Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
VẬN DỤNG THÍ NGHIỆM ẢO ĐỂ TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG
NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng
Mục tiêu giáo dục môn Hoá học ở Trường trung học phổ thông (THPT) là
cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kỹ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại,
thiết thực và gắn với đời sống thường ngày. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo
chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của những chất trong đời
sống, sản xuất và môi trường. Do đó, trong dạy và học Hóa học, việc đưa các vấn
đề liên quan đến thực tiễn vào trong giờ học sẽ giúp Hóa học gần gũi hơn với học
sinh, tạo hứng thú và niềm vui học tập cho các em. Đồng thời, việc rèn luyện các kĩ
năng, các kiến thức của các thí nghiệm, các bài thực hành giúp hoạt động hóa học
sinh tích cực, học sinh sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã học sâu sắc và biết vận dụng
kiến thức được học một cách linh hoạt, chính xác để giải quyết tốt các dạng bài tập
cũng như các tình huống thực tiễn. Hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu quốc tế về kĩ
năng thực hành thí nghiệm trong các bài học, bài thi của bộ môn Hóa Học, việc rèn
luyện các kĩ năng này là vô cùng cần thiết trong nhà trường phổ thông. Các kĩ năng
và kiến thức thực hành, thí nghiệm là nền tảng cơ bản giúp học sinh hội nhập với
thế giới tốt hơn trên lĩnh vực chuyên môn cũng như trong cuộc sống sau này.
Trên thực tế, giáo viên đã sử dụng thí nghiệm vào bài giảng một cách phổ
biến để hình thành kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, theo tôi, việc sử dụng thí
nghiệm vẫn còn chưa hệ thống, đúng phương pháp, dẫn đến việc khai thác các kiến
thức chưa được sâu sắc, logic, linh hoạt và tổng hợp, tốn nhiều thời gian vô ích,
điều đó làm cho hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm chưa cao. Vì vậy, chúng ta
cần sử dụng các thí nghiệm một cách hợp lí, có phương pháp vào các bài giảng để
hoạt động hóa học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng một
cách hiệu quả, tạo hứng thú hơn trong việc học tập môn Hóa học.
Tuy nhiên, trong chương trình sách giáo khoa Hóa học THPT ở Việt Nam,
với lượng kiến thức và thời gian của một tiết học, việc vận dụng các thí nghiệm để
hình thành kiến thức cho bài học còn nhiều khó khăn, đặc biệt là việc tiến hành các
thí nghiệm tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, trên thực tế, hầu hết ở
các trường THPT trong Tỉnh, phòng thí nghiệm chưa được đảm bảo đúng kỷ thuật,
an toàn cũng như các thiết bị, đồ dùng, hóa chất còn thiếu thốn, không đảm bảo
chất lượng. Vì vậy, việc tiến hành các thí nghiệm trong các bài giảng còn nhiều bất
cập, chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
việc giảng dạy ở trường THPT đã được phổ biến, các bài giảng điện tử đã được áp
dụng thường xuyên, nguồn tài liệu video thí nghiệm, các mô phỏng thí nghiệm, mô
hình, phần mềm thí nghiệm Hóa học rất phong phú, khoa học. Do đó, việc ứng
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 1
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
dụng các thí nghiệm ảo vào bài giảng rất ưu việt, dễ dàng thực thi, đạt được hiệu
quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng của học sinh. Chính vì
những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Vận dụng thí nghiệm ảo để tích cực hóa hoạt
động nhận thức của học sinh trong dạy học Hóa học”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp
- Phương pháp sử dụng thí nghiệm giúp cho giáo viên truyền đạt kiến thức tới
học sinh hệ thống hơn, dễ dàng hơn, sâu sắc hơn.
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, thao tác thí nghiệm.
- Phương pháp sử dụng thí nghiệm hoạt động hóa học sinh dễ dàng, có hệ thống
hơn. Giúp cho học sinh có khả năng ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn, logic hơn.
- Rèn luyện được tư duy phân tích sâu sắc, logic, tính cẩn thận, khả năng liên hệ
thực tế cho học sinh.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Sử dụng thí nghiệm ảo để hình thành kiến thức và từng bước rèn luyện kỹ
năng cho học sinh trong bài học môn Hóa học.
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
a. Cơ sở lí luận
Trong luật Giáo dục ban hành năm 2005 có quy định:
– “ Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và
những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao
động.”(điều 23)
- “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”(mục 2 điều 3)
- “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”(mục 3 điều 24)
Như vậy, giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chú
trọng hơn tới:
- Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên
môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp….
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong đời sống, lao động và sản xuất.
- Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức,
phát huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có
vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn.
b. Cơ sở thực tiễn
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 2
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
- Xuất phát từ tình hình thực tế ở trường THPT số 3 An Nhơn nói riêng và học
sinh THPT nói chung, tôi nhận thấy các em luôn thích thú những bài giảng có sử
dụng các thí nghiệm, khi giáo viên đưa thí nghiệm vào bài giảng, học sinh rất
hứng thú theo dõi, thảo luận các hiện tượng thí nghiệm rất sôi nổi, lĩnh hội kiến
thức rất nhanh và hệ thống, ghi nhớ các kiến thức rất linh hoạt, sâu sắc. Đồng thời,
thông qua các thí nghiệm, học sinh cũng tự rèn luyện thêm các thao tác, kỹ năng
thực hành trước khi tiến hành thực hành tại các phòng thí nghiệm.
Trên thực tế, có nhiều hình thức sử dụng thí nghiệm trong bài giảng như: trình
chiếu video thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm Mỗi hình thức thí nghiệm trên có
những ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Trình chiếu video Tiến hành thí nghiệm trực tiếp
Nhanh gọn, tiết kiệm thời gian. Mất nhiều thời gian cho quá trình
chuẩn bị và tiến hành.
Hiệu quả, luôn thu được kết quả như
mong muốn, chính xác khoa học.
Có thể không đạt kết quả mong muốn.
Không gây ô nhiễm, không gây độc
hại, không ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh, có thể thực hiện được hầu
hết các thí nghiệm, kể cả thí nghiệm khó
và độc hại.
Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất : phức
tạp, độc, gây ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh. Chỉ tiến hành được các thí
nghiệm đơn giản, ít độc hại.
Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm ở mức
độ học tập qua quan sát.
Rèn luyện được kỹ năng, thao tác,
tính cẩn thận cho học sinh thông qua việc
thực hành thí nghiệm.
Ghi nhớ kiến thức sâu sắc. Ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn nhờ
quá trình tự làm thí nghiệm.
Với những ưu và nhược điểm như trên, theo tôi, giáo viên cần phải có sự lựa
chọn linh hoạt các hình thức thí nghiệm trong quá trình dạy học môn Hóa học,
nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt, hiệu quả nhất.
- Đồng thời, ngày 17/01/2014, Sở GD và ĐT Bình Định đã tổ chức tập huấn
việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học bộ môn Hóa học và Vật lý ở Trường
THPT cho toàn bộ giáo viên trong toàn Tỉnh. Nội dung bao gồm: phương pháp sử
dụng hệ thống phần mềm thí nghiệm do nhóm GV thuộc Trường ĐH Sư Phạm Kỹ
Thuật phối hợp với Sở Khoa Học - Công Nghệ Bình Định nghiên cứu. Đây là một
nguồn tư liệu có cơ sở khoa học giúp giáo viên THPT vận dụng có hiệu quả các thí
nghiệm ảo trong bài giảng nhằm làm sinh động bài học Hóa học, cũng như bài học
Vật lý.
