385 13.875 80.000 100.000
Công suất thiết kế 70 500 1.042 1.630 1.980 4.000 5.000
(triệu PL/năm)
Thực tế sản xuất 50 340 900 1.150 1.300 2.500 3.500
(triệu Post)
Năng suất bình quân 3,6 5,15 6,4 5,4 6,0 5,0 5,2
triệu Post/trại
(Nguồn: Sở Thủy Sản Ninh Thuận, 2004)
Chú thích:
PL: Post Larvae
Qua thực tế của nghề sản xuất tôm giống như bảng số liệu trên đây có thể
nhận xét và đánh giá như sau:

Download» Agriviet.com
22
- Tốc độ phát triển các trại giống khá nhanh, năm 1992 cả tỉnh mới chỉ có 14
trại, năm 1996 phát triển lên 66 trại và trong vòng 5 năm (từ 1996 – 2000) số trại đã
tăng lên 250 trại (tức tăng gấp 3,78 lần). Bình quân mỗi năm phát triển thêm 30 trại,
trong đó giai đoạn từ 1996 – 2000 bình quân mỗi năm tăng 46 trại. Từ năm 2000
– 2002 số trại giống đã tăng đột biến, chỉ riêng hai xã An Hải và Nhơn Hải đã có gần
500 trại sản xuất tôm giống và đây là giai đoạn ăn nên làm ra của nghề sản xuất
giống tôm sú nên đã có nhiều trại giống mới được xây dựng và phát triển một cách tự

phát, không tuân theo quy hoạch tổng thể chung của nhà nước.
- Tính bình quân thì mỗi trại sản xuất được từ 5 – 6 triệu Post/năm, theo số
liệu thứ cấp thu thập được từ Sở Thủy Sản thì năng suất này cao so với các hệ thống
trại khác trong cả nước. Nếu tính theo số trại thực tế tổ chức sản xuất thì năng suất
bình quân có thể đạt từ 6 – 7 triệu Post/năm.
- Ninh Thuận có sản lượng PL
15
sản xuất hàng năm đứng thứ hai trong cả nước
sau Khánh Hòa (1,15 tỷ PL
15
năm 1999 và 1,3 tỷ PL
15
năm 2000, năm 2002 khoảng
2,5 tỷ PL
15
và đến năm 2003 đạt 3,5 tỷ PL
15
).
Sản xuất giống là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy trong những
năm qua nghề sản xuất giống trên đòa bàn huyện Ninh Hải đã đạt được tốc độ phát
triển khá nhanh và một số thành công nhất đònh, cụ thể như:


12
48
25
96
30
160
47

216
71
410
72
300
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Số trại Năng suất

Đồ thò 4.1 Số trại và năng suất những năm đầu mới hình thành
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân huyện Ninh Hải, 2001)


Số lượng
Năm

Download» Agriviet.com
23
Qua Đồ thò 4.1 có thể nhận xét như sau:
- Qua sáu năm trên đòa bàn huyện Ninh Hải đã phát triển khá nhanh chóng, số
trại sản xuất giống đã tăng lên từ 12 trại (năm 1995) lên 72 trại (năm 2000), tăng gấp

sáu lần, tức tăng 600%.
- Sản lượng tôm giống đã được nâng lên từ 48 triệu con (năm 1995) lên 300
triệu con (năm 2000), tăng 6,25 lần tức tăng 625%. Tuy nhiên, do con giống sản xuất
ra còn phụ thuộc vào tình hình nuôi và mức tiêu thụ của nghề nuôi tôm thòt trong khu
vực và các tỉnh (đặc biệt là các tỉnh phía Nam) nên dù sản lượng Post hàng năm có
tăng theo tỷ lệ tăng của trại nhưng trong đó có giai đoạn 1997 – 1998 do tình hình
dòch bệnh đốm trắng trên diện rộng của tỉnh và các tỉnh lân cận nên sản lượng giống
tăng không phù hợp với mức tăng của số lượng trại và theo chu kỳ cứ khoảng hai
năm lặp lại một lần, đến năm 2000 mặc dù số lượng trại có tăng nhưng sản lượng
Post sản xuất ra lại giảm hơn năm trước 26,8% do vào năm này tình hình dòch bệnh
diễn ra rất phức tạp (nhất là vùng đầm Nại).
Mặc dù vậy nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng con giống mà ngược
lại tôm giống sản xuất ở đòa phương trong các năm qua được đánh giá là có chất
lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của người nuôi tôm và được thò trường tín nhiệm.
4.2 Thực Trạng Sản Xuất Giống ở Ninh Hải
Song song với sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi tôm, nghề sản xuất giống
tôm sú ở Ninh Hải cũng đồng thời phát triển trong những năm gần đây với một tốc độ
khá nhanh, từ một huyện không có trại sản xuất giống (trước năm 1995) nay đã có
715 trại. Điều này đã giúp giải quyết khó khăn về vấn đề con giống cho những hộ
nuôi tôm và góp phần phát triển kinh tế đòa phương.
Hầu hết các vùng sản xuất đều nằm gần bờ biển và khu vực ít dân cư (chỉ có
xã Khánh Hải là nằm trong khu vực đông dân cư sinh sống nhưng cũng cách bờ biển
không xa) nên thuận tiện cho việc mở rộng diện tích sản xuất cũng như ít bò ảnh
hưởng bởi chất thải sinh hoạt của người dân.
Bên cạnh những thuận lợi trên, người dân sản xuất giống nơi đây cũng gặp
nhiều khó khăn như giá Post không ổn đònh, nguồn nước thường biến động, chi phí
đầu tư cho sản xuất còn hạn chế và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sản xuất
giống như thời tiết, môi trường, cách điều hành - quản lý,…
Từ những yếu tố trên đã tác động đến nghề sản xuất giống của huyện, đặc
biệt là những trại sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư, quy trình sản xuất

