Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI TỰ LUẬN NHỮNG BÀI THUỐC HAY TỪ DÂN GIAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.75 KB, 14 trang )

GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại
Khoa Quản Trị Kinh Doanh

BÀI TỰ LUẬN
Đề tài:
NHỮNG BÀI THUỐC HAY TỪ DÂN GIAN
Giáo viên bộ môn : Trương Minh Hòa
Tên học viên : Lê Thị Tú
Lớp : LT Cao đẳng Quản Trị Kinh Doanh – 3A
Số TT : 58
Ngày 20 tháng 06 năm 2010
1 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
CÁC BÀI THUỐC PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH TỪ
THIÊN NHIÊN
Thời tiết nắng nóng gay gắt, khiến cơ thể dễ gặp những trục trặc do nhiệt.
Dưới đây là một số cách giải nhiệt chữa bệnh do nắng nóng gây ra, hi vọng nó
sẽ giúp các bạn luôn tràn đầy sức sống mỗi ngày.
1. Nếu bạn nào bị chảy máu cam do nóng nhiệt, thì lấy hạt đười ươi sao vàng,
rồi đem nấu lấy nước uống mỗi ngày sẽ giúp bạn thanh can giải nhiệt.
2. Nếu bị nổi mụn nhọt do nóng nhiệt thì lấy hạt đười ươi ngâm nước, rồi
dùng một ít cơm trộn với tí xíu muối đắp lên mụn nhọt.
3. Táo bón do nóng nhiệt thì ngâm 10 hạt đười ươi để dùng vào lúc sáng sớm,
khi bụng còn đói.
4. Để giải độc, thanh nhiệt trong lúc nắng quá gắt thì dùng một ít bột sắn dây
pha loãng với nước sôi để nguội, và cho thêm tí đường phèn.
5. Thời tiết Nóng quá, khiến bạn bứt rứt khó chịu, thì dùng ngò rí tươi đem
nấu lấy nước, rồi cho vào tí đường phèn uống để giải nhiệt, giải độc rất hay.
6. Nếu ho khan, khô và nóng cổ do nhiệt, thì dùng 30g kim ngân hoa, 30g cúc
hoa, và 10g cam thảo. Cho cả 3 loại vào bình nước nóng uống thay trà


trong ngày.
7. Trời nóng, dễ đổ mồ hôi làm cho da ngứa ngáy, khô da, để giải độc có thể
dùng các vị thuốc: bồ công anh, lẻ bạn (mỗi loại 30g) và 50g cát căn, đem
nấu uống.
8. Nóng nhiệt trong người, đi tiểu vàng, gắt, thì dùng cỏ tranh, mã đề, bồ công
anh (mỗi loại 30g), nấu uống trong ngày.
9. Đậu xanh nấu với đường phèn dùng giải nhiệt, giải độc khá hay khi tiết trời
oi bức.
2 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
10.Lưu ý, trời nắng gắt khiến chúng ta khát nước liên tục, lúc này không nên
dùng nước đá lạnh quá nhiều, rất dễ gây bị cảm, mà cần dùng nước sôi để
nguội có cho vào một ít muối và một ít đường phèn (dùng muối hạt, không
dùng muối i-ốt, vì muối i-ốt sẽ làm khát nước nhiều hơn). Thường thì dùng cứ
5 hạt muối thì 20g đường phèn.
• Rau muống là loại thực phẩm gắn liền với cuộc sống của mỗi gia
đình người Việt. Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk,
thuộc họ khoai lang, có tài liệu gọi là họ bìm bìm (Convolvulaceae).
Theo kết quả phân tích của y học hiện đại, trong 100g rau muống có: 78,2g nước,
85mg can-xi, 31,5mg phốt-pho, 20g vi-ta-min C và một hàm lượng nhỏ prô-tê-in,
sắt, vi-ta-min B2, ca-rô-ten, a-xít ni-cô-tíc, đặc biệt trong giống rau muống đỏ
chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn
thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt
Còn theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm)
đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương
huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các
chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết
cắn
Trị trẻ nóng nhiệt ra mồ hôi mùa hè: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước
cho trẻ uống thay nước trong ngày.

• Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi,
lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, cúc hoa 12g,
đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong
ngày).
• Chữa kiết lỵ: Lấy 400g cọng rau muống tươi, vỏ quýt khô lâu năm
một ít, nấu nhỏ lửa trong nhiều giờ, lấy nước uống trong ngày.
• Trị tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống
trong ngày, cần uống một thời gian dài.
3 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
• Trị bệnh trĩ: Lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g
đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày hai lần, mỗi lần
100g…
Gần đây, y học hiện đại còn chứng minh, rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vi-ta-
min C, A , những người cao tuổi ăn rau muống ngày hai bữa có não trẻ hơn 5
năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CHÈ XANH
Về tác dụng của chè thì người Trung Quốc có thói quen nói rằng nên uống nước
chè hơn là uống thuốc. Loại thức uống này có tính chất điều trị thần diệu phòng
chống vài loại ung thư, giúp chúng ta gầy đi và là thuốc chống nếp nhăn rất mạnh.
Tại sao chè lại xanh?
Đen, hay xanh lục, tất cả các loại chè đều bắt nguồn từ cùng một cây có tên khoa
học là Camellia sinensis, họ Chè, THEACEAE. Chỉ có cách chế biến là khác
nhau. Trái với chè mạn hay chè đen, chè xanh không bị lên men, mF chỉ phơi khô
mà thôi. Hàm lượng tanin của nó cao hơn, làm tăng tác dụng trị liệu.
Vị của chè ra sao?
- “Chén đầu tiên phải có hương thơm ám ảnh lạ lùng và lâu bền”. Chè xanh chủ
yếu là mát, hơi có vị đắng, thậm chí chát, ta phải làm quen. Có điều chắc chắn:
Không nên thêm đường hay thêm sữa, đó là một nghịch đạo. Cùng lắm là bạn có
thể thêm tí ti mật ong.

Chọn loại chè nào?
Lẽ tất nhiên, tuỳ theo sở thích của mình. Muốn có vị dịu hãy dùng chè Ô Long, đó
là loại chè lên men nửa chừng giữa chè tàu và chè man. Chứa ít thêin có thể uống
suốt ngày, ngay cả buổi chiều. Tính chất trị bệnh cũng giống chè tàu.
Uống chè xanh có lợi gì?
- Phòng chống ung thư: Khi khô, các lá chè xanh chứa nhiều tanin mà thành phần
chính là EpiGalloCatechic Gallat (gọi tắt là EGCG) có tác dụng chống khối u và
ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư. Tạp chí quốc tế về ung thư năm
1997 đã phát hiện rằng khi người ta càng uống nhiều chè xanh (khoảng 6 chén mỗi
4 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
ngày) thì việc bảo vệ chống vài loại ung thư, nhất là ung thư liên quan đến hệ dạ
dày, ruột cũng như với ung thư vú (nghiên cứu của Aichi Cancer Center của Nhật
Bản)
- Giúp cho gầy đi: Cafein chè xanh và chất Tanin có tác dụng lâu bền đối với việc
thải chất mỡ và các độc tố. Người ta đã công nhận là có tác dụng lợi tiểu và chống
việc giữ nước.
- Có hiệu quả chống già: Chè có nhiều chất chống oxy hoá, làm trung tính các gốc
tự do (nguyên nhân gây già nua )
- Phòng bệnh sâu răng: Có tác dụng tốt đối với răng, vì chè xanh giàu chất Fluor
(0.3g/ 1 chén)
- Cung cấp Vitamin: chứa nhiều Vitamin C hơn 1 quả Cam.
- Chống hơi thở hôi: Để làm mất hơi thở hôi, hãy pha chè xanh trong nước và súc
miệng.
- Giúp cho sự mắn đẻ: năm 1998, một nghiên cứu của Kaiser Permanente Medical
Care Program ở California đã chứng minh rằng uống, chè xanh sẽ tăng khả năng
sinh con.
Cách pha chè xanh như thế nào ?
Người sành, pha chè với nước khoáng (còn ở Việt Nam thì dùng nước mưa). Chú
ý không bao giờ dùng nước thật sôi để pha chè xanh, chỉ dung nước hơi sủi thôi.