Với điều kiện thực tế của Trường THPT Số 3 An Nhơn, mỗi phòng học đều có
hệ thống tivi, sử dụng để giảng dạy. Tại các Trường THPT khác, hệ thống trình
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 3
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
chiếu phục vụ cho việc giảng dạy đã được trang bị đầy đủ, việc trình chiếu các
video thí nghiệm là dễ dàng thực hiện. Bên cạnh đó, hiện trạng của hầu hết các
Trường THPT là hệ thống phòng bộ môn chưa đảm bảo, chưa đầy đủ. Kết hợp
những điều kiện thuận lợi và khó khăn của thực tế, tôi đã sử dụng các video thí
nghiệm vào bài giảng Hóa học tại lớp để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn
luyện một phần các kỹ năng thực hành trước khi tiến hành thí nghiệm trong các bài
thực hành tại phòng thí nghiệm, nhằm tránh sai sót và đạt được hiệu quả thực hành
cao.
Đặc biệt, hiện nay, các video thí nghiệm, các mô phỏng thí nghệm, hệ thống
phần mềm thí nghiệm Hóa học đảm bảo chất lượng, khoa học, phục vụ cho bài
giảng đang rất phổ biến trên các kênh thông tin như Google, các trang web khác
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Các video này được tải rất dễ dàng và có thể trình
chiếu được bằng nhiều phần mềm khác nhau như: KM- Player, Window media
Riêng phần mềm thí nghiệm Hóa học, Vật lý do nhóm giáo viên bộ môn Vật lý,
Hóa học của trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu,
thuộc kết quả nghiên cứu của đề tài: “xây dựng phần mềm thí nghiệm vật lý và
hóa học bậc trung học phổ thông và trung cấp nghề” là một nguồn tư liệu quan
trọng cho giáo viên và học sinh THPT. Việc sử dụng phần mềm thí nghiệm vào
giảng dạy đã được Sở GD và ĐT tập huấn và phổ biến cho toàn bộ giáo viên THPT
trong Tỉnh. Nội dung của phần mềm gồm các thao tác, các bước theo đúng trình tự
thí nghiệm của các thí nghiệm hóa học 10, 11, 12. Với phần mềm Hóa học này, học
sinh được tiến hành thí nghiệm theo đúng các bước như trên thực tế. Điều này giúp
học sinh rèn luyện được các kỹ năng cơ bản trước khi làm thí nghiệm. Theo tôi,
giáo viên bộ môn có thể hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm trên
phần mềm này trong các bài thực hành, sau khi có được sự nhuần nhuyễn, chính
xác trong các thao tác mới cho học sinh tiến hành các thí nghiệm tại phòng thí
nghiệm.
Ngoài ra, hệ thống phần mềm mô phỏng về các thí nghiệm Hóa học của nhóm
tác giả GS.TS Nguyễn Hữu Đĩnh, ThS Phạm Ngọc Sơn, PGS.TS Nguyễn Thị
Sửu cũng là nguồn tư liệu chính xác khoa học. Việc ứng dụng phần mềm này
hiệu quả sẽ hoạt động hóa tích cực học sinh trong việc dạy và học Hóa học.
Đồng thời, nguồn tư liệu thí nghiệm ảo còn có một hệ thống các video thí
nghiệm được phổ biến rộng rãi trên các trang web như Google. com/ Thí nghiệm
hóa học 12, Youtube/ thí nghiệm hóa học Các video thí nghiệm này vô cùng
phong phú và đa dạng, giáo viên có thể lựa chọn các video chính xác khoa học để
ứng dụng vào bài giảng một cách hiệu quả nhất.
Với điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin phổ cập của trường THPT số 3 An
Nhơn và các trường THPT khác, việc trình chiếu các thí nghiệm trong bài giảng là
dễ dàng thực hiện được. Với các lí do trên, tôi đã tiến hành sử dụng video thí
nghiệm vào bài giảng và nghiên cứu đề tài này.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
a. Các biện pháp tiến hành
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 4
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc tham khảo các nguồn tài liệu, tìm hiểu
các phương pháp sử dụng thí nghiệm để hoạt động hóa học sinh, tuyển chọn các thí
nghiệm phù hợp, khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát khoa học, phương
pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm sư phạm.
b. Thời gian tạo ra giải pháp
Việc sử dụng các thí nghiệm vào bài giảng đã được tôi thực hiện ba năm gần
đây. Việc sử dụng các video thí nghiệm vào bài giảng một cách khoa học, hệ thống,
hiệu quả đã được tôi ấp ủ từ lâu. Đó chính là lí do tôi nghiên cứu đề tài này.
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 5
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu
1. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng - xây dựng và lựa chọn hệ thống video
thí nghiệm để hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Hoá học.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo trong bài giảng Hóa học và
trong bài thực hành.
- Lựa chọn và xây dựng hệ thống video thí nghiệm để hình thành tính chất
của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và một số hợp chất của nhôm và hướng
dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm bài thực hành 30 - Hóa Học 12- Ban cơ bản.
-Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả của đề tài.
II. Mô tả giải pháp của đề tài
1. Thuyết minh tính mới
Trên thực tế, việc sử dụng thí nghiệm trong bài giảng chưa đúng quy trình,
phương pháp, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên sách giáo khoa đề cập chưa
nhiều, chưa đầy đủ và hệ thống về việc phân tích các thí nghiệm để hình thành kiến
thức và nội dung bài học. Ở đây, tôi xin trình bày về:
- Các phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng và bài thực hành Hóa
học để tích cực hóa hoạt động nhận thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
- Chọn lọc hệ thống video thí nghiệm môn Hoá học có kèm theo những hình
ảnh minh họa thực tế, rõ ràng, sinh động (chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ
và nhôm- Hóa học 12 – Ban cơ bản), áp dụng các phương pháp sử dụng thí nghiệm
trong bài giảng để hình thành tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
và một số hợp chất của nhôm và bài thực hành 30 –Hóa học 12-Ban cơ bản.
Với thí nghiệm ảo, bài giảng Hóa học sẽ phong phú, tiết học vui nhộn, học
sinh hoạt động tích cực tránh được sự tẻ nhạt của lí thuyết suông. Ngoài ra, từ
những hình ảnh thấy được trong thực tế còn giúp các em nhớ lâu hơn kiến thức của
bài học, vận dụng linh hoạt các kiến thức để giải bài tập và giải thích được các hiện
tượng trong cuộc sống.
Đồng thời, thông qua đó, giáo viên từng bước rèn luyện cho học sinh các
thao tác, kỹ năng thực hành, thí nghiệm trước khi thực hành thí nghiệm. Học sinh
có kỹ năng thực hành tốt và nắm bắt được các thao tác thí nghiệm là rất cần thiết
nhằm tránh sai sót trong quá trình thực hành thí nghiệm .Từ đó nâng cao chất lượng
dạy và học Hoá học, đồng thời giúp học sinh có kỹ năng và kinh nghiệm sống tốt
hơn trong thực tế.
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 6
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
Cụ thể:
1.1. Các phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng
1.1.1. Phương pháp nghiên cứu:
a/ Các hoạt động:
Các hoạt động cần thiết của giáo viên:
- Nêu vấn đề nghiên cứu
- Giải thích mục đích cần đạt được
- Vạch phương hướng nghiên cứu
- Tổ chức chỉ đạo
- Kích thích sự nhận thức của học sinh
b/ Đặc trưng:
- Hoạt động của học sinh mang tính chủ động, độc lập: trực tiếp tác động vào
đối tượng nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức.