không ổn đònh, thua lỗ kéo dài nên đã có nhiều trại liên kết sản xuất với các cơ sở
sản xuất có hiệu quả khác hoặc bỏ hoang hay bán trại chuyển sang nghề khác.
4.2.1 Diện Tích

Download» Agriviet.com
24
Do lợi nhuận mang lại từ nghề sản xuất giống cao hơn nhiều ngành nghề khác
nên trong năm 2001 và nhất là năm 2002 số trại giống đã tăng lên đáng kể, đa phần
là tự phát nên chính quyền đòa phương không nắm hết được toàn bộ số liệu thống kê
về diện tích trại sản xuất giống, chiếm đa số là khu vực Khánh Nhơn, Mỹ Tường
thuộc xã Nhơn Hải.
Sau bảy năm hình thành và phát triển, trên đòa bàn huyện Ninh Hải đã phát
triển khá nhanh về số lượng trại, khi mới hình thành (năm 1995) toàn huyện chỉ có 12
trại nhưng đến năm 2002 số lượng trại đã tăng lên 723 trại (tăng 60,25 lần) và sản
lượng tôm Post sản xuất ra cũng được tăng lên từ 48 triệu con (năm 1995) lên 900
triệu con (năm 2002) tăng gần 19 lần.
2%
5%
25%
27%
41%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
Đất ở Chuyên
dùng
Nông

nghiệp
Lâm
nghiệp
Đất chưa
sử dụng

Đồ thò 4.2 Tỷ lệ các loại đất trong huyện
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân huyện Ninh Hải, 01/10/2003)
Tuy nhiên kể từ cuối năm 2002 đến nay, do ảnh hưởng của tình hình thời tiết
khắc nghiệt, nhiều vùng nuôi tôm sú thương phẩm trên đòa bàn huyện cũng như trên
toàn tỉnh ngưng sản xuất, dòch bệnh hoành hành,… vì thế cho nên đã đưa đến những
trại có quy mô nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp đã tự chuyển hướng kinh doanh, có những trại
chuyển sang sản xuất giống ốc hương hoặc sáp nhập với những trại có quy mô lớn
cũng như uy tín trên thò trường, nên tính đến tháng 04 năm 2005 toàn huyện chỉ còn
lại 715 trại.



Bảng 4.2 Số trại tăng – giảm trước và sau năm 2004
Tỷ lệ
(%)
Loại đất

Download» Agriviet.com
25
Đơn vò Trước năm 2004 Sau năm 2004 Giảm Tăng
Khánh Hải 72 54 18 0
Tri Hải 115 116 0 1
Nhơn Hải 519 526 0 7
Vónh Hải 17 19 0 2

Toàn huyện 723 715 8 0
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân huyện Ninh Hải, 2005)
Trong những năm từ 2002 – 2004 đã có sự phân bố về số lượng trại giống ở
các đòa phương trong huyện có sự thay đổi rõ rệt.
Do điều kiện trại sản xuất nằm trong vùng dân cư như ở xã Khánh Hải (phần
lớn là ngư dân khai thác biển) nên quy mô trại không lớn, ngoài ra còn bò ảnh hưởng
bởi hoạt động đời sống dân cư ở đây nên trong giai đoạn khó khăn này đã có nhiều
trại không đủ sức để đứng vững nên đã phải chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc
sát nhập với những trại khác có uy tín hơn,…
Có thể nói Nhơn Hải là một xã có nghề sản xuất giống tôm sú ra đời sau các
xã khác trong huyện như Khánh Hải, Tri Hải nhưng nhờ có điều kiện tự nhiên ưu đãi
như có bờ biển dài hơn các xã khác, bờ biển ở đây không nằm trong khu vực có đông
dân cư sinh sống nên không bò ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt,… nên chỉ mới ra
đời cách đây không lâu nhưng số lượng trại đã lên đến 526 trại (nhiều hơn các xã
khác).
Khu vực sản xuất giống của xã Tri Hải nằm trong vùng có đòa hình và điều
kiện tương đối thích hợp cho hoạt động của nghề sản xuất giống, tuy nhiên ở đây
chưa phát huy được ưu điểm của vùng. Để phát huy được các điều kiện mà thiên
nhiên ưu đãi này và để cho nghề sản xuất giống nơi đây phát triển cả về chiều sâu
và chiều rộng thì cần phải có chương trình quy hoạch cụ thể – phát triển bền vững.





Bảng 4.3 Quy mô diện tích trại sản xuất giống

×