Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

skkn một vài kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.21 KB, 19 trang )







SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIẢNG
DẠY TRONG MỘT TIẾT DẠY
HOÁ HỌC 8 CÓ SỬ DỤNG THÍ
NGHIỆM BIỂU DIỄN NHẰM
PHÁT HUY NĂNG LỰC NHẬN
THỨC CỦA HỌC SINH



1/ PHẦN MỞ ĐẦU
1.1/ Lý do chọn sáng kiến:
Trong quá trình đổi mới sách giáo khoa, cùng với sự thay đổi phương
tiện dạy học thì đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là một
trong những vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu.
Cũng như các bộ môn khoa học khác, để dạy và học tích cực môn Hoá
học phải dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm cho cả quá trình dạy
học. Muốn vậy giáo viên phải vận dụng tốt những phương pháp dạy học tích
cực.
Vì môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí
nghiệm Hoá học để dạy học tích cực đó cũng là phương pháp đặc thù của bộ
môn.
Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong nhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của


quá trình dạy- học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học Hoá học và
để rèn kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm sẽ tạo được hứng thú cho
học sinh, từ đó học sinh nắm được kiến thức vững chắc và sâu sắc hơn.
Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng giúp phát triển tư duy của học
sinh, học sinh tiếp cận với thế giới quan duy vật biện chứng đồng thời củng
cố niềm tin khoa học, giúp hình thành những kỷ năng trong học tập như:
Thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng…Đặc biệt với việc thay đổi nội dung
chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng tích
cực hoá hoạt động của học sinh như hiện nay thì thí nghiệm càng được coi
trọng, nhất là các thí nghiệm được tiến hành thực hiện bằng phương pháp
nghiên cứu (học sinh nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặc
nhóm học sinh tự nghiên cứu thí nghiệm để rút ra được kiến thức cần lĩnh
hội).
Vì vậy, để làm tốt điều này thì người giáo viên cần có kinh nghiệm và
biết sử dụng thí nghiệm sao cho phù hợp với nội dung kiến thức và mục tiêu
của bài học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh. Bên cạnh đó, khi giáo viên tiến hành thực hiện các thí nghiệm biểu
diễn thì phải đảm bảo các thí nghiệm đó thành công ở mức cao nhất.
Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có những mức độ khác nhau.
Tuỳ theo mức độ mà thí nghiệm đó có thể là do học sinh tự thực hiện hoặc
giáo viên biểu diễn thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả hiện tượng, giải
thích và viết các phương trình hoá học. Từ đó, học sinh rút ra nhận xét về
tính chất hoá học, qui tắc, định luật….Trong chương trình hoá học 8 có

nhiều tiết giáo viên cần tích cực sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong việc
giảng dạy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay được sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin nên không ít giáo viên đã lạm dụng các thí
nghiệm ảo, các thí nghiệm có sẳn trên máy nên việc phát huy tính chủ động
sáng tạo trong học tập của học sinh củng có phần hạn chế.
Từ những lý do trên bản thân chọn và nghiên cứu sáng kiến: “ Một vài

kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thí
nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh” với
mong muốn thông qua thí nghiệm biểu diễn giáo viên có thể phát huy được
năng lực nhận thức của học sinh một cách toàn diện hơn, học sinh dễ dàng
nắm bắt kiến thức, hiểu sâu, nhớ kỷ và vận dụng tốt vào thực tế. Đồng thời
làm cho tiết học sinh động, học sinh yêu thích bộ môn hơn.
Điểm mới của sáng kiến: Tìm hiểu nội dung các bài học trong chương
trình Hoá học 8, sử dụng tốt những thí nghiệm biểu diễn trong các tiết dạy
sao cho phù hợp với nội dung của bài và đưa ra những phương pháp dạy học
theo hướng tích hóa hoạt động học tập của học sinh để quá trình dạy và học
đạt hiệu quả cao hơn.
1.2/ Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Một số bài dạy có sử dụng thí
nghiệm biểu diễn ở bộ môn Hóa học lớp 8.
2/ PHẦN NỘI DUNG
2.1/ Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Trong thực tế hiện nay, nói đến truyền thụ kiến thức cho học sinh người
ta nghĩ ngay đến hoạt động của giáo viên. Thực tế trong dạy học, việc dùng
ngôn ngữ và dùng phương tiện trực quan, thực hành liên hệ khăng khích với
nhau. Những nghiên cứu về tâm lý cho thấy: Thực nghiệm được chứng minh
bằng những điều tai nghe mắt thấy có thể giúp học sinh tìm tòi và sáng tạo
hơn. Đối với học sinh, biết vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết các
tình huống nảy sinh trong thực tế để tạo dựng mối quan hệ học đi đôi với
hành.
Qua tìm hiểu và dự giờ một số tiết của giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa
học thì thấy rằng, việc sử dụng các thí nghiệm biểu diễn, các thí nghiệm thực
hành vẫn còn hạn chế mà nguyên nhân là do giáo viên đã lạm dụng công
nghệ thông tin vào trong giảng dạy vì ngại khó, ngại khổ, ngại hóa chất nên
sử dụng các thí nghiệm ảo hoặc các thí nghiệm có sẵn trên máy chiếu. Có
nhiều tiết, giáo viên không dùng phương pháp trực quan và không tiến hành
các thí nghiệm mà chỉ giới thiệu các thí nghiệm có sẵn trong sách giáo khoa.

Do vậy, vốn kiến thức bị tách rời làm cho học sinh chưa tin vào khoa học,
học không hứng thú dẫn đến sự nhận thức bị hạn chế. Kiến thức xa rời thực
tế nên học sinh không hiểu được bản chất của các hiện tượng. Từ đó, các em