- Thí nghiệm được dùng như là phương tiện để kiểm nghiệm xác nhận giả
thuyết khoa học đúng đắn trong các giả thuyết mà học sinh đưa ra dưới sự
định hướng của giáo viên. Như vậy, trước khi làm hoặc xem thí nghiệm, học
sinh cần nêu các giả thuyết, các dự đoán, quan sát chất phản ứng. Sau đó,
giáo viên tiến hành thí nghiệm hoặc đưa video thí nghiệm, học sinh quan sát,
mô tả thí nghiệm, xác nhận giả thuyết hay dự đoán đúng, giải thích hiện
tượng, viết phương trình phản ứng để rút ra kết luận.
- Phương pháp này giúp học sinh nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc, phong
phú cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, học sinh hình thành kỹ năng nghiên cứu
khoa học, phát hiện và giải quyết vấn đề.
c/ Ví dụ: nghiên cứu tính chất của H
2
SO
4
đặc
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Nêu mục đích của thí nghiệm
nghiên cứu tính chất của
H
2
SO
4
đặc.
- Yêu cầu học sinh dự đoán các
giả thuyết
- Trình chiếu thí nghiệm: Cu
tác dụng với H
2
SO
4
đặc
- Yêu cầu học sinh quan sát,
mô tả thí nghiệm trước và sau
phản ứng
- Yêu cầu học sinh xác nhận
giả thuyết đúng và giải thích
- Yêu cầu học sinh kết luận và
viết phương trình phản ứng
- Kết luận: H
2
SO
4
đặc có tính
oxi hóa mạnh
- Dự đoán các giả thuyết
+ Giả thuyết 1: không có phản ứng xảy
ra
+ Giả thuyết 2: có phản ứng xảy ra, khí
thoát ra là H
2
, không màu, không mùi,
cháy được.
+ Giả thuyết 3: có phản ứng xảy ra, khí
thoát ra là SO
2
, khí thoát ra không màu,
có mùi xốc, tẩy màu.
…………………………….
- Quan sát thí nghiệm
+ Trước thí nghiệm: Cu màu đỏ, dd axit
không màu.
+ Sau thí nghiệm: Cu tan dần, có khí
thoát ra mùi xốc, không màu, có tính
tẩy màu
- Xác nhận giả thuyết đúng: giả thuyết
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 7
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
3, giả thuyết 1 và giả thuyết 2 sai.
- Giải thích
- Viết phương trình phản ứng
- Kết luận
1.1.2. Thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến thức mới
a/ Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên chủ yếu là:
- Nêu mục đích thí nghệm
- Yêu cầu học sinh quan sát, dự đoán hiện tượng, làm thí nghiệm đối chứng,
giải thích hiện tượng, từ đó học sinh rút ra nhận xét.
- Sửa chữa, nhận xét, bổ sung kiến thức, kết luận kiến thức mới.
b/ Đặc trưng:
Đối với phương pháp này, giáo viên củng cố, tổ chức điều khiển hoạt động
của học sinh, học sinh hoạt động như người nghiên cứu.
c/ Ví dụ: sử dụng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng khi tìm hiểu tính chất của
dung dịch H
2
SO
4
loãng
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Nêu mục đích yêu cầu: nghiên cứu
tính chất của dung dịch H
2
SO
4
loãng.
- Yêu cầu học sinh quan sát trạng thái,
màu sắc của các chất trước phản ứng
- Yêu cầu học sinh dự đoán các phản
ứng xảy ra, hiện tượng
- Trình chiếu thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh xem video, kiểm tra
dự đoán, quan sát, mô tả hiện tượng thí
nghiệm
- Sửa chữa, nhận xét, kết luận.
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ
- Quan sát trạng thái, màu sắc của các
chất trước phản ứng
- Dự đoán các phản ứng:
+ Dung dịch H
2
SO
4
loãng tác dụng với
kim loại đứng trước hiđro (Zn), giải
phóng khí hiđro, kim loại đứng sau
hiđro không phản ứng
+ Dung dịch H
2
SO
4
loãng tác dụng oxit
bazơ tạo muối và nước: ví dụ tác dụng
với CuO
+ Dung dịch H
2
SO
4
loãng tác dụng với
bazơ tạo muối và nước: ví dụ tác dụng
với Cu(OH)
2
+ Dung dịch H
2
SO
4
loãng tác dụng với
dd muối tạo muối mới và axit mới: ví
dụ tác dụng với dd BaCl
2
, Na
2
CO
3
+ Dung dịch H
2
SO
4
loãng làm quỳ tím
hóa xanh
- Làm các thí nghiệm:
- Nhận xét hiện tượng
- Kết luận: dung dịch H
2
SO
4
loãng có
đầy đủ tính chất của một axit mạnh.
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 8
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
1.1.3. Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề
a/ Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên chủ yếu là:
- Nêu vấn đề hoặc tổ chức cho học sinh hoạt động để phát hiện vấn đề.
- Tổ chức chỉ đạo để mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh giải quyết vấn đề.
b/ Đặc trưng:
- Học sinh phải hoạt động tích cực để giải quyết vấn đề nhằm tìm ra kiến thức
mới cần lĩnh hội.
- Trong quá trình giải quyết vấn đề, học sinh có thể trao đổi, thảo luận nhằm
đưa ra dự đoán, giả thuyết khoa học, dùng bằng chứng hiện tượng thí nghiệm
để lập luận, lựa chọn, khẳng định giả thuyết đúng, bác bỏ dự đoán sai và sự
giải thích kết luận xác thực.
- Giáo viên cần nắm vững việc lựa chọn các thí nghiệm với các tình huống có
vấn đề như tình huống nghịch lí, lựa chọn, tìm nguyên nhân của các kết quả
để thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh cho phù hợp.
- Giáo viên cần lựa chọn các thí nghiệm cho phù hợp với trình độ nhận thức
của học sinh và nội dung cụ thể của từng bài.
c/ Ví dụ: xây dựng tính chất kim loại kiềm tác dụng với dung dịch muối
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh nhắc lại phản
ứng: Fe + dd CuSO
4
- Cho học sinh xem video hai thí
nghiệm: (1)Fe + dd CuSO
4
và
(2)Na+ dd CuSO
4
- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận
xét hiện tượng, giải thích sự khác
nhau của hai thí nghiệm: ở thí
nghiệm (2) có khí thoát ra, kết tủa
màu xanh tạo ra trong dung dịch.
- Gợi ý: + Na có thể phản ứng với
H
2
O ở điều kiện nào? Tạo ra sản
phẩm là gì?
+ Sản phẩm thu được ở
phản ứng của Na và H
2
O có tác dụng
với dd CuSO
4
không? Tạo ra sản
phẩm là gì?
- Yêu cầu học sinh kết luận về phản
ứng của Na tác dụng với dd muối,
tổng quát cho các kim loại kiềm
khác. Viết PTHH
- Sửa chữa, kết luận chung.
- Fe + dd CuSO
4
tạo dd FeSO
4
và
Cu màu đỏ bám trên bề mặt của
Fe
- Quan sát hai thí nghiệm
- Nhận thấy sự khác nhau về hiện
tượng của hai thí nghiệm: ở thí
nghiệm (2) có khí thoát ra, kết tủa
màu xanh tạo ra trong dung dịch.
- Giải thích hiện tượng dựa vào sự
gợi ý của giáo viên:
+ Na có thể phản ứng với H
2
O ở điều
kiện thường, tạo ra sản phẩm NaOH
và H
2
. Khí thoát ra là khí H
2
.
+ NaOH tạo ra tác dụng với CuSO
4
tạo thành Cu(OH)
2
kết tủa màu xanh
trong dung dịch
- Na không tác dụng muối để tạo ra
muối mới và kim loại mới, Na tác
dụng với H
2
O để giải phóng H
2
,
sau đó kiềm tạo ra tác dụng với
muối tạo ra hiđroxit kết tủa
- Tổng quát cho các kim loại kiềm
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 9
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
khác.