Để có một chén chè xanh, hãy hãm trong 3 đến 5 phút.
CÁC THAO TÁC KHI BỊ BONG GÂN
Bong gân là một dạng tổn thương các gân do các khớp bị vặn đột ngột. Một số
môn thể thao như quần vợt, chạy, bóng đá, đạp xe đạp rất dễ dẫn tới bong gân
nếu bạn làm động tác thiếu chính xác. Nếu không may bị bong gân nặng khiến gân
bị rách hoặc đứt, bạn cần phải ngay lập tức đến bệnh viện để được mổ vá và nối
gân. Còn với thể bong gân nhẹ, các gân chỉ bị chệch khỏi vị trí, ngoài việc nghỉ
ngơi, tránh vận động nhiều và vận động mạnh, bạn có thể dùng các bài thuốc sau
đây để bệnh nhanh khỏi:
Thuốc y học cổ truyền chữa bong gân
Thuốc bóp:
5 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
Quế chi, đại hồi, địa liền, huyết giác, thiên niên kiện mỗi vị 20g. Tất cả tán nhỏ,
ngâm trong 500ml rượu trắng. Khi bị bong gân rót ra chén nhỏ, lấy một miếng
bông gòn thấm dung dịch này và xoa vào chỗ đau. Xoa trong 15 phút, khi thấy
bông khô lại thấm ướt. Ngày làm 3 lần. Bài thuốc này có tác dụng thống huyết ứ,
giảm đau.
Bạn cũng có thể chế thuốc bóp từ các vị sau: Quế chi 0,5kg, độc hoạt 0,1kg, huyết
giác 0,1kg. Tất cả tán nhỏ, ngâm trong 500ml rượu trắng, khi bong gân thì mang
ra bóp. Cách bóp, liều lượng và thời gian cũng như bài thuốc trên.
Thuốc đắp:
Nếu chỗ bị bong gân sưng đau nhiều, ngoài thuốc bóp, người bệnh nên dùng thêm
thuốc đắp, chỗ bị thương sẽ không đau nhức và sưng thêm. Các bài thuốc đắp như
sau:
Bài thứ nhất: Lá si, lá ngải cứu, lá cúc tần mỗi loại 50g. Tất cả giã nhỏ, chế vào
đó một chút dấm ăn, sau đó đun sôi lên. Khi nào hốn hợp này nguội thì cho thuốc
này lên trên chỗ bị thương và băng chặt để nước thuốc ngấm vào sâu. Mỗi ngày
thay băng một lần.
Bài thứ hai: Lá tầm gửi 100g, lá gấc 30g, gạch non giã vụn 15g. Tất cả giã nhỏ,