không thích học, không có hứng thú với bộ môn, không tiếp thu được kiến
thức, kết quả chất lượng giảng dạy còn hạn chế.
Từ những lý do trên, bản thân tôi nghĩ rằng Hóa học là khoa học thực
nghiệm vì vậy trong các tiết học cần sử dụng tối đa các thiết bị và hóa chất
hiện có để tiến hành các thí nghiệm đem lại hiệu quả cho việc dạy và học.
Trong những năm gần đây, mặc dù có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
song bản thân vẫn tích cực sử dụng các thí nghiệm đặc biệt là các thí nghiệm
biểu diễn trong những bài truyền thụ kiến thức mới và các thí nghiệm trong
bài thực hành.Từ đó tôi thấy rằng các em rất hứng thú được quan sát các thí
nghiệm biểu diễn, được tự tay làm thí nghiệm để tìm kiếm kiến thức mới
hoặc chứng minh kiến thức đã học nhằm khắc sâu kiến thức và các em dễ
dàng viết phương trình, biết giải toán, hơn nữa các em đã hứng thú hơn và
có sự nhận thức sâu sắc hơn về môn Hóa học.
2.2/ Các giải pháp cần thực hiện:
Ngày nay, dạy học luôn theo hướng tăng cường tư duy, lí luận của học
sinh. Trong hóa học việc quan sát và làm thí nghiệm là phương pháp tăng
cường tư duy, lí luận của học sinh, tập cho học sinh phân tích toàn diện sự
vật, hiện tượng. Hơn thế nữa, việc được quan sát và làm thí nghiệm còn có
tác dụng khơi dậy ở các em lòng yêu thích bộ môn và sự tìm tòi để giải thích
các hiện tượng được quan sát bằng kiến thức đã học. Hoặc từ việc quan sát
thí nghiệm các em rút ra được những kết luật về tính chất, định luật
Trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông người ta phân loại thí
nghiệm như sau: Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm thực
hành của học sinh. Ngoài ra còn có một số thí nghiệm dùng trong ngoại
khóa. Trong thí nghiệm biểu diễn có thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và
thí nghiệm của học sinh. Trong nội dung của sáng kiến này tôi chỉ đề cập

đến thí nghiệm biểu diễn của giáo viên nhằm tích cực hóa hoạt động của học
sinh.
Vai trò của thí nghiệm biểu diễn trong dạy học hóa học tích cực:
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được quan sát các hình ảnh
cụ thể, các dấu hiệu của phản ứng hóa học và các ứng dụng hóa học thường
được sử dụng trong giờ học. Con đường nhận thức này có ý nghĩa to lớn, nó
phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, hoàn thiện tư duy ( phân tích, tổng
hợp, so sánh…) hình thành những kiến thức được cụ thể hơn.Từ đó giúp
nâng cao chính bản thân học sinh, thể hiện tính tích cực độc lập ở mức độ
cao trong quá trình học tâp.
Ưu điểm của thí nghiệm biểu diễn:
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là nguồn thông tin đối với học sinh,
lời nói của giáo viên không phải nguồn thông tin mà hướng dẫn sự quan sát
và chỉ đạo sự suy nghĩ của các em. Thí nghiệm biểu diễn do tự tay giáo viên

làm do đó các thao tác rất mẫu mực nên có tác dụng hình thành ở học sinh
kỹ năng làm thí nghiệm một cách chính xác hơn.Thí nghiệm do giáo viên
biểu diễn tốt, tốn ít thời gian, ít dụng cụ. Ngoài ra, có những thí nghiệm
không nên để học sinh làm mà giáo viên cần trực tiếp làm, đó là những thí
nghiệm phức tạp hoặc có dùng chất độc, chất nổ.
Trong các hình thức thí nghiệm, thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là
quan trọng nhất. Thí nghiệm biểu diễn còn có những ưu điểm như: tốn ít thời
gian hơn, đòi hỏi ít dụng cụ hơn, có thể thực hiện được với những thí
nghiệm phức tạp, có dùng chất nổ, chất độc hay những thí nghiệm đòi hỏi
phải dùng một lượng lớn hoá chất thì mới có kết quả hoặc mới cho những
kết quả đáng tin cậy. Vì vậy:
Giải pháp thứ nhất là phải đảm bảo những yêu cầu sư phạm về kĩ
thuật biểu diễn thí nghiệm.
Trong khi biểu diễn thí nghiệm Hoá học, người giáo viên phải nhất thiết
tuân theo những yêu cầu sau:

a. Đảm bảo an toàn cho học sinh và cho giáo viên: Giáo viên phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân và trước pháp luật vệ mọi sự không
may xảy ra có ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của học sinh. Người giáo
viên nhất thiết phải tuân theo những quy định khi làm thí nghiệm. Nếu luôn
luôn giữ hoá chất tinh khiết, dụng cụ sạch sẽ và tốt, làm đúng kỹ thuật, luôn
bình tĩnh khi tiến hành thí nghiệm thì sẽ không có gì nguy hiểm xảy ra. Sự
nắm vững kỹ thuật, kỹ năng thành thạo khi làm thí nghiệm, sự am hiểu
nguyên nhân của những sự không may có thể xảy ra, ý thức trách nhiệm và
tính cẩn thận là những điều kiện chủ yếu để đảm bảo an toàn của các thí
nghiệm.
Mặt khác, không nên quá cường điệu những nguy hiểm của các thí
nghiệm Hoá học và tính độc của các hoá chất làm cho học sinh sợ hãi.
b. Bảo đảm thành công của thí nghiệm nghĩa là thí nghiệm phải có kết
quả và bảo đảm tính khoa học.
Muốn bảo đảm cho thí nghiệm có kết quả tốt, giáo viên phải nắm vững
kĩ thuật thí nghiệm, phải tuân theo đầy đủ và chính xác các chỉ dẫn về kĩ
thuật khi lắp dụng cụ và khi tiến hành thí nghiệm. Hơn thế còn phải có kĩ
năng thành thạo. Nhưng kĩ năng biểu diễn không phải tự nhiên mà có được,
cũng không thể có được bằng cách đọc một vài cuốn sách hay quan sát giáo
viên có kinh nghiệm làm thí nghiệm. Muốn nắm vững kĩ thuật làm thí
nghiệm, người giáo viên còn phải tích lũy kinh nghiệm, làm nhiều lần, đúc
rút kinh nghiệm, có cải tiến sáng tạo.
Giáo viên phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, thử nhiều lần trước khi biểu diễn
trên lớp. Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đơn giản, đã làm quen
nên không cần thử trước. Lượng hoá chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt độ

thích hợp khi tiến hành thí nghiệm là những yếu tố có tác dụng quyết định.
Giáo viên phải kiểm tra lại số lượng và chất lượng các dụng cụ và hoá chất.
Khi lắp dụng cụ, nên chuẩn bị sẵn những bộ phận dự trữ để thay thế nếu
những bộ phận ấy bị hỏng khi đang tiến hành thí nghiệm ở trên lớp. Tất cả