2M + 2H
2
O 2MOH + H
2
MOH + Muối muối mới + hiđroxit
kết tủa
1.2. Cách sử dụng video vào bài thực hành:
Mục tiêu chính của bài thực hành là học sinh tự rèn luyện kỹ năng, củng cố kiến
thức thông qua các thao tác thí nghiệm. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thí nghiệm,
học sinh cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng nhằm tránh sai sót trong
quá trình thực hành nhằm đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, trước khi học sinh tiến
hành thí nghiệm, giáo viên củng cố các thao tác tiến hành, các kiến thức cơ bản
thông qua các video thí nghiệm.
- Đối với trường hợp Trường PT có trang bị phòng thí nghiệm đảm bảo kỹ
thuật, giáo viên sử dụng thí nghiệm ảo theo phương pháp nghiên cứu để củng
cố kiến thức và kỹ năng của bài thực hành cho học sinh. Sau đó, yêu cầu học
sinh tiến hành thực hành các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm để tiếp tục
củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Thông qua việc thí nghiệm thực tế,
học sinh sẽ có niềm tin vào khoa học, vào các thí nghiệm ảo , từng bước rèn
luyện tính cách cẩn thận, tích cực và chính xác khoa học.
- Đối với những nơi có điều kiện khó khăn, chưa trang bị được phòng thí
nghiệm, giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác trên
máy tinh. Thực hiện thí nghiệm trên phần mềm cũng góp phần rèn luyện
được kỹ năng, kiến thức, từng bước chuẩn bị cho học sinh để áp dụng vào
thực tế.
- Đối với bài thực hành, giáo viên cần sử dụng phần mềm thí nghiệm Hóa học
do nhóm giáo viên bộ môn Vật lý, Hóa học của trường đại học Sư Phạm Kỹ
Thuật TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu, thuộc kết quả nghiên cứu của đề tài:
“xây dựng phần mềm thí nghiệm vật lý và hóa học bậc trung học phổ
thông và trung cấp nghề”.
1.3. Lựa chọn và xây dựng hệ thống video thí nghiệm để hình thành tính chất của
kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và một số hợp chất của nhôm (Hóa học 12 -
Ban cơ bản)
Ở chương 6, trên cơ sở các nội dung kiến thức khái quát đã học, học sinh có thể
tự đưa ra kết luận về tính chất hóa học của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
và một số hợp chất. Vì vậy khi sử dụng thí nghiệm cần lưu ý:
- Đa số sử dụng thí nghiệm để chứng minh, đối chứng, kiểm chứng, củng cố và
hình thành kiến thức mới.
- Một vài thí nghiệm dùng theo phương pháp nêu vấn đề và phương pháp nghiên
cứu.
- Giáo viên dùng một chuỗi các thí nghiệm, giúp học sinh tự chứng minh và rút
ra được kiến thức, đồng thời học sinh có thể tự tổng hợp kiến thức cơ bản dựa trên
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 10
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
kiến thức cũ đã biết, từ đó học sinh tự hình thành kiến thức mới chứ không bị áp
đặt.
- Các kiến thức cơ bản có thể được xây dựng dựa trên hệ thống thí nghiệm: một
số tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và
một số hợp chất của nhôm (Hóa học 12-Ban cơ bản)”
- Hình thức thí nghiệm: tôi lựa chọn hệ thống video vào bài giảng tại lớp để tìm
hiểu kiến thức mới và tiến hành thí nghiệm trực tiếp trong các bài thực hành tại
phòng thí nghiệm.
1.3.1. Bài 25- kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
1.3.1. 1/ Mục tiêu cần đạt được: trên cơ sở các kiến thức về tính chất vật lí và tính
chất hóa học của kim loại mà học sinh đã học ở chương đại cương kim loại, học
sinh tự rút ra kết luận về tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của kim loại
kiềm thông qua các thí nghiệm.
- Tính chất vật lí: học sinh nắm rõ trạng thái, màu sắc, tính ánh kim, độ cứng
thấp, nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, giải
thích.
- Tính chất hóa học:
+ Học sinh nắm được tính khử mạnh của kim loại kiềm thông qua phản ứng
với các đơn chất và hợp chất.
+ So sánh được tính khử của các kim loại kiềm qua thí nghiệm kim loại kiềm
tác dụng với nước.
1.3.1. 2/ Phương pháp sử dụng thí nghiệm:
- Dùng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến thức
mới.
- Dùng thí nghiệm nêu vấn đề.
1.3.1.3/ Các bước tiến hành:
a/ Tính chất vật lí:
Các thí nghiệm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Thí nghiệm:
cắt kim loại kiềm
- Nêu vấn đề: tìm hiểu
về trạng thái, màu sắc,
tính ánh kim, độ cứng
của kim loại kiềm.
- Học sinh tìm hiểu trạng
thái, màu sắc, tính ánh
kim, độ cứng của kim loại
kiềm dựa vào sách giáo
khoa và đưa ra một số dự
đoán:
+ Kim loại kiềm là chất
rắn, màu trắng bạc, có ánh
kim, độ cứng thấp, dễ cắt,
từ Li đến Cs độ cứng
giảm.
+ Kim loại kiềm là chất
rắn, màu trắng bạc, có ánh
kim, độ cứng thấp, khó
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 11
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
- Trình chiếu thí
nghiệm.
- Sửa chữa, kết luận:
+ Kim loại kiềm là chất
rắn, màu trắng bạc, có
ánh kim.
+ Độ cứng thấp, dễ cắt.
+ Từ Li đến Cs, nhìn
chung độ cứng giảm.
cắt, từ Li đến Cs độ cứng
tăng.
………….
- Quan sát thí nghiệm,
nhận xét: kim loại kiềm là
chất rắn, màu trắng bạc, có
ánh kim, độ cứng thấp, dễ
cắt, từ Li đến Cs độ cứng
giảm.
- Kết luận: kim loại kiềm
là chất rắn, màu trắng
bạc, có ánh kim, độ cứng
thấp, từ Li đến Cs độ
cứng giảm.
- GV kết hợp với phương pháp khác để bổ sung đầy đủ về tính chất vật lí và giải
thích tính chất của kim loại kiềm.
- Một số tính chất vật lí của kim loại kiềm tuy đơn giản nhưng khó nhớ, qua việc
quan sát các thí nghiệm, học sinh sẽ khắc sâu được các tính chất đó một cách dễ
dàng, nhanh chóng, chủ động, tự nhiên, không bị áp đặt.
b/ Tính chất hóa học:
Các thí nghiệm Hoạt động của giáo
viên
Hoạt động của học sinh
Thí nghiệm 1: Na tác dụng với
oxi.
Thí nghiệm 2: Na tác dụng với
clo.
- Nêu vấn đề: tìm hiểu
về tính chất hóa học của
kim loại kiềm.
- Yêu cầu học sinh dự
đoán tính chất hóa học,
các phản ứng và khả
năng phản ứng của kim
loại kiềm.
- Trình chiếu một loạt
các thí nghiệm 1, 2, 3,
4.
- Sửa chữa các dự đoán,
kết luận:
+ Kim loại kiềm hoạt
động hóa học mạnh,
dụng được với nhiều
- Dựa trên tính chất hóa
học chung của kim loại
đưa ra các dự đoán:
+ Kim loại kiềm có tính
khử.
+ Kim loại kiềm tác
dụng được với phi kim,
với axit, với nước, với
dung dịch muối.
+ Kim loại kiềm hoạt
động hóa học mạnh.