dàn đều lên lá bàng hoặc lá chuối (đã được hơ nóng) rồi đắp lên chỗ bị thương và
băng chặt để nước thuốc ngấm vào sâu. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Thuốc uống:
Bạn có thể chọn một trong hai bài thuốc sau:
Bài thứ nhất: Cua đồng 3 con giã nhỏ, sau đó chế vào một cốc nước sôi rồi lọc bỏ
bã. Cho vào nước cua này 20ml rượu trắng và uống ngay để tiêu huyết ứ. Ngày
uống 1 lần.
Bài thứ hai: Lấy một nắm búp bàng rửa sạch sắc lấy nước và uống ngay trong
ngày đầu và ngày thứ hai khi bị thương để tan huyết ứ và làm giảm đau.
CÁC LOẠI RAU PHÒNG NGỪA UNG THƯ
Rau quả tươi ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng, còn có tác dụng ức chế và
chống ung thư (UT), bằng việc kích thích tổ chức tế bào sản sinh chất "gây nhiễu",
nâng cao sức miễn dịch của người bệnh; ngăn cản tế bào UT sinh trưởng Một số
6 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
loại rau quả dưới đây theo lương y Nguyễn Công Đức có công dụng phòng chống
UT:
* Cải thảo: chứa nhiều xơ, giúp ích cho việc phòng ngừa UT. Trong cải thảo còn
chứa nguyên tố vi lượng selen và molybden cũng có tác dụng phòng chống UT.
* Bắp cải: là loại chứa nhiều nguyên tố vi lượng molybden - chất này có tác dụng
ức chế hình thành chất gây UT là nitrosamine, bắp cải cùng với bông cải, cải
thảo đã được các nhà khoa học trên thế giới liệt kê vào thực đơn chống UT.
* Hẹ: trong y học cổ truyền, hẹ giúp ôn thận tráng dương (làm ấm thận, tăng sinh
lực), giải độc. Còn y học hiện đại khám phá hẹ giúp phòng chống UT. Hẹ là chất
bảo vệ tế bào rất hiệu quả, có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giảm nhẹ hay
tránh gây tổn thương chức năng giữa màng tế bào và gien, từ đó bảo vệ tế bào
chống lại sự xâm nhập của các chất gây UT, có tác dụng tăng cường sức miễn dịch
cơ thể và sức chống UT.
* Tỏi: thành phần tinh dầu có ích trong tỏi kích hoạt công năng nuốt của thực bào,
tăng sức miễn dịch, từ đó nâng cao sức đề kháng. Tỏi ức chế sinh trưởng của vi

khuẩn nitrobacterium trong dạ dày, từ đó giảm bớt sản sinh muối nitrat trong dịch
vị, trong tỏi còn chứa nhiều chất chống UT như nguyên tố vi lượng selen. Việc
thường xuyên dùng tỏi giúp dự phòng phát sinh UT dạ dày, UT thực quản. Mới
đây, một nhóm các nhà khoa học ở Mỹ qua nghiên cứu đã phát hiện trong tỏi có 3
hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào UT.
* Bó xôi: Theo y học cổ truyền, bó xôi có công dụng bổ máu, thông huyết mạch,
trợ giúp tiêu hóa. Bó xôi có chứa chất kháng oxy hóa, giúp phòng chống UT. Còn
nghiên cứu của Hàn Quốc phát hiện, thường ăn bó xôi giúp giảm nguy cơ mắc UT
dạ dày.
* Khổ qua: Khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, chống say nắng, giải độc, sáng mắt.
Nghiên cứu cho thấy, thức ăn có vị đắng (trinitrophenol) có sức tiêu diệt mạnh đối
với tế bào UT, trong khổ qua còn chứa một protein giúp nâng cao sức miễn dịch,
phát huy tác dụng chống UT.
ĐỂ VẾT THƯƠNG KHÔNG ĐỂ LẠI SẸO
7 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
Khi vết thương vừa lên da non, bạn liền chăm chăm bôi nghệ vào hay phải cố
kiêng rau muống, trứng vì không muốn có "di chứng" về sau. Thật ra, tất cả
những cách này đều không đúng khi muốn hạn chế sẹo.
Một vết sẹo trên cơ thể, nhất là ở vùng mặt có thể làm bạn giảm tự tin. Nhiều
người muốn khắc phục điều này nhưng lại áp dụng không đúng cách khiến cho vết
sẹo càng đậm màu hoặc lớn hơn.
Hiện nay, cũng có khá nhiều loại thuốc được quảng cáo là làm mờ sẹo hay xóa sẹo
nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn, Viện Bỏng Trung Ương, không loại thuốc
nào chống được sẹo mà chúng chỉ có tác dụng hạn chế quá trình tạo sẹo mà thôi.
Hơn nữa, khi dùng thuốc, nhất định bạn phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bác sĩ Tuấn cũng cho biết, hình dạng và kích thước của sẹo hình thành phụ thuộc
vào độ nông sâu của vết thương. Nếu vết thương nông sẽ tạo thành sẹo mờ - chỉ là
rối loạn sắc tố nên sẽ tự mất đi sau một thời gian. Còn với những vết sẹo to, nhất
là sẹo lồi, sẹo phì đại (sẹo to, lồi lên rồi xẹp xuống), sẹo dính, sẹo co kéo, sẹo