các sơ suất như chọn nút không vừa, đậy nút không kín, ống nghiệm thủng
đáy, chai lọ hoá chất không có nhãn nên nhầm lẫn, giấy lọc rách, đèn cồn
không có cồn, thiếu diêm hay diêm bị ẩm, thiếu cặp gỗ đều để lại những ấn
tượng không tốt cho học sinh.
Khi thí nghiệm bị thất bại, giáo viên cần bình tĩnh suy nghĩ tìm ra
nguyên nhân giải quyết. Uy tín của giáo viên sẽ được tăng lên đáng kể nếu
giáo viên tìm được nguyên nhân làm cho thí nghiệm không đạt kết quả và bổ
khuyết làm cho thí nghiệm lại được tiến hành tốt. Nhưng uy tín của giáo viên
sẽ bị giảm sút nhanh chóng nếu lừa dối học sinh hoặc bắt ép học sinh phải
công nhận trong khi thí nghiệm không thành công. Việc lừa dối học sinh là
một việc làm vừa phản khoa học vừa phản giáo dục.
c. Thí nghiệm phải rõ, học sinh phải được quan sát đầy đủ.
Giáo viên không đứng che lấp thí nghiệm. Kích thước dụng cụ và lượng
hoá chất phải đủ lớn. Bàn để biểu diễn thí nghiệm cao vừa phải. Bố trí thiết
bị, ánh sáng như thế nào để cả lớp quan sát được rõ. Nếu cần thì dùng phông
có màu sắc thích hợp, dùng thiết bị bổ sung để làm nổi bật kết quả của thí
nghiệm. Chẳng hạn nếu trong thí nghiệm có tạo chất kết tủa màu trắng thì
dùng phông màu đen, có ngọn lửa màu xanh mờ dùng phông nền trắng, có
thể dùng đèn chiếu sáng dưới lên đối với cốc đựng các chất lỏng có thay đổi
màu sắc hoặc có kết tủa tạo ra (đặt cốc trên mặt của máy chiếu hoặc hộp có
mặt kính tự tạo).
d. Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ thí nghiệm gọn gàng, mỹ thuật,
đồng thời phải bảo đảm tính khoa học.
Những thí nghiệm quá phức tạp có thể biểu diễn vào giờ thực hành.
Nhiều giáo viên hoá học đã phát huy sáng kiến cải tiến dụng cụ thí nghiệm
cho đơn giản, dùng những hoá chất dễ kiếm và rẻ tiền để thay thế cho phù
hợp với điều kiện thiết bị còn thiếu thốn ở trong các phòng chức năng. Đó là
những việc làm rất đáng khuyến khích. Đồng thời cần chú ý bảo đảm cho
các dụng cụ thí nghiệm được mĩ thuật, bảo đảm tính khoa học.
e. Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải, hợp lý.

Cần tính toán hợp lý số lượng thí nghiệm cần biểu diễn trong một bài
lên lớp và thời gian dành cho mỗi thí nghiệm. Không kéo dài thời gian thí
nghiệm trong một tiết học. Chỉ nên chọn làm một số thí nghiệm phục vụ
trọng tâm bài học. Không nên tham lam và chạy theo những hiện tượng gây
ra tiếng nổ, sự cháy sáng lạ mắt thích thú đối với học sinh. Không nên biểu
diễn quá nhiều thí nghiệm trong một bài học.

g. Thí nghiệm phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng.
Nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề của bài học, giúp học
sinh nắm vững bản chất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội
dung bài học. Giáo viên phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích mục đích của thí
nghiệm và tác dụng của từng dụng cụ. Cần tập luyện cho học sinh quan sát
các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, giải thích hiện tượng và rút ra những
kết luận khoa học hướng vào những điểm cơ bản nhất của bài học. Vì vậy,
người giáo viên phải biết kết hợp lời bài giảng và biễu diển thí nghiệm như
thế nào để tạo sự logic gây sự hứng thú, tò mò cho học sinh. Nên việc phối
hợp lời giảng của giáo viên với việc biểu diễn thí nghiệm là một việc làm
hết sức quan trọng:
Giải pháp thứ hai: Phối hợp lời giảng của giáo viên với việc biểu
diễn thí nghiệm.
Khi giáo viên biểu diễn thí nghiệm, thí nghiệm là nguồn thông tin đối
với học sinh, lời nói của giáo viên không phải nguồn thông tin mà hướng
dẫn sự quan sát và chỉ đạo sự suy nghĩ của các em để đi tới kết luận đúng
đắn, hợp lý và qua đó mà lĩnh hội được kiến thức.
a. Các cách phối hợp lời giảng của giáo viên với việc biểu diễn thí
nghiệm.
Cách 1: Học sinh quan sát trực tiếp thí nghiệm và tự lực rút ra kết luận,
giáo viên làm thí nghiệm và dùng lời nói hướng dẫn học sinh quan sát để rút
ra kết luận.
Cách phối hợp lời giảng của giáo viên với biểu diễn thí nghiệm này áp

dụng cho các đối tượng và quá trình đơn giản, có thể rút ra kết luận nhờ
quan sát trực tiếp. Ví dụ, khi nghiên cứu tính chất bề ngoài của các đối tượng
như màu sắc, trạng thái hình dạng các chất.
Cách 2: Học sinh quan sát các sự vật, quá trình và theo lời nói hướng
dẫn của giáo viên, học sinh tái hiện các kiến thức cũ có liên quan, trình bày,
biện luận và giải thích những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà học sinh
không thể nhận thấy được trong quá trình quan sát trực tiếp.
Ở đây lời nói của giáo viên có 3 chức năng:
- Hướng dẫn sự quan sát trực tiếp của học sinh.
- Gợi ý cho học sinh tái hiện kiến thức cũ có liên quan để giải thích hiện
tượng.
- Hướng dẫn học sinh tự giải thích hiện tượng và tự đi tới kết luận.
Cách 3: Học sinh nắm được kiến thức về các hiện tượng hoặc tính chất
của sự vật trước tiên từ lời giáo viên sau đó giáo viên biểu diễn thí nghiệm
minh hoạ (khẳng định hoặc cụ thể hoá) những kết luận vừa thông báo cho
học sinh.