- Quan sát, nhận xét,
khẳng định các dự đoán
đúng, viết phương trình
hóa hoc, tổng quát cho
kim loại kiềm, kết luận:
+ Kim loại kiềm hoạt
động hóa học mạnh.
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 12
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
Thí nghiệm 3: Na tác dụng với
axit HCl loãng, HCl đặc,
HNO
3
loãng, HNO
3
đặc.
Thí nghiệm 4: kim loại kiềm
tác dụng với nước.
đơn chất và hợp chất,
phản ứng xảy ra mãnh
liệt, tỏa nhiều nhiệt.
+ Kim loại kiềm có tính
khử mạnh: kim loại
kiềm tác dụng được với
phi kim, với axit, với
nước.
- Yêu cầu học sinh viết
các phương trình hóa
học tổng quát, so sánh
tính khử của các kim
loại kiềm.
Kết luận: tính khử
mạnh dần từ Li đến Cs.
+ Kim loại kiềm có tính
khử mạnh: kim loại
kiềm tác dụng được với
phi kim, với axit, với
nước.
- So sánh tính khử của
các kim loại kiềm qua
phản ứng với nước: khả
năng phản ứng mạnh
dần từ Li đến Cs.
Tính khử mạnh dần
từ Li đến Cs.
Thí nghiệm 5:
Fe + dd CuSO
4
- Yêu cầu học sinh nhắc
lại phản ứng: Fe + dd
CuSO
4
- Trình chiếu video hai
thí nghiệm: (1)Fe + dd
CuSO
4
và (2)Na+ dd
CuSO
4
- Yêu cầu học sinh quan
sát, nhận xét hiện
- Fe + dd CuSO
4
tạo dd
FeSO
4
và Cu màu đỏ
bám trên bề mặt của Fe
- Quan sát hai thí
nghiệm. Nhận thấy sự
khác nhau về hiện
tượng của hai thí
nghiệm: ở thí nghiệm
(2) có khí thoát ra, kết
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 13
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
Thí nghiệm 6: Na+ dd CuSO
4
tượng, giải thích sự
khác nhau của hai thí
nghiệm: ở thí nghiệm
(2) có khí thoát ra, kết
tủa màu xanh tạo ra
trong dung dịch.
- Gợi ý:
+ Na có thể phản ứng
với H
2
O ở điều kiện
nào? Tạo ra sản phẩm
là gì?
+ Sản phẩm thu được ở
phản ứng của Na và
H
2
O có tác dụng với dd
CuSO
4
không? Tạo ra
sản phẩm là gì?
+ Yêu cầu học sinh kết
luận về phản ứng của
Na tác dụng với dd
muối, tổng quát cho các
kim loại kiềm khác.
Viết PTHH
+ Sửa chữa, kết luận
chung
2M + 2H
2
O
2MOH + H
2
MOH + Muối muối
mới + hiđroxit kết tủa
tủa màu xanh tạo ra
trong dung dịch.
- Giải thích hiện tượng
dựa vào sự gợi ý của
giáo viên:
+ Na có thể phản ứng
với H
2
O ở điều kiện
thường, tạo ra sản phẩm
NaOH và H
2
. Khí thoát
ra là khí H
2
.
+ NaOH tạo ra tác dụng
với CuSO
4
tạo thành
Cu(OH)
2
kết tủa màu
xanh trong dung dịch
- Na không tác dụng
muối để tạo ra muối
mới và kim loại mới,
Na tác dụng với H
2
O để
giải phóng H
2
, sau đó
kiềm tạo ra tác dụng với
muối tạo ra hiđroxit kết
tủa.
- Tổng quát cho các kim
loại kiềm khác.
2M + 2H
2
O 2MOH
+ H
2
MOH + Muối muối
mới + hiđroxit kết tủa
Từ việc quan sát thí nghiệm, học sinh dễ dàng có kết luận về tính chất hóa học của
kim loại kiềm. Trên cơ sở hiện tượng các thí nghiệm, học sinh khắc sâu kiến thức
cơ bản về kim loại kiềm và từng bước hình thành một số thao tác thí nghiệm đối
với kim loại kiềm.
GV bổ sung để hoàn thành tính chất hóa học của kim loại kiềm. Lưu ý về các yếu
tố khi làm thí nghiệm với kim loại kiềm: phản ứng dễ nổ.
1.3.2. Bài 26- kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
1.3.2. 1/ Mục tiêu cần đạt được: trên cơ sở các kiến thức về tính chất vật lí và tính
chất hóa học của kim loại mà học sinh đã học ở chương đại cương kim loại và tính
chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm, học sinh tự rút ra kết
luận về tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm thổ thông
qua các thí nghiệm.
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 14
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
- Tính chất vật lí: học sinh nắm rõ trạng thái, màu sắc, độ cứng, nhiệt độ
nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, giải thích quy luật biến đổi .
- Tính chất hóa học:
+ Học sinh nắm được tính khử mạnh của kim loại kiềm thổ thông qua phản
ứng với các đơn chất và hợp chất.
+ So sánh được tính khử của các kim loại kiềm thổ qua thí nghiệm kim loại
kiềm thổ tác dụng với nước.
+ So sánh được tính khử của kim loại kiềm thổ với kim loại kiềm và nhôm
qua thí nghiệm kim loại kiềm thổ, kim loại kiềm, nhôm tác dụng với nước.
1.3.2. 2/ Phương pháp sử dụng thí nghiệm:
- Dùng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến
thức mới.
- Dùng thí nghiệm nêu vấn đề.
1.3.2.3/ Các bước tiến hành:
Các thí nghiệm Hoạt động của giáo
viên
Hoạt động của học sinh
Thí nghiệm 1: Ba tác
dụng với nước.
Thí nghiệm 2: Mg tác
dụng với nước.
Thí nghiệm 3: Ca cháy
trong oxi
- Nêu vấn đề: tìm hiểu
về tính chất vật lí, tính
chất hóa học của kim
loại kiềm thổ.
- Yêu cầu học sinh dự
đoán tính chất vật lí,
tính chất hóa học, các
phản ứng và khả năng
phản ứng của kim loại
kiềm thổ.
- Trình chiếu một loạt
các thí nghiệm 1, 2, 3,
4, 5.
- Sửa chữa các dự đoán,
kết luận:
- Yêu cầu học sinh viết
các phương trình hóa
học tổng quát, so sánh
tính khử của các kim
loại kiềm thổ:
+ Kim loại kiềm thổ
hoạt động hóa học
mạnh.
+ Kim loại kiềm thổ có
- Dựa trên tính chất vật lí,
tính chất hóa học chung của
kim loại và tính chất vật lí,
tính chất hóa học đặc trưng
của kim loại kiềm, đưa ra
các dự đoán:
+ Kim loại kiềm thổ là chất
rắn, màu trắng bạc, có ánh
kim, khó nóng chảy hơn kim
loại kiềm, nặng hơn kim loại
kiềm.
+ Kim loại kiềm thổ có tính
khử.
+ Kim loại kiềm thổ tác
dụng được với phi kim, với
axit, với nước, với dung dịch
muối.
+ Kim loại kiềm hoạt động
hóa học mạnh.
- Quan sát, nhận xét, khẳng
định các dự đoán đúng, viết
phương trình hóa hoc, tổng
quát cho kim loại kiềm thổ,
kết luận:
+ Kim loại kiềm thổ là chất
rắn, màu trắng bạc, có ánh
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 15
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
Thí nghiệm 4: Mg tác
dụng với axit
Thí nghiệm 5: Mg tác
dụng với dd muối
tính khử mạnh: kim loại
kiềm thổ tác dụng được
với phi kim, với axit,
với nước.