loét thì hầu như không thể mất đi và rất khó khắc phục.
Để hạn chế vết sẹo, bạn lưu ý vài điều sau:
- Cần xử lý tốt ngay từ lúc bị thương, điều trị và vệ sinh đúng cách để cho mau
liền.
- Uống nước ép rau má: Loại nước này thanh nhiệt, giải độc, góp phần điều hòa
quá trình lành sẹo, khiến vết sẹo mau lành.
- Có thể bôi một số thuốc có thành phần Corticoit nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Dùng băng ép: lấy băng thun quấn lại (để cả ngày), để vết sẹo xẹp xuống, không
có cơ hội phát triển thêm. Hiện nay, người ta còn dùng kết hợp quấn gạc silicon
nhưng khá tốn kém.
- Tập vận động: Để hạn chế vết sẹo bị co kéo, dính, rất xấu. Những cách vận động
và dùng băng ép cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
- Có thể sử dụng nghệ nhưng cần đúng cách và đúng lúc bởi nếu vội vàng bôi
nghệ vào lúc vết thương chưa kịp lên da non có thể làm vết sẹo sau này đen bóng
lại.
- Xóa sẹo ở tay và chân bằng cách chà vỏ chanh lên chỗ sẹo 5-7 phút mỗi ngày,
8 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
làm 2 lần/ ngày trong vòng một tuần.
- Ăn uống đủ chất, không cần kiêng bất cứ món nào, kể cả rau muống, trứng
Ngoài ra, khi vết sẹo mới hình thành, sáu tháng đầu, bạn nên hạn chế tiếp xúc với
ánh sáng mặt trời có cực tím (thường lúc 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều) nếu không
muốn vết sẹo đậm màu, bị tổn thương, thậm chí là ung thư da.
CÔNG DỤNG HAY TỪ TRÁI LÊ
Để tiêu đờm, giảm ho, lấy nước cốt quả lê (nếu cô đặc lại càng tốt) pha với nước
gừng và mật ong lượng vừa phải. Ngậm hỗn hợp này nhiều lần trong ngày.
Lê được coi là một vị thuốc tuyệt vời “Lê nhuận phổi, mát tim, tiêu đờm, hạ hỏa,
giải độc vết thương, giải độc rượu”. “Nước lê nấu cháo trị cảm nhiệt và hôn mê do
phong nhiệt ở trẻ em”
Đông y cho rằng lê tính mát, có tác dụng tạo nước bọt, thanh nhiệt, tiêu đờm nên