Ở đây lời nói giáo viên là nguồn thông tin chính yếu, còn thí nghiệm là
nguồn thông tin hỗ trợ, minh hoạ. Cách thứ 3 này là nghịch đảo của cách thứ
nhất. Cách này được áp dụng khi các hiện tượng là đơn giản (như ở cách thứ
nhất).
Cách 4: Giáo viên mô tả các sự vật và quá trình, giáo viên nhắc lại
những kiến thức đã học có liên quan và giải thích bản chất của hiện tượng
rồi kết luận về những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà học sinh không thể
nhận thấy được trong quan sát trực tiếp. Sau đó thầy biểu diễn thí nghiệm
minh hoạ lời vừa giảng.
b. Nhận xét và lưu ý các cách kết hợp lời giảng của giáo viên và biểu
diễn thí nghiệm.
- Cách 1 và 2 đều mang tính chất tích cực, tính chất nhận thức của học
sinh là chủ động. Nhờ lời nói hướng dẫn của giáo viên, học sinh được đặt

vào điều kiện mà ở mức độ đáng kể họ phải độc lập giành lấy kiến thức về
các chất và hiện tượng trên cơ sở quan sát thí nghiệm. Vì thế các cách 1 và 2
thuộc về phương pháp nghiên cứu trong dạy học. Sự khác biệt giữa chúng là
mức độ phức tạp, khó khăn của nội dung nghiên cứu. Ở đây thí nghiệm là
nguồn thông tin, lời nói của thầy có chức năng hướng dẫn.
Cách 3 và cách 4 chỉ đòi hỏi ở học sinh hoạt động nhận thức thụ động,
thí nghiệm biểu diễn chỉ để minh hoạ lời giảng của thầy trước đó. Vì thế
cách 3 và cách 4 thuộc phương pháp minh hoạ trong dạy học. Sự khác biệt
giữa cách 3 và cách 4 cũng là sự khác biệt về mức độ phức tạp khó khăn của
nội dung nghiên cứu.
Cách 1 và cách 3 cũng như cách 2 và cách 4 giống nhau về đối tượng
nghiên cứu nhưng ngược lại về thứ tự trước sau của thí nghiệm biểu diễn và
lời nói giáo viên.
- Khi sử dụng các cách phối hợp trên đây giáo viên cần căn cứ vào tính
chất của nội dung nghiên cứu (đơn giản hay phức tạp), trình độ lĩnh hội cần
đạt tới (tích cực chủ động hay chỉ cần tái hiện, bắt chước) và sự chuẩn bị của
học sinh.
Với nội dung nghiên cứu đơn giản thì nên sử dụng cách 3, với nội dng
phức tạp nên sử dụng cách 4. Nếu học sinh đã có kỹ năng quan sát và suy
luận tốt, nếu có yêu cầu cao về sự phát triển tính tự lực của trò và suy luận
tốt, nếu có điều kiện thời gian thì nên sử dụng các cách 1 và 2 tuỳ theo mức
độ phức tạp của nội dung nghiên cứu.
- Bốn cách kết hợp lời nói với thí nghiệm biểu diễn của giáo viên có thể
áp dụng cho cả trường hợp giáo viên biểu diễn các đồ dùng trực quan và
phương tiện nghe nhìn.
Vai trò của thí nghiệm trong giờ hoá học có thể khác nhau. Chúng có
thể minh họa các kiến thức do giáo viên trình bày, có thể là nguồn kiến thức

mà học sinh tiếp thu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình quan
sát thí nghiệm. Vì vậy, các thí nghiệm biểu diễn có thể tiến hành thực hiện

bằng hai phương pháp chính:
- Phương pháp minh họa.
- Phương pháp nghiên cứu.
Tuỳ theo nội dung kiến thức và mục tiêu của bài học mà các thí nghiệm
biểu diễn được giáo viên tiến hành thực hiện theo phương pháp minh hoạ
hay phương pháp nghiên cứu hoặc có thể tiến hành biểu diễn theo cả hai
phương pháp.
Tuy nhiên trong hai phương pháp trên thì phương pháp nghiên cứu có
giá trị lớn hơn, vì nó tạo điều kiện phát triển khả năng nhận thức của học
sinh như :
- Học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm.
- Quan sát, mô tả hiện tượng.
- Giải thích hiện tượng.
- Rút ra kết luận về quy luật, tính chất của chất.
Đặc biệt là có tác dụng kích thích học sinh làm việc tích cực hơn, chủ
động hơn. Phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương
trình và sách giáo khoa như hiện nay.
Sau đây tôi xin đưa ra một số ví dụ sử dụng thí nghiệm theo hướng tích
cực.
Ví dụ 1: Tiết 17 - Bài 12 : SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
Giáo viên sẽ làm thí nghiệm 1 SGK cho bột sắt tác dụng với lưu huỳnh.
Để thực hiện tốt thí nghiệm này giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ
dụng cụ và hoá chất để phục vụ cho thí nghiệm.
Dụng cụ : đèn cồn, kẹp gỗ, kẹp sắt, ống nghiệm, nam châm, diêm, 2 đĩa
thuỷ tinh nhỏ, thìa nhựa
Hoá chất : bột sắt và bột lưu huỳnh
- Hiện tượng:
Những hiện tượng thường gặp là S chảy ra, Fe không cháy, đốt 2-3 phút
hoặc lâu hơn kết quả vẫn như vậy.
- Nguyên nhân:

+ Bột Fe không mịn.
+ Tỉ lệ về khối lượng hoặc tỉ lệ về thể tích chưa đúng.
- Kinh nghiệm để thí nghiệm thành công:

+ Bột Fe phải nhuyễn, mịn, tỉ lệ về khối lượng của Fe và S là 7:4 hay
về thể tích 3:1
Thí nghiệm này thường làm sau khi trộn lẫn giữa Fe và S mà ưu thế
hơn thuộc về bột Fe không mịn. Do đó, nếu đốt hỗn hợp bột Fe không mịn,
S nóng chảy trong toàn khối hỗn hợp và không còn để phản ứng.

+ Vì phản ứng toả nhiệt nên chỉ cần đốt chưa tới một phút một đốm đỏ
ở đáy ống xuất hiện (lưu ý khi đó ở phần giữa hỗn hợp đen đi do S nóng
chảy nhưng nửa bên trên vẫn còn nguyên màu vàng và xám của hỗn hợp) lập
tức rút đèn cồn ra vệt sáng đỏ tự cháy tan dần khắp hỗn hợp. Kết quả thí
nghiệm thành công. Hiện tượng phản ứng xảy ra rất đẹp và hấp dẫn.
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm sắt tác dụng với lưu huỳnh theo các
bước sau: - Trộn đều một lượng bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ bột sắt,
rồi chia làm hai phần bằng nhau.
- Phần một, hoá chất được đặt trên đĩa thuỷ tinh, giáo viên đưa nam
châm lại gần phần một rồi yêu cầu học sinh nhận xét
Học sinh nhận xét : Sắt có trong hỗn hợp đã bị nam châm hút
- Sau đó giáo viên đổ phần hai vào ống nghiệm và đun nóng. Giáo viên
yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét sự thay đổi màu của hỗn hợp ?
Học sinh nhận xét hiện tượng thí nghiệm : Hỗn hợp nóng sáng lên và
chuyển dần thành chất rắn màu xám.
- Sau khi đun song, để nguội rồi lấy sản phẩm thu được ra để trên đĩa,
giáo viên đưa nam châm lại gần sản phẩm thu được rồi yêu cầu học sinh
nhận xét và giải thích hiện tượng.
Học sinh nhận xét : Sản phẩm không bị nam châm hút vậy chất rắn đó
không có sắt.