- So sánh tính khử của
các kim loại kiềm thổ
qua phản ứng với nước:
khả năng phản ứng
mạnh dần từ Be đến Ba.
Kết luận: tính khử
mạnh dần từ Be đến Ba.
kim, khó nóng chảy hơn kim
loại kiềm, nặng hơn kim loại
kiềm.
+ Kim loại kiềm thổ hoạt
động hóa học mạnh.
+ Kim loại kiềm thổ có tính
khử mạnh: kim loại kiềm thổ
tác dụng được với phi kim,
với axit, với nước.
- So sánh tính khử của các
kim loại kiềm thổ qua phản
ứng với nước: khả năng phản
ứng mạnh dần từ Be đến Ba.
Tính khử mạnh dần từ Be
đến Ba.
Thí nghiệm 6: so sánh
tính khử của Na, Mg, Al
- Yêu cầu học sinh nhắc
lại phản ứng: Na +
H
2
O, so sánh khả năng
phản ứng của Na, Mg,
Al với nước.
- Trình chiếu video thí
nghiệm
- Yêu cầu học sinh
quan sát, nhận xét hiện
tượng, giải thích sự
khác nhau của thí
nghiệm:
- Gợi ý:
+ Điều kiện của các
phản ứng?
+ Sản phẩm thu được?
- Yêu cầu học sinh kết
luận về khả năng phản
ứng của Na, Mg, Al tác
dụng với nước, tổng
quát cho các kim loại
kiềm thổ khác. Viết
PTHH
+ Sửa chữa, kết luận
chung
Tổng quát cho các kim
- Nhắc lại và dự đoán: + Na
phản ứng với H
2
O rất mạnh
+ Khả năng phản ứng của
Na> Mg> Al.
- Quan sát thí nghiệm. Nhận
thấy sự khác nhau về hiện
tượng của thí nghiệm:
- Giải thích hiện tượng dựa
vào sự gợi ý của giáo viên:
+ Na tác dụng với nước ở
nhiệt độ thường tạo thành
NaOH làm hồng
phenolphtalein
+ Mg tác dụng với nước ở
nhiệt độ cao tạo thành
Mg(OH)
2
làm hồng
phenolphtalein
+ Al không tác dụng với
nước tạo ra bazơ tan nên
không làm hồng
phenolphtalein.
- Tính khử Na> Mg> Al
- Tổng quát cho các kim loại
kiềm thổ: kim loại kiềm thổ
có tính khử yếu hơn kim loại
kiềm nhưng mạnh hơn
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 16
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
loại kiềm thổ: kim loại
kiềm thổ có tính khử
yếu hơn kim loại kiềm
nhưng mạnh hơn nhôm.
nhôm.
Dựa trên các kiến thức đã khai thác được ở trên, GV hướng dẫn học sinh bổ sung
để hoàn thành tính chất vật lí, hóa học của kim loại kiềm thổ.
Tương tự như tính chất hóa học của kim loại kiềm, học sinh cũng sẽ tự đưa ra kết
luận, khắc sâu kết luận và hình thành kỹ năng thực hành thông qua các video thí
nghiệm.
1.3.3. Bài 27- Nhôm và hợp chất của nhôm
1.3.3. 1 . Nhôm:
a/ Mục tiêu cần đạt được: trên cơ sở các kiến thức về tính chất vật lí và tính chất
hóa học của kim loại mà học sinh đã học ở chương đại cương kim loại và tính chất
vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, kết hợp
với kiến thức thực tế, học sinh tự rút ra kết luận về tính chất vật lí và tính chất hóa
học đặc trưng của kim loại nhôm thông qua các thí nghiệm.
- Tính chất vật lí: học sinh nắm rõ trạng thái, màu sắc, độ cứng, tính dẻo,
khối lượng riêng, độ dẫn điện, dẫn nhiệt của nhôm.
- Tính chất hóa học:
+ Học sinh nắm được tính khử mạnh của nhôm thông qua phản ứng với các
đơn chất và hợp chất.
+ Nắm được các phản ứng đặc trưng của nhôm: phản ứng với dd kiềm.
b/ Phương pháp sử dụng thí nghiệm:
- Dùng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến thức
mới: tính chất hóa học của nhôm.
- Dùng thí nghiệm nêu vấn đề.
- Dùng thí nghiệm để nghiên cứu phản ứng Al tác dụng với dung dịch
kiềm, Al tác dụng với nước, Al tác dụng với CuSO
4
.
c/ Các bước tiến hành:
Tính chất hóa học:
Các thí nghiệm Hoạt động của giáo
viên
Hoạt động của học sinh
Thí nghiệm 1: Al tác dụng
với oxi.
- Nêu vấn đề: tìm hiểu
về tính chất hóa học
của nhôm.
- Yêu cầu học sinh dự
đoán tính chất hóa học,
các phản ứng và khả
năng phản ứng của
nhôm.
- Dựa trên tính chất hóa
học chung của kim loại đưa
ra các dự đoán:
+ Nhôm có tính khử.
+ Nhôm tác dụng được với
phi kim, với axit, với nước,
với dung dịch muối.
+ Nhôm hoạt động hóa học
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 17
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
Thí nghiệm 2: Al tác dụng
với clo.
Thí nghiệm 3: Al tác dụng
với iot.
Thí nghiệm 4: Al tác dụng
với axit HCl loãng, HCl
đặc, HNO
3
loãng,
HNO
3
đặc.
- Trình chiếu một loạt
các thí nghiệm 1, 2, 3,
4, 5.
- Sửa chữa các dự đoán,
kết luận:
+ Nhôm hoạt động hóa
học mạnh, nhôm tác
dụng được với nhiều
đơn chất và hợp chất,
phản ứng xảy ra mãnh
liệt, tỏa nhiều nhiệt.
+ Nhôm có tính khử
mạnh: nhôm tác dụng
mạnh với nhiều phi
kim, với axit, với nước
ở nhiệt độ thường, với
oxit kim loại ở nhiệt độ
cao.
- Yêu cầu học sinh viết
các phương trình hóa
học, so sánh tính khử
của nhôm với các kim
loại kiềm, kim loại
kiềm thổ.
Kết luận:- Nhôm có
tính khử mạnh.
- Tính khử của nhôm
yếu hơn so với kim loại
kiềm và kiềm thổ.
mạnh.
- Quan sát, nhận xét, khẳng
định các dự đoán đúng, viết
phương trình hóa hoc, kết
luận:
+ Kim loại kiềm hoạt động
hóa học mạnh nhôm tác
dụng được với nhiều đơn
chất và hợp chất, phản ứng
xảy ra mãnh liệt, tỏa nhiều
nhiệt.
+ Nhôm có tính khử mạnh:
nhôm tác dụng mạnh với
nhiều phi kim, với axit, với
nước ở nhiệt độ thường,
với oxit kim loại ở nhiệt độ
cao.
- So sánh tính khử của
nhôm với các kim loại
kiềm, kim loại kiềm thổ
qua hiện tượng của các
phản ứng.
Kết luận:- Nhôm có tính
khử mạnh.
- Tính khử của nhôm yếu
hơn so với kim loại kiềm
và kiềm thổ.
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 18
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
Thí nghiệm 5: phản ứng
nhiệt nhôm
Thí nghiệm 6:
Al + dd CuSO
4
- Nêu vấn đề: tìm hiểu
về phản ứng của Al với
nước và Al+ dd CuSO
4
- Yêu cầu học sinh dự
đoán các giả thuyết
- Dự đoán các giả thuyết
+ Giả thuyết 1: Al không
có phản ứng với nước, Al
phản ứng với CuSO
4
tạo
thành Cu màu đỏ.