chữa được các chứng khát nước, nước bọt ít do nhiệt, ho do nhiệt, kinh sợ do đàm
nhiệt, bí tiện…
Y học hiện đại cũng ghi nhận lê có tác dụng hạ huyết áp, bệnh tim, chữa chứng
hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh có thể dẫn đến loạn nhịp. Người bị viêm
gan, xơ gan, ăn lê sẽ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh.
MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ RAU QUẢ
Nước uống trị bệnh nóng: Rễ rau tươi thông thường 100 g rửa sạch, lê 1.000 g
gọt vỏ bỏ hạt, mã thầy 500 g gọt sạch vỏ, ngó sen tươi 500 g bỏ đốt, mạch môn
đông tươi 50 g. Thái nhỏ tất cả các vị trên, giã nát, cho vào vải sạch, vắt lấy nước
cốt. Uống nguội hoặc uống ấm đều được, ngày uống vài lần. Loại nước này thích
hợp với những người bị khô họng, bực bội, bứt rứt trong người hoặc cảm nắng.
Trị ho khan, tiêu đờm: Bỏ ruột quả lê, cho 5 g bột xuyên bối vào rồi hầm chín.
Ngày ăn 2 quả.
Chữa khàn, mất tiếng: Dùng lê giã lấy nước. Ngậm nước này trong họng, ngày vài
lần sẽ khỏi mất tiếng.
Lưu ý: Lê có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ hại tỳ vị; do đó không nên dùng cho người
có tỳ vị hư hoặc bị viêm ruột.
* Rau Ngót ( vị thuốc tăng sức đề kháng)
9 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
Khi bị chảy máu cam, bạn có thể khắc phục bằng cách giã rau ngót, thêm
nước và ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
Rau ngót còn có tên bồ ngót, bù ngót, bồ ngọt, bồng ngọt. Để làm thuốc, dùng cây
từ 2 năm tuổi trở lên.
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt, có công năng
thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, hóa ứ, bổ huyết, cầm
máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rau ngót là thang thuốc vừa chữa
bệnh vừa bồi bổ, vừa nâng đỡ chính khí vừa trừ tà khí, tăng sức đề kháng của cơ
thể
Ngoài nhiều vitamin và khoáng, rau ngót rất giàu đạm nên nó được khuyên dùng

thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng
xương và sỏi thận. Nó rất tốt cho người cần giảm cân hay đường huyết cao.
Ngoài ra, rau ngót là một loại thực vật hiếm hoi chứa vitamin K, một chất giúp
giảm nguy cơ gãy xương ở người già. Nó cũng có nhiều papaverin - chất mà từ
trước chỉ tìm thấy trong cây thuốc phiện, giúp giảm cơn đau phủ tạng, hạ huyết áp
và gây cương cứng dương vật.
Một số bài thuốc
Trẻ ra mồ hôi trộm, người luôn nóng, lấy rau ngót 30 g, rau bầu đất 30 g, nấu canh
với bầu dục lợn để ăn.
Trẻ tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn thương.
Có thể hòa mật ong.
Sót rau sau đẻ, nạo hút thai: Cho sản phụ uống một bát nước rau ngót tươi.
Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay
nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả nhưng với thịt lợn nạc
thì yên tâm hơn đối với sức khỏe của sản phụ đang cho con bú.
Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Sự phối
hợp này lạnh, nên cho thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn.
Chữa nhức trong xương (không phải sưng đau khớp): Nấu rau ngót với xương lợn
để ăn.
10 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
Xưa nay, bưởi vẫn thường được xem như một loại trái cây rất “dân dã và bình dị”,
tuy nhiên bạn sẽ hoàn toàn bị bất ngờ trước những thông tin mang tính khoa học
sau, bởi những lợi ích tuyệt vời của trái bưởi đối với sức khoẻ con người
Dưỡng chất trong trái bưởi
Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con
người.
Đặc biệt những loại bưởi không hạt được coi là tốt hơn cả, bởi chúng có chứa một
lượng lớn đường tự nhiên, canxi và photpho. Các loại bưởi không hạt thường có
tép bưởi màu trắng hay hồng.