- Giáo viên đem sản phẩm thu được đốt trên ngọn lửa đèn cồn rồi yêu
cầu học sinh nhận xét.
Học sinh nhận xét : chất rắn thu được không cháy như lưu huỳnh. Vậy
chất rắn thu được không có chất lưu huỳnh.
Qua thí nghiệm biểu diễn trên, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết
luận.
Học sinh trả lời : Lưu huỳnh cùng với sắt đã biến đỗi thành chất khác.
Từ đó rút ra khái niệm hiện tượng hóa học
* Ví dụ 2 : Tiết 18 - Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Giáo viên biểu diễn thí nghiệm để hình thành khái niệm “ phản ứng
hóa học”
Giáo viên nêu vấn đề: Phản ứng hóa học là gì? Để nắm được khái niệm
đó Chúng ta hãy nghiên cứu thí nghiệm sau đây ( Yêu cầu học sinh không
xem sách giáo khoa)
- Giáo viên đặt dụng cụ và hóa chất lên bàn - Yêu cầu Học sinh cho
biết:
Tên dụng cụ:
Hóa chất: trạng thái, màu sắc của các chất trước và sau phản ứng.
- Thực hiện thí nghiệm.
Trộn hỗn hợp bột sắt vào bột lưu huỳnh theo tỉ lệ 7:4.

Yêu cầu Học sinh quan sát màu sắc của hỗn hợp.
Đốt hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn( cách tiến hành như ví dụ 1)
-Yêu cầu Học sinh quan sát hiện tượng trả lời câu hỏi: Chất rắn thu
được sau khi đốt có màu đen, không bị nam châm hút chứng tỏ điều gì?
HS trả lời: Sản phẩm không bị nam châm hút vậy chất rắn đó không có
sắt.
Giáo viên kết luận và hướng HS rút ra kết luận: Phản ứng hóa học là gì?
Giáo viên có thể chọn thêm thí nghiệm đốt đường rồi mới rút ra kết luận
Phản ứng hóa học là gì? Để tạo điều kiện cho học sinh dễ nắm bắt kiến thức,

khắc phục sự trừu tượng về các khái niệm, kích thích sự say mê hứng thú
của học sinh, giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh được quan sát đầy đủ
trực tiếp các thí nghiệm để tự mình rút ra kiến thức. Tuỳ theo mức độ của
thí nghiệm mà giáo viên cần phải cân nhắc để lựa chọn những thí nghiệm
biểu diễn sao cho phù hợp để tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn.
*Ví dụ 3 : Tiết 21 - Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI
LƯỢNG
Cần chuẩn bị dụng cụ và hoá chất như sau :
Dụng cụ : cân, các quả cân, 2 cốc thuỷ tinh
Hoá chất : dung dịch bariclorua, dung dịch natrisunphat
Lưu ý: Thí nghiệm này tương đối đơn giản tuy nhiên việc để cho cân ở
vị trí thăng bằng khi đặt các quả cân lên là rấ khó. Vì vậy, với thí nghiệm
này GV nên chọn cân điện tử.
Giáo viên tiến hành thí nghiệm:
- Đặt hai cốc chứa dung dịch bariclorua (BaCl
2
) và dung dịch
natrisunphat
(Na
2
SO
4
) lên một bên đĩa cân
- Đặt các quả cân và đĩa bên kia sao cho cân thăng bằng
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và xác nhận vị trí của kim cân
Học sinh nhận xét : Kim ở vị trí thăng bằng
Giáo viên hỏi: Kim ở vị trí thăng bằng chứng tỏ điều gì?
Học sinh: Khối lượng ở trên đĩa cân A và trên đĩa cân B bằng nhau.
- Giáo viên đổ cốc 1 vào cốc 2, yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và
rút ra kết luận.

Học sinh nhận xét : Có chất rắn, trắng xuất hiện. Vậy đã có phản ứng
hoá học xảy ra.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát vị trí kim của cân ?
Học sinh thấy kim của cân vẫn ở vị trí thăng bằng
Giáo viên : Qua thí ghiệm trên em có nhận xét gì ?

Có thể học sinh nhận xét: trước và sau phản ứng khối lượng các chất
không thay đổi hoặc trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng của các
chất tham gia bằng tổng khối lượng của các sản phẩm.
Giáo viên giới thiệu: Đó là nội dung cơ bản của định luật bảo toàn khối
lượng. Vậy nội dung của định lật bảo toàn khối lượng được phát biểu như
thế nào?
Học sinh phát biểu định luật.
*Ví dụ 4: Tiết 37, 38 - Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI
Giáo viên cần lựa chọn những thí nghiệm điển hình
Oxi tác dụng với phi kim: GV chọn phi kim điển hình như lưu huỳnh,
phôtpho
Oxi tác dụng với kim loại: GV sẽ chọn kim loại điển hình là sắt
Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất :
Dụng cụ : Đèn cồn, muôi sắt, diêm, 4 lọ thuỷ tinh có đầy khí oxi.
Hoá chất: Photpho, lưu huỳnh, dây sắt,
Nếu trước tiết dạy Giáo viên nên thu khí oxi vào lọ có nút đậy và dán
nhãn tên khí oxi rồi lên lớp làm thí nghiệm ( trong quá trình thu khí GV chừa
lại 1 ít nước trong lọ chứa khí oxi ).Và lưu ý lọ thu khí oxi phải đầy, không
có lẫn không khí, đậy nút kín giữ cho oxi không bị thoát ra ngoài .
Còn nếu trước tiết dạy GV không có nhiều thời gian để chuẩn bị ( chẳng
hạn như các tiết dạy trên lớp của GV liền kề nhau ) thì GV nên sử dụng
KMnO
4
để thu khí oxi tại lớp khi làm thí nghiệm .