+ Giả thuyết 2: Al có phản
ứng với nước, khí thoát ra
là H
2
, không màu, không
mùi, cháy được, tạo thành
Al(OH)
3
, sau đó Al(OH)
3
phản ứng với CuSO
4
tạo
thành Cu(OH)
2
kết tủa màu
xanh.
+ Giả thuyết 3: Al có phản
ứng với nước, khí thoát ra
là H
2
, không màu, không
mùi, cháy được, tạo thành
Al(OH)
3
, Al(OH)
3
không
phản ứng với CuSO
4
tạo
thành Cu(OH)
2
kết tủa màu
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 19
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
- Trình chiếu thí
nghiệm: Al+ dd CuSO
4
- Gợi ý để hs giải thích.
- Yêu cầu học sinh kết
luận và viết phương
trình phản ứng.
xanh.
+ Giả thuyết 4: Al có phản
ứng với nước, khí thoát ra
là H
2
, đồng thời Al+
CuSO
4
tạo thành Cu màu
đỏ…
- Quan sát thí nghiệm
- Xác nhận giả thuyết đúng:
giả thuyết 4
- Giải thích: Nhôm có tính
khử mạnh
+ Nhôm tác dụng với nước
ở nhiệt độ thường sinh ra
khí H
2
+ Nhôm khử được ion Cu
2+
thành Cu
- Kết luận: Al có phản ứng
với nước, khí thoát ra là H
2
,
đồng thời Al + CuSO
4
tạo
thành Cu màu đỏ.
Thí nghiệm 7: Nhôm tác
dụng với dung dịch kiềm
- Yêu cầu hs tìm hiếu
phản ứng đặc biệt của
nhôm
- Yêu cầu học sinh dự
đoán các giả thuyết
- Trình chiếu thí
nghiệm: Al tác dụng
với dung dịch kiềm.
- Yêu cầu học sinh
quan sát, mô tả thí
nghiệm trước và sau
phản ứng
- Yêu cầu học sinh xác
nhận giả thuyết đúng và
gợi ý để hs giải thích.
Quá trình phản ứng:
Al
2
O
3
tác dụng với
NaOH, Al tác dụng với
nước, Al(OH)
3
tác dụng
với kiềm, các phản ứng
trên lần lượt xảy ra.
- Yêu cầu học sinh kết
- Dự đoán các giả thuyết
+ Giả thuyết 1: không có
phản ứng xảy ra
+ Giả thuyết 2: có phản
ứng xảy ra, khí thoát ra là
H
2
, không màu, không mùi,
cháy được.
- Quan sát thí nghiệm:
nhôm tan ra, sinh ra khí H
2
- Xác nhận giả thuyết đúng:
giả thuyết 2, giả thuyết 1
sai.
- Giải thích quá trình phản
ứng: Al
2
O
3
tác dụng với
NaOH, Al tác dụng với
nước, Al(OH)
3
tác dụng với
kiềm, các phản ứng trên lần
lượt xảy ra.
- Viết phương trình phản
ứng
Kết luận: Nhôm tác dụng
được với dd kiềm
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 20
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
luận và viết phương
trình phản ứng.
- Đặt vấn đề:
+ Tại sao nhôm tác
dụng với nước ở nhiệt
độ thường nhưng vật
bằng nhôm không tan
trong nước?
+ Tại sao nhôm tan
được trong dd kiềm?
- Hướng dẫn để học
sinh giải quyết mâu
thuẫn
- Giải thích dựa vào hướng
dẫn của giáo viên.
- Kết luận: + vật bằng
nhôm không tan trong nước
là do có lớp bảo vệ Al
2
O
3
và Al(OH)
3
+
nhôm tan được trong dd
kiềm là do lớp bảo vệ
Al
2
O
3
và Al(OH)
3
bị tan
trong dd kiềm nên không
còn khả năng bảo vệ bề
mặt nhôm.
Kết hợp các video thí nghiệm với việc sử dụng phiếu học tập, giáo viên hoạt động
hóa tích cực học sinh trong quá trình nhận thức tính chất hóa học của nhôm. Học
sinh phải tự làm việc tích cực để kết luận về kiến thức và hình thành kỹ năng thực
hành thông qua các hoạt động.
Dựa trên các kiến thức đã khai thác được ở trên, giáo viên hướng dẫn học sinh bổ
sung để hoàn thành tính chất hóa học của nhôm.
1.3.3.2. Hợp chất của nhôm:
a/ Mục tiêu cần đạt được: nghiên cứu về điều chế và tính chất của Al(OH)
3
thông
qua các thí nghiệm.
- Tính chất vật lí: học sinh nắm rõ trạng thái, màu sắc, độ tan của Al(OH)
3
- Tính chất hóa học: học sinh nắm được độ bền, tính lưỡng tính của
Al(OH)
3
b/ Phương pháp sử dụng thí nghiệm: Dùng thí nghiệm để nghiên cứu tính chất của
Al(OH)
3
c/ Các bước tiến hành:
Các thí nghiệm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Thí nghiệm: Điều chế và
thử tính chất của Al(OH)
3
- Nêu vấn đề: tìm hiểu về
phương pháp điều chế và
tính chất hóa học của
nhôm hiđroxit.
- Yêu cầu học sinh dự
đoán phương pháp điều
chế, tính chất hóa học,
các phản ứng và khả năng
phản ứng của nhôm
hiđroxit.
- Dự đoán các giả thuyết:
+ Điều chế Al(OH)
3
từ dd
muối nhôm và dd kiềm,
Al(OH)
3
là bazơ
+ Điều chế Al(OH)
3
từ dd
muối nhôm và dd kiềm,
Al(OH)
3
là axit
+ Điều chế Al(OH)
3
từ dd
muối nhôm và dd kiềm,
Al(OH)
3
là hiđroxit lưỡng
tính….
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 21
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
- Trình chiếu thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát thí
nghiệm, xác nhận giả
thuyết đúng, giải thích
quá trình phản ứng.
- Yêu cầu học sinh kết
luận và viết phương trình
phản ứng.
- Kết luận:
+ Điều chế Al(OH)
3
từ dd
muối nhôm và dd kiềm.
+ Al(OH)
3
là hiđroxit
lưỡng tính, vừa tác dụng
với axit, vừa tác dụng với
dd kiềm.
- Quan sát thí nghiệm
- Xác nhận giả thuyết
đúng.
- Giải thích quá trình phản
ứng.
- Kết luận:
+ Điều chế Al(OH)
3
từ dd
muối nhôm và dd kiềm.
+ Al(OH)
3
là hiđroxit
lưỡng tính, vừa tác dụng
với axit, vừa tác dụng với
dd kiềm.
- Viết phương trình phản
ứng.
Dựa trên các kiến thức đã khai thác được ở trên, GV hướng dẫn học sinh bổ sung
để hoàn thành tính chất vật lí, hóa học của hợp chất của nhôm. Lưu ý: Al(OH)
3
tan
trong axit và kiềm mạnh, không tan trong axit và kiềm yếu như dd NH
3
, CO
2
…., có
thể điều chế Al(OH)
3
từ dung dịch muối nhôm và dd NH
3
.
1.3.4. Bài thực hành 30: tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
1.3.4.1. Mục tiêu cần đạt được:
- Củng cố các tính chất cơ bản của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, Al,
Al(OH)
3
thông qua các thí nghiệm. So sánh tính khử của Na, Mg, Al ….
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc chính xác, khoa học, khéo léo, tập trung
công việc.
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường qua việc xử lý dụng cụ, hóa chất
trong quá trình thực hành.