Bưởi ruột hồng có chứa một lượng lớn vitamin A và beta carotene (một chất
chống oxy hoá) giúp sáng và khoẻ mắt. Ngoài ra, mỗi quả bưởi còn có chứa
325mg kali, 25microgram folate, 40mg canxi,1mg sắt.
Công dụng chữa bệnh
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bưởi giúp tiết nước bọt và dịch vị, vì
thế có khả năng “hỗ trợ” hệ thống tiêu hoá.
Bạn có thể ăn bưởi hay uống nước ép từ bưởi đều đem lại hiệu quả cao trong việc
ngăn chặn và hay “ứng phó” với nhiều căn bệnh khác có liên quan do việc dư thừa
axit gây nên.
Bưởi cung cấp một lượng lớn chất xơ, có tác dụng chống lại bệnh táo bón, và được
xem như một loại “thực phẩm chức năng”. Bởi nó có thể ngăn ngừa bệnh lỵ , bệnh
tiêu chảy, bệnh viêm ruột non.
Theo các chuyên gia, bưởi được coi như một loại “ thần dược”, nhất là đối với
bệnh nhân mắc tiểu đường. Các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên ăn bưởi
để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thêm vào đó, các bệnh nhân tiểu
đường cũng được khuyến khích nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày để cải thiện tình
hình. Và người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường cũng nên áp dụng lời khuyên
trên.
Bưởi có thể điều trị bệnh cúm. Ngoài ra bưởi còn dùng làm giải khát và có tác
dụng hạ sốt.
Trong bưởi có chứa “quinine”, rất hữu ích trong việc điều trị bệnh sốt rét và chứng
11 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
cảm lạnh. Đặc biệt, có khả năng giảm căng thẳng và mệt mỏi. Chỉ bằng cách đơn
giản sau, bạn hãy uống một cốc nước ép bưởi lẫn với nước chanh vắt, sẽ thấy ngay
hiệu quả.
Ngoài ra, người áp dụng chế độ ăn kiêng cũng nên ăn bưởi thường xuyên, bởi lẽ
bưởi có khả năng “đốt cháy” các chất béo và calo dư thừa.
Hấp dẫn hơn nữa là khi các nhà khoa học đã minh chứng rằng bưởi có khả năng
làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, do có chứa một lượng lớn lycopene

(chất chống oxy hoá).
Các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm trực tiếp với 48.000 bác sĩ, các bác sĩ đã
áp dụng một chế độ ăn uống với 10 phần thực phẩm giàu lycopene hàng tuần. Kết
quả thu được đã khiến các nhà khoa học không khỏi ngỡ ngàng, bởi 50% trong số
họ khó hoặc hầu như không có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.
Không chỉ dừng lại ở đó, người ta còn tìm thấy trong bưởi có chứa axit phenolic,
chất này có thể ngăn chặn một số bệnh ung thư chết người, và các bệnh mãn tính
khác như bệnh viêm khớp, bệnh luput.
Từ những dấu hiệu khả quan trên, các chuyên gia đầu ngành đã bắt tay vào những
công trình nghiên cứu đầy hứa hẹn, nhằm mục đích điều chế ra các loại thuốc,
chiết xuất chính từ bưởi giúp ngăn ngừa bệnh tim, chàm bội nhiễm và giảm hàm
lượng cholesterol
CÁCH PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH THỦY ĐẬU
Bệnh thuỷ đậu (Chickenpox) hay còn gọi dân dã là bệnh trái rạ hay bỏng rạ, là căn
bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây, thường gặp ở trẻ nhỏ, thủ phạm chính là do
virus Varicella zoster.
Nhiều người coi đây là căn bệnh ít nguy hiểm nên dễ bỏ qua. Bệnh thường kéo dài
hai tuần và nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng và tử
vong.
Triệu chứng:
Bệnh thuỷ đậu ở trẻ lúc mới phát bệnh thường không sốt nhưng lại phát bóng nước
đột ngột còn ở người lớn thì ngược lại, có tiền chứng sốt, mệt mỏi, biếng ăn và đau
cơ. Khi nhiễm bệnh, các nốt thuỷ đậu xuất hiện rất nhanh trong vòng một ngày
12 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
trên toàn thân, có người mọc thưa có người mọc dày, kể cả trong cổ họng, trong
mắt, niêm mạc và trong bộ phận sinh dục. Lúc đầu những nốt này có màu đỏ trông
giống như ban sởi, vài giờ sau thành nốt phồng. Tuỳ theo sức khoẻ của trẻ mà
trong vòng 1-2 tuần, nốt đậu đóng vảy và bong ra. Trong quá trình phát bệnh xuất
hiện các nốt đậu thường đi kèm với các triệu chứng như sốt, đau bụng, đau đầu, ho