Dây sắt: Giáo viên sẽ dùng dây phanh xe, tách từng sợi nhỏ, lấy 1 đoạn
dây rồi cuốn thành lò xo. Và khi quấn thêm vào đầu dây sắt 1 mẩu than gỗ,
để tránh tình trạng mẩu than gỗ quấn ở đầu dây có thể bị rơi xuống khi cho
vào lọ oxi, ta nên thay than gỗ bằng gỗ của 1/4 que diêm, quấn chặt phần
cuối của đoạn dây (đã cuốn thành lò xo ) xung quanh que diêm.
Thí nghiệm 1: Oxi tác dụng với lưu huỳnh
Giáo viên làm thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong oxi theo trình tự sau :
Đưa một muôi sắt có chứa một lượng nhỏ bột lưu huỳnh vào ngọn lửa
đèn cồn
 Yêu cầu HS quan sát và nhận xét
Sau đó GV đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa oxi
 Các em hãy quan sát và nêu hiện tượng. So sánh hiện tượng lưu
huỳnh cháy trong oxi và trong không khí ?
Sau khi HS trả lời xong Giáo viên giới thiệu chất khí sinh ra đó là lưu
huỳnh đioxit còn gọi là khí sunfurơ, có công thức hoá học là SO
2
.
 GV yêu cầu 1 HS lên bảng viết phương trình hoá học của phản ứng.
Thí nghiệm 2: Oxi tác dụng với photpho

Giáo viên làm thí nghiệm đốt photpho đỏ trong không khí và trong oxi (
cách làm cũng tương tự như đốt cháy lưu huỳnh )
 GV yêu cầu HS nhận xét hiện tượng ? So sánh sự cháy của photpho
trong không khí và trong oxi ?
HS nhận xét, so sánh xong, GV giới thiệu cho HS biết khói trắng dày
đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước, đó là điphotpho
pentaoxit có công thức hoá học là P
2
O
5


 GV yêu cầu HS lên vết phương trình hoá học của phản ứng .


Thí nghiệm 3: Oxi tác dụng với sắt
- Hiện tượng:
Hiện tượng thường gặp là que diêm hay mẩu than mồi bị rơi xuống
bình O
2
, Fe không cháy. Bình thủy tinh bị vỡ khi đang làm thí nghiệm.
- Nguyên nhân:
+ Do buộc không chặt que diêm hay mẩu than hoặc để than cháy quá
lâu nên thể tích than nhỏ lại và rơi xuống khi Fe chưa kịp cháy.
+ Hoặc do miệng bình oxi nhỏ, dây sắt và que diêm mồi quá dài vì thế
dây sắt bị rung, thao tác chậm làm mất nhiệt hoặc que diêm quá dài cháy lâu
làm mất một lượng lớn oxi nên không đủ oxi cho Fe phản ứng.
+ Không cho nước hoặc ít cát vào bình oxi.
+ Dây Fe bị gỉ hoặc bị bẩn.
+ Dây Fe quá to.
+ Mẩu than chưa nung nóng đỏ(nếu mồi là than).
- Kinh nghiệm để thí nghiệm thành công:
+ Cho ít nước trong bình oxi (hoặc ít cát sạch)
+ Dùng giấy nhám chà sạch gỉ hoặc bẩn trên dây Fe (dây sắt không nên
to quá, tốt nhất là 1 dây phanh xe đạp) dài độ 30 cm cuộn thành lò xo( để
tăng diện tích tiếp xúc) và ở đầu buộc chặt 1/ 3 que diêm.
+ Đốt cho que diêm cháy (hoặc nung nóng đỏ mẩu than) và đưa nhanh
vào bình oxi. Que diêm cháy mạnh làm cho sợi dây Fe nóng lên và cháy khi
hết oxi ở đầu dây Fe, Fe nóng chảy thành giọt tròn.
- GV làm thí nghiệm theo các bước sau :
- Lấy một đoạn dây sắt (đã cuốn) đưa vào trong bình oxi. Cho HS nhận

xét xem có dấu hiệu của phản ứng hoá học không?
- GV quấn vào đầu dây sắt một mẩu gỗ của que diêm ( thay cho mẩu
than gỗ) , đốt cho que diêm cháy rồi đưa vào lọ chứa khí oxi  Yêu cầu
quan sát và nhận xét hiện tượng ?
- GV giới thiệu những hạt nhỏ màu nâu đó là sắt ( II, III ) oxit thường
được gọi là oxit sắt từ, có công thức hoá học là Fe
3
O
4


 GV yêu cầu HS lên viết phương trình hoá học của phản ứng .
Qua 3 thí nghiệm trên GV lưu ý cho HS biết tác dụng của lớp nước
dưới đáy lọ đựng khí oxi .
* Ví dụ 5: Tiết 42 - Bài 28 : KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY( Tiết 1)
Dụng cụ: Ống thuỷ tinh hình trụ không đáy có chia vạch, có nút, có
muôi sắt, chậu thuỷ tinh, đèn cồn.
Hoá chất: Photpho, nước, dây đồng
Lưu ý: Nếu ống thuỷ tinh không chia vạch sẵn thì GV sẽ chia vạch trên
ống thành 6 phần bằng nhau, khi tiến hành thí nghiệm thì đặt ống hình trụ
giữa chậu thuỷ tinh, và đổ nước vào sao cho nước dâng lên trong ống thuỷ
tinh đến vạch thứ nhất, phần không khí còn lại sẽ chiếm 5 phần. Để quan sát
mực nước dâng lên rõ hơn GV có thể pha màu cho nước hoặc cho vào nước
vài giọt dung dịch NaOH và vài giọt phênoltalêin
GV làm thí nghiệm: Đốt photpho đỏ (dư) ngoài không khí rồi đưa
nhanh vào ống hình trụ và đậy kín miệng ống bằng nút cao su.
HS quan sát rồi lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Trong khi P cháy, mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào?
- Tại sao nước lại dâng lên trong ống ?
- Oxi trong ống hình trụ đã phản ứng hết chưa ? Vì sao ?