1.3.4.2. Phương pháp sử dụng thí nghiệm: Dùng thí nghiệm theo phương pháp
nghiên cứu.
1.3.4.3 . Các bước tiến hành:
Các thí nghiệm Hoạt động của giáo
viên
Hoạt động của học sinh
Thí nghiệm so sánh
khả năng phản ứng
của Na, Mg, Al với
nước
- Trình chiếu giới
thiệu các thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan
sát thí nghiệm và ghi
nhớ các thao tác…
- Lưu ý cho học sinh:
+ Cẩn thận với hóa
chất và dụng cụ.
+ Lấy lượng hóa chất
- ghi nhớ các thao tác, kỹ năng
thực hành
- tiến hành thí nghiệm kiểm chứng
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 22
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
Thí nghiệm nhôm tác
dụng với dd NaOH
Thí nghiệm: Điều chế
và thử tính chất của
Al(OH)
3
vừa đủ, tránh rơi vãi.
+ Làm sạch Na trước
khi cho vào nước…
- Yêu cầu học sinh
chia nhóm để tiến
hành thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh
kết luận và viết bài
thu hoạch theo mẫu.
- Yêu cầu học sinh vệ
sinh phòng thí
nghiệm đúng quy
định.
- viết bài thu hoạch theo mẫu
- vệ sinh phòng thí nghiệm
Việc sử dụng các thí nghiệm ảo để củng cố các kiến thức và thao tác, kỹ năng thực
hành trước khi tiến hành thí nghiệm đã giúp học sinh thao tác chính xác, khoa học,
tránh được sai sót, thu được hiệu quả lớn trên bài thực hành.
2. Khả năng áp dụng:
2.1. Ý kiến thăm dò:
Tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 300 học sinh các khối 10, 11, 12 trong
các năm học khác nhau về việc sử dụng vào bài giảng với nội dung cụ thể như sau:
a. Nội dung thăm dò:
Câu 1/ Cá nhân có thích những bài học có sử dụng video thí nghiệm để tìm hiểu
kiến thức mới không?
Có Không Không có ý kiến
Câu 2/ Cá nhân có cảm thấy dễ hiểu bài hơn khi bài học có sử dụng video thí
nghiệm không?
Có Không Không có ý kiến
Câu 3/ Cá nhân có cảm thấy kiến thức được khắc sâu hơn, nhớ lâu hơn thông qua
video thí nghiệm không?
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 23
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
Có Không Không có ý kiến
Câu 4/ Cá nhân có vận dụng kiến thức học được qua video thí nghiệm, kiến thức
của bài học để giải thích các hiện tượng thực tế không?
Có Không Không có ý kiến
Câu 5/ Cá nhân có cảm thấy rèn luyện được các kỹ năng, thao tác thí nghiệm qua
video thí nghiệm trong bài học không?
Có Không Không có ý kiến
Câu 6/ Cá nhân có cảm thấy phải hoạt động tích cực để tìm hiểu kiến thức mới
trong bài học có sử dụng thí nghiệm không?
Có Không Không có ý kiến
Câu 7/ Cá nhân có cảm thấy kiến thức tìm hiểu được qua việc phân tích các video
thí nghiệm là có cơ sở khoa học, không áp đặt không?
Có Không Không có ý kiến
Câu 8/ Cá nhân có cảm thấy kiến thức tìm hiểu được qua việc phân tích các video
thí nghiệm là logic, tổng hợp hơn không?
Có Không Không có ý kiến
Câu 9/ Cá nhân có cảm thấy việc sử dụng các video thí nghiệm trong các bài giảng
đã hợp lí, đạt kết quả chưa?
Có Chưa Không có ý kiến
Câu 10/ Cá nhân có mong muốn được học các bài học có sử dụng các video thí
nghiệm thường xuyên không?
Có Không Không có ý kiến
b. Kết quả khảo sát:
Với tổng số 300 học sinh, số lượng câu hỏi được lựa chọn như sau:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Có 300 286 259 223 167 245 243 248 155 300
Không 0 4 7 25 103 43 15 17 73 0
Không
có ý
kiến
0 10 34 52 30 12 42 35 72 0
Với kết quả khảo sát như trên, tôi có kết luận rằng:
- Đa số học sinh rất hứng thú với những bài giảng có thí nghiệm.
- Đa số học sinh mong muốn được học các bài học có sử dụng thí nghiệm.
- Bài giảng có sử dụng thí nghiệm đem lại hiệu quả cao trong việc lĩnh hội,
ghi nhớ, vận dụng kiến thức của học sinh.
2.2. Kết quả thống kê:
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 24
Kinh nghiệm cá nhân Năm học 2013-2014
Tôi đã thống kê kết quả bài kiểm tra của các chương nhằm theo dõi chất
lượng học tập của học sinh sau khi áp dụng phương pháp sử dụng các thí nghiệm
vào bài giảng, cụ thể như sau:
a. Kết quả kiểm tra:
Tôi đã thống kê được kết quả của bài kiểm tra viết số 3- nội dung chính là
chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm - Chương trình hóa học lớp 12 -
Ban cơ bản, trong 3 năm học gần đây:
Năm Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém TB trở lên
2011- 2012 15,54% 27,73% 34,41% 15,78% 6,54% 77,68%
2012- 2013 14,76% 30,45% 35,15% 15,55% 4,09% 80,36%
2013- 2014 15,67% 27,45% 43,89% 7,84% 5,15% 87,01%
b. Nhận xét:
- Đa số học sinh nắm được kiến thức của chương.
- Kết quả học tập của học sinh ổn định qua các năm.
2.3. Khả năng thay thế các giải pháp hiện có:
Theo tôi, việc sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng một cách khoa học, có
phương pháp là cần thiết. Mặt khác, trong các bài giảng, việc kết hợp các thí
nghiệm trực tiếp và các thí nghiệm ảo hợp lí, phù hợp với đặc thù của bộ môn và
thực tế hiện nay tại các trường THPT.
2.4. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành:
Việc sử dụng các video thí nghiệm hóa học vào bài giảng đã được tôi và các
giáo viên trong nhà trường áp dụng. Chúng tôi đang từng bước củng cố, khắc phục
các nhược điểm để tiếp tục nâng cao hiệu quả của phương pháp này, đồng thời, áp
dụng phương pháp này cho toàn bộ các bài học của các khối THPT.
Theo tôi, việc áp dụng các video thí nghiệm vào bài giảng là hoàn toàn thực
hiện được cho hầu hết các bài giảng của chương trình Hóa học tại các trường
THPT.
3. Lợi ích kinh tế xã hội:
- Với những kết quả đạt được của việc ứng dụng thí nghiệm vào bài giảng,
học sinh yêu thích hơn, hứng thú hơn với bộ môn Hóa học, giúp cho kết quả học
tập của bộ môn tăng cao.
- Các hiện tượng trong thí nghiệm, kết hợp với các kiến thức của bộ môn
giúp học sinh giải thích các hiện tượng trong cuộc sống dễ dàng. Mặt khác, các kỹ
năng thực hành, sự khéo léo, tính cẩn thận của học sinh cũng được rèn luyện, giúp
cho học sinh linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống đồng thời
nhìn nhận các sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống một cách khoa học hơn từ
đó tạo được niềm tin của bản thân và có những hành động giúp ích cho cuộc sống,
cho xã hội.
- Việc áp dụng các video thí nghiệm vào việc giảng dạy các bài học của
chương trình Hóa học phổ thông là phù hợp với xu hướng ứng dụng công nghệ
thông tin ở nhà trường. Đặc biệt với thời đại công nghệ thông tin phát triển như
Người viết: Thiệu Thị Tường Vi 25