nhẹ và người khó chịu, riêng ở nhóm trẻ khoẻ mạnh thì các dấu hiệu này thường
không đáng kể. Còn ở phụ nữ có thai lại dễ mắc bệnh ở giai đoạn đầu, nếu mắc
bệnh gần sát đến ngày sinh thì rủi ro đối với thai nhi là rất lớn.
Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao
Là căn bệnh truyền nhiễm nên nguy cơ lây lan từ người sang người là rất lớn (trên
90%). Tỷ lệ trẻ mắc bệnh thuỷ đậu rất cao, nhất là nhóm từ 5-11 tuổi chưa tiêm
phòng vắcxin (khoảng trên 50%) và rất ít khi xảy ra ở nhóm dưới 6 tháng tuổi.
Người lớn nếu khi còn nhỏ chưa mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Các biến
chứng của bệnh thuỷ đậu
Khi bị nhiễm bệnh, virus Varicella zoster sẽ còn lưu lại trong các tế bào thần kinh
và tái xuất hiện trong suốt thời gian dài, đây là biến chứng gây tác hại đến hệ thần
kinh với tỷ lệ rất cao, gây bệnh viêm não và hội chứng Rey, căn bệnh về não có
mức độ tử vong tới trên 40 %.
Cách điều trị:
Thông thường, những đứa trẻ khoẻ mạnh, bệnh thuỷ đậu không gây vấn đề gì, bác
sỹ có thể kê đơn dùng thuốc giảm đau nhưng ở những người có sức khoẻ yếu và
nguy cơ biến chứng cao, bác sỹ sẽ có thể kê đơn cho thuốc để rút ngắn thời gian
lây nhiễm, như thuốc chống virus acyclovir (Zoviras) hoặc các loại thuốc có tên là
intraveneous immune globin (IGIV), thuốc Valtres hay Famvir…Trẻ mắc bệnh
nên cách ly tại nhà trong suốt thời gian nhiễm bệnh và khi khỏi nên tắm rửa sạch
sẽ, giữ vệ sinh sạch sẽ, cắt móng tay, hạn chế không cho trẻ gãi, hàng ngày nên
nhỏ mắt, nhỏ mũi sát khuẩn bằng chloraphenicoa 0,4%. Khi các nốt bỏng vỡ nên
bôi thuốc xanh metilen, không được dùng thuốc kháng sinh để bôi lên các nốt vỡ
này. Khi dùng kháng sinh nhất thiết phải tư vấn chuyên môn, trường hợp sốt cao,
nốt đậu mọc nhiều, sợ ánh sáng thì phải đưa trẻ đi khám và chú ý ăn uống vệ sinh
13 / 14
GVBM: TR ƯƠNG MINH HÒA SV: LÊ THỊ TÚ QT3A - 58
và đầy đủ. Để phòng ngừa bệnh thuỷ đậu nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin phòng bệnh
(Varivax) theo lịch như dưới đây, riêng phụ nữ có thai, những người có hệ miễn
dịch yếu, dễ dị ứng với gelatin hoặc neomycin kháng sinh thì không nên tiêm

phòng.
Đối với trẻ nhỏ: Tiêm hai liều Varivax, liều đầu tiên khi trẻ được 12-15 tháng tuổi,
mũi hai khi trẻ được 4-6 năm tuổi.
Nhóm trẻ lớn chưa tiêm phòng: Trẻ 7-13 tuổi chưa tiêm thì tiêm hai mũi Varivax,
hai mũi cách nhau ít nhất 3 tháng, riêng nhóm trên 13 cũng áp dụng tiêm 2 mũi
nhưng thời gian cách nhau ít nhất 4 tuần.
Người lớn chưa tiêm bao giờ cũng có mức độ rủi ro mắc bệnh cao, nhất là những
người làm công tác xã hội như nuôi dạy trẻ, nhân viên ngành hàng không, y tế
Cũng nên tiêm hai mũi, khoảng cách giữa hai lần tiêm cách nhau 4-8 tuần.
“Hi vọng đề tài tham khảo của mình sẽ giúp ích được cho mọi người”
TRÂN TRỌNG!
SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ TÚ – QT3A – STT: 58
14 / 14

×