- Nước dâng lên đến vạch thứ hai chứng tỏ điều gì ?
- Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu ?
GV giới thiệu chất khí còn lại trong ống không duy trì sự cháy, sự sống,
không làm đục nước vôi, đó là khí nitơ
- Vậy khí nitơ chiếm tỉ lệ thế nào trong không khí ?
Sau khi lần lượt trả lời các câu hỏi trên GV yêu cầu HS rút ra kết luận
về thành phần của không khí .
*Ví dụ 6: Tiết 47,48- Bài 31: TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA
HIĐRÔ
Dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí bằng thuỷ tinh đầu uốn
cong và miệng ống đã được vuốt nhọn có nút cao su, nút cao su có ống dẫn
khí L, diêm, ống thuỷ tinh không đáy, bông gòn, cốc đựng nuớc, giá đỡ.
Hoá chất: Lọ đựng khí oxi có nút đậy, kẽm viên, dung dịch HCl, bột
CuO
Thí nghiệm 1: Hiđro tác dụng với oxi
GV giới thiệu dụng cụ và hoá chất để điều chế khí hidro, cách thử độ
tinh khiết của hidro. Khi đã biết chắc rằng hidro đã tinh khiết, GV châm lửa
đốt .
 Các em hãy quan sát ngọn lửa hidro trong không khí ?
GV đưa ngọn lửa hidro đang cháy vào lọ đựng khí oxi
 Các em hãy quan sát và nhận xét. ( GV đưa cho HS quan sát lọ )

 Qua thí nghiệm trên, em hãy rút ra kết luận .
Sau đó gọi 1 HS lên viết phương trình hoá học của phản ứng .
GV giới thiệu: Phản ứng hidro cháy trong oxi tạo ra hơi nước đồng thời
toả nhiệt  vì vậy người ta dùng hidro làm nguyên liệu cho đèn xì oxi-hidro
để hàn cắt kim loại .
Nếu lấy tỉ lệ về thể tích 2 phần H
2
: 1phần O

2
thì khi đốt hỗn hợp sẽ
gây nổ mạnh. (nếu có điều kiện GV có thể thu sẵn hỗn hợp nổ vào túi nilon
và cho đốt thử)
Thí nghiệm 2 : Hidro tác dụng với đồng (II ) oxit (CuO)
GV giới thiệu cách lắp dụng cụ thí nghiệm
GV cho HS nhận xét về màu sắc của bột CuO
Sau đó GV tiến hành thí nghiệm :
- Cho 1 luồng khí hidro (sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết) đi qua bột
CuO màu đen, ở nhiệt độ thường .
 Các em hãy quan sát xem có dấu hiệu để chứng tỏ phản ứng hoá học
xảy ra không ?
- Sau đó GV đưa ngọn lửa đèn cồn vào phía dưới ống nghiệm đựng bột
CuO ( vẫn tiếp tục cho luồng khí hidro đi qua bột CuO)
 GV yêu cầu HS quan hiện tượng và nhận xét .
GV yêu cầu HS so sánh màu của sản phẩm thu được với màu dây đồng .
HS so sánh xong GV yêu cầu HS cho biết tên của sản phẩm ?
GV chốt lại kiến thức : Khi cho khí H
2
đi qua CuO nung nóng thì có
kim loại Cu và hơi nước được tạo thành, phản ứng tỏa nhiệt .
GV yêu cầu HS lên viết phương trình hoá học của phản ứng .
GV yêu cầu HS nhận xét thành phần phân tử của các chất tham gia và
tạo thành trong phản ứng ? (HS nhận xét) .
GV hỏi thêm: Vậy khí hidro có vai trò gì trong phản ứng trên ?(HS trả
lời) .
GV chốt lại kiến thức: Trong phản ứng trên H
2
đã chiếm oxi trong hợp
chất CuO. Do đó người ta nói rằng H

2
có tính khử .
GV giới thiệu: H
2
không chỉ tác dụng được CuO mà ở những nhiệt độ
khác nhau H
2
còn có thể tác dụng được với một số oxit kim loại khác để tạo
ra kim loại và hơi nước . Đây là một trong những phương pháp để điều chế
kim loại .
Sau đó GV yêu cầu HS viết phương trình hoá học của một số oxit kim
loại khác tác dụng với H
2
chẳng hạn như : Fe
2
O
3
+ H
2
; HgO + H
2
;
* Ví dụ 7 : Tiết 54,55- Bài 36: NƯỚC
Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh 250ml, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, lọ thuỷ
tinh nút nhám đã thu sẵn khí oxi, muôi sắt, bát sứ.
Hoá chất : Quì tím, Na, nước , vôi sống, photpho đỏ

Bài này GV sẽ biểu diễn 3 thí nghiệm :
Thí nghiệm 1 : Nước tác dụng với kim loại
GV sẽ chọn kim loại điển hình là Natri

GV tiến hành thí nghiệm theo các bước sau :
- GV cho HS sờ tay vào bên ngoài cốc nước để cho HS biết đây là cốc
nước ở điều kiện nhiệt độ bình thường .
- GV nhúng quì tím vào nước  yêu cầu HS quan sát và nhận xét
- GV cho 1 mẩu natri nhỏ bằng hạt đậu xanh vào cốc nước, đặt phễu
đậy trên miệng cốc nước  yêu cầu HS nhận xét hiện tượng.
- Để biết được khí thoát ra là khí gì GV để luồng khí thoát ra 1 lúc để
khí đẩy hết không khí ra rồi châm lửa vào phần đuôi phễu chỗ khí H
2
thoát
ra  yêu cầu HS quan sát màu sắc ngọn lửa và cho biết khí thoát ra là khí gì
?
- Khi ngọn lửa cháy hết, GV bỏ phễu ra, lấy một mẩu giấy quì tím
nhúng vào dung dịch sau phản ứng  yêu cầu HS nhận xét và so sánh với
màu giấy quì tím ban đầu khi nhúng vào nước .
- GV giới thiệu dung dịch tạo thành làm qùi tím chuyển màu xanh đó là
dung dịch bazơ có tên là natri hiđroxit có công thức hoá học là NaOH  GV
yêu cầu HS lên viết phương trình hoá học.
GV giới thiệu thêm đây là phản ứng toả nhiệt, ngoài Na ra nước còn có
thể tác dụng với K , Ca … ở nhiệt độ thường.
GV chứng minh đây là phản ứng toả nhiệt bằng cách cho HS sở vào
thành cốc sau khi phản ứng xảy ra
GV hỏi: Tại sao ta chỉ dùng 1 lượng nhỏ Na mà không dùng một lượng
lớn ?
 HS trả lời
Thí nghiệm 2 : Nước tác dụng với một số oxit bazơ
- GV chọn vôi sống (canxi oxit) làm oxit bazơ điển hình
GV làm thí nghiệm : Cho một cục vôi nhỏ vào bát sứ, rót một ít nước
vào vôi sống
 Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét

- GV nhúng một mẩu quì tím vào dung dịch thu được  yêu cầu HS
nhận xét
Hợp chất tạo thành thuộc loại chất gì ? Có công thức hoá học như thế
nào ?
(GV hướng dẫn HS dựa vào hoá trị của Ca và nhóm OH để lập công
thức hoá học)
 Yêu cầu HS lên viết phương trình
GV thông báo thêm : ngoài CaO ra nước còn có thể tác dụng với Na
2
O,
K
2
O, CaO , … tạo ra các dung dịch bazơ tương ứng

Thí nghiệm 3 : Nước tác dụng với một số oxit axít
GV có thể chọn P
2
O
5
làm oxit axít điển hình
- Vậy để có P
2
O
5
GV phải làm thí nghiệm để điều chế bằng cách đốt P
rồi cho vào lọ oxi . Sau khi P cháy hết , GV bỏ muôi sắt ra rồi rót một ít
nước vào lọ, đậy nút lại và lắc đểu - HS nhận xét
- GV lấy một mẫu quì tím nhúng vào dung dịch thu được  gọi 1 HS
nhận xét.
- GV thông báo dung dịch làm quì tím hoá đỏ là dung dịch axít. Vậy

hợp chất tạo ra ở phản ứng trên thuộc loại axit
- GV yêu cầu HS nhớ lại axít tương ứng của P
2
O
5
có công thức hoá học
được viết như thế nào? Sau đó gọi 1 HS lên viết phương trình hoá học của
phản ứng.
- GV thông báo thêm nước còn có thể tác dụng với một số oxit axít
khác như: SO
2
, SO
3
, N
2
O
5
, …. tạo ra axit tương ứng.
Trên đây chỉ là một số ví dụ minh họa, qua thực tế giảng dạy, việc sử
dụng thí nghiệm trong giảng dạy hoá học đã đem lại hiệu quả thiết thực: Học
sinh dễ nắm bắt kiến thức, tiếp thu bài tốt hơn, phát huy được năng lực nhận
thức của học sinh, kích thích hứng thú học tập của bộ môn và học sinh tin
vào khoa học hơn.
+ Kết quả các bài kiểm tra đã có tiến bộ khả quan.
+ Tỉ lệ học sinh yếu giảm, tỉ lệ HS khá, giỏi tăng thông qua kết quả của
bộ môn Hoá 8 cuối năm như sau:

Tổng
số HS
Điểm 8- 10 Điểm 6,5-7,9 Điểm 0-2 TB trở lên Ghi

chú
SL % SL % SL % SL %
89 17 19,1 38 42,7 0 0 86 96,6


3/PHẦN KẾT LUẬN
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu bản thân tôi rút ra được một vài
kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm
biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh sáng kiến đã cho
một số kết quả khả quan sau:
+ Học sinh yêu thích học tập bộ môn Hoá hơn.
+ Học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm, mô tả hiện tượng, giải
thích, và viết các phương trình hoá học từ đó, học sinh rút ra nhận xét về
tính chất hoá học, qui tắc, định luật …nên học sinh dễ tiếp thu và nhớ lâu
hơn trong quá trình học tập.Vì vậy mà chất lượng học tập của học sinh được
nâng cao hơn.
+ Học sinh tin vào những điều thầy nói vì có thí nghiệm chứng minh
vào lời nói của thầy, vì tin thầy nên học sinh cũng tin vào khoa học.

+ Dựa vào hiện tượng thí nghiệm, sự thay đổi những dấu hiệu bên ngoài
( màu sắc, trạng thái , …) tác động vào các giác quan của học sinh nên trong
đầu học sinh sẽ nảy ra những câu hỏi vì sao ? Để trả lời những câu hỏi đó
buộc các em phải phân tích tổng hợp tìm tòi giải đáp, nhờ vậy mà năng lực
nhận thức của học sinh được nâng cao.
+ Do học sinh quan sát được các thao tác làm thí nghiệm của giáo viên
nên khi đến tiết thực hành các em tự tay tiến hành thí nghiệm dễ dàng hơn.
Vì vậy, để đạt được những kết quả như ở trên nhằm nâng cao hiệu quả
trong quá trình dạy học thì khi làm thí nghiệm biểu diễn trên lớp GV cần
chú ý những vấn đề sau :
Phải đảm bảo những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biễu diễn thí nghiệm

như:
+ Khi biểu diễn thí nghiệm phải đảm bảo an toàn.
+ Thí nghiệm phải thành công, nếu không thành công HS sẽ không tin
vào những điều thầy nói, không tin vào khoa học.
- GV phải làm thử thí nghiệm vài lần trước khi lên lớp, không được chủ
quan mặc dù thí nghiệm dễ hoặc đã làm nhiều lần.
+ GV phải thực hiện thí nghiệm đúng các thao tác với phong cách dứt
khoát và tự tin.
+ Chuẩn bị bài giảng thật chu đáo, đưa ra những câu hỏi phải rõ ràng,
dễ hiểu.
+ Thí nghiệm phải rõ ràng, học sinh quan sát đầy đủ
+ Thí nghiệm phải đơn giản, mỹ thuật vừa sức học sinh
+ Số lượng thí nghiệm vừa phải: Không nên làm quá 3 thí nghiệm trong
một tiết dạy vì vậy GV phải chọn thí nghiệm phục vụ trọng tâm của bài.
+ Phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu diễn thí nghiệm và lời
giảng của giáo viên.
Thí nghiệm hoá học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức,
phát triển và giáo dục. Sử dụng thí nghiệm góp phần nâng cao chất lượng
dạy học môn Hoá học. Đặc biệt là khi sử dụng thí nghiệm biểu diễn bằng
phương pháp nghiên cứu vì phương pháp này phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó, giáo viên cần chú trọng sử dụng
phương pháp này trong quá trình giảng dạy bộ môn. Nếu trong một thí
nghiệm biểu diễn có thể sử dụng được cả hai phương pháp minh hoạ và
phương pháp nghiên cứu thì giáo viên thường phải sử dụng phương pháp thứ
hai. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mục tiêu của bài học mà giáo viên có thể lựa
chọn phương pháp minh họa hay phương pháp nghiên cứu cho phù hợp. Mặt
khác, giáo viên cần vận dụng linh hoạt việc đổi mới phương pháp dạy học,
sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và nhất là đảm bảo thí nghiệm
thành công ở mức cao nhất, tạo được niềm tin khoa học cho học sinh. Điều


này chỉ có được khi giáo viên tích cực tìm tòi nghiên cứu, làm nhiều thí
nghiệm để rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm trên đã được kiểm nghiệm qua thực tế
giảng dạy tại trường cho thấy nó phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song có thể còn những thiếu sót,
rất mong nhận được sự đóng góp của quý cấp trên và đồng nghiệp để sáng
kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!












×